You are on page 1of 11

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 3


PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. PHÂN TÍCH TÌNH HINH KINH TẾ VĨ MÔ: TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ..4
A. Tình hình kinh tế vĩ mô quốc tế............................................................................4
B. Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước......................................................................4
II. PHÂN TÍCH NGÀNH...............................................................................................6
III. PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU............................................................7
A. Phân tích cổ phiếu MBB........................................................................................7
B. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU MBB TRONG TƯƠNG LAI.......................................12
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................15
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Phân tích nền kinh tế vĩ mô
1. Tình hình kinh tế thế giới
Nền kinh tế chưa hoàn toàn bình phục sau đại dịch Covid-19, năm 2022 ghi nhận kỳ
vọng tăng trưởng toàn cầu liên tục giảm và viễn cảnh thực tế năm 2023 còn có thể bi
quan hơn nữa.
Hoạt động kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc suy thoái trên diện rộng và mạnh
hơn dự kiến. Lạm phát toàn cầu cao chưa từng thấy trong vài thập kỷ qua, tăng từ
4,7% vào năm 2021 lên 8,8% vào năm 2022, dự kiến giảm xuống 6,5% vào năm 2023
và 4,1% vào năm 2024. Chi phí năng lượng tăng cao là lực cản lớn đối với tăng
trưởng thu nhập và sản suất. Chi phí vốn tăng lên gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu
tư. Lạm phát làm giảm sức tiêu dùng của người dân, sức mua của người dân toàn cầu
giảm dẫn đến sản xuất thế giới thu hẹp do không có đơn hàng. Theo công bố của Cơ
quan Thống kê của EU (Eurostat) ngày 06/01/2023, tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng
tiền chung châu Âu (Eurozone) dù giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp, nhưng vẫn còn
9,2% trong tháng 12/2022 so với mức 10,1% trong tháng 11/2022 và tháng 10 là
10,6%, cao gấp 5 lần so với mục tiêu lạm phát mà Ngân hàng Trung Ương châu Âu
(ECB) đề ra.
Đồng USD đã tăng mạnh so với các loại tiền tệ khác trên thế giới. Đây là tin tốt lành
với người Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn các nền kinh tế khác lại đang chật vật vì đà tăng
của đồng bạc xanh. Sự tăng giá của đồng USD gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền
kinh tế theo những cách khác nhau, như làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao,
càng làm gia tăng áp lực lạm phát. Theo Bloomberg, các quốc gia phụ thuộc vào nhập
khẩu lương thực đang phải vật lộn trước tình hình lãi suất cao, đồng USD tăng vọt và
giá hàng hóa tăng. Khi USD tăng giá, việc thanh toán hàng hóa định giá bằng đồng
bạc xanh tại những nước này trở nên khó khăn hơn. Khan hiếm lương trở thành vấn
đề đáng quan ngại hơn bao giờ hết.
Về tổng thể, dự báo năm 2023 là năm kinh tế thế giới có nhiều khó khăn hơn năm
2022 gắn với áp lực lạm phát, nợ công, nợ xấu cao, trong khi suy giảm tổng cầu tiêu
dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự đứt gãy các chuỗi kinh tế và thị trường thương
mại truyền thống ở châu Âu; đặc biệt, thị trường năng lượng vẫn diễn biến bất thường
và tạo nhiều tình huống khó lường cho tất cả các nước, kể cả xuất và nhập khẩu dầu
mỏ.
2. Tình hình kinh tế trong nước và khu vực
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng
yếu và lạm phát cao kéo dài, Đông Nam Á là một khu vực hiếm hoi nhìn thấy sự lạc
quan, với các nền tảng cơ bản vững chắc, tốc độ tăng trưởng nhanh và một tương lai
tươi sáng. Báo cáo cập nhật tháng 12 của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho
biết, tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á trong năm nay đã được nâng lên 5,5% từ
mức 5,1%, tăng trưởng GDP của khu vực từ 4,9% lên 5,1%. Lạm phát tại các nước
ASEAN dự kiến ở mức 5,1% trong năm nay, thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên
thế giới. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có mức tăng
trưởng dương 2 năm liên tục bất chấp bị đại dịch COVID-19 hoành hành, lần lượt là
2,9% cho năm 2020 và 2,58% vào năm 2021. Là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng
cao nhất Đông Nam Á. Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng nền kinh
tế Việt Nam đã đạt được nhiều con số đáng chú ý như sau:
GDP đạt 409 tỷ USD: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên quy mô
GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD. Ước tính GDP năm nay tăng 8,02% so với năm
trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn
2011 - 2022.
