You are on page 1of 9

Thực Trạng FPI ở Việt Nam

I. Tổng giá trị và tốc độ tăng trưởng


-          Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
cũng là một trong các hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm bổ sung nguồn
lực lài chính để đầu tư phát triển của Nhà nước (qua việc phát hành trái phiếu
Chính phủ), mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ có giá), góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của
người dân.

-          Dòng vốn FPI vào Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90.
Trong những năm 1992-1998, hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài không nhiều
và nổi bật. Đến năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được hình
thành, cùng với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng thu hút nguồn vốn FPI vào Việt Nam.

-          Nhóm 4 chọn phân tích thực trạng FPI giai đoạn 2017-2020. Đây là giai đoạn
FPI VN hồi phục và tăng mạnh sau 3 năm liền giảm sâu, cụ thể: 2014 chỉ đạt 93
triệu USD, 2015 xuống mức -65 triệu USD và 2016 48 triệu USD 

1.      Tổng giá trị ( theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài )

-          Theo thống kê, từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, dòng vốn FII
gia nhập TTCK Việt Nam khá mạnh thông qua các quỹ đầu tư ETF
và quỹ mở. Chính vì vậy, mức độ tham gia của NĐTNN trên TTCK đã tăng từ
mức 10-11% trong các năm trước lên khoảng 15% vào nửa cuối
năm 2017.
   Tính đến cuối 2017, NĐTNN đã mua 259.553 tỷ đồng và bán ra
213.141 tỷ đồng, doanh thu ròng đạt 46412 tỷ đồng
   Năm 2018, NĐTNN mua 333.032 tỷ đồng, bán ra 290.353 tỷ đồng,
doanh thu ròng đạt 42.679 tỷ đồng
   Năm 2019, NĐTNN mua 236.174 tỷ đồng, bán ra 216.530 tỷ đ,
doanh thu ròng đạt 19.644 tỷ đ
   Năm 2020, NĐTNN đã mua 255.120 tỷ đ, bán ra 264.828 tỷ đ,
doanh thu ròng -9.708
   Năm 2021, NĐTNN đã mua 456.116 tỷ đ, bán ra 506.001 tỷ đ,
doanh thu ròng -50.874
   9T/2022, NĐTNN đã mua 280.871 tỷ đ, bán ra 287.103 tỷ đ, doanh
thu ròng -6232.
 
-          Nhìn chung, quy mô dòng vốn FPI trên thị trường TTCK Việt Nam trong giai
đoạn 2017-2020 có nhiều biến động phát triển khá lớn, cùng với sự phát triển của
TTCK và tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trong nước. Đáng lưu ý là trong
những năm 2017-2019 dòng vốn FPI vào Việt Nam đã tăng lên với quy mô lớn, có
dấu hiệu khả quan, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng phát
triển của đất nước. Tuy nhiên, năm 2020 dòng vốn FPI lại đảo chiều do những biến
động bất thường của thị trường tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, đặc biệt là ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19, vì vậy còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường
-          Giai đoạn 2021-2022, tổng giá trị mua/bán tăng vọt , tuy nhiên doanh thu ròng
vẫn ở mức âm.

2.      Tốc độ tăng trưởng

-          Nhìn chung, giá trị mua và bán chứng khoán của NĐTNN tăng mạnh trong
khoảng 2017-2018. Cụ thể, năm 2018, giá trị mua tăng 22%, giá trị bán tăng 26,6%
và doanh thu ròng tăng tới 85% so với cùng kì. Vì đây là thời điểm thị trường
chứng khoán phát sinh bắt đầu nhưng giao dịch đầu tiên vào T8-2017. Và chỉ sau
hơn 1 năm đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc về quy mô. Kết thúc năm 2017, giá trị
giao dịch danh nghĩa của thị trường phái sinh chỉ ghi nhận mức kỷ lục 2.500 tỷ
đồng/phiên nhưng đến tháng 10-2018 đã đạt kỷ lục gần 17.000 tỷ đồng/phiên. Số
lượng tài khoản giao dịch phái sinh tăng gấp 3,2 lần so với cuối năm 2017 lên mức
57.000 tài khoản vào cuối tháng 12-2018.

