You are on page 1of 4

49- Bùi Khánh Linh- 18D140086- K54I2

KIỂM TRA MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
Trình bày và phân tích các bước để tiến hành giao kết một hợp đồng thương mại
điện tử? Việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử có những ưu, nhược điểm gì
so với giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống.
1. Các bước để tiến hành giao kết một hợp đồng thương mại điện tử:
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự
ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên được đề nghị
- Người bên đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tiến hành :
Đăng nhập tài khoản hệ thống hợp đồng điện tử, tạo lập hợp đồng với đầy đủ các
nội dung điều khoản, quyền, nghĩa vụ của các bên
-> Xác định các luồng ký, thứ tự ký, vị trí ký, vai trò ký hợp đồng
-> Hệ thống tạo luồng ký tự động
-> Ký số và gửi hợp đồng cho đối tác
Ví dụ: Bên A muốn mua của bên B một kiện hàng về nguyên vật liệu. Khi đó Bên
A muốn tiến hành một giao kết hợp đồng để đặt hàng thì đầu tiên cần cần phải để
đề nghị kí kết hợp đồng. Bên A sẽ tiến hành tạo lập hợp đồng thương mại điện tử
với đầy đủ nội dung, điều khoản của 2 bên sau đó cần ký và gửi hợp đồng cho bên
B qua email.

Bước 2: Chấp nhận giao kết hợp đồng


Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị được thực hiện bằng hành động cụ thể
- Người được đề nghị giao kết hợp đồng nhận email thông báo tự động, truy cập
vào đường link hợp đồng không cần tài khoản đăng nhập hệ thống
49- Bùi Khánh Linh- 18D140086- K54I2

- Duyệt trước nội dung hợp đồng và tiến hàng xác nhận đồng ý với những nội dung
trong hợp đồng bằng cách ký số (có thể sử dụng chữ ký số, chữ ký ảnh, ký từ xa,
…)
Ví dụ: Vẫn là trường hợp trên, sau khi Bên B nhận được email hợp đồng, lời đề
nghị từ Bên A về kiện hàng nguyên vật liệu, Bên B sẽ tiến hành cân nhắc và trả lời
đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử với Bên A qua email.

Bước 3: Thực hiện hợp đồng


- Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng, Hệ thống gửi thông báo hoàn tất ký hợp
đồng đến các bên. Lúc này, hợp đồng được lưu trữ và mã hoá giao kết hợp đồng.
- Các bên chuẩn bị các công đoạn để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng
theo như những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng điện tử.

2. Ưu, nhược điểm của giao kết hợp đồng thương mại điện tử so với giao kết hợp
đồng theo phương thức truyền thống
a. Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho cả 2 bên giao kết hợp đồng
- Giải quyết khó khăn về khoảng cách địa lý khi ký kết hợp đồng đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa thương mại
- Tăng tính thuận tiện, chính xác và nhanh chóng trong việc giao kết hợp đồng do
hợp đồng thương mại điện tử sử dụng các thành tựu hiện đại của công nghệ thông
tin có độ chính xác cao
- Giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường công nghệ số, kỷ
nguyên của công nghệ thông tin
b. Nhược điểm:
- Mặc dù đã có những quy định về hợp đồng thương mại, tuy nhiên có nhiều quy
định chưa rõ ràng, và quy định còn khá rải rác trong nhiều văn bản khác nhau,
khiến việc áp dụng những quy định đó còn khó khăn
49- Bùi Khánh Linh- 18D140086- K54I2

