You are on page 1of 7

CASE CHƯƠNG 1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Đông: Riyadh và Dubai

Trong vài thập kỷ qua, giá dầu đã nhiều lần đạt mức cao kỷ lục, khiến cho hàng tỷ tỷ USD
đổ Trung Đông. Có thể tóm lược sơ bối cảnh tại Trung Đông như sau:
Bối cảnh tài chính và chính trị
Nhìn chung, các điều kiện chính trị và kinh tế tại Trung Đông có xu hướng khá dễ bị ảnh
hưởng. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và khủng hoảng
nghiêm trọng trên toàn thế giới kéo theo giá dầu giảm. Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2007- 2009 là nguyên nhân gây ra một số thay đổi trong quản lý chính
sách kinh tế vĩ mô ở Ả Rập Saudi và UAE, nhằm mục tiêu giảm sự tác động của cuộc
khủng hoảng toàn cầu đối với nền kinh tế tại các quốc gia này. 2 quốc gia trong cùng khu
vực này được so sánh như sau: Ả Rập Saudi đã nỗ lực để thu hút vốn FDI cho đầu tư khí
đốt tự nhiên và ngành hóa dầu của họ. Ngược lại, ở UAE, khi bong bóng bất động sản
của Dubai bùng nổ vào năm 2009, đã gây ra những cuộc thoái vốn lớn tại quốc gia này
thì chính phủ tại thời điểm đó đã nhanh chóng thực hiện các động thái tài chính để đảm
bảo sự ổn định tài chính tại đây.
Ngoài ra, còn có một sự thay đổi về cấu trúc lớn có ảnh hưởng đến Trung Đông là
quá trình toàn cầu hoá các dòng tiền tài chính. Ta có thể thấy, việc thu hút đầu tư mang
lại nhiều lợi ích như các thị trường châu Á và Mỹ Latin. Tuy nhiên, đôi khi các dòng vốn
này cũng có thể tạo ra lạm phát kinh tế và là một nguy cơ tiềm ẩn cho các cuộc khủng
hoảng tài chính. Vì vậy, những sự thay đổi đáng kể trong môi trường tài chính toàn cầu
đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình ở khu vực Trung Đông.
Sự thay đổi về tầm quan trọng và cấu trúc của dòng vốn trên toàn cầu
Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển nhanh chóng nhưng tại Ả Rập Saudi,
chính phủ kiểm soát các hoạt động kinh tế tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi
lại rất phụ thuộc vào ngành dầu mỏ, nguồn thu từ dầu mỏ chiếm khoảng 86% doanh thu
ngân sách, 46% GDP và 90% thu nhập xuất khẩu vào năm 2010.
Mặc dù các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mở cửa nền kinh tế hơn với các hoạt
động đa dạng khác nhau, nhưng lại có thể chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp nếu xảy ra các vấn
đề tài chính toàn cầu, và bị ảnh hưởng nhiều hơn dưới các tác nhân về tài chính từ bên
trong đất nước. Ta có thể thấy, năm 2009, đã có một cuộc khủng hoảng bất động sản tại
Dubai dẫn đến một sự tháo vốn nghiêm trọng ra khỏi quốc gia này trị giá khoảng 5 tỷ
USD.
Theo đó, cơ chế cho toàn cầu hoá về mặt tài chính được xác định (Kose và c.s., 2008)
• Thị trường tài chính trong nước phải phát triển tốt để có thể phản ứng và
trụ vững khi có các sự chuyển dịch điều chỉnh về dòng vốn của nước ngoài.
• Có những thể chế tài chính mạnh mẽ, từ đó giúp nâng cao sự tăng trưởng
và sự ổn định kinh tế vĩ mô để hưởng lợi nhiều hơn từ sự hội nhập về tài
chính.
• Việc thiếu các chính sách kinh tế vĩ mô trong hội nhập tài chính quốc tế có
thể dẫn đến nợ vay quá nhiều, tích lũy nợ cao, dẫn đến khủng hoảng tài
chính.
• Có sự mở cửa trong giao thương và hội nhập sẽ tạo điều kiện phục hồi tốt
hơn sau các cuộc khủng hoảng tài chính.
