You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTTKT & TMĐT

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: TRUY CẬP VÀO WEBSITE: TRAVELOKA.COM ĐỂ TÌM HIỂU VỀ
MÔ HÌNH KINH DOANH, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CỦA WEBSITE.
TRÌNH BÀY CÁC BƯỚC ĐẶT VÉ (HOẶC ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN) TRÊN
WEBSITE NÀY.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trần Hưng


Nhóm Sinh Viên Thực Hiện : 04
Lớp HP : 2062PCOM0411

HÀ NỘI, 2020


Bảng Đánh giá thành viên nhóm 04

Họ và tên Lớp Nhiêm


̣ vụ Đánh
giá
Nguyễn Thảo Linh K54I6 Phân công nhiê ̣m vụ cho
(Nhóm Trưởng) các thành viên trong
nhóm.
Mở đầu và kết luâ ̣n.
Cơ sở lý thuyết.
Vũ Thị Luyến K53I4 Tìm hiểu về mô hình kinh
doanh của website
traveloka.com
Nguyễn Hương Ly K53I5 Thuyết trình
Đào Hoài Nam (Thư ký) K53I2 Tổng hợp word
Hoàng Diê ̣u Thanh K52I1 Tìm hiểu về phương thức
thanh toán
Nguyễn Văn Thiết K53I1 Tìm hiểu về website
traveloka.com
Phạm Thị Thu Thuỳ K54I3 Thiết kế slide
Nguyễn Thị Thúy K54I4 Trình bày các bước đă ̣t vé
(đă ̣t phòng khách sạn)

Thư ký Nhóm trưởng


(Ký tên) (Ký tên)
A. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuâ ̣t thì trào lưu thương mại điê ̣n tử
đang ngày càng được mở rô ̣ng và có cơ hô ̣i thị trường rô ̣ng lớn. Ở Viê ̣t Nam ngành
thương mại điê ̣n tử đang dần khẳng định vị thế của mình là mô ̣t thị trường rất phát triển
và đầy tiềm năng. Thương mại điê ̣n tử phát triển kéo theo nhu cầu của con người về các
ngành dịch vụ thương mại điê ̣n tử ngày càng cao như mua sắm, ăn uống và đă ̣c biê ̣t
không thể thiếu đó là dịch vụ du lịch. Hiện nay, nhiều du khách đã dần quen thuộc với
các việc tìm kiếm thông tin, đặt mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn trực tuyến… chủ
động cho chuyến du lịch  của mình.  Giờ đây, mỗi chuyến đi đã đơn giản hơn nhiều khi
du khách có thể xem được mọi thông tin qua các website đặt (book) phòng trực tuyến.
“Nhiệm vụ” của khách hàng chỉ là lựa chọn các đơn vị dịch vụ uy tín, tên tuổi để yên tâm
trong việc thanh toán và nhận phòng, dịch vụ đúng theo thỏa thuận. Để đáp ứng được các
nhu cầu này, các doanh nghiê ̣p đã tạo ra các website ứng dụng hỗ trợ đă ̣t vé máy bay, đă ̣t
phòng khách sạn như traveloka.com, booking.com, agoda.com… Mô ̣t trong những ứng
dụng hỗ trợ đă ̣t vé máy bay, đă ̣t phòng khách sạn hàng đầu hiê ̣n nay không thể không
nhắc đến cái tên Traveloka.com. Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh, phương thức
thanh toán và các bước đă ̣t phòng khách sạn trên website này nên nhóm chúng tôi lựa
chọn đề tài “Truy câ ̣p vào website traveloka.com để tìm hiểu về mô hình kinh doanh của
website. Trình bày các bước đă ̣t vé (hoă ̣c đă ̣t phòng khách sạn) trên website này.”
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh
1.1.1. Khái niệm mô hinh kinh doanh
Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Đây là một thuật ngữ bắt
đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ 20 và ngày càng nhận được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu học thuật cũng như nghiên cứu ứng dụng.
Đây là một khái niệm trừu tượng và chưa có một sự thống nhất nào của các nhà nghiên
cứu, mỗi người lại tiếp cận mô hình kinh doanh theo mục đích nghiên cứu riêng của
mình. Do đó, mô hình kinh doanh được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau.
Trong số đó, mô hình kinh doanh có thể được định nghĩa như sau:
"Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh
của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho khách hàng, làm sao
doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những
hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là, doanh nghiệp đó tạo ra lợi
nhuận bằng cách nào". (Theo "How to Describe and Improve your Business Model to
Compete Better", 2004 của Alexander Osterwalder)
"Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh
nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận
của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển". (Theo "Entrepreneurship:
Successfully Launching New Ventures", 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland)

1.1.2. Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh


1.1.2.1 Mục tiêu giá trị
Mục tiêu giá trị là các điểm cốt yếu của một mô hình kinh doanh
Trả lời cho câu hỏi:" Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp?"
Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để phát triển hoặc phân tích mục tiêu giá trị,
doanh nghiệp cần trả lời cho câu hỏi: "Tại sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để tiến
hành giao dịch thay vì chọn một doanh nghiệp khác? Những điều gì doanh nghiệp có thể
cung cấp cho khách hàng trong khi các doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng
trong khi các doanh nghiệp khác không có hoặc không thể cung cấp?”
Với khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị bao gồm: sự cá nhân hóa, cả biệt hóa sản
phẩm, giảm bớt chi phí tìm kiểm sản phẩm, giảm bớt chi phí kiểm tra giá cả, thuận tiện
trong giao dịch.
1.1.2 .2. Mô hình doanh thu
Khái niê ̣m: Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi
nhuận. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh thành công cần tạo ra mức lợi nhuận
lớn hơn các hình thức đầu tư khác.
Các mô hình doanh: Hiện nay trong kinh doanh Thương mại điện tử có 5 mô hình doanh
thu phố biến nhất:
+ Mô hình doanh thu quảng cáo: Doanh nghiệp cung cấp một website với các nội
dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm
hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng quảng
cáo này. Các hình thức quảng cáo: banner, hình ảnh, video, văn bản, dưới dạng tĩnh...
+ Mô hình doanh thu liên kết: Là tổ hình mà doanh nghiệp sẽ nhận được khoản phí
dẫn khách hoặc là trên doanh thu của các hoạt giới thiệu. Doanh thu thu được: Khoản phí
dẫn khách, khoản % trên doanh thu của các hoạt động bản hàng,...
+ Mô hinh doanh thu đăng ký: Doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin, dịch vụ
thông qua website của mình. Người sử dụng phải trả một khoản phí đăng ký cho việc sử
dụng một phần hay toàn bộ nội dụng nói trên.
+ Mô hình doanh thu phí giao dịch: Đây mà hinh doanh nghiệp nhận được một khoản
kinh phí khi các đối tác thực hiện giao dịch thông qua website của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp đóng vai trò là nhà tạo thị trường hoă ̣c là nhà trung gian giao dịch.
+ Mô hình doanh thu bán hàng: Là mô hình mà doanh nghiệp sẽ tạo ra doanh thu
thông qua việc bản hàng hóa, dich vụ và thông tin cho khách hàng. Ngoài ra còn một số
các mô hình doanh thu khác.

