You are on page 1of 20

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THẨM ĐỊNH GIÁ – KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

----------

Đề tài: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU

NHÓM 6

Phạm Xuân Hoài Nam 2021005243

Võ Trọng Nhật Bình 2021007571

Phan Thị Kim Tuyền 2021004724

Nguyễn Đức Huy 2021005423

Huỳnh Hồng Duyên 1821001191

Liêu Chấn Hào 2021005414

Huỳnh Thái Vân Ly 20210073333

TP.HCM, T11/2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thanh
Nhã. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Lý Thuyết Giá Cả Thị Trường,
chúng em nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô. Cô đã giúp
chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong
cuộc sống. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, chúng em đã dần trả lời được những
câu hỏi trong cuộc sống thông qua môn Lý Thuyết Giá Cả Thị Trường. Và nhờ vậy mà
chúng em đã hoàn thành được đề tài nghiên cứu “Cơ chế quản lý và điều hành giá
xăng dầu”.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn
tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành đề tài, chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ cô để
đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy!

i
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ


XĂNG DẦU..........................................................................................................1

1.1 Quy đinh quản lý và điều hành giá xăng dầu..................................1

1.2 Thời gian điều chỉnh giá xăng dầu..................................................2

1.3 Sự công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu..................3

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁ XĂNG DẦU HIỆN NAY........................4

2.1 Trên Thế Giới......................................................................................4

2.2 Ở trong nước........................................................................................4

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIÁ XĂNG DẦU BIẾN


ĐỘNG...................................................................................................................7

3.1 Nguyên nhân........................................................................................7

CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG XĂNG


DẦU TRÊN CẢ NƯỚC........................................................................................9

4.1 Khó khăn hiện nay...............................................................................9

4.2 Khó khăn trong thời gian tới.............................................................10

CHƯƠNG 5. HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU..............12

5.1 Đối với nền kinh tế............................................................................12

5.2 Đối với đời sống xã hội.....................................................................13

ii
DANH MỤC HÌNH – ĐỒ THỊ

Bảng 2.2-1 Giá xăng dầu ngày 16/11/2022...........................................................6

Đồ Thị 2.2-1 Diễn biến giá xăng dầu 6 tháng qua.................................................6

Hình 4.1:1 Tình trạng hết xăng tại thành phố Hồ Chí Minh................................10

iii
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của loài người gắn liền với quá trình lao động sản xuất.
Chính nhờ lao động sản xuất mà con người mới đưa xã hội phát triển lên một tầm cao
mới, khám phá nhiều nguồn năng lượng mới cho cuộc sống. Đặc biệt là sự xuất hiện
“dầu mỏ”, một nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho tất cả các quốc gia trên thế
giới. Với đặc tính của xăng dầu, có rất hiếm mặt hàng thay thế và nhu cầu xã hội tăng
mỗi ngày. Vì vậy khai thác, xuất nhập khẩu, diễn biến giá cả xăng dầu là những vấn đề
luôn “nóng” nhất hiện nay. Và Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng
của biến động giá cả xăng dầu. Với mong muốn hiểu rõ hơn tình hình điều hành và
quản lý giá xăng dầu hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy
nhóm chúng em đã chọn đề tài “Cơ chế quản lý và điều hành giá xăng dầu”.

Do kiến thức và thòi gian nghiên cứu có hạn nên nhóm chúng em không tránh
khỏi sự thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Cô để đề tài được hoàn
thiện hơn.

