You are on page 1of 8

1.

Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc


Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng qua, với
kim ngạch đạt 81,3 tỷ USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm trước. Hàng hóa nhập
chủ yếu là tư liệu sản xuất, trang thiết bị máy móc.
Như vậy, số liệu nhập siêu từ Trung Quốc 10 tháng gần bằng con số nhập siêu cả năm
2021 từ thị trường này. Năm 2021, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 54 tỷ
USD. Năm 2020 nhập siêu 35,2 tỷ USD. Năm 2019, nhập siêu thị Trung Quốc 34 tỷ
USD. Trong đó những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: máy tính, phụ kiện điện tử,
máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ tùng ngành dệt may dày, da... qua cả những
con đường chính ngạch và nhập lậu. Những mặt hàng từ Trung Quốc ngày càng đa
dạng cả về số lượng và mẫu mã với giá thành tương đối rẻ nên ngày càng chiếm được
thị yếu của người tiêu dùng Việt. Bên cạnh những sản phẩm tốt như OPPO, Xiaomi..
phát triển bền vững với hiệu năng ổn định sánh ngang cả với những ông lớn như
Apple, Samsung, là lựa chọn không tồi thì có những mặt hàng k đảm bảo vệ sinh,
chứa chất độc hại cũng được nhập lậu nhiều về Việt Nam gây khó khăn cho công tác
kiểm soát hàng hóa và gây hại với sức khỏe người tiêu dùng. Việc công nghệ ngày
càng phát triển khiến cho việc đặt mua hàng hóa trở nên dễ hơn bao giờ hết, những
sàn thương mại điện tử như Shoppe, Taobao giờ đây trở thành 1 trong những kênh
mua sắm chính của giới trẻ Việt mà sản phẩm của nó chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong các gia đình Việt Nam ít nhiều đều sẽ sử
dụng vật dụng của đất nước tỉ dân này.
Những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường lớn và tiềm năng đối với xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực nông, thủy sản. Theo số liệu Tổng cục
Hải quan mới công bố, hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc đạt 44,52 tỷ USD, tăng 17,56% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim
ngạch tăng thêm 6,65 tỷ USD.
10 tháng qua, nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD
trở lên. Trong đó, lớn nhất là điện thoại và linh kiện với kim ngạch 11,85 tỷ USD.
Đây là nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ đô” đầu tiên của Việt Nam ở thị trường Trung
Quốc. Tiếp đó là rau quả; thủy sản; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; xơ, sợi…

Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc như: Các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa
vào Trung Quốc ngày càng khắt khe và tình hình dịch viêm phổi cấp do virut Corona
khởi phát từ Trung Quốc có những diễn biến phức tạp. Việc Trung Quốc đóng cửa
biên gây khó khăn lớn với những doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam, khiến cho
việc xuất khẩu bị đình trệ, hàng hóa nhiều nhưng k bán được nên người dân đã bị lỗ
rất nhiều , kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng. Thủ tục hải quan, kiểm dịch được phía
Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đầy đủ nên hàng hóa không đáp ứng
được yêu cầu về thủ tục, quy cách bao gói, nhãn mác, nhiều lô hàng đã bị trả lại. các
cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý
nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn;
quy cách đóng gói hàng hóa, kiểm dịch; kiểm định chất lượng sản phẩm. Tất cả các
sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải được lấy từ các
công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình
chứng thư về thủy sản do Nhà nước Việt Nam cấp.

Các sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu, bao bì đóng gói in ấn phải chắc chắn (không
bao gồm sản phẩm ướp đá). Chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm: Tên thương
mại và khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản
xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến
sản xuất phải ghi rõ đích đến là nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa. ). Một số hàng
hoá thủy sản đã có thông lệ thông quan và có sản lượng xuất khẩu lớn vào thị trường
Trung Quốc như ngao hai cùi, hàu, rươi, sứa..áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với
một số hàng nông sản nhập khẩu, đồng thời đưa ra một số yêu cầu riêng biệt nhằm
siết chặt việc thực thi các quy định đã ban hành trước đây đối với nhóm mặt hàng này.
Đơn cử với quả chuối, Trung Quốc yêu cầu phải có hộp đóng gói đầy đủ; Với quả
mít, yêu cầu bao gói là giấy xi măng sạch sẽ, đầy đủ tem nhãn về truy xuất nguồn gốc;
Với dưa hấu, yêu cầu thay lót rơm bằng xốp lưới nilon và phải dán mã truy xuất
nguồn gốc… Ngoài ra, tất cả các loại trái cây nhập khẩu sang Trung Quốc phải đăng
ký mẫu tem truy xuất nguồn gốc tại cơ quan hải quan của Trung Quốc và dán tem
nhãn này trên các sản phẩm hoặc trên bao bì. Thông tin trên tem nhãn phải gồm các
thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói… được cơ quan nước xuất khẩu thông báo
chính thức với cơ quan hải quan Trung Quốc.

