You are on page 1of 10

Câu 001: Mục đích các cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam

là?
a.Khai hóa văn hóa văn minh
b.Phát triển kinh tế cho Việt Nam
c.Phát triển hệ thống giao thông tại Việt Nam
d.Biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa chính quốc, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công
Câu 002: Dưới tác động của chính sách cai trị của Pháp, Việt Nam từ xã hội phong kiến thống nhất đã trở thành xã hội…
a.Tư bản
b.Tự do
c.Phong kiến
d.Thuộc địa nửa phong kiến
Câu 003: Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin vào thời gian nào?
a.Tháng 07 năm 1920
b.Tháng 12 năm 1920
c.Tháng 10 năm 1917
d.Tháng 06 năm 1911
Câu 004: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ – từ người yêu nước trở thành người
cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và GPDT không con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”
a.Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” năm 1925.
b.Biết đến thành công của CMT10 Nga năm1917
c.Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập QTCS và tham gia thành lập ĐCS Pháp (12/1920)
d.Đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920)
Câu 005: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nhận định của NAQ: “Cách mạng Tháng 10 dạy chúng ta rằng muốn cách
mạng thành công thì phải lấy ….làm gốc.
a.Tư sản
b.Nông dân
c.Công nông
d.Địa chủ
Câu 006: Mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là:
a.Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản.
b.Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp
c.Tất cả đều đúng.
d.Mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 007: Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tạo nên những giai cấp mới nào ở Việt Nam?
a.Công nhân và tư sản
b.Nông dân và công nhân
c.Địa chủ và nông dân
d.Tiểu tư sản và trí thức
Câu 008: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong giai đoạn lịch sử nào sau đây?
a.Năm 1914 đến năm 1918.
b.Năm 1918 đến năm 1945.
c.Năm 1884 đến năm 1896.
d.Năm 1897 đến năm 1914.
Câu 009: Phong trào Cần Vương do ai khởi xướng?
a.Vua Thành Thái
b.Vua Duy Tân
c.Vua Hàm Nghi
d.Vua Gia Long
Câu 010:Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất (10/1930) đã đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành
a.An Nam Cộng sản Đảng.
b.Đông Dương Cộng sản Đảng.
c.Đảng Cộng sản Đông Dương
d.Đảng lao động Việt Nam
Câu 011: Ai là Tổng bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới (1986) của Đảng CSVN?
a.Nguyễn Văn Linh
b.Trường Chinh
c.Lê Duẩn
d.Đỗ Mười
Câu 012: Tác phẩm tố cáo tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa, được Nguyễn Ái Quốc xuất
bản năm 1925, có tên là?
a.Con rồng tre
b.Đường cách mệnh
c.Bản án chế độ thực dân Pháp
d.Người cùng khổ
Câu 013: Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên lấy tổ chức nào làm nòng cốt?
a.Tâm tâm xã
b.Cộng sản đoàn
c.Nhóm trí thức yêu nước
d. Nhóm thanh niên yêu nước tại Trung Quốc
Câu 014: Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cứu nước theo khuynh hướng vô sản những năm 1928-1929 là do?
a.Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã đưa chủ nghĩa Mác –Lênin thâm nhập có hệ thống vào Việt Nam
b.Pháp đã ban bố những chính sách có lợi cho Việt Nam
c.Nguyễn Ái Quốc đã về nước
d.Giai cấp công nhân đã trưởng thành
Câu 015: Tổ chức nào là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
a.Hội cứu quốc
b.Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên
c.Hội Việt Nam yêu nước
d.Hội những người Việt Nam yêu nước
Câu 016: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định lực lượng tham gia cách mạng gồm
những giai tầng nào?
a.Tất cả các giai tầng trong xã hội
b.Công nhân - nông dân - tư sản
c.Công nhân và trí thức
d.Công nhân và nông dân
Câu 017: Cuốn sách chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, xác định rõ con đường, mục tiêu, lực lượng và phương
pháp đấu tranh cách mạng, có tên là?
a.Đường giải phóng
b.Bản án chế độ thực dân Pháp
c.Đường cách mệnh
d.Con rồng tre
Câu 018: Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10/1930 là gì?
