You are on page 1of 20

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


----

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ

TP. Hồ Chí Minh, tháng.........năm


PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
Giảng viên
Nhận xét (nếu có):

Điểm:

Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ và tên)

i
Mục lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI.......................1


CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN GIÁ DẦU THÔ TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2020-2022). 3
KẾT LUẬN.........................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................13

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IEA Cơ quan năng lượng quốc tế
EIA Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ
WTI West Texas Intermediate
OPEC+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
EU Liên minh châu Âu
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

iii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Dầu mỏ được coi là động lực phát triển và song hành cùng thế giới trên
con đường tiến tới văn minh, song nó cũng là nguyên nhân gây ra biết bao
biến động kinh tế.

Vào những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới, nhất là
những nước công nghệ tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng năng
lượng nghiêm trọng. Từ đó những biến động về giá dầu đã trở thành mối
quan tâm hàng ngày, hàng giờ.

Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng như hiện
nay thì dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động tới sự
phát triển nền kinh tế toàn cầu và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ
thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.

Thực tế đang chứng minh rằng thế giới sẽ dần dần được vận hành bởi
động lực là dầu mỏ cho đến khi nhân loại tìm ra được một loại nhiên liệu
khác đủ sức thay thế hoàn toàn. Xuất phát từ thực tế trên em chọn đề tài
nghiên cứu về “Diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế giới 3 năm gần
đây” làm đề tài cho tiểu luận.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Phân tích về tác động của dầu mỏ tới nền kinh tế thị trường trong vòng 3
năm gần đây, đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường dầu mỏ thế
giới thời gian qua ảnh hưởng do cung hay cầu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Về đối tượng: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về thị trường dầu mỏ thế
giới thời gian gần đây và các yếu tố gây ra sự biến động trên thị trường
này.
iv
Về phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu tập trung vào sự biến động
của thị trường dầu mỏ thế giới từ năm 2020 đến năm 2021.

4. Phương pháp nghiên cứu.


Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê - so sánh,phương
pháp chuyên gia…Dựa trên cơ sở tham khảo những tư liệu thu thập được
trên sách báo, tạp chí, mạng Internet, các tài liệu hội thảo có liên quan đến
việc biến động của thị trường dầu mỏ thời gian qua để phục vụ mục đích
nghiên cứu.

v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI
1.1 Đặc điểm

Mặt hàng dầu thô có hai đặc điểm đó là đặc điểm về tự nhiên và đặc điểm về
kinh tế.

 Về đặc điểm tự nhiên: Dâu thô là hỗn hợp chất lỏng màu đen sánh,
nhờn và chúng hình ở dưới lớp đất từ hàng triệu năm trước đây do kết quả của
quá trình vận động phức tạp về lý hóa, sinh, địa chất,…
 Về đặc điểm kinh tế: Phân bố trữ lượng không đều, là mặt hàng có nhu
cầu thiết yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, là mặt hàng có khối lượng
giao dịch lớn, có khả năng chi phối chính trị...
1.2. Dầu thô dùng để làm gì?

Để nói về dầu thô thì có lẻ đây là một tài khoản thiên nhiên hữu ích
được con người khai thác. Được xem là một trong những nguyên liệu quan
trọng trong nền công nghiệp thế giới. sau khi được khai thác thì dầu thô
được lọc, tinh chế để phục vụ:

- Nhiên liệu cho các phương tiện vận tải: máy bay, ô tô, tày thủy, xe máy,

- Loại dầu được sử dụng để sưởi ấm và phát điện.
- Sản phẩm phụ từ dầu mỏ tạo ra hắc ín, nhựa đường, sáp parafin và dầu
bôi trơn.
- Sử dụng trong các hóa chất: có trong phân bón, nước hoa, xà phòng,
thuốc diệt côn trùng và viên nang vitamin.
- Các sản phẩm phụ từ dầu mỏ giúp vận hành và bảo dưỡng các thiết bị.

