You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA: MARKETING-QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: KINH TẾ VI MÔ

Đề bài: Phân tích cung, cầu, giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu thụ trong một khoảng
thời gian nào đó

Nhóm : 3

Lớp :2288MIECO111

GVHD :cô Hồ Thị Sương Mai

Hà Nam, tháng 11,năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….3

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………..3


2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài…………………………………….….3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài………………………….4
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài…………………………………...4
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu………………………………………….4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…4+5


1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài……………………………….4
1.1 Cầu và lượng cầu…………………………………………4
1.2 Cung và lượng cung………………………………………4
2. Một số lý thuyết của đề tài………………………………………...5
2.1 Luật cung…………………………………………………5
2.2 Phương trình đường cung………………………………...5
2.3 Luật cầu…………………………………………………..5
2.4 Phương trình đường cầu………………………………….5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CUNG, CẦU, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG………6->15


1. Phân tích cung xăng dầu từ 2020 đến nay…………………………6->9
1.1 Nguồn cung xăng dầu……………………………………...6+7
1.2 Tác nhân ảnh hưởng đến cung……………………………..8+9
2. Phân tích cầu xăng dầu từ 2020 đến nay…………………………10->12
2.1 Thực trạng xăng dầu qua từng năm…………………….…10+11
2.2 Tác nhân ảnh hưởng đến cầu………………………………11+12
3. Giá xăng dầu từ 2020 đến nay……………………………………...12->15
3.1Giá thị trường qua từng năm………………………………..12+13
3.2 Nguyên nhân………………………………………………..13+14
3.3 Giải pháp…………………………………………………….14+15
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..…15
KẾT LUẬN
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1, Tính cấp thiết của đề tài và xác lập, tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ sau 25 năm
đổi mới. Giá trị của cải vật chất và sự phong phú của hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên rất
nhiều. Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm.
Đặc biệt đó là việc khan hiếm nguồn năng lượng nói chung và “xăng dầu” nói riêng.Bởi
với đặc tính của xăng dầu hiện tại, có rất ít nguồn nguyên liệu để thay thế nó và nhu cầu
xã hội ngày càng tăng cao.. Giá cả xăng dầu là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều
ngành kinh tế, xã hội cho nên việc khai khác, xuất nhập khẩu, diễn biến giá cả xăng dầu là
những vấn đề luôn nóng của nhiều quốc gia. Và chính Việt Nam cũng là một trong những
nước chịu biến động về giá cả xăng dầu nhất là trong giai đoạn đại dịch covid 19 vừa qua,
vì thế nhà nước cũng đã thi hành nhiều chính sách cho mặt hàng này.Tuy nhiên vấn đề
cung, cầu vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá xăng tăng giảm nhiều lần. Thấy
được tầm quan trọng của xăng và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn tình hình cung cầu, sự
biến động giá cả mặt hàng xăng dầu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong
bối cảnh đại dịch covid 19 như hiện tại, nhóm chúng tôi xin phân tích rõ đề tài “ Phân tích
cung, cầu, giá cả thị trường xăng dầu của Việt Nam giai đoạn căng thẳng nhất của đại
dịch từ 2020 đến nay”.

2, Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ nguyên nhân dẫn tới quá trình biến động của xăng dầu Việt Nam và thế
giới.
- Làm rõ thời cơ và thách thức trong phát triển xăng dầu trong nền kinh tế thị
trường.
- Phân tích, đề xuất những phương án, giải pháp để sản phẩm này phát triển theo
quy luật cung cầu, đáp ứng mong muốn của người dân và thị trường.

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: biến động thị trường xăng dầu của Việt Nam giai đoạn đại
dịch từ 2020 đến nay, quy luật cung cầu của thị trường, chính sách phát triển điều
chỉnh xăng dầu của nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: biến động thị trường xăng dầu Việt Nam từ 2020 đến nay.

4, Phương pháp nghiên cứu


- Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện theo nhóm. Các thành viên được phân
công chuẩn bị nội dung và nhóm cùng thảo luận để đưa đến kết luận cuối cùng.
Người được phân công chuẩn bị có trách nhiệm tìm hiểu, kiểm tra, phân tích, viết
và gửi nội dung chuẩn bị đến các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong
nhóm sẽ góp ý, thảo luận, phản biện để cùng đạt đến thống nhất.
- Các thông tin đưa vào nghiên cứu được trích từ các nguồn đáng tin cậy, chính
xác. Nguồn dẫn được ghi cụ thể rõ ràng tại phần tài liệu tham khảo.

