You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA NGÂN HÀNG
🙣🕮🙡

TP Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2023


CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ QUỸ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU – TCBF
1.1 Giới thiệu chung

Quỹ TCBF là viết tắt của Techcom Bond Fund - quỹ mở đầu tư trái phiếu của
công ty Quản lý kỹ thương Techcombank Capital, trực thuộc Ngân hàng
Techcombank và được giám sát hoạt động bởi Ngân hàng TNHH MTV Standard
Chartered (Việt Nam). Được thành lập ngày 8/9/2015, qũy không giới hạn về thời
gian hoạt động với số vốn huy động trong lần đầu chào bán là 60.653.750.000 VNĐ
(mệnh giá của một chứng chỉ quỹ là 10.000 VNĐ).
Hiện quỹ TCBF được đánh giá là quỹ mở nội địa đầu tư trái phiếu lớn nhất tại
Việt Nam, tính đến 9/2023, thị phần của TCBF trên thị trường quỹ đầu tư trái phiếu
chiếm tỷ trọng nhiều nhất, lên đến 70%

1.2. Mục tiêu và chiến lược đầu tư:


1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của quỹ trái phiếu TCBF được thành lập nhằm mang đến cho khách hàng
giải pháp tài chính tối ưu. Sản phẩm quỹ mở TCBF chủ yếu tập trung vào đầu tư trái
phiếu, với lợi nhuận thu được ổn định, có mức độ rủi ro thấp. Giải pháp tài chính cho
người dùng có nhu cầu đầu tư dòng tiền nhàn rỗi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, lo
lắng về những bất ổn về thị trường kinh tế, chứng khoán hiện nay.
1.2.2 Chiến lược đầu tư
Hiện nay TCBF đang dẫn đầu thị trường môi giới trái phiếu và có thế mạnh vượt trội
về tư vấn phát hành trái phiếu cho những doanh nghiệp lớn như Vingroup,
MasanGroup, Novaland. Do đó chiến lược đầu tư của quỹ đầu tư trái phiếu TCBF là
tận dụng các ưu thế hiện có - bao gồm vốn lớn, khả năng tiếp cận và thẩm định toàn
diện chất lượng trái phiếu - để xây dựng một danh mục đầu tư gồm những trái phiếu
tốt nhất thị trường. Nhờ đó, TCBF có thể đạt được mục tiêu mang lại lợi nhuận đều
đặn và ổn định trong dài hạn cho nhà đầu tư.

1.3 Thông tin cơ bản TCBF đến nửa đầu năm 2023:
Hiện nay, tài sản của TCBF đã lên tới 5257 tỷ, quỹ phân bổ tài sản vào đa dạng các
danh mục khác nhau, trong đó trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn với hơn
67,1%, phần còn lại là tiền gửi có kỳ hạn và tiền mặt.
Theo báo cáo cập nhật ngày 09/07/2023, giá trị NAV/CCQ của TCBF tăng 18,7%
trong vòng 90 ngày gần nhất. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, với dòng tiền
trả lãi từ trái phiếu của danh mục, quỹ còn được kỳ vọng có thêm lãi trung bình
khoảng 7%-9% lợi nhuận mỗi năm.
CHƯƠNG 2: DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸ TCBF

2.1 Xu hướng thị trường quỹ mở trên thế giới


Theo IIFA (International Investment Funds Association - Hiệp hội quỹ đầu tư quốc tế)
cho biết, trong năm 2022, Đầu tư vào tài sản thu nhập cố định - bao gồm đầu tư vào
trái phiếu và các quỹ thị trường tiền tệ, có giá trị tài sản ròng (NAV) chiếm đến hơn
30% trong danh mục của các quỹ mở trên thế giới, điều này được giải thích từ việc bối
cảnh lãi suất gia tăng trong năm do chịu sự ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga -
Ukraine.

