You are on page 1of 8

NGUY CƠ TIỀM ẨN CỦA FDI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THANH

TOÁN QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC

Từ năm 1966, hai nhà kinh tế học là H.Chane và A.M.Strout đã viết


rằng, các nước đang phát triển vừa thiếu vốn, vừa nhập siêu trong thương
mại quốc tế nên FDI sẽ giúp họ khắc phục hai khó khăn. Tuy nhiên, cũng
vào năm ấy, nhà kinh tế học Ba Lan Kalecki đã đưa ra ý kiến cho rằng, trong
quá trình tăng thêm đầu tư và sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu được lợi nhuận lớn, số tiền lợi nhuận đó ngày
càng nhiều, cộng với tiền bán li-xăng sẽ được liên tục chuyển ra khỏi nước
chủ nhà, khiến cho mức bội thu trong tài khoản vãng lai của nước chủ nhà bị
thu hẹp, thậm chí chuyển thành bội chi, do đó làm cho cán cân thanh toán
quốc tế của nước chủ nhà xấu đi, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ý kiến này
đã được một số học giải tán thành. Thí dụ, năm 1994, Dooley đã cho rằng,
khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nước nào có tỷ trọng FDI trong GDP càng
cao thì biến động càng lớn.

Lập luận của các học giả nói trên là, mặc dù nước tiếp nhận đầu tư
không phải trả lãi cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải cho nhà đầu tư
chuyển lợi nhuận về nước họ nên về thực chất, FDI cũng là một khoản nợ lãi
suất cao với thời hạn rất dài. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao hơn tỷ suất lợi
nhuận đầu tư ở các nước đang phát triển là 16%-18%, ở các nước nghèo của
châu Phi là 24%-30%. Khi số lợi nhuận này được chuyển ra khỏi nước chủ
nhà đến một mức độ nào đó sẽ mang lại rủi ro cho cán cân tài khoản vãng
lai, thậm chí là cho cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ nhà.

Ở Mêhicô, từ năm 1991-1994, số tiền bội chi trong tài khoản vãng lai
không ngừng tăng lên. Điều đó không chỉ là do nhập siêu thương mại tăng
mà còn có một nguyên nhân quan trọng khác là lợi nhuận của nhà đầu tư
nước ngoài tăng. Từ năm 1992-1993 mức độ bội chi trong tài khoản vãng lai
so với GDP đã vượt ngưỡng 5% (ngưỡng báo động theo thông lệ quốc tế) và
năm 1994 đã lên tới 11%. Sự gia tăng của mức bội chi trong tài khoản thu
nhập là một nguyên nhân quan trọng khiến cho mức bội chi trong tài khoản
vãng lai tăng lên. Từ năm 1991-1994, mức bội chi bình quân hàng năm của
tài khoản thu nhập chiếm tới 45% mức bội chi trong tài khoản vãng lai của
Mêhicô.

Ở Malaixia, từ năm 1990-1997, số tiền lợi nhuận đầu tư chuyển ra


nước ngoài liên tục tăng, trong đó có 4 năm, mức bội chi của tài khoản thu
nhập đã vượt quá mức bội chi trong tài khoản vãng lai và chiếm hơn 50% số
tiền đầu tư thu hút được. Từ năm 1990-1997, tài khoản thu nhập và tài khoản
vãng lai luôn bội chi; hơn nữa số bội chi của tài khoản thu nhập chiếm tỷ
trọng hết sức cao trong số bội chi của tài khoản vãng lai, trong đó năm 1994
là 80%, năm 1997 là 90%. Nghiêm trọng hơn nữa là trong các năm 1990,
1992, 1993, 1996, mức bội chi của tài khoản thu nhập đã cao hơn mức bội
chi của tài khoản vãng lai.