5, Kết cấu đề tài nghiên cứu

- Kết cấu bài báo cáo gồm 4 phần:


+ Nêu khái quát về đề tài nghiên cứu
Chương 1: Cở sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá, phân tích diễn biến giá xăng dầu Việt Nam và thế giới
Chương 3: Định hướng phát triển xăng dầu và giải pháp thực hiện
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo
+ một số đồ thị, hình ảnh trong quá trình thảo luận nhóm

I. Chương 1: Một số lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu

1, Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1 Khái niệm về cầu


- Cầu (D): là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định
rằng các yếu tố khác là không đổi.

- Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà


người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một
giai đoạnnhất định, giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi.
1.2 Khái niệm về cung
- Cung (S): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả
năng bán tại các mức giá khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nhất định,
các nhân tố không đổi
- Lượng cung (QS): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn
bán và có khả năng bán tại mức giá đã cho (một mức giá) trong một khoảngthời
gian nhất định.

2, Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu


2.1, Luật cung
- Nội dung quy luật: Giả định các yếu tố khác không đổi, số lượng hàng hóa được cung
trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại.
- Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều.
2.2, Phương trình đường cung
-Hàm cung dạng hàm tuyến tính:
QS = a +bP (Hàm cung thuận)
Hoặc: P= m + nQS (Hàm cung nghịch) (b,n>=0)
2.3,Luật cầu
Nội dung quy luật: Giả định tất cả các yếu tố khác là không đổi, nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.
- Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch đảo.
2.4, Phương trình đường cầu
- Hàm cầu dạng tuyến tính:
QD = a - bP ( Hàm cầu thuận )
Hoặc: P = m - nQD ( hàm cầu nghịch ) (n, b>= 0)

II. Chương 2: Phân tích, đánh giá cung cầu xăng dầu và tác động của giá cả thị
trường tới xăng dầu

1, Phân tích cung xăng dầu từ 2020 đến nay

- Ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng việc thực hiện giãn
cách xã hội đã ảnh hưởng, tác động lớn đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam.
- Từ tháng 1/2021 đến nay, thị trường xăng dầu liên tục biến động. Giá bán lẻ xăng
dầu trên cả nước tăng “phi mã”. Thậm chí khi bước sang đầu năm 2022, giá xăng dầu liên
tục xác lập những kỷ lục mới trong lịch sử và chưa có dấu hiệu giảm. Đà tăng giá này
khiến thị trường xăng dầu trong nước “nóng” hơn bao giờ hết. Nhu cầu tiêu dùng xăng
dầu ở nước ta giảm mạnh vào thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên từ cuối
năm 2021 đến đầu năm 2022 nhu cầu đang gia tăng, do quá trình phục hồi sản xuất và
phát triển kinh tế sau đại dịch. Bên cạnh đó, xăng dầu là mặt hàng có cầu co giãn không
tương đối (E<1), dù giá có tăng, nhưng lượng cầu không thay đổi nhiều. Vì đây là mặt
hàng thiết yếu, có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu
thông và hiện nay chưa có mặt hàng nào thay thế được.

1.1. Nguồn cung xăng dầu


Hiện nay, cung xăng dầu ở Việt Nam đến từ các nhà máy lọc hóa dầu trong nước
(khoảng 70-75%) và từ nhập khẩu (khoảng 25-30%).
- Nhập khẩu xăng dầu các loại trong quý 1/2020 đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 980,13
triệu USD, giá trung bình 532,4 USD/tấn. Giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với
cùng kỳ năm 2019, với mức giảm tương ứng 11,5%, 20,1% và 9,7%.
- Quý 2/2020, cả nước nhập khẩu 2,47 triệu tấn xăng dầu, tương đương 742,93
triệu USD, giá trung bình 300,53 USD/tấn, tăng 34,3% về lượng, giảm 24,2% về giá so
với quý 1.
- Riêng quý 4/2020 lượng xăng dầu nhập khẩu giảm một nửa đạt 1,08 triệu tấn, trị
giá 410,5 triệu USD với giá trung bình là 381,8 USD/tấn.
- Hết quý 1/2021, lượng xăng dầu nhập về đạt 2,04 triệu tấn, tương đương giá trị
1,04 tỷ USD, giá trung bình là 509,8 USD/tấn. Tăng 9,8% về lượng và 6,1% về giá trị so
với quý 1/2020.