Nguồn: TCBF
Đến Q1/2023, đầu tư vào Trái phiếu và Thị Trường Tiền Tệ tiếp tục gia tăng tương
đối cao, điều đó cho thấy việc đầu tư vào tài sản thu nhập cố định vẫn là xu hướng
không thể thiếu trong sự phát triển và mở rộng của các quỹ mở trên thế giới cũng như
tại Việt Nam. Trong đó, kênh trái phiếu vẫn là lựa chọn chính yếu.
Nguồn: TCBF
2.2 Danh mục đầu tư và kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ TCBF
2.2.1 Phân loại theo tài sản
Từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2023, ba loại tài sản mà quỹ nắm giữ lần
lượt là: Trái phiếu - loại danh mục tài sản hầu như chiếm tỷ trọng nhiều nhất,
tiếp theo là danh mục Tiền với phần lớn là tiền gửi ngân hàng, các khoản tương
đương tiền và chứng chỉ tiền gửi, danh mục tài sản khác chiếm tỷ lệ thấp nhất
qua các năm, phần lớn đến từ tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng, lãi từ tiền gửi,
trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi nhận được.
Bên cạnh đó, trái phiếu mà quỹ nắm giữ qua các năm đa phần đã được niêm
yết, ngoại trừ năm 2016, thì tỷ lệ trái phiếu chưa niêm yết của quỹ được duy trì
ở mức rất thấp, chưa đến 10%. Điều này cho thấy quỹ đã thực hiện đúng mục
đề ra là “Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản
chưa niêm yết”, điều này đã giúp TCBF đảm bảo được tính thanh khoản.

2.2.2 Phân loại theo nhóm ngành


2.2.2.1 Giai đoạn 2015 - 2018
Nhìn vào các biểu đồ sau có thể thấy vào giai đoạn mới thành lập danh mục ngành
nghề đầu tư của quỹ chưa được đa dạng, tại thời điểm năm 2015 ngành chiếm tỷ trọng
chiều nhất là Dịch vụ quản lý và thu nợ, tại Việt Nam ngành này bắt đầu phát triển và
tăng trưởng trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhằm tối ưu
hóa việc thu nợ và quản lý nợ.
Ngoài ra, trong danh mục ngành nghề của quỹ còn có sự xuất hiện của ngành Bất
động sản (BĐS), thị trường BĐS tại Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư lớn kể từ khi
Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên làn sóng này cũng đã khiến cho “bong bóng” bất
động sản tăng cao và đến khi nó “vỡ” thì giá BĐS tại Việt Nam đã bị giảm mạnh vào
giai đoạn 2009-2013.
Đến giai đoạn 2015-2018, là giai đoạn mà quỹ thành lập, may mắn là lúc này thị
trường đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và phát triển ổn định, nhất là hai năm 2016 và
2017 khi tỷ lệ tăng trưởng của ngành này tăng khá cao và đạt ngưỡng cao nhất là
4,07% vào năm 2017, điều này cũng đúng với thực trạng thị trường BĐS năm 2017,
khi mà thị trường này được ghi nhận là phát triển mạnh với những dự án của các tập
đoàn lớn như dự án Lakeview, The Tresor, RiverGate của Novaland; dự án Saigon
Mystery Villas của Hưng Thịnh hay dự án cao cấp Vinhomes Central Park của
Vingroup. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường BĐS vào giai đoạn này, có thể
thấy kể từ khi thành lập, BĐS luôn xuất hiện trong danh mục đầu tư của TCBF và trở
thành ngành đầu tư chủ chốt của quỹ này.
Ngoài ra, trong giai đoạn này quỹ cũng bắt đầu xuất hiện các ngành nghề như Thực
phẩm đồ uống, ngành này được tổ chức Business Monitor International đánh giá là sẽ
duy trì mức tăng trưởng đều hàng năm là hơn 10% do thu nhập của người dân đã được
cải thiện và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có giá trị cao hơn ngày một tăng.
Khi thị trường BĐS phát triển mạnh và các dự án đô thị xuất hiện ngày càng nhiều thì
cũng đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển của ngành Xây dựng càng lớn, ngành
này cũng đã ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng đến 9% trong năm 2018. Ngoài ra còn có một
số ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ như: Thức ăn chăn nuôi, Khai khoáng…
Hoạt động và phát triển trong khoảng thời gian sôi động của nhóm ngành BĐS, quỹ
được đánh giá có kết quả hoạt động kinh doanh tốt và tăng trưởng mạnh qua các năm.
Chỉ trong vòng 3 năm kể từ khi thành lập, tổng tài sản của quỹ tăng gấp 106 lần, lợi
nhuận ròng từ 724 triệu VNĐ tăng lên đến 267 tỷ VNĐ, doanh thu từ 1 tỷ VNĐ tăng
lên đến 322 tỷ VNĐ, đây là một kết quả hoạt động vô cùng ấn tượng.
Bảng: KQ HĐKD của TCBF giai đoạn 2015 - 2018

