You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

KHOA NGÂN HÀNG

MÔN : XẾP HẠNG TÍN NHIỆM


ĐỀ TÀI : TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX

GV : Ths. Nguyễn Trung Hiếu

TPHCM, ngày 19 tháng 04 năm 2017


GIỚI THIỆU NHÓM :

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Nguyễn Phạm Thanh Hằng : tìm thông tin phần tổng quan và các vấn đề liên quan đến
DN.

Nguyễn Thị Lan : tìm thông tin về phần phân tích phi tài chính.

Võ Thanh Xuân : tìm thông tin về phần phân tích tài chính.

Sau đó cả 3 cùng tổng hợp các thông tin đã tìm, tính toán, đánh giá, chấm điểm DN và
kết luận.
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Nguyễn Thị Lan


–030630141249

Nguyễn Phạm Thanh Hằng


030630141688

Võ Thanh Xuân
030630141965
MỤC LỤC
NGUỒN THÔNG TIN

http://www.plc.petrolimex.com.vn/index.html

http://www.plc.petrolimex.com.vn/bc-ndt-old/bao-cao-danh-cho-nha-dau-tu/bao-cao-
thuong-nien-2016.html
http://www.plc.petrolimex.com.vn/bc-ndt-old/bao-cao-danh-cho-nha-dau-tu/bao-cao-tai-
chinh-2015-hop-nhat-da-duoc-kiem-toan.html

http://www.plc.petrolimex.com.vn/bc-ndt-old/bao-cao-danh-cho-nha-dau-tu/bao-cao-tai-
chinh-2016-hop-nhat-da-duoc-kiem-toan.html

http://s.cafef.vn/hastc/PLC-tong-cong-ty-hoa-dau-petrolimexctcp.chn
I. Giới thiệu doanh nghiệp :

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex , tiền thân là Công ty Dầu nhờn được thành lập
ngày 09/06/1994 theo Quyết định số 745/TM/TCCB của Bộ Thương Mại.

Năm 1998, Công ty Dầu nhờn được đổi tên thành Công ty Hóa dầu trực thuộc Tổng
Công ty XD Việt Nam theo Quyết định số 1191/1998/QĐ-BTM, ngày 13/10/1998
của Bộ Thương Mại.

Để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, năm 2003
Công ty Hóa dầu được cổ phần hóa theo Quyết định số 1801/2003/QĐ/BTM ngày
23/12/2003 của Bộ Thương mại là công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu
Việt Nam. Ngày 31/12/2003 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập
Công ty CP Hóa dầu Petrolimex và ngày 01/03/2004 Công ty chính thức đi vào
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với số Vốn Điều lệ ban đầu là 150 tỷ
đồng, trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ
85%.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2004, ngày 25/04/2005 đã chính thức thông
qua đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex” hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty CP Hóa dầu Petrolimex là Công ty mẹ.
Công ty mẹ có trụ sở Văn phòng tại Tầng 18, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội;
có 04 Chi nhánh Hóa dầu (CNHD): CNHD Hải Phòng, CNHD Đà Nẵng, CNHD
Sài Gòn và CNHD Cần Thơ; có 02 Nhà máy dầu nhờn (NMDN): NMDN Thượng
Lý tại TP Hải Phòng và NMDN Nhà Bè tại TP Hồ Chí Minh; có 01 Kho chứa Dầu
mỡ nhờn tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.

Ngày 27/12/2005, HĐQT Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã quyết định thành lập
02 Công ty con là Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và Công ty TNHH Hóa
chất Petrolimex, với số vốn điều lệ ban đầu của mỗi công ty con là 50 tỷ đồng, do
Công ty CP Hóa dầu Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ. Hai Công ty con chính
thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/03/2006.

Ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức niêm yết trên TTGDCK Hà
Nội, với mã chứng khoán PLC. Trong năm 2007, Công ty đã thực hiện chào bán cổ
phần, tăng Vốn Điều lệ Công ty từ 150 tỷ đồng lên 161,272 tỷ đồng. Qua các năm
từ 2008 đến nay, thực hiện các phương án tăng Vốn điều lệ; đến thời điểm
03/04/2013, Vốn điều lệ của Công ty là 602.239.780.000 đồng, trong đó Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam có số vốn góp là 476.302.120.000 đồng, nắm giữ 79,07% tổng
số vốn điều lệ; các cổ đông khác chiếm 20,93%.

Ngày 31/05/2011, Thủ Tướng Chính phủ đã có quyết định số 828/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Phương án cổ phẩn hóa và cơ cấu lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
thành Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, trong đó có nội dung tái cấu trúc Công ty CP
Hóa dầu Petrolimex thành Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex.

Ngày 10/07/2012, Đại hội đồng cổ đông Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã thống
nhất, ban hành Nghị Quyết số 02/NQ-PLC-ĐHĐCĐ trong đó có nội dung về việc
đổi tên Công ty CP Hóa dầu Petrolimex thành Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex

Thực hiện chỉ đạo, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2012 Bộ Công
thương đã ban hành văn bản 11490/BCT-TCCB, thông báo ý kiến về đề án tái cơ
cấu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, theo đó Bộ Công thương đồng ý “thực hiện cơ
cấu lại các đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam để hình thành các
Tổng Công ty cổ phần chuyên ngành Hóa dầu, Gas, Bảo hiểm theo Luật doanh
nghiệp, trong đó Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex là Doanh nghiệp do Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam nắm giữ trên 75% Vốn điều lệ, hoạt động trong lĩnh vực
chuyên doanh Hóa dầu”.

Ngày 05/02/2013, Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã ban hành
Nghị quyết số 047/2013/PLX-NQ-HĐQT về việc phê duyệt “Đề án cơ cấu lại để
hình thành Tổng Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex”.

Trên cơ sở các quy định của Pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch đầu tư và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công
ty CP Hóa dầu Petrolimex đã tiến hành các thủ tục liên quan để đăng ký thay đổi
tên Công ty CP Hóa dầu Petrolimex thành Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex.
Ngày 03/04/2013, Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội đã hoàn thiện các thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 14 cho Công ty CP
Hóa dầu Petrolimex, theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Công ty Cổ
phần Hóa dầu Petrolimex đã chính thức được chấp thuận đổi tên thành Tổng Công
ty Hóa dầu Petrolimex với các nội dung chính sau:
Tên Tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX

Tên Tiếng Anh: PETROLIMEX PETROCHEMICAL CORPORATION


Tên viết tắt: PLC.
Giấy CNĐKDN số 0101463614

Vốn điều lệ 807.988.390.000 đồng

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 807.988.390.000 đồng

Địa chỉ: Tầng 18 & 19 toà nhà 229 phố Tây Sơn, p. Ngã Tư Sở, q. Đống Đa, thành
phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 38513205

Fax: (04) 38513207

Website http://www.plc.petrolimex.com.vn

Mã chứng khoán : PLC.

Sàn niêm yết cổ phiếu tại : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Ngày bắt đầu niêm yết : 27/12/2006.

Số lượng CP niêm yết : 80.798.839 cổ phần.

Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính:


Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất (trừ Hóa chất
Nhà Nước cấm) và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.

• Kinh doanh, xuất nhập khẩu: vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu.

• Kinh doanh dịch vụ: vận tải, cho thuê kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư
vấn và dịch vụ kỹ thuật Hóa dầu.

• Kinh doanh bất động sản.

• Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển.


II. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp
 Xem xét tác động của môi trường bên ngoài.

1. Môi trường chính trị ( Political situation ):

Chính trị của Việt Nam rất ổn định, chế độ 1 Nhà nước 1 Đảng tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp phát triển, môi trường biển hiện đang bị vi phạm gây khó khăn
trong việc khai thác.
Yếu tố chính trị là một yếu tố rất phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến tổng công ty,
nếu như tình hình chính trị không ổn định thì sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất
an khi đầu tư vào công ty. Hiện nay có các tình trạng như hối lộ, tham nhũng, lãnh
đạo cấp cao lạm dụng chức quyền, lạm dụng của công… gây ảnh hưởng đến lòng
tin của dân chúng đối với nhà nước.

