You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TỔNG QUÁT VÀ ĐỔI


MỚI SÁNG TẠO

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Sự kiện lạm phát đỉnh điểm của năm 2022

Học phần: Các nguyên lý của kinh tế học


Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Kiều Anh
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Kim Hồng
Lớp: QTKD22DH1

Khánh Hòa, tháng 03 năm 2023


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Mục lục

Chương I: Mở đầu

1: Lý do chọn đề tài

Chương II: Nội dung

1. Lạm phát là gì?

2. Thực trạng vấn đề lạm phát và nguyên nhân:

3. Nguyên nhân chỉ số lạm phát ở Việt Nam không tăng:

4. Các nhân tố gây áp lực lạm phát ở Việt Nam:

5. Giải pháp kiềm chế lạm phát:

Chương III: Kết luận

Tài liệu tham khảo


Chương I. Mở đầu

1. Lý do nghiên cứu đề tài:

- Hầu như nước nào cũng biết lạm phát đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều trong suốt
năm qua, có nhiều nước đã và đang suy tính làm thế nào để lạm phát không tiếp tục tăng.
Nhưng trong năm 2022 đã có một sự kiện sảy ra khiến cho cuộc lạm phát năm đó tăng lên
mức cao nhất trong suốt 60 năm qua.

- Năm 2022, giữa Nga và Ukranie đã có cuộc chiến xung đột tạo thành nhiều nguyên
nhân khiến lạm phát tăng lên thời bấy giờ.

- Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân từ đâu khiến lạm phát tăng cao? Trong 2022 lạm phát
toàn Thế Giới đã có những sự chênh lệch như thế nào? Lạm phát thế giới năm ấy có tác
động mạnh mẽ tới Việt Nam hay không? Và chính phủ đã đưa là chính sách gì để kiềm
chế sự lạm phát leo thang?

- Bài tiểu luận này sẽ giúp cho mọi người tìm được câu trả lời!!!

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Chương II. Nội dung

1. Lạm phát là gì?

- Lạm phát là  sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời
gian và sự mất giá trị của đồng tiền. 

2. Thực trạng vấn đề lạm phát và nguyên nhân:

* Thực trạng:

- 2022 Việt Nam nhập khẩu gần 8,9 triệu tấn xăng, dầu – tương đương với số giá là 9 tỷ
USD, tăng gần 4,9 tỷ USD so với năm 2021. Việt Nam đã chi một số tiền lớn để nhập
khẩu xăng về lúc bấy giờ là bởi nhu cầu sản xuất tăng cao, chuỗi cung ứng toàn cầu bị
đứt gãy do cuộc chiến xung đột giữa Nga – Ukraine nên nguồn cung bị thiếu hụt khiến
lạm phát bấy giờ tăng ở nhiều nơi.

- Đỉnh điểm là vào tháng 7/2022 lạm phát đồng tiền Euro tăng 8,9%, lập kỷ lục cao gấp
hơn 4 lần so với mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng Trung Ương Châu Âu.

+ Thái Lan tăng 7,61%

+ Hàn Quốc tăng 6,3%

+ Indonesia tăng 4,9%

+ Nhật Bản tăng 2,6%

+ Trung Quốc tăng 2,7%

ꜝ Mức cao nhất kể từ năm 2008

* Nguyên nhân lạm phát toàn thế giới trong năm 2022:

- Tắc nghẽn chuỗi cung ứng do nhu cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19

Sau khi khắc phục thành công đại dịch thì tổng nguồn cầu của nền kinh tế tăng lên.
Bởi việc triển khai đóng góp hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu lớn và tăng đột biến nên
đã tạo ra nguồn áp lực lớn, dẫn đến áp lực lạm phát lớn lên. Nhiều nền kinh tế quy
mô lớn đã sử dụng gói tài khóa hơn 10.400 tỷ USD để kích thích nền kinh tế phục
hồi nên đây cũng được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy lạm phát của toàn
thế giới tăng cao, vì tổng cầu đang tăng nên đã kéo theo giá của những nguyên vật
liệu tăng theo. Từ đó việc lạm phát đã sảy ra.

- Thiếu hụt nguồn lao động

Sau khi khắc phục được đại dịch thì đã có nhiều doanh nghiệp đã phục hồi và việc
thiếu nguồn lao động cũng khiến cho các doanh nghiệp phải chi trả thêm tiền để
thu hút, tuyển dụng và đào tạo lại lao động.