- Quý 2/2021, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 1,95 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD,
giảm 26,9% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với quý 2 năm 2020; giá trung bình
564,1 USD/tấn, tăng 263,57 USD/tấn so với giá nhập khẩu cùng quý năm trước.

- Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong quý 3/2021 giảm 62,2% về lượng và giảm
4,2% về trị giá so với quý năm trước đó, đạt 1,28 triệu tấn, trị giá 777,2 triệu USD, giá
nhập khẩu trung bình 606,6 USD/tấn, tăng 217,08 USD/tấn.
- Quý 4/2021 tiếp tục tăng 37,4% về lượng và tăng 66,3% về trị giá so với cùng quý
năm trước, đạt 1,71 triệu tấn, trị giá 1,22 tỷ USD, giá nhập khẩu trung bình 709,9
USD/tấn, tăng 328,1 USD/tấn với quý 4/2020.

Tính chung năm 2021, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 6,96 triệu tấn, trị giá 4,14 tỷ
USD, giảm 15,5% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020; giá trung bình
593 USD/tấn, tăng 191 USD/tấn so với giá nhập khẩu cùng kỳ năm trước.
- Tính chung trong quý 1 năm 2022, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 2,66 triệu tấn,
trị giá 2,44 tỷ USD, giá trung bình 920,5 USD/tấn, tăng 407 USD/tấn, tăng 26,8% về
lượng và tăng 128,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
- Trong quý 2 năm 2022, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 2,15 triệu tấn, trị giá 2,58
tỷ USD, giá trung bình 1199 USD/tấn, tăng 278,5 USD/tấn, giảm 23,7% về lượng và tăng
5,05% về trị giá so với quý 1 năm 2022.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 4,81 triệu tấn,
trị giá 5,02 tỷ USD, giá trung bình 1045 USD/tấn, tăng 43 USD/tấn, tăng 17,6% về lượng
và tăng 128,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

(Bảng giá trị nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022)
1.2. Tác nhân ảnh hưởng đến cung.
1.2.1. Giá hàng hoá, dịch vụ.
- Tác động của chính sách tỷ giá đến giá xăng dầu: Các giao dịch nhập khẩu dầu
được tính bằng đô la Mỹ, có nghĩa là chính sách tỷ giá hối đoái đô la Mỹ-VND
có tác động trực tiếp đến giá xăng dầu trong nước. Bên cạnh chính sách tỷ giá,
rổ hàng hóa và dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng tác động không nhỏ đến giá
xăng dầu trong nước.
- Tác động của lạm phát lên giá xăng dầu: Lạm phát làm xói mòn giá trị thanh
toán của đồng tiền hay giảm sức mua hàng hóa của tiền đồng, gây ra những tác
động dây chuyền đối với nền kinh tế. Giả sử, ngay khi giá cả xăng dầu không
thay đổi, nhưng lạm phát trong nước gia tăng, hạn chế sức mua của tiền đồng thì
rõ ràng xăng dầu không khác nào đã lên giá trong bối cảnh lạm phát leo thang.
Khi giá xăng dầu thay đổi, nguồn cung cũng sẽ thay đổi để phù hợp với thị
trường.’
1.2.2. Tác động dịch bệnh
- Làn sóng đại dịch COVID-19 là nguyên nhân cơ bản làm cho tăng trưởng kinh
tế năm 2020, 2021 của nước ta đạt mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra và
nó cũng khiến cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng xăng dầu bị đình trệ. Nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu giảm, khiến các nhà máy lọc dầu trong nước giảm công
suất và xảy ra tình trạng tồn kho cao, song nước ta vẫn tiếp tục nhập khẩu do
phải tiến hành các hợp đồng mua xăng dầu từ trước đó,

1.3.3. Tình hình địa chính trị thế giới.

- Địa chính trị thế giới có ảnh hưởng sâu sắc đến sự vận động của thị trường
xăng dầu Việt Nam. Trong suốt thời gian qua, chính trị thế giới diễn biến phức tạp,
khó lường, khiến thị trường xăng dầu trong và ngoài nước liên tục chao đảo. Đó là
vấn đề căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông – kho vàng đen của thế giới;
mối quan hệ đối đầu giữa Nga - EU;… hay mới đây nhất là cuộc xung đột giữa
Nga – Ukraina, cùng hàng loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương
Tây đối với Nga. Chính những vấn đề kể trên đã khiến nguồn cung xăng dầu bị
gián đoạn.