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

MSSV HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ


HOÀN
THÀNH

2021005243 Phạm Xuân Hoài Nam Tổng hợp nội dung, làm phần nội chương 100%
(Nhóm trưởng) I, góp ý bô sung một số mục.

2021007571 Võ Trọng Nhật Bình Tổng hợp toàn bộ nội dung, góp ý bổ sung 100%
toàn bộ bài, làm word + powerpoint.

2021004724 Phan Thị Kim Tuyền Làm nội dung phần nguyên nhân 100%

2021005423 Nguyễn Đức Huy Làm nội dung phần hậu quả 100%

1821001191 Huỳnh Hồng Duyên Làm nội dung phần khó khăn, hạn chế 100%

2021005414 Liêu Chân Hào Làm nội dung phần tình hình khó khăn 100%

2021007333 Huỳnh Thái Vân Ly Làm nội dung phần thực trang 100%

iv
v
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU


HÀNH GIÁ XĂNG DẦU
1.1 Quy đinh quản lý và điều hành giá xăng dầu

Căn cứ điểm 1,2,4,5, khoản 27, Điều 1, Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị
định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định nguyên tắc điều hành giá xăng
dầu như sau:

“1. Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của
Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã
hội trong từng thời kỳ.

2. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng
dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh
nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối
xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn)
trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại
doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công bố.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu
có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến
giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được
quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công
Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành
công bố cùng thời điểm.

Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng
dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay
sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp.

4. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mười
phần trăm (> 10%) số với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các
mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội
1
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể.

5. Các mặt hàng xăng dầu nhà nước công bố giá cơ sở là những mặt hàng xăng
dầu được tiêu dùng phổ biến trên thị trường.”

Theo đó chúng ta có thể thấy được dưới sự điều tiết của Nhà nước, giá xăng dầu
được thực hiện theo cơ chế thị trường, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và
tình hình kinh tế xã hội. Ngoài ra, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và
thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn trong hệ thống
phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không
cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

1.2 Thời gian điều chỉnh giá xăng dầu

Căn cứ điểm 3, khoản 27, Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị
định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định Thời gian điều hành giá
xăng dầu như sau:

3. Thời gian điều hành giá xăng dầu

Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21
hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo
quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp
theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết
Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.

Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn
đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách
nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành
giá xăng dầu cho phù hợp.”

Theo đó, chúng ta có thể thấy được cứ 10 ngày sẽ điều chỉnh giá xăng dầu một
lần, cụ thể là vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng.

2
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

1.3 Sự công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu

Căn cứ Điều 39 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và khoản 29 Điều 1 Nghị định


95/2021/NĐ-CP quy định về sự công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh
doanh xăng dầu:

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá
công khai, minh bạch, đúng quy định tại Điều 38 Nghị định này.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của
mình về: Giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở, giá điều hành các mặt hàng xăng dầu;
thời điểm áp dụng và mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá tại các kỳ
điều hành giá xăng dầu; các biện pháp khác (nếu có).

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin
điện tử của mình về số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý.

3. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử
của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện
hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và
trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích,
mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính
khi đã được kiểm toán.”

Như vậy, giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của
Nhà nước. Ngoài ra các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân
phân phối xăng dầu cũng được quyền quyết định giá bán buôn trong hệ thống phân
phối của mình. Việc điều hành giá cả của xăng dầu, giá xăng dầu tăng hay giảm, hay
khoảng thời gian để thay đổi giá xăng dầu đều phải được thực hiện một cách chính
xác, công khai và minh bạch dưới sự chỉ đạo của Nhà nước.

3
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁ XĂNG DẦU HIỆN NAY


2.1 Trên Thế Giới

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã làm cho nguồn cung bị khan hiếm, không
ổn định, giá xăng dầu thế giới cũng biến động phức tạp, khó lường. Cụ thể, giá xăng
dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57- 85% so với
cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng
dầu có xu hướng giảm liên tục với biên độ lớn. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành
phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai
thác dầu của OPEC và cắt giảm thêm con số của năm tới với lý do những thách thức
kinh tế gia tăng bao gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.

Ngày 15/11/2022 kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm
khoảng 3 USD. Giá dầu lao dốc là do sự mạnh lên của đồng bạc xanh trong khi các ca
nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng tại Trung Quốc làm tiêu tan hy vọng về việc nhanh
chóng mở cửa trở lại nền kinh tế của nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này.