1.3. Trữ lượng dầu thô hiện nay

1
Dựa theo số lượng được thông kê của IEA thì hiện nay trên toàn thế giới đang
có 40.000 mỏ dầu, với nhiều quy mô cũng như kích cỡ khác nhau. Và trữ
lượng của chúng ta tương đương 1.380 tỷ thùng và khu tập trung nhiều vàng
đen chính là châu Mỹ và Trung Đông. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia hiện
đang sở hữu trữ lượng vàng đen lớn nhất thế giới: Ả rập Xê út; Venezula;
Canada; Iran; Iraq; Kuwit; Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE);
Nga; Libya; Nigeria.

2
CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN GIÁ DẦU THÔ TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY
(2020-2022)
2.1 Giai đoạn năm 2020

2.1.1. Diễn biến

Năm 2020, dầu mỏ - loại tài nguyên được gọi là "vàng đen" lại vừa trải qua
một năm rất ảm đạm với vô vàn yếu tố đan xen, chủ yếu là tác động tiêu cực.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tiêu thụ dầu thô và các loại
nhiên liệu lỏng của thế giới trong năm 2020 đã giảm xuống 92,4 triệu
thùng/ngày, giảm 9% so với mức 101,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Ngày 21/4/2020 đã đi vào lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới khi lần đầu tiên
các giao dịch về dầu mỏ diễn ra ở mức giá âm.
Nhiều công ti dầu khí lớn như BP (Anh), Rosneft (Nga)… phải tuyên bố cắt
giảm nhân sự, tái cơ cấu các hoạt động. Tại Mỹ hàng loạt giàn khoan dầu phải
ngừng hoạt động.
Giá dầu thô WTI (Mỹ) vào tháng 4 đã rơi từ 18 USD/thùng xuống tới âm
40,32 USD/thùng vào quay ngược lại mức âm 37,6 USD/thùng (chốt phiên
giao dịch vào 20/04/2020) đây là lần đầu tiên giá dầu thô thế giới rớt xuống
mức âm và làm mức giá thấp nhất trên giao dịch hàng hóa New York trong
vòng 40 năm. Tuy nhiên, sau đó giá dầu đã bất ngờ tăng trở lại lên mức 1,1
USD/thùng (rạng sáng ngày 21/04/2020 theo giờ Việt Nam).
Sau tháng 5 năm 2020, giá dầu thô bắt đầu tăng trở lại do các nhà đầu tư mua
với các mức giá thỏa thuận sau khi giá đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng
4 năm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ bán ra với mức giá 30USD/thùng
tăng 4.53%, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2.96% bán ra với giá 30.95
USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, giá dầu Brent đứng ở mức
51 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI chốt ở mức 48,52 USD/thùng. Như

3
vậy, tính chung cả năm 2020, giá dầu Brent đã giảm 22,5%, còn dầu WTI
giảm 21,4%.

Giá dầu thô(WTI) 2020


2.1.2. Các yếu tố tác động đến cung cầu dầu thô 2020.

Đại dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa chống dịch đã khiến nền
kinh tế toàn cầu bị đình trệ, làm sụt giảm nhu cầu đi lại, từ đó khiến nhu cầu
tiêu thụ dầu lao dốc mạnh.

Cuộc chiến giá dầu giữa các quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu là Nga và Arập
Xêú càng làm nghiêm trọng vấn đề.

Ả rập Xê út đã chủ động nổ phát súng khơi mào cuộc chiến dầu thô với Nga
bằng tuyên bố tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày và đương nhiên phản
ứng của Nga cũng là phản ứng không hợp tác họ cũng tuyên bố sẽ khai thác
hết công suất để gia tăng sản lượng bán trên thị trường). Với Mỹ từ tháng
2/2020, sản lượng dầu của Mỹ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 13,2
triệu thùng/ngày. Trạng thái mất cân bằng Strackelberg của thị trường đã đẩy
sản lượng cung tăng cao. Sự dư thừa lượng cung về dầu mỏ là nguyên nhân
đầu tiên đẩy giá dầu xuống thấp ở mức kỷ lục ngay sau đó.

