You are on page 1of 36

BUỔI 9/8

1.Định nghĩa về Marketing?


2.Liệt kê tất cả các từ gắn liền với Marketing, ví dụ: Marketing quốc tế, Marketing du lịch...
3.Người ta nói Marketing là 4 P đúng hay sai? Tại sao?
4. Giải thích công thức của Philip Kotler : C- C-D-C?
5.Marketing-Mix là gì? cho ví dụ minh họa?
6.Marketing ra đời năm nào? PR ra đời năm nào?
7. Sưu tập 10 mã vạch và phân biệt dãy số trên mã vạch?...
Bài làm:
1. Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ chức lực
lượng bán hàng nhằm bán những hàng hóa do công ty sản xuất ra.Marketing là quá trình quảng
cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu thị trường. Hay Marketing
là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng
Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Phillip Kotler thì Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các
cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và
trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
2. Tất cả các từ gắn liền với Marketing:
Marketing quan hệ,Marketing giao dịch, Marketing truyền thống, Marketing hiện đại,
Marketing giám sát, Marketing xã hội, quản trị Marketing , thiển cận trong Marketing, tầm nhìn
Marketing, Marketing chuyên nghiệp, Marketing lại, chính sách Marketing, Marketing mix, công
cụ Marketing, Marketing công nghiệp, Marketing thương mại, Marketing du lịch, Marketing dịch
vụ, Marketing trong kinh doanh, Marketing phi kinh doanh, Marketing vi mô, Marketing vĩ mô,
Marketing trong nước, Marketing quốc tế, Marketin toàn cầu, Marketing cho tổ chức, Marketing
cho người tiêu dùng, Marketing sản phẩm hữu hình, marketing sản phẩm vô hình,…
3. Người ta nói Marketing là 4 P là đúng vì Để tạo nên một kế hoạch Marketing hoàn hảo
thì lúc nào cũng xem xét lại chiến dịch Marketing thường xuyên, một số yêu tố sẽ cần được điều
chỉnh như là sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, sự tăng trưởng để thích nghi với môi trường cạnh
tranh luôn biến đổi hay thay đổi theo nhu cầu của khách hàng mục tiêu và viết tắc 4P là Product,
Price, Place, Promotion. Nhiệm vụ của Marketing là phát triển Marketing tổng hợp (Marketing
Mix).
4. Công thức của Philip Kotler: C- C-D-C
5. Marketing Mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt được
mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau
tạo một thể thống nhất để ứng phó những khác biệt và thay đổi của thị trường. Có thể nói
Marketing Mix là một giải pháp có tình hình của thế giới.
VD: Phân tích chiến lược Marketing Mix của Starbuck( một chuỗi quán café hàng đầu thế
giới, được thành lập năm 1971 và có cửa hàng đầu tiên tại Seattle(Mỹ))
- Product: Starbucks luôn không ngừng đổi mới sản phảm cho phù hợp với nhu cầu, sở
thích của khách hàng. Ban đầu, sản phẩm chính của Starbucks chính là cafe, các loại café được
phân loại khác nhau và được chọn lựa tốt nhất. Để mở rộng thêm nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu của khách, Starbucks đã thêm trà, bánh ngọt, đồ uống Frappuchino, smoothies và các hàng
hóa( cốc, café hòa tan). Và để đảm bảo sản phẩm mũi nhọn của Starbucks là café, hãng đã sẵn
hàng chấp nhận bỏ sản phẩm hay dòng sản phẩm ví dụ như 2008, Starbucks đưa ra một thử
nghiệm sản phẩm sandwich ăn sáng nhưng hãng đã chấp nhận ngừng bán sản phẩm vì bánh làm
mất hương vị thơm ngon của café. Vì thế, yêu tiên hàng đầu của Starbicks phải luôn đảm bảo giá
trị của sản phẩm mũi nhọn- café.
- Place: Staburcks mở rộng thị trường trên toàn thế giới và với nhiều hình thức khách
nhau như tại cửa hàng, trên cửa hàng online Starbucks Online, và được bán qua các nhà bán lẻ
trên toàn thế giới, sử dụng app Starbucks để đặt hàng mọi lục, mọi nơi. Họ thậm chí liên kết với
các khách sạn, sân bay, cửa hàng café công sở để thu lại lợi nhuận tối đa. Cho đến nay, sản phẩm
của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có tận 33,000 cửa hàng tại
Hoa Kỳ.
- Promotion: Vào năm 2007, khi McDonald’s đổ 727.7 triệu đô cho các hoạt động quảng
cáo – truyền thông, thì Starbucks chỉ chi ra 16.6 triệu đô. Với số tiền còn lại, hãng dùng để tìm
kiếm và mua các vị trí đắc địa cho các cửa hàng outlet của mình. Họ tổ chức các sự kiện lớn tại
các địa điểm chuẩn bị khai trương, nhằm khuếch trương tên tuổi của mình. Song song với đó,
Starbucks còn có nhiều hoạt động khuyến mại đặc sắc khác, chẳng hạn như in logo của hãng lên
đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc uống nước, hay bình giữ nhiệt. Họ còn cộng tác với các nhãn
hàng và người nổi tiếng để tung ra các phiên bản giới hạn khác. Kênh marketing truyền miệng
cũng được hãng sử dụng khá hiệu quả, nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và lòng trung thành
với thương hiệu. Với trên 27 triệu fan hâm mộ chỉ riêng trên Facebook, và hơn 2 triệu follower
trên Twitter, bạn dễ dàng nhận ra sự bành trướng với tốc độ ánh sáng của Starbucks trong cuộc
đua với các đối thủ khác trên thị trường.
- Price: Các đồ uống cả Starbucks đều có giá cao hơn bình thường nhưng vì Starbucks tập
trung đánh vào giá trị sản phẩm, bằng cách đưa ra thông điệp truyền thông rằng họ cung cấp
những sản phẩm có giá trị cao cho khách hàng. Từ những hạt cà phê chất lượng cao được chọn
lọc cẩn thận, sản phẩm sẽ trải qua quy trình chế biến nghiêm ngặt, với sự thực hiện của đội ngũ
nhân viên được đào tạo bài bản nên mọi người vô cùng ưa chuộng các sản phẩm của Starbucks,
Để tối đa hóa lợi nhuận, họ tăng giá của một số đồ uống hay kích cỡ cốc đồ uống thay vì nhóm
sản phẩm cà phê nguyên hạt. Họ khôn khéo đưa ra mức giá hấp dẫn cho các khách hàng mong
muốn chọn cỡ cốc đồ uống to hơn. Đây chính là một chiến lược đánh vào xu hướng hành vi của
người tiêu dùng, khi khách hàng luôn nghĩ rằng, sản phẩm đắt hơn thì sẽ có giá trị hơn. Vì thế,
Starbucks có thể dễ dàng duy trì hình ảnh là một thương hiệu cao cấp với chất lượng sản phẩm số
một của mình.
6.
- Nguồn gốc của Marketing  được lần theo việc sử dụng ngay từ ban đầu của con người
đối với quá trình trao đổi hàng hoá.
 Thuật ngữ này đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường đại
học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910 tất cả các trường địa học Tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu
giảng dạy môn học marketing.
 Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Mỹ,
phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1932, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Nguồn gốc của PR:
Nhiều nhà sử học cho rằng năm 1807 Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp chữ
“Public” và chữ “ Relations” thành cụm từ “ Public Relations”. Những người khác thì cụm từ này
được luật sư Dorman Eation sử dụng vào 1882. Bất chấp những ý kiến trái chiều như thế, cụm từ
“ Public Relatuons” được sử dụng với ý nghĩa như hiện nay đã bắt đầu từ năm 1897, khi nó xuất
hiện trong cuốn “ Niên Giám Bài Văn hay Của Ngành Đường Sắt” thuộc Hiệp Hội Ngành Đường
Sắt Mỹ. Thành công thực sự của từ này có thể thuộc về ông Edward L.Berneys, mà Irwin Ross
gọi là “ Cha đẻ của ngành PR”.. Năm 1921, Berney chính là người đầu tiên gọi mình là “ Chuyên
viên tư vấn PR”.
7. Sưu tập 10 mã vạch và phân biệt dãy số trên mã vạch
- Mã của Việt Nam (893)

- Mã của Thế Giới Sách- Bookland(ISBN) (978)

- Mã của Nhật Bản(457)

- Mã của Thái Lan(885)

- Mã của Trung Quốc (690)

- Mã của Mỹ (123)

- Mã của Úc (931)
- Mã của Ba Lan (590)
- Mã của Hàn quốc (880)

BUỔI 12/8
1.Cờ của các nước và ý nghĩa? Ví dụ cờ Hàn quốc có ý nghĩa gì?Tại sao cờ EU chỉ có 12
sao?
2.Tiền các nước? Nước nào sử dụng đồng đô la?
3. Mã vạch của các nước?
4.GDP và GDP trên đầu người? Nợ của các nước?
5. Phong tục các nước? Ví dụ Halal là gì?
6.Marketing trong GĐ CN 4.0 có đặc điểm gì?
7.Cho vài ví dụ thực tiễn về Marketing trên thị trường Việt Nam...
Bài làm
1. Cờ các nước:
- Cờ của Hàn quốc

Ý nghĩa: Nền trắng tượng trưng cho sự trong sạch của dân tộc. Thái cực đồ đại diện cho
nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ để giữ hai nguyên tắc âm và dương trong một sự cân bằng
hoàn hảo, khía cạnh tiêu cực là màu xanh lam, khía cạnh tích cực là màu đỏ
- Cờ của EU

Ý nghĩa: Một vòng tròn gồm những ngôi sao vàng tượng trưng cho sự liên kết và sự hài hòa
giữa các dân tộc Âu châu. Số ngôi sao không liên hệ gì với số quốc gia hợp thành. 12 ngôi sao
tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn và nhất quán, cũng như lá cờ sẽ giữ mãi không đổi cho dù
số thành viên có tăng lên
2. Tiền của các nước:

( Các nước Đông Nam Á)

( Tiền của Anh, tiền của liên minh Châu Âu)

( Tiền Hàn Quốc, Tiền Trung Quốc)


(Tiền của Mỹ)

 Các nước được sử dụng đồng dollar mỹ: Panama, Đông Timo, Bonaire, quần đảo Virgin
thuộc Anh, Ecuador, Quần đảo Marshall, Palau, Saba, Quần đảo Turks và Caisos, Hoa Kỳ,
Zimbabwe, Sint Eustatius
3. Mã vạch của các nước:

4. GDP và GDP đầu người và nợ các nước của Việt Nam


- Vào năm 2019, GDP đạt 261,6 tỷ USD, GDP đầu người đạt 2,740USD/người
- Theo số liệu của bộ tài chính, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thực hiện trả nợ của
Chính phủ khoảng 171,474 tỷ đồng ( 46,8% kế hoạch), trong đó trả nợ trong nước là 129,938 tỷ
đồng và trả nợ nước ngoài khoảng 41,536 tỷ đồng. Các khoảng nợ chính phủ đều đảm bảo thanh
toán đúng hạn. Về dư nợ Chính phủ, ước dư nợ Chính phủ đến ngày 10/6/2020 khoảng 2,882.2
nghìn tỷ đồng, trong đó nợ trong nước của Chính phủ khoảng 1,793.9 nghìn tỷ đồng, nợ nước
ngoài khoảng 1,088.2 nghìn tỷ đồng.
5. Phong tục của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Hàn Quốc
- Trung Quốc:
 Tôn giáo: chủ yếu đạo Phât, Hồi giáo, thiên chúa giáo
 Lời chào hỏi: khi chào hỏi người Trung Quốc cúi đầu, khoanh tay trước ngục thể hiện
sự tôn trọng, nay họ muốn thể hiện sự tôn trong chỉ cần gật đầu
 Tặng quà: khi người Trung Quốc đến thăm, họ thường mang theo một ít rượu, trà kẹo.
Không nên tặng ra số lượng quà là số lẻ vì họ coi đó là điều không may mắn và không nên tặng
quà với số lượng 4, màu đen hoặc màu trắng hay đồng hồ - những thứ này được coi là biểu tượng
của cái chết.
 Một số phong tục khác: không được cắm đũa vào bát cơm( đó biểu tượng cúng cơm
người chết), ợ hơi sau khi ăn ( là lời khen cho đầu bếp), liên tục châm trà trong buổi trò chuyện,
chỉ tay vào người khác được xem là cư chỉ thô lỗ, không vó văn hóa sử dụng tiền tip, có thể ngủ
mọi lúc mọi nơi.
- Việt Nam:
 Tôn giáo: chủ yếu là đạo Phật
 Giao thiệp(tục trầu câu, hút thuốc lào).
 Lễ Tết( tết nguyên Đán, giao thừa, lễ cúng thổ công, Tết nguyên tiêu, Tết thanh minh,
Tết Đoan ngọ, Tết Trung Nguyên- rằm tháng bảy, Tết Trung Thu, Tết hạ nguyên- Tết cơm mới,
Tết Trùng thập, Tết Táo quân).
 Lễ hội: Lễ hội chùa hương, lễ hội đền Hùng, lễ Hội Yên Tử- Quảng Ninh, lễ hội Đống
Đa- Hà Nội, lễ hội đền Gióng- Sóc Sơn, Hà Nội,lễ hội chùa Bái Đính- Ninh Bình, Hội Xoan- Phú
Thọ, Lễ hội Lim- Bắc Ninh, hội chùa Keo- Thái Bình, lễ hội Lam Kinh, lễ hội cầu ngư, lễ cơm
mới, hội đua voi, lễ hội đâm trâu, lễ hội Dinh Cô,
- Halal có nghĩa là “ cho phép hoặc hợp pháp” còn được đánh vần halaal là một tiếng Ả
Rập. Trong kinh Quran, từ halal trái nghĩa với haram(bị cấm). Sự đối lập nhị phân này được xây
dựng thành một loại phức tạp hơn được gọi là “ 5 phán quyết”: Fard(bắt buộc),
Mustahabb(khuyến nghị), Mubah(Trung lập), Makruh(khiển trách) và Haram( bị cấm). Thuật ngữ
này liên quan đến luật ăn kiêng của Hồi giáo, và đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị theo
yêu cầu đó.
6. Marketing trong giai đoạn 4.0 có đặc điểm sau:
Marketing 4.0 là Marketing sử dụng công nghệ cao trí tuệ nhân tạo… để nghiên cứu thị
trường.
- Khách hàng trong thương mại điện tử được liên kết với nhau qua mạng xã hội, do đó,
doanh nghiệp không thể tiếp cận người dùng một cách trực tiếp - như marketing 1.0 truyền thống,
mà buộc phải được sự chấp nhận của khách hàng.
- Tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng có quyền chia sẻ và đánh giá dễ dàng
về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể tự định vị thương hiệu của
mình như các cách tiếp cận marketing trước đây, mà quyền định vị thương hiệu của doanh
nghiệp đã chuyển dịch dần sang phía khách hàng.
- Marketing trong thời kì này không chỉ là marketing dưới góc nhìn của doanh nghiệp
(mô hình 4P phát triển lên mô hình 5P, 6P, 7P truyền thống) mà còn là marketing dưới góc nhìn
của khách hàng (mô hình 4C hiện đại: Co-creation - cùng thiết kế, currency - chi phí, communal
activation - lan truyền trong cộng đồng, conversation – đối thoại với khách hàng). Khách hàng
trong marketing 4.0 có quyền tham gia vào tất cả các khâu, từ thiết kế sản phẩm cho tới định giá
và truyền thông cho chính sản phẩm.
- Khác với các cách tiếp cận marketing trước đây, dịch vụ chăm sóc khách hàng đã có sự
thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách
hàng, sử dụng kết nối để chia sẻ với người dùng khác trong quá trình hậu mãi.
- Khách hàng trong giai đoạn marketing 4.0 không chỉ đơn giản là mua sản phẩm để thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, mà còn để củng cố giá trị và cái tôi của bản thân.
7. Vài ví dụ về Marketing trên thị trường Việt Nam
Một số chiến lược Marketing trên thị trường Việt Nam
- Chiến lược marketing 1: Lấy dịch vụ là trọng tâm
Chiến lược của Coffee House lấy dịch vụ làm nền tảng. Coffee House không chỉ bán café, đồ
uống thuần túy như nhiều quán khác mà còn tạo một nơi lý tưởng để làm việc và có một không
gian sang trọng. Không chỉ thế nhân viên ở đây vô cùng chuyên nghiệp, nhân viên coi họ như
người thân , ngồi cả ngày cũng không bị tỏ thái độ, được tiếp nước liên tục, wifi mạnh,… Chất
lượng dịch vụ hoàn hảo có thể tạo thiện cảm và niềm tin cho khách hàng, nâng cao hình ảnh
thương hiệu trong lòng khách hàng.
- Chiến lược marketing 2: Đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng thiện cảm
Nhà bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam thay túi nilong thông thường bằng túi nilong tự phân hủy
thân thiện với con người và tiếp tục kiên định với xu hướng tiêu dùng xanh bằng sử dụng vật liệu
thiên nhiên, ngừng kinh doanh ông hút nhựa và thực hiện “ Ngày không túi nilong”. Chính vì
chiến lược Marketing này đã khiến saigon Co.op mang lại nguồn thu lợi nhuận lớn và được lòng
tin của khách hàng.
- Chiến lược marketing 3:Mang đời thường vào quảng cáo
Chiến lược của Điện Máy xanh: Chiến lược quảng cáo của họ mang lại hình ảnh khá điên rồ,
tạo sự khác biệt nhưng không xa rời thực tế, mà lại rất gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.Trong
một thời gian ngắn quảng cáo, họ đã mang lại hiệu ứng lan rộng cực mạnh, nhanh. Với slogan “
muốn mua Tv đến Điện Máy Xanh” cả những đứa trẻ nhỏ cũng nhớ được câu nói vui nhộn cùng
với hình ảnh thú vị. Chính vì, điều đó đã mang lại một thành công của chiến dịch Marketing.
- Chiến lược marketing 4: Giá trị lý tính không đổi, tặng thêm gái trị cảm tính mới
Giày hiệu Biti’s Hunter được quảng cáo rầm rộ sau năm 2016 không mấy ai quan tâm, nhưng
sau sự kiện ca sĩ Sơn Tùng sủ dụng đôi giày Hunter trong MV đình đám “ Lạc Trôi” thì ngay lập
tức cháy hàng
BUỔI 24/8
1.Tìm tất cả các từ viết tắt gắn liền với kinh tế , như VIN, DUNS...là gì?
2.Tìm các từ viết tắt gắn với các khối kinh tế thế giới?
3.Thống kê tài sản vô hình của 10 công ty hàng đầu thế giới?
4.Phong tục tập quán của 1 số nước yêu thích?
5.Hãy liệt kê các từ gắn với THỊ TRƯỜNG?
6.Ý nghĩa tên các Tỉnh, đướng phố ưa thích?
7. Đặc sản quê em?
8.Giá của một số mặt hàng cao cấp?
9.Tìm một số đặc đểm của thị trường Việt Nam mà các nước không có...?
Bài làm
1. Các từ viết tắt gắn liền với kinh tế:
- VIN: Vehicle Identification Number - bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều
cách khác nhau. Hệ thống VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ và khác với ký hiệu VIN quốc tế và được
quy định theo chuẩn ISO 3833.
- DUNS : Data Universal Nymbering System - dãy số gồm 9 chữ số có tính duy nhất,
dùng để xác thực thông tin của một doanh nghiệp
- CFO – Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính trong công ty.
- CPI – Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng.
- CCO – Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh trong công ty.
- CPA – Certified Public Accountants – Kế toán viên công chứng được cấp phép, cố vấn
tài chính chuyên nghiệp cho cá nhân và doanh nghiệp. Hoặc có thể hiểu là những kế toán chuyên
nghiệp với trình độ chuyên môn được đánh giá chuẩn quốc tế.
- CFA – Certified Financial Analyst – Chứng chỉ dành riêng cho những người phân tích
tài chính chuyên nghiệp như chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, tài chính – ngân hàng.
- CEO – Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành chính là người giữ trách nhiệm
thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị.
- FDI – Foreign Direct Investment – Khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- FOREX – Foreign Exchange – Thị trường trao đổi ngoại tệ, ngoại hối.
- HR – Human Resources – Nhân lực, nhân sự.
- KPI – Key Performance Indicator – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc hoàn thành.
- MBA – The Master Of Business Administration – Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
- M&A – Merger and Acquisition – Mua bán và sát nhập công ty.
- NPV – Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng. Nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện hành
của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.
- ROA – Return on assets – Tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi
đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay còn gọi là hệ số tuần hoàn của tài sản, tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản,…
- IPO – Initial Public Offering – Phát hành cổ phiếu ra công chứng lần đầu.
- ODA – Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức.
- GDP – Gross Domestic Product – Tổng tài sản quốc nội.
2. Các từ viết tắc với khối kinh tế thế giới
- NaFTA: North American Free Trade Agreement
- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
- GAFTA: Greater Arab Free Trade Area
- APEC: Asia – Pacific Economic Cooperation
- EU: European Union
- CEFTA: Central European Free Trade Agreement
3. Thống kê tài sản vô hình của 10 công ty hàng đầu thế giới
Danh tiếng thương hiệu
Mối quan hệ với khách hàng
Lòng tin và sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng của nhân viên (nguồn nhân lực)
Chất lượng của quy trình kinh doanh
Quan hệ với nhà cung cấp
4. Phong tục tập quán của 1 số nước yêu thích
- Hàn Quốc:
 Ăn uống: Ăn kim chi- một món ăn truyền thống của người Hàn, uống rượi Soju- hạn chế
tự rót rượu cho mình đó là một cử chỉ thiếu lich sự. Trong một bàn tiệc sẽ có người rót rượu và
người nhận rượu phải nâng ly lên, đặc biết đối với người có vị trí thấp hơn khi rót hay nhận rượu
cần đưa tay đặt trước ngực hoặc đỡ lấy khuỷu tay để thể hiện sự kính trọng và phải nhanh chóng
uống hết phần rượu trước khi nhận rượu từ người mới. Ăn cơm bằng thìa và đũa, họ không nâng
bát cơm lên miệng và đôi đũa không được rời khỏi bát cơm- đây là một điều cầm kị đối với người
Hàn Quốc, vì nếu đũa rời khỏi bát cơm thì cách ăn dành cho người đã mất.
 Cởi giày, không cười với người lạ, họ thường cúi ngừi hơi nghiêng so với trục thẳng
đứng và gật đầu chào hỏi nhẹ nhàng đối với người cùng đẳng cấp, bàn bè hoặc người quen, còn
đối với người có địa vị cao hơn, lớn tuổi, người hàn thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai
chân khép chặt vào nhau, cúi người thấp 1 gọc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát thân người.
- Phong tục tập quán của Nhật Bản:
 Ăn uống: Trong sinh hoạt hằng ngày: dùng đũa đúng cách có nghĩa là luôn đặt đũa trên
kệ đỡ đũa, không đặt dũa dọc trên bát- giống một tục lệ đám ma, không cọ hai đũa với nhau-
người nhật nghĩ việc nằng rất thô lỗ, đừng đưa thức ăn từ đũa mình sang đũa của người khác,..,
không đổ tương lên thực phẩm
 Sinh hoạt: Không đi giày vào trong nhà, ăn gà KFC trong lễ Giáng Sinh, ngồi dưới sàn
nhà
 Hành xử nơi công cộng: Luôn xếp hàng những nơi công cộng và đông người, tránh ăn
uống khi đang đi đường- ăn uống trên phương tiện giao thông được coi là một điều vô văn hóa,
không xĩ mũi nơi công cộng, tránh trò chuyện điện thoại to tiếng khi đi phương tiện giao thông,
không chỉ trỏ, tránh đưa và nhân đồ bằng một tay và luôn chào hỏi- một lễ nghi chào hỏi ở mọi
lúc mọi nơi của nhật Bản là động tác cúi chào, đúng giờ, không tiền boa, đeo khẩu trang mọi lúc
mọi nơi, ngủ gật khi đang làm việc- cho thấy họ làm việc rất chăm chỉ,
5. Hãy liệt kê các từ gắn với thị trường
Thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu, Cạnh tranh, cung, cầu, buôn bán, sản phẩm, lãi
suất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu, thuế, tiền, chứng khoán, doanh nghiệp, ngoại tệ,
ngoại hối, tiêu dung, vay, vốn, trao đổi, khách hàng, …
6. Ý nghĩa tên các tỉnh và tên thành phố yêu thích
- Tỉnh Thái Bình: theo tên gọi Hán Việt có nghĩa là “yên ổn hoàn toàn”
- Thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa là cửa sông lớn, sông lớn, bắt nguồn từ ngôn ngữ Chăm.
7. Đặc sản quê em
- Đặc sản của quê em Bình Định đó là bún tôm, bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, nem
chợ huyện,..
8. Giá của một số mặt hàng cao cấp
Điện thoại IPHONE 11 PRO MAX 256GB: 34.990.000đ
Nước hoa CHANEL Coco Mademoiselle: 3.490.000đ
Bảng phấn mắt NARS: 59$
Giày ADIDAS ZX 2K BOOST: 3.500.000đ
Thịt bò OMI: 450$ / 1kg
9. Một số đặt điểm mà thị trường Việt Nam mà các nước không có
- Phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, thực hiện: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
- Sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc
gia, lợi ích của nhân dân lao động thông qua hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mang tính cộng đồng cao theo
truyền thống của xã hội Việt Nam
BUỔI 30/8
+Phân biệt nghiên cứu thị trường và nghiên cứu Marketing?
Nghiên cứu thị trường là một cuộc điều tra về một thị trường mục tiêu, những người mua
tiềm năng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó có thể bao gồm nghiên cứu chính với khách hàng
tiềm năng hoặc khách hàng để hiểu quá trình ra quyết định của họ, thái độ của họ, nhận thức của
họ về bạn và / hoặc đối thủ cạnh tranh; cũng như nghiên cứu thứ cấp về xu hướng nhân khẩu học
hoặc mua hàng.
Nghiên cứu MARKETING là một cuộc điều tra về các phương tiện tiếp thị, nhắn tin, giá cả
và các lựa chọn phân khúc. Nó có thể bao gồm nghiên cứu các hoạt động tiếp thị của đối thủ cạnh
tranh, nghiên cứu chính về nhắn tin hoặc định vị hoặc định giá hoặc nghiên cứu các tùy chọn và
chi phí kênh tiếp thị. Thông thường, bạn sẽ muốn thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi
nghiên cứu MARKETING bởi vì bạn mong muốn sự hiểu biết của bạn về thị trường sẽ định hình
các cân nhắc chiến lược tiếp thị của bạn.
+Phân loại thị trường phân khúc?

4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất

Nhân viên bán hàng và nhà tiếp thị thông thái phân loại khách hàng tiềm năng của họ thành
các phân khúc để giữ cho nỗ lực của họ tập trung và hiệu quả. Khi khách hàng tiềm năng của bạn
được nhóm chính xác, việc nhắm mục tiêu các nhóm cụ thể sẽ dễ dàng hơn nhiều và điều chỉnh
các nỗ lực của bạn để có tác động tối đa. Dưới đây là các hình thức phân khúc phổ biến nhất.

Phân khúc nhân khẩu học

Phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến nhất và
đòi hỏi phải phân loại thị trường của bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, chủng
tộc, v.v … Ở mức tối thiểu, hầu hết các công ty đều có ý tưởng chung về nhân khẩu học mua sản
phẩm của họ.

Phân khúc tâm lý

Các đặc điểm cụ thể hơn được phân loại theo ô của phân khúc tâm lý. Ít hữu hình hơn phân
khúc nhân khẩu học, phương pháp phân loại này bao gồm các chi tiết như lối sống, tính cách,
niềm tin, giá trị và tầng lớp xã hội. Đánh giá này rất quan trọng vì hai cá nhân có thể sở hữu
thông tin nhân khẩu học giống hệt nhau nhưng đưa ra quyết định mua hàng hoàn toàn khác nhau
và do đó yêu cầu tiếp thị khác nhau. Chẳng hạn, quảng cáo về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có
thể không đi xa với những người thích chi tiền cho trò chơi điện tử và nước tăng lực, ngay cả khi
họ làm việc trong cùng ngành và sống trong cùng một tòa nhà chung cư.