Trong báo cáo thị trường dầu hằng tháng của mình, OPEC cũng cho biết rằng
nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ bất ổn đáng kể và những thách thức gia tăng
trong quý 4 năm nay. Theo OPEC, rủi ro giảm bao gồm lạm phát cao, chính sách thắt
chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, mức nợ chính phủ cao ở nhiều khu vực,
thắt chặt thị trường lao động và những ràng buộc liên tục trong chuỗi cung ứng.

OPEC lưu ý, mặc dù rủi ro nghiêng về hướng giảm, nhưng vẫn tồn tại một số
tiềm năng đi lên đối với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này có thể đến từ
nhiều nguồn khác nhau. Về cơ bản, lạm phát có thể bị tác động tích cực bởi bất kỳ giải
pháp nào về tình hình địa chính trị ở Đông Âu, cho phép các chính sách tiền tệ ít "diều
hâu1" hơn.

2.2 Ở trong nước

Việt Nam tự chủ được 70% nguồn cung, có 36 doanh nghiệp đầu mối lo nhập
hàng, 17.000 cửa hàng bán lẻ nhưng người dân vẫn không mua được xăng dầu. Nguồn
cung xăng dầu tại một số địa bàn trong nước bị thiếu cục bộ, có hiện tượng một số

1
là những nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc giữ lạm phát ở mức thấp
4
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, bán
cầm chừng. , nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ do đã nhập
khẩu khối lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao trong quý II nhưng từ quý III giá
lại giảm liên tục. Cùng với đó, những biến động về tỷ giá cùng với các yếu tố ngoại
cảnh như mưa bão đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển xăng dầu từ các nhà máy sản
xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về kho của doanh nghiệp, vì vậy làm
chậm nguồn cung ứng xăng dầu trong một số thời điểm.

Chiều 11/11, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán
lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.

 Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 840 đồng trên mỗi lít xăng E5
RON 92, trong khi giá xăng RON 95 tăng 1.110 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá
bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 22.710 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.860
đồng/lít.
 Tương tự, giá dầu được điều chỉnh giảm. Cụ thể, dầu diesel giảm 90 đồng/lít
còn 24.980 đồng/lít. Hiện, giá dầu vẫn cao hơn giá xăng trong nước. Như vậy,
giá xăng trong nước tăng 4 lần liên tiếp sau 4 lần giảm.
 Cũng trong kỳ điều hành này, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam
sẽ tăng thêm 290-560 đồng với xăng và 160-660 đồng/lít dầu, tùy loại. Theo
tính toán của Bộ Tài chính, tăng chi phí trên sẽ làm tăng giá cơ sở xăng E5
RON 92 và dầu diesel gần 50 đồng/lít; xăng RON 95 gần 150 đồng và dầu hỏa
trên 720 đồng/lít.

Cụ thể giá xăng dầu tại 2 vùng: cập nhật đến ngày 16/11/2022

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2

Xăng RON 95-V 24.990 24.480

Xăng RON 95-III 23.860 24.330

E5 RON 92-II 22.710 23.160

DO 0,001S-V 26.960 27.490

5
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

DO 0,005S-II 24.980 25.470

Dầu Hỏa 24.740 25.230

Bảng 2.2-1 Giá xăng dầu ngày 16/11/2022

Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối tiếp tục
dương lớn. Trong đó, tính đến 1/11, Petrolimex dương 1.265 tỷ đồng, PVOil âm 736 tỷ
đồng, Saigon Petro 264 tỷ đồng, Petimex là 323 tỷ đồng.

Về tình hình cung ứng xăng dầu, hiện nay nguồn cung vẫn bất ổn, đặc biệt tại TP
Hà Nội. Nhiều cửa hàng chỉ bán giới hạn 300.000 đồng với ôtô và 50.000 đồng với xe
máy. Theo ghi nhận của báo Zing, tối 10/11, nhiều cây xăng tư nhân Hà Nội tạm thời
nghỉ bán hoặc chỉ bán nhỏ giọt khiến người dân đổ dồn về các cây xăng của
Petrolimex trong đêm.