4
Thỏa thuận cắt giảm 10% sản lượng dầu của OPEC+ quá muộn màng khi
lượng dầu đổ ra quá sức chịu đựng của thị trường dẫn đến thiếu nhiều mua
cũng như không có đủ kho chứa hàng tồn.

Hiện tượng giá dầu âm là của 1 phiên giao dịch ngày đáo hạn người bán phải
trả cho người mua thêm tiền để họ giải phóng các thùng dầu kỳ hạn giao
tháng 5 phản ánh sự tương tác rất rõ ràng giữa hoạt động của thị trường phái
sinh về dầu mỏ và thị trường vật chất về dầu mỏ.

Thị trường dầu thô chịu cú sốc kép cả cung và cầu. Nhu cầu nhiên liệu lao
dốc khi người dân hạn chế đi lại và các nước áp dụng chính sách phong tỏa
trong đại dịch. Trong khi đó, nguồn cung dầu thô lại tăng mạnh khi cuộc
chiến giá của các nước sản xuất lớn.

Sự vận động hết sức bất lợi cho giá cả đến cả từ hai phía cung và cầu về dầu
mỏ. Về phía cung, sự dư thừa được đặc trưng bởi trạng thái mất cân bằng
Strakelberg còn về phía cầu đó là sự suy giảm tức thời và hết sức mạnh mẽ có
nguyên nhân từ đại dịch Covid 19 toàn cầu.

Lượng cầu giảm mạnh đột ngột và lượng cung dư thừa quá lớn từ các chiến
lược tranh giành thị phần dẫn tới trạng thái mất cân bằng Strackelberg.Giá
dầu trong ngắn hạn là kết quả cân bằng tức thời của lượng cung và lượng cầu
đều mang một đặc điểm là rất ít co giãn so với sự thay đổi về giá, vì vậy
những điều chỉnh nhỏ mang tính tức thời cũng có thể đẩy giá dầu dao động
mạnh. Mức giá như “chiến tranh giá” ở thời điểm tháng 4 năm 2020
($18/thùng) là kết quả đồng thời của sự vận động từ cả 2 phía cung và cầu:
đường cung dịch chuyển mạnh sang phải trong khi đường cầu dịch chuyển
mạnh sang trái dẫn tới sự giảm giá sâu về mức chiến tranh giá.

Sự dư thừa vật lý lớn đến mức hầu như các kho dự trự đều đã hết công suất và
rất khó tăng công suất tiếp nhận ngay tức thì. Ngay cả Trung Quốc - quốc gia
đưa ra chiến lược tích trữ dầu mỏ giá rẻ để phát triểncũng không thể hấp thụ

5
hết lượng cung quá dư thừa từ các chiến lược phi hợp tác trước đó. Đây là
những lý do chính dẫn đến kết quả phiên giao dịch trong ngày cuối cùng của
hợp đồng giao tháng 5/2020 bị đáo hạn là không một ai có khả năng tiếp nhận
thêm các thùng dầu giao vào kỳ tháng 5 ngay cả khi giá xuống tới mức 0 đồng
và sau đó lập cột mốc đầu tiên trong lịch sử là giá dầu âm. Có thể thấy trong
ngắn hạn, giá dầu mỏ quá nhạy cảm từ áp lực cung cầu đều rất ít co giãn so
với sự thay đổi về giá. Đồng thời với đó là những tương tác diễn ra giữa 2 thị
trường: thị trường vật lý và thị trường tương lai về dầu mỏ.

2.2 Giai đoạn năm 2021

2.2.1. Diễn biến

Giá dầu thế giới đã chứng kiến một năm tăng mạnh, khi nguồn cung không
đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm các nền kinh tế mở của trở lại.