TỔNG TÀI SẢN LỢI NHUẬN RÒNG DOANH THU


2015 62.699.133.124 724.045.387 1.291.655.159
2016 794.485.607.454 10.066.167.972 13.627.042.245
2017 1.971.402.257.673 130.522.187.333 157.755.165.269
2018 6. 664.033.183.168 267.273.955.047 322.825.764.683

Với sự tăng trưởng vượt bậc, TCBF đã góp phần giúp Công ty cổ phần chứng khoán
Kỹ thương dẫn đầu thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE vào năm 2018 với tỷ
trọng vô cùng ấn tượng là 81,71%.
Nguồn: HOSE

2.2.2.2 Giai đoạn 2019 - 2023


Đến với giai đoạn này, có thể nhận thấy BĐS, Thực phẩm đồ uống vẫn là hai ngành
có sự xuất hiện nhiều nhất, trong đó BĐS vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất qua hầu hết các
năm.
Trong năm 2019, ngành Khai khoáng bắt đầu chiếm tỷ trọng nhiều hơn, điều này cũng
đúng với thực trạng năm của năm, theo Tổng cục thống kê ghi nhận thì Khai khoáng
đã có sự gia tăng trở lại khi khai thác than tăng cao để bù đắp cho sự sụt giảm của khai
thác dầu thô. Từ năm 2020 trở đi, danh mục ngành nghề của quỹ bắt đầu xuất hiện
thêm ngành Tài nguyên cơ bản và một số ngành chiếm tỷ trọng nhỏ khác như Ngân
hàng, Du lịch và Giải trí, Dịch vụ tài chính, Bán lẻ… Điều đó cho thấy quỹ đã bắt đầu
đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình hơn để giảm rủi ro, trong đó quỹ vẫn tập trung
vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như BĐS, Thực phẩm đồ uống…
Với Thực phẩm đồ uống, ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2021 với tỷ lệ
khá cao là 20,82%, mức độ tập trung vào ngành này để đạt được mục tiêu phục hồi
nền kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho người dân sau đại dịch Covid-19.
Với BĐS, từ năm 2019 - 2021 lãi suất huy động của ngân hàng thấp nên đã có một
khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp được tung ra với mức lãi suất hấp dẫn để thu
hút nguồn vốn đầu tư, tăng trưởng hoạt động kinh doanh của quỹ trong giai đoạn cũng
được duy trì ở mức ổn định.
Đến năm 2022, thị trường BĐS phải đối mặt với những sự kiện liên quan đến trái
phiếu doanh nghiệp của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát đã khiến cho
niềm tin của nhà đầu tư suy giảm, tạo nên sự kiện rút ròng tại các quỹ đầu tư. Trong
đó, TCBF bị rút 31,8% từ 19.983 tỷ đồng xuống còn 13.623 tỷ đồng, điều này cũng
khiến cho lợi nhuận ròng của quỹ lỗ 1442 tỷ VNĐ, doanh thu lỗ 1201 tỷ VNĐ.
Bên cạnh đó, trong năm 2022 cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra, cộng
hưởng với sức khỏe của các doanh nghiệp chưa ổn định sau đại dịch đã khiến cho lạm
phát tăng cao, để kiểm soát điều này NHNN buộc phải gia tăng lãi suất từ đó khiến
nhà đầu tư cũng đổ xô dòng vốn của họ sang gửi tiền tại ngân hàng nhằm hưởng lãi
cao, điều này đã khiến cho thị trường BĐS bị đóng băng thanh khoản từ nửa cuối năm
2022.
Nhưng may mắn là vào nửa đầu năm 2023, chính phủ Việt Nam có sự can thiệp hỗ trợ
hồi phục để thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS bằng các Nghị quyết, quyết
định quan trọng. Cụ thể, Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã giải quyết một số điểm nghẽn
của thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cân đối nguồn tiền phục vụ sản xuất
kinh doanh và thanh toán nghĩa vụ trái phiếu đến hạn mà vẫn đảm bảo quyền lợi nhà
đầu tư. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành 2 thông tư 02/2023 và
03/2023, điều chỉnh giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và
cải thiện thanh khoản thị trường TPDN. Do đó quỹ vẫn chủ yếu đầu tư vào BĐS, hoạt
động kinh doanh cũng bắt đầu hồi phục trở lại.
Bảng: KQ HĐKD của TCBF giai đoạn 2019 - nửa đầu năm 2023