Tại TP.HCM, 90% cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM đã hoạt động bình thường.
Riêng trong ngày 10/11 đã có 24 cửa hàng được cung cấp đầy đủ xăng dầu để mở bán
trở lại, phục vụ người dân.

Diễn biến giá xăng dầu 6 tháng qua


Đồng/lit

$35,000

$30,000

$25,000

$20,000

$15,000

$10,000

$5,000

$0
4 1 3 1 3 1 1 1 1 1 1 2 5 2 3 1 1 1 1
5/ 5/1 5/2 6/ 6/1 6/2 7/ 7/1 7/2 8/ 8/1 8/2 9/ 9/1 10/ 0/1 0/2 11/ 1/1
1 1 1

E5 RON 92 RON 95

Đồ Thị 2.2-1 Diễn biến giá xăng dầu 6 tháng qua

6
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIÁ XĂNG DẦU


BIẾN ĐỘNG
3.1 Nguyên nhân

Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua 30 lần điều chỉnh giá, trong
đó có 17 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên. Giá xăng E5 RON 92 và RON
95 đang ở quanh mức 22.500-24.000 đồng/lít, tương đương thời điểm cuối tháng
12/2021.

Tại thị trường thế giới, từ đầu năm 2022 đến nay, do xung đột giữa Nga-Ukraine
nên nguồn cung khí đốt cho thị trường châu Âu và Mỹ giảm. Hiện trên thế giới, bình
quân giá xăng 105USD/thùng,

Nguyên nhân bởi nguồn cung xăng dầu cho thị trường thế giới tiếp tục bị hạn chế
bởi việc cấm vận hàng từ Nga của Mỹ và các nước Châu Âu và ảnh hưởng do bất ổn
chính trị tại Libya, gây gián đoạn hoạt động sản xuất; Mỹ ban bố lệnh trừng phạt mới
đối với Iran, sản xuất xăng dầu tại một số nước OPEC+ vẫn chưa đạt được mức hạn
ngạch sản xuất của mình.

“Mặc dù nguồn cầu giảm nhẹ khi các ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc có xu
hướng gia tăng, nhưng đã không giúp giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm giảm”,
liên bộ cho hay. Bởi, để có sản phẩm là xăng dầu thành phẩm, dầu thô cần trải qua quá
trình lọc. Mỗi thùng dầu thô có dung tích gần 159 lít, sau qua quá trình lọc hoá sẽ cho
khoảng 76 lít xăng, còn lại là các sản phẩm dầu diesel, dầu hỏa, mazut... Tức là, sản
lượng xăng chỉ tương đương 50% lượng dầu thô ban đầu.

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới
giữa kỳ điều hành giá ngày 11/5/2022 và kỳ điều hành ngày 4/5/2022 là 136,968
USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 141,098 USD/thùng xăng
RON 95.

Trong khi, mức giá này tại kỳ điều hành ngày 11/3 (thời điểm giá dầu thô lập
đỉnh) là 132,251 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 135,750
USD/thùng xăng RON 95.

7
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

Như vậy, dù giá thô giảm hơn nhiều so với thời điểm đỉnh tháng Ba, nhưng giá
xăng dầu thành phẩm cao hơn chính là nguyên nhân khiến giá xăng dầu trong nước
tăng nóng.

Liên Bộ Công Thương-Tài chính cho biết, nếu không được giảm thuế bảo vệ môi
trường (2.000 đồng mỗi lít với xăng RON 95; E5 RON 92 là 1.900 đồng và các mặt
hàng dầu từ 700-1.000 đồng mỗi lít) thì giá bán lẻ xăng có thể tăng từ 3.300-3.500
đồng/lít. Tức là, giá xăng RON 95 sẽ lên hơn 32.000 đồng/lít, còn E5 RON 92 gần
31.000 đồng/lít.