1.1.2.3. Cơ hội thị trường


Cơ hội thị trường là sự xuất hiện của các yếu tố hay điều kiện thuận lợi một cách đồng
thời tại một thời điểm nhất định, sao cho việc tận dụng yếu tố đó giúp cho doanh nghiệp
có được sự trưởng thành nhanh chóng và mạnh mẽ, chiếm lĩnh phần lớn thị phần tạo ra
thu nhâ ̣p cao và phát triển bền vững.
Các yếu tố của cơ hội thị trường
 Nhu cầu
 Các phương tiện để thỏa mãn nhu cầu
 Các phương pháp phối hợp phương tiện này nhằm thỏa mãn nhu cầu
 Phưong pháp thu được lợi nhuận từ việc thóa an nhu cầu
1.1.2.4. Chiến lược thị trường
Doanh nghiệp xây dụng kế hoạch marketing trong dài hạn dựa trên tình hình kinh doanh
hiện tai, và những dự báo về sự phát triên của duanh nghiệp (nhận lưc, vật lực, thi lực) và
những dự báo về sự thay đổi của thị truờng trong thời gian dài.
1.1.2.5. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tương tác giữa các đối thủ cạnh
tranh trong cùng một đoạn thị trường.
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiê ̣p chịu tác đô ̣ng của yếu tố:
 Số lượng đối thủ cạnh tranh
 Phạm vi hoạt đô ̣ng
 Thị phần của doanh nghiê ̣p
 Mức giá bán của đối thủ cạnh tranh
Có 2 loại đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
 Viê ̣c phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiê ̣p quyết định nên đầu
tư vào loại thị trường nào có lợi nhất.
1.1.2.6. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của mô ̣t doanh nghiê ̣p là những gì doanh nghiê ̣p có và là điểm mạnh
của doanh nghiê ̣p. Là giá trị mà bản thân doanh nghiê ̣p có ưu thế và lợi thế hơn những
doanh nghiwwpj khác, có khả năng cạnh tranh với những đối thủ của mình
Trong mô ̣t số trường hợp, lợi thế cạnh tranh hình thành trên sự bất bình đẳng giữa các
doanh nghiê ̣p.
1.1.2.7. Đội ngũ quản trị
Đây là nhân tố quan trọng nhất của mô ̣t mô hình kinh doanh chịu trách nhiê ̣m xây dựng
các mẫu công viê ̣c trong doanh nghiê ̣p. Doanh nghiê ̣p có đô ̣i ngũ quản trị giỏi là lợi thế
cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiê ̣p đó
Đô ̣i ngũ quản trị gồm:
 Nhà quản trị cấp cao: tổng giám đốc, chủ tịch hô ̣i đồng quản trị
 Nhà quản trị cấp chức năng: giám đốc marketing, giám đốc tài chính
 Yêu cầu về kinh nghiê ̣m, kỹ năng, kiến thức:
 Kinh nghiê ̣m: trong lĩnh vực kinh doanh…
 Kiến thức: chuyên môn…
 Kỹ năng: giao tiếp với nhân viên, khách hàng, đối tác, kỹ năng phối hợp với phòng
ban khác, nhanh nhạy về thị trường.
1.2. Một số lý thuyết cơ bản về thanh toán và thanh toán trực tuyến
1.2.1 Khái niê ̣m về thanh toán và thanh toán trực tuyến
Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia,
thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong mô ̣t giao dịch có ràng
buộc pháp lý.
Thanh toán truyền thống
Mua bán là hình thức thường gặp nhất của giao dịch tài chính. Mô ̣t món hàng khác hoặc
được quy thành tiền. Giao dịch này làm cho lượng mua giảm đi và người bán tăng lên.
Thanh toán điê ̣n tử
Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến là một mô hình giao dịch không sử dụng
tiền mặt đã phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh
toán điện tử là việc giao dịch trên môi trường internet, thông qua đó người sử dụng có thể
thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển, nạp hay rút tiền… 
Thông thường, thanh toán điện tử được thực hiện qua các cổng thanh toán trực tuyến (giữ
vai trò trung gian thực hiện các giao dịch lưu chuyển tiền tệ trực tuyến, có sự liên kết với
các ngân hàng thương mại) hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng.
1.2.2. Lợi ích của thanh toán điê ̣n tử
Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng, gắn liền trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Khi đi đúng hướng, đúng quỹ đạo thì sẽ không còn chuyện phải sử dụng tiền mặt để
thanh toán khi nhận hàng như hiện nay nữa. Vậy thanh toán điện tử mang lại những lợi
ích ưu việt nào?
- Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp với dòng chảy thị trường
Người tiêu dùng Việt hiện có xu hướng thanh toán điện tử cho hoạt động mua sắm tại
siêu thị, cửa hàng tiện lợi, giao dịch các món hàng xa xỉ, có giá trị cao hay các dịch vụ
giải trí, du lịch, trả tiền hóa đơn (điện, nước, viễn thông…). Việc thanh toán chủ yếu
được thực hiện qua các thiết bị di động có kết nối mạng.
Đáp ứng xu hướng kinh doanh online ngày càng bùng nổ, thanh toán điện tử được chú
trọng đầu tư. Người mua hàng có thể thực hiện chuyển tiền nhanh chóng ở bất cứ đâu
thông qua điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng nữa.
- Dễ dàng theo dõi và kiểm soát
Tất cả các khoản tiền đều lưu lại trong lịch sử giao dịch và cho phép bạn tra cứu một cách
dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể quản lý tài chính và có những cân đối
chi tiêu hợp lý.
- Chuyên nghiệp hóa kinh doanh trực tuyến
Hầu hết người tiêu dùng, nhất là các bạn trẻ đều đang sử dụng thanh toán điện tử như
internet banking, ví điện tử, mã QR… bởi tính tiện dụng. Do vậy, doanh nghiệp hay hộ
kinh doanh không có hệ thống thanh toán trực tuyến cũng sẽ gặp nhiều bất lợi.
Về lâu về dài, khi đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, việc
thanh toán tiền mặt khi mua hàng trực tuyến sẽ không còn nữa. Các sàn thương mại điện
tử ngày nay cũng đã đa dạng hóa hình thức thanh toán, giúp người dùng có nhiều sự lựa
chọn hơn.
- Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt
Các rủi ro về thất thoát, thiếu tiền, quên ví rất dễ xảy ra nếu giao dịch bằng tiền mặt, đặc
biệt với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị lớn. Còn với thanh toán điện tử, mọi giao dịch
đều nhanh chóng, chính xác tới từng con số, minh bạch, rõ ràng và bảo mật.
1.2.3. Những hình thức thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay
- Thanh toán bằng thẻ
Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số các giao dịch
thương mại điện tử. Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh toán
tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website mua hàng trực tuyến nếu
chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó. Hoặc có thể dùng để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân
hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay, các loại thẻ thanh toán được chia làm 2 loại,
có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổ chức tài chính.
- Thanh toán qua cổng 
Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch tại các website
thương mại điện tử. Cổng thanh toán cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữa tài khoản
(thẻ, ví điện tử…) của khách hàng với tài khoản của website bán hàng. Giúp người tiêu
dùng và doanh nghiệp thanh toán, nhận tiền trên internet đơn giản, nhanh chóng và an
toàn.
- Thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, vé
xem phim, thanh toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điện nước, cước viễn
thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử. Người dùng
phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì
mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này. 
- Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh
+ Qua Mobile Banking: Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng
đều sử hữu một chiếc điện thoại thông minh. Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng
không cần phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với dịch vụ
Mobile Banking. Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết
giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng.
+ Qua QR Code: Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code
ngày càng được ưa chuộng. Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân
thiện cho người tiêu dùng. Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng
dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google Chart
hay Google Map, trên bảng hiệu, xe buýt, danh thiếp, tạp chí, website, hàng hóa tại siêu
thị, cửa hàng tiện lợi,… Thậm chí là trên một số siêu ứng dụng như VinID của Tập đoàn
Vingroup.
Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch
chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Chỉ với một lần quét, sau vài giây, bạn đã
thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, taxi, thậm chí là các
website thương mại điện tử hay trên bất cứ sản phẩm nào có gắn mã QR mà không cần sử
dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tại các điểm thanh toán.
1.2.4. Hạn chế của thanh toán điện tử
- Gian lận thẻ tín dụng
 Rủi ro đối với chủ thẻ: Do tính chất của thẻ tín dụng là không biết được người rút
tiền có phải là chủ thẻ hay không mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên
các chủ thẻ dễ bị lừa ăn cắp thẻ cùng với số PIN. Việc để lộ số PIN có thẻ là do chủ thẻ
vô tình để lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi. Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp phải tình trạng
làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi.
 Rủi ro đối với ngân hàng phát hành: Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ lừa dối sử dụng
thẻ tại nhiều điểm thanh toán thẻ khác nhau với mức thanh toán thẻ khác nhau với mức
thanh toán thấp hơn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lại cao hơn hoạn mức
thanh toán trong thẻ. Một hình thức lừa dối khác từ phía chủ thẻ là do việc lợi dụng tính
chất thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồng với người khác chuyển thẻ ra nước khác để
thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú.
 Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán: Tuy chỉ là đơn vị trung gian trong hoạt động
thanh toán thẻ song các ngân hàng thanh toán cũng có thể gặp rủi ro nếu họ có sai sót
trong việc cấp phép cho các khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức quy định. Bên
cạnh đó, nếu không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách các thẻ bị
mất hoặc bị vô hiê ̣u mà trong thời gian đó các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân
hàng phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này.
 Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ chủ yếu là
bị từ chối thanh toán cho số hàng hóa cung ứng ra vì các lý do liên quan đến thẻ. Đó là
việc thẻ bị hết hiệu lực nhưng các đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra mặc dù đã
được thông báo. Tự ý sửa đối các hóa đơn (vô tình hoặc cố ý) và bị các ngân hàng phát
hiện ra thì cũng sẽ không được thanh toán.
- Vấn đề bảo mật thông tin: Việc đảm bảo an toàn thông tin tiền gửi và tài sản gửi của
khách hàng là nghĩa vụ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện
nay, với trình độ khoa học rất phát triển, số lượng các vụ xâm nhập trái phép vào hệ
thống ngân hàng qua mạng internet ngày càng phát triển và tinh vi thì việc lưu chuyển
thông tin của khác hàng qua mạng internet không còn thực sự an toàn đối với các giao
dịch qua mạng.
 Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền internet.
 Bất cần các nhân viên ngân hàng khi thực hiên các yêu cầu bảo mật.
 Bất cần từ chính khách hàng để lộ thông tin trong các giao dịch ngân hàng.
 Hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động kém hiều quả hoặc lỗi từ các
phần mềm.
1.2.5. Yêu cầu đối với thanh toán điện tử
- Khả năng có thể chấp nhận được: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc
thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo đảm quyền lợi
cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng cũng
như tại các tổ chức thanh toán.
- An toàn và bảo mật: Cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như internet vì
đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các hacker…
do dịch vụ trên internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho
mọi khách hàng mọi thành phần trong xã hội. Chính vì vậy phải đảm bảo khả dụng nhưng
chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật, thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh
thông tin, thông điệp được truyền gửi.
- Giấu tên (nặc danh): Nếu như được khách hàng yêu cầu thì đặc điểm nhận dạng của
họ phải được giữ kín dù khách hàng đã cung cấp đầy đủ các thông tin về người bán được
thanh toán. Phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân của khách hàng.
- Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành các kiểu loại quỹ khác. Có
thể dễ dàng chuyển từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển tiền từ quỹ tiền điện tử về tài
khoản cá nhân. Từ tiền điện tử có thể phát hánh séc điện tử, séc thật. Tiền số bằng ngoại
tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất.
- Hiệu quả: Chi phí cho mỗi giao dịch nên chỉ là một con số rất nhỏ (gần bằng 0), đặc
biệt với những giao dịch giá trị thấp.
Tính linh hoạt cao
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH KINH DOANH, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VÀ
CÁC BƯỚC ĐẶT VÉ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN CỦA WEBSITE
TRAVELOKA.COM.
2.1. Tìm hiểu về website traveloka.com
2.1.1 Giới thiệu về website traveloka.com
Là công ty du lịch trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, Traveloka đáp ứng đa dạng các nhu
cầu du lịch trên cùng một nền tảng, giúp khách hàng có được những chuyến du lịch tuyệt
vời với người thân yêu. Traveloka cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn, vé
tàu, trọn gói máy bay + khách sạn, điểm tham quan & hoạt động, sản phẩm viễn thông,
trung chuyển đến sân bay và vé xe buýt. 
Với hơn 100 đối tác hàng không nội địa và quốc tế, Traveloka mang đến hơn 200.000
chặng bay trên toàn thế giới. Kho phòng khách sạn khổng lồ với nhiều loại hình lưu trú
như khách sạn, căn hộ, nhà nghỉ, homestay, biệt thự và khu nghỉ dưỡng. Với Traveloka,
khách hàng có hơn 40 phương thức thanh toán ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,
Malaysia, Singapore và Phillippines. Ngoài ra, Traveloka còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ
khách hàng 24/7 bằng tiếng địa phương.
2.1.2 Lich sử hình thành và phát triển của Traveloka
Ra đời vào 2012, nhưng cả 3 CEO hàng đầu Traveloka chưa bao giờ nghĩ rằng, đứa con