TỔNG TÀI SẢN LỢI NHUẬN RÒNG DOANH THU


2019 15.433.117.813.116 927.039.264.501 1.121.023.348.086
2020 24.301.482.821.234 1.072.281.553.531 1.354.320.234.472
2021 21.692.392.774.555 1.739.765.630.679 2.084.157.911.784
2022 9.215.246.628.927 (1.442.637.099.167) (1.201.623.093.821)
6T đầu 7.570.475.778.614 1.872.708.253.246 1.931.000.136.542
năm 2023

2.3 Chiến lược đầu tư của quỹ TCBF


Như vậy, có thể thấy Danh mục tài sản của TCBF đang đi theo xu hướng của các quỹ
mở trên thế giới là đầu tư vào Tài sản thu nhập cố định, trong đó trái phiếu chiếm tỷ
trọng nhiều nhất qua hầu hết các năm.

Danh mục trái phiếu được đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như BĐS,
công nghiệp, bán lẻ, thực phẩm tiêu dùng. Trong đó đặc biệt phải kể đến là ngành
BĐS hầu như luôn chiếm tỷ lệ % cao nhất, thể hiện chiến lược đầu tư của TCBF là
hướng tới nhóm ngành này.

Đa phần các trái phiếu nhóm ngành BĐS đều đến từ các tập đoàn lớn VinGroup
(Vincom Retail, Vinhomes…), tập đoàn Novaland ( Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư
Địa ốc No Va… Chính việc này đã giúp TCBF dẫn đầu thị trường môi giới trái phiếu
và có thế mạnh vượt trội về tư vấn phát hành trái phiếu cho những doanh nghiệp lớn.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA QUỸ TCBF

3.1 Giá trị NAV/CCQ bình quân của TCBF


3.1.1 Khái niệm NAV/CCQ
Chỉ số NAV/ CCQ (Hay giá trị tài sản ròng/ chứng chỉ quỹ) hay còn gọi là giá của
chứng chỉ quỹ, là một chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá giá trị thực tế và
hiệu suất hoạt động đầu tư của quỹ, từ đó giúp nhà đầu tư nhận định cơ hội đầu tư giao
dịch sinh lời.
Tuy nhiên, giá chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) không phải là yếu tố quyết định để các nhà
đầu tư lựa chọn nên đầu tư quỹ nào. Không phải tất cả các quỹ mở có giá (NAV/CCQ)
cao đều là khoản đầu tư tốt. Nó chỉ giúp cung cấp kết quả đầu tư lâu dài trong quá khứ
để các nhà đầu tư xem xét.

3.1.2 NAV/CQQ của TCBF giai đoạn 2016 – nửa đầu năm 2023

❖ Nhận xét:

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy giá trị NAV/ CCQ của TCBF tăng đều trong giai
đoạn từ QI/2016 đến QIII/2022, đạt mức 16,505.89. Năm 2016, với sự phát triển của
thị trường Quỹ mở, quy mô của Quỹ TCBF tăng trưởng liên tục, đạt mức 1.042%.
Thời điểm này TCBF chiếm thị phần lớn nhất (70%) tổng quy mô thị trường Quỹ mở
trái phiếu Việt Nam.
Đến năm 2017 -2018, TCBF tăng trưởng rất tốt cả về quy mô tổng tài sản quản
lý lẫn lợi nhuận đầu tư nhờ cơ cấu danh mục đầu tư tập trung vào trái phiếu đã đảm
bảo thu lại lợi nhuận ổn định cho quỹ.
Quy mô TCBF tiếp tục tăng trong giai đoạn 2019 -2021, mặc dù có sự xuất
hiện của Đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng nhưng nhờ vào
khả năng kiểm soát dịch tốt, nền tảng kinh tế vững vàng cùng các chính sách hỗ trợ
kịp thời của Chính phủ, TCBF vẫn đạt tăng trưởng tốt về quy mô tổng tài sản quản lý.
Đến Quý IV/2022, NAV/CCQ có sự biến động, giảm đột ngột về mức thấp kỷ
lục so với toàn giai đoạn, ở mức 13,438.46. Từ đầu tháng 10/2022 đến hết năm 2022,
hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút khỏi TCBF. Đến ngày 18/11, chỉ số giá trị tài sản
ròng/chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) của TCBF chỉ còn gần 12.864 đồng/CCQ , giảm hơn
22% trong vòng 1 tháng gần nhất (16.498 đồng/CCQ). Tổng giá trị tài sản ròng
(NAV) còn gần 9.684 tỷ đồng, thấp nhất trong giai đoạn 2020 đến nửa đầu 2023.
Trong 2 quý đầu năm 2023, chỉ số có sự ổn định trở lại, quay về mức trên
16,500.00 ở quý II. Tính từ ngày 20/11/2022 đến ngày 18/06/2023, giá NAV/CCQ của
quỹ TCBF đã tăng trưởng 27.3%, từ mức đáy 12,841 VNĐ đã hồi phục mạnh lên mức
16,342 VNĐ tại ngày 18/06/2023.
3.1.3 NAV/CCQ của TCBF so với các quỹ khác giai đoạn 2020 – 2023