Phân đoạn hành vi


Tại cốt lõi của nó, phân khúc hành vi là hành động phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên
hành động của họ, thường là trong kênh tiếp thị của bạn. Chẳng hạn, khách hàng tiềm năng đã
truy cập trang đích cho một sự kiện sắp tới có thể được hưởng lợi từ việc nhận được lời mời được
cá nhân hóa. Phân khúc thị trường của bạn dựa trên các hành vi thường được thực hiện bởi các
nhà tiếp thị trong phần mềm tự động hóa tiếp thị của họ, nhưng bất kỳ công ty nào có danh sách
gửi thư đã thực hiện phân đoạn hành vi chỉ bằng cách theo dõi khách hàng tiềm năng đã đăng ký
để nhận email.

Phân khúc địa lý

Phân khúc thị trường địa lý sẽ tính đến các địa điểm triển vọng để giúp xác định chiến lược
tiếp thị. Phân khúc địa lý tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên ranh giới địa
lý. Bởi vì khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích và sở thích khác nhau theo địa lý của họ,
hiểu được khí hậu và khu vực địa lý của các nhóm khách hàng có thể giúp xác định nơi bán và
quảng cáo, cũng như nơi mở rộng kinh doanh của bạn.
+Phân biệt thị trường Đen và Thị trường Xám?
Thị trường Đen Thị Trường Xám
- Chỉ thị trường bất hợp pháp hình thành - Chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa một
khi chính phủ cố định giá ở mức tối thiểu cách hợp pháp nhưng không chính thức,
hoặc tối đa. không được ủy quyền và ngoài mong
muốn của nhà sản xuất ra các hàng hóa
đó và ngoài ý muốn của cơ quan nhà
nước điều tiết thị trường

- Các mặt hàng thường bán ở thị trường - Các mặt hàng thường bán ở thị trường
Đen là các hàng hóa cấm như ma túy, Xám là các mặt hàng nhập lậu để khai
cần sa, súng trường... thác giá mặt hàng cao do đánh vào hàng
chính ngạch như (mỹ phẩm, thuốc lá,
dược phẩm ...)

- Giá hàng hóa ở thị trường Đen cao gấp - Giá bán thấp hơn so với hàng hóa thị
nhiều lần so với giá thị trường trường

+ Bản chất của B to B và B to C?


B2B B2C
Đối Giao dịch giữa doanh nghiệp với Là cá nhân và những doanh
tượng doanh nghiệp nghiệp mua hàng về để tiêu dùng
khách
hàng
Đàm Bao gồm cả yếu tố đàm phán về Đàm phán, giao dịch B2C khá
phán và giá cả, giao nhận hàng, đặc tính kĩ đơn giản.
giao dịch thuật của sản phẩm Điều này khiến cho các nhà bán lẻ
dễ dàng hơn trong việc đưa lên
mạng catalog sản phẩm dịch vụ
của họ để mở một siêu thị trực
tuyến.
Quá trình  Mối quan hệ dẫn dắt  Sản phẩm dẫn dắt
bán hàng  Tối đa hóa giá trị của mối  Tối đa hóa giá trị của giao
quan hệ dịch
 Thị trường mục tiêu nhỏ và  Thị trường mục tiêu rộng
tập trung lớn
 Quy trình mua hàng nhiều  Quy trình mua hàng từng
bước, chu trình bán hàng dài hơn bước, chu trình bán hàng ngắn
 Nhận diện thương hiệu hơn
được tạo ra bằng mối quan hệ cá  Nhận diện thương hiệu
nhân được tạo ra thông qua sự lặp lại
 Các hoạt động xây dựng và hình ảnh
nhận thức và sự hiểu biết  Buôn bán và hướng vào
 Quyết định mua hàng các hoạt động mua hàng
thuộc về lý trí dựa trên giá trị kinh  Quyết định mua hàng
tế mang lại thuộc về cảm xúc dựa trên mong
Mục tiêu cuối cùng của B2B khá muốn, hoàn cảnh hoặc giá cả
giống với B2C là chuyển đổi Mục tiêu cuối cùng của các chiến
những khách hàng tiềm năng dịch marketing B2C là chuyển đổi
thành khách hàng nhưng quá trình người ghé thăm cửa hàng hay
này sẽ lâu hơn và phức tạp hơn website thành người mua hàng
Sử dụng các hoạt động tiếp thị thật sự.
phức tạp hơn (gửi email, qua điện Sử dụng các hoạt động khuyến
thoại, qua webstie, nhân viên bán khích bán hàng: phiếu giảm giá,
hàng, trưng bày sản phẩm ,…

+ Cách tình số kiểm tra trong dãy mã vạch? cho ví dụ minh hoa.
Mã số mã vạch là công cụ đắc lực đem đến cho người dùng những thông tin cần thiết về sản
phẩm và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động lưu hành hàng hóa trên thị trường ngày
nay.
Để kiểm tra mã số mã vạch in trên hàng hóa có chính xác hay không thì người tiêu dùng áp
dụng cách tính số mã vạch sau để xác định được nhé:
– Bước 1: tính tổng các con số hàng chẵn
– Bước 2: lấy kết quả Bước 1 nhân với 3
– Bước 3: lấy kết quả của Bước 2 cộng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13).
– Bước 4: lấy kết quả Bước 3 cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ,
còn nếu khác 0 là không hợp lệ => bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái.
Ví dụ: Cách kiểm tra mã số mã vạch ở trên “8935217400157” áp dụng cho 12 số từ trái qua
phải, trong đó số “7” là mã số kiểm tra, cách tính như sau:
– Bước 1: 5 + 0 + 4 + 1 + 5 + 9= 24
– Bước 2: 24 x 3 = 72
– Bước 3: 72 + (1 + 0 + 7 + 2 + 3 + 8) = 93
– Bước 4: 93 + 7 = 100
=> Tổng có đuôi là “0” => mã vạch trên là hợp lệ
+ Liệt kê các từ gắn với từ Giá?
Mô hình 4P: price ( giá)- Product ( sản phẩm) - Place ( phân phối)- Promotion (chiêu thị )
- Hoặc: Giá cả, giá thị trường , giá sàn, giá trần, phá giá...
+ Liệt kê các loại cửa hàng?…
- Cửa hàng chuyên biệt: cửa hàng tập trung bán hàng hóa trong lĩnh vực đặc trưng ví dụ
như cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng đồ gia dụng..
- Cửa hàng tạp hóa: bán hàng hóa trong các danh mục khác nhau để phục vụ nhu cầu của
cư dân trong khu vực
- Cửa hàng tiện lợi: nơi mà mọi người có thể đến bất cứ lúc nào khi cần mua hàng hóa
thiết yếu hàng ngày. Ví dụ về các cửa hàng tiện lợi như Vinmart, K mart…
- Nhượng quyền thương mại: oại hình kinh doanh được cấp quyền bởi công ty khác để
bán sản phẩm của mình. Hàng hóa và tài sản marketing được mua từ nhượng quyền thương mại,
và nó hoạt động theo một “bản thiết kế” được thiết lập bởi các công ty.
BUỔI 8/9
1.Liệt kê 10 thương hiệu nổi tiếng nhất của thế giới.
2. Liệt kê 10 mặt hàng mà bạn ưa thích
3.Liệt kê 10 món ăn đặc sản của Việt Nam
4.Giải thích 10 tên địa danh Việt Nam, ví dụ Đà nẳng là sông lớn...
5.Ý nghĩa tên 10 nước lớn, ví dụ Canada là...
6.Chọn 10 loại chai nhựa và xem xét số bên dưới đáy chai..., loại nào không dùng đưng thực
phẩm?
7.Chọn 10 sản phẩm chỉ có ở Việt Nam
8.Nêu 10 chiến lược Marketing của các doanh nghiệp trên thị trường
9.Giá của 10 loại sản phẩm quan trọng nhất trên thị trường Việt Nam
10. Liệt kê tên 10 loại cửa hàng trên thị trường Tp HCM...ý nghĩa của chúng?
Bài làm:
1. Liệt kê 10 thương hiệu nổi tiếng nhất của thế giới.
1. APPLE
2. GOOGLE
3. AMAZON
4. MICROSOFT
5. COCA-COLA
6. SAMSUNG
7. TOYOTA
8. MERCEDES-BENZ
9. MC-DONALDS
10. DISNEY
2. Liệt kê 10 mặt hàng mà bạn ưa thích
Quần áo
Sách
Mỹ phẩm
Điện thoại
Laptop
Đặc sản vùng miền
Thức ăn nhanh
Phụ kiện trang sức
Cây boinsai
Đồ handmade
3.Liệt kê 10 món ăn đặc sản của Việt Nam
1. BÁNH MÌ
2. PHỞ
3. BÚN CHẢ
4. CHẢ CÁ
5. GỎI CUỐN
6. BÁNH XÈO
7. BÚN BÒ HUẾ
8. CAO LẦU
9. MÌ QUẢNG
10. CƠM TẤM
4.Giải thích 10 tên địa danh Việt Nam, ví dụ Đà nẳng là sông lớn…

Nguồn gốc tên gọi Hà Nội:

Hai nhánh của sông Hồng chảy qua bao bọc lấy thành phố. Hà là sông, Nội là bên trong. Hà
Nội là thành phố nằm bên trong sông.

Nguồn gốc tên gọi Rạch Giá – Kiên Giang:

Rạch Giá vì vùng này ngày xưa mọc nhiều cây giá – giống cây đước chứ ko phải giá ăn phở.

Nguồn gốc tên gọi Nha Trang:

Tên gọi Nha Trang xuất phát từ tiếng chăm Eatrang đọc chệch mà ra. Eatrang nghĩa là dòng
sông lau sậy vì do ngày xưa dọc 2 bờ sông cái Nha Trang lau sậy mọc rất nhiều.

Nguồn gốc tên gọi Hải Dương:

Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Tên gọi Hải Dương (海陽) chính thức có từ năm 1469[3]. Hải
(海) là biển. Dương (陽) là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng
Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời
biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”.

Nguồn gốc tên gọi Cà Mau:

“Kha-mau” trong tiếng Khmer có nghĩa là nước đen, nói về đặc điểm của vùng rừng tràm, lá
cây tràm ủ xuống mục ra làm cho nước có màu đen. Sau đọc theo tiếng Kinh là là “Cà Mâu” nay
là tỉnh “Cà Mau” vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng:

Nguồn gốc từ “Đà Nẵng” bắt nguồn từ tiếng Chăm cổ “DAKNAN”, nghĩa là vùng nước rộng
lớn. Trong đó, chữ DAK có nghĩa là nước, NAN là rộng, lớn, hoặc già.
Nhiều ý kiến cho rằng Đà Nẵng xuất phát từ nghĩa trong tiếng dân tộc là vùng đất có con
sông lớn – chính là sông Hàn ngày nay.

Nguồn gốc tên gọi Đồng Nai:

Trước kia có thành Gia Định, Biên Hòa…. sau khi Pháp vào thì họ xây dựng Sài Gòn – hòn
ngọc viễn đông. Họ rất thích đi săn nai ở vùng đất Biên Hòa, đến thời kỳ sau hình thành, chia nhỏ
các tỉnh thì tên Đồng Nai xuất hiện.

Nguồn gốc một số tên địa danh ở Sài Gòn:

Ngày xưa người ta thương lấy những cái gì dễ nhớ để chỉ địa điểm nên mới có tên như vậy:
 Như ngã 4 hàng xanh vì xưa trồng toàn cây sanh
 Lăng cha cả vì ngày xưa chỗ đó có cái mộ của ông cha xứ.
 Sài gòn thì hình như đó là dấu tín hay đai loại mật khẩu của chiếu chỉ triều đình khi gửi
về Gia Định( sài: đốt, gòn là cây gòn).

Nguồn gốc tên gọi Bình Thuận:

Bình thuận có tên gọi từ năm 1697, khi chúa Nguyễn cho lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện
An Phước và Hòa Đa. Bình chỉ sự khai phá, bình định một vùng đất Thuận là sự sinh sống hòa
thuận mà ở đây là hòa thuận giữa 2 dân tộc Kinh và Chămpa. Do lúc thành lập vùng đất này chưa
được yên ổn nên chúa Nguyễn đặt tên như vậy

Nguồn gốc tên gọi Bạc Liêu:

Bạc Liêu là sự đọc trại từ Po Liêu trong tiếng Khmer có nghĩa là Làng nghèo đánh cá.
Tham khảo thêm tại một số trang:
https://www.facebook.com/tulieuhuongdanviendulich/posts/482929308547505/
https://sharengay.com/tim-hieu-nguon-goc-ten-goi-cac-dia-danh-tren-dat-nuoc-viet-nam/
https://vne.today/bai-viet/16535/u35t/

5. Ý nghĩa tên 10 nước lớn, ví dụ Canada là…

Ý nghĩa tên nước Mỹ

America: Tên thông tục của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đặt tên theo nhà thám hiểm Amerigo
Vespucci. Tuy đặt chân đến Châu Mỹ sau Chris Columbus nhưng ông lại công nhận đây là châu
lục mới.
Hoa Kỳ: Bắt kì từ tiếng Hán, quốc kì nước Mỹ có rất nhiều ngôi sao trông tựa như những
bông hoa, nên người Trung Quốc gọi đó là "Hoa Kỳ Quốc", tức "đất nước cờ hoa".

Ý nghĩa tên nước Anh


Xuất xứ từ từ "Engla Land", trong tiếng Anh cổ, có nghĩa là vùng đất của người Angles.
Người Angles là một trong những bộ tộc man rợ German định cư tại Anh trong thời đầu Trung
Cổ.