2. Môi trường kinh tế ( Economic situation):

Năm 2016 được đánh giá là năm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
gặp nhiều khó khăn bởi những vấn đề nội tại vẫn ngổn nang, trong khi tình hình
quốc tế diễn biến ngày một bất thường.Giá dầu thế giới biến động phức tạp, chưa
có nhịp phục hồi ổn định: ngay từ đầu năm 2016 giá dầu mỏ đã biến động mạnh có
lúc xuống thấp 26U$/thùng (2/2016) và có lúc lại tăng xấp xỉ 50U$/thùng nhưng
vẫn ở mức thấp so với thời điểm các năm trước.Thị trường tài chính biến động khó
lường, tỷ giá ngoại tệ trong các tháng cuối năm 2016 cũng tăng cao có lúc lên đến
2% so với các tháng giữa năm 2016. Mặc dù kinh tế trong nước ổn định với mức
tăng trưởng GDP năm 2016 đạt khoảng 6,21%, lãi suất, tỷ giá, lạm phát biến động
thấp... các ngành hàng kinh doanh của Tổng công ty chịu áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt, đặc biệt là ngành hàng nhựa đường hiệu quả giảm thấp, hoạt động
mang tính chu kỳ, chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc triển khai các dự án giao thông
đường bộ và nguồn vốn triển khai, hầu hết các dự án giao thông lớn tạm ngưng
hoặc chỉ giải ngân thấp và thực hiện rất chậm. Sự biến động về giá nhập, giá bán,
nhu cầu, tình hình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các đối tác,... mặc dù đã
triển khai nhiều chương trình nhằm thúc đầy thị trường trong nước và tìm kiếm
nhiều giải pháp gia tăng hoạt động xuất khẩu ra các nước trong khu vực, tuy nhiên
hoạt động của ngành hàng dầu mỡ nhờn chưa được như kỳ vọng. Ngành hàng hóa
chất có tốc độ tăng trưởng khá trong năm, có điều kiện nâng cao quy mô thị trường,
biên độ lợi nhuận còn thấp, mức giá tăng lợi nhuận có cải thiện đáng kể tạo đà cho
sự phát triển những năm tiếp theo.
3. Môi trường xã hội ( Sosial situation):

Mọi sự thay đổi về môi trường xã hội có ảnh hưởng đến phong tục tập quán, hành
vi mua sắm của người dân từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh của khách
hàng. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, ý thức con người ngày càng nâng cao,
họ mong muốn chất lượng cuộc sống tốt hơn do đó hành vi mua sắm càng nhiều.
VD : cầu xe tăng kéo theo cầu nhớt tăng dẫn đến công ty tiêu thụ được sản phẩm
nhiều hơn.

4. Môi trường công nghệ ( Technological considerations):

Công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất trong kinh doanh, ngành kĩ thuật công
nghệ thế giới ngày càng phát triển, máy móc được cải tiến, nhiều trang thiết bị tiên
tiến được ra đời => vừa mang lại thuận lợi lẫn thách thức cho tổng công ty : làm
quá trình khai thác nhanh hơn, vòng đời sản phẩm ngắn, xuất hiện nhiều phương
pháp chế biến mới, tăng năng suất khai thác … Tuy nhiên, chi phí đào tạo nhân
công cao hơn, chi phí đầu tư, nghiên cứu cao hơn …

5. Môi trường tự nhiên ( Environmemtal considerations):

Thời tiết không thuận lợi về môi trường biển gây khó khăn trong quá trình khai
thác của tổng công ty dẫn đến sản lượng sản phẩm giảm so với các năm trước.

6. Môi trường pháp luật :

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực
thi chưa cao. Thêm vào đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp chồng chéo
trong lĩnh vực hành chính, nhất là những quy định về thủ tục liên quan đến xuất
nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của công ty.

III. Môi trường ngành :

1. Xác định ngành nghề của doanh nghiệp: thương mại dịch vụ
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2016, doanh thu bán hàng đến từ:
- Bán dầu mỡ nhờn : 1.507.223.915.270 đồng
- Bán nhựa đường : 1.337.617.552.028 đồng
- Bán hóa chất,dung môi : 1.828.374.023.122 đồng
- Bán hàng hóa khác : 17.295.609.957 đồng
- Thu nhập từ kinh doanh : 14.208.240.000 đồng
chênh lệch giá hóa chất

Nhận thấy doanh thu chủ yếu của doanh nghiêp đến từ việc bán dầu, mỡ nhờn,
nhựa đường nên ngành chính của doanh nghiệp là thương mại dịch vụ.

2. Phân tích tác động của ngành tới doanh nghiệp :

Thứ nhất, lực về sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Hiện tại thị trường Việt Nam hiện diện gần như đầy đủ các nhãn hiệu dầu nhớt lớn của
thế giới như BP/Castrol, Shell, Chevron… Điều đáng nói hơn là các thương hiệu này đã
có nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tiếp tục duy trì vị thế của mình.

Hiện thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của những nhãn hiệu dầu nhớt riêng, trong đó
đáng kể nhất là của các hãng chế tạo xe máy nổi tiếng như Honda, Yamaha… qua sự xâm
nhập thị trường Việt Nam của Nippon Oil với nhà máy tại Hải Phòng. Ngoài pha chế
nhãn hiệu dầu nhớt riêng cho Honda, Yamaha, Idemitsu… Nippon Oil còn có tham vọng
xây dựng thương hiệu dầu nhớt Eneos tại Việt Nam

Năm 2014, thị trường có thêm sự xuất hiện của 2 nhà máy JX Nippon và Idemitsu tại
phía Bắc. Nhà máy của JX Nippon Oil & Energy có công suất sản xuất 40.000 tấn/năm,
còn của Idemitsu là 15.000 tấn sản phẩm/năm. Tổng cộng, khi hai nhà máy trên đi vào
hoạt động thì năng lực sản xuất, pha chế dầu nhớt nội địa sẽ ở mức 345.000 tấn sản
phẩm/năm. Hiện chỉ có BP/Castrol là sử dụng hết công suất sản xuất (50.000 tấn sản
phẩm/năm) của nhà máy của mình, còn dây chuyền sản xuất của tất cả các nhãn hiệu còn
lại đều thừa công suất.

Bên cạnh đó còn có các nhãn hiệu dầu nhớt nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ,
Singapore... và một số nhãn hiệu được pha chế tại Việt Nam nhưng ghi nguồn gốc xuất
xứ ngoại.

Theo ước tính của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành dầu nhớt
Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 vào khoảng 4,3%. Hiện sản lượng tiêu thụ được
phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội
và TP.HCM. Với 55% sản lượng tiêu thụ tập trung ở phía Nam, 30% ở phía Bắc và 15%
ở miền Trung và Tây Nguyên, dễ dàng nhận thấy các nhà máy pha chế dầu nhớt của
ShellL, BP/Castrol, Total/Mobil, Petrolimex, Vilube/Motul... nằm ở phía Nam, còn
Chevron (Caltex), APP và Idemitsu thì có các dự án xây dựng nhà máy tại phía Bắc.

Sự ổn định về hệ thống phân phối của BP/Castrol đã giúp nhãn hàng này chiếm được thị
phần lên đến 20%, vượt trội hẳn so với các thương hiệu khác. Trong khi đó, Total, Shell
hay Chevron vẫn loay hoay với hệ thống phân phối tưởng chừng như đã được thiết lập
vững vàng lâu nay. Một số nhãn hiệu kém tên tuổi hơn thì dường như đang có sự “khủng
hoảng hệ thống phân phối” vì đặc tính “không trung thành” của hệ thống này.

Ngay từ thời điểm sơ khai của thị trường, Castrol đã tiến hành nghiên cứu và nắm bắt
được tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam để định hướng họ sử dụng sản phẩm của
mình. Chính điều này đã giúp nhãn hàng này đi trước các đối thủ khác một bước trong
việc “quy hoạch” thị trường.

Cụ thể, chiến lược của Castrol linh hoạt và theo sát quá trình phát triển của kinh tế - xã
hội Việt Nam. Ở thời điểm bùng nổ nhu cầu sử dụng xe gắn máy của người Việt Nam,
Castrol đã nhanh chóng tiếp cận những cửa hàng rửa xe gắn máy và biến nơi đây thành
kênh phân phối sản phẩm của mình... Castrol Việt Nam còn cần mẫn làm việc với 7.000
nhà bán lẻ, thay đổi nhận thức của người Việt về dầu nhớt bôi trơn, dù là đi xe máy hay
ôtô.

Liên doanh Castrol - Sài Gòn Petrolium còn phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với nhà
phân phối và bán lẻ địa phương thông qua việc hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật. Sau một thời
gian dài hợp tác thành công, năm 1998, Castrol đã xây dựng nhà máy chế biến dầu đầu
tiên tại TP.HCM, với kinh phí khoảng 1,5 triệu USD, công suất chế biến 3.000 tấn dầu
mỗi năm. Việc xây dựng nhà máy tại Việt Nam đã giúp giá bán sản phẩm của Castrol
thấp hơn khoảng 10% so với dầu nhập khẩu. Theo sát Castrol là PLC - một doanh nghiệp
nội địa với 13% thị phần. Hiện PLC đang làm chủ nhiều kênh bán hàng. Các kênh này
được xây dựng thông qua hệ thống phân phối gồm các tổng đại lý là công ty, chi nhánh
xăng dầu Petrolimex trên phạm vi cả nước. Đây được coi là kênh bán hàng chủ lực,
chiếm tới 45- 47% tổng sản lượng bán hàng nội địa của PLC. Với kênh này, PLC không
chỉ hỗ trợ chính sách, hoạt động dịch vụ mà còn hỗ trợ thương hiệu, phát triển khách
hàng công nghiệp, đào tạo kỹ thuật thương phẩm, kỹ năng bán hàng...