Tình hình thu chi quốc tế của Mêhicô từ năm 1991-1994


(Đơn vị: tỷ USD)

Năm 1991 1992 1993 1994


Chênh lệch tài khoản -14,884 -24,442 -23,4 -29,662
thường xuyên
Chênh lệch xuất nhập -7,279 -15,934 -13,481 -18,464
khẩu
Chênh lệch thu nhập -8,265 -9,209 -11,030 -12,258
Mức tăng giảm dự trữ -8,154 -1,173 -6,057 18,398
ngoại hối

Chú thích: Số âm trong mục tăng giảm dự trữ ngoại hối tức là dự trữ
ngoại hối tăng.
Nguồn tài liệu: Thống kê tài chính quốc tế năm 1999 của IMF.

Tình hình thu chi quốc tế của Malaixia từ 1990-1997


(Đơn vị: tỷ USD)

Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997


Tài khoản
Chênh lệch 0,870 - 4,183 -2,167 -2,991 -4,520 -8,644 -4,462 -5,935
tài khoản
vãng lai
Chênh lệch 0,9 -1,799 0,803 0,067 -1,155 -3,483 1,411 0,940
xuất nhập
khẩu
Chênh lệch -1,872 -2,472 -3,143 -3,211 -3,595 -4,144 -4,690 -5,366
thu nhập
Chênh lệch 1,786 4,334 2,088 -0,633 4,367 9,086 9,477 2,198
tài khoản
vốn
Mức tăng -1,951 -1,236 -6,618 -11,350 3,160 1,765 -2,513 3,875
giảm dự
trữ ngoại
hối

Chú thích: Số âm trong mục tăng giảm dự trữ ngoại hối tức là dự trữ
ngoại hối tăng
Nguồn tài liệu: Số liệu của IMF

FDI mang lại cho các nước đang phát triển nguồn vốn cần thiết, kỹ
thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, do đó thúc đẩy sự tăng trưởng về
kinh tế của nước chủ nhà. Việc thu hút đầu tư nước ngoài ở mức độ thích
hợp rõ ràng đã đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nước chủ nhà. Đó là
điều rõ ràng. Nhưng tác dụng phụ của nó cũng cần được chú ý.

Ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán quốc tế của Trung Quốc
chủ yếu thông qua cán cân thương mại, lợi nhuận đầu tư và tiền sử dụng li-
xăng.

Tác động thông qua cán cân thương mại

FDI có quan hệ vô cùng mật thiết với hoạt động xuất nhập khẩu của
Trung Quốc. Năm 2003, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 55%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Năm 2005, tỷ lệ đó là 58%.

Từ năm 1995-2004, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gia công chiếm
55% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có ¾ là do các doanh nghiệp có
vốn nước ngoài tạo ra. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài đã chiếm vị thế lũng đoạn trong lĩnh vực xuất khẩu, nhất là trong lĩnh
vực xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Có thể nói, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tạo nên sự tăng trưởng của ngoại thương Trung Quốc. Khi
đầu tàu này có trục trặc, tình hình thu chi về ngoại thương của Trung Quốc
sẽ bị ảnh hưởng to lớn.

Ở Trung Quốc, đầu tư trực tiếp của nước ngoài không những dẫn đến
ưu thế lũng đoạn rõ rệt của nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu mà cả trong
ngành sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng (mỹ phẩm, bột giặt) để tiêu thụ ở thị
trường trong nước, khiến cho hàng hoá mang nhãn hiệu nước ngoài tràn
ngập khắp nơi. Trong lúc tư bản nước ngoài hăm hở chiếm lĩnh thị trường
trong nước thì các doanh nghiệp Trung Quốc không những chỉ mất đi nhiều
thị phần trong nước mà thị phần của họ ở nước ngoài cũng không tăng lên rõ
rệt. Các công ty xuyên quốc gia cạnh tranh với các xí nghiệp Trung Quốc,
nhanh chóng chiếm được và khống chế thị trường Trung Quốc, mua và sáp
nhập với các doanh nghiệp Trung Quốc, hình thành tình thế tư bản nước
ngoài “chen lấn” các nhà đầu tư trong nước, mặc dầu xét về lâu dài, đầu tư
trong nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia.
Tác động thông qua tài khoản lợi nhuận đầu tư

