You are on page 1of 3

Cho các ví dụ cụ thể để minh họa tại các công ty hoạt động ở Việt nam.

ThaiBev thâu tóm Sabeco

Sabeco là một doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam, là chủ sở hữu của những thương
hiệu bia nổi tiếng như bia Saigon và bia 333. Tại thời điểm M&A, công ty Sabeco nắm
giữ 41% thị phần ngành bia Việt Nam. Không chỉ dẫn đầu thị trường bia tại Việt Nam,
công ty Sabeco còn được mọi người công nhận là thương hiệu bia nằm trong top đầu
Asean.

Tuy nhiên, sau “thương vụ thoái vốn nhà nước” với giá cổ phần cao mà trước đây chưa
bo giờ xảy ra, người Thái đã chính thức gia nhập vào Sabeco. Vào cuối năm 2017, “Công
ty Trách nhiệm Hữu hạn Vietnam Beverage đã mua hơn 343,6 triệu cổ phiếu SAB của
Sabeco (tương ứng 53,59% vốn) với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu, bằng với mức giá
khởi điểm từ cổ đông nhà nước.” Vietnam Beverage đã được thành lập và công ty đóng
vai trò là trung gian nội địa hỗ trợ Thai Beverage (ThaiBev) trong thương vụ thâu tóm
công ty Sabeco.

Như vậy, nhờ vào công ty con Vietnam Beverage, Tổng công ty ThaiBev đã thâu tóm
được Sabeco với giá trị lên đến 4,8 tỷ USD. Đây được ghi nhận là thương vụ M&A kỷ
lục trong 10 năm qua ở thời điểm hiện tại, thậm chí nó còn lớn nhất từ trước đến nay
trong ngành bia của toàn châu Á.

GIC Private Limited và Vinhomes

Đầu tháng 5/2018, quỹ đầu tư có tên là GIC Private Limited của Chính phủ Singapore
chính thức thông báo đã mua vào 153,85 triệu cổ phiếu Vinhomes, tương ứng tỷ lệ sở
hữu 5,74% và trở thành một trong những cổ đông lớn. Vào thời điểm đó, quỹ đầu tư GIC
đã đầu tư 1,3 tỷ USD (tương đương khoảng 29.500 tỷ đồng) dưới hai hình thức là đầu tư
mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp công cụ nợ (như khoản cho vay) cho Vinhomes
để thực hiện các dự án bất động sản.
GIC là một trong 3 nhánh đầu tư của Chính phủ Singapore và hiện nay GIC là một trong
các nhà đầu tư lớn nhất về tài chính trên thị trường vốn của Việt Nam. “Hiện tại, những
khoản đầu tư chính của GIC tại Việt Nam gồm có Masan Group (khoảng 5% cổ phần),
Vietjet Air (khoảng 5%), Vinamilk (0,7%), FPT (3,5%), PAN Group, Vinasun... với tổng
giá trị vào khoảng gần 15.000 tỷ đồng.”

Vinhomes là một trong những công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup, chủ yếu đảm
nhiệm việc phát triển mảng bất động sản, “có vốn điều lệ 26.377 tỷ đồng và chào sàn cực
kỳ thành công vào ngày 18/5/2018 với giá trị hơn 30.700 tỷ đồng (tương đương 1,35 tỷ
USD).” Trong khi đó Vingroup là một tập đoàn tư nhân, Vingroup hiện nay kinh doanh
với đa ngành như y tế, nông nghiệp, bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ, khu
vui chơi giải trí, giáo dục,…

Như vậy, nhìn chung Vinhomes là một trong những nhà đầu tư và phát triển ngành bất
động sản trong top đầu Việt Nam, nó được tách ra từ lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn
Vingroup – tập đoàn đang phát triển với nhiều dự án trên gần 40 tỉnh thành xuyên suốt cả
nước.

Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu Báo cáo M&A 2017 – 2018: “Vụ  GIC đầu tư vào
Vinhomes chính là thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực bất động sản. Vụ bắt tay
M&A này cùng nhiều vụ khác của các doanh nghiệp bất động sản với giá trị hàng chục
nghìn tỷ đồng đã góp phần ổn định tình hình thị trường.”

Central Group thâu tóm Nguyễn Kim và Big C

Central Group là một tập đoàn lớn tại Thái Lan tập trung vào lĩnh vực thương mại, bán lẻ,
chăm sóc y tế và nhà hàng. Vài năm trở lại đây, Central Group bắt đầu thực hiện kế
hoạch mở rộng thâm nhập thị trường tại các nước ở Đông Nam Á tiêu biểu như Việt
Nam, Malaysia và Indonesia. Mặc dù bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2011,
nhưng phải cho đến gần 4 năm sau, Central Group mới khẳng định sức mạnh của mình
khi mua 49% cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim. Sau đó công ty đặt
mục tiêu vào năm 2019 sẽ mở rộng mạng lưới lên đến hơn 50 cửa hàng trên khắp cả nước
(hiện nay Nguyễn Kim đã sở hữu 21 siêu thị trên khắp cả nước).

Sau đó, Central Group đã đầu tư 1,14 tỷ USD để mua lại Big C Việt Nam vào quý 2/2016
và công ty đã thâu tóm thị phần mảng bán lẻ tại Việt Nam.

Grab thâu tóm Uber

Ngày 26/3  Công ty Grab chính thức tuyên bố mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của
công ty Uber ở khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, Grab sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại 8 nước Đông Nam
Á như: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Singapore và
Việt Nam.“Với vụ thâu tóm này, Uber nắm giữ 27,5% cổ phần trong Grab. Đồng thời,
CEO của Uber là ông Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban lãnh đạo Grab.”
Tuy nhiên, việc Grab thâu tóm Uber nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận cũng
như hãng vận tải truyền thống. Grab cũng phải đối mặt với các vụ kiện nhưng cuối cùng,
luật pháp VIệt Nam tuyên bố Grab “vô tội”.

You might also like