FDI thực hiện cao nhất 5 năm: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt
Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.
CPI đạt mục tiêu: Dù năm 2022, nhiều nền kinh tế lớn còn phải chịu mức lạm phát 2
con số, Việt Nam vẫn kiểm soát lạm phát thành công. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình
quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022,
CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 732,5 tỷ USD: Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu 732,5 tỷ USD cùng mức xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước 3,32 tỷ USD) là
rất ấn tượng.
Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%. Trước tình hình nhiều thị
trường xuất khẩu truyền thống lớn giảm sút đơn hàng do kinh tế suy giảm, giới
chuyên gia đánh giá Việt Nam sẽ cần tập trung nỗ lực khai thác các lực đẩy khác từ
tiêu dùng nội địa và thị trường mới.
II. Phân tích ngành, công ty
II.1Phân tích ngành
a. Ngành thép
Là ngành chu kỳ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế.
Trong giai đoạn nửa đầu năm, thị trường đã chứng kiến sự tăng vọt của giá các mặt
hàng nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thép trước hàng loạt rủi ro về nguồn
cung. Điều này đã đẩy giá thép thế giới nói chung và giá thép nội địa nói riêng liên
tục tăng cao. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chi phí sản xuất hạ nhiệt đáng kể đã giúp
biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép khởi sắc hơn so với giai đoạn trước. Dư địa
tăng giá bán và nâng cao năng lực cạnh tranh của thép Việt Nam còn nhiều. Bởi thời
điểm này các quốc gia trên thế giới đều đang đẩy mạnh xây dựng các công trình sau
một thời gian dài "trầm lắng" vì chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, sản
xuất và xuất khẩu thép xây dựng lại đang là thế mạnh chính của Việt Nam.
Theo chuyên các gia ngành thép, đây có thể sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động thương mại
quốc tế của ngành thép trong nước trong việc tìm kiếm thêm các đối tác tiềm năng,
mở lối đi rộng hơn cho hoạt động xuất khẩu. Dự báo về tình hình thị trường thép
trong năm 2023, một số chuyên gia cho rằng, việc cạnh tranh gay gắt tại thị trường
nội địa, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh
hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong
ngành.
b. Ngành dầu khí
Là ngành chu kỳ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế.
Dòng chảy Dầu khí trên thế giới được tái định hướng do tác động của cuộc chiến
tranh Nga-Ukraine. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí đều ghi
nhận kết quả kinh doanh ở mức kỷ lục. Nguồn cung dầu thô thế giới đã quay về gần
mức trước dịch trong khi nhu cầu được dự báo sẽ giảm trong bối cảnh triển vọng kinh
tế thế giới trong năm 2022 và 2023 không mấy tươi sáng do lạm phát và căng thẳng
địa chính trị leo thang.
c. Ngành thực phẩm, đồ uống
Là ngành phòng thủ, ít chịu tác động bởi chu kỳ kinh doanh thông thường.
Mức tiêu thụ bình quân năm 15% GDP và xu hướng tăng đến hai nguồn chính: cầu
tiêu dùng tăng sau dịch và xu hướng dịch chuyển từ kênh truyền thống sang hiện đại.
Thị trường cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh, danh tiếng công ty ảnh hưởng đến
hành vi khách hàng. Để trụ vững, công ty phải đổi mới để thích ứng, nắm bắt xu
hướng tiêu dùng mới. Nhiều công ty mạnh dạn đầu tư, đặc biệt công ty ngành bán lẻ
với lợi thế sẵn các kênh bán hàng.