Ý nghĩa tên nước Trung Quốc

China: bắt nguồn từ âm Sin, có nghĩa là nhà Tần, triều đại đầu tiên thống nhất đất nước, đạt
được nhiều thành tựu trong ngoại thương.
Trung Quốc: có nghĩa là vùng đất ở giữa, ý nói Trung Quốc là trung tâm thế giới và có sức
mạnh hơn hẳn các nước xung quanh.
Người Việt hay gọi người TQ là người Tàu (cách gọi dân dã, không chính thức) thì có 3 giả
thuyết:
+ Ngày xưa người Hoa thường dùng tàu để sang Việt Nam buôn bán, định cư nên được gọi là
"người Tàu".
+ "Tàu" là biết thể ngữ âm của Tào, chỉ nước Ngụy của Tào Tháo.
+ Tàu có nghĩa cổ là quan. Thời Bắ thuộc, nói chung quan cai trị người Hoa nên dân chúng
đã quan niệm rằng người Hoa là "tàu", nghĩa là " quan".

Ý nghĩa tên nước Nga

- Rusia: từ Rusia hay Rossiya có nguồn gốc từ tên gọi của dân tộc Rus, có nghĩa là "vùng đất
của người Rus"
- Nga: có nguồn gốc tiếng Hán, phiên âm Tiếng Việt có nghĩa là Nga La Tư.
Ý nghĩa tên nước Hàn Quốc (Đại Hàn Dân Quốc)
Đại Hàn có nghĩa là "rất to lớn"
Dân Quốc là "quốc gia của nhân dân", theo chủ nghĩa tam dân
Đại Hàn Dân Quốc có nghĩa là "quốc gia rộng lớn của nhân dân"

Ý nghĩa tên nước Chile

Theo một trong những phiên bản được nhiều người hay kể nhất, Chile là tên được lấy từ
Chilli trong tiếng của người Mapuche, mang ý nghĩa là "nơi tận cùng của thế giới".
Sở dĩ thổ dân bản địa gọi Chile là nơi tận cùng, vì họ đi bộ từ phía tây Argentina xuống thì
thấy lãnh thổ Chile kết thúc là nhìn ra biển Thái Bình Dương.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng Chile là tiếng gọi bầy của một loài chim ở đây, "cheele-
cheele".
Ý nghĩa tên nước Thụy Sỹ
Tên tiếng anh là Switzerland. Từ xuất Schwyz chỉ vùng đất được đốt và khai hoang, từ đó
xây dựng mà nên.
Ý nghĩa tên nước Singapore: Bắt nguồn từ tiếng Mã Lai "Singapur", "Singa" có nghĩa là sư tử
còn "pura" có nghĩa là "thành", Singapore có nghĩa là thành phố Sư Tử.
Ý nghĩa tên nước Ấn Độ: Tiếng Anh "India" xuất phát từ "Sindhu" nghĩa là con sông.
Ý nghĩa tên nước Canada: bắt nguồn từ “ kanata” trong ngôn ngữ của người Iroquais Saint
Lawrance có nghĩa là “ làng” hay “khu định cư”
Tham khảo thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_qu
%E1%BB%91c_gia_theo_%C3%BD_ngh%C4%A9a_t%C3%AAn_g%E1%BB%8Di
BUỔI 9/9
1.Hãy trình bày mối liên hệ màu sắc với sản phẩm...cho ví dụ minh họa?
2.Bao bì có vai trò như thế nào với sản phẩm?
3.Liệt kê các loại gạo và giá xuất khẩu?
4.Tại sao giá thường được các chuyên gia marketing đặt ra là số lẻ  , như 499 USD, 9,9
USD...
5.Tại sao Iphone liên tục đưa ra sản phẩm mới? hiện tượng tự cạnh tranh này nói lên điều gì?
Bài làm:
Hãy trình bày mối liên hệ màu sắc với sản phẩm...cho ví dụ minh họa?
Trong số những người tiêu dùng, màu sắc gắn liền với quyết định mua hàng. Màu sắc là lý do
chính khiến 85% người tiêu dùng cho lựa chọn những gì họ mua và tới 90% quyết định về sản
phẩm chỉ dựa trên màu sắc.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng 42% người tiêu dùng đưa ra ý kiến về một trang
web dựa trên thiết kế của trang web, bao gồm màu sắc, hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Và 52% thời
gian thiết kế kém và cách sử dụng màu sắc kém sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng
và họ sẽ tránh quay trở lại trang web đó.
Nghiên cứu người tiêu dùng đã tìm ra rất nhiều liên kết giữa các quyết định mua hàng của
người tiêu dùng với các màu sắc trong thiết kế cụ thể mà bạn có thể sử dụng khi thực hiện các lựa
chọn thiết kế thương hiệu.
Ví dụ:
Màu cam, đỏ, xanh dương và đen thu hút người mua.

Màu xanh thiên thanh và xanh navy là khu chuyên cho cho những người săn hàng giá rẻ.
Khi nói đến quần áo, màu nhẹ nhàng như hồng, xanh da trời và màu hoa hồng là điểm thu hút
với người mua sắm truyền thống.

Người tiêu dùng có phản ứng xúc cảm với màu sắc mà họ nhìn thấy trong Marketing, và
những phản ứng đó đi kèm với những kỳ vọng cụ thể. Một phần của những kỳ vọng này liên quan
đến mức độ phù hợp giữa màu sắc và thương hiệu.
Chúng ta hy vọng sẽ nhìn thấy màu đỏ và vàng trên một dấu hiệu cho Denny hoặc
McDonalds. Nhưng chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng ta kéo đến một nhà hàng sang trọng,
ăn một bữa ăn tốn hàng trăm đô la mà màu thương hiệu lại là màu đỏ và vàng? Đó chắc chắn là
một sự không phù hợp!
Cùng một lý do, người ta thường không tin vào một ngân hàng sử dụng màu vàng tươi và
màu cam trong bộ nhận diện thương hiệu. Chúng ta cũng thấy rằng bao bì bằng giấy màu nâu hấp
dẫn khi nó được quấn quanh sản phẩm cà phê hoặc xà phòng. Tuy nhiên, cùng một tờ giấy đó thì
nó hoàn toàn không hấp dẫn khi làm bao bì cho các chai nước ép tươi, tốt nhất là khi chúng thể
hiện màu sắc riêng của mình lấp lánh thông qua một nhãn hiệu rõ ràng, không phô trương.

Và bạn nghĩ thế nào nếu thuốc chữa bệnh hói đầu được bán trong hộp hoa oải hương? Hay
như một sản phẩm vệ sinh cho nữ giới được gói trong một hộp màu đen và màu xám, hoặc tệ hơn,
một màu nâu?
Những sở thích này không phải vì chúng ta không an tâm về giới tính hoặc vì chúng ta không
thích màu nâu trong bao bì. Kết nối của chúng ta với màu sắc thực sự đã tiến hóa! Bộ não đã
được lập trình qua thời gian để yêu thích màu sắc nhất định trong các tình huống nhất định.
Ví dụ, có những nghiên cứu cho thấy đàn ông thực sự thích những cô gái tóc vàng - có lẽ vì
tóc vàng là dấu hiệu của tuổi trẻ và bởi vì những người da trắng thường xuất hiện dấu hiệu tuổi
tác nhanh hơn, làm cho nó dễ dàng hơn để nói nếu họ quá già để kết hôn. Tương tự như vậy, có
một lý do mọi người thấy màu đỏ hấp dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh thực phẩm. Đó là do khi
nhìn về lịch sử thời xa xưa, phát hiện ra trái chín đỏ là là phát hiện ra nguồn thức ăn quý báu.
3. Bao bì có vai trò như thế nào với sản phẩm?
1. Chức năng bảo vệ sản phẩm
Đây là chức năng nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi
bị vỡ, tránh rung, va đập, ảnh hưởng của nhiệt độ  và môi trường bên ngoài.
2. Chức năng ngăn cách
Ngăn cách không cho sản phẩm bị dính nước, bụi bẩn. Bao bì cũng giúp ngăn cách sản phẩm
không bị ô xy hóa hay bị nhiễm khuẩn.
3. Giúp vận chuyển dễ dàng hơn
Một số loại sản phẩm nếu không có bao bì sẽ không có khả năng vận chuyển. Ví dụ: đường,
muối, café rang xay … trong trường hợp này bao bì là phương thức đơn giản và hiệu quả mang
sản phẩm đến người tiêu dùng.
4. Truyền tải thông tin
Một trong những chức năng cơ bản và cổ xưa nhất của bao bì là để truyền tải thông tin.
Những thông tin được in ấn trên bao bì bao gồm cả những thông tin bắt buộc hoặc không bắt
buộc như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, chức năng, thông tin nhà sản xuất, hạn
sử dụng …
5. Chống làm giả sản phẩm
Ngoài ra bao bì của sản phẩm còn giúp sản phẩm tránh được tình trạng làm hàng giả hàng
nhái hàng kém chất lượng - một điều phát sinh mà chúng ta không thể lường trước được. Bao bì
giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt những sản phẩm chính thống của công
ty và những sản phẩm hàng giả kém chất lượng.
6.  Đảm bảo tiện lợi
Sản phẩm được đóng gói bao bì có thể dễ dàng vận chuyển, phân phối, bày bán trên giá kệ
siêu thị, mở ra và đóng vào, sử dụng nhiều lần.
7.  Marketing
Bao bì là một vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động đến người mua và khích lệ
hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong
việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết kế
bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng như một lợi thế bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng doanh
số bán hàng và đồng thời giảm chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.
4. Liệt kê các loại gạo và giá xuất khẩu?
ST Giá Mã
Nội dung ĐVT Cửa khẩu
T (USD) GH
Gạo nếp 10% tấm, NW: 50
1
kg/bao, GW: 50.13 TAN 460 CANG CAT LAI (HCM) FOB
kg/bao&VN
Gạo thơm số 9 - 5% tấm. Đóng
2 đồng nhất trong bao PP , trọng TAN 426 CANG CAT LAI (HCM) FOB
lượng tịnh 50 kg/bao.&VN
3 Gạo nếp VN 10% tấm xuất TAN 461 CANG CAT LAI (HCM) FOB
khẩu (AN GIANG )-bao 25kg;
Kèm 100 bao rỗng cấp miễn
phí; gía =461 USD/T/FOB-
(1cont/ 25tan)&VN
GẠO JASMINE VIỆT NAM CANG QT ITC PHU
4 TAN 591 FOB
5% TẤM &VN HUU
Gạo hạt tròn 3% Tấm. Đóng
5 đồng nhất trong bao PP TAN 555 CANG CAT LAI (HCM) FOB
25kg/bao&VN
Gạo trắng Việt Nam 15% tấm,
hàng đóng đồng nhất bao PP
6 25Kg. Xuất kèm 1% bao rỗng TAN 370 CANG MY THOI (AG) FOB
dự phòng. Nhãn hiệu bao bì
AAA.&VN
Gạo 5% tấm ( 35340 bao 5x5
7 TAN 598.35 CANG CAT LAI (HCM) FOB
kg/ bao)&VN
GẠO THƠM VIỆT NAM 5%
TẤM ( OM 5451, GẠO ĐÓNG
8 BAO 50KG, NHÃN HIỆU TAN 428 CANG MY THOI (AG) FOB
ROOSTER, SUN VALLEY,
WINTER SPRING&VN
GẠO TẤM; 18,600 BAO;
ĐÓNG ĐỒNG NHẤT TRONG
9 BAO 50KGS; CẢ BÌ 50.12 TAN 324 CANG CAT LAI (HCM) FOB
KGS/BAO; 1% BAO RỖNG
GIAO KÈM&VN
Gạo tấm. Đóng đồng nhất trong
 10 bao PP, trọng lượng tịnh 25 KG 0.355 CANG CAT LAI (HCM) FOB
kg/bao.&VN
Tấm Thơm Việt Nam. Hàng
đóng đồng nhất trong bao
11 TAN 397 CANG CAT LAI (HCM) FOB
BOPP 50Kg. Xuất kèm 1% bao
rỗng dự phòng &VN

4.Tại sao giá thường được các chuyên gia marketing đặt ra là số lẻ  , như 499 USD, 9,9
USD…

Thiết lập giá bán của sản phẩm sao cho phù hợp, là một trong những tiêu chí quan trọng
để khách hàng quyết định có mua sản phẩm của bạn hay không? Để giá sốlẻ cho một sản
phẩm – dù là một chiêu thức đã có từ lâu, nhưng sự kỳ diệu của con số 9 chưa bao giờ hết tác
dụng.

Giá sốlẻ là giá gần với giá gốc nhưng lại có sự khác biệt lớn với giá gốc. Đó có thể là những
con số như 199.000 đồng, 99.000 đồng,… mà bạn vẫn thường nhìn thấy tại các cửa hàng hay siêu
thị.

Việc định giá số lẻ như vậy thực chất là một chiến thuật tâm lý đánh vào tâm lý của khách
hàng với giá cả sản phẩm.
Thiết lập giá số lẻ khác ở việc giảm giá ở chỗ, chủ cửa hàng không phải bỏ ra quá nhiều chi
phí để thực hiện chiến dịch này. Ví dụ với giá gốc của sản phẩm là 100,000 đồng, thì việc bán sản
phẩm với giá 99,000 đồng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, mặc dù chêch lệch giá chỉ là 1,000 đồng.

Tâm lý của khách hàng ở đây là: Giá chưa lên đến hàng trăm mà vẫn ở hàng chục thì chưa
được coi là đắt. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các chủ cửa hàng nhờ vào việc định giá sốlẻ cho
sản phẩm.

