You are on page 1of 17

2.2.

Thực trạng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2021-2023


2.2.1. Tình hình xuất khẩu
 Năm 2021
Năm 2021 được đánh giá là một năm rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng bởi những tác động mạnh mẽ của đại
dịch Covid-19. Sự xuất hiện biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh khiến dịch bệnh
diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, giai đoạn tháng 8-9 có thể coi là đỉnh dịch
với số lượng ca nhiễm lớn, các biện pháp chống dịch phải thực hiện ở mức cao
nhất. Đợt dịch lây lan diện rộng ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp
của cả nước như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,... khiến các doanh nghiệp phải
dừng sản xuất hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất
khẩu. Chi phí vận tải kho bãi tiếp tục ở mức cao, tình trạng thiếu hụt vỏ container
có hạ nhiệt, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, giá cả nguyên, nhiên
vật liệu trên thị trường thế giới ở mức cao (xăng dầu, sắt thép, nhựa, phân bón,
thức ăn chăn nuôi...), ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính
phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch Covid-19” đã được coi như cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng
trưởng mạnh mẽ. Các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục
tăng mạnh, tháng sau cao hơn nhiều so với tháng trước. Các doanh nghiệp Việt
Nam đã thích ứng nhanh, linh hoạt trong đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu,
tận dụng đà phục hồi của các thị trường trọng điểm, khai thác tương đối hiệu quả
các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA,
UKVFTA mang lại để tăng trưởng xuất khẩu. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu cũng
đã nhanh chóng được phục hồi trong quý IV, góp phần tăng trưởng mạnh mẽ xuất
khẩu, đưa cán cân thương mại từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu.
Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn
mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ
lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền
kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu
tăng 26,5%.
 Năm 2022
Những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây
ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng
hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội
địa thay cho sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.
Năm 2022 cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh,
khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng,
an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, nửa cuối năm đã chứng kiến sự phục hồi
mạnh mẽ của nền kinh tế khi đã bắt đầu kiểm soát có hiệu quả và bước đầu vượt
qua đại dịch. Tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là
mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022. Trong bức tranh chung có
nhiều điểm sáng, một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD.
Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế
– xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương triển khai
quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số
02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế
– xã hội. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo
quan trọng cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất
ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy
trì được những kết quả ấn tượng trong năm 2022.
 Năm 2023
Trong 5 năm 2018 – 2022, tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu bình quân
của Việt Nam đạt 11,3%/năm. Trong giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước chịu
tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động xuất, nhập khẩu tuy suy giảm
nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, sang năm 2023, kinh tế thế giới
tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao,
nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; nhu cầu hàng hóa thế giới
và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc EU,
ASEAN, Nhật Bản sụt giảm; thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục thu hẹp; hàng
rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng đã khiến nhiều quốc gia tăng trưởng
chậm lại.
Theo IMF, tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến đạt 0,9% trong năm 2023,
thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019. Do đó, hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 không đạt được như kỳ vọng. Tính
chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ
USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm
8,9%. Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên
tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu
Bạn này đang viết chỉ nói về kim ngạch xuất nhóm hàng hóa th
Nó còn mảng về công nghiệp, mảng hàng nhiên liệu khoảng sản nữa đó T
 Năm 2021
Trong tháng 12/2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng
của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,2 tỷ
USD, tăng 6% so với tháng trước và tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 12 đạt 34,6 tỷ USD, tăng 8,5% so với
tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt
31,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với tháng trước, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ
USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng
26,5%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với
năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 91,09 tỷ USD, tăng 14,2%,
chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả
dầu thô) đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9%, chiếm 72,9%. Trong năm 2021 có 35 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với
năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,03 tỷ USD, tăng 21,8%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,21 tỷ USD, tăng 29,1%. Trong năm
2021 có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1%
tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 96,3 tỷ USD. Trung Quốc là
thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USD. Năm
2021 xuất siêu sang EU đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước; nhập siêu từ
Trung Quốc 53,9 tỷ USD, tăng 52,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 34,2 tỷ USD, tăng
22,9%; nhập siêu từ ASEAN 12 tỷ USD, tăng 63,1%; nhập siêu từ Nhật Bản 2,5 tỷ
USD, tăng 140%.
TỚ viết lại đoạn này nó cứ dính gì vs nhau v
Vượt qua chặng đường “gập ghềnh” của năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập
khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668,5 tỷ USD. Theo Tổng cục Thống kê,
riêng trong tháng cuối cùng của năm, ước tính kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 34,6 tỷ
USD, tăng 8,3% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung
năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với với
năm trước. Trong đó:
- Khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm
26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD,
tăng 21,1% chiếm 73,6%.
Tính chung năm 2021, cán cân thương mai hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD
( năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu
25,36 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 29,26 tỷ USD. Với 35 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 10 tỷ USD (tăng 2 mặt hàng so với năm 2020)
NOTE: đưa hình sau đoạn này thì nguôn nằm bên tay trái góc cuối ảnh < từ
nguồn nào ví dụ: tổng cục thống kế hay sao chứ >
 Năm 2022
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%
so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng
6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%. Trong năm 2022 có
36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch
xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm
trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%. Trong năm 2022 có 46
mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim
ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc
là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ
USD.
Trong năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với
năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ
Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng
10,6%. Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề
của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn
tiếp tục được giữ vững. Mặc dù quý I xuất siêu chỉ đạt gần 1,5 tỷ USD, sau đó
trong quý II nhập siêu, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý III (xuất siêu
hơn 6 tỷ USD) và quý IV (xuất siêu gần 4,5 tỷ USD), đến hết năm 2022 cán cân
thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD.
 Năm 2023
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với
năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%,
chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả
dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%. Có 35 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt
hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so
với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm
7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%. Có 44
mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim
ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).
Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 316,5 tỷ USD, giảm
14,8% so với cùng kỳ năm trước; đến 9 tháng, mức giảm chỉ còn 11% và kết thúc
năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm ước đạt 683 tỷ USD, mức giảm
chỉ còn 6,6%, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Từ tháng Một
đến tháng Tám năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục giảm so với
cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức giảm đã được thu hẹp và từ tháng 9 thì tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu đã tăng trưởng dương. Trong đó, tháng 9 tăng 2,8%;
tháng 10 và tháng 11 cùng tăng 6,3%; tháng 12 ước tính tăng cao 12,7%.
Điểm sáng xuất khẩu trong năm 2023 là nhờ điều hành, khai thông hiệu quả hoạt
động xuất khẩu sang Trung Quốc, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, Trung
Quốc trở thành thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam đạt mức tăng trưởng dương. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ước
tính tăng 6,4% trong cả năm 2023, trong khi các thị trường lớn khác đều giảm.
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc những năm qua
vẫn không ngừng phát triển. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với
Trung Quốc trong năm 2023 ước đạt 173,2 tỷ USD, là thị trường có quan hệ
thương mại hai chiều lớn nhất với Việt Nam.