❖ Nhận xét:

Nhìn chung, so với các quỹ trái phiếu có trong biểu đồ, TCBF có giá trị
NAV/CCQ cao nhất trong toàn bộ giai đoạn. Tuy nhiên, trong quý IV/2022, hầu hết
các quỹ mở trái phiếu khác trên thị trường cũng đều bị thu hẹp quy mô từ đầu tháng
11 tuỳ các mức độ khác nhau. Cụ thể, các MBBond, SSIBF, VCBF cũng bị giảm quy
mô đáng kể, tuy nhiên mức độ nhẹ nhàng hơn đôi chút so với TCBF.
Đến năm 2023, các chính sách được Chính phủ ban hành đã giúp thị trường trái
phiếu dần bình ổn trở lại và kéo theo đó là sự phục hồi của các quỹ đầu tư trái phiếu.
3.2 Tỷ suất sinh lời của TCBF
3.2.1 Tỷ suất sinh lời theo NAV/CCQ
Tỷ suất sinh lời theo NAV/CCQ của quỹ TCBF được tính dựa theo công thức:

( GGíí aacuđ ầốui −1) x 100


L ợ in h u ậ n=

Trong đó:
- Gía cuối: là giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ (đơn vị: NAV/CCQ)
- Gía đầu: là giá trị đầu kỳ của chứng chỉ quỹ (đơn vị: NAV/CCQ)
- NAV/CCQ: Giá chứng chỉ quỹ

❖ Nhận xét:
Sau thời gian thành lập không lâu, tỷ suất sinh lời của quỹ TCBF có một sự tăng
trưởng tích cực và ổn định từ năm 2016 đến năm 2019, với tỷ lệ lợi nhuận hàng năm
dao động từ 7,57% đến 8,34%, điều này cho thấy quỹ có sự quản lý đầu tư tốt trong
giai đoạn này. Thị trường trái phiếu trong giai đoạn này khá ổn định về quy mô và
thanh khoản, đặc biệt là thị trường bất động sản được đánh giá là khá thành công.
Tuy nhiên, năm 2020 và 2021, quỹ ghi nhận mức lợi nhuận thấp hơn, lần lượt là
6,43% và 6,9%, chủ yếu do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên thị trường
tài chính và kinh tế.
Đến năm 2022, với tỷ suất sinh lợi -14,13% do bị ảnh hưởng từ sự kiện rút ròng.
Nửa đầu năm 2023 đã thấy sự phục hồi nhẹ với tỷ suất sinh lợi tăng lên 3,13%.