a.Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc và thực dân Pháp xâm lược
b.Không thấy được vai trò của công nông
c.Không thấy được vai trò của Đảng
d.Không thấy được vai trò của quan hệ quốc tế
Câu 019: Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào nước ta, phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo
những khuynh hướng nào?
a.Khuynh hướng vô sản, phong kiến
b.Khuynh hướng tư sản, vô sản
c.Khuynh hướng phong kiến, tư sản
d.Tất cả đều đúng
Câu 020: Đại hội IX (năm 1991) chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –Lênin với
phong trào công nhân và….của nhân dân Việt Nam?
a.Phong trào yêu nước
b.Sức mạnh
c.Phong trào vô sản hóa
d.Phong trào đấu tranh
Câu 021: Luận cương tháng 10/1930 xác định “Cách mạng ruộng đất là ….của cách mạng tư sản dân quyền”. Hãy hoàn
chỉnh câu trên.
a.Cần thiết
b.Nhiệm vụ
c.Một bộ phận;
d.Cốt lõi;
Câu 022: Tổng bí thư được bầu tại Đại hội I (3/1935) là?
a.Nguyễn Ái Quốc
b.Trần Phú
c.Hà Huy Tập
d.Lê Hồng Phong
Câu 023: Ai dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương đi tham dự Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (7-1935)
a.Nguyễn Ái Quốc
b.Nguyễn Thị Minh Khai
c.Hà Huy Tập
d.Lê Hồng Phong
Câu 024: Đại hội VII của QTCS (7/1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của GCVS và nhân dân lao động thế giới
lúc này là?
a.Chủ nghĩa thực dân
b.Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi
c.Chủ nghĩa phát xít
d.Chủ nghĩa đế quốc
Câu 025: Để khắc bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930, trong văn kiện “Chung quanh
vấn đề chiến sách mới” (tháng 10/1936) Đảng đã..
a.Nêu rõ phải làm cách mạng ruộng đất
b.Nêu nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
c.Xác định rõ lực lượng cách mạng
d.Phê phán nhận thức cũ
Câu 026: Phong trào cách mạng giai đoạn nào được xác định là một bước phát triển mới của Đảng và lực lượng cách
mạng trên mọi hoạt động, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
a.Giai đoạn 1930-1931
b.Giai đoạn 1936-1939
c.Giai đoạn 1929-1933
d.Giai đoạn 1930-1935
Câu 027: Tác phẩm “Tự chỉ trích” (1939), nhằm tổng kết công tác xây dựng Đảng, góp phần chỉnh đốn Đảng, tăng cường
vai trò của Đảng, do Tổng bí thư nào viết?
a.Trường Chinh
b.Hà Huy Tập
c.Nguyễn Văn Cừ
d.Lê Hồng Phong
Câu 028: Nhằm tổng kết công tác xây dựng Đảng, góp phần chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò của Đảng, đồng chí
Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm nào vào năm 1939?
a.Tự chỉnh đốn c.Tự chỉ trích
b.Tự sửa đổi d.Tự phê bình
Câu 029: Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giai đoạn 1939-1945, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu trong là do?
a.Pháp - Nhật cấu kết với nhau thống trị Đông Dương
b.Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và bọn xâm lược trở nên gay gắt
c.Cả ba đáp án đều đúng
d.Chiến tranh thế giới đã nổ ra, Pháp mất nước
Câu 030: Ai là Chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng (chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945)
a.Lê Duẩn
b.Võ Nguyên Giáp
c.Hồ Chí Minh
d.Phạm Văn Đồng
Câu 031: Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, nhân dân ta giành chính quyền từ tay ai?
a.Quân đội Tưởng;
b.Thực dân Pháp;
c.Quân đội Anh
d.Phát xít Nhật;
Câu 032: Giai đoạn 1939-1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như thế nào?
a.Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
b.Đặt nhiệm vụ đánh đổ địa chủ phong kiến lên hàng đầu
c.Thực hiện cách mạng ruộng đất
d.Chuẩn bị tham gia chiến tranh thế giới
Câu 033: Để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc giai đoạn 1939 – 1945, BCH
Trung ương Đảng đã quyết định thành lập.