Tiềm năng tăng trưởng: tỷ lệ dân số trẻ cao, thu nhập cải thiện và thói quen mua sắm
thực phẩm chế biến sẵn, sự phong phú sản phẩm và nguyên liệu thô, đa dạng hóa kênh
bán hàng. Theo BMI, tổng chi tiêu hộ gia đình Việt Nam có xu hướng tăng trong 2022
- 2025.
d. Ngành đầu tư công
Đầu tư công được đánh giá là nhóm ngành “dẫn đường” thị trường, là động lực quan
trọng cho tăng trưởng. Đặc biệt, đầu tư công là cánh tay trợ lực cho ngành xây dựng
hạ tầng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất định, khiến nhiều động lực tăng
trưởng suy giảm. Năm 2022, nhiều dự án đã được triển khai quyết liệt và đã được đưa
vào sử dụng như đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn; La Sơn - Túy
Loan; Vân Đồn - Móng Cái, Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Thủ Thiêm 2. Tuy nhiên
tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến tháng 11/2022 chỉ đạt 52,43% kế hoạch. Tỷ lệ
tình trạng giải ngân thấp vẫn tiếp tục diễn ra làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, lãng phí
nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực đến việc triển khai
các chính sách tài khóa tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang chịu tác động của
đại dịch Covid-19. Năm 2023 sẽ là năm bản lề các dự án đầu tư công được đẩy mạnh
sau khi bị đình trệ bởi dịch Covid – 19, giá nguyên vật liệu tăng cao. Số vốn kỳ vọng
sẽ được giải ngân mạnh, trong đó vốn chi phát triển hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất
e. Ngành dược phẩm
Ngành ít chịu ảnh hưởng kinh tế, là hàng hóa thiết yếu, ổn định.
Mức tăng trưởng 14%, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6% trong giai đoạn
2018-2020.
Thác thức: Mức độ canh tranh khốc liệt khi số lượng bệnh viện, quầy thuốc tư nhân
mọc lên ngày càng nhiều; nguồn nguyên vật liệu chưa chủ động, chủ yếu nhập khẩu
từ nước ngoài; thị trường nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước
đặc biệt là khi xảy ra đại dịch; thói quen người tiêu dùng “sính ngoại”.
Tiềm năng tăng trưởng: Dân số đông và đang bước vào giai đoạn “già hóa”; thu nhập
người dân ngày càng tăng, chi tiêu cho các sản phẩm về sức khỏe ngày càng được
chú trọng; thời tiết, khí hậu thay đổi làm gia tăng số lượng bệnh nhân; sau dịch, nhu
cầu về các loại thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng cao; ứng dụng
công nghệ số vào trong kinh doanh ngày càng được đẩy mạnh.
 Đánh giá: Ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam là một thị trường đầy
hứa hẹn để phát triển ở Châu Á với nhu cầu ngày càng cao nhờ dân số ngày
càng tăng, thu nhập được cải thiện, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và các
điều kiện môi trường. Tuy nhiên, thiếu sự phát triển và đầu tư thích hợp là
những mối quan tâm chính đối với ngành công nghiệp dược phẩm của đất
nước. Để nâng cao hiệu quả các tiêu chuẩn của ngành dược trong nước, các
công ty và cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ cần dựa vào sự chuyển giao kiến
thức, kỹ năng và nguồn lực từ các đối tác nước ngoài.
II.2Phân tích và định giá cổ phiếu
II.2.1 Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm
2/9, thành lập ngày 02/9/1974. Sau vài lần thay đổi tên gọi và hình thức hoạt động,
ngày 02/9/2004, Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang cổ phần hóa và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Ngày 21/12/2006, cổ phiếu của công ty chính
thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán DHG.
