You are on page 1of 2

Kính thưa thầy giáo và toàn thế các bạn, hãy hình dung những bến cảng nhộn

nhịp ở
Rotterdam của “xứ sở cối xay gió” Hà Lan, những khu chợ sôi động ở Tokyo và những
nhà máy rộng lớn ở Quảng Châu. Mạng lưới giao dịch rộng lớn trải khắp các châu lục
đã dệt nên tấm thảm thương mại toàn cầu ẩn chứa những liên kết, đổi mới và cơ hội.

Và mình là Thu Nga, người sẽ cùng đồng hành với các bạn nghiên cứu sâu về kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới năm 2011 đến năm 2022 và làm sáng tỏ động lực
không ngừng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Giai đoạn 2011 – 2022 là một thời kì biến động kinh tế phức tạp. Tuy nhiên, nhìn
chung kim ngạch XKHH TG giai đoạn này có xu hướng ổn định. Cụ thể, với tốc độ
tăng trưởng là 5.4%/năm, KNXK đã tăng hơn 6.000 tỷ USD từ năm 2011 – năm 2022.
Những yếu tố tạo nên động lực thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là những mảnh ghép lớn
kết nối với nhau đã hoàn thiện bức tranh về thương mại quốc tế rõ nét và sống động.
Các yếu tố đó có thể kể đến:
1. Xu hướng toàn cầu hóa và tự do thương mại
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan do sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản
xuất.
Biểu hiệu rõ nét cho thấy tác động của toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đối với
xuất khẩu HH TG là:
Trong GATT: Mức thuế quan trung bình giảm từ 40% (1950) xuống còn khoảng 2%
Trong EU: Thuế quan đã được dỡ bỏ hoàn toàn
Trong các FTA:

2. Sự gia tăng quy mô GDP Thế giới

Quy mô GDP thế giới tăng thường đi kèm với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ, từ đó
mở ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu.
Biểu đồ trên đây mô tả GDP và tốc độ tăng trưởng GDP thế giới giai đoạn nghiên
cứu. Có thể nhận thấy, quy mô GDP TG có xu hướng tăng lên trong dài hạn, tuy nhiên
ở một số giai đoạn có dấu hiệu chững lại và giảm sâu như năm 2020 vì bị tác động bởi
đại dịch COVID.
Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô GDP cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn
trong việc lựa chọn các loại hàng hóa
3. Sự đổi mới và phát triển của KHCN
Những bước nhảy vọt trong nghiên cứu và ứng dụng không chỉ làm thay đổi cách ta
sống, mà còn tác động vào những khịa cạnh của KT – XH. Trong lĩnh vực xuất khẩu
hàng hóa, KHCN không chỉ tạo ra những sản phẩm mới và còn góp phần thay đổi cách
thức sản xuất và quản lí chuỗi cung ứng,… thông qua thay đổi quá trình sản xuất từ tự
động hóa đến robot, cho phép truy cập dữ liệu trực tuyến, kết hợp trí tuệ nhân tạo, big
data,…
Bởi vậy, thời kì qua đã trải qua hàng loạt biến động của thị trường thương mại quốc tế,
mà không thể nào phủ nhận sự đóng góp đáng kể của KHCN.
4. Sự tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong bối cảnh ngày nay, Đầu Tư Nước Ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) đã
trở thành một yếu tố quan trọng đối với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên toàn cầu
qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng và FDI thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ
và quản lý hiệu quả.
Có thể nhận thấy, FDI hiện là nguồn lực chính để tái cơ cấu nền kinh tế và hiện
đại hóa sản xuất, góp phần tăng năng lực xuất khẩu của quốc gia, tạo ra môi trường
phát triển cạnh tranh và chất lượng.

1.3. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa so với tổng xuất khẩu
Để hiểu rõ hơn về tỉ trọng XKHH so với tổng XK chúng ta có thể quan sát biểu đồ bên
cạnh. Nhận thấy:
. Trong thời đại toàn cầu hóa, dịch vụ ngày càng chiếm vị thế quan trọng và trở
thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù xu hướng này
ngày càng tăng, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa vẫn chiếm phần lớn trong tổng xuất khẩu,
đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển nhanh.
Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa có kim ngạch lớn nhất, ổn định nhưng tỉ trọng
có xu hướng giảm chiếm tỉ trọng trung bình là 77,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ.

2. Những quốc gia có KNXK HH lớn nhất TG năm 2022


Sự phát triển của thị trường quốc tế là một động lực quan trọng cho sự thịnh
vượng kinh tế của mỗi quốc gia, tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những QG có
ảnh hưởng lớn trong linh vực này
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới năm 2022 đạt 24.470 tỷ USD, dẫn
đầu là Trung Quốc với dấu mốc đóng góp là 3.346 tỷ USD, chiếm 13.67% thị phần
toàn cầu. Theo sau đó là hai quốc gia Mỹ và Đức với giá trị xuất khẩu hàng hóa lần
lượt là 2.089 tỷ USD và 1.631 tỷ USD.

You might also like