Phương thức xuất khẩu vốn của Trung Quốc hiện nay chủ yếu là mua
trái phiếu của Chính phủ Mỹ với lãi suất khoảng 3% trong lúc đó lợi nhuận
đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Trung Quốc là khoảng 13%-14%
(theo đánh giá của IMF). Sự chênh lệch này là rất lớn, hơn nữa lợi nhuận
đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài rất ít nên từ năm 1993 đến 2001, tài
khoản lợi nhuận đầu tư của Trung Quốcluôn luôn bội chi với mức độ ngày
càng lớn và đã từ 12,8 tỷ đô la Mỹ năm 1993 tăng lên đến 18,62 tỷ đô la Mỹ
năm 2001 (từ 1995, mức bội chi hàng năm đều là trên 10 tỷ đô la Mỹ). Điều
này có quan hệ rất lớn đến việc FDI vào Trung Quốc hàng năm đều tăng lên.
Tuy nhiên, từ năm 2002, mức bội chi trong tài khoản lợi nhuận đầu tư đã
giảm nhanh.

Lý do là, việc đồng Nhân dân tệ tăng giá theo dự tính khiến cho các
nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt việc chuyển lợi nhuận về nước mà thích giữ
lợi nhuận nhân dân tệ. Nhưng điều đó không thể làm giảm tổng số tiền họ
chuyển về nước mà chỉ trì hoãn thời gian chuyển tiền. Khi tình hình vĩ mô
có biến chuyển, số lượng lợi nhuận tích lại sẽ được chuyển đi một cách ồ ạt
với quy mô lớn, gây rủi ro lớn.

Điều may mắn là đại bộ phận lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài
đã được để lại Trung Quốc dưới hình thức tái đầu tư nên đã giảm nhẹ sự gia
tăng mức độ bội chi và lợi nhuận đầu tư. Nhưng việc đầu tư dù ở hình thức
nào cũng đã mưu cầu lợi nhuận và việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là
điều tất nhiện. Việc dùng lợi nhuận để tái đầu tư chỉ có thể trì hoãn thời gian
chuyển lợi nhuận chứ không thể thay đổi thực chất của việc chuyển lợi
nhuận. Từ khi cải cách mở cửa đến năm 1992, Trung Quốc đã thu hút 34,3
tỷ USD FDI tính đến năm 1995 là gần 600 tỷ USD. Theo ước tính của IMF,
lợi nhuận đầu tư là 13% thì từ năm 1993 đến 2005, số tiền lợi nhuận mà các
nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển đi là 518 tỷ USD nhưng trên thực tế
chỉ chuyển đi là 131,7 tỷ USD, còn lại 386,3 tỷ USD chưa chuyển đi mà
được để lại Trung Quốc dưới hình thức tái đầu tư, tương đương với ½ lượng
dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Do số tiền khổng lồ này nằm trong tay các
nhà kinh doanh nước ngoài nên khi có những sự kiện bất ngờ về chính trị,
kinh tế hoặc nhân tố khác xảy ra, số tiền lợi nhuận đầu tư trích lại qua các
năm được chuyển đi một cách ồ ạt với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cán cân thanh toán quốc tế của Trung Quốc và rất có khả năng dẫn
đến khủng hoảng về thu chi quốc tế. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
xảy ra, 50 tỷ USD đã được chuyển ra khỏi Đài Loan một cách ồ ạt, khiến
cho nền tài chính nước này rung chuyển.

Vậy thì trong tương lai, Trung Quốc có thể dựa vào việc gia tăng xuất
siêu thương mại để bù vào mức bội chi về lợi nhuận đầu tư hay không? Thực
tế chứng tỏ, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang khiến cho việc xuất khẩu sản
phẩm có ít giá trị gia tăng của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Trong lúc
đó, việc nhập khẩu năng lượng, lương thực, máy móc thiết bị tiên tiến lại
tăng lên khiến cho khả năng xuất siêu của Trung Quốc, xét về lâu dài, không
phải là lạc quan. Hơn nữa, trong số thu nhập ngoại tệ có được từ xuất khẩu,
đại bộ phận là thu nhập từ phương thức gia công xuất khẩu, trong đó phần
lớn là do các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng, Trung Quốc chỉ nhận
được một phần chi phí gia công ít ỏi. Trong tình hình số tiền xuất siêu
thương mại không đủ bù vào mức bội chi về lợi nhuận đầu tư, Trung Quốc
có thể dựa vào số tiền do nước ngoài đầu tư thêm để bù vào mức bội chi về
lợi nhuận đầu tư không?