Các Hiệp định Thương mại đã được kí kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần
thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện, phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Trung Quốc, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Sau khi hiệp định được kí sản lượng
xuất nhập khẩu 2 nước đã tăng lên đáng kể.
Việt Nam cần phải xây dựng được một hệ thống chính sách phù hợp với tình hình
thực tế và khẩu hiệu của chúng ta là: ổn định -hợp tác -phát triển. Trong đó, ổn
địnhbao gồm ổn định trong từng quốc gia và ổn định trong toàn khu vực làm tiền đề;
phát triểnlà mục tiêu chung mà mỗi quốc gia và khu vực cùng hướng tới; còn hợp
tácbao gồm hợp tác song phương và đa phương là phương thức và sự lựa chọn tốt
nhất để thực hiện mục tiêu chung. Cuộc cạnh tranh này sẽ gay gắt, nhưng đó cũng
chính là động lực đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, tiến kịp với trình độ công nghệ
của thế giới.
2. Mỹ

Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn. Năm 2020 chiếm 5,2%, năm 2021
chiếm 4,6%, 8 tháng năm 2022 chiếm 4%, dự báo cả năm có thể đạt 15 tỷ USD và
chiếm 4,1%. So với năm trước, nhập khẩu từ Mỹ năm 2021 tăng 11,4%; 8 tháng năm
2022 giảm 4,1%, dự báo cả năm giảm khoảng 2%. Trong 43 mặt hàng chủ yếu nhập
khẩu từ Mỹ, có 2 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (máy tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; bông). Thống kê chung của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam từ Mỹ năm 2022 đạt 14,36 tỉ USD, tăng 12,64% so với cùng kì
năm 2021. Trong đó, Việt Nam chi đến 4,85 tỉ USD để nhập khẩu máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện từ nền kinh tế lớn nhất thế giới; tăng tới 59,14% so với năm
trước. Một mặt hàng khác tăng trưởng nhập khẩu mạnh mẽ là chất dẻo nguyên liệu
với mức tăng 84,28%; kim ngạch gần 826,5 triệu USD…

Có 11 nhóm hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó
có bốn nhóm hàng đạt trên 10 tỷ USD, tăng hai nhóm so cùng kỳ năm ngoái. Nhóm
hàng “chục tỷ USD” mới là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,6 tỷ
USD; điện thoại và linh kiện đạt gần 10,1 tỷ USD. Con số này vào cùng kỳ năm ngoái
lần lượt là 9,3 tỷ USD và khoảng 7,1 tỷ USD.Đặc biệt, nhóm máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng đã vượt qua nhóm dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất ở thị
trường Hoa Kỳ với kim ngạch đạt gần 15,1 tỷ USD, tăng 3,5 tỷ USD và tăng 30,17%
so cùng kỳ.Đứng thứ hai là nhóm dệt may với 13,87 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD, tăng
19,36% so cùng kỳ.Hoa Kỳ còn là thị trường lớn quan trọng hàng đầu của nhiều
ngành hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, như gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản;
phương tiện vận tải và phụ tùng; đồ chơi, dụng cụ thể thao… Cụ thể, các nhóm hàng
như gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, hạt tiêu,… xuất khẩu đạt kim ngạch từ vài
trăm triệu đến hàng tỷ USD/nhóm hàng.

