You are on page 1of 5

TÌNH HUỐNG SỐ 2

Nigeria là một quốc gia có diện tích lớn gần gấp đôi diện tích của bang California
của Hoa Kỳ. Nigeria là một trong những quốc gia có dân số đông nhất ở châu Phi với
hơn 211 triệu dân thuộc về gần 250 dân tộc khác nhau vào năm 2020 (World
Population Dashboard -Nigeria). Nigeria là một quốc gia với rất nhiều tài nguyên thiên
nhiên như dầu mỏ, than đá, sắt, đá vôi v.v… Tuy vậy, quốc gia này gần như bị tê liệt
bởi các cuộc nội chiến, xung đột tôn giáo và tham nhũng. Bên cạnh đó là sự quản lý
kinh tế vĩ mô yếu kém của chính phủ đã khiến cho nền kinh tế của quốc gia này hoàn
toàn phụ thuộc vào dầu mỏ. Dầu mỏ chiếm khoảng 9% GDP của Nigeria vào năm
2020, và 90% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia. (“Nigeria Exported More Than
Second-Largest OPEC Nation Iran”, 2011)
Nigeria là một trong những nhà xuất khẩu xăng dầu chính cho Hoa Kỳ với gần
17% sản lượng và đạt khoảng 25% vào năm 2015. Tuy có nguồn dầu mỏ lớn, nhưng
phần lớn người dân Nigeria sống với mức dưới $ 1USD mỗi ngày. Một trong những
lý do dẫn đến tình trạng lương và chất lượng cuộc sống thấp là do sự tham nhũng
của chính quyền lẫn tình trạng hối lộ tràn lan của các công ty kinh doanh.
Lịch sử của tình trạng tham nhũng tại Nigeria
Trong khi xăng dầu thúc đẩy phần lớn nền kinh tế, nó cũng thúc đẩy phần lớn
tham nhũng. Nigeria từ lâu đã được coi là quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Công
dân, chính phủ và các tập đoàn của nó đã tham gia và liên quan đến tham nhũng
chính trị, tham nhũng quan liêu, tham nhũng bầu cử, tham ô, và hối lộ. Trên thực tế,
người ta đã nói rằng tham nhũng thực sự là một doanh nghiệp tồn tại trong xã hội,
không có cách nào để theo dõi các hoạt động này hoặc truy tố những người liên
quan.
Các công ty hoạt động trong khu vực này từ lâu đã bị cáo buộc vì cho phép,
tham gia và thậm chí tạo ra tình trạng tham nhũng nặng nề như ngày nay. Họ không
chỉ không lôi kéo được các nhà cải cách mà còn bị cáo buộc đã làm những việc như
hối lộ quan chức, che giấu số liệu doanh thu từ dầu mỏ, và không đầu tư vào cơ sở
hạ tầng và sự cải thiện của người dân trong nước. Trong khi các công ty dầu mỏ chi
ra hàng triệu đô la đầu tư vào đây, thì người dân Nigeria có cuộc sống nghèo khổ,
thiếu thốn lương thực, thực phẩm lẫn chăm sóc y tế.
Khi các mỏ dầu mới được mở trên khắp quốc gia này, doanh thu ước tính đem
lại khoảng 200 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Chính vì vậy, dòng tiền lớn sắp đổ về
cũng mang lại nhiều lo ngại về cách sử dụng dòng tiền này như thế nào tại một quốc
gia có tỉ lệ tham nhũng cao như Nigeria. Trong số những tập đoàn có mặt từ lâu tại
Nigeria là tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Royal Dutch Shell. Tập đoàn lớn nhất tại khu
vực này sản xuất hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày nên các hoạt động trong quá khứ
của Shell đang làm bùng lên những nghi vấn về cách thức tập đoàn này vận hành và
phát triển tại Nigeria.
Các hoạt động vận hành của tập đoàn Shell ở Nigeria
Tập đoàn Royal Dutch Shell là một tập đoàn hoạt động đa quốc gia với hơn
1700 công ty ở khắp nơi trên thế giới. Tập đoàn Shell ban đầu là công ty được sát
nhập với cổ phần với 60% cổ phần được sở hữu bởi tập đoàn Trading Royal Dutch
của Hà Lan và 40% được sở hữu bởi tập đoàn Vận tải và thương mại Shell của Anh.
Ngay sau khi việc sáp nhập hoàn tất, công ty nhanh chóng mở rộng trên toàn thế giới
với các văn phòng tiếp thị và cơ sở thăm dò và sản xuất dầu. Trong vòng mười hai
tháng, cả hai doanh nghiệp đang gặp khó khăn đã đạt được bước chuyển đổi ngoạn
mục.