Lưu lượng đầu tư của nước ngoài không phải là ổn định, nhất là đầu
tư chứng khoán và các loại hình đầu tư khác. Hơn nữa, lưu lượng đầu tư
càng lớn thì số lượng lợi nhuận đầu tư chuyển đi càng nhiều. Hiện nay
Trung Quốc không phải là nước thiếu vốn. Việc dựa vào đầu tư nước ngoài
để bù đắp sự bội chi về lợi nhuận đầu tư rất dễ dẫn đến sự lệ thuộc vào ngoại
hối, khiến cho Trung Quốc lâm vào vòng tuần hoàn khắc nghiệt do phụ
thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Kinh tế các nước châu Mỹ La tinh lệ thuộc
nghiêm trọng vào tư bản nước ngoài. Những bài học của các nước này cho
thấy, khi toàn bộ thu nhập của một nước bị buộc phải dùng để chi trả lợi
nhuận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và trả lãi tiền vay thì nền kinh
tế nước đó sẽ lệ thuộc vào nước ngoài và trên thực tế sẽ trở thành “thuộc
địa” về kinh tế của các nước phát triển.

Tác động thông qua các khoản tiền sử dụng li-xăng

Trong quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và thay đổi phương
thức tổ chức sản xuất trên phạm vi toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia,
các ngành chế tạo của thế giới đang không ngừng chuyển đến Trung Quốc.
Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ sản xuất các sản phẩm lớn, trình độ kỹ
thuật thấp tại Trung Quốc mà cũng sản xuất cả những sản phẩm cỡ vừa,
trình độ kỹ thuật cao. Năm 2004, Trung Quốc xuất khẩu 165,5 tỷ USD sản
phẩm công nghệ cao, trong đó có 87% là của doanh nghiệp có vốn nước
ngoài, 65% là của doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư 100% (đầu tư 100%
có lợi cho việc nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát bí mật kỹ thuật cơ bản, độc
chiếm lợi nhuận cao) và nắm quyền xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao,
mang lại lợi nhuận lớn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt,
nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tăng cường việc kiểm soát bí quyết công
nghệ, kỹ thuật độc đáo như căn cứ vào số tiền bán hàng thu được để tính tiền
sử dụng li-xăng, sử dụng kỹ thuật độc đáo, tận dụng ưu thế kỹ thuật nắm
được để thu lợi nhuận cao, khiến cho mức bội chi trong tài khoản sử dụng li-
xăng tăng lên tương đối nhanh. Mức bội chi trong tài khoản sử dụng li-xăng
tăng lên chứng tỏ việc sử dụng li-xăng của nước ngoài tăng tương đối nhanh
còn kỹ thuật độc đáo, thương hiệu bản xứ tương đối ít. Nó cũng chứng tỏ
trong quá trình đầu tư tại Trung Quốc, các công ty nước ngoài ít chuyển giao
công nghệ cho Trung Quốc. Đó là điều trái với mong muốn ban đầu của
Trung Quốc khi thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Để hạn chế những rủi ro mà FDI có thể gây ra cho các thanh toán
quốc tế, một số kiến nghị đã được nêu ra:
(1)Nâng cao chất lượng sử dụng FDI, coi việc gia tăng hàm lượng kỹ
thuật của FDI là mục tiêu hàng đầu.
Cần xác định mục tiêu cơ bản của việc thu hút FDI là làm sao để có