Mỹ có nhu cầu nhập khẩu lớn các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh như: dệt may, da
giày, máy móc thiết bị điện tử... Việt Nam muốn nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị
công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông, nông sản nguyên liệu… từ Mỹ

Với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm trong những năm tới đây nếu
không xảy ra các tình huống đặc biệt, với gần 100 triệu dân và thu nhập bình quân
ngày càng tăng, Việt Nam có thể là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho DN Mỹ trên
nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, viễn thông, bán lẻ, tài chính - ngân hàng, năng
lượng…

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam đã ký kết nhiều
hiệp định, thoả thuận với các nước trong khu vực châu Mỹ. Trong đó phải kể đến
Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ ký năm 2000. Đặc biệt, Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với 11 thành viên
trong đó có Canada, Chile, Peru, Mexico và Việt Nam được ký kết vào tháng 3 năm
2018 và có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019 được coi là bước ngoặt quan trọng
tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các
nước châu Mỹ. cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi đáng kể theo
hướng tăng dần nhóm hàng chế biến, chế tạo, từng bước nâng cao giá trị gia tăng.
Trong giai đoạn 2011-2022, nhiều nhóm hàng đã nổi lên chiếm tỷ trọng lớn trong
thương mại song phương như nhóm dệt may, giày dép, nông, lâm, thủy sản và nhóm
các mặt hàng công nghệ điện tử kỹ thuật cao như máy vi tính, điện thoại, linh kiện
điện tử, máy móc phục tùng. Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng và đang phát triển rất
tích cực. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với sức mua cao, đồng thời là
thị trường có xu hướng tăng cả về giá cũng như quy mô; môi trường chính sách, quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có nhiều thuận lợi; nhu cầu và tập quán tiêu dùng phong
phú theo thu nhập, đặc trưng văn hóa, vùng miền tạo nên dư địa lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam khai thác có hiệu quả; ngoài ra lực lượng người Việt đông đảo chính
là cầu nối, là nhóm khách hàng quan trọng của hàng hóa Việt Nam

Mặt khác, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có tính ràng buộc cao
và có chế tài xử lý sẽ ngày càng đặt ra nhiều thách thức cho việc ban hành các quy
định quản lý hành chính mâu thuẫn với các cam kết. Việt Nam cần tập trung cải thiện
lĩnh vực đầu tư bởi đây là giải pháp quan trọng để rút ngắn khoảng cách thương mại
với Mỹ, cũng là điều mà các DN Mỹ ở Việt Nam quan tâm, thúc đẩy. Bởi, nếu đầu tư
Mỹ ở Việt Nam tăng cũng làm tăng nhập khẩu từ Mỹ, từ đó xóa dần sự chú ý của Mỹ
tới vấn đề thâm hụt thương mại. Để làm được, Việt Nam cần xóa bỏ các rào cản phi
thuế quan ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Việc Tổng thống Bill Clinton tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với
Việt Nam vào ngày 3/2/1994 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử chung của hai
nước. Đại diện Tập đoàn General Electric (GE) và Phòng Thương mại Mỹ cũng nêu
bật tầm quan trọng của quyết định bình thường hóa quan hệ thương mại Việt-Mỹ, góp
phần đưa quan hệ song phương phát triển sâu rộng và toàn diện như hiện nay.

Hàng năm, thương mại hai chiều Việt - Mỹ tăng trưởng khoảng 20% và hiện đạt gần
30 tỷ USD, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994. Mỗi năm, Mỹ xuất sang
Việt Namhàng ngàn container nông sản, thịt, sữa và các sản phẩm chế tạo. Chỉ riêng
năm 2013, các công ty Việt Nam đã ký hợp đồng mua động cơ máy bay phản lực và
tua bin gió của Mỹ trị giá 2,6 tỷ USD, giúp tạo hàng chục ngàn việc làm cho lĩnh vực
chế tạo của Mỹ.

3. Asean

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN ước tính đạt 40,8 tỷ
USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu đạt giá trị 16,1 tỷ
USD, tăng 25,9%, nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%. Thị trường ASEAN đang
chiếm 8,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, lớn hơn cả thị trường Hàn Quốc
(chiếm 6,5%) và Nhật Bản (chiếm 6,4%). Đặc biệt, các đối tác thương mại lớn của
Việt Nam ở ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines,
Campuchia… với kim ngạch thương mại hai chiều mỗi thị trường đạt hàng tỷ USD.
Trong đó, Thái Lan dẫn đầu với kim ngạch song phương đạt 11,3 tỷ USD, chiếm
27,7% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả khu vực; với Malaysia đạt 7,4 tỷ USD,
chiếm 18,1%...