Trong năm 2021, dự trữ từ các kho dầu chiến lược của các quốc gia trên thế
giới dần giảm xuống do nhu cầu dầu thô tăng lên, cũng tác động tích cực đến
xu hướng giá dầu năm 2021.

Mức tồn kho dầu theo dữ liệu mới nhất về tồn kho dầu của OECD ở mức cao
hơn 200 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm qua vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, dữ liệu gần đây nhất về dự trữ dầu của OECD năm nay ở mức thấp
hơn 207 triệu thùng so với trung bình 5 năm qua và điều này sẽ bù trừ cho
việc tiếp tục hứng chịu hậu quả của đại dịch và tăng cường các dấu hiệu phục
hồi nhu cầu dầu. Điều này có nghĩa là năm 2021 đã chứng kiến sự gia tăng
khoảng 407 triệu thùng trong kho dự trữ dầu, đây là một con số khổng lồ cho
thấy các nhà sản xuất OPEC + đã thành công trong việc giữ chặt thị trường
nhưng không gây thiếu hụt nguồn cung dầu.

Năm 2021, giá dầu thô thế giới biến động theo 2 xu hướng tăng/giảm khá rõ:
xu hướng giá dầu giảm trong tháng 4/2021 (63,8 USD/thùng trong tháng 3
6
xuống còn 62,9 USD/thùng), tháng 8/2021 (73,3 USD/thùng trong tháng 7
xuống 68,9 USD/thùng) và tháng 11 - 12/2021 (82,1 USD/thùng trong tháng
10 xuống 72,9 USD/thùng; xu hướng giá dầu tăng trong các tháng còn lại.

Năm 2021, giá năng lượng tăng và sự thắt chặt cân bằng cung - cầu năng
lượng đã trở thành xu hướng toàn cầu. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi
bởi cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đã có những chuyển biến tốt hơn
trước tại nhiều nước. Theo đó, ngày 20/10/2021 giá dầu thô Brent đã đạt mức
85,76 USD/thùng (cao nhất trong giai đoạn từ ngày 05/10/2018 đến
31/12/2021); Ngày 26/10/2021 giá dầu thô WTI đã đạt mức 85,64 USD/thùng
(cao nhất trong giai đoạn từ ngày 14/10/2014 đến 31/12/2021).

Chốt năm 2021, WTI ở mức 75,21 USD/thùng,  tăng 55% trong năm, mức
tăng cao nhất kể từ năm 2009. Trong khi đó Brent chốt ở mức 77,85
USD/thùng, tăng 51% trong năm và có mức tăng lớn nhất của Brent kể từ
năm 2016.

Giá dầu thô WTI 2021

2.2.2. Các yếu tố tác động đến cung cầu dầu thô 2021

Việc khống chế dịch bênh COVID-19 lây lan cũng có những kết quả tích cực,
đặc biệt là quá trình tiêm chủng tại các nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc.
Đây là yếu tố quan trọng giúp các nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường
7
mới và do vậy làm gia tăng nhu cầu dầu thô từ mức khoảng 88 triệu
thùng/ngày (năm 2020) lên 96 triệu thùng/ngày (năm 2021).

Nhóm nước xuất khẩu dầu lớn OPEC khai thác khoảng 40% sản lượng dầu
thế giới và nắm giữ khoảng 75% tổng trữ lượng dầu. Trong cuộc họp mới
nhất ngày 04/03/2021, nhóm OPEC đã quyết định tiếp tục tăng cường cắt
giảm sản lượng đến hết tháng 04/2021. Điều này sẽ góp phần kiềm chế tổng
cung dầu thế giới, giảm tồn trữ, và tạo áp lực tăng giá dầu.

Sau cuộc họp của nhóm OPEC+, với việc Ả rập Saudi bất ngờ tự nguyện cắt
giảm sản lượng khai thác đi 1,1 triệu thùng mỗi ngày, giá năng lượng toàn cầu
đã nối tiếp xu hướng tăng mạnh vốn đã kéo dài trong vài tháng qua.

