You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA NGÂN HÀNG

CHUỖI BÌNH LUẬN SỰ KIỆN KINH TẾ 2022


CHỦ ĐỀ: GIÁ XĂNG DẦU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG LÊN
CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ
VIỆT NAM
NHÓM: NHỮNG CÁNH CHIM LUÔN MỎI

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................3
NỘI DUNG.............................................................................................................................................4
I. Tình hình xăng dầu hiện nay.......................................................................................4
1. Trên thế giới:.............................................................................................................4
2. Tại Việt Nam..............................................................................................................5
II. Ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính sách điều hành của chính phủ Việt
Nam................................................................................................................................ 7
KẾT LUẬN.....................................................................................................................10
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay, xăng, dầu là một trong những nguồn nhiên liệu quan
trọng trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Chính vì thế, bất cứ biến cố
nào tác động đến nguồn cung làm biến động giá thị trường của chúng đều ảnh hưởng đến
nền kinh tế nói chung và những người tiêu dùng, doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, thị
trường xăng, dầu luôn được chính phủ các nước quan tâm cẩn thận, trong đó có Việt
Nam, vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá xăng, dầu ở mức ổn định. Bên
cạnh đó, điều này góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, anh sinh xã hội cũng như tăng trưởng
nền kinh tế, đặc biệt là giai đoạn sau đại dịch COVID-19 vừa qua. Ngoài ra, nếu nền kinh
tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về xăng dầu sẽ ngày càng tăng, điều này càng
khẳng định xăng, dầu đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh và có ý nghĩa chiến
lược trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong phần trình bày ngày hôm nay, nhóm em xin đề cập đến vấn đền giá xăng,
dầu trên thế giới đã và đang biến động sau khi nhiều biến cố vĩ mô xảy ra hay thậm chí
kéo dài tình trạng này thêm nữa. Từ đó, liên hệ đến tình hình xăng, dầu tại Việt Nam
đang diễn biến căng thẳng và những điều này đã ảnh hưởng đến các chính sách mà chính
phủ Việt Nam đã đề ra trước đó nhằm khôi phục kinh tế trong thời gian hậu COVID-19
đến nay như thế nào.

Trong quá trình thể hiện, nhóm em có thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng
em rất mong nhận được sự góp ý từ chương trình để có nhận thức hoàn thiện và đúng đắn
hơn về vấn đề này.

3
NỘI DUNG
I. Tình hình xăng dầu hiện nay
1. Trên thế giới:
Vừa trải qua một thời kì COVID-19 đầy khó khăn, hầu hết các nước đều đang cố
gắng khôi phục lại nền kinh tế ổn định và nhanh nhất. Tuy nhiên, ngoài việc phải chịu
nợ xấu trong thời gian đóng cửa nền kinh tế, chúng ta đang có nguy cơ đối mặt khủng
hoảng năng lượng cũng như khủng hoảng kinh tế do lạm phát trong thời gian tới khi giá
xăng dầu đang tăng cao.

Sở dĩ, kì hạn cấm vận nhập khẩu dầu của Nga đối với khu vực châu Âu đang gần kề,
bắt nguồn từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine vào tháng 3 năm 2022, mà nhu cầu
sưởi ấm của người dân vào những ngày đông giá rét đang tăng lên. Bên cạnh đó, tổ chức
OPEC cũng đã có một số động thái sẽ giảm cung cấp xăng dầu, trong thời gian quý 4
năm 2022 và quý đầu năm 2023, khiến việc điều hướng cuộc khủng hoảng năng lượng
toàn cầu có chiều hướng ngày càng xấu đi và gia tăng lo ngại về an ninh năng lượng.
Hơn nữa, giá xăng dầu đã và đang tiếp tục tăng, do đã có một vài dấu hiệu tích cực về
vấn đề Zero-COVID tại Trung Quốc, là nơi nhập khẩu nhiều xăng dầu nhất trên thế
giới, và họ sẽ có những điều chỉnh chỉnh sách thì sẽ phần nào hỗ trợ giá dầu trong
khoảng thời gian tới.

