You are on page 1of 7

2.

Tạo lập vốn


* vốn chủ sở hữu
- Vốn điều lệ
12/2021, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV-mã: BID) tăng vốn
điều lệ thêm tối đa hơn 10.365 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ
tức.
Nguốn vốn để thực hiện được lấy từ lợi nhuận để lại lũy kế đến năm 2019 và
lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm
2020 của ngân hàng.
Trước đó, đại hội đồng cổ đông của ngân hàng đã thông qua việc phát hành tối
đa hơn 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ phát hành dự kiến là 25,77%. Thời gian
phát hành dự kiến trong năm nay hoặc năm sau.
Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng thêm 10.365 tỷ đồng và lên hơn
50.585 tỷ đồng, chính thức trở thành quán quân ngành ngân hàng về vốn điều lệ.
Hiện vốn điều lệ của BIDV là hơn 40.220 tỷ đồng, đứng thứ 3 toàn ngành sau
VietinBank (48.058 tỷ đồng) và VPBank (44.455 tỷ đồng).
- Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV – mã BID) vừa công
bố kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày
1/9-29/9/2015, BIDV đã phân phối 270,59 triệu cổ phiếu, chiếm 99,99% tổng số cổ
phiếu được phép phát hành. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền
BIDV thu từ việc bán cổ phiếu là 2.705,9 tỷ đồng.
Sau đợt chào bán này, tổng vốn chủ sở hữu của BIDV là 34.187 tỷ đồng.
Trong đó, về cơ cấu cổ đông, Ngân hàng Nhà nước đại diện phần vốn Nhà nước
nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu là 95,28%, cổ đông nhỏ lẻ trong nước chiếm
3,02% và cổ đông nước ngoài nắm giữ 1,7% vốn.
BIDV được phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước thông qua chi
trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020, tổng số vốn điều lệ tăng
thêm là 10.365 tỷ đồng.
Đối với việc chào bán thêm cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng
hoặc chào bán riêng lẻ, BIDV dự kiến tỷ lệ phát hành là 6.25% số cổ phần đang lưu
hành tại thời điểm 31/12/2019 và quy mô tối đa 6% vốn điều lệ sau khi phát hành.
Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2020-2021, thời điểm cụ thể giao/ủy
quyền cho HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Theo tờ trình ĐHCĐ, năm 2021, BIDV muốn tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ
đồng lên 48.524 tỷ đồng (tức tăng 20,6%). Phương án tăng vốn gồm phát hành
207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ
phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Ngoài ra, BIDV dự kiến phát hành thêm
341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán
riêng lẻ.
Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý 3 – quý
4/2021. Việc chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ dự kiến trong giai
đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước đó, năm 2019, BIDV đã hoàn thành tăng vốn từ phát hành cổ phần cho
nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nâng tổng mức vốn điều lệ lên 40.220 tỷ đồng và
thặng dư vốn cổ phần đạt mức 14.292 tỷ đồng.
- Các quỹ của BIDV
Theo thống kê, trong năm 2021, có 19 doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng,
phúc lợi trên 100 tỷ đồng. Có 5 doanh nghiệp trích quỹ trên 1.000 tỷ đồng, trong đó
có BIDV (1.800 tỷ đồng).
Quỹ khen thưởng, phúc lợi là các quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp. Quỹ này được lập ra chủ yếu dùng cho công tác khen thưởng,
khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi của công ty và nhu cầu
phúc lợi công cộng. Từ đó góp phần cải thiện, nâng cao đời sống và tinh thần làm
việc cho người lao động.
* Vốn tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn
Tính đến ngày 30/6/2020, tiền gửi khách hàng tại BIDV tăng 1,6% lên 1,13
triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tiền và vàng gửi không kỳ hạn tại BIDV lại giảm 3% so
với đầu năm, xuống mức hơn 172.500 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ CASA tại nhà băng
trong 6 tháng đầu năm sẽ sụt giảm nhẹ so với đầu năm.
Là một trong 4 những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, hiện nay ngân hàng
BIDV luôn nằm trong top trên những ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều
dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Trong đó hình thức tiền gửi không kỳ hạn là dịch vụ
đang được quan tâm nhất.
Đây là hình thức gửi tiền tiết kiệm dành cho những khách hàng có nhu cầu gửi
không kỳ hạn. Khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong thời gian
làm việc nào của BIDV, không cần phải phụ thuộc vào ngân hàng như những hình
thức gửi tiền tiết kiệm khác. Tiền gửi không kỳ hạn của BIDV bao gồm 2 hình thức
chính là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
Lãi suất của các ngân hàng hầu như đều được thay đổi theo mỗi tháng, việc
nắm rõ mức lãi suất và cách tính lãi suất của mỗi ngân hàng giúp cho khách hàng
có được sự chủ động tốt hơn. Thông qua đó khách hàng sẽ biết rõ hơn phần lợi
nhuận bản thân nhận được khi gửi tiền tiết kiệm từng tháng.
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Đối tượng: Khách hàng cá nhân.
+ Kỳ hạn gửi: Từ 01 tháng đến 36 tháng .
+ Loại tiền gửi: VND và ngoại tệ BIDV niêm yết.
+ Số tiền gửi tối thiểu: 500.000 đồng, 50 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị quy
đổi tương đương.
o Lãi suất: Theo biểu lãi suất của Sản phẩm do BIDV công bố trong
từng thời kỳ. Ở những kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng được
hưởng một số chính sách cộng thêm lãi suất nếu thỏa điều kiện như:
Chính sách khách hàng “Trung niên cao tuổi”, chính sách “khách hàng
VIP”, chính sách “Tiện ích song hành”,…
+ Cách thức trả lãi: Tiền lãi tự động nhập vào vốn hàng tháng hoặc vào ngày
rút hết số dư.
Bảng lãi suất của ngân hàng BIDV cập nhật tháng 6/2021
Kỳ hạn USD VND
Không kỳ hạn 0% 0.1%
1 Tháng 0% 3.1%
2 Tháng 0% 3.1%
3 Tháng 0% 3.4%
5 Tháng 0% 3.4%
6 Tháng 0% 4.0%
9 Tháng 0% 4.0%
12 Tháng 0% 5.6%
13 Tháng 0% 5.6%
15 Tháng 0% 5.6%
18 Tháng 0% 5.6%
24 Tháng 0% 5.6%
36 Tháng 0% 5.6%