Để thuyết phục khách hàng từ một mức giá ước chừng sang một báo giá cụ thể, người bán
thường đưa ra những con số “càng lẻ càng tốt”. Nghe có vẻ không khoa học, nhưng nếu bảng giá
mà người bán đưa ra là một con số quá chẵn, khách hàng sẽ thầm đánh giá rằng đây là một mức
giá không thực sự chuyên nghiệp, hoặc thậm chí cho rằng người bán đang cố tình làm tròn để “ăn
thêm”.
Carmen Nobel, tác giả của bài báo “Khi thương lượng giá cả, đừng bao giờ đưa ra một con số
chẵn” cho hay:
“Một nghiên cứu về các thương vụ Mua bán và sáp nhập bởi hai chuyên gia Petri Hukkanen
và Matti Keloharju cho thấy những nhà đầu tư đưa ra giá “lẻ đến từng xu” thường đạt được nhiều
thỏa thuận hơn so với các đồng nghiệp đưa ra con số chẵn tròn.
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định một nguyên tắc tâm lý cho rằng bộ não con người có
xu hướng đề cao mức độ tin tưởng cho những con số lẻ hơn là chẵn. Con người thường xuyên
phỏng đoán rằng một chuyên gia nào đó đã dày công nghiên cứu và “vắt óc” để đưa ra con số lẻ
kia. Ở khía cạnh còn lại, số quá chẵn đồng nghĩa với việc người ra giá đang “chém gió”, chỉ dựa
trên hiểu biết mơ hồ của mình để đưa ra một mức giá chung.”
Ví dụ đối với một dự án nội thất với ước tính chi phí khoảng 200 triệu VNĐ đến 300 triệu
VNĐ, các nhà thầu nhiều kinh nghiệm sẽ “phủ đầu” khách hàng bằng cách đưa ra một mức giá an
toàn là 350 triệu VNĐ, con số này nhằm tạo ra một “mỏ neo” trong tâm lý khách hàng.
Nhưng nếu sau đó, nhà thầu tính toán và đưa ra một con số chính xác nhưng lại quá chẵn,
chẳng hạn như 250.000.000 VNĐ, khách hàng sẽ ngay lập tức thắc mắc về tính chuyên nghiệp
của đối tác.
“Sao mà một dự án phức tạp lại có giá chẵn tròn như thế?”
Vì thế, thay vì đưa ra mức giá 250.000.000 VNĐ, các nhà thầu thường đưa ra các con số lẻ
như 251.860.500 VNĐ.
Trong tiềm thức của khách hàng, con số chẵn 250 triệu chỉ là đoán mò và làm tròn, mức giá
lẻ đến từng xu kia cho thấy nhà thầu đã thật sự nghiên cứu kỹ và biết chính xác họ cần làm gì.
Và nếu khách hàng không đồng ý chi 251.860.500 VNĐ, chắc chắn họ cũng sẽ không đồng ý
với mức giá 250.000.000 VNĐ.
BUỔI 24/9
1. Liệt kê tất cả ký hiệu trên sản phẩm?
2.Phân tích chu kỳ sống của sàn phẩm ...Ví dụ bánh trung thu?
3.Tìm ra một vài sản phẩm mới và sự khác biệt?
4.Liệt kê các kênh phân phối?
5.Giá hớt váng, giá tâm lý, giá không làm tròn...cho ví dụ minh họa?
6.Chọn 1 SBU mà bạn ưa thích...vạch chiến lược marketing?
7. Quảng cáo khác PR chổ nào?...
Bài làm:
1. - Trademark (Nhãn hiệu) - ™
- Registered (đã đăng ký bảo hộ) - ®
- Copyrighted (bản quyền) - ©

-
2. Chu kì sống của bánh trung thu Kinh Đô:
- Giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường: thương hiệu Kinh Đô là Công ty TNHH xây
dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 nên hãng đã có kinh nghiệm
và sau từng đó thời gian, hãng đã phát triển không ngừng và vững mạnh. Lấy chất lượng sản
phẩm để làm cốt lõi trong kinh doanh đã khiến Kinh đô gây rất nhiều thiện cảm với người tiêu
dùng, và dần dần hãng đã được coi như sản phẩm “quốc dân” của mọi nhà. Bánh Trung thu Kinh
Đô truyền thống được tiêu thụ rất tốt như: Vi cá, gà quay Jambon, Thập cẩm lạp xưởng, đậu
xanh, khoai môn, đậu đỏ, sữa dừa, hạt sen trà xanh… Một yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành
công đó thuộc về cách chọn lựa nguyên liệu hết sức tinh tế từ Sen Quảng Bá, quất Nghi Tàm,
hoa bưởi Diễn… tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Giai đoạn phát triển, tăng trưởng: Sản phẩm bánh trung thu của Kinh Đô liên tục đi đầu
thị trường, công ty cải tiến hàng năm bằng cách đầu tư về cả chất lượng lẫn mẫu mã bao bì.
Trong đó, đột phá về tính sáng tạo là bộ sản phẩm “Trăng Vàng Hưng Phú” được chế biến theo
công nghệ sản xuất bánh Trung thu hiện đại với bánh Hạt sen Mochi, trà xanh tuyết, đậu xanh bơ
– kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại. Một bước đột phá khác của hãng trong chiến lược
Marketing bánh trung thu Kinh Đô là hãng đã tung ra thị trường sản phẩm “Bánh trung thu
Trăng Vàng”. Với mẫu mã, bao bì sang trọng, mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối về
mẫu mã và chất lượng, điều này đã “hút hàng” ngay từ đầu mua khi mới ra mắt. Sản phẩm này
tạo ra thích hợp để biếu quà và được đảm bảo 100% thành phần thực vật tự nhiên tốt cho sức
khỏe. Hệ thống phân phối Kinh Đô đã mang đến niềm tin lớn bằng việc tạo được bước chuyển
mình rõ rệt với hơn 200 nhà phân phối mạnh, chuỗi 30 cửa hàng Kinh Đô Bakery, gần 120.000
điểm bán, 30.000 điểm bán kem và sản phẩm từ sữa… trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Giai đoạn bão hòa: Kinh Đô có những sản phẩm với từng mức giá phù hợp, những nhóm
hàng khác nhau có thể chọn mua loại sản phẩm phù hợp. Hơn thế nữa Kinh Đô còn sử dụng
chiến lược giá cạnh tranh, giá bán bánh trung thu Kinh Đô so với sản phẩm khác của đối thủ như
Bibica, Hữu Nghị… thì Kinh Đô đưa ra mức giá theo chiều rộng, có nghĩa sản phẩm của Kinh
Đô có thể chấp nhận “chơi” với bất cứ mặt hàng nào mà đối thủ cạnh tranh hiện có. Mặt hàng
bánh trung thu Kinh Đô đã có mặt từ rất lâu trên thị trường nên từ năm 2011 công ty đã sử dụng
chiến lược điều chỉnh giá có tên: “Chiến lược định giá chiết khấu là chính”.
- Giai đoạn suy thoái: Kinh Đô hỗ trợ khách hàng chiết khấu khác nhau cho cả 2 loại bánh
cao cấp và bình dân khi mua 5 hộp trở lên. Bắt kịp với xu thế hiện đại mang tiện ích đến tận nhà
cho khách hàng thì Kinh Đô cũng triển khai Giao hàng miễn phí tận nhà. Những năm gần đây,
mọi người thường không chọn bánh trung thu vào dịp trung thu hằng năm mà thay vào đó họ sử
dụng những loại bánh khác.
3. Một vài sản phẩm mới và sự khác biệt: Xe hơi chạy bằng điện
- Chiếc xe hơi điện (cũng là xe ô tô chạy bằng pin hoặc xe hơi chạy bằng điện) là một chiếc
ô tô cắm điện với lực đẩy có được từ một hoặc nhiều động cơ điện, sử dụng năng lượng thường
được lưu trữ trong pin sạc cho ô tô.
- So với xe chạy xăng thông thường thì ô tô điện có những ưu điểm:
+Chi phí vận hành rẻ: giá xăng dầu lên xuống phụ thuộc vào tình hình chính trị và nguồn
cung như những gì đã trải qua trong 50 năm gần đây. Tuy nhiên, giá điện lại rất ổn định, và là
nguồn năng lượng có thể chủ động tái tạo bởi nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Theo
tính toán, trung bình xe điện có thể tiết kiệm khoảng 850 USD khi di chuyển với quãng đường
24.000 km. Nhưng nếu sử dụng hkhuyeệ thống sạc điện thông minh, số tiền tiết kiệm được còn
cao hơn nữa.
+Nạp năng lượng dễ dàng và thuận tiện: Một ưu điểm khác khi sử dụng xe ô tô điện là khả
năng sạc điện tại nhà, hoặc thậm chí là ở khu vực công cộng. Chủ xe có thể sạc điện sau khi đi
làm về, hôm sau đã có thể ra khỏi nhà với đầy một bình điện. Hiện nay, phương pháp sạc điện ô
tô nhanh nhất được biết đến là DC Fast Charging - chỉ mất 30 phút để sạc đầy 80%. Ngoài ra,
chủ xe cũng có thể sạc điện tại trạm sạc công cộng như đã triển khai ở Mỹ. Chính phủ Mỹ đã hỗ
trợ cho vay 4,5 tỷ USD nhằm thương mại hóa các cơ sở vật chất phục vụ sạc điện xe ô tô. Nắm
được cơ hội đó, Tesla còn mong muốn phát triển mở rộng mạng lưới sạc điện của mình tại hầu
hết đường cao tốc và thành phố lớn.
+Không có tiếng ồn động cơ: Động cơ diesel hay động cơ xăng là tác nhân lớn gây ra tình
trạng ô nhiễm tiếng ồn – một trong những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Theo cuộc
nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ NIEHS,
khoảng 10 triệu người dân Mỹ đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm
tiếng ồn, ví dụ như các bệnh tim mạch hoặc khả năng thính giác bị hạn chế. Với tốc độ 104
km/h, trung bình xe ô tô truyền thống phát ra âm thanh khoảng 70 dB. Tuy nhiên, các loại xe
điện sẽ yên tĩnh và có âm thanh nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, các hãng xe điện phải tạo ra âm thanh
giả nhằm giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết loại xe này đang di chuyển.
+Tốc độ cao: Tốc độ cũng là một trong những ưu điểm của xe điện. Ví dụ, Tesla Model S
P100D chỉ cần 2,28 giây để tăng tốc từ 0-96 km/h. Nguyên nhân là bởi trọng lượng của động cơ
điện rất nhẹ so với các loại động cơ truyền thống khác; và các mô tơ điện cũng tạo mô men xoắn
và công suất mạnh mẽ hơn động cơ đốt trong thường thấy.
+Ưu đãi về thuế và các khuyến khích từ chính phủ
+Độ an toàn cao, thân thiện với môi trường
+Quy trình bảo dưỡng đơn giản
4. Các kênh phân phối:
-Kênh phân phối trực tiếp: Là kênh phân phối ngắn nhất, hàng hóa được chuyển trực tiếp từ
doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không qua bất kỳ một trung gian phân phối
nào.