1.3.4. Các chính sách kinh tế của chính phủ.

- Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung
không ổn định, giá biến lớn và thường xuyên như hiện nay, Bộ Công Thương, Tài
chính theo chức năng, nhiệm vụ chủ động chỉ đạo, quản lý, điều hành giá xăng dầu
và bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Từ đó, nguồn cung
xăng dầu sẽ thay đổi dựa vào những quyết định cụ thể mà được chính phủ đưa ra.

1.3.5. Số lượng người bán trên thị trường ảnh hưởng tới cung.

- Hiện nay ngày càng nhiều những công ty tư sử dụng hình thức bán lẻ xăng dầu
bằng trụ bơm lắc tay, cây xăng mini, cột bơm xăng di động, khi càng nhiều người
bán thì lượng cung sẽ tăng lên theo và làm thay đổi đường cùng

2, Phân tích cầu xăng dầu từ 2020 đến nay

 NĂM 2020

- Do diễn biến căng thẳng và phức tạp lúc này của COVID-19, nên người dân buộc
phải thực hiện giãn cách xã hội, cách ly,... tất cả hoạt động bị trì trệ và việc đi lại của
người dân cũng hạn chế. Vì vậy, nên cầu về xăng dầu giảm, cụ thể giảm còn 8 triệu
tấn/năm, giảm hơn 2 triệu tấn so với cùng kì năm 2019. Nhu cầu sử dụng xăng dầu nước
ta ước tính khoảng 20 triệu tấn/năm.
- Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID đến nền kinh tế trầm trọng như vậy, nên giá cả
xăng dầu lại càng có xu hướng giảm do cầu của người dân giảm. Ngày 13/5/2020,
BộCông Thương ban hành Công văn số 3397/BCT-TTTN điều chỉnh giá bán xăng dầu,
trong đó yêu cầu các thương nhân xăng dầu đầu mối điều chỉnh tăng giá các mặt hàng
xăng, giảm giá đối với các mặt hàng dầu.

 Năm 2021
-Sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước ta có xu hướng tăng và khoảng 20,5 tr tấn.
- Trong năm 2021 mặc dù thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải căng
mình chống lại đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động sản xuất và đi lại bị gián đoạn tuy
nhiên giá xăng dầu vẫn không vì thế mà giảm đi. Năm 2021, giá xăng tại Việt Nam đã có
tới 16 lần tăng giá cao gấp hơn 3 lần so với số lần giảm. Vì vậy kết năm 2021, giá
bán lẻ xăng đã tăng hơn 41% so với cuối năm 2020.
- Kết năm 2021, giá xăng có 24 đợt điều chỉnh giá. Với xăng, có 16 lần tăng giá, 5
lần giảm và 3 lần giữ nguyên giá bán lẻ. Mỗi lít xăng RON95 đắt thêm 6,816 đồng trong
năm 2021; xăng E5RON92 cũng tăng 7,032 đồng so với 2020.
 NĂM 2022
- Theo tính toán, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022
gần 21 triệu m3, có tăng so với năm trước do ổn định và tăng trưởng về vấn đề kinh
tế, cầu xăng dầu tăng để đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
- Khi nhu cầu sử dụng xăng dầu trong năm 2022 tăng, nguồn xăng dầu từ nhập khẩu
gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do
xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine dẫn đến giá tăng, giá lúc này tăng nhẹ so với
cùng kì năm trước
( số liệu mới nhất 16/11/2022)
 KẾT LUẬN: Cầu xăng dầu trong 3 năm trở lại đây đều có xu hướng tăng, tăng nổi
bật nhất là từ năm 2020-2021, do ảnh hưởng của trước và sau khi gặp đại dịch
toàn cầu COVID-19, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng để hòa nhập với thị
trường kéo theo tăng về nhu cầu đi lại, dẫn đến cầu xăng dầu tăng. Số liệu tổng
hợp qua các năm về việc sử dụng xăng dầu cao, cầu tăng dẫn đến giá cả thị trường
tăng.