- Tiền gửi tiết kiệm


+ Loại tiền gửi: VND,USD, EUR, JPY
+ Số dư tối thiểu: 500.000VND, 100 USD, 100 EUR,1.000.000 JPY
+ Kỳ hạn: từ 1 tuần đến 60 tháng
+ Phương thức trả lãi: Trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi định kỳ hàng tháng,
hàng quý
+ Lãi suất huy động: Có kỳ hạn cố định trong kỳ gửi
+ Quay vòng tiền gửi tiết kiệm: Tài khoản tự động quay vòng với lãi suất xác
định tại ngày đến hạn đối với hình thức trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ.
* Vốn vay
- Vay từ NHTW
Ngân hàng BIDV áp dụng các hình thức cấp tín dụng như: Tái cấp vốn, chiết khấu
và tái chiết khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá,...
- Vay vốn của NHTM và các tổ chức tín dụng khác
Được biết hiện nay, BIDV hiện đang hợp tác liên kết với 34 ngân hàng lớn tại
Việt Nam như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Đông Nam
Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank)...
Bên cạnh liên kết ngân hàng, BIDV còn liên kết với các ví điện tử, giúp khách
hàng an tâm chuyển khoản, giao dịch rút tiền online... trong mọi thời điểm kể cả
những ngày cuối tuần, lễ tết. Các ví điện tử mà BIDV liên kết như ví Điện tử
MOMO, ví AirPay, ví Vnpay,...
-Vay nước ngoài
Sự kiện đầu tiên đáng ghi nhớ trong hoạt động đối ngoại của BIDV là năm
1992, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được giao cho vay ủy thác khoản
ODA đầu tiên của Chính phủ Italia, trị giá 58,5 triệu Lia. Từ năm 1994 trở đi, Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu được nhận ủy thác cho vay lại trong
nước đối với nhiều nguồn vốn khác của các nước Đức, Pháp, Hà Lan, Thái Lan...
Thành lập Ngân hàng Liên doanh VID-Public với Malaysia: Một trong những
sự kiện đánh dấu bước đột phá trong hoạt động kinh doanh đối ngoại trong giai
đoạn này là việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ký hợp đồng với
Ngân hàng Public Bank Berhard Malaysia để thành lập Ngân hàng liên doanh VID-
Public, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngân hàng được thành lập với số vốn điều lệ là
10.000.000 USD, tỷ lệ góp vốn là 50/50. VID - Public Bank được đánh giá là một
trong những ngân hàng liên doanh với nước ngoài hoạt động hiệu quả nhất ở Việt
Nam.
Ngày 11-11-2019, BIDV và Hana Bank – Ngân hàng lớn thứ 3 Hàn Quốc đã
chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố Hana Bank là cổ đông
chiến lược nước ngoài, sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV. Cú bắt tay hợp tác giữa
BIDV-Hana Bank được đánh giá là giao dịch mua bán - sáp nhập (M&A) với một
nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Đây là dấu mốc
quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của BIDV.
- Phát hành các chứng từ có giá
Theo kết quả phát hành trái phiếu đợt 1 năm 2019 của BIDV công bố mới đây,
ngân hàng này đã bán hết 50.000 trái phiếu kỳ hạn 10 năm, còn "ế" trái phiếu kỳ
hạn 7 năm khi bán được 249.932 trái phiếu trong tổng số 250.000 trái phiếu chào
bán. Sau phát hành, BIDV có thêm gần 3.000 tỷ đồng bổ sung vốn cấp 2.
Phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng tính linh hoạt cho kế hoạch tăng vốn,
đảm bảo vốn điều lệ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh, căn cứ tình hình cụ thể của
thị trường BIDV sẽ xây dựng phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi phù hợp
với tình hình thực tế.
NGUỒN THAM KHẢO
https://etime.danviet.vn/bidv-bo-sung-von-cap-2.html
https://www.vietnamplus.vn/bidv-duoc-chap-thuan-tang-von-them-tren-10300-ty-
dong-bang-tra-co-tuc/760789.vnp
http://s.cafef.vn/bid-167474/von-chu-so-huu-cua-bidv-tang-len-34187-ty-dong.chn
https://vietmy.net.vn/kinh-te/dhcd-ngan-hang-bidv-du-kien-phat-hanh-830-trieu-co-
phan-tang-von-muc-tieu-loi-nhuan-13-000-ty-dong-489415
https://cafef.vn/nhieu-doanh-nghiep-trich-quy-khen-thuong-phuc-loi-ca-tram-
nghin-ty-dong-20220910084236817.chn
https://vietnambiz.vn/lai-suat-ngan-hang-bidv-cao-nhat-thang-4-2021-la-bao-nhieu-
20210402120605396.htm
https://mipecrubik360xuanthuy.com/lai-suat-khong-ky-han-bidv/

You might also like