-          Giai đoạn 2019-2020 có dấu hiệu giảm dần. Cụ thể, giá trị mua 2019,2020 
giảm lần lượt 41% và 59% so với cùng kì 2018, giá trị bán giảm 34% (2019)
31,83% (2020) , doanh thu ròng giảm 117% ( 2019 ) và 490% (2020). Nguyên
nhân của sự sụt giảm này là do:

  Nửa đầu năm 2019, TTCK toàn cầu hầu hết chịu ảnh hưởng tiêu cực
của chính sách tiền tệ thắt chặt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
và ngân hàng trung ương các nước lớn liên tục tăng lãi suất từ năm
2018. Việc áp dụng chính sách tài chính thắt chặt của các nước lớn
trong những năm trước và trong suốt năm 2018 đã dẫn đến xu hướng
giảm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu khi hầu hết các dự báo về
mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 đều giảm.
  Sang đến năm 2020, khi Covid-19 hoành hành trên thế giới, thị
trường chứng khoán đang lao dốc từng ngày. Vậy nên một số nhà đầu
tư cho rằng, vấn đề này xảy ra khi nỗi sợ của các nhà đầu tư về sự
phát triển nhanh chóng của Corona virus trong thời gian gần đây và họ
lo ngại về sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy
mà họ quyết định hạn chế hoặc không đầu tư vào chứng khoán, khiến
cho trị trường chứng khoán giảm mạnh.

-          Năm 2021, giá trị mua/ bán đều tăng mạnh, cụ thể, giá trị mua tăng 44%, giá trị
bán tăng 47%, tuy nhiên doanh thu ròng giảm tới 80%. Năm 2021, thị trường CK
thế giới nói riêng và CKVN nói chung đều đang chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ
Covid-19. Tuy nhiên, thị trường CKVN vẫn được đánh giá cao khi đã có bước phát
triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền
kinh tế, với nhiều kỷ lục mới được xác lập như: Chỉ số Vn-Index đạt mức cao kỷ
lục khi vượt 1.500 điểm (đạt 1.500,81 điểm) vào ngày 25/11 (tăng gần 36% so với
cuối năm 2020); NX-Index tăng 133,35% - mức tăng tốt nhất trong khu vực châu
Á; Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho TTCK
trước 4 năm với quy mô đạt khoảng 7,78 triệu tỷ đồng.

-          9T Năm 2022, TTCK VN hoạt động sôi nổi , ổn định, giá trị mua/ bán không
chênh lệch quá nhiều. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 còn
được hỗ trợ bởi những thành tựu đã đạt được trong năm 2021. Xu hướng tăng điểm
vào giai đoạn cuối năm 2021, với giá trị giao dịch bình quân các tuần cũng đã tăng
khoảng 2 lần so với giai đoạn đầu năm và gấp 1,5 lần so với mức bình quân năm là
dấu hiệu tích cực cho sự sôi động của TTCK trong năm 2022. Đặc biệt, sự tham
gia của các nhà đầu tư cá nhân với trình độ, kinh nghiệm ngày càng được cải thiện,
hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả cũng góp phần tạo niềm
tin về sự phát triển ổn định của TTCK trong năm 2022