a.Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
b.Mặt trận Việt Minh
c.Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
d.Việt Nam giải phóng quân
Câu 034: Ai là Tổng bí thư được bầu tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960)
a.Lê Duẩn
b.Trường Chinh
c.Lê Hồng Phong
d.Nguyễn Văn Linh
Câu 035: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta” là lời kêu gọi của ai:
a.Phan Chu Trinh;
b.Võ Nguyên Giáp
c.Hồ Chí Minh;
d.Phan Bội Châu;
Câu 037: “Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc” chỉ nhận định của Đảng về giai đoạn nào?
a.1954-1975
b.1958-1962
c.1954-1960
d.1945-1946
Câu 038: Kẻ thù chính của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám được Đảng ta xác định trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc
là?
a.Mỹ
b.Tưởng
c.Anh
d.Pháp
Câu 039: Nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách của Việt Nam được Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ngày 25/12/1945 xác định là?
a.Chống thực dân Pháp xâm lược
b.Cả ba đáp án đều đúng
c.Bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân
d.Củng cố chính quyền
Câu 040: Đảng đã đề ra chủ trương gì khi Pháp –Tưởng ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946), Tưởng đồng ý cho Pháp
kéo quân ra miền Bắc?
a.Hòa với Tưởng và Pháp
b.Đánh Pháp
c.Kêu gọi giúp đỡ của Mỹ
d.Hòa với Pháp
Câu 041: Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội (tháng 12-1946), Đảng đã chọn giải pháp
nào?
a.Phát động cuộc kháng chiến chống Pháp
b.Hòa với Pháp
c.Dàn xếp với Pháp
d.Đáp ứng tối hậu thư của Pháp
Câu 042: Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, để xoá nạn mù chữ phong trào nào đã được tổ chức?
a.Bình dân học vụ
b.Xây dựng và phát triển văn hoá
c.Đời sống mới
d.Dạy chữ
Câu 043: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng: “Dựa trên sức mạnh toàn dân,
tiến hành kháng chiến toàn dân, …, lâu dài và dựa vào sức mình là chính”
a.Tất cả các mặt trận
b.Toàn diện
c.Toàn thắng
d.Hoàn toàn
Câu 044: Thắng lợi của của chiến dịch nào đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của Pháp, quân ta giành được
quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?
a.Việt Bắc –Thu Đông (1947)
b.Biên Giới (1950)
c.Điện Biên Phủ (1954)
d.Đông Xuân (1953-1954)
Câu 045: Đại hội Đảng lần II (2/1951) bầu ai làm Tổng bí thư?
a.Hồ Chí Minh
b.Trường Chinh
c.Lê Duẩn
d.Phạm Văn Đồng
Câu 046: Tại Đại hội Đảng lần II (2/1951) Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi là?
a.Đảng Lao động Việt Nam
b.Đảng Cộng sản Đông Dương
c.Đảng Dân nhân cách mạng
d.Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 047: Ai đã viết dự thảo “Đường lối cách mạng miền Nam” năm 1956?
a.Phạm Văn Đồng
b.Lê Duẩn
c.Trường Chinh
d.Hồ Chí Minh
Câu 048: Tư tưởng chỉ đạo quan trọng của Nghị quyết Trung ương 15 (1/1959) cho cách mạng miền Nam là?
a.Phải nhờ vào sự giúp sức từ bên ngoài
b.Phải hòa hoãn nhân nhượng với Mỹ - Diệm
c.Phải dùng bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình
d.Tập trung vào đấu tranh chính trị
Câu 049: Thắng lợi của phong trào cách mạng nào có ý nghĩa nhảy vọt, làm thất bại chiến tranh Đơn phương của Mỹ,
chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
a.Núi Thành
b.Đồng Xoài
c.Ấp Bắc
d.Đồng Khởi
Câu 050: Năm nào quân dân Miền Bắc đã lập thành tích với trận “Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng cuộc oanh tạc
bằng B52 của đế quốc Mỹ?