Một điểm nữa khiến giá xăng lần này lập đỉnh là do liên Bộ trích lập Quỹ BOG,
nhưng không chi Quỹ. Còn kỳ điều hành tháng Ba lại không trích lập Quỹ BOG và
tăng mạnh mức chi Quỹ BOG.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê, mặc dù, giá dầu thô đã tăng trên 60% trong hơn một năm qua, đạt mức
94 USD/thùng, nhưng các nhà khai thác đã không tăng sản lượng. Một yếu tố quan
trọng đẩy giá dầu leo thang là việc Liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
lửa và đồng minh (OPEC+) tuyên bố giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng nhằm hưởng
lợi từ mức giá cao, thay vì tăng sản lượng cao hơn như kêu gọi của các nước tiêu thụ
dầu lớn như Mỹ và Ấn Độ.

Bộ Công Thương cũng cho biết, nguồn cung xăng dầu trong nước đáp ứng
khoảng 75% nhu cầu thị trường, còn lại 25% là nhập khẩu. 75% nhu cầu thị trường
nhưng phụ thuộc chủ yếu vào các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dung Quất. Trong đó,
Nghi Sơn chiếm gần 40% nguồn cung.

Bởi thế, Nghi Sơn chỉ giảm 20% công suất là thị trường chao đảo. Và đây không
phải lần đầu tiên (năm 2019 Nghi Sơn đã từng dừng sản xuất vì sự cố điện cũng khiến
tạo ra cơn khan hiếm xăng dầu cục bộ). Mấu chốt hiện nay vẫn là nguồn cung xăng
dầu trên thế giới khó khăn, Việt Nam không nằm trong đối tượng ưu tiên bán của các
nước. Trong khi đó, các nước EU đang mua gom nguồn từ các quốc gia để đảm bảo đủ
nhiên liệu cho mùa đông sắp tới, khi họ cấm vận dầu Nga.

8
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG


XĂNG DẦU TRÊN CẢ NƯỚC
4.1 Khó khăn hiện nay

Việc nhập khẩu xăng dầu hiện nay thực sự khó khăn. Khủng hoảng năng lượng
toàn cầu diễn ra, trong khi mùa đông bắt đầu ở châu Âu khiến nhu cầu dầu tăng nhanh,
cùng với lệnh cấm vận đối với các sản phẩm của Nga đã tạo ra sự khan hiếm nguồn
cung xăng dầu trên thị trường quốc tế. Sự khan hiếm này sẽ khiến các doanh nghiệp
khó tiếp cận nguồn cung, mặt khác làm chi phí tạo nguồn của doanh nghiệp, bao gồm
premium2 nhập khẩu, bị đẩy lên rất cao.

Đến tháng 11/2022, các hợp đồng đã ký kết thậm chí có mức premium lên tới 11-
12 USD/thùng. Đây có thể nói là mức đỉnh trong hàng chục năm nay. Chưa kể khi
nguồn hàng tại các thị trường ASEAN không có nhiều, các doanh nghiệp chuyển sang
nhập khẩu ở các thị trường khác thì lại phải chịu thuế tối huệ quốc (MFN) cao hơn, chi
phí tạo nguồn đội lên nhiều lần doanh nghiệp sẽ càng thêm lỗ.

Hiện, Petrolimex đang bảo quản khoảng 70% lượng xăng dầu dự trữ quốc gia tại
9 điểm kho của các công ty xăng, dầu thành viên trên cả nước. Tuy nhiên, phần lớn
xăng, dầu dự trữ quốc gia được bảo quản chung với hàng thương mại của đơn vị do hệ
thống bồn bể còn hạn chế, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia còn thấp.

Song, có những thời điểm, nhất là giai đoạn nguồn cung trong nước bị gián đoạn
như hồi đầu năm nay, lượng dự trữ của doanh nghiệp không đạt, nên không cung ứng
kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ.