-Kênh phân phối gián tiếp: Ngược lại với kênh phân phối trực tiếp, sản phẩm từ kênh gián
tiếp từ nhà sản xuất phải đi qua ít nhất một trung gian phân phối mới đến tay người tiêu dùng. Có
2 loại kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối truyền thống được chia thành 3 loại nhỏ hơn
dựa theo số trung gian phân phối có trong kênh:
+Kênh 1 cấp: Sản phẩm từ nhà sản xuất chỉ qua 1 trung gian phân phối là đến tay người tiêu
dùng.
+Kênh 2 cấp bao gồm 4 thành phần: Nhà sản xuất- nhà bán buôn – nhà bán lẻ- người tiêu
dùng.
+Kênh 3 cấp bao gồm 5 thành phần: Nhà sản xuất – Đại lý – Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ –
Người tiêu dùng.
-Phân phối hiện đại:
+Kênh phân phối hiện đại: Trong kênh phân phối hiện đại, nhà sản xuất và các trung gian
phân phối hợp lại thành thể thống nhất, dòng chảy sản phẩm lưu thông trực tiếp đến tay người
tiêu dùng qua thể thống nhất đó. Ví dụ: hệ thống siêu thị Vinmart, Big C đã bán một số sản phẩm
do chính Vingroup, Big C sản xuất. Đó chính là sự hợp nhất giữa nhà sản xuất và trung gian
phân phối, giúp chủ động trong lượng sản xuất, lượng tiêu thụ của nhà phân phối.
+Kênh phân phối đa cấp: Đây là kênh được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển. Trong
đó, hệ thống trung gian phân phối nằm trong nhà sản xuất và họ cũng chính là người tiêu dùng.
Với loại hình kênh phân phối này, nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí truyền thông,
quảng cáo nhưng bù lại, họ sẽ phải trả một mức phí hoa hồng khác cao cho các trung gian phân
phối hay chính người tiêu dùng. Hình thức phân phối này giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng
hơn và người tiêu dùng được mua sản phẩm với một mức giá thấp hơn do không mất phí quảng
cáo hay đi qua một chuỗi các nhà phân phối. Tại Việt Nam, kênh phân phối đa cấp vẫn phát triển
với nhiều biến tướng và không được chào đón, vì các đơn vị kinh doanh sử dụng hình thức này
cho những mục đích không lành mạnh, lừa đảo người tiêu dùng.
5. Giá hớt váng: Iphone 6s khi ra mắt có giá khoảng từ 25-30 triệu đồng cho phiên bản dung
lượng 16GB, sau 3 ngày ra mắt, giá giảm còn khoảng 18 triê ̣u đồng. Sau nhiều tháng, hiê ̣n tại khi
thị trường đang chào đón iphone 7 thì mức giá của iphone 6s bản 16GB đã giảm xuống chỉ còn
13.5 triê ̣u đồng.
Giá tâm lí: Một đầu máy video giá 3 triệu với một đầu máy cùng loại để giá 2 triệu 9. Chênh
lệch thực tế có 100 ngàn nhưng sự cách biệt về tâm lý rất lớn. Khách hàng cho máy bán với giá 2
triệu 9 là rẻ, nó nằm trong phạm vi trên 2 triệu chứ không phải phạm vi 3 triệu. Chênh lệch
không nhiều nên sẽ nghĩ rằng chất lượng của chúng tầm nhau và cái 3 triệu thì cao cấp hơn.
Giá không làm tròn: Ví dụ khi bán một chiếc TV, bạn nên để giá 9.900.000 đồng. Người
mua sẽ phải ồ lên: “Ồ, TV to thế này mà chưa đến 10 triệu”. Còn nếu đặt giá là 9.699.000, sẽ
không ai để ý rằng nó đang xấp xỉ 9,7 triệu.
6. Chiến lược marketing của Vinamilk:
*Product (Sản phẩm)
a) Danh mục sản phẩm sữa của TH TrueMilk: Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất được làm từ
100% sữa bò tươi, Sữa tươi tiệt trùng ít đường, Sữa tươi tiệt trùng có đường, Sữa tươi tiệt trùng
hương dâu, Sữa tươi tiệt trùng hương socola, Sữa tươi bổ sung collagen, Sữa tươi bổ sung canxi,
Sữa tươi bổ sung phytosterol
b) Tên gọi: TH: True Happiness hạnh phúc đích thực.
True Milk: sữa sạch
Tên gọi gắn liền với đặc tính nổi trội của sản phẩm, tên gọi dễ nhớ, gây ấn tượng
sâu đậm với khách hàng. Công ty luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm
tươi ngon, vẹn nguyên tinh túy từ thiên nhiên.
c) Chất lượng: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty đã không
ngần ngại đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại. Sản phẩm sữa được sản xuất ra với công nghệ
hiện đại và vệ sinh nhất. Th true Milk đã được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 22000: 2005 về vệ sinh
an toàn thực phẩm của tổ chức BVQI cùng nhiều chứng chỉ khác chứng nhận về chất lượng và
thương hiệu sản phẩm
d) Bao bì, nhãn mác: -Bao bì Tetra pak công nghệ từ Thụy Điển với công nghệ hiện đại, phù
hợp với thói quen dùng sữa hộp giấy của người Việt Nam.
-Kích cỡ: hộp 180ml và 110ml
-Hình thức: Trên bao bì thể hiện đầy đủ các thông tin.
-Các biểu tượng hình ảnh được thể hiện đơn giản, rõ ràng, nổi bật. Trên hộp sữa thể hiện rõ
tên TH true Milk với phông chữ màu xanh trên nền trắng, phía trên hộp sữa là bầu trời
*Price (chiến lược giá)
a) Định giá: -Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất, có đường, ít đường, hương dâu: 28 000đ/lốc ( 4
hộp 180ml), 18 000/lốc nhỏ (4 hộp 110ml)
-Sữa tươi tiệt trùng bổ sung collagen, phytosterol, canxi: 60 000đ/lốc ( 4 hộp 180ml)
-Sữa tươi tiệt trùng hương sô cô la: 30 000/lốc ( 4 h ộp 180ml), 20 000/lốc nhỏ (4 hộp
110ml)
b) Chiến lược giá: Tại thị trường sữa Việt Nam, khi TH là người đến sau nên cần có một
chiến lược giá tạo nên sự khác biệt để có thể xâm nhập vào thị trường. Xác định TH true milk là
dòng sản phẩm cao cấp nên TH đã chọn chiến lược định giá cao nhất có thể, bên cạnh việc cố
gắng tác động vào tâm lý người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng.
c) Các chiến lược điều chỉnh giá: Với lợi thế của công ty là chủ động được nguồn nguyên
liệu tự nhiên từ trang trại TH, không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá nguyên liệu ngoài thị trường, giá
sản phẩm được điều chỉnh theo hướng tăng của thị trường chung. Vì vậy sẽ có ít biến động hơn,
đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có những lựa chọn an toàn hơn.
*Place (Chiến lược phân phối)
Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng nên kênh phân phối khá dài, ngoài việc phân phối tại các cửa
hàng Th True Mart, Tập đoàn TH còn sử dụng kênh phân phối MT (trade marketing), có mặt tại
các hệ thống bán lẻ lớn như CoopMart, Big C, MaxiMark,... Trong thời gian tới, người tiêu dùng
còn có thể đặt hàng trực tuyến trên website www.thmilk.vn và nhận hàng ngay tại nhà mình -
một trải nghiệm mua sắm hiện đại bên cạnh hình thức mua hàng truyền thống
*Promption (xúc tiến thương mại)
a) Thông điệp truyền thông:
- Thông điệp chính: “tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa tươi
sạch”.
- Thông điệ p phụ: Thể chất: Những giọt sữa chắt lọc từ thiên nhiên qua quy trình xử lí khép
kín mang đến nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Vóc dáng và phong cách: Giữ gìn và cải
thiện vóc dáng. Tạo cảm giác nhẹ nhàng, khoẻ khoắn, trẻ trung đầy cuốn hút nơi người đối diện
b) Quảng cáo: Quảng cáo trên truyền hình Quảng cáo trên các đài: HTV7, VTV3, SCTV2 ,
StarMovies., TVC,…
Truyền thông tại địa điểm bán: Tại các hệ thống bán lẻ TH True Mart trang trí với hai màu
chủ đạo là xanh dương và trắng, các LCD chiếu liên tục các TVC quảng cáo sản phẩm. Nhân
viên bán hàng mặt các trang phục như những nhân viên vắt bò sữa trong trang trại. Ở tại các siêu
thị, ngay cạnh gian hàng của Vinamilk, Dutch lady luôn là giang hàng của TH True Milk với
việc trang trí kệ hàng nổi bật và bắt mắt. Tại các cửa hàng nhỏ, tạp hóa TH cung cấp băng rôn
quảng cáo, hỗ trợ họ trong việc trưng bày.
c) Hoạt động PR: TH true milk còn chú trọng quan tâm tới các hoạt động bảo trợ xã hội như:
Trao học bổng cho các em học sinh: chi phí 500 000 000đ Hỗ trợ cùng chương trình từ thiện
Cùng Hòa Nhịp Yêu Thương: chi phí 150 000 000đ Tổ chức chương trình Họa Sỹ Nhí TH: chi
phí 500 000 000đ.
Tổ chức chương trình Sinh Viên Làm Thương Hiệu nhằm mục đích tìm kiếm tài năng cho
công ty và đưa hình ảnh của công ty đến với sinh viên: chi phí 100.000.000đ Nhà tài trợ chính
của chương trình truyền hình thực tế Con Đã Lớn Khôn. Tài trợ cho chương trình "Hành trình
sữa lên Tây Bắc - Bé nhắc TH True Milk" – đã có 14800 hộp sữa tới với trẻ em 10 tỉnh Tây Bắc.
7. Sự khác biệt giữa quảng cáo và PR: Quảng cáo sử dụng hình ảnh là chính đề truyền tải
thông tin và thường xuất hiện trên tivi, băng rôn, áp phích lớn…Vì thể, nó chỉ thể hiện được “bề
nổi” của sản phẩm, dịch vụ. PR sử dụng ngôn từ kết hợp với các sự kiện để truyền tải thông tin, là
cả một quá trình đi trước – về sau mất nhiều công.
BUỔI 6/10
1.Liệt kê các loại giá?
2.Giá tâm lý là gì? Giá hớt váng với các Hãng điện thoại? Giá không làm tròn?
3.Hãy liệt kê các kênh phân phối?
4.Hãy liệt kê các loại hình phân phối, các loại cửa hàng?
Bài làm:
1.Liệt kê các loại giá?
Giá cả của sản phẩm, đặc biệt giá dịch vụ được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc
vào loại sản phẩm, dịch vụ. Giá cả có rất nhiều tên gọi khác nhau: học phí( giáo dục), viện
phí( bệnh viện), lãi suất vay( vốn), tiền thuê(thiết bị, tài sản), cước(vận tải), phí(dịch vụ), tiền
lương(sức lao động), hoa hồng(nỗ lực bán hàng) và nhiều tên gọi khác nữa.
2.Giá tâm lý là gì? Giá hớt váng với các Hãng điện thoại? Giá không làm tròn?
- Giá tâm lý: Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo
thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về
mặt logic.Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều
người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải
thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu
tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm
nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.
- Hiện nay, Apple được đánh giá là thương hiệu sử dụng chiến thuật hớt váng thành công
nhất thế giới, và nó được triển khai từ trước khi chiếc iPhone của năm được công bố.
Đều đặn hằng năm, trước buổi công bố sản phẩm Apple hoành tráng luôn là hàng loạt những
tin đồn, những hình ảnh "lộ hàng" xuất hiện khắp nơi nhằm khơi dậy trí tò mò của khách hàng,
trong đó có cả những tín đồ Apple cũng như các "anti-fan" trêu chọc.
Và ngay sau khi iPhone được công bố là những hàng dài người hâm mộ thức trắng đêm trước
Apple Store nhằm trở thành người sở hữu iPhone sớm nhất, một số thậm chí sẵn sàng ứng tiền
trước và đợi nhiều tháng trước khi có thể chạm tay đến chiếc điện thoại đời mới kia.
Số lượng bán ra ban đầu cũng khá hạn chế, càng thúc đẩy thêm sự hấp dẫn của iPhone mỗi