Trong khi đó, dù là cái tên khá mạnh trong lĩnh vực dầu nhớt công nghiệp, nhưng sản
phẩm dầu nhớt cho xe máy của Shell vẫn phần nào lép vế so với hai thương hiệu kể trên,
với 11% thị phần. Vào thị trường sau nhưng Shell tỏ ra khá nhanh nhạy khi thực hiện
chiến lược đưa ra sản phẩm đón đầu các phân khúc xe khác nhau. Nhận thấy lượng xe
máy tay ga ngày một nhiều, Shell đã tung ra sản phẩm dành riêng cho dòng xe tay ga và
phân khối lớn. Các chương trình về tư vấn kỹ thuật liên tiếp được thực hiện để tiếp cận
khách hàng cũng như cạnh tranh mở rộng điểm phân phối. Chiến thuật chuyên biệt cho
từng sản phẩm đã giúp Shell duy trì ổn định doanh số cho sản phẩm dành cho xe máy của
mình.

Mặc dù các thương hiệu dầu nhớt lớn đang duy trì được sự ổn định trong các kênh phân
phối của mình, nhưng các nhãn hiệu dầu nhớt riêng của Honda, Yamaha... được phân
phối tại các đại lý dịch vụ bảo trì như Head (Honda), YES (Yamaha) đã mang đến nhiều
lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Đây được cho là khuynh hướng của tương lai, đồng
thời cũng là thách thức lớn đối với các hãng dầu nhớt vẫn làm theo cách làm truyền thống
và có phần nặng về nhân sự.

Có một “đe dọa” khác với các ông lớn dầu nhớt, đó chính là xu hướng phát triển thương
hiệu riêng của nhà phân phối. Sau một thời gian “cày ải” cho các nhãn hiệu nổi tiếng, một
số nhà phân phối có lượng khách hàng đủ lớn đang tìm đến các nhà sản xuất để nhờ gia
công các thương hiệu riêng để chủ động phát triển hệ thống của mình.

Như vậy, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và có nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn
tương tự hoặc tốt hơn của công ty PLC, do đó sức cạnh tranh của PLC ngày càng bị đe
dọa. Muốn duy trì và tiếp tục mở rộng thị phần của mình,rút ngắn khoảng cách đối với
công ty đứng đầu BP Castrol, PLC phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, ra
mắt những sản phẩm khác biệt hơn nữa.

Thứ hai, lực về quyền thương lượng của người mua.

Theo số liệu đăng kiểm mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải, Việt Nam có gần 40 triệu xe
mô tô và xe gắn máy đã được đăng ký. Thực tế lượng xe còn lưu hành ước khoảng 35
triệu chiếc. Một chuyên gia trong ngành xăng dầu tính toán, năm 2014, giá trị nhập khẩu
các sản phẩm dầu khí (không kể xăng, gas) khoảng 1 tỷ USD, bao gồm các sản phẩm dầu
nhớt, phụ gia, dầu gốc và nhựa đường. Về tiêu thụ, ước tính sản lượng tiêu thụ dầu nhớt
và mỡ nhờn năm 2014 của Việt Nam vào khoảng 370.000 tấn sản phẩm. Với hơn 90 triệu
dân và đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, thị trường dầu nhớt
Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Là sản phẩm dân dụng nhưng mang đặc tính kỹ thuật nên chiến lược kinh doanh của các
hãng dầu nhớt xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam là dựa trên sự bị động của khách hàng.
Với tâm lý mua hàng “không biết gì cả” hay “phó thác cho người bán”, người tiêu dùng
Việt Nam đã trao cơ hội cho các nhãn hàng có độ phủ rộng.

Như vậy, số lượng người mua ngày càng lớn, mối đe dọa của sản phẩm thay thế chưa
đáng kể, vị thế của người mua không chiếm vị thế cao hơn so với công ty PLC nên có
thể kết luận rằng lực về thế mặc cả của ngươi mua, áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp
không mãnh liệt.\

Thứ ba, lực về quyền thương lượng của người cung ứng .
Liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của Khách hàng. Trong
xu thế đổi mới và mở cửa của đất nước, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam -
PETROLIMEX và Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - PLC đã không ngừng tăng cường
phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.

Đến nay, Công ty CP Hóa dầu Petrolimex; Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và
Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex đã có quan hệ giao dịch với nhiều Tập đoàn dầu khí,
các Công ty lớn trên thế giới và trong khu vực. Hàng năm, Công ty PLC đã nhập khẩu
trên 30.000 tấn sản phẩm hóa dầu, nguyên liệu, phụ gia, ... với nguồn cung cấp từ nhiều
hãng nổi tiếng trên thế giới.

Các loại dầu gốc, phụ gia được Công ty CP Hóa dầu Petrolimex nhập khẩu trực tiếp từ
các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… Các nhà
cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành hàng dầu mỡ nhờn của PLC gồm có : Lubrizol
(Mỹ), Chevron Oronite (Mỹ), Caldic (Hà Lan), ExxonMobil (Mỹ), Total (Pháp), BP
(Anh), Tokyo Zairyo (Nhật Bản), Jomo (Nhật Bản), Daryar (Đài Loan), Kuo oil
(Singapore),...

Ngoài các sản phẩm Công ty CP Hóa dầu Petrolimex trực tiếp sản xuất và pha chế tại các
Nhà máy Dầu nhờn do PLC trực tiếp nhập khẩu, nhập mua các loại dầu mỡ nhờn thương
phẩm và đặc chủng khác để trực tiếp kinh doanh. Các sản phẩm, hàng hoá này được nhập
từ các thị trường: các nước Châu Âu, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Các sản phẩm Nhựa đường đặc nóng, dạng xá, đầu vào của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp: ExxonMobil, Kuo Oil
(Singapore) và các nhà cung cấp khác .

Các sản phẩm, hàng hóa đầu vào của Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex là các mặt
hàng Dung môi hoá chất được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài: Bayer
(Đức), ExxonMobil, CKG (Singapore), Marubeni (Nhật Bản),…

Như vậy, có rất nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho PLC tùy theo từng loại sản
phẩm, do đó tính độc quyển của sản phẩm dịch vụ của người cung ứng không mạnh.
Không nhập từ nguồn này PLC vẫn có thể nhập từ nguồn khác làm giảm đi sự kiểm soát
của người cung ứng đối với công ty.

Thứ tư, lực về nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế.

Hiện nay trên thị trường chưa thật sự có một sản phẩm thay thế cho các loại dầu mỡ nhờn
mà công ty PLC cũng như các công ty khác cung cấp. Vì vậy, mối đe dọa của các sản
phẩm thay thế đối với công ty PLC là chưa thật sự đáng kể.

Thứ năm, lực về các đối thủ tiềm năng.


Các sản phẩm dầu mỡ nhờn là những sản phẩm được sử dụng trong các phương tiện vận
tải và máy móc, thiết bị. Do đó, tốc độ tăng trưởng các phương tiện vận tải và máy móc
thiết bị từ việc nền kinh tế mở rộng sẽ góp phần làm tăng trưởng dung lượng thị phần cho
ngành. Hiện nay, số lượng công ty tham gia vào sản xuất sản phẩm này tại Việt Nam là
không nhiều và thị phần có tính tập trung hóa rất cao, tập trung vào một số lượng nhỏ
công ty trong ngành. Giữa các đối thủ trong ngành có một chênh lệch lớn về thị phần,
ngay cả giữa đối thủ đầu ngành là BP Castrol và công ty đứng thứ hai trong ngành là
CTCP Hóa dầu Petrolimex (PLC) thì khoảng cách về thị phần là rất lớn. Tỷ suất lợi
nhuận của các công ty trong ngành là khả quan và những công ty đầu ngành cũng là
những công ty thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh cốt lõi nằm ở độ phủ
rộng của kênh phân phối. Do đó, những công ty có được kênh phân phối rộng sẽ sở hữu
lợi thế cạnh tranh bền vững.

Công ty BP Castrol
Có tiềm lực tài chính mạnh và từ đó giúp họ có thể đầu tư mạnh mẽ cho việc phủ
rộng kênh phân phối, bên cạnh việc sản phẩm chất lượng tốt và đa dạng, đã đưa công ty
trở thành công ty đầu ngành dầu mỡ nhờn tại Việt Nam.