đẻ tinh thần cho một lĩnh vực khác xa công nghệ thông tin hay Kỹ sư của họ lại có bước
phát triển mạnh mẽ như vậy. Kết nối với nhau bằng tình yêu kỹ thuật và công nghệ, trước
khi ra đời traveloka, 3 chàng kỹ sư CEO của trang web đình đám này sở hữu bảng vàng
thành tích về công nghệ tại thánh địa Silicon, trong đó ⅔ người từng đầu quân cho tập
đoàn mơ ước Microsoft.
Traveloka ra đời từ chính trải nghiệm của CEO đặc biệt là Unadi, chàng trai sinh ra cho
đi lại khi anh học ở Boston, đi làm ở Seattle, Mỹ và thường xuyên trở về ở Padang,
Indonesia. Và chính anh đã đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của Traveloka, khi anh
chàng 23 tuổi nhận ra quy trình đặt vé máy bay từ nơi này qua nơi khác rắc rối thế nào.
Dù sở hữu công việc mà triệu người mơ ước, anh quyết định rời văn phòng Microsoft để
bắt tay xây dựng một dịch vụ mà theo anh chưa ai làm tốt cả. Sau đó, anh quyết định theo
học chương trình MBA tại đại học Harvard để trau dồi thêm kinh nghiệm quản lý. Tuy
nhiên, anh đã nghỉ sau 1 học kỳ sau đó chỉ vì lý do “chúng tôi 23 tuổi, đủ trẻ để mắc lỗi”
và quan trọng là không có thời điểm nào tốt hơn khi ấy”. Nói rồi làm, năm 2012, nền
công nghiệp vé điện tử bắt đầu bùng nổ tại Indonesia và Tiket, Traveloka chính thức chào
thế giới với ý tưởng cho một trang web tìm kiếm siêu dữ liệu ( Metasearch) hiếm hoi tại
Đông Nam Á. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn, cả 3
đã áp dụng triệt công nghệ và các thuật toán vào quy trình tìm kiếm và phát triển ý tưởng
ban đầu. Song cũng trong năm đó, 3 CEO trẻ tuổi nhận ra rằng, người dùng không chỉ
dừng lại tìm kiếm vé máy bay mà đó còn mua vé, đặt phòng khách và thanh toán trực
tuyến. Đó mới là nhu cầu toàn diện của khách hàng trong kỷ nguyên công nghệ số. Từ
đó, Traveloka quyết định lấn sân sang kinh doanh du lịch và chính thức trở thành một
online Travel Agent thân thiện với túi tiền người dùng không chỉ với máy bay mà cho
phép họ lên kế hoạch hoàn chỉnh cho chuyến đi của mình với những chính sách mới mẻ
chưa từng có trước đó.
Chỉ sau hơn một năm lên ý tưởng và phát triển, Traveloka của 3 kỹ sư công nghệ vinh dự
là doanh nghiệp startup đầu tiên được quỹ Series A từ Global Founders Capital quan tâm
và đầu tư. 4 năm sau, năm 2016 là năm thành công nhất của Traveloka khi trong cùng
một năm thắng mạnh cả hai hạng mục đặt vé khách sạn trực tuyến và Đại lý du lịch trực
tuyến tại giải thưởng thương hiệu hàng đầu với điểm Top Brand index lần lượt là 74,8%
và 59,6%.
Sở hữu chỉ số phát triển tiềm năng tới 33% được công bố bởi WPP và Millward Brown.
Traveloka cũng là một trong những thương hiệu nổi bật 2016 trong lễ trao giải BrandZ và
nằm trong tốp 20 những thương hiệu có ý nghĩa quan trọng trong loạt những doanh
nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất Indonesia. Sau 7 trình làng thế giới và có những
bước phát triển, hiện nay, ngoài trụ sở tại Indonesia, Traveloka đã có mặt hầu hết tại các
quốc gia Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia Philipine. Liên kết với
khoảng trên 120.000 khách sạn khu vực và trên toàn thế giới, gần 200.000 đường bay nối
dài khắp châu Á, châu Âu, châu Mỹ...với chính sách thân thiện với túi tiền và nhiều chính
sách ưu đãi lý tưởng, Traveloka là một trong những trang web đặt dịch vụ du lịch từ máy
bay đến khách sạn và mới đây nhất là hạng vé máy bay dành cho thương gia thu hút
nhiều người sử dụng nhất.
2.1.3 Các dich vụ và hệ thống sản phẩm của Traveloka.com
 Đặt vé máy bay trên Traveloka:
Với hơn 100 đối tác hàng không nội địa và quốc tế, Traveloka mang đến hơn 200.000
chặng bay trên toàn thế giới.Chức năng sắp xếp theo ưu tiên và lọc kết quả tìm kiếm
chuyến bay của Traveloka được xem là một gợi ý vô cùng thông minh bởi nó sẽ giúp
anh/chị dễ dàng tìm được chuyến bay phù hợp theo hãng hàng không, giờ khởi hành và
hạ cánh, thời gian bay…Anh/chị có thể lựa chọn chức năng này để có thể nhanh chóng
tìm kiếm được cho mình chuyến bay phù hợp. Ngoài ra, khi đặt các chuyến bay trên
Traveloka từ 2018 khách hàng có thể mua bảo hiểm chuyến bay. Cách đặt phòng khách
sạn trên Traveloka.
 Đặt phòng Khách sạn:
Kho phòng khách sạn khổng lồ với nhiều loại hình lưu trú như khách sạn,
căn hộ, nhà nghỉ, homestay, biệt thự và khu nghỉ dưỡng.Ứng dụng Traveloka cho phép
khách hàng tìm hiểu về thông tin khách sạn, nhà nghỉ với đầy đủ thông tin như hạng
phòng , mức giá,.. sau đó đặt phòng trực tuyến, khách sạn trực tuyến với mức đảm bảo
cao từ Traveloka.
 Trải nghiệm Xperience:
Đây là một tính năng được tích hợp bên trong ứng dụng Traveloka, cho phép người dùng
mua các dịch vụ liên quan đến du lịch và phong cách sống. Xperience là sản phẩm mới
nhất trên Traveloka. Các hạng mục sản phẩm bao gồm Điểm tham quan, Tour du lịch,
Giải trí, Sự kiện, Làm đẹp & Spa, Thể thao, Sân chơi, Lớp học & Hội thảo, Ẩm thực,
Phương tiện di chuyển, Vé xem phim (sẽ sớm ra mắt trong thời gian tới). Traveloka hiện
cung cấp hơn 15.000 sản phẩm, dịch vụ cho người dùng Traveloka ở bảy quốc gia, bao
gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Australia.
 Thuê xe đưa đón sân bay:
Traveloka cũng có dịch vụ cho phép khách hạng có thể thuê phương tiện di chuyển từ
nhà đến các sân bay khi đi du lịch, làm việc,.. cũng như từ sân bay về nhà với một mức
giá hợp lý kết hợp cùng các bên đối tác đáng tin cậy được Traveloka liên kết làm việc.
 Dịch vụ cho thuê xe
Khi đi du lịch, bạn có thể sử dụng Travel để thuê xe tại những địa điểm mà Traveloka
làm việc để thuê phương tiện di chuyển trong chuyến du lịch của mình, với nhiều dịch vụ
, lựa chọn về phương tiện như oto, xe máy , hãng xe, có thể thuê xe tự lái hoặc có tài xế
với nhiều mức giá khác nhau. Traveloka có thể xác định nhu cầu của bạn và mang lại cho
bạn những trải nghiệm du lịch thoải mái và thuận tiện nhất.
 JR Pass
Thẻ tàu JR Pass là cách thức di chuyển tiện nhất cho du khách muốn khám phá Nhật Bản.
Nếubạn muốn di chuyển đến nhiều vùng ở Nhật, hãy mua thẻ tàu JR Pass để tiết kiệm
hơn. Được cung cấp bởi Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản (JR Group), thẻ tàu JR Pass có
hai hạng khoang, Khoang Thường và Khoang Xanh cao cấp. Ngoài ra, thẻ tàu JR Pass
còn có thể được sử dụng để di chuyển bằng các phương tiện giao thông khác của JR
Group, như xe trung chuyển sân bay, xe buýt, phà, và cả xe đạp nữa.
 Dịch vụ thanh toán trực tuyến của Traveloka
Với Traveloka, khách hàng có hơn 40 phương thức thanh toán ở Indonesia, Thái Lan,
Việt Nam, Malaysia, Singapore và Phillippines.Với việc liên kết với hàng chục đến hàng
trăm ngân hàng tại các quốc gia, việc thanh toán trực tuyến được tiến hành 24/7 thuận
tiện và không mất phí giao dịch .Traveloka đem đến cho khách hàng trải nghiệm thanh
toán trực tuyến đáng tin cậy, nhanh chóng, thuận tiện và hiện đại nhất có thê, từ đó đem
đến những trải nghiệm du lịch tốt nhất đến cho khách hàng.
2.2. Mô hình kinh doanh của website traveloka.com
Traveloka là kênh OTA có độ phủ sóng khá rộng tại Việt Nam và khu vực châu Á, cũng