Nguồn cung dầu còn hạn chế. Vào tháng 8/2021, OPEC+ đặt mục tiêu mỗi
tháng sẽ tăng sản lượng dầu thêm 400 nghìn thùng/ngày, tương ứng cung cấp
cho thị trường thêm 2 triệu thùng/ngày trong 4 tháng cuối năm 2021. Tuy vậy,
mức tăng sản lượng dầu theo kế hoạch của OPEC+ thấp hơn nhiều so với sản
lượng cắt giảm trước đó4 và không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ hiện nay khi
các nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Giá dầu thô tăng mạnh đã thúc đẩy các nhà sản xuất tại Mỹ gia tăng các giàn
khoan trong suốt 5 tháng liên tiếp, tạo tiền đề cho sản lượng dầu nhanh chóng
phục hồi sau khi chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Ida. Nhóm OPEC+ cũng
sẽ tiếp tục tăng sản lượng theo các thoả thuận chung. Như vậy, yếu tố nguồn
cung tương đối ổn định, và ẩn số hiện tại chỉ còn là nhu cầu tiêu thụ dầu của
thế giới.

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc do thực hiện chuyển đổi sang năng
lượng xanh và nguồn cung năng lượng trong nước bị gián đoạn đã buộc Trung
Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung năng lượng thay thế bên ngoài
trong ngắn hạn và dài hạn.

8
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm gia tăng lo ngại về triển vọng phục hồi
kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ dầu, trong đó sự xuất hiện của biến chủng
Delta làm cho dịch Covid-19 lây lan mạnh trên phạm vi toàn cầu trong tháng
7 - 8/2021 và sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron cuối năm 2021 đã
làm giá dầu giảm mạnh.

2.3. Giai đoạn năm 2022

2.3.1 Diễn biến

Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao, trong đó
giá dầu Brent bình quân đạt khoảng 106,92 USD/thùng, giá dầu WTI khoảng
101,59 USD/thùng, giá dầu OPEC khoảng 104,95 USD/thùng, tăng lần lượt
64,93%, 64,01% và 64,38% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá dầu
Brent có thời điểm đã vượt 130 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng
8/2008.
Ngày 8/3/2022, giá dầu WTI đã có những thời điểm đạt mức cao nhất là
123.70 USD/thùng.

Năm 2022, thị trường dầu mỏ thế giới đã trải qua một năm nhiều biến động về
giá cả và nguồn cung. Đầu năm 2022, các quốc gia lạc quan về một năm phát
triển kinh tế sau những tháng bị phong tỏa, hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19,
lạm phát được kiểm soát, nhiều việc làm được tạo ra, thương mại hàng hóa
phát triển.

Tuy nhiên, ngày 24/2/2022, cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra và kéo dài
đến nay tạo ra các cú sốc về kinh tế, chính trị trên toàn thế giới. Mỹ, Liên
minh châu Âu (EU) và nhiều nước trên thế giới liên tục đưa ra, tham gia vào
các đợt cấm vận kinh tế, chính trị Nga - một trong những đất nước sản xuất và
cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới. Điều này khiến các thị trường tài chính,
tiền tệ, vận tải, nguyên vật liệu, nhiên liệu trong đó có dầu mỏ thế giới… bị
9
tác động mạnh. Một cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ và biến động giá
dầu xảy ra năm 2022 ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều mức độ khác
nhau.