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex PLC

Sở hữu lợi thế nhờ có khách hàng lớn là các công ty thành viên của Tập đoàn Petrolimex
và kênh phân phối rộng nhờ tận dụng được hệ thống các trạm xăng phủ kín cả nước của
tập đoàn (Petrolimex hiện chiếm khoảng 60% thị phần cung cấp xăng dầu trên cả nước).
Bên cạnh đó, do là một công ty lớn trong ngành, việc mua hàng đầu vào với khối lượng
lớn giúp cho công ty được hưởng những điều khoản có lợi trong mua hàng từ các nhà
cung cấp như được hưởng chiết khấu lớn và thời hạn mua chịu dài hơn.

PLC ngoài sản phẩm dầu mỡ nhờn còn có dòng sản phẩm chủ lực là nhựa đường và hóa
chất góp phần đa dạng hóa doanh thu và giảm rủi ro. PLC cũng mở rộng thị trường ra
nước ngoài thông qua việc xuất khẩu sản phẩm và phân phối qua các công ty xăng dầu
thành viên của Tập đoàn Petrolimex hoạt động ở nước ngoài. Năm 2013, Công ty đã
chính thức phân phối dầu nhờn tại thị trường Lào thông qua Công ty Petrolimex Lào. Bên
cạnh đó, PLC với tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp công ty có nguồn lực lớn để đầu tư dây
chuyền thiết bị tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các dòng sản phẩm và có chính sách
bán hàng rộng rãi hơn đối thủ cạnh tranh để mở rộng kênh phân phối.

Trong giai đoạn 2009 – 2013, PLC đã có chiến lược tài chính hết sức đúng đắn thông qua
việc áp dụng chính sách chi trả cổ tức thấp, ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư thông qua
việc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với quy mô lợi nhuận lớn, chính sách này đã giúp công ty
có nguồn lực lớn để đầu tư chiếm lĩnh thị phần và thu hẹp khoảng cách với BP Castrol
PETCO.

PV Oil Lube với tham vọng vươn lên mạnh mẽ

Xét về lịch sử sản xuất, Công ty cổ phần Dầu nhờn PV Oil (PVOil Lube) là công ty ra đời
sớm trong ngành 1991 (trong khi đó PLC bắt đầu đi vào sản xuất sản phẩm mang thương
hiệu riêng năm 1994). PVOIl lube chủ yếu tập trung vào khách hàng công nghiệp. Những
hạn chế của Công ty như giá thành sản xuất cao hơn PLC và Mipec 10%, khối lượng mua
hàng đầu vào nhỏ dẫn đến không tận dụng được các điều khoản mua hàng có lợi từ nhà
cung cấp.

Cũng như PLC, lợi thế của Công ty Dầu nhờn PV Oil là có khách hàng lớn là các công ty
thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (petrovietnam) và có thể tận dụng mạng lưới
các trạm xăng của công ty mẹ là Tổng Công ty Dầu Việt Nam PVOil để thiết lập kênh
phân phối. Tuy nhiên, lợi thế của Công ty là nhỏ hơn PLC do mạng lưới trạm xăng của
PVOil hẹp hơn nhiều so với Petrolimex.

PV Oil lube là một công ty có quy mô còn hạn chế, tuy nhiên, chiến lược phát triển của
công ty này cho thấy công ty có tham vọng mở rộng thị phần và vươn lên trở thành một
trong những công ty đầu ngành. Điều này đã được cụ thể hóa qua việc Công ty tích cực
đầu tư mở rộng kênh phân phối. PVOil Lube cũng mở rộng thị phần theo hướng xuất
khẩu bằng việc thâm nhập thị trường Lào thông qua Công ty PVOil Lào năm 2012.

Cominlube và APP: Mục tiêu duy trì quy mô ổn định

Công ty Vận tải và Xếp dỡ Vinacomin (thương hiệu dầu nhờn Cominlub) sản xuất dầu
mỡ nhờn chủ yếu phục vụ nhu cầu của các công ty thành viên trong Tập đoàn Than
Khoáng sản Việt Nam, trong khi đó, APP có khách hàng lớn là các thành viên của Tập
đoàn Hóa chất. Điều này góp phần giúp doanh thu của Công ty ổn định, tuy nhiên, hai
công ty này sẽ không có nhiều cơ hội mở rộng thị phần.

Cominlub và APP có bất lợi lớn là không có hệ thống mạng lưới phân phối rộng, tiềm lực
tài chính còn hạn chế, do đó, các công ty này chủ yếu duy trì thị phần ổn định mà không
có tham vọng chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các đối thủ lớn. Cominlub và APP
có thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm liên kết sản xuất và cung ứng các sản
phẩm dầu mỡ nhờn cho Tập đoàn Than – Khoảng sản.
IV. Phân tích phi tài chính :
1. Quy mô doanh nghiệp :
Nguồn vốn kinh doanh: 1.351.354.699.638
Lao động: 717 người (tính đến 31/12/2016)
Doanh thu thuần: 4.804.729.340.377
Nộp ngân sách: 51.829.434.828(thuế TNDN hiện hành)

STT Tiêu chí Điểm


1 Nguồn vốn kinh doanh 30
2 Lao động 9
3 Doanh thu thuần 40
4 Nộp NSNN 15
Tổng điểm 94

=> Với những thông tin trên, ta có thể đánh giá Tổng công ty hóa dầu Petrolimex
là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam hiện nay.
2. Hình thức sở hữu: Sở hữu tư nhân
Tỷ lệ vốn Tổng giá trị theo
STT Cổ đông Số cổ phần
góp/VĐL mệnh giá(VND)
Tổng số 80,798,83 100.00% 807,988,390,000
9
1 Cổ đông chi phối Petrolimex 63,889,25 79.07% 638,892,590,000
9
2 Cổ đông khác : 16,909,58 20.93% 169,095,800,000
0
2.1 Cổ đông khác trong nước: 10,231,70 12.66% 1 102,317,020,000
2
A Tổ chức 1,507,016 1.87% 1 15,070,160,000
B HĐQT, BKS, Ban TGĐ, 952,680 1.18% 9,526,800,000
KTT PLC và người có liên
quan.
C Cá nhân khác 7,772,006 9.62% 77,720,060,000
2.2 Cổ đông nước ngoài: 6,677,878 8.26% 66,778,780,000
A Tổ chức 6,547,504 8.10% 65,475,040,000
B Cá nhân 130,374 0.16% 1,303,740,000
3. Mô hình hoạt động:
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty
con. Các đơn vị bộ phận thành viên trong nội bộ doanh nghiệp có mối liên hệ chặt
chẽ.
3.1. Mục tiêu phát triển :

• Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

• Tiếp tục phát triển sản phẩm mới gắn với thương hiệu Petrolimex, trên cơ sở công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực Hóa dầu.

• Góp phần xây dựng Petrolimex trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và năng
động.

• Mang lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng
cao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.2. Chiến lược phát triển :

• Tiếp tục là Công ty dẫn đầu về sản lượng và thị phần các sản phẩm Hoá dầu: Dầu
mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất,… tại Việt Nam.

• Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao; có vị trí
thuận lợi tại các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

• Sản xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu mang thương hiệu PETROLIMEX -
PLC có chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế; dịch vụ hoàn hảo và thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

• Đầu tư phát triển hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu sang thị trường các
nước trong khu vực.

• Đa dạng hóa các hoạt động Sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác những lợi thế
sẵn có của Công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

• Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tạo môi trường làm việc tốt
nhất cho người lao động; quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng.

• Đầu tư xúc tiến quảng cáo thương hiệu PETROLIMEX - PLC.

• Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa cho các
cổ đông đầu tư vào Công ty.

• Phát triển Công ty ổn định và bền vững.

• Chính sách chất lượng


Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - PLC cũng đã chứng minh được hiệu quả của một
cơ cấu tổ chức hợp lý thông qua việc xây dựng, duy trì, áp dụng Hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 do Tổ chức BVQI - UK đánh giá và cấp
chứng chỉ công nhận từ năm 1998 và đã được chuyển đổi sang bộ tiêu chuẩn ISO
9001:2000 từ năm 2005 đến nay.

Đây là biểu hiện rõ nhất để bắt kịp với xu thế cạnh tranh ngày càng tăng, cùng với
một tập thể đội ngũ cán bộ và nhân viên giàu kinh nghiệm và có định hướng phát
triển theo hướng quản lý tiên tiến, thông qua hệ thống mạng thông tin kết nối toàn
quốc với sự đầu tư đúng mức trong công tác đào tạo, chỉ đạo và điều hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh.

4. Đội ngũ lãnh đạo :


5. Hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh:
5.1. Hoạt động kinh doanh :
 Hoạt động kinh doanh :

- Hoạt động nghiệp vụ: Doanh thu và lợi nhuận của công ty đến từ các hoạt động :
Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất (trừ Hóa chất
Nhà Nước cấm) và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
Kinh doanh, xuất nhập khẩu: vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu. Kinh doanh
dịch vụ: vận tải, cho thuê kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ
kỹ thuật Hóa dầu. Kinh doanh bất động sản. Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển.

