You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI:

“Phân tích tình hình “hồi phục” hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang một thị trường nhất định sau đại dịch Covid mà nhóm
lựa chọn (phân tích thông qua giá trị xuất khẩu sang thị trường
này trước đại dịch, và sau đại dịch Covid)”

Lớp: 4725

Nhóm: 02

0
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA NHÓM 2

Đánh giá của GV


Đánh SV
Mssv Họ và tên giá ý ký GV
Điểm Điểm
thức tên ký
(số) (chữ)
tên

472511 Trần Thị Thu Thảo A

472512 Phạm Nguyễn Ngọc Anh A

472513 Lê Hồng Anh A

472514 Nguyễn Việt Mạnh A

472515 Nguyễn Như Quỳnh A

Nguyễn Trần Phương


472516 A
Linh

472517 Lê Thị Mai Linh A

472518 Nguyễn Thùy Anh A

472519 Đinh Hà Ngân A

472520 Nguyễn Khánh Thiện A

Kết quả bài viết:.......................... Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2023


Kết quả thuyết trình:................... Nhóm trưởng
Kết quả cuối cùng:.....................

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3


NỘI DUNG 3
I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 3
II. Sự “hồi phục” trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
sau đại dịch COVID-19 4
1. Trước đại dịch 4
2. Trong đại dịch 6
3. Sau đại dịch 8
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC THAM KHẢO9

2
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn
đăng ký hơn 340 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ có 900 dự án còn hiệu lực với tổng giá
trị hơn 9 tỷ USD.1 Bất chấp các gián đoạn mà đại dịch gây ra, các nước Châu Á nói
chung và Việt Nam nói riêng đã dần khôi phục được nền kinh tế, xuất khẩu cũng
đang đi vào hoạt động sôi nổi hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu từ Trung Quốc,
Pakistan, Ấn Độ, Việt Nam,.. đang dần mở rộng quy mô, cung cấp các sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ sang thị trường Hoa kỳ. Theo Forbes, Việt Nam lọt top 2 các
đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất từ đầu năm đến
nay. Đặc biệt, trong năm 2021, Mỹ tiếp tục chiến đấu chống lại dịch bệnh cùng với
thói quen tiêu dùng thay đổi của người tiêu dùng được xem là miếng bánh ngon đối
với các nhà sản xuất.2
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu (MẠNH)
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.3
Xuất khẩu đã được xuất hiện từ rất lâu trước đây thông qua hình thức sơ khai
chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Theo thời
gian cùng sự phát triển của nền kinh tế, cũng như khoa học, kỹ thuật, hoạt động
xuất khẩu đã và đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng
khác nhau. Hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế
cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, chung quy lại tất cả
những hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích doanh nghiệp và quốc gia
xuất nhập khẩu.
Có thể tóm tắt vai trò của xuất khẩu bao gồm: đem lại doanh thu cho doanh
nghiệp; quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc

1
“Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và
Chính sách Tài chính, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM154795
2
“Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và những điều cần lưu ý”, Trang Innovative Hub,
https://innovativehub.com.vn/xuat-khau-hang-hoa-sang-my-va-nhung-dieu-can-luu-y/
3
Điều 28, Khoản 1, Luật thương mại 2005
3
tế; đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước; góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn
cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia.4
II. Sự “hồi phục” trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Mỹ sau đại dịch COVID-19
1. Trước đại dịch (QUỲNH)
a. Năm 2018
Những tháng đầu năm 2018, chính quyền Hoa Kỳ đã liên tục triển khai các
chính sách thắt chặt thị trường nhập khẩu, triệt để áp dụng các hàng rào kỹ thuật
đối với hàng nhập khẩu như áp thuế cao đối với một số mặt hàng, mở nhiều cuộc
điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp... để không biến Hoa Kỳ thành thị trường
tiêu thụ của các nước và để bảo hộ nền sản xuất nội địa.
Trong bối cảnh đó, nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong đó có Việt Nam
vào Hoa Kỳ được dự báo khó tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định và tiềm ẩn
nguy cơ sụt giảm kim ngạch thời gian tới.
Tuy nhiên, về tổng thể năm 2018, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Hoa
Kỳ chưa phải chịu các tác động bất lợi, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ đạt 47,53 tỷ USD (tăng 14,3% so với năm 2017). Tổng kim
ngạch thương mại song phương đạt 60,28 tỷ USD (tăng 18,3% so với năm 2017),
thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 34,78 tỷ USD. Việt Nam luôn
duy trì mức thặng dư lớn trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ, lên tới trên 34,78
tỷ USD vào cuối năm 2018.5
Điển hình là những mặt hàng như dệt may đạt 13,67 tỷ USD là nhóm hàng
xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này và Hoa Kỳ cũng là nhập khẩu lớn nhất đối
với mặt hàng dệt may của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng thêm hơn
1 tỷ USD so với 1 năm trước đó, năm 2017 đạt 12,275 tỷ USD. Ngoài ra, Hoa Kỳ
còn là nhà nhập khẩu lớn nhất với mặt hàng giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam. Xuất khẩu giày dép đạt 5,823 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,897 tỷ USD.6
4
“Xuất khẩu là gì? Và những vấn đề cơ bản về XK”, Trang VinaLogs, https://www.container-
transportation.com/xuat-khau-la-gi.html
5
Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, Hà Nội, 2019
6
Thanh Bình, “Việt Nam xuất siêu gần 35 tỷ USD sang Mỹ trong năm 2018”, Tạp chí Công Thương,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/viet-nam-xuat-sieu-gan-35-ty-usd-sang-my-trong-nam-2018-
59372.htm#:~:text=N%C4%83m%202018%2C%20kim%20ng%E1%BA%A1ch%20xu%E1%BA%A5t,xu
%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20c%E1%BB%A7a%20c%E1%BA%A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc

4
Nhìn chung, xuất khẩu tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng cao, vượt xa chỉ
tiêu được Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam
có xuất siêu trong hoạt động nhập khẩu và cũng là năm thặng dư cán cân thương
mại đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt
hàng như nông sản, dệt may,... mà xuất khẩu có mức tăng trưởng khá ổn định,
không còn phụ thuộc lớn vào tăng trưởng xuất khẩu điện thoại.7
b. Năm 2019
Năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam với tỷ trọng chiếm 23,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 27,8% so với
năm 2018. Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2019 đạt mức kỷ lục 69,34 tỷ
USD, nâng mức thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lên 47 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ năm
2019 vẫn là các mặt hàng truyền thống như dệt may, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện
tử… Trong khi đó, các sản phẩm thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con
người, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao vẫn chưa chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu
giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm
trước thì Việt Nam vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan, đạt
mức chỉ tiêu Quốc hội giao. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo
chiều hướng tích cực, là năm thứ 4 liên tiếp có xuất siêu với mức thặng dư tăng qua
từng năm.
Quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước vẫn đang trong giai
đoạn phát triển tốt đẹp tuy nhiên Việt Nam có xu hướng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ
cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Có thể thấy, giai đoạn 2015-2019, hoạt động xuất khẩu cả nước luôn đạt mức
tăng trưởng cao qua từng năm. Trong giai đoạn này, cơ cấu hàng xuất khẩu đã đảm
bảo đúng mục tiêu đề ra tại Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định
hướng đến năm 2030.8