Điều này dẫn đến tình trạng có thời điểm nhiều cây xăng treo bảng hết xăng, tạm
thời đóng cửa. Lý do là doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí, trong khi giá tăng cao nên chi
phí dự trữ tăng. Trong khi giá bán xăng, dầu do Nhà nước kiểm soát lại gần như không
gồm chi phí dự trữ, nên để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp phải giảm tối đa hàng lưu
kho.

2
Một loại phí phải trả cho người bán
9
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

Hình 4.1:1 Tình trạng hết xăng tại thành phố Hồ Chí Minh

Trên thế giới, hiện có khoảng 29 nước quy định phải dự trữ xăng, dầu quốc gia
đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho nền kinh tế. Đối với Việt Nam, mức dự trữ chỉ 5 -
7 ngày là quá ít, nhất là trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tạo
ra nhiều rủi ro đối với nền kinh tế.

Hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 21 triệu lít xăng, dầu, một con số rất
lớn, trong khi kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Thời gian tới nhu cầu tiêu thụ
xăng, dầu của Việt Nam cũng tăng lên nên dự trữ xăng dầu quốc gia cũng bắt buộc
phải nâng lên mức tương ứng. Nếu không sớm thực hiện, thị trường xăng, dầu trong
nước sẽ tiếp tục lúng túng khi có biến động về giá, biến động về tình hình địa chính trị
thế giới, thiên tai, cấm vận.

4.2 Khó khăn trong thời gian tới

Thị trường xăng dầu thế giới vẫn biến động phức tạp, Thứ trưởng Công Thương
ông Hải nêu quan điểm "Năm nay là năm dị biệt của thị trường xăng dầu, chúng ta
cũng cần nhìn nhận vấn đề nguồn cung hiện nay khác bình thường một chút".

Hiện nay điều hành xăng dầu phải đảm bảo ba nhóm lợi ích: 100 triệu dân, doanh
nghiệp sử dụng xăng dầu là nguyên liệu sản xuất; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
bị lỗ do chịu bất lợi về giá thế giới và tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. "Chúng

10
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

ta đa mục tiêu trong điều hành xăng dầu, nhưng công cụ điều hành lại hạn chế", Thứ
trưởng Công Thương đánh giá.

Công cụ điều hành xăng dầu hiện nay gồm Quỹ bình ổn; công cụ thuế, phí nhưng
giảm thuế, phí lại có lợi phần lớn cho doanh nghiệp dùng nhiều xăng dầu, người dân,
còn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không được lợi. "Ba mục tiêu trên đều quan
trọng nhưng tuỳ tình hình cân nhắc ưu tiên mục tiêu nào hơn. Lúc này cần quan tâm
nhiều hơn tới doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để đảm bảo nguồn cung". Công cụ
điều hành tiếp theo thường được các nước sử dụng trong tình huống đặc biêt là dự trữ
quốc gia, song nguồn này của Việt Nam đang khá mỏng, tương đương 5-7 ngày sử
dụng. "Nhà nước sẽ phải đầu tư không ít nhưng chúng ta cần phải có kho dự trữ xăng
dầu riêng, tách bạch với dự trữ của doanh nghiệp, nếu vẫn như hiện nay sẽ rất khó
khăn", ông Hải bổ sung và hy vọng thị trường xăng dầu trong nước sớm ổn định trở
lại.

11
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

CHƯƠNG 5. HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU


5.1 Đối với nền kinh tế

Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với
tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền
kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập
khẩu và nguyên vật liệu trong nước.

Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của
mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Chi
phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế.
Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành
sản phẩm sản xuất.

Giá xăng dầu tăng chắc chắn tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng
dầu như đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ, đường thủy và
đường hàng không. Trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng và nặng nề nhất
là doanh nghiệp vận tải.