Thị trường ASEAN không khó tính như nhiều thị trường khác tại Đông Bắc Á, châu
Âu, Hoa Kỳ. Không những thế, ASEAN còn có vị trí địa lý gần gũi, hàng hóa và nhu
cầu sử dụng hàng hóa có nhiều điểm tương đồng… nên có thể giúp hàng hóa của
doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, theo Tổng cục Thống kê,
việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán ký kết Hiệp định
Ưu đãi thuế quan của ASEAN (CPT), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA)…, Việt Nam đã có nhiều ưu thế để tăng trưởng thương mại, kinh tế, đồng
thời tạo động lực phát triển sản xuất - kinh doanh.

Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có sự chuyển đổi mạnh
mẽ từ các mặt hàng nông sản, thủy sản và khoáng sản sang các mặt hàng công nghiệp
chế biến và công nghệ cao. Dệt may cũng là nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt
Nam sang ASEAN. Nhờ thế, tỷ lệ sử dụng mẫu C/O xuất khẩu sang ASEAN luôn ở
mức cao so với thị trường khác. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì định
hướng hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, khẳng định tinh thần chủ động, năng động trong việc triển khai các sáng kiến
thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, góp phần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ, phát
huy tố chất của một khu vực kinh tế ASEAN năng động, khẳng định vai trò trung tâm
trong hợp tác kinh tế ở khu vực.

Việt Nam đã chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động chung của ASEAN, đặc
biệt là các hoạt động hợp tác kinh tế. Thúc đẩy việc thành lập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Việt Nam. Sau 27 năm
gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc về mọi mặt so với
những ngày đầu gia nhập ASEAN. Cụ thể, GDP bình quân đầu người tăng hơn 13 lần,
quy mô nền kinh tế tăng hơn 17 lần từ GDP 20,7 tỷ USD năm 1995 lên 362,6 tỷ USD
vào năm 2021, đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN tính theo GDP danh nghĩa (thứ 3
nếu tính theo sức mua tương đương, chỉ sau Indonesia và Thái Lan). Kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 336,3 tỷ USD vào
năm 2021.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những con số của Tổng cục Thống kê cho thấy, Việt
Nam đang nhập siêu từ thị trường ASEAN ước tính đạt 8,6 tỷ USD trong 7 tháng qua,
tăng 123% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa khai thác tốt cơ hội và tiềm năng để gia tăng lượng hàng xuất khẩu. Hơn
nữa, sự tương đồng về vị trị địa lý, văn hóa, lối sống… là cơ hội nhưng cũng là thách
thức cho hàng hóa Việt Nam. Hiện nhiều mặt hàng tương đương nhưng đến từ Thái
Lan, Malaysia, Singapore… lại được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hơn. Do
đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng chất lượng, tìm hướng đi riêng để tăng sức
cạnh tranh. Hội nhập kinh tế ASEAN là nền tảng vững chắc cho quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần quan trọng mang lại sự phát triển kinh tế vượt
bậc của đất nước ta trong những năm qua, giúp gia tăng xuất khẩu và mở rộng cơ hội
hợp tác cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho người lao động, người dân được tiếp cận và mua sắm các hàng
hóa đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng với giá cả hợp lý từ các nước trên thế
giới.

4. Nhật Bản :
Tổng kim ngạch xuất khẩu 2021 của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,983 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,9 tỷ USD tăng 4,2%; hàng giày dép các loại
đạt 727 triệu tăng 14,8%; hàng thủy sản đạt 1 tỷ USD tăng 7,8%; Thức ăn gia súc và
nguyên liệu đạt 26,9 triệu USD tăng 23%.Hóa chất đạt 284 triệu USD tăng 7 %; gỗ và
sản phẩm gỗ đạt 971 triệu USD tăng 17,5%; dây điện và dây cáp điện đạt 224 triệu
USD giảm 10,8%; hàng rau quả đạt 89,7 triệu USD tăng 24,3%; cà phê đạt 124 triệu
USD giảm 23,7%; hạt điều đạt 20 triệu USD giảm 16,9%; hạt tiêu đạt 5,4 triệu USD
giảm 50,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhập khẩu: tổng kim ngạch nhập khẩu 2021 từ Nhật Bản đạt 14,183 tỷ USD, trong đó
nhập khẩu hàng thủy sản đạt 97,8 triệu USD tăng 20,5%; than đá đạt 17 triệu USD
tăng 147,9%; thuốc trừ sâu và nguyên liệu 23,3 triệu USD tăng 2,3%; sản phẩm từ
giấy đạt 39 triệu USD tăng 0,9%; giấy các loại đạt 160 triệu USD giảm 8,9%; vải các
loại đạt 587,5 triệu tăng 8,8%. Hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 13,2 triệu USD
tăng 26,4%; Xơ, sợi dệt các loại đạt 50,5 triệu USD giảm 12,7%; phế liệu sắt thép đạt
506 triệu USD tăng 17,4%; linh kiện, phụ tùng ôtô đạt 550,8 triệu USD giảm 5,9%,
ôtô nguyên chiếc các loại đạt 119,7 triệu USD tăng 165% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)) là một hiệp định tự do
hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt
Nam và Nhật Bản. Đây là hiệpđịnh tự do hóa thương mại song phương đầu tiên của
Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản. Về mức cam kết
chung trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hóa
đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hóa đối với
94,53% kim ngạch thương mại. VJEPA mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, như
mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm; tạo
động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào kinh tế và làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp
trong nước tiếp cận thị trường quốc tế. Hiệp định có nội
dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của thể nhân.
Hiệp định sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết, gắn bó và giao lưu
giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hoá. Điều đó không chỉ có
lợi cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản mà còn có lợi chung cho khu vực,
phù hợp với mục tiêu xây dựng “Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình “.