Tháng 1/2022, giá dầu bình quân WTI là 82.98 USD/thùng và Brent là 85.57
USD/thùng, nhưng đến tháng 3 tăng vọt lên 108.26 USD/thùng và 112.46
USD/thùng bởi Mỹ, EU ban hành các lệnh trừng phạt vào hoạt động sản xuất
và tiêu thụ dầu mỏ của Nga làm giá dầu bình quân tháng 6 tiếp tục tăng lên
114.34 USD/thùng và 117.5 USD/thùng, nguồn cung dầu từ Nga đến thị
trường thế giới bị gián đoạn. Để bù vào nguồn cung dầu thiếu hụt từ Nga, các
quốc gia thực hiện lệnh cấm vận với dầu Nga chuyển sang tìm các nguồn
cung dầu mới từ Mỹ, Trung Đông, châu Phi.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, giá dầu thế giới giảm dần.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết xuất khẩu dầu của Nga sang
Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 11/2022 đã giảm 430.000 thùng/ngày so
với tháng trước đó, xuống còn 1,4 triệu thùng/ngày.

Cụ thể, trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu, IEA cho hay khối lượng
dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga giảm 330.000 thùng/ngày
xuống còn 500.000 thùng/ngày. Đây là lần đầu tiên con số này thấp hơn mức
vận chuyển qua đường ống Druzhba là 590.000 thùng/ngày.

Giá dầu thô WTI 2022


10
2.3.2. Các yếu tố tác động đến cung cầu dầu thô 2022

Ngay khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra, thế giới chứng kiến số lượng
lớn các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, đặc biệt về năng lượng, trong đó có
dầu mỏ. Mỹ, EU và nhiều nước khác không muốn nhập khẩu dầu mỏ của
Nga, đồng thời áp đặt giới hạn giá bán dầu của Nga trên thị trường thế giới,
loại trừ Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu… trong khi Nga là một
trong những nhà sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn nhất trên thế giới và
có thị trường tiêu thụ rộng khắp toàn cầu. Những mốc lệnh trừng phạt Nga
dẫn tới khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ và biến động giá dầu trên thị trường
dầu mỏ thế giới.
Ngày 8/3/2022, Mỹ tuyên bố cấm mọi hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ
Nga vào Mỹ và Anh tuyên bố đến cuối năm 2022 sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu
từ Nga.

Ngày 30/5, EU họp và thống nhất về nguyên tắc sẽ giảm dần nhập khẩu dầu
từ Nga trong vòng 6 tháng cuối năm 2022, đến cuối năm 2022 bắt đầu cấm
vận phần lớn dầu Nga nhập khẩu vào EU.

Việc EU, Mỹ và một số nước không mua dầu của Nga, tham gia cấm vận các
hoạt động mua bán liên quan đến dầu của Nga đã làm cho cung cầu dầu mỏ
trong ngắn hạn trên thế giới bị ảnh hưởng bởi những quốc gia này chưa thể
tìm ngay được các nhà cung cấp mới. Việc sản xuất dầu mỏ của một số quốc
gia không thể gia tăng ngay sản lượng để phục vụ cho các khách hàng mới là
các quốc gia không mua dầu của Nga. Việc vận chuyển dầu, kho bãi, bể chứa
cũng không thể đáp ứng gấp nhu cầu và yêu cầu của các quốc gia không mua
dầu của Nga. Điều này khiến cung cầu dầu mỏ cho nhiều quốc gia bị mất cân
đối, giá dầu thế giới biến động mạnh trong ngắn hạn.

11
Bảng 1: Ước tổng cung cầu dầu mỏ thế giới năm 2022 (đơn vị: Triệu thùng/ngày)

Năm 2022, việc cung cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới không bị mất cân
đối, hay thiếu về cung dầu, thậm chí việc cung dầu còn dư thừa và đưa vào dự
trữ 0,3 triệu thùng/ngày trong quý 2 và 0.92 triệu thùng/ngày trong quý 3.