Do đó, ta có thể thấy những yếu tố này sẽ có xu hướng hỗ trợ giúp làm tăng các dòng vốn
FDI chảy vào đất nước nhiều hơn. Cụ thể ta thấy tại Dubai, ngành dịch vụ tài chính phát
triển tiên tiến hơn nhiều so với Ả Rập Saudi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phát
triển về mặt tài chínhHơn nữa, phát triển tài chính (đào sâu các thị trường tài chính mạnh
mẽ) có tác động tích cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, có xu hướng hấp dẫn đối với dòng
vốn tiếp theo. Các tổ chức tài chính được phát triển tốt hơn giúp giảm biến động khỏi
dòng vốn bên ngoài. Theo đó, tỷ lệ vốn FDI tỉ lệ nghịch với xác suất xảy ra khủng hoảng
tiền tệ tài chính. Hay nói một cách đơn giản là nếu một quốc gia có nền tảng tài chính
trong nước ổn định, khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính thấp thì khả năng nhận vốn
FDI sẽ thường cao hơn.
Xem xét các yếu tố môi trường bên ngoài
Khi các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư vào một thị trường, các công ty sẽ cân nhắc
và đánh giá, xếp hạng một loạt các yếu tố theo khả năng rủi ro khi đầu tư tiền vào thị
trường đó. Khi đó, các chỉ số trong những năm 2010 và 2011 cho thấy Ả Rập Saudi và
UAE nằm ở nhóm rủi ro trung bình và có xu hướng cải thiện hơn về thứ hạng trên bảng
xếp hạng rủi ro trong những năm sau này. Các yếu tố được đưa ra để làm tiêu chí xếp
hạng thuộc về nhóm các rủi ro về chính trị và kinh tế, trong đó bao gồm tăng trưởng thu
nhập của người dân, tỉ lệ nghĩ việc và xếp hạng nợ. Nhìn chung, các nhóm rủi ro được
xét đến có thể được tóm lại thành 3 nhóm chính là: rủi ro liên quan đến ngành công nghiệp
mà công ty đa quốc gia đầu tư vào, rủi ro liên quan đến đầu tư vào các bối cảnh môi
trường khác nhau, và rui ro mang tính nội bộ đặc thù của công ty. Do đó, nếu xét theo so
sánh giữa 2 quốc gia Trung đông là UAE và Ả rập Saudi thì về cơ bản các chỉ số cho thấy
UAE đang xếp hạng trên so với Ả Rập Saudi.
Tình hình chung về các quy định cũng như cơ chế kiểm soát vốn.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài là các quy định của
chính phủ về kiểm soát vốn và dòng vốn.
Tại Ả Rập Saudi
Tỷ giá hối đoái của Ả Rập Saudi Riyal được Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Saudi (SAMA) quy
định và tương đối ổn định kể từ tháng 6 năm 1986. Theo đó, tài khoản ngoại hối có thể
được chuyển đổi và giao dịch nội địa nhưng ngược lại các tài khoản nội địa không được
phép chuyển ra nước ngoài. Theo đó, tất cả các khoản này đều phải được phê duyệt bởi
chính phủ.
Nhập khẩu và các khoản thanh toán nhập khẩu: Chính phủ quy định các mặt hàng nhập
khẩu được cho phép để phục vụ cho hoạt động tôn giáo, sức khỏe và an ninh.
Xuất khẩu và các hoạt động tiến hành xuất khẩu: việc tái xuất khẩu lại một số mặt hàng
nhập khẩu để hưởng lợi từ các khoản hỗ trợ của chính phủ đều hoàn toàn bị cấm.
Giao dịch vốn: Chính phủ có những kiểm soát về giao dịch vốn, nhưng không có yêu cầu
thoái hồi vốn.
Cổ phiếu: Chính phủ cũng cho phép các công dân nước ngoài thường trú có thể đầu tư
vào cổ phiếu của các công ty cổ phần KSA niêm yết. Các công dân nước ngoài không cư
trú được giới hạn ở đầu tư gián tiếp, bắt buộc thông qua các quỹ hỗ trợ đầu tư được ủy
quyền.