Tính đến tháng 8 năm nay, mức giá dầu hiện nay đã có có dấu hiệu giảm hơn 30%
trong vòng 2 tháng trở lại đây, kết hợp việc Trung Quốc cũng đã nới lỏng chính sách,
khiến mỗi thùng dầu WTI xuống dưới 90 USD. Hơn nữa, tại Mĩ, là một trong những nơi
có nhu cầu về xăng dầu phục vụ cho các mục đích khác nhau nhiều nhất, giá xăng cũng
đã liên tục giảm nhưng vẫn còn nhỏ. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu máy bay và dầu diesel
cũng đã giảm khiến giá thành của nhiều hàng hóa dịch từ đồ ăn đến vé máy bay sẽ hạ
nhiệt. Nhiều nước cũng đã cố gắng nhập một lượng lớn các loại xăng dầu cần thiết trước
khi kỳ cấm vận bắt đầu, điều này góp phần hạ giá xăng dầu một chút trước cuối năm
nay

4
Tuy nhiên, khi tuần giao dịch vào ngày 6/11/2022, đã có sự điều chỉnh khi hầu như
mức giá của các loại xăng dầu đều tăng khi lệnh trừng phạt của Nga với các nước châu
Âu chính thức có hiệu lực từ tháng 12 năm nay. Ngoài ra, vẫn còn có nguy cơ lạm phát
diễn ra vào năm sau, chính điều này khiến giá các loại mặt hàng đều có thể tăng thêm
nữa, trong đó có cả xăng dầu.

2. Tại Việt Nam


2.1 Sự khan hiếm xăng dầu
Đứng trước tình hình giá xăng dầu thế giới đang ngày một tăng mạnh, không có
dấu hiệu hạ nhiệt, chính phủ đã chủ động kịp thời giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo
thẩm quyền, đề xuất uỷ ban thường vụ quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường hai lần
đối với xăng dầu nhằm mục đích để giảm giá, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp kết
hợp chủ động chỉ đạo quyết liệt sản xuất của hai nhà máy lọc dầu là Bình Sơn và Nghi
Sơn trong nước đang vận hành với công suất tối đa, theo thống kê thì có khả năng đáp
ứng được 4,3 triệu mét khối trong một quý, tức khoảng 70 đến 80% lượng dầu lưu
hành, chỉ cần nhập khẩu khoảng 20% là có thể cung cấp đủ xăng dầu cho các hoạt
động trong nước.

Tuy nhiên thì trong thời gian gần đây, do giá và nguồn cung xăng dầu tiếp tục có
biến động nhanh, chu kỳ ngắn, có dự báo kết hợp với chi phí đầu vào tăng, trong khi
các cơ quan chức năng lại chậm trễ trong việc định mức chi phí sử dụng quỷ bình ổn
giá chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, gây thiếu nguồn
cung xăng dầu trầm trọng tại một số địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại các thành
phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.

2.2 Nguyên nhân


Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng “thiếu xăng” trầm trọng đang diễn
ra tại Việt Nam hiện nay, như Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên có nói:
“Đó là do sức hút nguồn xăng dầu vào địa bàn Châu Âu ngày càng gay gắt, tình trạng
lạm phát, giá cả tăng cao, tỷ giá ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh biến động hằng giờ,
các chi phí hoạt động xăng dầu ngày càng tăng cao. Cùng với đó, là những yếu tố như

5
việc tiếp cận nguồn vốn và bảo lãnh tín dụng ngày càng khó khăn, chi phí phát sinh,
chi phí thực tế chưa được kịp thời cập nhật, phản ánh đầy đủ trong công thức tính giá
bán lẻ,…”. Hiện nay, xăng dầu trong nước được sản xuất thông qua hai nhà máy lọc
dầu được đảm bảo ở mức 80% nhu cầu của thị trường, tuy nhiên thì một phần hai
lượng dầu thô để sản xuất xăng phải nhập từ bên ngoài, dẫn đến giá xăng dầu biến
động và tác động trực tiếp đến giá xăng dầu trong nước.
Nhưng mà suy cho cùng thì nguyên nhân cốt lõi chính là bắt nguồn từ việc quản
lý điều hành về mặt hàng xăng dầu là quá yếu kém trong tình cảnh hiện tại. Theo Đại
biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường có chia sẻ: “Thời kỳ xăng dầu thế giới tăng cao,
chúng ta điều tiết rất tốt, không có một cửa hàng nào thiếu xăng dầu. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này, giá xăng dầu thế giới lại đang không tăng quá cao, nguồn cung, theo tôi,
cũng không phải quá khan hiếm, nhưng trong nước lại xảy ra tình trạng khan hiếm
xăng dầu. Tôi cho rằng, lỗi không phải là do nguồn cung của thế giới, do ta không
nhập được xăng dầu, mà là do cơ chế điều hành chưa phù hợp. Cụ thể, chi phí chiết
khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí, nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này, mà
chỉ đầu mối mới có. Khi mà nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán càng lỗ,
thì đương nhiên họ sẽ không mặn mòi gì với việc tiếp tục bán”. Con số 20 đến 200
triệu đồng là ước tính mức độ lỗ của các cây xăng tuỳ theo sản lượng mỗi tháng tính từ
đầu năm cho đến nay, và kể từ thời điểm bây giờ, ước lượng con số này sẽ là từ 200
triệu đồng cho đến hàng tỷ đồng. Việc thua lỗ quá nhiều đã làm cho các doanh nghiệp
chủ các cây xăng cạn vốn, thậm chí họ còn phải dè chừng, đi vay lãi ngày để có tiền
nhập hàng, chính vì thế làm cho lượng nhập hàng ngày một ít đi, dẫn đến tình trạng
khan hiếm xăng ngày càng nghiêm trọng.
Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 bổ sung sửa đổi Nghị định
83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính xác định chi phí kinh doanh
định mức, lợi nhuận định mức theo từng năm để Bộ Công thương áp dụng tính giá cơ
sở xăng dầu. Nhưng Hiệp hội xăng dầu Việt Nam lại cho rằng trong cấu thành giá
xăng dầu bao gồm chi phí định mức, lợi nhuận định mức đã áp dụng từ rất lâu nên
không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại nữa. Đồng thời cùng với bối cảnh thị trường