 Hoạt động đầu tư :

- Năm 2016, Tổng công ty PLC tiếp tục quán triệt nguyên tắc: tập trung vào đầu tư
cải tạo, mở rộng, đầu tư mới, sửa chữa lớn cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp
hoạt động SXKD của 3 ngành hàng nhằm nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh và
không đầu tư ngoài ngành.

- Các dự án chính trong kế hoạch 2016 của PLC gồm:

+ Dự án cải tạo NMDN Thượng Lý.

+ Dự án “Cải tạo, mở rộng NMDN Nhà Bè- giai đoạn 1”.

+ Dự án “Đầu tư xây dựng mới NMDN Đình Vũ-Hải Phòng”.

- Trong năm 2016 dự án tiếp tục triển khai các gói thầu vật tư thiết bị chính của dự
án và triển khai công tác chuẩn bị thi công các hạng mục kết cấu thép chính.

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội tại khu đất 152 Nguyễn Khoái, phường 2,
quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

- Hoàn thành đầu tư mới dây truyền sản xuất Nhựa đường tại Nhà máy Nhựa đường
Thượng Lý.

- Hoàn thành dự án mở rộng sức chứa Nhà máy nhựa đường Petrolimex Cửa Lò
(TP. Vinh, Nghệ An), bên cạnh đó hệ thống sân bãi, khu Nhà văn phòng điều hành
cũng được nâng cấp cải tạo.

- Dự án Nhà máy Nhựa đường Cam Ranh đang được tập trung vào công tác chuẩn
bị đầu tư bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, đánh giá tác động môi trường, công
tác thẩm duyệt PCCC và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong năm
2017, Công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực để thi công với yêu cầu cao về tiến độ,
khi hoàn thành dự án sẽ là điểm cung ứng nhựa đường quan trọng cho khu vực
Nam Trung bộ và thị trường Lào, Campuchia.

- Dự án “Đầu tư xây dựng công trình kho dung môi hóa chất Đình Vũ” đã thanh
toán hết tiền theo hợp đồng thuê đất

 Hoạt động tài chính:


Tổng công ty lấy nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối, các khoản vay…

 Thời gian hoạt động

Tổng Công ty Hóa Dầu Petrolimex là công ty con của Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex
được thành lập năm 1994, mặc dù tuổi đời của công ty còn non trẻ so với các Tập đoàn
hóa dầu khác trên thế giới nhưng tại Việt Nam, PLC có bề dày kinh nghiệm hơn so với
các đối thủ cạnh tranh.

 Sản phẩm và dịch vụ chính

Công ty mẹ với vai trò là đầu mối kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn, trong khi đó hai
công ty con (PLC nắm giữ 100% vốn): (1) Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và (2)
Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex chịu trách nhiệm kinh doanh và phân phối hai mặt
hàng còn lại là nhựa đường và hóa chất. Trong vòng hai năm trở lại đây, cùng với sự hồi
phục của nền kinh tế và hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông được triển
khai quyết liệt, kết quả kinh doanh của Công ty đã cho thấy sự cải thiện đáng kể, đặc biệt
là trong năm 2015

Hiện nay, trên thị trường nội địa, PLC đang “làm chủ” nhiều kênh bán hàng:

• Thứ nhất là kênh bán hàng qua hệ thống phân phối gồm các tổng đại lý là công ty,
chi nhánh xăng dầu Petrolimex trên phạm vi cả nước. Đây là kênh bán hàng chủ
lực, chiếm tỷ trọng 57 - 60% tổng sản lượng bán nội địa. Đối với kênh bán hàng
này, PLC đứng “tuyến sau”, hỗ trợ chính sách, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ thương
hiệu, phát triển khách hàng công nghiệp, đào tạo kỹ thuật thương phẩm, kỹ năng
bán hàng...
• Kênh thứ hai, PLC bán trực tiếp cho khách hàng công nghiệp trên toàn quốc: khai
thác khoáng sản, vận tải đường sắt, điện lực, mía đường, thép.
• Thứ ba, kênh bán hàng cho khách hàng hàng hải là các công ty vận tải biển trong
và ngoài Petrolimex như Vinalines, Vosco và các công ty tàu biển của Petrolimex
(Vitaco, Vipco, PTS Hải Phòng, Pjitaco, hay bán dầu nhờn cho xà lan, tàu biển, tàu
sông.
• Kênh thứ tư là kênh bán cho các khách hàng thương mại về dầu mỡ nhờn phuy,
thùng, xô và kênh thứ năm là bán trực tiếp dầu lon hộp bao bì nhỏ từ 6 lít trở
xuống cho các điểm sửa xe, rửa xe, gara ôtô, xe máy….

PLC hiện đang dẫn đầu ngành Nhựa đường tại Việt Nam với thị phần 40% và giữ vị trí
thứ hai trong ngành Dầu mỡ nhờn với thị phần 12% sau BP/Castrol. Đặc biệt, PLC còn
giữ vị trí độc quyền về sản phẩm nhựa đường Polyme – một sản phẩm cho các công trình
chất lượng cao (đường cao tốc, sân bay). Hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng
ổn định với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2011- 2015 là
13%/năm.

Dầu mỡ nhờn

Dầu Mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính: dầu gốc và các phụ gia đều được nhập
khẩu từ nước ngoài

• Công dụng chính của Dầu Mỡ nhờn : bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm mát, bảo
quản, truyền nhiệt, cách điện,…

• Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:

o Dầu nhờn động cơ – dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng,
xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.

o Dầu nhờn công nghiệp – dầu nhờn dùng trong công nghiệp, theo mục đích
sử dụng gồm có: Dầu nhờn truyền động, Dầu nhờn công nghiệp, Dầu thủy
lực, Dầu biến thế, Mỡ bôi trơn và các loại DMN chuyên dụng khác,...

o Dầu nhờn hàng hải: Dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu,
thuyền.

Các sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - PLC:

Được sản xuất trên các dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại, có chất lượng cao, hoàn
toàn tương đương và thay thế tương đương cho các sản phẩm DMN cùng loại của các
hãng lớn trên thế giới. Các sản phẩm Dầu Mỡ nhờn của PLC được sử dụng cho hầu hết
các máy móc, thiết bị của nền kinh tế quốc dân.

Công ty có hơn 400 sản phẩm dầu mỡ nhờn có tên gọi, công dụng sử dụng khác nhau có
thể được chia thành 6 nhóm cụ thể
Nhựa đường:

Nhựa đường: là sản phẩm của công nghiêp lọc, hóa dầu; trạng thái tự nhiên có dạng đặc
quánh màu đen do công ty TNHH nhựa đường Petrolimex nhập khẩu và đóng thùng tại
tại Việt nam.

Nhựa đường đóng trong phuy được Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex đóng rót trực
tiếp từ nhựa đường đặc nóng, dạng xá và làm nguội đến nhiệt độ môi trường. Các phuy
nhựa đường này được tồn trữ trong kho và xuất bán cho khách hàng.

- Nhựa đường đóng phuy còn được Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex trực tiếp
nhập khẩu từ các nhà cung cấp nổi tiếng của nước ngoài và cung cấp cho khách
hàng. Nhựa đường phuy chiếm 10-13% tổng sản lượng nhựa đường của Công ty.

▪ Phân loại nhựa đường:

Nhựa đường đặc nóng: được gia nhiệt ở nhiệt độ 120oC đến 145oC, được vận chuyển
dưới dạng xá (lỏng).

Nhựa đường đặc: được chứa trong thùng phuy, trong bao polymer ở nhiệt độ môi trường.
Khi sử dụng phải đun nóng chảy để trở về trạng thái lỏng sau đó lấy ra khỏi phuy và đưa
vào trạm trộn bê tông asphalt.

Nhựa đường MC, nhựa đường nhũ tương, nhựa đường polymer,…: là các chế phẩm của
nhựa đường ở dạng lỏng, được chứa trong các thùng phuy hoặc vận chuyển bằng xe bồn,
ISO tank.

Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex kinh doanh trên 50 mặt hàng dung môi hóa chất
thuộc lĩnh vực hóa dầu bao gồm các nhóm sản phẩm và mặt hàng với tên gọi và công
dụng sử dụng khác nhau cho các ngành công nghiệp như da giày, cao su , sơn, nhựa, mút
xốp, ... Ngoài ra, Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex đang tiếp tục mở rộng kinh doanh
nhiều sản phẩm dung môi hữu cơ khác.