II. Số dự án và quy mô dự án
Theo số liệu của  Trfung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam

Số lượng tài khoản NĐTNN


Năm
Cá nhân Tổ chức
10T-2020 295.580 38.022
10T-2021 332.524 40.165
10T-2022 369.908 42.092
Tốc độ tăng trưởng 10T-2021 12,50% 5,64%
Tốc độ tăng trưởng 10T-2022 11,24% 4,80%
Ta thấy rằng, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua quỹ đầu tư và
quỹ đầu tư vào chứng khoán. Trong đó, sau khi đạt đỉnh vào năm 2007 (ở mức 6,2
tỷ USD – gấp 4,7 lần so với năm 2006), vốn FPI vào Việt Nam nhanh chóng sụt
giảm, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam 578 triệu USD (do ảnh hưởng của
cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009). Bởi vậy mà, trong những năm gần đây số dự
án NĐNN đầu tư gián tiếp ở Việt Nam chủ yếu tập chung đầu tư trong thị trường
chứng khoán.
Qua biểu đồ ta nhận thấy, số lượng các TKCK của cá nhân và tổ chức đều có
tốc độ tăng trưởng đáng kể. 10T-2021, số NĐTNN là cá nhân đăng ký tăng 12,50%
và là tổ chức tăng 5,64%. TTCK 10 tháng năm 2021 sôi động và là một trong
những thị trường tăng mạnh nhất thế giới nhờ kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định,
hồi phục sau dịch khá ấn tượng so với mặt bằng chung của thế giới. 10T-2022, số
lượng tài khoản NĐTNN là cá nhân và tổ chức lần lượt tăng 11,24% và 4,8%; tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng này lại có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
III. Top lĩnh vực tiếp nhận đầu tư
Đầu tư gián tiếp: mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác của các
CTCP đại chúng và của Chính phủ được phát hành trên thị trường chứng khoán
Đầu tư qua các quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác
trên thị trường tài chính
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ủy ban Giám sát Tài chính
quốc gia cho thấy, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đăng ký Thị
trường chứng khoán Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2015 – 2018,
giá trị mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài năm 2017 và 2018 tăng đáng kể:
 2017: 1,85 tỷ USD -> tăng 6,5 lần so với 2016 (mua ròng trái phiếu 750
triệu USD và 1,1 tỷ USD cổ phiếu)
 2018: 35,3 tỷ USD tăng 8,9 % so với 2017-> 1,9 tỷ USD cổ phiếu, tập trung
chủ yếu và các giao dịch, thỏa thuận lớn.

Biểu đồ thể hiện giá trị vốn đầu tư FPI  


Kể từ 2020 (4 tháng đầu năm), dòng vốn đầu tư gián tiếp rút khỏi nền kinh tế tăng
mạnh:
 71 tỷ USD đã bị rút khỏi thị trường chứng khoán
 25 tỷ USD bị rút khỏi thị trường tài sản nợ
Trong nửa cuối năm 2020, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FI và IIF) đều có xu
hướng tăngg trở lại, tuy nhiên vẫn giữ ở mức tăng trưởng âm so với các năm 2018
và 2019
Đầu tư gián tiếp nước ngoài tập trung vào một số nhóm tiêu biểu gồm: năng lượng,
bất động sản, chăm sóc sức khỏe, công nghệ và truyền thông, dịch vụ tài chính, sản
xuất
Theo số liệu từ tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu  năm 2020, số thương vụ và
giá trị đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ tài chính, năng lượng tái tạo,
bán lẻ, công nghệ thông tin và viễn thông, sản xuất dầu khí và tài nguyên
IV. Top nhà đầu tư