6
xăng dầu thế giới tăng cao đi song với việc cắt giảm chi phí chiết khấu, các công ty
kinh doanh xăng dầu phải xác định kinh doanh không có lãi, cùng với việc Nhà nước
giảm thuế, thì mới giảm giá được cho người dân.
Không khó để có thể bắt gặp được những cây xăng phải treo biển thông báo “hết
xăng” hoặc chỉ bán một mức xăng nhất định trong mấy hôm trở lại đây. Thông qua
kiểm tra, rà soát thì phát hiện đa số các cây xăng dừng bán hay chỉ bán một lượng nhất
định là do “găm xăng”, họ chờ thời điểm giá xăng tăng và ổn định trở lại mới bán ra
thị trường để có thể thu lại lợi nhuận đã mất. Cũng chính vì chịu đựng thiệt hại quá
nhiều nên họ đã phải cắt bớt đi những chi phí khác, có thể thấy rõ là các cây xăng đã
giảm bớt đi phần nhân sự của mình lại. Mỗi cây xăng bây giờ chỉ có một đến hai nhân
viên đứng làm việc, mà người dân thì lại đổ xô đi mua đã dẫn đến tình trạng các cây
xăng không phục vụ kịp, gây chật kín, tắt nghẽn, người dân phải xếp hàng để có thể
mua được xăng. Lúc trước, chỉ cần đợi từ 3 đến 5 phút là có thể đổ được xăng, còn bây
giờ phải đợi rất lâu mới có thể đổ được, gây ảnh hưởng trực tiếp lên giờ giấc sinh hoạt
của công dân trong nước.
II. Ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính sách điều hành của chính phủ Việt
Nam
Tình hình giá xăng dầu trên thế giới biến động liên tục, kéo theo hậu quả khiến cho
chuỗi cung ứng xăng dầu giữa các quốc gia, khu vực gặp nhiều vấn đề. Do đó, có thể
nói, giá dầu tăng cũng được xem là một nguyên nhân chính dẫn đến nhiều hệ quả đối
với nền kinh tế Việt Nam. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, tỉ lệ tăng trưởng GDP
cũng như tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia.
Cụ thể, giá dầu tăng làm mức độ lạm phát gia tăng cùng chiều. Xăng dầu là một trong
những nguồn nguyên liệu đầu vào chính của các ngành sản xuất. Hơn nữa, xăng dầu là
nguồn nguyên liệu ít co giãn do giá, do đặc tính vận hành máy móc, thiết bị, dây chuyền
sẵn có. Đứng trước hiện tượng giá xăng dầu gia tăng, các doanh nghiệp sản xuất một là
sẽ cắt giảm sản lượng xăng dầu, đồng nghĩa thu hẹp sản xuất hoặc là sản xuất như mức
cũ với chi phí cao hơn do giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng.

7
Đối với việc thu hẹp sản xuất, tình trạng này còn có thể xảy ra một cách hàng loạt
nếu như chính phủ không có sự can thiệp vào giá nguyên liệu. Các doanh nghiệp do
không chắc chắn về giá dầu có thể biến động liên tục trong tương lai, cũng sẽ e ngại
việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Do đó tổng sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản
xuất ra không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng như trước, thậm chí có thể suy giảm.
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, sẽ khiến giá thành phẩm của các sản phẩm
thay đổi cùng chiều hướng để bảo toàn lợi nhuận cho nhà sản xuất. Từ đó, nhìn rộng ra,
thì mức giá chung của nền kinh tế sẽ gia tăng đồng thời gây ra “lạm phát do chi phí
đẩy”.