du nhập khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài vào Trung Quốc, coi
việc du nhập khoa học kỹ thuật tiên tiến là một nguyên tắc cơ bản của việc
thu hút FDI. Hiện nay, cái mà các doanh nghiệp Trung Quốc đang thiếu
không phải là tiền vốn mà là kỹ thuật tiên tiến nên cần phải thực hiện chiến
lược “sử dụng FDI để thu hút khoa học kỹ thuật của nước ngoài – mở rộng
xuất khẩu-nâng cao trình độ hiện đại hoá công nghiệp”. Hiện nay, việc xuất
khẩu sản phẩm công nghệ cao ở Trung Quốc đang bị các doanh nghiệp có
vốn nước ngoài lũng đoạn. Điều đó chứng tỏ chiến lược thu hút đầu tư nước
ngoài vào Trung Quốc chỉ mới thực hiện khâu sử dụng đầu tư nước ngoài để
mở rộng xuất khẩu mà chưa thực hiện khâu thu hút khoa học kỹ thuật nước
ngoài, nâng cao trình độ hiện đại hoá công nghiệp. Do đó, trong lúc thu hút
FDI phải đảm bảo việc du nhập khoa học kỹ thuật tiên tiến ở mức nhất định
đồng thời hạn chế nghiêm ngặt việc thu hút FDI từ các ngành có hàm lượng
kỹ thuật thấp, sử dụng nhiều năng lượng, ô nhiễm lớn, giảm bớt việc tiếp
nhận những hạng mục đầu tư sử dụng nhiều lao động, tạo ra sự chuyển biến
từ số lượng sang chất lượng trong việc thu hút FDI, ra sức đẩy mạnh việc
nhập khẩu kỹ thuật cao và thiết bị tiên tiến, chú trọng thu hút những hạng
mục đầu tư có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và
nâng cao trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp Trung Quốc, yêu cầu việc
thu hút FDI phải kèm theo việc du nhập kỹ thuật và phía Trung quốc phải
nắm được những kỹ thuật đó ở mức nhất định, chú trọng việc thống qua FDI
để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành và năng lực cạnh tranh quốc
gia của Trung Quốc, đồng thời thông qua việc thu hút FDI để đẩy mạnh việc
cải thiện cơ cấu quản lý, tăng cường độ minh bạch của các doanh nghiệp
Trung Quốc.
Trung Quốc nên nhanh chóng huỷ bỏ tất cả những điều kiện ưu ái đối
với nhà đầu tư nước ngoài mà thay vào đó là chế độ đãi ngộ quốc gia, đối xử
với các nhà đầu tư nước ngoài như đối xử với các nhà đầu tư trong nước.
Nhà kinh tế học Mỹ Furitman đã từng nói: “Việc thực hiện chính sách ưu ái
đặc biệt đối với các doanh nghiệo do nước ngoài đầu tư là không có lợi.
Trên thực tế, sự ưu ái này là phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước mình
để phát triển doanh nghiệp nước mình? Các công ty xuyên quốc gia quan
tâm đến thị trường tiêu dùng rộng lớn của Trung Quốc. Bản thân họ đã có ưu
thế về kỹ thuật, về quản lý so với các doanh nghiệp bản địa. Trong tình hình
đó, Trung Quốc lại dành cho họ những chính sách ưu ái này thì chẳng khác
gì tước bỏ quyền của các doanh nghiệp bản địa được cạnh tranh công bằng
với các công ty xuyên quốc gia, khiến cho các doanh nghiệp bản địa vốn đã
lạc hậu càng thêm lạc hậu, bất lợi cho việc phát huy vai trò quan trọng của
nguồn vốn trong nước đối với công cuộc phát triển kinh tế.