Tính đến tháng 11/2022, Mỹ có tỷ lệ lạm phát khá cao là 7,1%, trong đó mặt
hàng năng lượng tăng nhiều nhất là 13,1%, thực phẩm tăng 10,6%, các hàng
hóa khác tăng 6%. Tương tự, tỷ lệ lạm phát của EU cũng tăng đều đặn qua
các tháng.
EU là một trong những thị trường có mức tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên
thế giới, là một trong những thị trường tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt lớn nhất
của Nga, nhưng thực hiện các lệnh cấm vận và từ chối mua dầu Nga khiến
nền kinh tế trong khối này bị ảnh hưởng mạnh, nguồn cung dầu mỏ và khí đốt
giá rẻ và hàng hóa khác từ Nga đã bị đứt gãy phải chuyển sang mua của Mỹ,
Trung Đông, châu Phi với chi phí cao hơn nhiều, dẫn tới chi phí dành cho
năng lượng tăng mạnh, ảnh hưởng tới mọi chi phí khác tăng theo và làm lạm
phát tăng cao

Vì vậy để giảm lạm phát, hầu hết các ngân hàng quốc gia của các nước phải
tăng lãi suất, giảm cung tiền trên thị trường, bán ngoại tệ để giữ giá trị đồng
nội tệ. Đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để nâng
giá đồng USD khiến các đồng tiền khác mất giá buộc các ngân hàng trung
ương các quốc gia trên thế giới phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ, giảm
lạm phát. Việc đồng USD tăng giá làm cho chi phí mua dầu, hàng hóa khác
12
của các quốc gia này trở nên đắt hơn buộc các doanh nghiệp phải giảm chi phí
và quy mô sản xuất, người tiêu dùng giảm mua sắm, tiết kiệm tăng lên. Điều
này dẫn tới nhu cầu về dầu mỏ giảm và làm giảm giá dầu.

Chính những vấn đề về lạm phát tăng cao, tăng lãi suất, chi phí sản xuất tăng,
chuỗi cung ứng nguyên vật liệu hàng hóa bị đứt gãy, áp lực về tỷ giá trong
thanh toán quốc tế dẫn tới hầu hết các nền kinh tế đều bị ảnh hưởng, sản xuất
và tiêu dùng trong nước giảm, thương mại quốc tế giảm sút... Điều đó dẫn tới
nhu cầu tiêu thụ dầu giảm và làm giảm giá dầu.

KẾT LUẬN
“Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và được mệnh
danh là vàng đen của nền kinh tế thế giới”. Cụ thể, đối với các nước phát triển
dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đối với các nước thuộc OPEC, GDP của hầu hết các nước này đều
gắn liền với nền “kinh tế dầu’.

Hiện nay, thế giới đang tập trung tìm những nguồn năng lượng thay thế nhằm
làm lu mờ vai trò của dầu mỏ và vai trò của OPEC nhưng thực tế cho thấy,
các loại năng lượng này đều có những nhược điểm cố hữu khó có thể khắc
phục và dầu mỏ vẫn khẳng định được vai trò “chúa tể” trong nền kinh tế thế
giới.

13
Tài liệu tham khảo
1. https://vn.tradingview.com/chart/oX8xMCt3/?symbol=FX%3AUSOIL.
2. https://nhandan.vn/dau-tho-lao-doc-xuong-vung-gia-thap-nhat-trong-
nam-2022-post728675.html.
3. http://www.erav.vn/d4/news/Tong-quan-thi-truong-dau-mo-the-gioi-
nam-2022-va-du-bao-nam-2023-1-865.aspx.
4. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM225804.
5. https://baochinhphu.vn/dau-tho-the-gioi-lao-doc-xuong-vung-gia-thap-
nhat-trong-nam-2022-102221207082315614.htm.
6. https://kinhtemoitruong.vn/dien-bien-thi-truong-nang-luong-the-gioi-
nam-2020-2021-va-du-bao-cho-thoi-gian-toi-66602.html.
7. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-hien-tuong-gia-dau-am-
va-khung-hoang-dau-mo-the-gioi-nam-2020-mot-so-khuyen-nghi-cho-
viet-nam-76643.htm.
8. Youtube:

Báo Thanh Niên (https://www.youtube.com/watch?v=cJQH3xxu8e8&t=30s).

VTV24 (https://www.youtube.com/watch?v=f5qRCTKhya4).

14

You might also like