- Hợp đồng thương mại điện tử có tính phi vâ ̣t chất, vô hình. Vì vậy, khi có tranh
chấp trước tòa viê ̣c chứng minh bản gốc, chữ ký gốc sẽ khó khăn hơn.
- Cùng với sự phát triển của xu thế hội nhập, việc tham gia hợp đồng thương mại
ngày càng nhiều, tuy nhiên có vấn đề hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ thể
để điều chỉnh, đặc biệt là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Dẫn tới việc
khi có những tranh chấp xảy ra thì gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết, và có
thể gây ra một số thiệt hại.
Bên cạnh đó, do hợp đồng điê ̣n tử mang tính phi biên giới, vì vâ ̣y,khi xảy ra tranh
chấp, rất khó xác định được địa điểm giao kết hợp đồng, đă ̣c biê ̣t là trong các giao
dịch quốc tế.
- Mô ̣t rủi ro nữa đến từ bên thứ 3 là lưu trữ, chứng thực dữ liê ̣u. Viê ̣c mất dữ liê ̣u là
mô ̣t vấn đề rất lớn và thương xuyên có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, do là mô ̣i trường ảo, do vâ ̣y, các đối tác sẽ rất khó khăn trong viê ̣c
xác định năng lực pháp lý của đối tác giao kết.
- Vấn đề lô ̣ thông tin do hacker mạng tấn công và bị mất thông tin thẻ tín dụng
cũng là mô ̣t trong những rủi ro cho các bên trong viê ̣c giao kết và thực hiê ̣n hợp
đồng thương mại điê ̣n tử.
Vấn đề lừa đảo trong hoạt đô ̣ng hợp đồng luôn được đă ̣t ra và đưa tới những rủi
ro rất lớn. Ví dụ về chất lượng hàng hóa, về vấn đề thanh toán.

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Ngày 10/3/2015, ông A là giám đốc công ty cổ phần X gửi một email cho ông B là
chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Y. Nội dung email là công ty X muốn
mua của công ty 1 tấn gạo với giá 200 triệu đồng, giao hàng và thanh toán thành
hai đợt vào ngày 10/4 và ngày 10/5/2015. Ngoài ra còn một số điều khoản liên
quan đến chất lượng và chủng loại hàng hóa. Thời hạn trả lời là 03 ngày kể từ ngày
email được gửi đi. Hệ thống email thông báo thư được gửi đi vào hồi 15h00’ ngày
10/3 và gửi thành công tới email người nhận vào hồi 15h01’ cùng ngày. Ông B
nhận được email khi đang đi công tác tại Trung Quốc, vì vậy ông chưa tra lời ngay
mà tới ngày 15/3, khi đi công tác về mới trả lời đồng ý với email này.
49- Bùi Khánh Linh- 18D140086- K54I2

Hỏi:
a. Xác định thời điểm gửi và nhận email của ông A và ông B nêu căn cứ
- Thời điểm gửi email của ông A: 15h00 ngày 10/3/2015
Căn cứ: Theo điều thứ 17 Luật giao dịch điện tử 2005, thời điểm gửi một chứng từ
là thời điểm chứng từ rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi
tạo hay đại diện của người khởi tạo.
Và theo tình huống thì hệ thống email đã thông báo thư được gửi đi vào 15h00
- Thời điểm nhận email của ông B: 15h01 ngày 10/3/2015
Căn cứ: Theo điều thứ 19 Luật giao dịch điện tử 2005, thời điểm nhận một chứng
từ là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và
có thể truy cập được.
Và theo tình huống thì hệ thống email đã thông báo gửi thành công tới email người
nhận vào lúc 15h01’ cùng ngày.

b. Đã có hợp đồng hình thành chưa ? Tại sao?


- Chưa có hợp đồng được hình thành
- Vì:
Trong email, bên A đã ấn định thời hạn trả lời là 3 ngày kể từ ngày email được gửi
đi là ngày 10/3/2015, do đó việc trả lời chấp nhận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi
được thực hiện trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày 10/3.
Tuy nhiên thực tế bên B lại trả lời đồng ý email vào ngày 15/3/2015 tức đã hết thời
hạn trả lời hợp đồng mà trong email bên A đã nêu ra. Do đó hợp đồng này hoàn
toàn chưa được hình thành.

You might also like