Từ các số liệu trên ta có biểu đồ:

 Các yếu tố tác động đến cầu xăng dầu


 Giá xăng:
Đối với bất kì mặt hàng nào thì giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của
khách hàng. Tính trung bình mỗi gia đình ở Việt Nam có từ 1-2 chiếc xe máy
với mức chi tiêu cho tiền xăng tính trung bình ở mức 250000-30000
đồng/lit, khoản tiền này chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng chi tiêu
của đại đa số các gia đình. Mặt khác, giá xăng trên thị trường mặc dù được
Nhà nước điều tiết nhưng vẫn biến động trong thời gian qua do đó được
người tiêu dùng quan tâm đặc biệt, họ có xu hướng như hiện nay là mua tiết kiệm trong
tiêu dùng và điều có tác động nhất định tới cầu mặt hàng xăng. Chỉ trong vòng ba năm
trở lại đây(2020-2022) giá xăng có xu hướng giảm do đại dịch COVID từ đó khiến cho
việc sử dụng xăng dầu giảm do thực hiện công tác cách ly phòng chống dịch nhưng đến 2
năm sau là năm 2022, nên kinh tế Việt Nam lại trở lại với nhịp sống như cũ và nhu cầu sủ
dụng xăng dầu của người dân ngày càng tăng và kéo theo giá tăng hơn
 tổng thu nhập nội vùng GDP:
Sau yếu tố giá cả thì yếu tố thứ hai quyết định lượng mua của người tiêu
dùng là thu nhập, yếu tố quyết định khả năng thanh toán của người tiêu
dùng. Xét trên cả thị trường thì có thể sử dụng chỉ tiêu tổng thu nhập GDP để đánh
giá thu nhập cũng như mức sống của dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến cầu thị trường.

 vai trò trung tâm chính trị, văn hóa -xã hội_:
Với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa -xã hội cũng như kinh tế của của cả
nước, thời gian qua Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng trên
nhiều lĩnh vực, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và ổnđịnh.
 Số lượng các phương tiện giao thông sử dụng xăng:
Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành
phố đăng ký mới 145.718 phương tiện (trong đó có 41.423 xe ô tô, 101.248 xe mô tô,
3.047 xe máy điện), nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên 7.654.081 phương
tiện.Tốc độ tăng về cầu mặt hàng xăng sẽ tăng tỉ lệ thuận với tốc độ tăng của loại phương
tiện này
 Nhiên liệu thay thế xăng:

Hiện nay có hai loại nhiên liệu thay thế xăng phổ biến trên thế giới là diezen và các loại
nhiên liệu sạch. Diezen là loại nhiên liệu hiện đang được sử dụng phổ biến và có mạng
lưới cung cấp thuận tiện như xăng ngay khắp nước ta.Như vậy chỉ xét riêng về tính thuận
tiện thì hai loại nhiên liệu này có mức độ cạnh tranh như nhau nhưng diezen lại có ưu thế
về giá rẻ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
vận tải, do đó sẽ tác động tới sự lựa chọn các loại xe có hệ thống nhiên liệu sử dụng
diezen

 Các yếu tố khác:


3, Diễn biến giá xăng dầu từ 2020 đến nay
3.1. Tình hình gía cả thị trường trong nước:

D
iễn biến giá xăng từ đầu năm 2022 đến nay: 6 tháng tăng 8.499 đồng/lít

Trong vòng 6 tháng đầu năm, xăng dầu trong nước đã trải qua 12 lần tăng giá trong tổng
số 15 kỳ điều hành. Theo tính toán, giá xăng trong nước cập nhật đến ngày 9/6 thấp hơn
giá xăng thế giới từ 700-1.000 đồng/ lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng bán lẻ chỉ có 3 lần
giảm trong khi tới 12 lần tăng. Mặc dù từ ngày 1.4, chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi
trường với xăng dầu chính thức có hiệu lực, tuy nhiên, đà giảm của giá xăng dầu vẫn khá
"nhỏ giọt". Tuy nhiên, chỉ 12 ngày sau, gía xăng lại tiếp tục tăng trở lại, đỉnh điểm là từ
15h ngày 13/6/2022, giá xăng tăng lên thành 32.000 đồng/ lít( đối với xăng RON95) và
hơn 31.000 đồng/ lít (đối với xăng RON92).