Hóa chất

▪ Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex trực tiếp nhập khẩu, nhập mua các loại dung môi
hóa chất và tổ chức bán hàng cho các khách hàng là nhà sản xuất và thông qua kênh phân
phối trung gian đáp ứng nhu cầu xã hội.
▪ Sản phẩm, hàng hóa đầu vào là các mặt hàng dung môi hóa chất được nhập khẩu trực
tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài: Bayer (Đức), ExxonMobil, CKG (Singapore),
Marubeni (Nhật Bản),…

▪ Các dung môi, hóa chất dạng xá được tồn trữ trong các bể trụ đứng có dung tích từ 500
m3 đến 1.000 m3. Xuất bán cho khách hàng dưới dạng: xe bồn, đóng rót trong ISO tank,
phuy thép.

5.2. Chiến lược kinh doanh:


5.2.1. Chiến lược quản lý hoạt động :

Tổng công ty đưa ra các chiến lược nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí. Công
ty hành tiến hành mở rộng thị phàn ra các nước châu Á. VD như Lào,
Campuchia…, đa dạng hóa các sản phẩm, cải thiện chất lượng để tăng năng lực
cạnh tranh với các đối thủ… nhằm tăng doanh thu => tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó công ty đưa ra các chiến lược quản lý chi phí hiệu quả hơn, cắt
giảm các chi phí không cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí…=> để tăng lợi nhuận.

5.2.2. Chiến lược quản lý đầu tư : quản lý tài sản lưu động, TSCĐ.

Tổng công ty thực hiện chính sách mạo hiểm, TSCĐ được tài trợ hoàn toàn
bằng NVDH, TSLĐ được tài trợ bằng NVNH và 1 phần NVDH => công ty có thể
tiết kiệm được các chi phí vốn, quản lý tài sản hiệu quả. Tuy nhiên rủi ro thanh
khoản lại cao

5.2.3. Chiến lược tài chính : quản lý nợ và vốn CSH

Có kê khai các khoản nợ đầy đủ và cụ thể về thời hạn trả lãi suất…, đảm bảo
được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả, giảm rủi ro thanh khoản.
Quản lý vốn CSH hiệu quả : số lượng cổ phiếu, cổ đông; quản lý số lượng cổ
phiếu mà cổ đông nắm giữ sao cho hợp lý để tránh bị thâu tóm…

5.2.4. Chính sách cổ tức : quản lý về chi trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức tùy thuộc vào kết quả kinh doanh hằng năm, ví dụ năm 2015
là 30%, dự kiến tỉ lệ năm 2016 là 20%.

6. Vòng đời của doanh nghiệp:


Xét các chỉ tiêu qua 3 năm 2014- 2015- 2016:

• Doanh thu: 6.808.161.413 – 6.916.021.227 – 4.804.729.340

6.916.021.227

6.808.161.413

4.804.729.340
=> đường xu hướng tăng nhẹ sau đó giảm mạnh.

• Lợi nhuận:

+ Lợi nhuận gộp: 995.767.297 – 1.275.326.136 – 801.951.759

1.275.326.136

995.767.297

801.951.759

=> đường xu hướng đang tăng cao nhưng sau đó giảm xuống.

+ Lợi nhuận trước thuế: 343.376.110 – 423.624.957 – 256.652.938

423.624.957

343.376.110

256.652.938

=> đường xu hướng đang tăng sau đó giảm.

• Tài sản: 3.578.283.372 – 4.151.323.938 – 3.370.976.854

4.151.323.938
3.578.283.372

=> đường xu hướng đang tăng sau đó giảm. 3.370.976.854

• Nguồn vốn:

+ Vốn CSH: 1.101.531.542 – 1.151.141.715 – 1.351.354.700

1.351.354.700

1.151.141.715

1.101.531.542

=> đường xu hướng tăng liên tục -> chủ sở hữu dốc vốn liên tục để đầu tư -> tăng
đầu tu liên tục qua các giai đoạn.

• Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: 588.198.099 – (299.511.081) –
629.158.707

629.158.707

588.198.099

(299.511.081)

=> từ dương chuyển sang âm sau đó chuyển sang dương ( + => - => +)

• Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: (170.820.856) – (190.466.376) –
(103.729.359)

(103.729.359)

(170.820.856)

(190.466.376)

=> từ âm chuyển sang âm lớn sau đó chuyển sang ít âm hơn ( - => -- => -)
• Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: (98.673.143) – (938.003.055) –
(1.254.701.602)

(98.673.143)

(938.003.055)

(1.254.701.602)

=> từ âm chuyển sang âm rất lớn ( - => --)

Vậy vòng đời của doanh nghiệp đang ở giai đoạn cuối bão hòa suy thoái và có
thể gần chuyển qua giai đoạn đầu khởi đầu.

V. Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và thông tin kế
toán :
1. Chất lượng báo cáo tài chính:
Theo ý kiến của kế toán viên công ty KPMG, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và
hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của Tổng công ty Hóa
dầu Petrolimex- CTCP tại ngày 31 tháng 12 năm 2016, kết quả hoạt động kinh doanh và
lưu chuyển tiền tệ hợp nhất trong năm kết thúc cùng ngày, phù hợp với các chuẩn mực
Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có
liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

2. Chất lượng thông tin kế toán:


Vào năm 2016, báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi công ty TNHH KPMG nên tính
chính xác và trung thực cao hơn.
+ Ghi chép đầy đủ, cập nhật liên tục.
+ Phù hợp với các quy định của nhà nước, các chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế
toán Doanh nghiệp Việt Nam.
+ Công khai, minh bạch, có sự kiểm soát chặt chẽ của bộ phận kế toán.
+ Kiểm toán theo định kỳ.
+ Có điều chỉnh các BCTC.
+ Có kiểm toán độc lập.
VI. Phân tích tài chính :

ST Chỉ tiêu 2015 2016


T
I Chỉ tiêu khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,14 1,3
2 Hệ số thanh toán nhanh 0,83 0,92
II Chỉ tiêu hoạt động
1 Vòng quay hàng tồn kho 6,11 5.46
2 Kỳ thu tiền bình quân 57,17 90.57
3 Hiệu quả sử dụng tài sản 1,66 1.42
III Chỉ tiêu đòn cân nợ
1 Tỷ lệ nợ / Tổng TS 72,1% 59,91
%
2 Hệ số nợ / Vốn CSH 2,5 1,49
IV Chỉ tiêu khả năng sinh lời
1 Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu 4,93% 4,26%
2 Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế / Vốn CSH bq 26,74% 16,18
(ROE) %
3 Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế / Vốn điều lệ bq 45,15% 25,35
%
4 Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bq 8,63% 6,23%
(ROA)

- Về khả năng thanh toán: Với hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 và hệ số thanh
toán nhanh lớn hơn 0,5 cho thấy Tổng Công ty duy trì được khả năng thanh toán ở
mức an toàn. Ngoài ra, với hệ số thanh toán nhanh cao hơn năm 2015 cho thấy tài
sản ngắn hạn của Tổng Công ty có tính thanh khoản cao hơn. - Về cơ cấu vốn: cả tỷ
lệ nợ/tổng tài sản và hệ số nợ/vốn CSH đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm
2015. Điều này cho thấy trong năm 2016 khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả
của Tổng công ty tốt hơn năm 2015. - Hầu hết các chỉ tiêu sinh lời cơ bản đều thấp
hơn so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó
chủ yếu là sụt giảm lợi nhuận ngành hàng nhựa đường.
- Khả năng sinh lời : Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Tổng công ty năm 2016
thấp hơn các năm trước đây chủ yếu do:

Hoạt động kinh doanh năm 2016 của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
ngành hàng Nhựa đường, do trong năm các dự án chậm triển khai và nguồn vốn
ngân sách giải ngân chậm, giá dầu thế giới luôn ở mức thấp, nên việc bán hàng gặp
nhiều khó khăn. Doanh thu và lãi gộp giảm. Doanh thu đạt 4.804 tỷ đồng giảm
30,4%; lợi nhuận sau thuế đạt 204,8 tỷ đồng giảm 40% so với cùng kỳ. - Vốn chủ
sở hữu tăng so với cùng kỳ tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm nên ROE giảm.
- Tình hình Tài sản: Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2016 đạt 3.370 tỷ đồng, giảm
800,5 tỷ, tương đương giảm 19% so với năm 2015. Trong đó giảm tài sản ngắn hạn
828 tỷ đồng, chủ yếu là giảm các khoản tiền và giảm hàng tồn kho (các khoản tiền
giảm hơn 700 tỷ và hàng tồn kho giảm hơn 100 tỷ). Sở dĩ như vậy là do cuối kỳ các
khoản nợ ngắn hạn đã được thanh toán (Nợ ngắn hạn bao gồm nợ nhà cung cấp, nợ
vay ngắn hạn Ngân hàng đã giảm gần 1.000 tỷ so với cuối 2015); hàng tồn kho
giảm do giá nhập đầu vào giảm. Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2016 đạt 1.351 tỷ đồng,
tăng hơn 188 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% so với năm 2015. Trong đó, lợi nhuận
thực hiện năm 2016 làm tăng VCSH 204 tỷ, trong năm Tổng công ty chưa tạm ứng
cổ tức nên vốn chủ tăng so với cuối năm 2015.