a.1975
b.1972
c.1794
d.1965
Câu 051: Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng tại Đại hội III: “Cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành ….ở miền Bắc”
a.Cách mạng xã hội chủ nghĩa
b.Cách mạng dân chủ nhân dân
c.Cách mạng ruộng đất
d.Cách mạng giải phóng
Câu 052: Hạn chế của Đại hội IV là :
a.Chưa xác định đường lối chung của cách mạng Việt nam.
b.Chưa tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ
c.Chưa phát hiện những khuyết tật của mô hình CNXH cũ đã bộc lộ sau chiến tranh
d.Chưa xác định kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá (1976-1980)
Câu 053: Tại Đại hội III của Đảng xác định nhiệm vụ cách mạng miền Bắc giữ vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ?
a.Quan trọng nhất
b.Quyết định nhất
c.Quyết định trực tiếp
d.Vai trò nòng cốt
Câu 054: Giai đoạn 1954- 1960, Mỹ - ngụy đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam?
a.Chiến tranh cục bộ
b.Việt Nam hóa chiến tranh
c.Chiến tranh đặc biệt
d.Chiến tranh đơn phương
Câu 055: Thời kỳ 1969-1973 là thời kỳ Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược nào của Mỹ?
a.Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
b.Chiến lược "Chiến tranh đơn phương" của Mỹ.
c.Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ.
d.Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ.
Câu 056: Đường lối công nghiệp hoá được vạch ra từ khi nào ?
a.Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960);
b.Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986);
c.Đại hội Đảng lần thứ 4 (1976);
d.Đại hội Đảng lần thứ 5 (1982);
Câu 057: Đảng ta bắt đầu đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội nào?
a.Đại Hội VIII (1996)
b.Đại Hội VI (1986)
c.Đại Hội V (1982)
d.Đại Hội VII (1991)
Câu 058: Năm nào chủ tịch Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên toàn quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc trước sự tấn
công của 60 vạn quân Trung quốc?
a.3/1986
b.3/1979
c.3/1990
d.3/1989
Câu 059: Hội nghị BCT khoá V(8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế” được đánh giá
là:
a.Bước đột phá thứ 3,quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng
b.Bước đột phá thứ 1 về đổi mới kinh tế.
c.Quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung , bao cấp
d.Chưa tổng kết được khuyết tật của mô hình cũ
Câu 060: Đại hội Đảng nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam là “kinh tế thị
trường định hướng XHCN”?
a.Đại hội VI (1986)
b.Đại hội VII (1991)
c.Đại hội XI (2011)
d.Đại hội IX (2001)
Câu 061: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” của Đảng nhấn mạnh mấy đột phá chiến lược?
a.2
b.4
c.3
d.1
CÂU 062: Đại hội XII của Đảng diễn ra sau bao nhiêu năm Việt Nam đổi mới toàn diện đất nước?
a.35 năm
b.25 năm
c.30 năm
d.20 năm
Câu 063: Đại hội XII của Đảng (2016) đã bầu ai làm Tổng Bí thư?
a.Nguyễn Phú Trọng
b.Lê Khả Phiêu
c.Nông Đức Mạnh
d.Đỗ Mười
Câu 063: Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Bắc, Nam họp tại Sài Gòn vào thời gian nào?
a.Tháng 10/1975
b.Tháng 4/1976
c.Tháng 8/1975
d.Tháng 11/1975
Câu 064: Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (6/1976) đã bầu ai làm Chủ tịch nước?
a.Tôn Đức Thắng
b.Nguyễn Lương Bằng
c.Nguyễn Hữu Thọ
d.Trường Chinh
Câu 065: Đại hội IV của Đảng (12/1976) bầu ai làm Tổng Bí thư?
a.Phạm Văn Đồng
b.Lê Duẩn
c.Tôn Đức Thắng
d.Trường Chinh
Câu 66: Đại hội lần thứ mấy quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam?
a.Đại hội IV (1976)
b.Đại hội III (1960)
c.Đại hội V (1982)
d.Đại hội II (1951)
Câu 067: Được coi là bản Tuyên ngôn, là cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước Cách mạng Tháng Tám mà ảnh hưởng
của nó còn có tác động sâu rộng đến tận sau này? Đó là gì?