3.2. Nguyên nhân

-Thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động do xung đột vũ trang giữa Nga và
Ucraine, việc cấm vận hàng từ Nga của Mỹ và các nước Châu Âu và ảnh hưởng dobất ổn
chính trị tại Libya, gây gián đoạn hoạt động sản xuất; Mỹ ban bố lệnh trừng phạt mới đối
với Iran, sản xuất xăng dầu tại một số nước OPEC+ vẫn chưa đạt được mức hạn ngạch
sản xuất của mình dẫn đến nguồn cung ngày một khan hiếm

Cùng với đó, giá xăng dầu liên tục tăng cao do sự phục hồi kinh tế của tất cả các
quốc gia trên thế giới làm tổng nhu cầu đối với mặt hàng xăng dầu tăng mạnh, sự cạnh
tranh chiến lược giữa các quốc gia đang sở hữu các nguồn tài nguyên về dầu mỏ và khí
đốt, đứt gẫy về sản lượng khai thác dầu lửa tại một số quốc gia, thiếu hụt về vật tư và lao
động trong hoạt động khai thác dầu mỏ và việc các quốc gia đưa ra các gói kích cầu, các
gói hỗ trợ phục hồi kinh tế gây ra tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao.

-Về thị trường trong nước, nguồn cung xăng dầu chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy lọc dầu
Nghi Sơn (đơn vị chiếm khoảng 35-40% tổng cung) đã giảm mạnh công suất sản xuất
(trong tháng 1 và tháng 02 đã giảm công suất xuống mức 85%, 60% và 55%), có thời
điểm ngừng sản xuất do sự cố kỹ thuật nên không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho
thị trường như đã cam kết và ký hợp đồng với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng
dầu. Trong khi đó, nguồn xăng dầu từ nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh
tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine
càng dẫn đến việc nguồn cung khan hiếm và đẩy giá xăng dầu tăng cao

Tình trạng trên ngoài xuất phát từ nguyên nhân khách quan còn bởi các nguyên
nhân chủ quan. Mặc dù, Bộ Công Thương đã tích cực và thường xuyên phối hợp với
UBND các tỉnh, thành phố (đầu mối là Sở Công Thương) chỉ đạo các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu; duy trì việc
cung ứng xăng dầu trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp; chỉ đạo các đơn vị chức
năng trên địa bàn đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về duy trì bán lẻ
xăng dầu, song, việc điều hành mặt hàng xăng dầu vẫn có độ trễ nhất định so với biến
động của thị trường. Ý thức chấp hành các quy định chưa thật tốt; chưa làm tốt công tác
dự báo nên việc lên các phương án dự phòng chưa sát tình hình thực tế; mối liên kết trong
các chuỗi cung ứng từ tập đoàn đến các Công ty thành viên, thương nhân phân phối, cửa
hàng bán lẻ chưa thật sự chặt chẽ, hợp lý; cùng với đó là công tác kiểm tra, giám sát chưa
kịp thời, thiếu kiểm soát, xử lý chưa kiên quyết.

3. Giải pháp:

Để quản lý tốt lĩnh vực này, không chỉ cần sự nỗ lực làm tròn trách nhiệm của mỗi cấp,
mỗi ngành, mỗi đơn vị mà còn cần sự phối hợp rất nhuần nhuyễn và trách nhiệm giữa các
ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị.

(i) Bộ Công Thương cần “tròn vai” trong hoạt động cung ứng và hệ thống kinh doanh; Bộ
Tài chính thực hiện tốt, hiệu quả công tác quản lý về vấn đề giá, thuế, phí, lệ phí, quy định
về dự trữ quốc gia xăng dầu;
(ii) Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai đồng bộ, thống
nhất về kiểm chứng chất lượng xăng dầu, tiêu chuẩn về môi trường; còn các địa phương
trách nhiệm hơn nữa trong quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu bán lẻ trên địa bàn.

(iii) Để hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu tăng trưởng, hiệu quả và bên vững, cần
triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản trị điều hành, đầu tư, tài chính, thị
trường, ứng phó những rủi ro.

Tài liệu tham khảo

1. Các website:

(https://vietnambiz.vn/nguon-cung-trong-nuoc-dan-on-dinh-nhap-khau-xang-
dau-giam-manh--2022524105155614.htm)

(https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/dien-bien-thi-truong-xang-dau-va-
mot-so-de-xuat-nham-hoan-thien-chinh-sach-dieu-hanh-gia-xang-dau-o-viet-
nam-347652.html)

(https://nhandan.vn/infographic-dien-bien-gia-xang-dau-trong-12-thang-qua-
post666713.html)

2. Sách báo online

- Báo quân đội nhân dân điện tử


- Báo chinhphu.vn
- Báo tuoitre.vn
- Tạp chí tài chính

3. Giáo trình đại học Thương mại

4. Nguồn số liệu

- Tổng cục thống kê

You might also like