(2) Nâng cao tỷ lệ kinh phí nghiên cứu, phát triển của doanh nghiệp
bản địa, nâng cao năng lực của doanh nghiệp bản địa trong việc tự chủ sáng
tạo, tiếp thu kỹ thuật nước ngoài.
Hiện nay, năng lực sáng tạo và nghiên cứu của các doanh nghiệp
Trung Quốc chênh lệch rất lớn so với doanh nghiệp của các nước phát triển,
thể hiện ở chỗ năng lực tự chủ sáng tạo hơn, dựa vào kỹ thuật nước ngoài
một cách thái quá và đang lâm vào vòng luẩn quẩn “ lạc hậu, du nhập, lại lạc
hậu, lại du nhập”
Societ Generale
ự thật chứng tỏ việc xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao và sản phẩm
công nghiệp của Trung Quốc hiện nay không phải là do các doanh nghiệp
bản địa nắm giữ mà là do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài nắm giữ vai
trò chủ đạo. Ở các doanh nghiệp bản địa, việc thiết kế sản phẩm, các bộ phận
cơ bản của sản phẩm và thiết bị chế tạo quan trọng nhất đều dựa vào việc
nhập khẩu từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật. Cho đến nay, các doanh
nghiệp bản địa vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hút kỹ thuật tiên tiến
nhập khẩu từ nước ngoài, làm chủ nó rồi phổ biến rộng rãi trong ngành
mình. Tình hình này là một trở ngại trên con đường biến Trung Quốc thành
một cường quốc công nghiệp.
Theo thống kê, năm 2003, kinh phí nghiên cứu phát triển của các
doanh nghiệp trọng điểm ở Trung Quôc chỉ chiếm 1% doanh số bán hàng;
trong lúc đó, quy định của Chính phủ là 3% -5% và ở các nước phát triển, tỷ
lệ này là 7%. Từ nhiều năm nay, trong doanh nghệp mạnh nhất Trung Quốc,
có không ít doanh nghiệp lấy việc du nhập kỹ thuật so với kinh phí dành cho
việc nghiên cứu – phát triển chênh lệch nhau rất lớn và khi cao nhất là 12:1.
Nếu các xí nghiệp bản địa không có khả năng tiếp thu kỹ thuật nước ngoài
thì dù có nhập nhiều cũng chẳng ích gì. Nếu không thể chuyển hoá kỹ thuật
tiên tiến do nhập từ nước ngoài thành sức mạnh kỹ thuật của dân tộc mình
và nâng cao nó lên thì cái thu được trong quá trình mở cửa về kinh tế chỉ có
thể là những con cá chứ không phải là nghề đánh cá. Do đó, cần có chế độ,
cơ chế kinh doanh, cơ chế khuyến khích để bảo đảm khả năng tự chủ sáng
tạo về kỹ thuật của xí nghiệp bản địa, hạn chế việc các xí nghiệp nhập khẩu
trùng lắp những kỹ thuật và thiết bị cùng một đẳng cấp, tăng mạnh tỷ trọng
nhập khẩu kỹ thuật mềm, giảm bớt tỷ trọng nhập khẩu thiết bị cứng trong
quá trình nhập khẩu kỹ thuật. Từ trước đến nay, tỷ trọng kim ngạch nhập
khẩu kỹ thuật mềm là vào khoảng 10%,c òn tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu
thiết bị cứng là 90%; trong lúc đó, ở “ bốn con rồng nhỏ châu Á, trong thời
kỳ phát triển nhanh, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu kỹ thuật mềm thường là
40%-50%.
Câu nói “Khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất” nên được hiểu là
khoa học kỹ thuật của “dân tộc mình”. Dù đó là kỹ thuật nhập khẩu, kỹ thuật
nghiên cứu sáng tạo thì cuối cùng là để mình sử dụng, thực sự biến thành kỹ
thuật của mình, do đó mà thay đổi tình trạng dựa vào doanh nghiệp nước
ngoài để xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, mang lại thu nhập ngoại tệ, dựa
vào doanh nghiệp nước ngoài để phát triển kinh tế.
Tóm lại nguy cơ tiềm ẩn của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế là
một vấn đề cần chú ý. Trước mắt, Trung Quốc cần nâng cao chất lượng thu
hút FDI, tăng cường việc nhập kỹ thuật tiên tiến trong quá trình thu hút FDI,
tăng cường khả năng tự chủ nghiên cứu sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật nhập
khẩu, đồng thời triển khai đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, từng bước hạn chế
tác động không mong muốn của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế.

Nguyễn Cảnh Chắt

You might also like