Năm 1937, Shell bắt đầu vào thị trường Nigeria và trở thành một trong những
công ty năng lượng đầu tiên thâm nhập thị trường nước này. Đến năm 1938, Shell
được cấp giấy phép thăm dò cho phép tìm kiếm các mỏ dầu trong khu vực. Mãi đến
tháng 1 năm 1956, công ty mới khoan giếng đầu tiên. Cuối năm đó, công ty đổi tên
thành Công ty Phát triển Dầu khí Shell-BP của Nigeria Limited (SPDC). Trong suốt
hai mươi năm tiếp theo Shell đã ký một số thỏa thuận với chính phủ Nigeria nhằm
tăng dần quyền sở hữu của chính phủ đối với công ty từ 35% lên 80% vào năm 1979.
Ngày nay, Shell vận hành 2 doanh nghiệp kinh doanh chính có liên quan đến
việc thăm dò, khai thác và vận chuyển là dầu và khí đốt. Doanh nghiệp thứ nhất là
SPDC vẫn tồn tại và là công ty dầu khí khu vực tư nhân lớn nhất ở Nigeria. Đây là
liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nigeria (NNPC) do chính phủ sở hữu
55%, Shell sở hữu 30%, Elf Petroleum Nigeria Limited sở hữu 10% và Agip sở hữu
5%. Doanh nghiệp thứ hai do Shell điều hành tại Nigeria có tên là Công ty Thăm dò
và Sản xuất Shell Nigeria (SNEPCO), được thành lập vào năm 1993 để phát triển
các nguồn tài nguyên ở mực nước sâu. Doanh nghiệp này vận hành hai giấy phép
nước sâu và một hợp đồng chia sẻ sản xuất với NNPC.
Các hoạt động vận hành của SPDC bao phủ một khu vực rộng 30.000 km2 ở
Đồng bằng Niger. Mạng lưới của nó bao gồm 6.000 km đường ống dẫn, 90 mỏ dầu,
1.000 giếng sản xuất, 72 trạm lưu dòng chảy, 10 nhà máy khí đốt và hai cảng xuất
khẩu dầu lớn. Tổ hợp kinh doanh này của SPDC có khả năng sản xuất trung bình
một triệu thùng dầu mỗi ngày. SNEPCO cam kết tìm kiếm, khai thác các nguồn tài
nguyên và nguồn dầu mới và đang hướng tới mục tiêu mà chính phủ Nigeria đề ra là
đạt công suất bốn triệu thùng mỗi ngày.
Mặc dù Nigeria đã từng là một trong những dự án trọng điểm trong danh mục
đầu tư của Shell, nhưng giờ đây nó là một đám vấn đề nan giải ảnh hưởng toàn bộ
tổ chức. Shell Nigeria đã bị cáo buộc gây ô nhiễm, thông đồng, tham nhũng, hối lộ và
hạch toán sai. Mỗi khi công ty giải quyết một cáo buộc thì một cáo buộc khác sẽ xuất
hiện ngay sau đó.
Ken Saro – Wiwa
Những vấn đề đầu tiên của Shell bị lật lên vào đầu những năm 1990 cùng với
phong trào chỉ trích về chính sách nhân quyền và sự tàn phá môi trường ở Nigeria.
Ken Saro-Wiwa là một nhà môi trường học hàng đầu, người gốc Nigeria, tộc Ogoni
và là một trong những nhà phê bình kiên quyết đối với chính phủ về việc Shell Oil
đang huỷ hoại quê hương của ông. Ken Saro- Wiwa cho rằng các bên chịu trách
nhiệm không có các quy định thích hợp để bảo vệ đất đai tại khu vực này cũng như
bất cứ một sự đóng góp nào từ những việc khai thác tài nguyên ở đây.
Saro-Wiwa đã tổ chức một nhóm gọi là Phong trào vì sự sống còn của người
dân Ogoni và nhanh chóng trở thành tổ chức chính trị lớn nhất trong khu vực. Nhóm
này bắt đầu phản đối và biểu tình yêu cầu chấm dứt các hành vi phá hoại như tràn
dầu, đốt gas, phá hoại tài sản để mở đường cho các đường ống mà Shell đang xây
dựng. Nhóm này cũng bắt đầu yêu cầu được chia một phần doanh thu từ mảnh đất
mà Shell đang sử dụng. Tuy nhiên, Shell đã phủ nhận những cáo buộc này và tuyên
bố rằng nhóm hoạt động này đã phóng đại các cáo buộc của họ lên nhiều lần.
