You are on page 1of 4

07/2022

Bản tin Trái Phiếu Doanh nghiệp


Ngày phát hành: 04/8/2022

Ghi chú quan trọng:


Số liệu được thu thập trên HNX đến hết ngày 02/8/2022, dựa trên ngày phát hành, có thể khác biệt với
số liệu thống kê theo ngày hoàn tất.

Tổng quan thị trường


Trong tháng 7 vừa qua, quy mô giá trị phát hành trái phiếu sụt giảm mạnh, với giá trị phát hành chỉ ở
mức gần 22 nghìn tỷ VNĐ, giảm lần lượt 65% so với cùng kỳ và 48,23% so với tháng trước đó. Mặc
dù giá trị phát hành khiêm tốn, song số liệu của FiinGroup cho thấy 58 doanh nghiệp BĐS niêm yết
vẫn duy trì được tăng trưởng dư nợ vay (bao gồm cả tín dụng ngân hàng và trái phiếu) ở mức 25,1%
cho giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022. Điều này cho thấy dù kênh trái phiếu có diễn biến trầm lắng
nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận dòng vốn vay từ ngân hàng.

Trong đó, 86% số đợt phát hành thuộc về các doanh nghiệp niêm yết, tăng 4% so với tháng trước,
còn lại là 14% đợt phát hành từ các doanh nghiệp chưa niêm yết. Số liệu cập nhật đến hết tháng
7/2022 không ghi nhận có sự xuất hiện của các đợt phát hành ra công chúng.

Biểu đồ 1: Cơ cấu phát hành ngành BĐS giảm Biểu đồ 2: Doanh nghiệp niêm yết phát hành
mạnh là chủ yếu

Tổ chức tín dụng


10% 1% 14% Niêm yết
8% Thương mại, dịch vụ 18%
5% Chưa niêm yết
5%
Bất động sản

Khác

82% 82%
89% 86%
Tháng 6
Tháng 7
Nguồn: FiinRatings, HNX Nguồn: FiinRatings, HNX

Ghi chú: Số liệu không bao gồm TPDN trái phiếu quốc tế được huy động bằng ngoại tệ; Giá trị phát hành được
thống kê dựa theo ngày phát hành.
07/2022

Hoạt động phát hành của các tổ chức tín dụng tiếp tục dẫn đầu thị trường với tổng cộng 21 đợt phát
hành, đạt quy mô là 19,49 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 89% thị trường sơ cấp. Tuy thị phần trái phiếu ngân
hàng có sự tăng trưởng rõ rệt, song giá trị phát hành lại giảm sâu gần 63,5% so với giá trị tháng
trước. Các đợt phát hành lớn nhất đến từ các tổ chức tín dụng, nổi bật là đợt phát hành của (1) Công
ty Tài chính cổ phần điện lực (EVNFinance) với giá trị đạt 1,725 nghìn tỷ đồng; (2) Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với giá trị đạt 1,5 nghìn tỷ đồng; (3) Ngân hàng TMCP Phương
Đông (OCB) với giá trị đạt 1 nghìn tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, nếu như doanh nghiệp BĐS liên tục đứng thứ hai về cơ cấu phát hành ở các tháng
trước, thì thị trường tháng 7 chỉ ghi nhận 1 đợt phát hành trái phiếu đến từ CTCP Đầu tư Kinh doanh
Bất động sản Hà An thuộc Tập đoàn Đất Xanh. Cụ thể, giá trị phát hành đạt 210 tỷ đồng và chỉ chiếm
vỏn vẹn 2% thị trường sơ cấp.

Đứng vị trí thứ hai với ngành Thương mại và Dịch vụ với 2 đợt phát hành, đạt giá trị 1,17 nghìn tỷ đồng
và chiếm 8% thị trường sơ cấp. Cả 2 lô trái phiếu này được đồng phát hành bởi công ty Cổ phần đầu
tư và Phát triển du lịch Phú Quốc.

Biểu đồ 3: Giá trị và số đợt phát hành trong tháng 7

20 Giá trị phát hành Số đợt phát hành 25

21
16 20
Nghìn tỷ VNĐ

12 15

Đợt
8 10

4 5
2
1
0 0
Tổ chức tín dụng Thương mại, dịch vụ Bất động sản

Nguồn: FiinRatings, HNX

Tiêu điểm trong tháng


Thị trường TPDN tháng 7/2022 ghi nhận lô Trái phiếu xanh đầu tiên được phát hành tại thị trường
Việt Nam của EVNFinance, số tiền thu về dự kiến sử dụng để tài trợ các dự án đạt điều kiện nêu
trong Khung Trái phiếu xanh của EVNFinance, dựa trên Nguyên tắc Trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị
trường vốn Quốc tế (ICMA). Chúng tôi đánh giá đây là cú hích lớn đối với thị trường Trái phiếu xanh,
vốn còn khiêm tốn và mới mẻ, và tương lai phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo. Việc
EVNFinance đi đầu huy động trái phiếu xanh sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm đến kênh vốn
này nhiều hơn, đảm bảo nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án hướng tới cam kết của Việt
Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26).
07/2022

Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng hoạt động trái phiếu xanh sẽ phát triển mạnh, cùng với đó là
nhu cầu xác nhận các lô trái phiếu theo tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để có thể
đảm bảo việc sử dụng vốn cho các mục tiêu phát triển bền vững. Hiện FiinRatings, với vai trò là đơn
vị được ủy quyền xác nhận, cũng đang làm việc với một số doanh nghiệp nhằm hỗ trợ họ nhận
chứng chỉ trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế của Tổ chức Trái phiếu Khí hậu (Climate Bonds
Initiative) nhằm hướng tới nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức quốc tế với chi phí vốn hợp lý.