Cơ cấu tài sản và các hệ số về tài sản đều tốt và đảm bảo an toàn như hệ số khả
năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, tỷ suất tự tài trợ TSCĐ lớn hơn 1.

Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) năm 2016 có giảm so với 2015 chủ yếu do sự sụt giảm của ngành hàng
Nhựa đường.

- Tình hình Nguồn vốn: Tại thời điểm 31/12/2016, tổng nguồn vốn của Tổng Công
ty giảm hơn 800,5 tỷ đồng so với 2015 , chủ yếu là do giảm khoản nợ vay ngắn
hạn. Khoản nợ phải trả chiếm 59,9% trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ này năm 2015 là
72,1%. Vốn chủ sở hữu cuối năm tăng 16,14% do trích lập quỹ từ lợi nhuận 2015
và lợi nhuận của 2016 chưa phân phối. Hệ số nợ phải trả so vốn chủ sở hữu thời
điểm 31/12/2016 là 1,49 lần, như vậy là một đồng vốn chủ của đơn vị đang đảm
bảo cho 1,49 đồng vốn vay.

-Tình hình nợ phải trả : Tổng nợ phải trả tại 31/12/2016 là 2.019 tỷ đồng giảm gần
1.000 tỷ tương ứng giảm 33% so với cùng kỳ. Trong đó chủ yếu giảm nợ vay ngắn
hạn ngân hàng gần 1.200 tỷ đồng và tăng phải trả nhà cung cấp 200 tỷ. Nguyên
nhân là do trong năm giá hàng nhập đầu vào giảm, doanh thu giảm nên nhu cầu vay
vốn cũng giảm.

PHÂN TÍCH HỆ SỐ TÀI CHÍNH :

2015
1/ Hệ số thanh khoản :
HSTK ngắn hạn =
HSTK nhanh =
HSTK tức thời = = 0.45
HSTK bằng tiền =
2/ Hệ số hoạt động :
• Tài sản ngắn hạn :
Vòng quay phải thu Vòng quay phải thu khách hàng = *365 = 61.83
Vòng quay tổng phải thu = * 365= 57,17
Vòng quay tồn kho = = 6,11
Vòng quay tài sản ngắn hạn = = = 2,04
• Tài sản dài hạn :
Vòng quay tài sản cố định =
= = 19,65

• Tổng tài sản : Vòng quay tổng tài sản =

= = 1,66
2016

1/ Hệ số thanh khoản :

HSTK ngắn hạn =

 Cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 1,29
đồng TSNH. Hệ số thanh khoản lớn hơn 1 thể hiện công ty sẽ đảm
bảo khả năng thanh toán ngắn hạn tốt.

HSTK nhanh =

 Cho biết 1 đồng nợ NH sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0.90 đồng
TS có tính thanh khoản cao mà DN không cần phải thanh lý tồn kho.

HSTK tức thời = = 0.3

HSTK bằng tiền =

2/ Hệ số hoạt động :

• Tài sản ngắn hạn :


Vòng quay phải thu Vòng quay PTKH =

= = 4,06

Vòng quay
= = = 4,22 -> Kỳ thu tiền BQ = 365/4,22=86,49

 Cho biết hiệu quả của DN trong việc thu nợ.

VQ tồn kho = = 4,78

 Cho biết hiệu quả sử dụng lưu kho của DN.

Vòng quay tài sản ngắn hạn =

• Tài sản dài hạn : Vòng quay tài sản cố định =


= = 10,24

 Cho biết hiệu quả sử dung TSCĐ của DN.

• Tổng tài sản : Vòng quay tổng tài sản =


= = 1,27
3/ Hệ số cơ cấu tài chính :
- Cơ cấu trong từng nguồn vốn :

- Cơ cấu tổng vốn:

- Chất lượng = (giả định)


- Tỷ lệ NVDH tài trợ TSNH =

 Ta thấy tổng công ty sử dụng NVDH để tài trợ toàn bộ TSDH và 1 phần
cho TSNH. Sử dụng NVNH để tài trợ cho 1 phần TSLĐ thường xuyên và
TSLĐ tạm thời. Vậy công ty đang theo chính sách tài chính mạo hiểm
Ưu điểm :
- Giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn
- Nâng cao khả năng sinh lời cho chủ sở hữu
Nhược điểm :
- Rủi ro thanh khoản cao.
- Người quản lý phải chịu áp lực về việc tìm nguồn vốn để thanh toán cho
các chủ nợ.

4/ Các hệ số lợi nhuận :

ROS =

ROI =

ROA =

ROE=

VII. Chấm điểm theo hệ thống XHTN khách hàng doanh


nghiệp của ngân hàng ABC
Bảng 3b : Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp
ngành thương mại dịch vụ.

ST Chỉ tiêu Trị số Điểm


T
I Chỉ tiêu khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,3 4.8
2 Hệ số thanh toán nhanh 0,92 6,4
II Chỉ tiêu hoạt động
1 Vòng quay hàng tồn kho 4,78 8
2 Kỳ thu tiền bình quân 86,49 2
3 Hiệu quả sử dụng tài sản 1.27 2
III Chỉ tiêu đòn cân nợ
1 Tỷ lệ nợ / Tổng TS 59,91 4
%
2 Hệ số nợ / Vốn CSH 149% 4
3 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn 0% 10
IV Chỉ tiêu khả năng sinh lời
1 Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế / 5.34% 1.6
Doanh thu
2 Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế / Vốn 18.99 8
CSH %
3 Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế / Tổng 7.61% 8
tài sản
Tổng 58.8

Bảng 4a : Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ.

Hệ số khả năng trả lãi =

lần

Hệ số khả năng trả nợ gốc =

Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ : giả sử năm quá khứ là 2014
và 2015

- 2014 : 318.704.100.289
- 2015 : 448.025.597.362

= > Xu hướng tăng = 40,58%


Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động 2016 là (729.272.253.543) < LN
thuần

Tiền và các khỏan tương đương tiền/Vốn CSH =

ST Chỉ tiêu Điể


T m

1 Hệ số khả năng trả lãi 20

2 Hệ số khả năng trả nợ gốc 8

3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong 20


quá khứ

4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt 12


động

5 Tiền và cáccác khỏan tương đương tiền/Vốn 4


CSH
Tổng 64

Bảng 4b : Chấm điển tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý.

- Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN trong ngành và lĩnh vực kinh
doanh của phương án/ dự án đề nghị cấp tín dụng : 33 năm
- Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN trong hoạt động điều hành : 33
năm
- Môi trường kiểm soát nội bộ : tổng công ty PLC có thành lập ban kiểm soát,
thường xuyên kiểm soát kiểm tra ghi chép. BKS có sự phối hợp cũng như trao đổi
thông tin với HĐQT, Ban TGĐ và các cán bộ quản lý bộ phận khác thông qua các
hình thức trao đổi trực tiếp : thư điện tử, văn bản. Sự phối hợp này luôn đảm bảo
nguyên tắc tuân thủ qui định của pháp luật, điều lệ, qui định của tổng công ty và lợi
ích chung của tổng công ty.
- Thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo điều hành doanh nghiệp : đã có thành
tựu cụ thể trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án đề nghị cấp tín
dụng ( được cấp huân chương, bằng khen ..)
- Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính : tương đối cụ thể và rõ
ràng.
ST Chỉ tiêu Điể
T m

1 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành 20


DN trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của
phương án/ dự án đề nghị cấp tín dụng : 33
năm

2 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành 20


DN trong hoạt động điều hành

3 Môi trường kiểm soát nội bộ 20

4 Thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo 20


điều hành doanh nghiệp

5 Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự 16


toán tài chính

6 Tổng 96

Bảng 4c : Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với
Ngân hàng.
- Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) : luôn trả nợ đúng hạn trong hơn 36 tháng vừa qua
(giả định).
- Số lần gia hạn nợ : không có (giả định).
- Nợ quá hạn trong quá khứ : không có (giả định).
- Số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam kết với ngân hàng (thư tín dụng,
bảo lãnh, các cam kết khác…) : chưa từng có.
- Số lần chậm trả lãi vay : không (giả định).
- Thời gian duy trì tài khoản với ngân hàng : trên 5 năm (giả định).
- Số lượng giao dịch trung bình hằng tháng với tài khoản tại ngân hàng : trên 100 lần
(giả định).
- Số lượng các loại giao dịch với ngân hàng (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối, L/C…) :
trên 6 (giả định).
- Số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng : trên 100 tỷ VND.
- Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản : không(giả định).
ST Chỉ tiêu Điể
T m

1 Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) 20

2 Số lần gia hạn nợ 20

3 Nợ quá hạn trong quá khứ 20

4 Số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam 20
kết với ngân hàng

5 Số lần chậm trả lãi vay 20

6 Thời gian duy trì tài khoản với ngân hàng 20

7 Số lượng giao dịch trung bình hằng tháng với tài 20


khoản tại ngân hàng

8 Số lượng các loại giao dịch với ngân hàng 20

9 Số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng 20

10 Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì 20


tài khoản

Tổng 200

Bảng 4d : Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh.