5. Liên Minh Châu Âu- EU

Việc xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu của nước ta đang có chiều hướng tăng mạnh.
Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi châu Âu trong quý
I/2022 đạt 9,65 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. . Riêng năm 2022
thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 63,6 tỉ USD, tăng trưởng 14,8% so
với năm 2021. Cụ thể, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu
Âu (EU) đạt 45,8 tỉ USD, tăng 14,2%; còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỉ
USD, tăng 16,5% so với năm 2021. Việt Nam còn có một số mặt hàng có triển vọng
xuất khẩu sang châu Âu cực kỳ cao, bao gồm: máy vi tính, mặt hàng điện tử và linh kiện
kiện tử, máy móc, dụng cụ phụ tùng, thiết bị khác, cà phê, giày dép, gạo, thực phẩm hữu
cơ, nông sản, dầu ăn, thịt heo, đường, gốm sứ, thủy tinh,…Việt Nam nhập khẩu tập
trung vào một số nhóm sản phẩm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dược phẩm;
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hóa chất… Trong 6 tháng đầu năm 2022,
mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU có bước đột phá mạnh mẽ khi đạt con số 18,79 tỷ
USD, tăng đến 21,27% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm,
thủy sản xuất khẩu cũng tăng mạnh. Đặc biệt, lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản
phẩm làm từ gỗ cũng đang có sự khởi sắc đáng kể. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu ước đạt
314 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Sự tăng trưởng tích cực này là nhờ có hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu). Đây vừa là cầu nối nhằm phát triển mối quan hệ
hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với các nước trong EU. Vừa giúp gia tăng đáng kể
trữ lượng hàng hóa xuất khẩu của nước ta sang khu vực này. Đây được cho là cú hích
rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như
những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương
đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.Theo nghiên cứu của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào
năm 2030 so với không có Hiệp định.

Để tận dụng tốt nhất cơ hội về thuế quan, tăng lượng hàng xuất khẩu vào nội khối thì
hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.
Các doanh nghiệp cũng cần cập nhật và nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn, chất
lượng, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản, chú trọng tới bao bì, mẫu
mã, quy cách đóng gói; liên tục cập nhật các xu hướng tiêu dùng, tích cực tham gia
các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm hợp tác với các nhà phân phối
uy tín bản địa để có thể đưa hàng Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn.

Việt Nam cần phải xây dựng được một hệ thống chính sách phù hợp với tình hình
thực tế và khẩu hiệu của chúng ta là: ổn định -hợp tác -phát triển. Trong đó, ổn
địnhbao gồm ổn định trong từng quốc gia và ổn định trong toàn khu vực làm tiền đề;
phát triểnlà mục tiêu chung mà mỗi quốc gia và khu vực cùng hướng tới; còn hợp
tácbao gồm hợp tác song phương và đa phương là phương thức và sự lựa chọn tốt
nhất để thực hiện mục tiêu chung. Cuộc cạnh tranh này sẽ gay gắt, nhưng đó cũng
chính là động lực đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, tiến kịp với trình độ công nghệ
của thế giới.

You might also like