3.2.2 So sánh tỷ suất sinh lời theo NAV/CCQ

Bảng: So sánh tỷ suất sinh lời theo NAV/CCQ của các quỹ trái phiếu trên thị
trường

TCBF BVBF VFMVF SSI-BF VTBF MBBond VCBF-


B FIF

2018 8.04% 10.21% 11.25% 6.85% 9.2% thành lập

2019 8.05% 14.41% 9.15% 5.93% 8.52% 9.18% thành lập

2020 6.43% 4.3% 6.69% 3.46% -0.76% 6.68% 6.56%

2021 6.9% 4.7% 7.34% 6.31% 0.02% 6.14% 5.50%

2022 -14.13% 3.6% 4.46% 3.7% 4.74% 1.11% 7.22%

6T đầu 3.13% 3.85% 4.00% 4.53% 3.19% 6.18% 4.3%


năm
2023

❖ Nhận xét:
Từ năm 2018 -2021, TCBF không đạt được mức tỷ suất sinh lợi cao nhất trên thị
trường trái phiếu, nhưng biên động tăng giảm tương đối ổn định hơn so với các quỹ
khác.
Đến năm 2022 khả năng sinh lợi của TCBF là -14.13%, điều này hoàn toàn tương
ứng với biến động thị trường năm 2022. Khi tình trạng NĐT ồ ạt đi rút tiền, quỹ buộc
phải gia tăng bán các tài sản đang sinh lời để thu tiền mặt về, việc này đã làm giảm tỷ
suất sinh lời chung cho cả danh mục vì số lượng tài sản sinh lời giảm xuống.
Đồng thời, để thanh khoản nhanh, quỹ còn phải giảm sâu giá tài sản bán ra, điều này
dẫn tới tốc độ giảm NAV sẽ nhanh hơn tốc độ giảm số lượng chứng chỉ quỹ, khiến
đơn giá NAV/chứng chỉ cũng như tỷ suất sinh lời giảm mạnh.

3.3 Đánh giá rủi ro trái phiếu


Khi nắm giữ trái phiếu, việc mà quỹ và các NĐT lo ngại chính các khoản thanh toán
lãi bị giảm, nguyên nhân do tỷ lệ lạm phát gia tăng. Để giảm thiểu rủi ro này, các quỹ
nên quản lý các trái phiếu có kỳ hạn ngắn và có lãi suất thả nổi. Bởi lãi suất thả nổi sẽ
được tổ chức phát hành quy định theo biến động thị trường khi tỷ lệ lạm phát tăng cao
và lãi suất thị trường không ổn định. Từ đó, giúp quỹ quản lý trái phiếu một cách an
toàn hơn.
Với TCBF, các trái phiếu mà quỹ đang sở hữu đều có kỳ hạn ngắn (1-5 năm), hầu hết
có lãi suất thả nổi. Như vậy, có thể đánh giá được giá trị trái phiếu mà quỹ đang nắm
giữ là tương đối ổn định.

Bảng: Các trái phiếu TCBF quản lý nửa đầu năm 2023
Ngày phát Ngày đáo
TCPH Mã TP hành hạn Kỳ hạn Loại lãi suất
CTCP Đầu tư
Hạ tầng Kỹ
thuật Thành CII120018 28/12/2020 28/6/2024 4 năm Thả nổi
phố Hồ Chí
Minh CII121006 13/04/2021 13/04/2024 3 năm Thả nổi
CTCP Điện
Gia Lai GEG121022 11/10/2021 11/10/2024 3 năm Thả nổi
CTCP Masan
Meatlife MML121021 26/08/2021 26/08/2026 5 năm Thả nổi
CTCP Masan
High-Tech
Materials MSR11808 20/11/2018 20/11/2023 5 năm Thả nổi
CTCP Tập
đoàn Đầu tư
Địa ốc No Va NVL122001 20/01/2022 20/07/2023 1 năm Thả nổi
CTCP Thành
Thành Công -
Biên Hòa SBT121002 26/01/2021 26/01/2024 3 năm Thả nổi

CTCP
Vinhomes VHM121024 25/10/2021 25/10/2024 3 năm Thả nổi

VHM121025 11/03/2021 11/03/2024 3 năm Thả nổi


CTCP Vincom
Retail VRE12007 26/08/2020 26/08/2025 5 năm Thả nổi
CTCP Chứng
khoán
VNDIRECT VND 122014 07/03/2022 07/03/2025 3 năm Thả nổi

3.4 Đánh giá năng lực của tổ chức phát hành


Ngoài việc phân tích hiệu quả hoạt động của quỹ, thì việc phân tích các tổ chức phát
hành (TCPH) cũng đóng vai trò quan trọng. Từ đó, giúp quỹ cũng như NĐT đánh giá
được khả năng thanh toán và xem xét nên nắm giữ trái phiếu của TCPH nào.
Vingroup Vinhomes Masan Novaland