mùa.
Và Apple được các chuyên gia đánh giá là đã đưa "hớt váng" lên tầm cao mới khi liên tục
đưa ra các mẫu iPhone với giá cao hơn mỗi năm và cố gắng duy trì giá bán của các mẫu cũ,
iPhone từ đó tạo nên một loạt sản phẩm cung cấp cho mọi phân khúc khách hàng, không chừa
một chỗ trống nào cho các đối thủ khác "chen chân" vào.
-Dựa vào kết quả về câu chuyện chiếc camera, bài học kinh doanh được rút ra ở đây là: Hãy
dựa vào đặc điểm sản phẩm, đối tượng khách hàng muốn hướng tới và cách marketing sản phẩm
để quyết định nên niêm yết giá tròn hay giá lẻ.
Nếu marketing sản phẩm tập trung vào công năng nhưng lại định giá tròn, đó là một sai lầm.
Tương tự, khi bán sản phẩm làm đẹp, chúng ta tập trung quảng bá cho cảm xúc, mà lại quá nhấn
mạnh vào giá (Ví dụ: mua 2 hộp kem, mỗi hộp giá 399.000 VNĐ) cũng là đang hại chính mình.
3.Hãy liệt kê các kênh phân phối?
Kênh phân phối trực tiếp
- Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà trong đó những thành phần tham gia
chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các hàng hóa sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp cho
người tiêu dùng mà sẽ không phải thông qua bất kỳ khâu trung gian nào cả. Bạn có thể hiểu kênh
phân phối trực tiếp là: P (producer) --> C (Consumer).
- Kênh phân phối gián tiếp
Với kênh phân phối gián tiếp cũng sẽ được 2 loại chính bao gồm: Kênh phân phối truyền
thống và kênh phân phối hiện đại.
- Kênh phân phối truyền thống: Được hiểu là hàng hóa khi sản xuất ra sẽ được phân phối
theo trình tự từ nhà sản xuất qua các trung gian phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu
dùng. Kênh phân phối trực tiếp sẽ có 3 cấp bao gồm: P(Producer) -> R-> C. Nhà sản xuất --> Nhà
bán lẻ --> Người tiêu dùng, P -> W -> R -> C. Nhà sản xuất --> Nhà bán sỉ/nhà bán buôn --> Nhà
bán lẻ --> Người tiêu dùng, P -> A&B (Agents and Brokers) -> W -> R -> C. Nhà sản xuất -->
Cò mối --> Nhà bán sỉ/nhà bán buôn --> Nhà bán lẻ --> Người tiêu dùng.
- Kênh phân phối hiện đại: Nhà sản xuất và các trung gian sẽ sẽ hợp lại thành 1 thể thống
nhất và hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ thể thống nhất đó.
- Kênh phân phối đa cấp
Là những thành phần tham gia trong kênh phân phối ngoại trừ nhà sản xuất nó đóng vai trò là
trung gian phân phối và cũng là người tiêu dùng. Với kênh phân phối đa cấp có ưu điểm là giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí dành cho quảng cáo, tuy nhiên họ lại phải tiền hoa
hồng cho các thành phần trung gian.
4.Hãy liệt kê các loại hình phân phối, các loại cửa hàng?...
- Kênh phân phối trong marketing được chia làm 3 nhóm chính:
A. Kênh phân phối trực tiếp (Kênh phân phối không sử dụng trung gian)
Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối mà trong đó thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất
và người tiêu dùng. Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà
không hề phải qua bất kỳ trung gian phân phối nào.
B. Nhóm kênh phân phối gián tiếp (Kênh phân phối sử dụng trung gian)
Theo kết cấu giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối, kênh phân phối sẽ được chia thành:
Kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối đa cấp.
C. Kênh phân phối đa cấp
Các thành phần tham gia trong kênh phân phối (trừ nhà sản xuất) đóng vai trò vừa là trung
gian phân phối, vừa là người tiêu dùng.
-Các hinh thức bán lẻ
Cửa hàng chuyên doanh. Cửa hàng chuyên doanh bán một chủng loại hẹp sản phẩm, nhưng
rất đa dạng. Ví dụ như các cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể thao, cửa hàng đồ gỗ, cửa
hàng sách, cửa hàng bán hoa,...
Cửa hàng bách hóa tổng hợp. Cửa hàng bách hóa tổng hợp bán một số loại sản phẩm,
thường là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ gia dụng và đồ đạc trang bị nội thất,
trong đó mỗi loại được bán ở những gian hàng riêng biệt do chuyên viên thu mua hay bán hàng
quản lý.
Siêu thị. Đây là một loại cửa hàng tự phục vụ, qui mô tương đối lớn, có chi phí bán hàng
thấp và mức lời thấp, được thiết kế để phục vụ tất cả mọi nhu cầu của người tiêu dùng về thực
phẩm, bột giặt, các sản phẩm bảo trì nhà cửa,... Ở các nước phát triển, mỗi siêu thị bán khoảng
chừng từ 10 đến 15 nghìn mặt hàng.
Cửa hàng hạ giá. Cửa hàng hạ giá bán những sản phẩm tiêu chuẩn (không phải sản phẩm
kém phẩm chất) thường xuyênvới giá thấp hơn do chấp nhận mức lời thấp hơn và bán với khối
lượng lớn hơn. Để giảm chi phí họ sử dụng những cơ sở ở những khu vực tiền thuê nhà rẻ, nhưng
đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh mức giá, quảng cáo rộng rãi và bán những loại sản phẩm
có chiều rộng và chiều sâu vừa phải.
Cửa hàng bán giá thấp. Khác với những người bán hạ giá thường xuyên mua hàng với giá
sỉ và chấp nhận mức lời thấp để giữ giá bán lẻ ở mức thấp, những người bán giá thấp thường
xuyên mua hàng với giá thấp hơn giá sỉ và bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn giá bán lẻ
bình quân trên thị trường. Hình thức phổ biến nhất của cửa hàng bán giá thấp là cửa hàng của nhà
máy thuộc quyền sở hữu của người sản xuất và do người sản xuất điều hành, thường bán các loại
sản phẩm dư thừa, mặt hàng đã chấm dứt sản xuất hay sai qui cách.
Phòng trưng bày catalog. Phòng trưng bày catalog cho người mua xem và lựa chọn mua sản
phẩm qua catalog. Họ bán với giá hạ rất nhiều các loại sản phẩm có nhãn hiệu, lưu thông nhanh,
giá trị cao như đồ kim hoàn, dụng cụ điện, máy ảnh, túi xách, thiết bị nhỏ, đồ thể thao ,... Họ kinh
doanh theo cách cắt giảm chi phí và mức lời để có thể bán được giá thấp hơn nhưng khối lượng
bán lớn hơn.
Các hình thức cửa hàng bán lẻ trên đây có thể chọn một trong bốn mức độ dịch vụ để đa dạng
hóa sự lựa chọn và thỏa mãn khách hàng:
- Bán lẻ tự phục vụ đối với nhữn sản phẩm thông dụng và trong chừng mực nào đó dối với
sản phẩm mua có lựa chọn. Tự phục vụ là yếu tố cơ bản của các cửa hàng hạ giá. Nhiều khách
hàng muốn tự mình lựa chọn, so sánh tại chỗ để tiết kiệm chi phí.
-Bán lẻ tự chọn, trong đó khách hàng tham gia tìm kiếm sản phẩm và hoàn tất việc mua bán
của mình sau khi thanh toán tiềnhang cho nhân viên bán hàng.
- Bán lẻ phục vụ hạn chế có mức độ hỗ trợ bán hàng cao hơn, kể cả các dịch vụ bán trả góp
và nhạn lại hàng đã mua.
-Bán lẻ phục vụ đầy đủ có nhân viên bán hàng sẵn sàng giúp đỡ trong quá trình lựa chọn, so
sánh tại chỗ. Bán lẻ phục vụ đầy đủ có chi phí cao để duy trì nhân viên phục vụ, và thường áp
dụng cho những sản phẩm có nhu cầu đặc biệt (hàng thời thượng, đồ kim hoàn, máy ảnh,...) vói
chính sách cho phép trả lại hàng đã mua, bán trả góp, giao hàng tại nhà miễn phí, phục vụ tại chỗ
đối với hàng lâu bền, và những tiện nghi dành cho khách hàng như phòng ngồi nghỉ và giải khát
không mất tiền.
Bán lẻ không qua cửa hàng
Loại hình bán lẻ không qua cửa hàng ngày càng phát triển nhanh chóng và chiếm tỉ trọng
ngày càng tăng trong doanh số bán lẻ. Những hình thức chủ yếu của bán lẻ không qua cửa hàng
bao gồm:
Bán trực tiếp. Hình thức bán trực tiếp ra đời cách đây nhiều thế kỷ do những người bán hàng
rong thực hiện, và ngày nay vẫn còn được sử dụng khá phổ biến, nhất là đối với hàng tiêu dùng.
Một cách bán hàng trực tiếp được gọi là marketing nhiều cấp hay hình thức “bán hàng hình tháp”,
theo đó một doanh nghiệp tuyển mộ những người kinh doanh đọc lập làm người phân phối các
sản phẩm của mình, những người này lại tuyển mộ và bán hàng cho những người phân phối phụ,
rồi những người cuối cùng sẽ tuyển mộ những người khác để bán sản phẩm của mình, thường là
tại nhà khách hàng. Tiền thù lao của người phân phối bao gồm một tỉ lệ phần trăm doanh thu của
toàn bộ nhóm bán hàng do người phân phối tuyển mộ cũng như số tiền kiếm được trong mọi
trường hợp bán trực tiếp cho các khách hàng bán lẻ. Trong cách bán hàng này không loại trừ
trường hợp những người khởi xướng dùng thủ đoạn lừa đảo để kiếm tiền còn sản phẩm thì ít khi
đến được tay và thỏa mãn được người tiêu dùng cuối cùng. Bán trực tiếp là hình thức bán hàng
rất tốn kếm và phải chi phí vào những việc thuê, huấn luyện, quản lý và động viên lực lượng bán
hàng.
Marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp xuất phát từ marketing đơn hàng qua bưu điện,
nhưng ngày nay cách tiếp cận công chúng đã khác đi, chứ không phải viếng thăm tại nhà hay
công sở, và bao gồm marketing qua điện thoại, marketing giải đáp trực tiếp trên truyền hình và
mua hàng qua hệ thống internet. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương XII.
Bán hàng tự động. Hình thức bán hàng tự động đã dược áp dụng cho những loại sản phẩm
khác nhau từ những sản phẩm thông dụng mua ngẫu hứng (thuốc lá, nước giải khát, đồ uống
nóng, bánh kẹo, đồ điểm tâm, báo chí) và những sản phẩm và dịch vụ khác (đồ lót, áo phông, sơ
mi, sách vở, anbum nhạc, băng hình, đổi và rút tiền tự động,...). Máy bán hàng tự đông được lắp
đặt tại nhà máy, công sở, khách sạn, nhà hàng, cây xăng, ga tàu xe và sân bay, và phục vụ suốt
ngày đêm. Bán hàng tự động là một hình thức bán hàng tiện lợi nhưng khá tốn kém và giá hàng
thường cao vì phải thường xuyên nạp hàng ở những địa điểm phân tán, tỉ lệ mất cắp cao, và
không phải bao giờ cũng làm hài lòng người mua, vì một thực tế là họ không thể trả lại hàng.
Dịch vụ mua hàng. Đây là hình thức người bán lẻ không có kho hàng, phục vụ những khách
hàng đặc biệt, thường là nhân viên của các tổ chức lớn như trường học, bệnh viện, các tổ chức
của nhà nước. Những thành viên của dịch vụ mua này được quyền mua theo một danh sách chọn
lọc nào đó của người bán lẻ với giá chiết khấu. Chẳng hạn một người cần mua một máy vi tính cá
nhân sẽ nhận được một phiếu ở cơ sở làm dịch vụ mua này, đem đến người bán lẻ đã hợp đồng
trước đó và mua với giá chiết khấu. Người bán lẻ sẽ trả một khoản một khoản lệ phí nhỏ cho cơ
sở dịch vụ mua hàng.
Các tổ chức bán lẻ
Ngoài các cửa hàng bán lẻ thuộc quyền sở hữu độc lập, còn có các tổ chức bán lẻ như mạng
lưới bán lẻ của doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ ,...