là một trong 6 trang đặt phòng trực tuyến có mức độ phổ biến được nhiều người quan tâm
và sử dụng. Trong lĩnh vực du lịch thì Traveloka chính là cái tên được ưa chuộng nhiều
nhất, là thương hiệu quen thuộc của rất nhiều người đam mê du lịch trong và ngoài nước.
OTA (Online Travel Agent) được định nghĩa là các đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản
phẩm du lịch trực tuyến như: phòng khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ liên quan đến
chuyến đi du lịch của khách hàng. Và các giao dịch thanh toán đều được thực hiện trên
hình thức online.
Hình thức bán của các OTA chủ yếu là B2B. B2B (Business to Business) – là mô hình
kinh doanh thương mại điện tử, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Cơ sở lưu trú có
phòng và đại lý OTA bán phòng).
Traveloka.com là website chuyên cung cấp các dịch vụ đặt phòng khách sạn vé máy bay
trực tuyến, đặt combo du lịch đặt xe... và thanh toán trực tuyến nhanh gọn đơn giản. Lợi
nhuận mà traveloka thu được sẽ là hưởng % từ các khách sạn và các hãng máy bay.
2.2.1. Mục tiêu giá trị
- Mục tiêu giá trị của traveloka là đồng hành cùng người dùng khám phá thế giới.
Traveloka tin rằng việc khám phá thế giới chỉ được thỏa mãn khi khách hàng có thể tận
hưởng những trải nghiệm phong phú và độc đáo.
- Traveloka mang lại sự thuận tiện trong quá trình tìm đặt vé và thanh toán:
Nhiều du khách cho biết thủ tục check-in ở sân bay và khách sạn luôn mang đến sự phiền
toái bởi nhiều giấy tờ hay email. Để cải thiện điều này, ứng dụng Traveloka ra đời, cho
phép người dùng trải nghiệm tối đa các tiện ích như so sánh, đối chiếu, đặt vé máy bay và
khách sạn, thanh toán an toàn trên cùng một giao diện.
Chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Traveloka, tất cả thông tin sẽ được đồng hóa trên các
thiết bị của bạn. Vì thế, bạn có thể xem lại những thông tin đặt chỗ mọi lúc, mọi nơi, trên
mọi thiết bị.
Trong mục “My booking” (Đặt chỗ của tôi) trên ứng dụng, đặt chỗ của bạn được lưu giữ
trong 2 mục “Vé máy bay” và “Khách sạn”, được sắp xếp theo thời gian.
Không chỉ quản lý đặt chỗ, bạn còn có thể thay đổi lịch trình bay với tính năng “Easy
Reschedule”, hủy đặt chỗ, gọi điện tới khách sạn, thậm chí có cả hướng dẫn đường tới
khách sạn bằng tiếng bản địa. Trước chuyến đi, ứng dụng còn thông báo để bạn không
quên chuẩn bị cho chuyến bay ngày hôm sau đó.
Tất cả các mức giá niêm yết trên ứng dụng hay trang web Traveloka đều là giá cuối cùng,
không lo phải cộng thêm bất cứ khoản thuế, phí nào khác. Hàng tháng, Traveloka còn
thường xuyên thực hiện các chương trình giảm giá từ 10% – 30% để giảm bớt gánh nặng
chi phí vé máy bay, phòng khách sạn cho người dùng.
2.2.2. Mô hình doanh thu
Traveloka sử dụng mô hình doanh thu phí giao dịch: traveloka thu được hoa hồng từ các
khoản chi phí như vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thuê ô tô du lịch cho khách hàng đặt
chuyến du lịch qua công ty.
2.2.3. Cơ hội thị trường
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, hiện nay, khách du lịch đã bước sang một giai đoạn mới
gọi là du lịch kết nối. Trong đó, khách du lịch chủ động tìm điểm đến, tìm tour, khách
sạn, đặt vé máy bay và các dịch vụ liên quan. Khách cũng chủ động đăng bình luận, đánh
giá về khách sạn, tour, chất lượng dịch vụ trong hành trình. Đánh giá này được người đi
sau tin cậy hơn thông tin từ các hãng chuyên khảo sát, xếp hạng, đánh giá du lịch chuyên
nghiệp… 
Thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu tìm
kiếm các thông tin du lịch trên mạng tại Việt Nam tăng hơn 32 lần. Trong đó, mỗi tháng
có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch như tour trong
nước, nước ngoài, đặt phòng khách sạn, vé máy bay…Khách hàng bây giờ chỉ cần thông
qua một cú nhấp chuột là có thể sắp sẵn hành trình tour, thanh toán bằng thẻ qua
internet… 
Kết quả nghiên cứu cuối năm 2018 của Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương
(PATA) và Oxford Economic do Google tài trợ cho thấy: Tỷ lệ các hộ gia đình tiếp cận
du lịch trực tuyến của 12 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp nhất là Ấn
Độ 34%, cao nhất là Nhật Bản 93%, Việt Nam là 66%.
Ở khu vực này, việc lập kế hoạch đi du lịch và đặt phòng trực tuyến đã phổ biến với 80%
các tour du lịch sử dụng các hoạt động trực tuyến. Chất lượng thông tin của các trang
web du lịch ngày càng cao, tạo điều kiện cho người quan tâm đến du lịch truy cập.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có 30%  người sử dụng internet thường xuyên truy
cập các trang web du lịch. Tỷ lệ tổ chức du lịch trực tuyến tăng cao đã khiến khách du
lịch đặt tour truyền thống giảm đáng kể.
Hiện nay, Traveloka đã có mặt tại hầu hết quốc gia Đông Nam Á, như Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Philippine và cả Việt Nam. Với hơn 120.000 khách sạn trong khu
vực và trên toàn thế giới, cùng hơn 100.000 đường bay khắp châu Á, Châu Âu và châu
Mỹ cũng đã bắt tay với Traveloka để đưa ra các chính sách giá thân hiện với túi tiền của
người dùng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Traveloka đã bổ sung hạng vé máy bay
thương gia cho tất cả các đối tượng khách hàng tại Đông Nam Á.
2.2.4. Quan hệ đối tác
- Đối tác thanh toán: các ngân hàng, ví điện tử, thanh toán tiền mặt qua các của hàng tiện
lợi như: vietcombank, BIDV, viettinbank, Vietnam post, Circle K, techcombank,…
- Đối tác hàng không: đối tác hàng không nội địa và quốc tế: vietjet, bamboo,
vietnamairlines, thailion, pacific airlines,…
- Đối tác khách sạn: đối tác khách sạn trong nước và quốc tế: Accor hotels, Asian ruby,
Vinpearl, Marriott international, Minor hotels, Mường Thanh hotels,…
2.2.5. Môi trường cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong cùng một ngành như:
 Booking.com
Ưu điểm khi đặt phòng khách sạn qua Booking.com
– Lượng phòng khách sạn nhiều tương tự Agoda, bạn có thể tìm phòng khách sạn ở mọi
nơi trên toàn thế giới tại Booking.com
– Có rất nhiều sự lựa chọn để bạn lọc và tìm phòng: ăn sáng miễn phí, giá phòng, loại chỗ
ở (khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự…), xếp hạng sao, điểm vị trí, khoảng cách từ trung tâm
thành phố, ưu đãi, chính sách đặt phòng, điểm đánh giá của khách, tiện nghi phòng ốc,
quận, tiện nghi cho người khuyết tật, chuỗi khách sạn (sheraton, novotel, citadines…)
– Thông tin từng loại phòng và thông tin khách sạn chi tiết, đầy đủ
– Có nhiều loại phòng không cần thanh toán trước mà chỉ cần đặt sau đó tới khách sạn
mới cần trả tiền phòng
Nhược điểm khi đặt phòng khách sạn qua Booking.com
– Ít chương trình khuyến mại giảm giá hơn so với Agoda
– Không có tổng đài hỗ trợ tiếng Việt trực tiếp mà chỉ có tổng đài hỗ trợ tiếng Việt tự
động
– Giao diện đặt phòng không thân thiện bằng Agoda
 Agoda
Ưu điểm khi đặt phòng trên Agoda
– Giá phòng rẻ nhất so với các trang web đặt phòng khác
– Lượng phòng khách sạn trong nước lẫn quốc tế rất nhiều
– Dễ dàng quản lý đặt phòng
– Thủ tục đặt phòng đơn giản
– Không cần thanh toán phòng khách sạn ngay mà bạn có thể thanh toán sau (đặt trước
trả tiền sau)