7
Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, Hà Nội, 2019
8
Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2019, Hà Nội, 2020
5
2. Trong đại dịch (MẠNH)
Tuy nhiên, trong lúc đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ, nó không chỉ
gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và còn tác động tiêu cực đến đến giao
thương toàn cầu, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và khiến cho hoạt động xuất
nhập khẩu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Các biện pháp phòng chống dịch như đóng cửa biên giới, hạn chế lưu thông
hàng hóa, dịch vụ, giãn cách xã hội… đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và sản
xuất của các nước, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam
phải đối mặt với nhiều rủi ro và áp lực từ các thị trường xuất khẩu, nhất là Mỹ. Một
trong những vấn đề lớn nhất là việc Mỹ áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại
như chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống trốn thuế… đối với nhiều mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam như thép, cá tra, gỗ, dệt may…Việt Nam còn gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất và xuất khẩu.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều quốc gia đã giảm hoặc ngừng cung cấp
nguyên liệu cho Việt Nam, khiến cho chi phí sản xuất tăng cao và ảnh hưởng đến
chất lượng và giá cả của hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, chi phí logistics và vận
chuyển hàng hóa cũng tăng cao do thiếu container và tàu biển.9
a. Năm 2020
Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Mỹ giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.10
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có những biện pháp để ứng phó và khắc phục
những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Nhờ vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang Mỹ đã có sự phục hồi từ quý II/2020. Theo Tổng Cục Hải Quan, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ trong quý II/2020 đạt 15 tỷ USD,
tăng 10% so với quý I/2020 và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý
III/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 18,3 tỷ USD,
tăng 22% so với quý II/2020 và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.11
9
Vũ Thị Trang, “Tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Tài
chính, https://tapchitaichinh.vn/tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-den-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam.html 
10
“Xuất, nhập khẩu năm 2020: nỗ lực và thành công”, Trang Tổng Cục Thống Kê,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuat-nhap-khau-nam-2020-no-luc-va-thanh-cong/
11
Phùng Nguyệt, “Xuất nhập khẩu Việt Nam và Mỹ tháng 12/2020: Xuất siêu sang Mỹ hơn 6,4 tỷ USD”,
Trang Thông tin điện tử tổng hợp Vietnambiz, https://vietnambiz.vn/xuat-nhap-khau-viet-nam-va-my-thang-12-2020-
xuat-sieu-sang-my-hon-64-ty-usd-20210121220327503.htm 
6
Kết thúc năm 2020, Việt Nam đạt được “mục tiêu kép” vừa đảm bảo phát
triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng xét
dưới tác động chung của đại dịch Covid thì kết quả này tương đối ấn tượng khi so
sánh với các quốc gia cùng khu vực và trên thế giới.12
b. Năm 2021
Dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhưng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng tích cực khi đạt
mức tăng trưởng khoảng 20% trong tháng 3-2021 so với một năm trước đó, trong
đó xuất khẩu sang Mỹ được đánh giá đặc biệt tăng mạnh và không có dấu hiệu
chững lại khi sau 5 tháng đầu năm đã ghi nhận được các số liệu tích cực để đạt
được 37,43 tỷ USD - tăng 49,11% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 10/2021, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song
phương đạt 89,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 76,7 tỷ USD. Bên
cạnh đó, dù tăng trưởng tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại
hơn so với nhập khẩu trong những tháng gần đây khiến cán cân thương mại thay
đổi từ xuất siêu thành nhập siêu từ tháng 4/2021. Kết quả này phần lớn là do ảnh
hưởng tiêu cực của làn sóng thứ tư của dịch Covid -19 ở Việt Nam.
Nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến rất nhanh, phức tạp và dần phục hồi
sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Tuy
nhiên, năm 2021 là năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi đại dịch
bùng phát.
Nhìn chung, Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi giá trị toàn cầu khá
nặng nề. Đặc biệt, các mắt xích trung tâm chuỗi là các quốc gia lớn có nền kinh tế
mang tầm ảnh hưởng thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… lại bị
ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi sự lan tràn của đại dịch. Đây cũng chính là những
đối tác thương mại lớn, những thị trường xuất khẩu khá tiềm năng của Việt Nam.
Chính vì vậy, khi các đối tác này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì gần như
các hoạt động đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như ở Việt
Nam bị suy giảm đáng kể.

12
Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020, Hà Nội, 2021
7
Mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng và
trạng thái xuất siêu trong bối diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tuy nhiên mức
độ tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút và không bền vững.13

3. Sau đại dịch (năm 2022) – QUỲNH


Năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh
hưởng khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro,
bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút thì tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả ấn tượng trong năm 2022, đặc biệt là tình
hình xuất khẩu sang thị trường một “khó tính” như Hoa Kỳ.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ 109,4 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021, chiếm 29,5% tổng xuất khẩu của
Việt Nam. Đây cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc
100 tỷ USD/năm. Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, tính đến hết tháng 10/2022,
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt
119,0 tỷ USD (chiếm xấp xỉ 4,0% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, tăng 28,9%). Việt
Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 108,4 tỷ USD và xếp thứ 3 trong số các nước có thặng
dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (xếp sau Trung Quốc và Mexico).
Dưới đây là bảng “Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ
trong năm 2022 so với năm 2021”
Trị giá năm 2022 So với năm Tỷ trọng năm
Mặt hàng
(Triệu USD) 2021 (%) 2022 (%)

Máy móc, thiết bị 20.181,64 13,3 44,11

Giày dép 9.618,3 29,5 40,2

Hàng may mặc 17.359,65 7,88 46,21

Xơ sợi dệt 185,58 35,58 3,94

Nguyễn Hữu Xuân Nguyên, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?