Trái phiếu: Chính phủ không có kiểm soát đầu tư danh mục đầu tư vào chứng khoán chính
phủ bởi các công dân nước ngoài. Tuy nhiên, chính phủ lại có các quy định kiểm soát
việc các tổ chức tín dụng hoặc chính phủ nước ngoài tham gia vào
Kiểm soát các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp: các khoản đầu tư trực tiếp được thực
hiện cùng quy trình phê duyệt tương tự như các khoản đầu tư nội địa. Luật đầu tư nước
ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào hầu hết các hoạt động kinh
tế của đất nước, tuỳ thuộc ngành nghề đòi hỏi sự tham gia của doanh nghiệp địa phương
và áp thuế thuế 20% cho hầu hết lợi nhuận của công ty nước ngoài, trong đó có 2 ngoại
lệ: (1) thuế suất 85% lợi nhuận khi đầu tư vào ngành dầu mỏ và (2) tỷ lệ 30% lợi nhuận
được áp dụng đối với lợi nhuận đầu tư vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên
Kiểm soát giao dịch bất động sản: về cơ bản các cá nhân không phải là thường trú nhân
việc sở hữu bất động sản bị hạn chế. Tuy nhiên, theo luật đầu tư nước ngoài, các nhà đầu
tư nước ngoài được phép mua bất động sản cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Các quy định cụ thể đối với lĩnh vực tài chính— Cho vay đối với người không phải là
thường trú nhân.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UAE
Thị trường hối đoái được điều hành bởi Ngân hàng Trung ương. Thị trường hối đoái kỳ
hạn - Ngân hàng Trung ương UAE (UAECB) - duy trì cơ sở hoán đổi mà các ngân hàng
thương mại có thể sử dụng để mua dirhams tại thời điểm giao dịch và bán dirhams kỳ hạn
trong khoảng thời gian một tuần, một tháng và ba tháng.
Các thoả thuận về thanh toán và hoá đơn: Chính phủ cũng không kiểm soát các giao dịch
về vàng, xuất nhập khẩu.
Các tài khoản của thường trú nhân: Chính phủ cho phép các hoạt động như tài khoản
ngoại hối, giao dịch nội địa, tổ chức ở nước ngoài; tài khoản bằng nội tệ chuyển đổi thành
ngoại tệ.
Nhập khẩu và Thanh toán nhập khẩu Chính phủ không có yêu cầu về ngân sách ngoại
hối, cũng như không có yêu cầu tài chính cho nhập khẩu, cũng như không đòi hỏi các thủ
tục, giấy phép đặc biệt cho việc giải ngân ngoại hối. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu cần
được cấp phép mới có thể tham gia vào thương mại nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu chỉ
được phép nhập khẩu những mặt hàng được chỉ định trong giấy phép nhập khẩu của họ.
Chính phủ cũng quy định những sản phẩm hàng hoá bị cấm nhạp khẩu vì vì lý do sức
khỏe, an ninh hoặc đạo đức. Chính phủ cũng cấm các giao dịch, sản phẩm nhập khẩu từ
Israel, cũng như nhập khẩu các sản phẩm do các công ty nước ngoài nằm trong danh sách
đen của Liên đoàn Ả Rập. Theo Liên minh thuế quan GCC, UAE áp dụng mức thuế thống
nhất là 5% cho hầu hết các mặt hàng chịu thuế. Chính phủ cũng không có độc quyền nhà
nước.
Xuất khẩu và quá trình thực hiện xuất khẩu: Chính phủ không có các quy định
Các quy định về thanh toán cho các giao dịch vô hình và chuyển khoản tức thì: Chính
phủ không có quy định về kiểm soát đối với các giao dịch này.
Giao dịch vốn: Chính phủ thực hiện kiểm soát đối với các giao dịch vốn. Theo quy định,
ít nhất 51% cổ phần của các tập đoàn UAE phải do công dân hoặc tổ chức của UAE nắm
giữ. Các công ty đặt trụ sở tại các khu vực tự do được miễn yêu cầu này và có thể đầu tư
lên đến 100% vốn nước ngoài.
Kiểm soát Đầu tư Trực tiếp: Chính phủ quy định ít nhất 51% vốn cổ phần của các công
ty không phải là chi nhánh của các công ty nước ngoài phải do công dân UAE nắm giữ.
Quy định cụ thể cho lĩnh vực tài chính: Các ngân hàng thương mại hoạt động ở UAE bị
cấm tham gia vào các hoạt động phi ngân hàng. Lợi nhuận của các ngân hàng nước ngoài
phải chịu thuế lợi tức do chính quyền địa phương đánh thuế suất hàng năm là 20%. Các
ngân hàng không được phép cho một tổ chức nước ngoài vay quá 7% cơ sở vốn của mình.