– Thường xuyên có mã giảm giá, agoda coupon ngoài việc sale trực tiếp trong giá phòng
Lọc khách sạn một cách dễ dàng: theo giá phòng, tiêu chuẩn sao, bản đồ, tiện nghi, vị trí
– Bạn có thể chat với chủ khách sạn để hỏi thêm thông tin chi tiết về phòng ốc
Nhược điểm khi đặt phòng khách sạn qua Agoda.com
– Chỉ có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng/visa, master card, JCB hoặc Amex nên nếu bạn
không có những loại thẻ này thì không thể đặt phòng
– Không có tổng đài người Việt hỗ trợ trong trường hợp bạn đặt phòng có vấn đề thì giải
quyết sẽ hơi phức tạp khi bạn phải dùng tiếng Anh để yêu cầu Agoda xử lý, nếu bạn
không muốn rắc rối thì khi đặt phòng nhớ điền đúng email và đăng ký tài khoản để đặt
phòng để tiện quản lý
 Traveloka
Ưu điểm khi đặt phòng khách sạn trên traveloka
– Có tổng đài người Việt hỗ trợ, bán cả vé máy bay
– Lượng khách sạn ở Việt Nam và Đông Nam Á nhiều
– Có combo tiết kiệm về khách sạn + vé máy bay
– Có bộ lọc với nhiều sự lựa chọn
– Thường xuyên có mã giảm giá, coupon khi bạn đặt phòng, nhất là đối với khách hàng
mới
– Có nhiều loại phòng áp dụng thanh toán tại khách sạn
Nhược điểm khi đặt phòng khách sạn trên traveloka
– Giải quyết tình huống khi gặp rắc rối chưa được chuyên nghiệp cho lắm (nhiều trường
hợp khách hàng đặt vé máy bay và phòng khách sạn nhưng gặp trường hợp máy bay
hoãn/hủy chuyến gọi cho traveloka nhưng không liên lạc được hoặc có trường hợp đặt
qua traveloka nhưng họ quên không gửi thông tin cho khách sạn)
– Dù bạn được thanh toán tại khách sạn nhưng bạn vẫn cần nhập thẻ tín dụng/visa, nếu
bạn không đến nhận phòng thì bạn vẫn sẽ bị trừ tiền trong thẻ tín dụng, visa (trong trường
hợp quá hạn hủy phòng miễn phí)
2.6. Lợi thế cạnh tranh của Traveloka:
+ Tập trung giá trị trực tuyến:
Thị trường du lịch trực tuyến ở Đông Nam Á được Google và Temasek (Singapore) dự
đoán sẽ đạt doanh thu 90 tỉ USD vào năm 2020. Việt Nam chiếm khoảng 10%, tương
đương 9 tỉ USD. Quan trọng hơn, 85% dòng tiền sẽ được chảy vào dịch vụ đặt phòng
khách sạn và vé máy bay. Đây là sức hút mãnh liệt với các doanh nghiệp ngoại. Nhất là
khi Việt Nam chưa có nhiều đại lý du lịch trực tuyến
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử OTA (Online Travel Agent – Đại lý du
lịch trực tuyến) đã trở thành công cụ tất yếu hỗ trợ tất cả nhu cầu của khách du lịch Việt
Nam. Traveloka đã áp dụng mô hình này ở thị trường Châu Á và đã rất thành công.
Theo khảo sát các dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam năm vừa qua, dịch vụ đặt vé
(máy bay, tàu) trực tuyến đạt tới 34% và đặt phòng khách sạn đạt 19%. Con số này dự
đoán sẽ tăng mạnh theo thời gian để phục vụ cho thị trường 41,08 triệu người dùng
internet (62% trong số đó dùng để mua sắm trực tuyến) tại Việt Nam. Đây là một thị
trường khá béo bở, khi mà nhu cầu du lịch trong và ngoài nước luôn tăng cao và không
ngừng mở rộng.
+ Ứng dụng công nghệ Digital:
Với nền tảng công nghệ cùng hàng trăm kỹ sư, kỹ thuật viên chất lượng cao, Traveloka
mang tới cho người dùng Việt dịch vụ du lịch trực tuyến với giao diện thân thiện, các
bước đặt chỗ nhanh chóng, dễ dàng. Traveloka còn là ứng dụng duy nhất hiện nay ở Việt
Nam cho phép người dùng tìm kiếm, đặt vé máy bay và phòng khách sạn giá rẻ cùng lúc.
Đặc biệt,  khả năng cập nhật ứng dụng Traveloka với nhiều tính năng hấp dẫn như tính
năng Price Alert (thông báo cho người dùng khi có giá vé phù hợp với ngân sách) hay
Traveloka Quick (đặt khách sạn hoặc vé máy bay chưa đến một phút)
Những tiện ích Traveloka mang đến cho khách hàng là những trải nghiệm đặt phòng
khách sạn và vé máy bay giá rẻ trên cùng một giao diện, thanh toán nhanh chóng, chăm
sóc khách hàng 24/7,… Đây cũng chính là những yếu tố làm tăng thêm sức mạnh
cho chiến lược marketing du lịch của Traveloka. Nhờ vậy mà Traveloka trở nên phổ biến
và có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh những tính năng tuyệt vời thì Traveloka còn là “vị cứu tinh” nếu chẳng may
gặp phải tình huống cấp bách như trễ chuyến bay, thay đổi lịch bay với tính năng khách
sạn giờ chót. Mức giá phòng giờ chót trên Traveloka luôn đảm bảo thấp hơn bình thường
và có thể được giảm giá lên đến 50%.
+ Giá cả cạnh tranh, thanh toán đa dạng, dịch vụ 24/24:
Tại Việt Nam, Traveloka đã phát huy lợi thế để trở thành lựa chọn hàng đầu cho người
mê du lịch. Bên cạnh mức giá rẻ do không tính phí đặt chỗ, khách hàng trong nước còn
thích Traveloka bởi hình thức hiển thị mức giá cuối. Tất cả các mức giá niêm yết trên ứng
dụng hay trang web Traveloka đều là giá cuối cùng, không lo phải cộng thêm bất cứ
khoản thuế, phí nào khác. Hàng tháng, Traveloka còn thường xuyên thực hiện các
chương trình giảm giá từ 10% – 30% để giảm bớt gánh nặng chi phí vé máy bay, phòng
khách sạn cho người dùng.
Dành cho dịch vụ đặt vé máy bay quốc tế, Traveloka gợi ý các chặng bay khứ hồi tiết
kiệm đến 40% giá vé bằng nhãn “Smart Combo” đối với một số hãng hàng không. Khi sử
dụng ứng dụng của Traveloka, người dùng có thể xuất trình ngay vé máy bay điện tử
hoặc phiếu thanh toán khách sạn mà không cần kết nối với Internet.
Hiện nay, Traveloka đang áp dụng 4 phương án thanh toán được người tiêu dùng Việt sử
dụng phổ biến nhất: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM nội địa, thanh toán qua các cửa hàng
tiện lợi liên kết với Payoo và chuyển khoản (Vietcombank, ACB, VietinBank,
Sacombank và Techcombank).
+ Tối ưu hóa chiến lược marketing du lịch
Bên cạnh chiến lược doanh nghiệp (tập trung phân công nhân sự hợp lí) và chiến lược
kinh doanh (tối giản hóa số lượng dịch vụ để đảm bảo chất lượng), Traveloka còn sở hữu
chiến lược marketing du lịch tài tình, tập trung xây dựng nền tảng tiếp cận khách hàng đa
kênh để thúc đẩy họ sử dụng dịch vụ.
+ Website
Website của Traveloka Việt Nam khá thân thiện với người dùng, điều này giúp khách
hàng dễ dàng tra cứu thông tin và cập nhật khuyến mãi.
+ Quảng cáo truyền hình
Những quảng cáo trên truyền hình đem lại lợi thế cho marketing truyền miệng, traveloka
đã tận dùng điều này bằng việc sản xuất hàng loạt TVC quảng cáo hài hước trên truyền
hình. Với motip hài hước và bất ngờ, TVC quảng cáo ứng dụng đặt phòng khách sạn trực
tuyến của Traveloka đã gây tò mò và thích thú cho người xem xuyên suốt cả đoạn quảng
cáo.
+ Social Media
Có thể dễ thấy Traveloka quảng bá dịch vụ trên Facebook, Instagram, Youtube,…khá
rầm rộ như việc livestream cùng người nổi tiếng, minigame tặng voucher,…. Những mẫu
quảng cáo trên Facebook được Traveloka đầu tư khá sáng tạo, kĩ lưỡng và những chiến
dịch đầy ý nghĩa,…
Video là một phần trong chiến dịch “Gia đình là Tết” mà Traveloka cùng Du lịch Đà
Nẵng tổ chức, nhằm tri ân những “anh hùng thầm lặng” đã tạm gác hạnh phúc cá nhân để
tạo nên mùa Tết cho người khác. Traveloka đã tài trợ toàn bộ chi phí, mang gia đình của
họ đến thành phố biển xinh đẹp này. Traveloka mang đến thông điệp ý nghĩa: những tấm
vé máy bay, phòng khách sạn đã được trao đi, nhiều gia đình cuối cùng cũng được hưởng
một cái Tết trọn vẹn bên nhau.