STT Tiêu chí Điểm

1 Triển vọng ngành Ổn định. 16

2 Được biết đến Có, trong cả nước. 16

3 Vị thế cạnh tranh Cao, chiếm ưu thế. 20


4 Sản lượng đối thủ cạnh tranh Nhiều, số lượng đang 4
tăng.

5 TN của DN đề nghị cấp tín Nhiều, TN sẽ ổn định. 12


dụng ảnh hưởng của quá trình
đổi mới, cải cách DN nhà nước.

Tổng 68

Bảng 4e : Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác.

ST Tiêu chí Điể


T m

1 Đa dạng các hoạt động (1) Đa dạng hóa 20


Ngành (2) Thị trường (3) Vị trí cao độ ( cả 3)
địa lý

2 Thu nhập từ hoạt động XNK Chiếm hơn 12


20% thu nhập

3 Sự phụ thuộc vào các đối tác Phụ thuộc 8


(đầu vào/đầu ra) nhiều vào các
đối tác ổn định.

4 Lợi nhuận sau thuế của DN Tốc độ tăng 16


trong những năm gần đây. trưởng trung
bình của LNST
từ 2013 đến
2016 là 8,85%
=> có tăng
trưởng >5%

5 Tài sản đảm bảo Có khả năng 16


thanh khoản
trung bình, rủi
ro thấp.

Tổng 72

Bảng 5 : Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính.
STT Tiêu chí Trọng Điểm
số

1 LCTT 20% 12,8

2 Năng lực và kinh 33% 31,68


nghiệm quản lý

3 Tình hình và uy tín giao 33% 66


dịch với ngân hàng

4 Môi trường kinh doanh 7% 4,76

5 Các đặc điểm hoạt động 7% 5,04


khác

Tổng 100% 120,28


Bảng 6 : Tổng hợp điểm tín dụng

ST Thông tin tài chính được


T kiểm toán

1 Các chỉ tiêu phi tài 45%


chính

2 Các chỉ tiêu tài 55%


chính

Điểm tín nhiệm = 120,28 *45% + 58,8 *55% = 86,47 điểm

Bảng 7 : Tổng hợp điểm và xếp hạng.

Tỏng điểm cuối cùng Xếp hạng

92,4 – 100 AAA

84,8 – 92,3 AA

77,2 – 84,7 A

69,6 -77,1 BBB

62,0 – 69,5 BB

54,4 – 61,9 B

46,8 -54,3 CCC

39,2 – 46,7 CC

31,6 – 39,1 C

<36,1 D
 Từ bảng trên, ta có : điểm tín nhiệm của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) là
86,47 điểm nằm trong khoảng 84,2 – 92,3 điểm nên tổng công ty được xếp hạng
AA.
Bảng 8 : Giới hạn tín dụng

Xếp hạng Quy mô doanh


nghiệp

Lớn

AA <=300
Bảng 9 : Ứng dụng điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Hạn Cấp tín dụng Giám sát sau khi cấp tín
g dụng

AA Ưu tiên đáp ứng nhu cầu Kiểm tra khách hàng định
tín dụng với mức ưu đi vào kỳ nhằm cập nhật thông tin
lãi suất, phí, thời hạn và và tăng cường mối quan hệ
biện pháp bảo đảm tiền vay với khách hàng.
(có thể cho vay mà không
có TSĐB).

VIII. Nhận định rủi ro liên quan đến doanh nghiệp :


Các sản phẩm, dịch vụ Tổng công ty kinh doanh đang phải cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại do các hãng nước ngoài sản xuất mang thương hiệu toàn cầu. Tuy nhiên, nhãn
hiệu hàng hóa Petrolimex của Tổng công ty là thương hiệu mạnh quốc gia, có uy tín và
được 8 người tiêu dùng bình chọn trên thị trường Việt Nam. Hưởng ứng cuộc vận động
người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam hiện nay, Tổng công ty luôn xác định đảm
bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ để giữ thị phần và khẳng định vị thế của Petrolimex
trên thị trường.

1. Rủi ro về kinh tế:

PLC là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa dầu, nguồn nguyên
liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng chưa
cao trong cơ cấu bán hàng của PLC. Do vậy, kết quả kinh doanh phụ thuộc rất nhiều
vào chính sách điều hành tỷ giá của Nhà nước cũng như những biến động về nguồn
cung và giá dầu mỏ trên thế giới. Biến động về tỷ giá giữa nội tệ với ngoại tệ (mà chủ
yếu là USD) sẽ tác động rất lớn đền chi phí đầu vào. Mặt bằng lãi suất huy động và
lãi suất cho vay năm 2016 ổn định. Tỷ giá thương mại hàng hóa năm nay tăng 2,15%
so với năm trước. Thị trường đầu ra chủ yếu của Tổng công ty là nội địa, với hầu hết
khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vận tải và hạ tầng giao thông.
Do vậy, các chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát hay kích thích
tăng trưởng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Tổng
công ty. Trong năm 2016, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, thấp hơn mục tiêu kế
hoạch đề ra. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng
9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%,
đóng góp 2,67 điểm phần trăm. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; thị
trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng diễn biến tích cực; mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn
định. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66 % so với năm 2015

1.1. Rủi ro đặc thù :


1.1.1. Rủi ro về biến động giá dầu mỏ:

Các sản phẩm kinh doanh của PLC đều là các chế phẩm từ dầu mỏ, là nguồn
nguyên liệu đang dần cạn kiệt và bị điều tiết về giá cả và sản lượng bởi tổ chức
OPEC. Các chế phẩm dầu mỏ mà PLC kinh doanh là dầu nhờn, nhựa đường, hóa
chất... đều chưa sản xuất được trong nước, nhưng không phải là hàng hóa bảo hộ
của nhà nước, do vậy, sự biến động khó lường về giá dầu mỏ trong năm và phụ
thuộc nguồn cung ở nước ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm,
nhưng đầu ra lại không thể thay đổi giá nhanh như đầu vào do bị sức ép về mặt
bằng giá bán trên thị trường của khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

1.1.2. Rủi ro về cạnh tranh:

Trừ ngành hàng dầu nhờn có thị trường, thị phần tương đối ổn định, các sản phẩm
kinh doanh khác của PLC hầu hết đều là nguyên liệu đầu vào của các ngành công
nghiệp khác, do vậy khách hàng chủ yếu là các hộ công nghiệp. Đối với các ngành
hàng này, áp lực cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm là rất lớn, đặc biệt trong
những thời kỳ sản xuất kém phát triển, đầu tư hạ tầng giao thông ít. Việc cạnh
tranh này có thể dẫn đến rủi ro về giá bán, làm doanh nghiệp không bù đắp được
chi phí, thậm chí là thua lỗ.

1.2. Rủi ro khác :

Một số rủi ro khác mang tính chất bất khả kháng như hỏa hoạn, động đất, chiến
tranh… cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành
hàng cũng như của Tổng công ty. Những rủi ro này ít có khả năng xảy ra, nhưng nếu
xảy ra có thể làm chậm tiến độ kinh doanh hoặc gây thiệt hại (phá hủy một phần hoặc
toàn bộ) đến Tổng công ty

IX. Nhận xét chung và kết luận :


- Thông qua đánh giá và phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính thì Tổng
công ty Petrolimex đạt 86,47 điểm, xếp hạng AA cho thấy tổng công ty có khả
năng trả nợ tốt.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty năm 2016 nhìn chung sụt giảm
so với các năm trước do tình hình thế giới biến động đặc biệt là giá dầu biến động
mạnh. Tuy nhiên, năm 2017 sẽ có xu hướng ổn định hơn.
- Các kế hoạch năm 2017 :
Kinh tế thế giới năm 2017 được nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng cao
hơn năm 2016 nhưng phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường tài chính, tiền
tệ, thị trường dầu thô, thị trường chứng khoán trên thế giới và những tác động của
tình hình bất ổn tại một số khu vực…Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục được
duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển kinh tế. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020 sẽ tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự báo tăng 6,7% so với năm 2016, thị trường
tiện tệ được đánh giá sẽ biến động phức tạp trong năm 2017 với xu hướng lãi suất
tăng, tỷ giá có thể biến động tăng từ 3% đến 4% trong năm 2017.

You might also like