2.2.3. Tốc độ tăng trưởng


Mục này nói chung không tách các năm ra nữa
ĐOẠN MỤC NÀY CẤN NÀY TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA xuất khẩu nó
đã nói lặp ơe mục 2.2.2 rồi T ạ
Cậu xem lại nó đi chứ ko có gì để viết ở đây mà nó lặp ở trên

Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong suốt hơn 3 thập kỷ, ngay cả
thời gian đại dịch COVID-19 (2019-2021). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tính
trong cả thời kỳ từ năm 1992 đến 2022 (31 năm) đạt trung bình 17,96 %/năm. Việt
Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hàng đầu thế giới hơn
30 năm qua. từ năm 2016 đến 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có 7 năm xuất siêu
liên tục. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu. Đối với một
nước đang phát triển (nhu cầu nhập khẩu lớn, năng lực cạnh tranh sản phẩm chế
biến ở thị trường quốc tế còn hạn chế), thì đạt được kim ngạch ngoại thương xuất
siêu, là thành tích đáng ghi nhận, phản ánh nỗ lực và bước phát triển về chất của
nền kinh tế. các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng và doanh thu
xuất khẩu ngày càng cao. Nếu năm 1986, Việt Nam mới chỉ có vài mặt hàng xuất
khẩu với giá trị thấp, thì đến năm 2016, Việt Nam đã có 24 mặt hàng đạt giá trị
trên 1 tỷ USD (điện thoại và linh kiện: 34,32 tỷ USD; dệt may: 23,84 tỷ USD; điện
tử, máy tính và linh kiện: 18,96 tỷ USD; giày dép: 13,0 tỷ USD; máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng khác: 10,14 tỷ USD; thủy sản: 7,05 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ:
6,97 tỷ USD...), và chỉ 6 năm sau (năm 2022), nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ
USD đã tăng lên 48 mặt hàng.
 Nhìn bạn viết đều đang nói đến kim ngạch này rồi mặt hàng hóa đồ và nông
sản nó nằm chung trong xuất khẩu
 Đến đây tớ muốn đổi mục lục lục của cậu thành xuất khẩu hàng hóa và thị
trường xuất khẩu
 Thì cậu sẽ ko bị lặp ý mà khổ như này ko có gì viết hết á số liệu đều của
chục năm trc liên quan gì đâu
2.2.4. Cơ sở sản phẩm
Một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cần nhắc đến đó chính là nhóm
hàng dệt may. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nó đạt 37,5%, tăng 14,5% so
với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng được đánh giá ổn định so với những năm
trước đó. Năm 2021 tăng 9,8% so với năm 2020 (đạt 32,74 tỷ USD).
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may truyền thống, vải, xơ sợi,
phụ kiện dệt may. Bên cạnh đó còn có những hàng may mặc thông thường khác
như áo len, đồ lót, đồ bảo hộ…
Với tốc độ tăng trưởng ổn định và tập trung phát triển các lợi thế cạnh tranh, nhóm
hàng này dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tương lai.
Đứng vị trí thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là điện tử, máy tính
và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu năm 202 là 55, 24 tỷ USD. Tăng trưởng 8,7 %
so với năm 2021. Đây cũng là mặt hàng nhiều năm đứng đầu và chiếm tỷ trọng cao
trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các sản phẩm điện tử và máy tính phổ biến như máy tính xách tay, máy tính để
bàn, máy tính bảng, máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị lưu trữ… Thị trường xuất khẩu
chính bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean… Với
nhiều công tư điện tử lớn đầu tư tại Việt nam như Samsung, LG, Foxconn, LG
Display Hải Phòng, Fukang Technology… Cùng với đó là lao động giá rẻ, nguồn
nhân lực trình độ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là
những điều kiện thuận lợi để mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong thời
gian sắp tới. Quý I/2023, có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD,
chiếm 52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong năm 2022, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch
xuất khẩu đạt 45,72%, tăng 19,3% so với năm 2021. Đây là mặt hàng dự đoán sẽ
trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ
tăng trưởng của nhóm hàng này vượt bậc. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt
38,35 tỷ USD, đã tăng 41% so với năm 2020.
Mục này cũng thế T ạ nó nói đến kim ngach thì nên để thành 1 mục phân tích
thành từng mảng đi. Cậu ko có số liệu phân tích riêng này đâu khó quá
Bài của bạn còn đang lẫn chung sang thị trường xuất khẩu sang nc ngoài nữa
đó.
Hiểu ý tớ muốn truyền đạt ko
Các mục tốc độ và cơ sở đều nằm trogn kim ngạch. Nói đến xuất khẩu là nói đến
kim ngạch thay đó vào nói chung và chia ra nhiều mảng đi
2.2.5. Thị trường xuất khẩu
Mục này nghĩa là nhưu nào >
Xuất khẩu hàng hóa mình đi
Hay xuất khẩu sang các nươc
Bài làm đang đi hướng 2 đó T
 Năm 2021
Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn duy trì là các đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2021, mặc dù chịu
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, trao đổi thương mại hai chiều của Việt
Nam với các đối tác kể trên vẫn đạt được những mức tăng trưởng đáng kể. Về xuất
khẩu, năm 2021, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm
28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (96,3 tỷ USD) và có mức tăng trưởng xuất khẩu
lớn nhất trong tốp các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (tăng 24,9% so
với năm trước). Thêm vào đó, Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn
nhất với thặng dư thương mại đạt 81 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 6 lần
kim ngạch nhập khẩu). Sau Mỹ, Trung Quốc và EU lần lượt là các thị trường xuất
khẩu lớn thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021.
Tớ viết lại này:
 Xuất khẩu theo nhóm hàng nông sản, thủy sản:
Năm 2021, xuất khẩu nông, thuỷ sản tăng trưởng khả quan ở hầu hết các khu vực thị trường, cụ
thể:
- Thị trường xuất khẩu trọng điểm đứng đầu vẫn là khu vực thị trường châu Á
với tổng kim ngạch đạt 15,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Trong đó, thị
trường Trung Quốc đạt 7,55 tỷ USD, tăng 10,1%; ASEAN đạt 2,89 tỷ USD, tăng
5,0%; Nhật Bản đạt 1,80 tỷ USD, giảm 0,5% và Hàn Quốc đạt 1,19 tỷ USD,
tăng 10,5%.
- Tiếp đến thị trường châu Mỹ với kim ngạch đạt 4,67 tỷ USD, tăng 20,7% so
với năm 2020. Thị trường tiêu thụ lớn nhất tại khu vực châu Mỹ là Hoa Kỳ
cũng đạt 3,92 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ.
- Xuất khẩu nông, thuỷ sản sang các nước khu vực châu Âu đạt 4,4 tỷ USD,
tăng 11,5% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
EU 3,2 tỷ USD, tăng 11,1%.
- Thị trường châu Phi đạt 936 triệu USD, tăng 21,0% so với năm 2020. Thị
trường châu Đại Dương kim ngạch 557 triệu USD, tăng 11,7% so với năm
2020.

 Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp:


 Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: dài lắm h muốn đi ntn
này phụ thuộc ở cậu =))
 Năm 2022
Năm 2022 đánh dấu bước tăng trưởng ấn tượng của thị trường xuất khẩu Việt Nam
với kim ngạch đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021. Đáng chú ý, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp tới 74,4% tổng kim ngạch
xuất khẩu, cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị 71,25 tỷ
USD, tiếp theo là Trung Quốc (57,54 tỷ USD) và Nhật Bản (23,64 tỷ USD). Top
10 thị trường xuất khẩu còn có EU, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong,
Australia và Canada.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, thị trường xuất khẩu Việt Nam cũng đối
mặt với nhiều thách thức như biến động kinh tế toàn cầu, cạnh tranh gay gắt, rào
cản thuế quan và phi thuế quan, cùng hạ tầng logistics còn nhiều hạn chế.
 Năm 2023
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 78,6 tỷ USD, giảm 15,8% so
với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 49,4 tỷ USD, là thị trường
duy nhất đạt mức tăng 4,7%; xuất khẩu sang EU đạt 36,2 tỷ USD, giảm 8,9%; xuất
khẩu sang ASEAN đạt 27 tỷ USD, giảm 6,2%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 19,9
tỷ USD, giảm 3,6%; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 4,2%.

Tài liệu tham khảo


http://tbtagi.angiang.gov.vn/cong-bo-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2021-
37208.html
https://trungtamwto.vn/file/22356/bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-
2022.pdf
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-
xuat-nhap-khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/xuat-nhap-khau-nam-
2023-no-luc-phuc-hoi-tao-da-but-pha-cho-nam-2024/

You might also like