Sau đó, quân đội Nigeria bắt đầu phản ứng với yêu sách của các nhóm biểu
tình bằng một chiến lược được gọi là “chiến dịch thiêu đốt người Ogoni” bao gồm đốt
các ngôi làng và thực hiện các vụ hãm hiếp và giết người. Sau đó, Shell từ chối trách
nhiệm và cho rằng không liên quan vào với các phát ngôn rằng công ty hoàn toàn
không can dự vào chính trị. Điều này dẫn đến việc Saro-Wiwa và 8 thành viên khác
của Ogoni bị bắt và chính quyền Nigeria đã xử tử cả chín người và thiêu cháy thi thể
của Saro-Wiwa bằng axit rồi chôn trong một ngôi mộ không tên.
Sự việc chấn động này đã gây ra các cuộc biểu tình và chỉ trích trên toàn thế
giới chống lại Nigeria, ngành công nghiệp dầu mỏ châu Phi và Shell. Shell đã bị gia
đình Saro-Wiwa kiện lên tòa án ở New York và bị buộc tội hối lộ những người lính
thực hiện hành vi vi phạm nhân quyền nhằm bắt giữ và hành quyết chín người. Shell
cuối cùng đã phải thoả hiệp vụ án không bị ra tòa với giá 15,5 triệu đô la.
Sự cố tràn dầu
Các sự cố tràn dầu xảy ra khá phổ biến ở đồng bằng sông Niger và theo ước
tính rằng Exxon Valdez đã để xảy ra tràn dầu hàng năm trong suốt 50 năm qua. Hay
nói cách khác, không có nơi nào khác trên thế giới bị tàn phá bởi dầu mỏ như tại
Nigeria. Chính phủ Nigeria và các tổ chức môi trường thế giới đã báo cáo rằng số
lượng dầu tràn đạt tới 546 triệu thùng trong vòng 5 thập kỷ qua, phá huỷ môi trường
sinh thái, phá huỷ nguông thức ăn chính của nhiều bộ tộc người tại đây.
Shell là một trong những nhà đầu tư chính trong lĩnh vực dầu khí tại Nigeria với
hàng ngàn km đường ống đã được đặt qua các đầm lầy và đất đai màu mỡ. Nguyên
nhân gây nên dầu tràn là do các đường ống được bảo dưỡng kém và cũ kỹ. Mặc dù
vậy, Shell chối bỏ các cáo buộc và cho rằng lý do xảy ra tràn dầu là do nạn trộm cắp
và phá hoại dầu. Người phát ngôn của Shell không đề cập đến từng vụ tràn dầu riêng
lẻ mà cho rằng chỉ có 2% trong tổng số các vụ tràn dầu là do lỗi thiết bị. Richard
Steiner, một nhà tư vấn về các sự cố tràn dầu, đã kết luận trong một báo cáo năm
2008 rằng “tỷ lệ hỏng đường ống dẫn dầu ở Nigeria cao gấp nhiều lần tỷ lệ xảy ra ở
những nơi khác trên thế giới”. Ông cũng lưu ý rằng hầu như năm nào Shell cũng thừa
nhận một vụ tràn do đường ống bị ăn mòn.
Các tổ chức quốc tế và người dân Nigeria đã liên tục gây áp lực lên Shell để
yêu cầu công ty làm sạch lại môi trường và cải tiến để khắc phục các sự cố tràn dầu
của mình. Trong năm 2008, có hai sự cố tràn dầu lớn đã xảy ra. Một trong những sự
cố tràn là do rò rỉ trong một đường ống dẫn chính mà không bị phát hiện trong gần
bốn tháng. Điều này đã tàn phá hoàn toàn kjhu vực hai mươi km vuông gồm các con
lạch và nguồn nước chính của người Bodo sinh sống. Ban đầu, công ty đền bù cho
người dân trong vùng mỗi hộ 3.500 bảng Anh cùng với 50 bao gạo, 50 bao đậu, và
một vài thùng đường, cà chua và dầu lạc. Tuy nhiên, người dân Bodo đã từ chối các
đền bù này và đệ đơn kiện tập thể.