           Các nhà đầu tư thường tập trung đầu tư vào TTCK trong những năm gần đây. Trong khi
đó, các nhà đầu tư nước ngoài rất ít đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Lý do chủ yếu là
một số ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao của Việt Nam chưa được phép gọi vốn từ nhà đầu tư
nước ngoài, chẳng hạn như ngành quản lý tài sản, dịch vụ định giá doanh nghiệp, định mức tín
nhiệm, dịch vụ mua bán nợ, tư vấn kiến trúc đô thị, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn phát triển
cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường... Nhiều ngành nghề đòi hỏi vốn lớn như điện, nước, sản xuất
thép, phát triển cơ sở hạ tầng... cũng chưa nằm trong danh mục ngành nghề được bán cổ phần
cho các nhà đầu tư nước ngoài.
              Ta nhận thấy rằng, Đài Loan hiện đang là nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài lớn nhất tại
Việt Nam. Ngày 28/11/2022, Đài Loan chiếm tới 44,3% tổng tài sản. Đài Loan đầu tư thông qua
quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF. Ngày 28/11/2022, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã chính thức
được ngân hàng trung ương nước này cấp phép huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với quy mô lên
đến 5 tỷ Đài tệ tương đương gần 4 nghìn tỷ đồng...
V. Đóng góp tích cực
Đóng góp tích cực của FPI tại Việt Nam
1. Tăng vốn
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (ĐTGTNN) khi đổ vào Việt Nam sẽ trực
tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước.
Hơn nữa, khi vốn ĐTGTNN gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây
chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Các nhà đầu tư trong nước sẽ
“nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư
gián tiếp của mình—>tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên
2. Tạo sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách
3. Phát triển thị trường tài chính
-FII góp phần minh bạch hóa thị trường tài chính, do việc quản lý, giám sát TTCK
của các cơ quan chức năng cũng như yêu cầu công khai tài chính của doanh nghiệp
tăng lên
-Làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) Việt Nam trở
nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn. 
-Phát triển các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại
quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như
các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm,
bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường
- gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước
hết trên thị trường chứng khoán…
4. Tăng cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư
Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại
những cơ hội mới và sự đa dạng hóa trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho
các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước:
Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh
nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp
sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức
trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua - bán các
cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam. Việc đầu tư này sẽ
cho phép họ thu nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả khi mua – bán chứng
khoán, cũng như từ lãi suất và cổ tức các chứng khoán mà họ sở hữu theo thoả
thuận hoặc thực tế kết quả kinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát
hành chứng khoán đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cải thiện thu nhập, mức
sống của đông đảo các nhà đầu tư là người dân.
5. Hiệu quả quản lý doanh nghiệp
Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh
bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp
đã và sẽ phát hành.
Về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ ưa lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các
doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển tốt trong tương lai.
Chính điều này sẽ cho phép quá trình “chọn lọc nhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ
trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị
trường hơn. 
Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản
lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước
ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo
yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế.
Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hóa
các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa
chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền
kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
VI. Hạn chế và giải pháp
1. Hạn chế FPI
 FPI làm tăng mức độ nhạy cảm, gây bất ổn nền kinh tế và dễ dẫn đến khủng
hoảng tài chính-tiền tệ của nước nhận đầu tư vì sự biến động bất thường của
dòng vốn này; 
Dòng vốn FPI lại một lần nữa rút khỏi Việt Nam do tác động của cuộc khủng
hoảng giá dầu và sự biến động mạnh trên TTCK Trung Quốc. Dòng vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào các thị trường mới nổi trong năm 2020 sẽ ở mức 444 tỷ
USD, thấp nhiều hơn nhiều so với con số 937 tỷ USD năm 2019. Tổng dòng vốn
đầu tư nước ngoài vào các thị trường mới nổi (Ngoại trừ Trung Quốc) sẽ vào
khoảng 304 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2004
 FPI làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài
chính đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành chứng khoán;
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập,
được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt
ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết
định các hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh
nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo
phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại,
sáp nhập doanh nghiệp. có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất
kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
  FPI có khả năng phát sinh và gia tăng tội phạm kinh tế quốc tế, hoạt động
rửa tiền, tiếp vốn cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. . . ở các nước tiếp
nhận vốn đầu tư.
Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng vốn
kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực
lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và
lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương
và có thể gây ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư
 Thiếu một hệ thống cảnh báo sớm về những rủi ro tiền tệ, tài chính cho nhà
đầu từ
2. .Giải pháp
   Hoàn chỉnh và ban hành quy định quản lý các doanh nghiệp theo Luật
Doanh nghiệp, gồm cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (theo Luật Đầu
tư) để áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Các cơ quan quản lý nhà nước chủ động bám sát dự án để kịp thời giải quyết
các khó khăn vướng mắc, đôn đốc nhà đầu tư. 
 Tiếp tục điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước ngoài theo
hướng phát triển bền vững, tránh chạy theo lợi ích trước mắt, địa phương và
cá nhân, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách
thích hợp nhằm khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn
nước ngoài như BOT/BTO/BT, PPP… trong đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, nhằm xúc tiến một số dự án
lớn, trọng điểm quốc gia và địa phương
  Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, cập nhật, bổ sung nội
dung thông tin mới về môi trường, chính sách đầu tư và danh mục dự án kêu
gọi vốn nước ngoài trên các trang thông tin điện tử  .Đẩy mạnh áp dụng các
phần mềm chuyên dụng hiện đại trong quản lý dự án có vốn nước ngoài;
tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư, hỏi đáp và đối
thoại với các nhà đầu tư…
 Đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phòng
chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng

You might also like