You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Đăng Quỳnh Trân

MSSV: 31181022489

CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG

Câu 1: Liệt kê và mô tả bốn yếu tố quyết định năng suất?

TRẢ LỜI:

Bốn yếu tố quyết định năng suất là:

 Vốn vật chất của mỗi người lao động: Các nguyên vật liệu, thiết bị và các công trình
để sản xuất sản phẩm và dịch vụ được gọi là vốn vật chất, ký hiệu K. Năng suất cao
hơn khi trung bình mỗi lao động có nhiều vốn hơn (máy móc, thiết bị, v.v…). K/L là
nguyên nhân làm gia tăng Y/L.
 Vốn nhân lực trên mỗi người lao động: Những kỹ năng và kiến thức của người lao
động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm, ký hiệu H. Năng suất tăng
lên khi trung bình mỗi người lao động có nhiều vốn con người (giáo dục, kỹ năng,
v.v....). H/L tăng là nguyên nhân làm gia tăng Y/L.
 Tài nguyên thiên nhiên: Các yếu tố sản xuất đầu vào mà thiên nhiên cung cấp cho, ví
dụ: đất đai, các mỏ khoáng sản…, ký hiệu N. Các yếu tố khác như nhau, nhiều tài
nguyên thiên nhiên cho phép một quốc gia sản xuất được nhiều hơn. N/L tăng là
nguyên nhân làm gia tăng Y/L
 Kiến thức công nghệ: Sự hiểu biết của xã hội về cách tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm
và dịch vụ. Sự tiến bộ của kiến thức giúp nâng cao năng suất (cho phép xã hội nhận
được nhiều sản lượng từ nguồn tài nguyên đó).

Câu 3: Giải thích tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức sống cao hơn như thế nào? Tỷ lệ
tiết kiệm cao hơn dẫn đến tăng trưởng cao hơn tạm thời hay mãi mãi?

TRẢ LỜI:
Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn có nghĩa là tập trung nguồn lực để sản xuất các hàng đầu tư
(máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…) và giảm thiểu sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Các hàng
đầu tư sản xuất ra lại được dùng vào việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Điều đó dẫn đến
tăng năng suất và tăng trưởng GDP thực, nên mức sống của đất nước đó tăng lên.

Tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm tăng dẫn đến tăng năng suất và tăng thu
nhập nhưng không tăng sản lượng nếu không có sự mở rộng tương ứng của các nguồn lực
khác. Khi tỷ lệ tiết kiệm tăng, sản lượng tăng thêm từ đơn vị tăng thêm của tỷ lệ tiết kiệm
giảm dần. Vì thế, sự tăng trưởng nhanh chóng chỉ là tạm thời.

CHƯƠNG 13: TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Câu 3: Các nhà kinh tế ở Funlandia, một nền kinh tế đóng, thu thập thông tin sau về nền
kinh tế cho một năm cụ thể:

Y=10.000; C=6.000; T=1.500; G=1.700

Các nhà kinh tế cũng ước lượng hàm đầu tư như sau:

I=3.300 – 100*r

Trong đó r là lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm. Tính tiết kiệm
tư nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc gia, đầu tư và lãi suất thực cân bằng.

TRẢ LỜI:

Tiết kiệm tư nhân (SP) = Y – T – C = 10000 – 1500 – 6000 = 2500

Tiết kiệm chính phủ (Sg) = T – G = 1500 – 1700 = -200

Tiết kiệm quốc gia (S) = Đầu tư (I) = SP + Sg = 2500 – 200 = 2300

Theo hàm đầu tư I=3.300 – 100*r, ta tính được lãi suất cân bằng:

r = (3300 – I)/100 = (3300 – 2300)/100 = 10%


Câu 4: Vào mùa hè 2010, quốc hội thông qua một cuộc cải cách tài chính sâu rộng nhằm
ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng kinh tế như năm 2008-2009. Xét đến những khả năng
sau:

a. Giả sử rằng bằng cách yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, dự luật
này làm tăng chi phí đầu tư. Trên một đồ thị được đặt tên các trục rõ ràng, thể hiện các
kết quả của dự luật này lên thị trường vốn vay. Xác định rõ ràng các thay đổi của lãi suất
cân bằng và mức tiết kiệm và đầu tư. Các tác động của dự luật này lên tăng trưởng kinh tế
dài hạn là gì?

b. Giả sử, mặt khác nhờ vào việc thông qua điều chỉnh hiệu quả thị trường tài chính, dự
luật này làm gia tăng niềm tin của người tiết kiệm trong hệ thống tài chính. Thể hiện các
kết quả của chính sách trong tình huống này trên một đồ thị mới, chú ý đến các thay đổi
của lãi suất cân bằng, mức tiết kiệm và đầu tư. Một lần nữa đánh giá các tác động này lên
tăng trưởng dài hạn.

TRẢ LỜI:

a. Khi tăng chi phí đầu tư sẽ tác động đến đường cầu vốn vay, làm đường cầu vốn vay
dịch chuyển sang phải, dẫn đến tăng mức lãi suất ổn định và tăng số tiền vay ổn định.
b. Khi tăng niềm tin của người tiết kiệm trong hệ thống tài chính sẽ tác động đến đường
cung vốn vay, làm đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải làm giảm mức cân
bằng của lãi suất và tăng lượng cân bằng của vốn vay.

Câu 5: Tiết kiệm quốc gia là gì? Tiết kiệm tư nhân là gì? Tiết kiệm chính phủ là gì? Ba
biến số này có mối liên hệ như thế nào?

TRẢ LỜI:

Tiết kiệm quốc gia (S) là tổng thu nhập trong một nền kinh tế mà được giữ lại sau khi
dùng cho tiêu dùng và chi mua của chính phủ.

Tiết kiệm tư nhân (SP) là thu nhập mà các hộ gia đình để lại sau khi trả thuế và tiêu dùng.

Tiết kiệm chính phủ (Sg) là doanh thu thuế mà chính phủ để lại sau khi chi tiêu
Tiết kiệm quốc gia bằng tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ.

You might also like