Shell cuối cùng đã phải thừa nhận rằng các vụ tràn dầu là do các vấn đề vận
hành và tuyên bố rằng họ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về hai vụ tràn này theo Luật
Nigeria. Theo ước tính, những thiệt hại từ các vụ tràn dầu của Shell phá huỷ môi
trường nặng nề và có khả năng mất tới 20 năm để hphục hồihoàn toàn khu vực này
và hơn 100 triệu USD để dọn dẹp sạch sẽ. Ngoài ra, Shell cũng nhận trách nhiệm trả
tiền bồi thường cho những người dân khu vực bị ảnh hưởng theo Luật Nigeria.
Vấn nạn hối lộ
Hối lộ là một vấn nạn rất phổ biến ở Nigeria, đặc biệt là trong các hoạt động
kinh doanh với chính phủ. Shell từ lâu đã bị nghi ngờ khi sử dụng hối lộ như một cách
để mở rộng phạm vi hoạt động mới, xin giấy phép mới và lách luật hải quan. Tuy
nhiên, cho đến gần đây vẫn chưa có chứng cứ cụ thể về các cáo buộc trên dành cho
Shell.
Năm 2007, SEC biết rằng Shell đang làm ăn với một công ty tên là Panalpina
với tư cách pháp nhân là một công ty trong lĩnh vực vận tải. Tuy vậy, người ta biết
được rằng các hoạt động thực sự của Panalpina thực ra là thay mặt các công ty để
hối lộ chính phủ Nigeria, trong đó có Shell. Các khoản hối lộ chính phủ để trao đổi
cho các ưu đãi như di chuyển các giàn khoan, tàu, xuồng làm việc và các thiết bị
khác trong cả nước. Một số hành vi khác được ghi nhận như sử dụng máy bay quân
sự để vận chuyển hàng hóa đặc biệt, bỏ qua việc kiểm tra thị thực và tránh việc nhân
viên bị trục xuất vì quá hạn thị thực, hoá đơn giả để hợp thức hoá các khoản hối lộ
mờ ám.
Ngoài việc Panalpina thay mặt Shell thực hiện các khoản hối lộ, Shell cũng đã
thừa nhận các vụ việc như chi 2 triệu USD hối lộ cho Nhà thầu phụ Nigeria trong Dự
án Bonga nước sâu của mình. Theo đó, người ta ước tính rằng Shell đã thu lợi
khoảng 14 triệu đô la vì những khoản thanh toán này. Vì các sự cố này, Shell đã bị
nộp phạt 48,1 triệu USD. (Ogoniland oil spills: Shell admits Nigeria liability - BBC
News, không ngày), (Blackden & Mason, 2010).
Shell ở thời điểm hiện tại
Mặc cho tất cả các cáo buộc, các tin bài xấu, tiền phạt và các vấn đề phi đạo
đức khác, Shell vẫn tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình ở Nigeria. Mặc dù
vậy, công ty khẳng định rằng họ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ và cải thiện cho cộng đồng tại
khu vực Đồng bằng sông Niger thông qua các khoản thuế và tiền bản quyền mà họ
trả cho Chính phủ Liên bang Nigeria. Shell tuyên bố đã đóng góp khoảng 31 tỷ đô la
cho chính phủ trong 5 năm qua và chính phủ nhận được nhận 5% doanh thu sau chi
phí từ liên doanh SPDC.
Ngoài việc tạo ra doanh thu, công ty còn tích cực xúc tiến các dự án trong khu
vực. Các dự án này hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, nông nghiệp, đào tạo, giáo dục và
chăm sóc sức khỏe trong toàn khu vực với nhiều thông tin chi tiết của mỗi dự án có
sẵn trên trang web Nigeria của công ty. Giáo dục là một phần đóng góp mạnh mẽ
của họ khi họ đóng một phần lợi nhuận vào quỹ giáo dục để khôi phục và củng cố
nền giáo dục ở Nigeria.
Câu hỏi thảo luận của tình huống
1. Anh/ Chị hãy nêu ra các lý do gì dẫn đến tình trạng tham nhũng và hối lộ
cao ở Nigeria.

2. Có phải Shell có liên quan đến cái chết của nhà thơ Ken Saro- Wiwa hay
không? Cái chết của nhà thơ Ken Saro- Wiwa đã gây ra những ảnh hưởng như thế
nào đối với Shell?

3. Theo Anh/ Chị có phải Shell đã tận dụng các kẻ hỡ trong hệ thống luật
pháp yếu kém của Shell hay không?

Theo Anh/ Chị một công ty phải làm gì để đảm bảo quá trình vận hành một cách đạo đức
tại những địa phương có hệ thống pháp luật yếu kém

You might also like