a.Tác phẩm Đời sống mới
b.Tuyên ngôn độc lập
c.Tác phẩm Tự chỉ trích
d.Đề cương văn hóa Việt Nam
Câu 068: Từ năm 1975-1985, quan hệ quốc tế của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên là do không nắm bắt được xu thế quốc tế cho nên:
a.Gia nhập Liên hợp quốc.
b.Tham gia ký Hiệp ước Paris.
c.Gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế.
d.Không kịp thời điều chỉnh quan hệ đối ngoại cho phù hợp
Câu 069: Quyết định số 25/CP là quyết định về vấn đề gì?
a.Về giải quyết vấn đề lưu thông và phân phối
b.Phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
c.Về khoán sản phẩm trong nông nghiệp.
d.Điều chỉnh cơ cấu đầu tư
Câu 70: Việc duy trì cơ chế tập trung bao cấp của Đảng ta có nguyên nhân chủ yếu từ
a.Nhận thức không đầy đủ về những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
b.Hoàn cảnh chiến tranh.
c.Quan hệ với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
d.Tư duy độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Câu 071: Chỉ thị số 100-CT/TW (năm 1981) là chỉ thị về vấn đề gì?
a.Về khoán sản phẩm trong nông nghiệp.
b.Về giải quyết vấn đề lưu thông và phân phối.
c.Về đổi mới kinh tế quốc doanh.
d.Điều chỉnh cơ cấu đầu tư
Câu 072: Trước đổi mới, chúng ta xem đặc trưng nào là quan trọng nhất của kinh tế XHCN?
a.Kế hoạch hóa.
b.Cả ba đáp án đều đúng
c.Thị trường là căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch.
d.Sản xuất hàng hóa.
Câu 073: Cơ chế kế hoạch hóa có tác dụng nhất định trong thời kỳ kinh tế như thế nào?
a.Tăng trưởng theo chiều rộng
b.Nhận viện trợ
c.Phát triển ổn định
d.Tăng trưởng theo chiều sâu
Câu 074: Đại hội V (3/1982) chỉ đạo phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm
phục vụ thiết thực, hiệu quả cho ngành nào?
a.Nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
b.Thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
c.Nông nghiệp.
d.Xuất nhập khẩu
Câu 075: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là nội dung của đường lối công nghiệp hóa do Đại hội nào vạch ra?
a.Đại hội II & Đại hội III.
b.Đại hội V & Đại hội VI.
c.Đại hội III & Đại hội IV.
d.Đại hội IV & Đại hội V.
Câu 076: Đại hội lần thứ V (3/1982) Đảng ta xác định
a.Coi công nghiệp nặng là mặt trận hàng đầu.
b.Coi thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là mặt trận hàng đầu.
c.Coi công nghiệp nhẹ là mặt trận hàng đầu.
d.Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
Câu 077: Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, vì sao các nước ASEAN và một số nước khác thực hiện bao vây, cấm vận Việt
Nam?
a.Lấy cớ “Sự kiện Campuchia”
b.Liên Xô giúp Việt Nam
c.Trung Quốc đánh Việt Nam
d.Mỹ bao vây cấm vận Việt Nam
Câu 078: Nửa cuối thập niên 70 cuả thế kỷ XX, yếu tố nào tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định, cản trở cho sự
phát triển của cách mạng Việt Nam?
a.Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh
b.Chiến tranh kết thúc
c.Việt Nam chưa hội nhập
d.Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch
Câu 079: Sự kiện tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam-mở cửa để thu hút nguồn
vốn, thiết bị và kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất.
a.Mở rộng hợp tác với các nước
b.Bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995
c.Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987
d.Đường lối tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
Câu 080: Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện quan điểm của Đảng về đối ngoại:“Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính là xây
dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện …. theo khả năng của Việt Nam”.
a.Cam kết
b.Nghĩa vụ quốc tế
c.Hội nhập
d.Đối ngoại

You might also like