II.2.2 SWOT công ty
Điểm mạnh - Là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam, tiềm
năng nguồn lực tài chính chính mạnh, kinh doanh hiệu quả
- Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm
huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm xã hội cao
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và hệ thống
quản trị hiện đại
- Hệ thống phân phối rộng nhất Việt Nam. Quản lý bán hàng,
phương pháp bán hàng và hoạt động Marketing chuyên
nghiệp
Điểm yếu - Chưa dành nhiều ngân sách nghiên cứu cho các sản phẩm
mới (nguyên liệu và công thức mới) do ngành công nghiệp
phụ trợ tại Việt Nam còn bị hạn chế
- Chưa đáp ứng hoàn thiện các yêu cầu theo thông lệ quốc tế
Cơ hội - Kinh tế Việt Nam phát triển, thu nhập và trình độ văn hóa
tăng, người dân ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe và sắc đẹp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp dược
phát triển
- Nhà nước và pháp luật ngày càng tạo điều kiện giúp các
doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, sản phẩm chất lượng
cao,… phát huy lợi thế, mở ra nhiều cơ hội tự chủ trong sản
xuất kinh doanh
- Tận dụng các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết, nhận
chuyển giao công nghệ, mua các đề tài khoa học, thuê nghiên
cứu
- Dân số đông với tốc độ già hóa nhanh, môi trường ô nhiễm,
tỷ lệ bệnh tật tăng cùng với chi tiêu cho thuốc và thực phẩm
chức năng tăng mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho các
doanh nghiệp dược phẩm
Thách thức - Nguồn nguyên vật liệu chưa tự chủ, chủ yếu nhập khẩu từ
nước ngoài.
- Mức độ cạnh tranh ngày càng cao, cả trong và ngoài nước
- Biến động tỷ giá ảnh hưởng bất lợi đến chi phí nhập khẩu
nguyên vật liệu
- Thói quen tiêu dùng “sính ngoại”
II.2.3 Phân tích báo cáo tài chính công ty
Theo đó, trong báo cáo tài chính quý 4 năm 2022 của Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang (HoSE: DHG), ghi nhận tính khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty. Các số liệu trong báo cáo tài chính đa số đều thay đổi tích cực so với cùng kỳ
quý hoặc năm trước đó.
a. Bảng cân đối kế toán
Về tài sản, tài sản ngắn hạn của Dược Hậu Giang tăng gần 500 tỷ đồng từ 3.720 tỷ
đồng (thời điểm 31/12/2021) lên 4.218 tỷ đồng vào ngày cuối cùng của năm 2022.
Chỉ tiền mặt có giảm so với kỳ cùng năm trước. Các tiểu mục còn lại trong tài sản
ngắn hạn đều tăng. Tiền giảm từ 36,9 tỷ đồng xuống 34 tỷ đồng trong vòng một năm.
Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 2.110 tỷ đồng lên 2.355 tỷ đồng. Các khoản phải
thu ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2021 là 488 tỷ đồng đã tăng lên 550 tỷ đồng tại ngày
31/12/2022. Tài sản cũng tăng hơn 50 tỷ đồng; tăng từ 893 tỷ đồng hồi cuối năm 2021
lên 949 tỷ đồng vào ngày cuối cùng của năm 2022. Tài sản cố định tăng từ 767,9 tỷ
đồng lên 787,3 tỷ đồng. Tài sản dở dang dài hạn hay tài sản dài hạn khác cũng tăng.
Riêng khoản mục bất động sản đầu tư của Dược Hậu Giang có giảm. Tính chung tổng
tài sản thì Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tăng từ 4.614 tỷ đồng lên 5.168 tỷ đồng,
tương đương khoảng 550 tỷ đồng trong một năm.
Về nợ phải trả, Dược Hậu Giang cũng ghi nhận tăng, từ 824,5 tỷ đồng hồi 31/12/2021
lên 876,6 tỷ đồng vào thời điểm ngày 31/12/2022. Khoản phải trả người lao động
cũng tăng từ 162,2 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, nợ dài hạn
có giảm khoảng 1,8 tỷ đồng, từ 66,8 tỷ đồng (cuối 2021) xuống 65 tỷ đồng vào cuối
2022.
Vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính quý 4/2022 của Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang cũng cho thấy con số dương. Chênh lệch giữa hai thời điểm báo cáo là dương
500 tỷ đồng, tăng từ 3.790 tỷ đồng lên 4.291 tỷ đồng.