+ Influencer: Traveloka không quên áp dụng influencer marketing trong chiến lược


marketing của mình.
Mới đây, Traveloka đã mời những influencer nổi tiếng như Tú Vi, Văn Anh, Soobin
Hoàng Sơn, Hài Triều,.. livestream trên Fanpage của mình với chủ đề “về nhà đón tết” để
tặng voucher cho khách hàng nhằm mục đích tăng tương tác và thu hút khách hàng mới.
2.3. Phương thức thanh toán
Tính tới thời điểm hiện tại, Traveloka cung cấp 5 hình thức thanh toán để việc giao dịch
của khách hàng thuận tiện và nhanh chóng:
 Thẻ tín dụng VISA hoặc Master Card
Traveloka chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Visa, MasterCard và JCB.
Đối với giao dịch bằng VND, SGD, MYR, THB hoặc USD, Traveloka chấp nhận thanh
toán bằng thẻ tín dụng Visa, MasterCard và JCB. Mọi giao dịch bằng thẻ tín dụng tại
Traveloka đều hoàn toàn được bảo vệ bởi giao thức bảo mật đa lớp Secure Socket Layer
do RapidSSL (Verisign Group) ủy quyền. Bạn sẽ nhận được xác thực ngay lập tức và vé
điện tử qua email trong vòng tối đa 60 phút sau khi hoàn tất thanh toán.
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Chọn thẻ tín dụng
 Bước 2: Điền thông tin cần thiết
 Bước 3: Nhấn 'Thanh toán'
 Thẻ ATM nội địa qua cổng thanh toán OnePay. 
Đối với hình thức này hãy đảm bảo đang sử dụng thẻ ATM do ngân hàng trong nước phát
hành và đã được kích hoạt chức năng thanh toán trực tuyến.
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Trên trang thanh toán, bạn nhấn chọn 'Thẻ ATM'
 Bước 2: Nhấn vào Thanh toán để chuyển tiếp đến cổng thanh toán OnePay
 Bước 3: Sau đó làm theo hướng dẫn
 Chuyển khoản từ 6 ngân hàng lớn nhất Việt Nam: Vietinbank,
Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank, BIDV
Traveloka chấp nhận thanh toán chuyển khoản từ ATM/InternetBanking/Quầy giao
dịch ngân hàng
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Chọn mục Chuyển khoản trên trang thanh toán
 Bước 2: Chọn ngân hàng giao dịch
Lưu ý: Hiện Traveloka chưa hỗ trợ chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng không cùng hệ
thống
 Bước 3: Nhấn Thanh toán
 Bước 4: Chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định
Số tiền chuyển khoản phải khớp với số tiền hiển thị trên trang thanh toán (chính xác đến
hàng đơn vị và không làm tròn số). Giao dịch chuyển khoản phải được thực hiện trong
thời gian quy định.
 Thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ qua Payoo tại các cửa hàng tiện lợi
như FamilyMart, Circle K,… 
Những cửa hàng tiện lợi  này hoạt động 24/7 và có hệ thống ở mọi ngóc ngách nên bạn
có thể thực hiện thanh toán bất cứ lúc nào, cho dù là giữa đêm.
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Chọn thanh toán ‘Tại cửa hàng' và nhấn ‘Thanh toán’
 Bước 2: Ghi lại Mã Thanh Toán Payoo của bạn & làm theo hướng dẫn. Hoàn tất
thanh toán trong thời hạn quy định
 Bước 3: Đến điểm thanh toán Payoo gần nhất để tiến hành thanh toán. Tìm điểm hỗ
trợ thanh toán Payoo gần nhất trên bản đồ
 Thanh toán bằng tiện mặt tại hơn 3,000 bưu điện trên toàn quốc.
 Ngoài ra, đối với đặt phòng Khách sạn, Traveloka còn cung cấp hình
thức Thanh toán tại Khách sạn. 
Bạn không cần thanh toán trước, chỉ cần bảo đảm giữ phòng bằng thông tin thẻ tín dụng
và sẽ chỉ bị trừ tiền khi hủy phòng sau thời gian quy định hoặc không xuất hiện vào ngày
nhận phòng.
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Đặt phòng trước trên Traveloka, thanh toán sau tại khách sạn.
 Bước 2: Chỉ cần nhập thông tin thẻ tín dụng để giữ phòng. Tiền chỉ bị trừ nếu bị
hủy phòng sau thời gian quy định hoặc không xuất hiện vào ngày nhận phòng.
 Bước 3: Hoàn toàn bảo mật thông tin thẻ tín dụng.