13

dDocName=MOFUCM204779

8
Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp
Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cần có thời gian để phục hồi,
trong khi đó nền kinh tế nước ta đang có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống
chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế, lại đang trong quá trình phát triển và chuyển
đổi là những khó khăn, thách thức mà ta đang phải đối mặt.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như hiện tại, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường
xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ ban hành
nhiều chính sách nhằm giảm thâm hụt thương mại, khuyến khích sản xuất nội địa
nên những chính sách này có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam.14
KẾT LUẬN

Với những năm trước dịch bệnh, Đảng và Nhà Nước đã thực hiện rất tốt
những mục tiêu được đề ra với nền kinh tế nước nhà tại chiến lược XNK tại thời kỳ
2011 - 2020 và đã hướng đến thập kỷ mới. So với trong đại dịch, tình hình kinh tế
thế giới đều bị thiệt hại và Việt Nam không phải là ngoại lệ, nhưng sau khi đại dịch
đã được xử lý, tình hình kinh tế ở Việt Nam đã dần phục hồi và trở lại đúng với đà
tăng trưởng vốn có. Do đại dịch, có những rủi ro xuất khẩu trên toàn thế giới nhưng
Việt Nam vẫn xuất khẩu ổn định sang Hoa Kỳ, vẫn có những bước phát triển chậm.
Nhưng với những chính sách bình ổn nội địa và tiếp tục giữ mối quan hệ giao dịch
với các thị trường lớn, tình hình xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ hay nước ngoài
của Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển trước, trong và sau đại dịch COVID-19.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật Thương mại 2005
2. Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2018, Hà Nội, 2019
3. Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2019, Hà Nội, 2020
4. Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020, Hà Nội, 2021
5. Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2021, Hà Nội, 2022
6. “Xuất khẩu là gì? Và những vấn đề cơ bản về XK”, Trang VinaLogs,
https://www.container-transportation.com/xuat-khau-la-gi.html
14
Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2022, Hà Nội, 2023

9
7. “Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam”, Cổng thông tin
điện tử Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM154795
8. “Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và những điều cần lưu ý”, Trang Innovative
Hub, https://innovativehub.com.vn/xuat-khau-hang-hoa-sang-my-va-nhung-
dieu-can-luu-y/
9. Thanh Bình, “Việt Nam xuất siêu gần 35 tỷ USD sang Mỹ trong năm 2018”,
Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/viet-nam-xuat-
sieu-gan-35-ty-usd-sang-my-trong-nam-2018-59372.htm#:~:text=N
%C4%83m%202018%2C%20kim%20ng%E1%BA%A1ch%20xu%E1%BA
%A5t,xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20c%E1%BB%A7a%20c
%E1%BA%A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc
10.Vũ Thị Trang, “Tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình xuất nhập
khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tac-dong-
cua-dai-dich-covid-19-den-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam.html 
11.“Xuất, nhập khẩu năm 2020: nỗ lực và thành công”, Trang Tổng Cục Thống
Kê, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuat-nhap-
khau-nam-2020-no-luc-va-thanh-cong/
12.Phùng Nguyệt, “Xuất nhập khẩu Việt Nam và Mỹ tháng 12/2020: Xuất siêu
sang Mỹ hơn 6,4 tỷ USD”, Trang Thông tin điện tử tổng hợp Vietnambiz,
https://vietnambiz.vn/xuat-nhap-khau-viet-nam-va-my-thang-12-2020-xuat-
sieu-sang-my-hon-64-ty-usd-20210121220327503.htm
13.Nguyễn Hữu Xuân Nguyên, xem thêm tại
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM204779

10

You might also like