Mặt khác, có thể nói trên trường thương mại quốc tế, các sản phẩm trong nước của
nước ta có ưu thế cạnh tranh về giá cả so với các nước bạn. Đây chính là yếu tố mũi
nhọn góp phần nâng cao khả năng xuất khẩu của nước ta, tạo ra nguồn thu ngoại hối,
cũng như tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, kể từ khi các cuộc khủng hoảng năng lượng
trên thế giới xảy ra, giá xăng dầu – một nguồn đầu vào nguyên liệu chính – tăng cao,
khiến cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao. Từ đó, lợi thế giá rẻ của hàng hóa nước ta
cũng bị đe dọa nặng nề.

Trước khó khăn đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện một số giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động của giá xăng dầu tăng cao đối với nền kinh tế quốc gia đang
trong giai đoạn phụ hồi sau đại dịch. Các nhóm giải pháp này tuy đa dạng nhưng chỉ có
thể kiềm chế tạm thời việc giá nguyên liệu tăng cao, chứ không thể nào khiến giá xăng
dầu đi ngược lại so với giá thế giới hiện nay.
Đầu tiên, giá xăng dầu liên tục biến động, thế nên việc áp nhiều loại thuế lên mặt
hàng đặc biệt này chính là một trong những cách quản lý, điều tiết tiêu dùng và giá cả
hợp lý. Giải pháp này không chỉ có ở tại Việt Nam, mà ở đại đa số các quốc gia khác
điều được áp dụng. Mức giá được cộng thêm các loại thuế suất như thuế xuất – nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,… tạo nên một mức giá cơ sở cho
mặt hàng xăng dầu. Trước tình hình giá xăng dầu biến động mạnh như hiện nay, tại Việt
Nam, các giải pháp cắt giảm, làm nhẹ gánh nặng từ thuế, điều chỉnh lại mức giá cơ sở

8
hợp lý đối với giá xăng dầu đã được Quốc hội xem xét thông qua. Đây là một việc làm
kịp thời và đúng đắn nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước ta. Cụ thể, sau kỳ họp Quốc hội thứ
4 khóa XV, thuế tiêu thụ đặc biệt và cả thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu được giảm
50% trong 6 tháng tiếp theo. Điều này góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá sản phẩm
để đạt được mức giá tốt hơn cho người tiêu dùng trong nước và cạnh tranh hơn trên
trường quốc tế. Bên cạnh đó, giá hàng hóa trong nước rẻ đi sẽ tác động tích cực đến chỉ
số CPI trong nước, góp phần kiềm chế được nguy cơ lạm phát hiện nay. Theo Báo
Chính phủ, các biện pháp giảm thuế như trên sẽ giúp giảm mức CPI bình quân năm
2022 khoảng 0,15%. Về phía chính phủ, việc cắt giảm thuế như hiện nay sẽ chắc chắn
ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Cụ thể, nguồn thu ngân sách sẽ giảm
12.186 tỷ đồng trong vòng 6 tháng thực hiện nghị quyết trên. Thế nhưng, việc nhà nước
hi sinh phần thu ngân sách này để đánh đổi việc liền mạch trong chuỗi cung ứng, không
chỉ đối với ngành xăng dầu mà còn đối với các ngành sản xuất khác.
Bên cạnh đó, Quỹ bình ổn xăng dầu cũng là một giải pháp đã được nhà nước đưa vào
sử dụng từ lâu. Quỹ bình ổn trích một phần giá xăng dầu để dự trữ nhằm giảm tác động
của việc giá xăng dầu thay đổi bất ngờ và đột biến. Đây cũng là một trong những chìa
khóa, công cụ đầu tiên để giảm áp lực lạm phát khi làm chậm tốc độ tăng giá của xăng
dầu, cũng như CPI tăng theo. Thế nhưng, trải qua các đợt thay đổi giá, Quỹ bình ổn này
vẫn bộc lộ khá nhiều thiếu sót. Nên cần phải xem xét điều chỉnh mạnh mẽ công cụ này,
nhằm góp phần giảm áp lực lên giá xăng trong nước.
Tiếp đến, Nhà nước cũng cần phải đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo được an ninh
năng lượng trong nước. Tuy là một trong những nước xuất khảu dầu thô, thế nhưng Việt
Nam cũng đang phải nhập khẩu rất nhiều xăng dầu thành phẩm. Bằng chứng là việc chỉ
trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu 4 tỷ USD đối với mặt hàng xăng dầu. Do
vậy, với việc linh hoạt điều hành 2 nhà máy dầu hiện nay của nước ta là nhà máy lọc
dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nước ta đặt mục tiêu tự chủ phần lớn nhu
cầu trong nước. Điều này sẽ làm giảm nhẹ tác động của giá dầu xuất khẩu lên nền kinh
tế khá nhiều.

9
10
KẾT LUẬN

11
12

You might also like