BUỔI 21/10
1.Cố gắng hoàn thiện TLOTT
2.Liệt kê tất cả sản phẩm mới mà em biết? Đặc sản quê em?
3.Liệt kê các từ gắn với Giá?
4.Nêu các loại giá tâm lý?
5.Sự khác biệt của mạng lưới phân phối ở Việt Nam?
6.Phân biệt PR và quảng cáo?
7.Cho 1 ví dụ cụ thể về Promotion-Mix?
Bài làm:
1.Liệt kê tất cả sản phẩm mới mà em biết? Đặc sản quê em?
* Liệt kê tất cả sản phẩm mới :
- Trải qua 2 mùa trăng rằm thành công, VinMart tiếp tục đưa ra thị trường nhiều loại bánh
Trung thu với hương vị đa dạng như đậu xanh hạt chia gạo lứt đỏ, đậu xanh hạt dưa trứng muối,
trà xanh mè đen trứng muối, thập cẩm xá xíu. Năm nay, hệ thống siêu thị này ra mắt 2 vị bánh
cao cấp là sen vàng đẳng sâm và tỏi đen đông trùng hạ thảo.
Được nuôi trồng tại nông trại VinEco Tam Đảo và Măng Đen, đẳng sâm và đông trùng hạ
thảo sử dụng trong nhân bánh Trung thu VinMart mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đẳng sâm là loại sâm bản địa của khu vực rừng núi Tây Nguyên, được xem là dược liệu quý
ở Việt Nam. Củ đẳng sâm có chứa các hoạt chất quý như saponin, inulin và các hoạt chất quan
trọng khác như sterins, alkaloids, các polysaccharides, phytosterol. Nhờ đó, dược liệu này có tác
dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng chống bệnh thiếu máu.
Bên cạnh đó, VinEco đã ứng dụng công nghệ nhân giống và sản xuất khép kín thành công
nấm đông trùng hạ thảo có chứa đầy đủ 2 hoạt chất quan trọng là adenosine và cordycepin. Nấm
này mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như hỗ trợ phòng chống ung thư, ổn định huyết áp,
bảo vệ tim mạch, bồi bổ cơ thể, làm đẹp da...
-Nano Bio - dòng sản phẩm màng bọc nhựa sinh học mới, bền vững: Cuối tháng 7/2020, tại
khu vực châu Á Thái Bình Dương, Tập đoàn Dow (NYSE: DOW – Mỹ) và Thong Guan
(Malaysia) - một trong những nhà sản xuất màng bọc nhựa hàng đầu thế giới, đã cho ra mắt dòng
sản phẩm mới sử dụng nhựa polyethylene sinh học (nhựa PE sinh học). Đó là Nano Bio – một sản
phẩm góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch, bảo vệ môi trường và đặc biệt hữu ích, an
toàn cho cuộc sống hiện đại ngày nay.
-Mặt nạ tinh khiết M.O.I: Thành phần chính cám gạo hữu cơ sẽ loại bỏ các tế bào chết một
cách nhẹ nhàng, làm sạch da và thu nhỏ lỗ chân lông
Triple HA (Hyaluronic acid) là thành phần quan trọng, có khả năng giữ ẩm chuyên sâu tuyệt
vời, tạo đàn hồi và cải thiện hấp thụ nước cho da.
Tinh chất từ lá bồ công anh giúp làm đẹp da, chứa nhiều vitamin A, B và C giúp giảm nếp
nhăn, làm sáng da và đều màu da.
Chiết xuất từ rễ cam thảo có khả năng làm trắng da tự nhiên, giúp làm mờ các vùng da bị
nám, sạm và còn có tác dụng làm dịu da nhạy cảm, da bị kích thích.
Tinh chất lá olive cung cấp vitamin E và A tạo độ đàn hồi, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây ô
nhiễm từ môi trường, thải độc cho làn da, làm chậm quá trình lão hóa, kích thích các tế bào mới
phát triển và tăng cường lưu thông máu giúp làm da hồng hào.
*Đặc sản Bình Định quê em
Mắm Nhum Mỹ An
Đây là một loại đặc sản Bình Định có một không hai của Bình Đinh. Mắm Nhum được làm
từ một loại quả chỉ có vùng núi Mỹ An Bình Định. Nhum có nhiều loại và có thể chế biến nhum
để ăn kèm cùng ác món nướng, chiên nhưng loại nhum dùng để làm mắm thường có màu đen.
Mắm nhum dễ chế biến tuy nhiên 100kg nhum chỉ chế biến được 2kg nhum. Cũng chính vì thế
mà dù cho có tiền cũng khó có thể mua được món đặc sản hiếm có này. Mắm nhum rất thơm,
ngát ngát đậm chất mùi quả rừng. Mắm Nhum dùng để chấm kèm với các loại thịt luộc, rau sống
thì ngon tuyệt cú mèo.
Bánh xèo Mỹ Cang
Đây là một món ngon đặc sản Quy Nhơn rất đỗi bình dị nhưng được du khách rất yêu thích.
Nó được bày bán ở hầu hết các quán xá vỉa hè ở Bình Định. Bánh xèo được làm được những
nguyên liệu đơn giản như thịt heo băm nhuyễn, hành phi, rau thơm, trứng và bột gạo. Gaọ sẽ
được tuyển chọn những những gạo to chắc mẩy không bị sâu để tạo độ ngọt của bánh. Gạo sẽ
được đem đi xay và nấu bột thành một thứ hỗn hợp dẻo, đập trứng cho thịt băm và một số loại
gia vị vào. Bên cạnh đó đac có một cái chảo đang được đun nóng. Người nấu sẽ múc từng múc
lên chảo để tráng những miếng bánh, dải thịt băm nhuyễn đã được xào chín lên bên trên bề mặt
bánh và guộn đều tay để bánh to tròn và đẹp. Hoặc có thể là những con tôm tươi ngon. Khi  ăn
ăn kèm với rau thơm và nước chấm.
Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là một trong những món đặc sản Bình Định thơm ngon làm nên danh tiếng
cho món ngon Bình Định. Đây là một loại món ăn được chế biến rất cầu kì và tỉ mỉ. Lá để làm
bánh là loại lá gai, sau khi được tuyển chọn những lá to dầy không bị sâu sẽ được đem phơi khô,
nấu nhừ với mật mía, sau khi nước nấu đặc và nhuyễn thì cho bột nếp vào khuấy đều. Tiếp đến
mang đi giã hoặc xay cho nhỏ để bột gạo, lá gai và mật được hòa quyện vào với nhau.
Nhân để làm bánh gồm có đậu tầm, dầu chuối, sợi dừa hoặc có thể dùng dừa khô. Nếu là
bánh gai mặn thì có thêm thịt mỡ, đậu phộng trong nhân. Đưa một miếng bánh vào miệng bạn sẽ
cảm nhận được đổ thơm dẻo của vỏ bánh, béo ngậy ngậy của đậu phộng, thịt mỡ, mùi thơm của
dầu chuối. Tất cả như hòa quyện vào nhau tạo nên một loại bánh ít lá gai rất thơm ngon. Chỉ với
4.000 – 5.000 đồng bạn đã có thể thưởng thức một chiếc bánh Ít thơm ngon rồi.
Bánh tráng nước dừa
Khi đến du lịch Bình Định không thể không nhắc tới món bánh tráng nước dừa. Đây là một
món đặc sản nơi xứ dừa. Công đoạn chế biến bánh không quá cầu kì nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, có
kinh nghiệm của người tráng bánh. Nguyên liệu của bánh chủ yếu là Củ Mì (củ sắn) được sắt
nhỏ, xay lấy nước. Cơm dừa được nạo thành sợi nhỏ, nước dừa và vừng đen. Tất cả đều được đổ
chung vào một nồi lớn, trộn đều cho các gia vị hòa quyện cùng với nhau và được đun nóng. Bên
cạnh đó có một chảo đang được đun nóng. Khi chảo nóng lên người tráng bánh sẽ dùng một cái
gáo làm bằng sọ dừa có cán dài múc từng gáo nước bánh lên chảo và tráng đều. Tráng bánh phải
đều tay để cơm dừa và vừng đen được dàn đều mặt bánh. Bánh phải tròn mỏng và không bị chỗ
dày, chỗ mỏng thì mới là bánh đạt chuẩn. cứ tráng được mười chiếc bánh thì đem ra phơi. khi ăn
bạn cần nướng lên để bánh có độ phồng và dậy hết mùi thơm của vừng, của nước cốt dừa và cơm
dừa. Có thể ăn bánh thay cơm ăn chỉ thấy no mà không thấy chán.
2. Liệt kê các từ gắn với Giá?
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ
kinh tế như cung - cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh…
Thị trường: giá là mối tương quan trao đổi. • Người mua: giá là khoản tiền phải trả cho người
bán để được quyền sở hữu, sử dụng một hàng hóa hay dịch vụ nhất định. • Người bán: giá của
một loại hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập mà người bán nhận được từ việc tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ đó.
Thêm nữa:
+ Giá thâm nhập thị trường
+ Mức trượt giá của thị trường
+ Giá trung tính
3.Nêu các loại giá tâm lý?
Giá cả tâm lý là một chiến lược tiếp cận thu thập phản ứng cảm xúc của người tiêu dùng thay
vì phản ứng hợp lý của mình. Ví dụ: một công ty sẽ định giá sản phẩm của mình với giá 999.000
vnđ thay vì 1.000.000 vnđ. Giá của sản phẩm nằm trong phạm vi 1.000.000 vnđ khiến khách
hàng cảm thấy rằng sản phẩm không đắt lắm. Đối với hầu hết người tiêu dùng, giá là một yếu tố
chỉ để mua hoặc không mua một sản phẩm.
Giá tâm lý đề cập đến các kỹ năng mà các nhà tiếp thị sử dụng để khuyến khích khách hàng
phản ứng về mức độ tình cảm hơn là mức độ hợp lý. Một giải thích cho xu hướng này là người
tiêu dùng có xu hướng chú ý nhiều hơn vào con số đầu tiên trên một thẻ giá so với giá cuối cùng.
Mục tiêu của giá cả tâm lý học là tăng nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo tưởng về giá trị nâng cao
cho người tiêu dùng.
4. Sự khác biệt của mạng lưới phân phối ở Việt Nam?
Sở hữu mạng lưới phân phối & bán lẻ sẽ chủ động “cuộc chơi”
Theo TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng (IIB), trong
bối cảnh thương mại hiện đại ngày nay, do phải đối đầu với các áp lực cạnh tranh thương mại
giữa các nhãn hàng trên thị trường nên đầu tư thị trường phân phối & bán lẻ không còn là lĩnh
vực độc quyền của các DN chuyên về thương mại (các DN xem hệ thống phân phối & bán lẻ là
doanh thu đầu vào và sống bằng việc kinh doanh hệ thống này).
Trên lĩnh vực này đã xuất hiện dòng đầu tư của chính các nhãn hàng, những nhà sản xuất
thực phẩm, hàng tiêu dùng, đồ uống… cụ thể Vissan một trong những công ty chuyên về thực
phẩm chế biến của Việt Nam cũng mở rộng hầu bao đầu tư mạng lưới hơn 1.000 cửa hàng và
trung tâm phân phối & bán lẻ. Vinamilk một trong những thương hiệu lớn đóng vai trò chủ đạo
của ngành sữa cũng đầu tư mạnh vào hệ thống bán lẻ, phân phối và chương trình chăm sóc khách
hàng hay Masan hiện cũng đã sở hữu một mạng lưới phân phối rộng khắp với hơn 176.000 điểm
bán hàng trong tất cả 64 tỉnh thành của Việt Nam…
Tuy nhiên, theo phân tích của TS Đinh Thế HIển có một sự khác biệt rất lớn, trong khi những
“đại gia” chuyên về phân phối & bán lẻ như Metro; Big C; Coop Mart; Nguyễn Kim… phát triển
mạng lưới bán lẻ nhằm kinh doanh và nắm thế chủ động đàm phán với các nhãn hàng, nhà sản
xuất để sở hữu giá tốt nhằm chủ động trong doanh thu, lợi nhuận.
Ngược lại, các DN Masan; Vinamilk; Vissan…. hệ thống phân phối & bán lẻ ngoài lợi nhuận
còn đóng vai trò thực hiện marketing mở rộng độ phủ thương hiệu…
Những nhà sản xuất sử dụng kênh phân phối & bán lẻ để tiếp thị sản phẩm, triển khai đo
lường nhận diện và mức độ thích ứng của người tiêu dùng với các sản phẩm của họ. Trên các dữ
liệu này, các DN đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho đội ngũ R&D mở rộng phát triển sản phẩm
mới nhằm củng cố và phát triển thị phần.
Đây mới chính là điều quan trọng nhất trong phát triển mạng lưới bán lẻ của các nhà sản
xuất. Mặt khác, sự đầu tư mạng lưới phân phối & bán lẻ của nhà sản xuất ở khía cạnh nào đó còn
mang tính thúc đẩy tạo áp lực một cách tích cực cho hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp phải tập trung
đầu tư nâng cao chất lượng hiện đại.
Cùng chia sẻ quan điểm này, ông Venkatesh, Giám Đốc Chiến Lược và Nguồn Vốn Tổ Chức
của Masan Group, hiện nay Masan sở hữu một mạng lưới phân phối khá đa dạng gồm cả kênh
truyền thống (chợ, tiệm tạp hoá) và hiện đại (siêu thị, đại siêu thị đến hệ thống cửa hàng tiện lợi).
Các nhà phân phối của Masan được lựa chọn dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt, ngoài năng lực
chuyên môn như khả năng nắm bắt thị trường, có tiềm lực tài chính, khả năng kho vận và đặc biệt
là thích ứng nhanh với các biến động thị trường.
Tính đến hết năm 2012, Masan đã thiết lập mối quan hệ với khoảng 180 nhà phân phối và
hơn 2.000 nhân viên bán hàng. Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng quy mô lớn đều ý thức rất
rõ việc sở hữu mạng lưới phân phối đóng vai trò sống còn cho hoạt động của DN. Mạng lưới này
giúp đảm bảo giao các sản phẩm của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất
và hiệu quả nhất. Như đã phân tích ở trên ngoài công tác tiếp thị, phân phối, mạng lưới này còn
đảm nhận là kênh thu nhận và khảo sát nhu cầu thị trường một cách hiệu quả tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho các công ty thực phẩm nội địa một cách hữu hiệu với các công ty đa quốc gia khác.
Ngoài ra, việc sở hữu mạng lưới phân phối & bán lẻ một cách chủ động còn giúp các DN
vươn tới vùng sâu, vùng xa - những địa phương mà mạng lưới bán lẻ chuyên nghiệp thường “bỏ
lơ” vì lợi nhuận thấp. Việc xuất hiện với độ phủ rộng còn giúp các DN chủ động cạnh tranh và đo
lường được mức độ xâm nhập của chính các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, qua đó đưa ra các kế
hoạch ứng phó phù hợp.
Như vậy, theo TS Đinh Thế Hiển, với xu thế phát triển hiện tại, thị trường phân phối & bán lẻ
Việt Nam nói chung và phân khúc thực phẩm nói riêng sẽ đón nhận 2 luồng đầu tư.
Thứ nhất, của mạng lưới phân phối & bán lẻ chuyên nghiệp (với các đại gia như Metro; Coop
Extra Plus; Big C; Coop Mart; Maximart; Lotte…) đầu tư phát triển mạnh hệ thống phân phối &
bán lẻ hiện đại, mở rộng thị phần tại các thị trường trọng tâm đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Thứ hai, song hành cùng hệ thống trên là hệ thống phân phối & bán lẻ của các DN sản xuất
có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường như Masan; Vissan; Vinamilk; Trung Nguyên… cũng nỗ
lực đầu tư mạnh vào hệ thống này nhằm khẳng định độ phủ thương hiệu cũng như tăng tính cạnh
tranh và tiếp cận thị trường ở nhiều góc độ từ tiếp thị đến khảo sát và đo lường năng lực tiêu thụ
và thử nghiệm hệ thống sản phẩm mới. Đây sẽ là những nét khắc họa chính của thị trường phân
phối & bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phân biệt PR và quảng cáo?
*Khái niệm
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền. Mục đích chính của quảng cáo là giới thiệu thông
tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng đến khách hàng tiềm năng. Từ đó, có thể tác động
đến thói quen, hành vi của khách hàng và kêu gọi hành động của khách hàng bằng các thông điệp.
PR là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/ công ty quản lý hình ảnh của mình trong mắt
công chúng thông qua tiếng nói bên thứ ba.
*Đối tượng hướng tới
Quảng cáo xuất hiện trên các kênh truyền thông, vì thế nó sẽ trực tiếp hướng tới khách
hàng tiềm năng.
PR hướng tới cộng đồng, công chúng rộng rãi. Họ có thể là khách hàng tiềm năng, giới
báo chí truyền thông hoặc đơn giản chỉ là những người dân.
*Mục đích
Quảng cáo có mục đích gia tăng sự nhận biết. Vì thế, nó “áp đặt” người xem, giống như
kiểu dù muốn hay không thì cứ tới khung giờ đó quảng cáo của tôi sẽ xuất hiện. Quảng cáo
thường xuất hiện trong thời gian ngắn, nhanh, bùng nổ để cố gắng tạo dấu ấn trong tâm trí khách
hàng. Vì thế, quảng cáo chỉ có tương tác một chiều người quảng cáo → người xem quảng cáo.
Bạn không đánh giá chính xác được khách hàng của bạn muốn gì.
PR với mục đích xây dựng mối quan hệ cùng có lợi, dùng phương pháp “mưa lâu thấm
đất” để từ từ đi vào tâm lý của công chúng. PR giúp công chúng hiểu được lợi thế của sản phẩm,
dịch vụ. Từ đó để chính công chúng nói về những ưu điểm của sản sản phẩm, dịch vụ bạn đang
cung cấp. Chính vì thế, thông tin mang tính khách quan, tin tưởng hơn có sự tương tác hai chiều
giữa doang nghiệp – khách hàng. Từ đó, bạn cũng có thể đánh giá được khách hàng của mình
thực sự, lắng nghe họ nói một cách cởi mở và chân thật nhất.
*Công cụ
Quảng cáo sử dụng hình ảnh là chính đề truyền tải thông tin và thường xuất hiện trên
tivi,băng rôn, áp phích lớn…Vì thể, nó chỉ thể hiện được “bề nổi” của sản phẩm, dịch vụ.
PR sử dụng ngôn từ kết hợp với các sự kiện để truyền tải thông tin, là cả một quá trình đi
trước – về sau mất nhiều công sức. PR thể hiện được “chiều sâu” của sản phẩm, dịch vụ.
*Chi phí đăng
Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác
khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.
PR: Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ
việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn
phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.
*Khả năng sáng tạo hình ảnh
Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo
những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.
PR: Bạn không có quyền điều khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay
họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn
hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.
*Thời hạn
Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn
muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo
thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.
PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần.
Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên
báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần.
*Sự tin tưởng của khách hàng
Quảng cáo: Khi xem hay đọc một quảng cáo, khách hàng sẽ biết ngay chúng ta đang tìm
cách bán hàng cho họ. Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho
họ. Tuy nhiên, khách hàng thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều thông điệp, nên họ sẽ xem xét
thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng để đi đến quyết định mua hàng.
PR: Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một
bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng đây là những bản tin, phóng sự do bên truyền hình làm chứ
bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc
xem quảng cáo. Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể
tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
*Trong các sự kiện đặc biệt
Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ
tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn
mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.
PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí
và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.
*Phong cách viết
Quảng cáo: Bài viết quảng cáo có thể mang nhiều phong thái khác nhau như vui nhộn,
hài hước… nói chung là quảng cáo mục đích chính là để kêu gọi mua hàng hoá hay sản phẩm
dịch vụ nào đó của công ty chính vì thế nó thường mang nhiều biểu cảm của người viết.
PR: Một bài PR thì gần như là trái ngược với quảng cáo. Thay vì ngắn gọn như quảng cáo
thì PR sẽ được viết khá là dài và súc tích, nó phải thể hiện được sự sang trọng, chuyên nghiệp của
công ty để tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi giới thiệu về chính doanh nghiệp hay công
ty của mình.
6. Cho 1 ví dụ cụ thể về Promotion-Mix?
Starbucks
Xúc tiến hỗn hợp
Các hình thức xúc tiến hỗn hợp của Starbucks gồm:
Truyền miệng
Quảng cáo
Chương trình khuyến mãi
Quan hệ công chúng
Starbucks trở nên phổ biến chủ yếu thông qua tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth). Trong
xúc tiến hỗn hợp, truyền miệng thường tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt
nhất để khuyến khích mọi người truyền bá những lời tích cực về doanh nghiệp. Công ty cũng
quảng cáo sản phẩm của mình thông qua truyền hình, phương tiện truyền thông in ấn và Internet.
Các chương trình khuyến mãi bán hàng được sử dụng trong Starbucks Awards- một chương trình
bao gồm các ưu đãi mà khách hàng có thể sử dụng sau khi mua một số lượng nhất định các sản
phẩm của công ty.

You might also like