You are on page 1of 1

Sau khi đọc bài viết "Kinh doanh theo cách khác” của tác giả John Vũ,

tôi rút ra được


nhiều triết lý cũng như nhiều bài học đắt giá rất hay trong kinh doanh, đáng để lưu lại trong
nhật ký của bản thân.
Thứ nhất, phải thường xuyên mỉm cười để chào đón khách hàng. Chúng ta sẽ hiểu rõ về
triết lý này khi chúng ta đứng trên cương vị một khách hàng, một người được phục vụ. Rằng
nếu một cửa hàng chào đón chúng ta bằng nụ cười nó sẽ khác hẳn khi tiếp xúc với một nhân
viên với vẻ mặt cau có. Và càng rõ ràng hơn khi đặt mình trong trường hợp vừa trải qua một
chuyện gì đó căng thẳng hay một sự tức giận khó chịu trong cuộc sống, nếu được chào đón
bằng nụ cười niềm nở sẽ thấy thoải mái và “xả stress” hơn nhiều. Chỉ tưởng tượng thôi là đã
thấy có sự khác biệt rất lớn rồi. “Hơn 75% sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh nếu công ty
bạn làm mất lòng họ”. “52% "khách hàng thoả mãn" sẽ quay lại với bạn nhưng 95% "khách
hàng vui sướng" chắc chắn quay lại”. Tôi đã từng được dạy điều này khi làm thêm trong một
quán sinh tố nhỏ. Cách đây cũng khá lâu, tôi được chính anh chủ quán hướng dẫn phải nói
chuyện với khách hàng như thế nào, luôn tươi cười ra sao. Và đặc biệt tôi nhớ nhất là sau
khi mang thức uống ra phải luôn luôn nói “Chúc anh/chị ngon miệng”. Thật sự mà nói lúc đó
tôi cũng thấy việc đó khá là dư thừa, bởi rằng khách thì đông mà đôi lúc nói vậy người ta
cũng không để ý đến mình làm gì. Nhưng đến bây giờ, sau khi đọc bài viết và nghĩ lại, quán
sinh tố nhỏ đó khách đông là bởi vì những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt như thế. Anh chủ
quán thật là tinh tế và thông minh khi “đầu tư” vào phục vụ như thế.
Thứ hai, đó là “giá cả không phải là yếu tố duy nhất”. Liệu rằng bạn có muốn chi giá rẻ
cho một ly nước và ngồi uống nó trong một trạng thái bực bội không? Hay bạn sẵn lòng chi
trả thêm tiền để được là “thượng đế”? Tác giả thật đúng đắn khi nhận ra vấn đề này. Trở lại
quán sinh tố tôi làm cách đây 2 năm, quán đó giá một ly sinh tố trung bình 40 ngàn VNĐ ở
thời điểm hiện tại. Trong khi đó, những quán sinh tố bình thường trong thành phố chỉ tầm
giá 15 ngàn VNĐ. Vậy mà khách hàng luôn luôn đông, còn những quán kia thì chỉ lác đác vài
người. Triết lý đó hoàn toàn không phải là tác giả viết trên sách vở, áp dụng vô thực tế là
hoàn toàn đúng đắn.
Thứ ba, phải luôn học cách lắng nghe. Như tác giả nhận định, kĩ năng lắng nghe là kĩ năng
quan trọng nhất. Đúng là như vậy, về khía cạnh kinh doanh thì đối tượng chúng ta cần phải
lắng nghe ở đây là khách hàng và chính nhân viên của mình. Lắng nghe khách hàng là vô
cùng quan trọng, bởi khách hàng chính là người chúng ta phục vụ, là đối tượng chúng ta cần
hướng đến để làm họ thỏa mãn. Chúng ta cần họ chứ không phải là họ cần chúng ta. Họ
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, là “nguồn sống” của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
phát triển. Lắng nghe ở đây là lắng nghe những góp ý dù là nhỏ nhất để doanh nghiệp sửa
đổi, hoàn thiện và phục vụ theo đúng nhu cầu của khách hàng. Và ngoài ra, cấp trên còn phải
biết lắng nghe chính nhân viên của mình. Để làm gì? Câu trả lời là nhân viên mới là người
gần gũi hơn với khách hàng, họ dễ dàng nhận ra điều khách hàng mong muốn hơn là những
người “sếp” ngồi trên cao kia. Hoặc là có những nhu cầu khách hàng mà nhân viên cấp dưới
muốn báo cáo lên để thay đổi và phục vụ tốt hơn nhưng qua nhiều tầng lớp quản lý thì bị
lãng quên đi và nó không đến được với cấp cao nhất. Vì thế, lắng nghe nhân viên cũng rất
quan trọng, như ông Bill đã làm trong bài viết. “Nhiều doanh nghiệp không nắm vững quy
tắc này. Nếu khách hàng muốn gì, họ phải yêu cầu. Và khi việc đó bị đi từ phòng ban này
sang phòng ban khác, từ mức quản lý này lên mức quản lý khác, nó thường bị thất lạc. Người
quản lý cấp cao không chú ý tới khách hàng và đó là lý do nhiều người không biết tại sao họ
mất khách, mất thương vụ, mất tiền và mất kinh doanh.”
Bài viết "Kinh doanh theo cách khác” của tác giả John Vũ khá là hay. Tác giả đưa ra
những nhận định, triết lý rất sâu sắc và thực tế, xứng đáng để áp dụng vào quá trình vận
hành của một doanh nghiệp.

You might also like