Như vậy, tổng nguồn vốn của DHG có thêm hơn 550 tỷ đồng. Cụ thể, thời điểm
31/12/2021 công ty này ghi nhận tổng nguồn vốn là 4.614 tỷ đồng, đến 31/12/2022 là
5.168 tỷ đồng.
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Về kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ riêng quý 4/2022, DHG có doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ đã đạt 1.459 tỷ đồng, tăng khoảng 200 tỷ đồng so với cùng kỳ
2021. Lũy kế cho cả năm 2022, DHG ghi nhận 5.181 tỷ đồng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ; trong khi đó con số này ở cuối năm 2021 là 4.522 tỷ đồng.
Doanh thu thuần tại kỳ 3 tháng kết thúc ngày 31/12/2022 của DHG đạt 1.330 tỷ đồng,
cùng kỳ 2021 là 1.093 tỷ đồng. Lũy kế tương ứng năm 2022 là 4.676 tỷ đồng, còn
năm 2021 là 4.003 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của Dược Hậu Giang tăng 211 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán của công ty này chiếm khoảng 50% doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Cụ thể, giá vốn hàng bán quý 4/2022 là 709 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2022
là 2.418 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cả năm 2022 tăng khoảng 400 tỷ đồng so với 2021
do doanh thu bán hàng tăng.
Chi phí lãi giảm so với thời điểm quý 4/2021 và cả năm 2021. Theo đó, quý 4 năm
2022, DHG tốn 398 triệu đồng cho chi phí lãi vay, trong khi cùng thời kỳ năm 2021 là
1,8 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, chi phí lãi vay của Dược Hậu Giang là 12,5 tỷ đồng
nhưng năm 2021 là 12 tỷ đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý 4/2022 có giảm so với quý 4/2021 nhưng về
lũy kế cả năm 2022 thì lại tăng so với 2021. Theo đó, quản lý doanh nghiệp tiêu tốn
73,3 tỷ đồng trong quý 4/2022 của DHG và 73,8 tỷ đồng ở quý 4/2021. Lũy kế chỉ
tiêu này ở 31/12/2022 là 268 tỷ đồng, có tăng so với 257 tỷ đồng ở ngày 31/12/2021.
Tổng lợi nhuận trước thuế lần lượt theo cuối quý 4/2022 và lũy kế đến 31/12/2022 là
263,2 tỷ đồng và 1.099 tỷ đồng. Hai con số này tương ứng trong năm 2021 lần lượt là
188 tỷ đồng và 864 tỷ đồng. Như vậy, DHG có thêm 200 tỷ đồng lợi nhuận kế toán
trước thuế của năm 2022 so với cuối kỳ 2021.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tại
ngày 31/12/2022 là 988 tỷ đồng, tăng khoảng 211 tỷ đồng so với 2021. Lãi cơ bản
trên cổ phiếu năm 2022 là 7.318 đồng, trong khi cùng kỳ 2021 là 5.719 đồng.
II.2.4 Phân tích kỹ thuật
Hình ảnh cổ phiếu DHG phiên 4/4/2023
a. Chỉ báo MA20
DHG kết phiên giảm nhẹ ở mức 92.4 (-0.4). Chỉ báo MA20 cắt xuống MA50 cho
thấy dấu hiệu giảm của cổ phiếu có thể duy trì.
b. Dải Bollinger Band
Bollinger Band có biên độ hẹp và đi xuống => cổ phiếu có xu hướng giảm và biến
động giá ít.
c. Chỉ báo RSI
RSI đang nằm trong vùng an toàn 36.66. Tuy nhiên đây cũng là vùng chỉ số thấp
và chỉ báo đi xuống cho thấy cổ phiếu có thể chạm vùng quá bán => Xét thêm về
các yếu tố cơ bản để đưa ra lựa chọn mua.
d. Chỉ báo MACD
MACD cho thấy hai đường chỉ báo đang có chiều hướng đi song song chưa xác
định rõ xu hướng.
=> DHG đang có biến động giảm giá nhẹ, chưa có dấu hiệu tăng trưởng, hạn chế mua
vào.

II.2.5 Đánh giá

You might also like