2.4. Các bước đặt phòng khách sạn trên Website traveloka.com
Bước 1: Từ trang chủ của Traveloka.com, bạn chọn mục “Khách sạn”, nhập vào địa
điểm muốn đặt phòng, thời gian nhận phòng, số đêm, số khách và phòng => ấn “Tìm
khách sạn”

Bước 2: Khi danh sách khách sạn hiện ra, bên phía trái màn hình, bạn tiến hành chọn các
bộ lọc về giá, hạng sao, tiện nghi, loại hình lưu trú.... để phạm vi tìm kiếm được thu hẹp:
Bước 3: Khi tìm phòng, bạn nên kích vào “Xem chính sách hủy phòng” của cơ sở lưu
trú để sau có vấn đề phát sinh thì lựa chọn thời điểm hủy phòng hợp lý. Sau khi đã chọn
được loại phòng vừa ý => bạn ấn “Đặt ngay”

Bước 4: Nhập vào “Thông tin của bạn” và kiểm tra thông tin đặt phòng - kéo xuống
dưới ấn “Tiếp tục”:

Xác nhận thông tin nhập vào đã chính xác:


Về phương thức thanh toán, nếu trong bộ lọc “Ưu tiên nơi nghỉ” bạn chọn “Thanh toán
khi nhận phòng” thì xong bước trên, bạn sẽ cần cung cấp thêm thông tin thẻ tín dụng/
ghi nợ là cơ bản hoàn thành việc đặt phòng. Trường hợp bạn muốn thanh toán trước thì
sau bước xác nhận thông tin chính xác, bạn chọn “Tiếp tục đến thanh toán”:

Ở bước này, bạn chọn phương thức thanh toán mong muốn, chú ý không thanh toán quá
thời gian quy định. Sau đó một email xác nhận đặt phòng và phiếu thanh toán sẽ được gửi
đến email của bạn.
2.5. Các bước đặt vé máy bay trên website traveloka.com
 Quy trình đặt vé máy bay trên website traveloka
Bước 1: Trong trang chủ Traveloka, ấn chọn biểu tượng máy bay trên màn hình. Điền nơi
khởi hành, nơi đến, ngày đi, số hành khách, và hạng ghế trong ô tìm kiếm, sau đó chọn
“Tìm chuyến bay”.

Bước 2: Traveloka sẽ cập nhật đầy đủ các chuyến bay có đường bay mà bạn đã lựa chọn
theo giá từ thấp đến cao. Các chuyến bay đều sẽ hiển thị giờ bay, thời gian bay hay chế
độ bay để bạn có thể dễ dàng lựa chọn. Giá vé đã bảo gồm cả thuế phí dành cho người
mua.
Khi thấy chuyến bay phù hợp với ưu tiên của bạn, nhấp chuột vào nút “Chọn”.

Sau khi đọc kĩ thông tin và xác nhận rồi, bạn tiếp tục nhấn “Đặt” để hoàn thành thủ tục
đăng ký.
Bước 3: Kiểm tra tất cả thông tin chuyến bay từ giờ bay, địa điểm máy bay cho đến chi
phí để quyết định chắc chắn trước khi đặt vé. Sau khi đã xem xét chi tiết rồi, bạn tiếp tục
bấm vào ô chữ “ Tiếp tục” xuất hiện ở góc phải dưới cùng màn hình.

Bước 4: Nhấn vào mục Thông tin hành khách và điền đầy đủ các thông tin Họ tên, Danh
xưng, Ngày sinh. Chọn “Tiếp tục” và chờ đợi trong giây lát để hệ thống xử lý thông tin
đặt vé của bạn.
Bước 5: Sau khi đã được xác nhận, bạn có thể vào mục Xem lại chỗ đặt và kiểm tra các
thông tin mà mình đã đăng ký. Bao gồm Hãng máy bay, giờ bay, điểm đến, điểm đi, ngày
tháng, tên hành khách, giá tiền. Sau đó chọn “Tiếp tục” và cửa sổ “Chọn thanh toán”
sẽ xuất hiện. Nếu bạn có mã giảm giá thì có thể chọn Áp dụng mã giảm giá để nhận được
những khuyến mãi. Tiếp theo đó, bạn cần chọn 1 trong các hình thức thanh toán được
đưa ra.

Bước 6: Nhận vé điện tử của Scoot trong mục Đặt chỗ của tôi hoặc trong email
Traveloka sẽ gửi vé điện tử vào email của bạn trong vòng 60 phút sau khi nhận được số
tiền thanh toán.
C. KẾT LUẬN
Traveloka xứng tầm là một trong những ứng dụng booking trực tuyến hàng đầu của
Indonesia – quốc gia hàng đầu trong hê ̣ sinh thái khởi nghiê ̣p Đông Nam Á.
Có thể thấy lợi thế cạnh tranh của Traveloka nằm ở việc tận dụng tốt nền tảng trực tuyến,
từ mô hình kinh doanh, giá cả cạnh tranh, tốc độ cao, thanh toán đa dụng, dịch vụ 24/24,
đáng tin cậy, tiện lợi,…Bên cạnh đó, Traveloka đã không ngừng tối ưu hóa marketing
bằng nhiều cách, nhờ vậy mà lượng khách hàng của Traveloka đã tăng liên tục theo cấp
số nhân khiến thương hiệu này ngày càng uy tín và vững mạnh trên thị trường du lịch.
Sự kiện đánh dấu bước tiến vượt bậc của Traveloka khi thắng cả hai hạng mục Đặt vé
Khách sạn trực tuyến và Đại lý du lịch trực tuyến tại Giải Thưởng Thương hiệu hàng
đầu vào tháng 9 năm 2016, với số điểm TBI (Top Brand Index) lần lượt là 74.8% và
59.6%. Đây là năm thứ hai liên tiếp Traveloka được vinh doanh trong lễ trao giải danh
giá này. Với chỉ số phát triển tiềm năng đạt tới 33% được công bố bởi tổ chức uy tín
WPP và Millward Brown, Traveloka còn là cái tên được xướng lên trong lễ trao
giải BrandZ tại Indonesia, với danh hiệu “Thương hiệu nổi bật 2016”. Bên cạnh những
giải thưởng danh giá trên, Traveloka còn đứng trong Top 20 thương hiệu có ý nghĩa nhất
tại Indonesia với điểm số đạt được là 168. Traveloka đã trở thành mô ̣t website du lịch
trực tuyến không thể thiếu trên thị trường Viê ̣t Nam và mong tương lai Traveloka sẽ mở
rô ̣ng thêm các nhiều dịch vụ về du lịch hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu của mọi khách
hàng.
Trong quá trình phân tích đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được
những đóng góp để giúp nhóm hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu của mình.
Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Trần Hưng và các bạn đã giúp đỡ trong
quá trình tìm hiểu, phân tích bài của mình đặc biệt là thầy Nguyễn Trần Hưng đã tận tình
chỉ dẫn cho nhóm trong suốt thời gian hoàn thành đề tài thảo luận này.
Tài Liệu tham khảo
Giáo trình, tài liệu sách tham khảo:
1. Ths. Nguyễn Trần Hưng (2020), Bài giảng thanh toán điện tử, Khoa Thương mại
điện tử, Trường Đại học Thương mại.
2. Nguyễn Văn Thanh(2011), giáo trình thanh toán trong thương mại điện tử, nhà xuất
bản thông kê, Hà Nội.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (2011), Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội

Website nguồn internet:


https://www.traveloka.com/vi-vn/
https://vi.wikipedia.org/
https://vietads.net.vn/

You might also like