Người không cư trú không được mua quá 20% vốn cổ phần của bất kỳ ngân hàng quốc
gia nào.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu
Trong một cuộc khảo sát hàng năm về năng lực cạnh tranh toàn cầu Ả Rập Saudi xếp thứ
35/131. Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thứ hạng cao này là sự ổn
định kinh tế vĩ mô, xếp thứ ba trong số 131 quốc gia. Tuy nhiên, mức độ phức tạp của
hoạt động và chiến lược của công ty cũng như chất lượng của môi trường kinh doanh
quốc gia xếp thứ 50 trong số 127 quốc gia. Năm vấn đề chính được xác định và xếp hạng
là các vấn đề đối với hoạt động kinh doanh ở quốc gia này là:
• Hệ thống chính quyền hoạt động kém hiệu quả
• Lực lượng lao động được đào tạo còn ít.
• Thiếu các nội quy lao động cần thiết
• Sự thiếu sót trong cơ sở hạ tầng,
• Thiếu khả năng tiếp cận tài chính.
Sau đó, chính phủ đã tiến hành một số những nỗ lực nhất định để giải quyết một
số khía cạnh yếu kém trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của mình. Một trong
những nỗ lực cải tiến quan trọng nhất đó là sự tập trung hóa các vấn đề về đầu tư tại Ả
Rập Saudi vào một bộ của chính phủ - Cơ quan Đầu tư Tổng hợp Ả Rập Saudi (SAGIA)
– bao gồm các quy tắc và quy định khác nhau mà một công ty nước ngoài phải hoàn
thành có thể kinh doanh tại Ả Rập Saudi. Ngoài ra, thuế suất và các quy định về thuế
được cải tiến, để đa dạng hóa nền kinh tế bới sự tập trung vào ngành công nghiệp năng
lượng, chuyển giao kiến thức và công nghệ mới vào đất nước, và mang lại một nguồn
thu thay thế khác cho quốc gia này.
Cơ quan Đầu tư Tổng hợp Ả Rập Saudi (SAGIA) đã kết hợp ba cục và chín bộ
thành một văn phòng tại một địa điểm để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong các
vấn đề thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, SAGIA cải thiện luật pháp và chính sách kinh doanh của đồng nghiệp
theo các thông lệ quốc tế tốt nhất để môi trường đầu tư lành mạnh phát triển và tiếp tục
trong những năm tới.
SAGIA cũng đề xuất quy trình một cửa (OSS) giúp đơn giản hoá và nhanh chóng
hoá các thủ tục nhất có thể.
Nhờ những cải thiện như trên đã dẫn đến thu hút đầu tư ở một số lĩnh vực nhất
định, nhiều tổ chức trên thế giới đều có văn phòng đầu tư tại Ả Rập Saudi.
Cisco — Cisco đã ký các thỏa thuận để thiết kế cơ sở hạ tầng thông tin và truyền
thông (ICT) cho ba trong số các Thành phố kinh tế được quy hoạch của Ả Rập Xê Út.
Những khoản đầu tư này sẽ cho phép các ứng dụng như thang máy thông minh, bảo
mật “vô hình”, theo dõi hàng tồn kho RFID và hệ thống vận chuyển tự động.
Sau đó, một số đại diện công ty đa quốc gia đã được phỏng vấn để tìm hiểu thêm
về các quyết định đầu tư của họ vào quốc gia Trung đông này như:
Cân nhắc chiến lược
Tất cả các công ty tham gia phỏng vấn đều có chung mục đích là tìm kiếm thị
trường. Trong trường hợp dịch vụ tài chính, trọng tâm chủ yếu là tìm nguồn cung cấp
vốn thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tư nhân hoặc quản lý tài sản cho
những người giàu có. Chính vì vậy, các công ty dịch vụ tài chính đã quyết định thành
lập các cơ sở tại địa phương để phát triển công việc kinh doanh của họ. Bên cạnh lĩnh
vực tài chính, các công ty khác cũng có những chiến lược toàn cầu phát triển toàn cầu
và việc có mặt tại Ả Rập Saudi cũng là một phần trong thực thi chiến lược toàn cầu hoá
này của các tập đoàn lớn.
Tiêu chí lựa chọn vị trí
Bên cạnh phát triển toàn cầu thì lựa chọn vị trí để phát triển cũng là một trong
những ưu tiên hàng đầu, trong đó cân nhắc các yếu tố như:
• Tiềm năng thị trường: vì tất cả các công ty trong mẫu đều đầu tư chủ yếu cho mục
đích tìm kiếm thị trường, tiềm năng thị trường rõ ràng là một tiêu chí quyết định vị
trí chính.
• Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy cả quyết định địa điểm
đầu tư và quyết định phương thức hoạt động cho tất cả các nhà đầu tư.
• Các yếu tố pháp lý khác được đề cập bao gồm các yếu tố trong số các chỉ số Kinh
doanh của Ngân hàng Thế giới và các xếp hạng khác, chẳng hạn như mức độ dễ dàng
thành lập doanh nghiệp, hiệu quả của bộ máy hành chính và mức độ tham nhũng.
• Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống của nhân viên và gia đình của họ là yếu
tố quyết định chính đối với các quyết định về địa điểm vì các khoản đầu tư mới đòi
hỏi đội ngũ nhân viên mới có thể chưa làm việc trong khu vực. Các khía cạnh của
chất lượng cuộc sống cần quan tâm cho nhân viên là:
- Sự sẵn có của các trường học quốc tế tốt cho con cái của họ
- Sự đáp ứng của các nhu cầu giải trí
- An toàn
- Khả năng di chuyển bằng đường hàng không: Một số công ty đa quốc gia,
khi được hỏi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm này trong bối
cảnh tỷ lệ lớn thời gian mà nhân viên dành cho việc đi lại. Chính vì vậy,
những yếu tố về chất lượng cuộc sống này là đặc biệt quan trọng nên nhiều
công ty đã chọn UAE (cụ thể là Dubai) làm trung tâm của họ thay vì Ả Rập
Saudi.
• Cơ sở hạ tầng vật lý: Cơ sở hạ tầng được tất cả những người được hỏi đề cập đến như
một yếu tố quyết định vị trí quan trọng, đặc biệt là đối với những công ty chọn vị trí
của họ cho một trung tâm khu vực. Trong những trường hợp này, mạng lưới đường
bay quốc tế sẵn có đã được đề cập nhiều lần như một yếu tố có lợi cho UAE.
• Vai trò của rủi ro môi trường: Rủi ro môi trường hoặc chính trị đã được xem xét trong
quá trình ra quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia. Vai trò của yếu tố rủi ro
này phụ thuộc vào hoàn cảnh của công ty và quyết định đầu tư. Nếu quyết định đầu
tư là một dự án độc lập, thì rủi ro chính trị ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định
bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn của dự án.
Rủi ro môi trường thường được cân nhắc cùng với tỉ lệ lợi nhuận thu về. Nếu dự án
đang được xem xét có các địa điểm thay thế (chẳng hạn như cho một trung tâm khu
vực) thì địa điểm có rủi ro chính trị thấp hơn sẽ được ưu tiên hơn. Đối với các công
ty cần duy trì quyền kiểm soát các quy trình quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ
của họ, tiêu chí để đầu tư vào một quốc gia là liệu nhân viên của công ty có thể thực
hiện một số hoạt động nhất định hay không. Nếu nhân viên của chính công ty không
thể thực hiện các chức năng cốt lõi vì lo ngại về bảo mật, thì thị trường đã không
được tham gia.
• Hình thức tham gia vào thị trường: một trong những yếu tố quan trọng được đưa ra
cân nhắc là hình thức tham gia vào thị trường theo như quy định của chính phủ bao
gồm sở hữu 100% (trong nước hoặc trong các khu vực tự do), liên doanh và các thỏa
thuận cấp phép. Một điều hiển nhiên, khi các chính phủ nào cho phép sự kiểm soát
và sở hữu 100% đối với doanh nghiệp của họ thì đây là một trong những ưu tiên quan
trọng.
Câu hỏi thảo luận tình huống
1. Theo Anh/ Chị luật và quy định liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đã thay đổi như thế nào trong những năm qua tại Trung Đông?
2. Một số yếu tố chính mà các công ty đa quốc gia xem xét khi đầu tư vào các quốc
gia được nêu ra trong tình huống này là gì?
3. Theo Anh/ Chị các thách thức quan trọng mà các công ty đa quốc gia phải đối
mặt khi đầu tư vào các quốc gia như Dubai hoặc Ả Rập Saudi là gì?
4. Theo Anh/ Chị tại sao hầu hết các công ty đa quốc gia nước ngoài không muốn
thành lập liên doanh khi họ thâm nhập thị trường Dubai và Ả Rập Saudi?

You might also like