Biểu đồ 4: Giá trị phát hành TPDN trong vòng 12 tháng gần đây

180
Thông tư Sự kiện hủy 9 lô
150 16/2021/TT- trái phiếu của
NHNN có hiệu lực THM
120
Nghìn tỷ VNĐ

90

60

30

0
8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7
2021 2022
Nguồn: FiinRatings, HNX

Lãi suất chào bán: Lãi suất phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng dao động xung quanh
mức 4,3 – 7,6%, có sự tăng rõ rệt so với mức lãi suất trung bình của nhóm trong 6 tháng đầu năm
2022, cụ thể là 4,35%. Trái phiếu duy nhất của nhóm Bất động sản được phát hành trong tháng 7
thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An, cũng mang lãi suất danh nghĩa
cao hơn mức trung bình của nửa đầu năm nay, ở mức 11%.

Kỳ hạn trái phiếu: Kỳ hạn trái phiếu phát hành trong tháng 7 này có sự kéo dài nhẹ so với trung bình
năm 2021 và các tháng trước đó. Trái phiếu do ngân hàng phát hành ghi nhận kỳ hạn bình quân
khoảng 5 năm, dài hơn đáng kể so với mức bình quân 3,4 năm trước đó của nửa đầu năm nay.
Nhóm ngành Thương mại dịch vụ và Bất động sản cũng có xu hướng tương tự. Điều này theo chúng
tôi là phản ánh điều kiện về môi trường lãi suất tăng và các tổ chức phát hành thường có xu hướng
kéo dài kỳ hạn của trái phiếu trong bối cảnh hiện nay.

Tài sản đảm bảo (TSĐB): Chỉ có 5 trên 24 lô trái phiếu được phát hành trong tháng 7 có TSĐB và
chủ yếu dưới hình thức cổ phiếu của công ty mẹ. Theo chúng tôi, đây là vấn đề nhà đầu tư cần quan
tâm đánh giá chất lượng tài sản thế chấp, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh
và biến động như hiện nay.
07/2022

Lời kết
Hoạt động phát hành sơ cấp TPDN trong tháng 7-2022 có sự sụt giảm mạnh cả về quy mô và số giao
dịch phát hành của các doanh nghiệp phi ngân hàng so với tháng 5 – 6 trước đó. Trong bối cảnh
kênh tín dụng ngân hàng cho BĐS đang được kiểm soát chặt chẽ, kênh vốn huy động qua TPDN
cũng rất ít ỏi với chỉ một đợt phát hành và thị trường chứng khoán ảm đạm với rất ít hoạt động huy
động vốn trên thị trường cổ phiếu, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp BĐS đang đứng trước những
trở ngại khá lớn về hoạt động huy động vốn trái phiếu cho việc tiếp tục triển khai và mở bán trong
nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023. Những điều chỉnh chính sách bao gồm Nghị định 153 sửa đổi
tới đây với những tiêu chuẩn và điều kiện mới về phát hành, phân phối và mua bán trái phiếu được
kỳ vọng sẽ giúp kênh huy động TPDN từng bước sôi động trở lại và có chiều sâu hơn để góp phần
phát huy kênh dẫn vốn dài hạn và các rủi ro từ thị trường này được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Tuyên bố Bản quyền và Miễn trách


Tài liệu này được soạn lập bởi Công ty Cổ phần FiinGroup chỉ nhằm mục đích tham khảo, không
đưa ra khuyến nghị mua bán hay nắm giữ bất kỳ cổ phiếu hay cho giao dịch cụ thể nào.

Thông tin trong báo cáo này, bao gồm dữ liệu, biểu đồ, bảng biểu, ý kiến phân tích và nhận định
của FiinGroup được sử dụng với tính chất tham khảo, FiinGroup sẽ không chịu trách nhiệm về bất
cứ tổn thất hay hậu quả gì có thể được gây ra từ việc sử dụng các thông tin trong báo cáo này.

Tài liệu này có thể được thay đổi mà không có sự thông báo trước. FiinGroup sẽ không có trách
nhiệm phải cập nhật, sửa đổi và bổ sung nội dung theo những thay đổi đó.

Liên hệ truyền thông


(Cô) Nguyễn Minh Hiền - Trưởng phòng Truyền Thông

Điện thoại: +84 358 048 193

Email: hien.nguyenminh@fiingroup.vn

You might also like