- Nhu cầu dịch chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa

Chi tiêu Hàng hóa tăng đáng kể bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sau khi
dịch được khống chế thì người dân đã ăn uống bên ngoài nhiều hơn, các hoạt động
vui chơi, giải trí, du lịch lợi dụng điểm này để đẩy giá hàng hóa và dịch vụ lên cao
nên từ đó tạo ra cuộc lạm phát lớn. Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên
hợp quốc (FAO), giá hàng hóa thế giới đã tăng cao nhất trong 60 năm qua (1962 –
2022). Vì giá lương thực thế giới tăng nên cũng đã tạo ra áp lực lạm phát tăng
theo.

- Xung đột giữa Nga – Ukranie khiến cho chuỗi cung ứng bị đình trệ

Nga và Ukranie là một trong những nhà cung ứng xuất khẩu về lương thực, thực
phẩm, năng lượng lớn nhất, ngoài ra hai nước cũng thuộc nguồn cung về những
nguyên vật liệu chủ chốt trong việc sản xuất tạo nên thiết bị điện tử như: Niken,
neon, krypton, nhôm và palladium.

Vì giữa hai nước sảy ra xung đột nên chuỗi sản xuất thiết bị điện tử bị gián đoạn.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và WB đã tiếp tục dự báo
tăng trưởng kinh tế và nâng mức rủi ro lạm phát leo thang. Năm 2022, GDP toàn
cầu đạt 3%, dưới mức dự đoán trước đó là 4,5% GDP.
3. Nguyên nhân chỉ số lạm phát ở Việt Nam không tăng:

Mặc dù lạm phát ở thế giới tăng cao nhưng chỉ số lạm phát ở Việt Nam vẫn dưới 4% là
nhờ những yếu tố cộng hưởng như sau:

* CPI mỗi nước là khác nhau

Ở các nước Châu Âu, chi tiêu tập trung lớn nhất là ở nhóm nhà ở, ga, điện,
giao thông, vui chơi, giải trí, khí đốt, mà trong cuộc chiến giữa Nga và
Ukranie đã khiến giá dầu thô, khí đốt tự nhiên vốn đã cao nay còn cao hơn
nên mức chi phí tiêu dùng khí đốt tăng. Ở Việt Nam những hàng hóa, lương
thực, thực phẩm đã chiếm 40% trong rổ chi tiêu hàng hóa. Vì vậy mức giá
chi tiêu tiêu dùng của Mỹ và các nước phương Tây cao hơn nhiều so với
Việt Nam.

* Hoạt động sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm ở Việt Nam luôn được đảm bảo

Việt Nam là nước chuyên xuất khẩu thực phẩm chứ không phải nhập khẩu
nên bị ít tác động về giá cả khi cả thế giới tăng. Do Việt Nam sản xuất đủ
lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân nên giá cả ổn định. Thậm chí,
nhóm thực phẩm giảm 1,2% (quý I/2022 ), nhờ đó giảm áp lực lạm phát
tăng cao và giảm 0,26% trong nhóm thực phẩm.

* Chủ động trong điều hành tỷ giá

Để chủ động ứng phó với các thách thức, áp lực về lạm phát tăng cao, Việt
Nam đã nhanh chóng ban hành các chính sách giúp ổn định hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực lên mặt bằng
giá như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số nhóm hàng hóa, dịch
vụ từ 10% xuống còn 8%; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với
nhiên liệu bay; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm
2022.

* Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi


Việt Nam là một trong những nước có lịch sử kiểm soát lạm phát trong 7
năm liền (2015 – 2021) đạt CPI dưới 4% và có tới 9 năm xuất siêu trong
giai đoạn (2011 - 2021).  Việt Nam trong 2 năm dịch Covid-19 (2020 -
2021) vẫn đạt tăng trưởng dương (2,9% GDP năm 2020 và 2,58% GDP
năm 2021) đã giúp tạo dư địa cho Chính phủ kiểm soát lạm phát. Đồng tiền
Việt Nam ổn định nhất khu vực trong khi đồng tiền các nước mất giá
khoảng 1 - 5% so với đồng USD. Nhờ những yếu tố vĩ mô thuận lợi và sự
điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý, hiệu quả của NHNN giúp ổn
định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm chế lạm phát.

4. Các nhân tố gây áp lực lạm phát ở Việt Nam:

* Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập
khẩu từ bên ngoài

Lạm phát là vấn đề toàn cầu. Trong khi nền kinh tế Việt Nam có độ mở
lớn7, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu,
nên chịu áp lực lạm phát. Với độ mở lớn, hội nhập sâu, rộng với các nền
kinh tế thế giới, áp lực lạm phát sẽ đến ở cả phía cung và phía cầu. 

* Giá nguyên, nhiên vật liệu tăng. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng

Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%.
Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu phục vụ sản
xuất nên việc nhập khẩu nguyên, nhiên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng
đến chi phí, giá thành, làm tăng chi phí cho sản xuất của doanh nghiệp và từ
đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng cao, tạo áp lực lạm phát của
nền kinh tế.

* Tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng khi tổng cầu lại tăng đột biến, nhiều
quốc gia bắt đầu phục hồi kinh tế nên nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu, vật
tư, linh phụ kiện và hàng hóa tiếp tục tăng là nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng
cao.

* Áp lực lạm phát toàn cầu tăng cao

Nhiều nền kinh tế lớn thế giới đã sử dụng khoảng 16,9 nghìn tỷ USD phân bổ
chống đại dịch và kích thích kinh tế phục hồi, phát triển khiến giá trị đồng tiền của
hầu hết các quốc gia giảm giá. Đó cũng là nhân tố thúc đẩy lạm phát trên thế giới
tăng cao. Tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết
yếu của Việt Nam tăng. 

5. Giải pháp kiềm chế lạm phát:

* Kiểm soát nguồn cung xăng dầu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá

Áp lực lạm phát năm 2022 do thiếu hụt nguồn cung để đáp ứng tổng cầu, đặc biệt
là cung về xăng dầu. Xăng dầu tăng 60% (6/2022) gây áp lực lạm phát lớn. Do đó,
giải pháp trước hết phải kiểm soát nguồn cung xăng dầu. Mở rộng năng lực kho dự
trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của
giá xăng dầu thế giới đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Cần dự trữ xăng dầu
bằng hàng chứ không phải bằng tiền nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

* Đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng

Để kiềm chế lạm phát, cần đảm bảo đủ cung hàng hóa, tránh tình trạng tăng giá bất
thường. Tăng cường quản lý thị trường; đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung
của từng nhóm nguyên vật liệu trong mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị
trường, một khu vực trong bối cảnh Mỹ và châu Âu áp dụng nhiều lệnh trừng phạt
Nga.

* Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu cần thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa
kết hợp chặt chẽ. Đảm bảo cung ứng kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng
không chủ quan với rủi ro lạm phát. Chính sách tiền tệ phải thực hiện theo sát diễn
biến kinh tế vĩ mô và các gói giải ngân để đưa ra giải pháp thực tế.

* Bãi bỏ các quy định không hợp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính
để thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Xóa bỏ các quy định không hợp lý
nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình
đẳng, thông thoáng.

* Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tránh tác động tâm lý kỳ vọng

Thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và
rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ
thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm
lý từ thông tin sai lệch gây ra.
Chương III. Kết Luận

Nghị quyết số: 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát lạm
phát. Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kiềm chế Lạm phát là mục tiêu cơ
bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa và
hiện đại hóa của nước ta trong thời gian tới. Lạm phát tăng cao tác động tới rất nhiều vấn
đề như: Thu nhập thực tế của người dân, lãi suất của thị trường, phân phối thu nhập giữa
những người lao động, v.v. Vì vậy hạn chế những tác động của lạm phát được coi là vấn
đề quan trọng tiên quyết Nói chung của các nước trên thế giới và của nền kinh tế - xã hội
Việt Nam nói riêng tiếp tục thực hiện tinh thần của Nghị quyết số: 11/NQ-CP ngày
24/2/2011 của Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an
ninh xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy lùi lạm
phát sẽ đem lại sự ổn định vĩ mô, là cơ sở để tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định xã
hội.
Tài liệu tham khảo

* Việt Nam chi gần 9 tỷ nhập khẩu xăng dầu: https://vnexpress.net/viet-nam-chi-gan-9-


ty-usd-nhap-khau-xang-dau-nam-2022-4563918.html

* Kiềm chế lạm phát: Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô:


https://tapchinganhang.gov.vn/kiem-che-lam-phat-muc-tieu-on-dinh-kinh-te-vi-
mo.htm#:~:text=%C4%90%E1%BB%83%20ki%E1%BB%81m%20ch%E1%BA%BF
%20l%E1%BA%A1m%20ph%C3%A1t,an%20to%C3%A0n%20v%C3%A0%20th
%E1%BA%ADn%20tr%E1%BB%8Dng.

* Lạm phát thế giới năm 2022 và tác động đến Việt Nam:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM263689&dID=266438

* Tỷ lệ Lạm phát của Việt Nam: https://solieukinhte.com/ty-le-lam-phat-viet-nam/

* Loạt nguy cơ hiện hữu, lạm phát có thể chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn:
https://vneconomy.vn/loat-nguy-co-hien-huu-lam-phat-co-the-chuyen-sang-trang-thai-rui-
ro-cao-hon.htm

* Tiểu luận kinh tế vĩ mô: https://123docz.net/document/568363-tieu-luan-kinh-te-vi-


mo.htm

You might also like