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn
làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh
tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng
0,5 %, mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới
tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả
và có thể vô hiệu hoá chính sách tài khoá cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai thực
hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới
không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.

Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập
và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm
phần trăm. Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối

12
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm
một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Quan trọng hơn nữa là khi tỷ giá giữa đồng đolla Mỹ/VND tăng cao, ảnh hưởng
nổi bật nhất tới giá xăng dầu của các doanh nghiệp, khi mà chính phủ quy định giữ
nguyên giá xăng ở mức thị trường. Tất cả doanh nghiệp bán xăng dầu đều hạn chế bán
ra, có nhiều DN treo biển ngừng bán mặc cho vi phạm luật pháp.

5.2 Đối với đời sống xã hội

Theo Bộ NN&PTNT, đến thời điểm hiện nay tàu cá ngừng hoạt động chiếm
khoảng 40-55%, đặc biệt các tàu cá làm nghề tiêu thụ nhiều nhiên liệu như: Lưới kéo,
nghề rê,.... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống và an sinh xã hội của
cộng đồng ngư dân. Điều này tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nhu cầu xăng, dầu cho hoạt động khai thác thủy sản trung bình khoảng 330 triệu
lít/tháng, giá xăng, dầu liên tục tăng cao và được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến
phức tạp trong thời gian tới, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh,
đời sống và an sinh xã hội của người dân; trong đó có cộng đồng ngư dân ven biển và
ngành khai thác thủy sản.

Những khó khăn trên dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá ngừng hoạt động khai thác
thủy sản do thu không đủ bù chi phí đầu vào. Mặt khác, số lượng tàu cá ngừng sản
xuất, không thường xuyên hiện diện trên các vùng biển còn ảnh hưởng đến bảo vệ chủ
quyền biển đảo của quốc gia.

Còn về phía tiêu dùng của người dân, khi nhu cầu của họ như thường ngày, với
mức tiêu thụ xăng không thay đổi, bây giờ họ trở nên khó khăn trong việc mua xăng,
phải xếp hàng chen lấn với hàng chục người mới tới lượt, nhưng cũng chỉ đổ được giới
hạn chỉ 20.000-30.000. Như vậy làm cho nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tăng cao.

"Người nghèo vốn là đối tượng dễ chịu tổn thương nhất trong xã hội. Trải qua hai
năm COVID-19, họ gần như kiệt quệ nguồn tài chính. Việc giá xăng và các mặt hàng
thiết yếu đang tăng cao hiện nay một lần nữa là gánh nặng đè lên vai, khiến đời sống
vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn", theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng
Thịnh.
13
NHÓM 6 – CHỦ ĐỀ 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo zingnew giá xăng ngày 11/11/2022 https://zingnews.vn/gia-xang-


tang-hon-1100-donglit-post1374189.html
2. Công ty xăng dầu khu vực 2: Petrolimex https://kv2.petrolimex.com.vn/
3. Báo quân đội nhân dân https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/gia-xang-dau-
hom-nay-15-11-giam-manh-xuong-duoi-93-usd-thung-711033
4. Bộ công thương Việt Nam: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-
dong-cua-lanh-dao-bo/tim-giai-phap-thao-go-kho-khan-va-dam-bao-
nguon-cung-xang-dau-cho-thi-truong.html
5. Báo nhà nước:https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/vi-sao-gia-dau-
trong-nuoc-lan-dau-tien-cao-hon-gia-xang-704710#:~:text=Nhu%20c
%E1%BA%A7u%20t%C4%83ng%20cao%2C%20%C4%91%E1%BA
%A9y%20gi%C3%A1%20d%E1%BA%A7u%20th%E1%BA%BF%20gi
%E1%BB%9Bi&text=%C4%90%E1%BB%83%20thay%20th%E1%BA
%BF%20cho%20kh%C3%AD,nhi%E1%BB%81u%20so%20v%E1%BB
%9Bi%20gi%C3%A1%20x%C4%83ng.

14

You might also like