2023 2022 2023 2022 2023 2022 2023 2022

DTT
(Tỷ 47.144 13.384 32.833 4.470 6.509 5.673 1.040 2.658
VND)

LNG 10.066 -4.719 13.215 4.735 2,978 2,325 473 1.127


( Tỷ
VND)

Nợ/ 3.41 3.25 1,36 1,33 2.0 1.9 4,8 4,38


VCSH

Nợ/ 0.77 0.76 0,56 0,57 0.5 0.5 0.82 0.82


TTS

TT hiện 0.83 0.94 1,04 1,05 0.8 0.7 2.55 3,11


hành

TT 0.57 0.61 0,74 0,78 0.6 0.5 0,8 1,04


nhanh
TT tiền 0.05 0.08 0,02 0,19 0.3 0.2 0,05 0,27
mặt
 Nhận xét:
Vingroup: các chỉ số thanh toán giảm nhẹ, Chỉ số Nợ/VCSH tăng so với cùng
kỳ năm trước, thể hiện tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên
ngoài tài trợ, điều này đúng với thực trạng của DN Trong quý II/2023, vì Vingroup đã
huy động và giải ngân hơn 22,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm các khoản vay hợp vốn tổng
cộng 430 triệu USD từ thị trường vốn quốc tế, và thanh toán đúng hạn tổng cộng 20
nghìn tỷ các khoản nợ đến hạn trong kỳ, tuy nhiên hoạt động kinh doanh vẫn khả quan
khi mà doanh thu thuần tăng gấp 3.6% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận gộp cũng
đặc biệt tăng mạnh trong khi cùng kỳ năm trước lỗ.
Vinhomes: các chỉ số thanh toán giảm nhẹ so với cùng kỳ, chỉ số Nợ/VCSH
tăng so với cùng kỳ năm trước tuy nhiên vẫn duy trì ở mức an toàn. Lợi nhuận gộp đạt
13.215 tỷ VND tăng mạnh gấp 3 lần so với cùng kỳ đến từ việc bàn giao dự án
Vinhomes The Empire.
Masan: Hệ số thanh toán hiện hành ở mức 0.8 lần, cải thiện nhẹ so với cùng kỳ
năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn 1 lần do áp lực gia tăng từ các khoản nợ vay dài hạn
đến hạn. Tuy nhiên, Công ty đã có kế hoạch tài trợ cho các nghĩa vụ đến hạn từ 2023.
Mặc dù doanh thu được cải thiện, trước áp lực gia tăng lạm phát và khó khăn chung
của nền kinh tế, biên lợi nhuận gộp trong Q2/2023 ở mức 27.2%, giảm so với mức
28% trong Q2/2022. Tuy nhiên, kết quả này đã cải thiện so với biên lợi nhuận gộp
trong Q4/2022 và thuộc mức trung bình cao trong 10 quý gần nhất của MSN
Novaland: Doanh thu thuần và lợi nhuận gộp giảm mạnh so với cùng kỳ năm
trước, Tỷ số D/E cao hơn so với các DN có cùng lĩnh vực, điều này thể hiện tài sản
của DN đang có nhiều nợ hơn VCSH, trong khi đó các mã trái phiếu của Novaland sẽ
đáo hạn vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, Novaland vẫn còn bị ảnh hưởng từ sự kiện
rút ròng Hiện tại khả năng kinh doanh và khả năng sinh lời của Novaland vô cùng
thấp.

CHƯƠNG IV: DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ


- Phân tích và đề xuất danh mục đầu tư (theo tỷ trọng của 10-20 mã cổ phiếu
lớn nhất mà quỹ đầu tư đang nắm giữ).
- Tìm hiểu cách xây dựng danh mục đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận hoặc
giảm thiểu rủi ro dựa vào lý thuyết danh mục đầu tư của Markowitz (theo
file Excel của thầy )
- Sử dụng dữ liệu giá quá khứ 3-5 năm của các mã chứng khoán để phân tích.

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN


5.1 Điểm mạnh
5.2 Điểm yếu
5.3 Nhận định vấn đề
5.3.1 Hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Novaland
5.3.2 Xu hướng hoãn, giãn nợ
5.3.3 Thị trường bất động sản chưa hồi phục
5.4 Đề xuất giải pháp

You might also like