You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC:

1. PEST
a. Tổng quan về môi trường kinh tế:
o Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển sau 30 tiến lên từ một nước
thuộc thế giới thứ 3 và hiện nay là 1 trong 4 con hổ ở châu Á. Tốc độ tăng trưởng nhanh,
GDP trên đầu người thuộc nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới, vì vậy sức mua của
người dân Hàn Quốc là rất lớn. Hiện nay các ngành sản xuất mũi nhọn của Hàn Quốc là:
– Ngành công nghiệp điện tử số
– Ngành công nghiệp thông tin viễn thông
– Ngành chất bán dẫn
– Ngành công nghiệp ôtô
– Ngành công nghiệp thép
– Ngành công nghiệp đóng tàu
– Ngành công nghiệp dệt
– Ngành công nghiệp phụ tùng nguyên liệu
o Hàn Quốc là nền kinh tế đứng thứ 15 thế giới với hàm lượng sản xuất công nhệ rất cao.
Tuy nhiên, với tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 3% trong cơ cấu nền kinh tế, gần 75%
lượng thực phẩm tiêu thụ nội địa của Hàn Quốc phải nhập khẩu. Đặc biệt, các loại
khoáng sản, nông lâm thủy sản, rau quả nhiệt đới, hàng thủ công mỹ nghệ... là những mặt
hàng có triển vọng ở thị trường Hàn Quốc vì đây là những mặt hàng nhu cầu thiết yếu của
người dân Hàn Quốc mà nước này còn thiếu hoặc không tự sản xuất được.
o Người Hàn Quốc chi 14.2% tổng thu nhập hàng tháng cho mua lương thực, các loại ngũ
cốc, các sản phẩm bánh, sữa, bánh kẹo và cà phê gia tăng đáng kể trong khoảng thời gian
từ năm 2007 cho đến nay, mặt hàng thủy sản tươi sống, rau quả lại tương đối giảm.
o GDP: 1014 tỷ USD (2010)
o GDP theo PPP: 1422 tỷ USD (2010)
o GDP/đầu người: 20.756 USD/năm (2010)
o Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 6%
o Lực lượng lao động: 24,4 triệu người
o Tỷ lệ thất nghiệp: 3,7 %
o Tỷ lệ lạm phát: 2,8%
o Tỉ lệ lãi suất: 2,0%
o Tỷ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ: 1 USD =150,8 KRW (Won)
o Kim ngạch xuất khẩu: 422,6 tỷ USD
o Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông không dây, ô tô,
máy tính, thép, tàu biển, hoá dầu
o Các đối tác xuất khẩu: Trung Quốc (21,5%), Mỹ (10,9%), Nhật Bản (6,6%), Hồng Kông
(4,6%)
o Kim ngạch nhập khẩu: 5 03.3 tỷ USD

o Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị điện tử, dầu, thép, thiết bị giao thông, hoá
chất hữu cơ, nhựa.
o Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc (17,7%), Nhật Bản (14%), Mỹ (8,9%), Ả rập
Xê út (4,4%), Australia (4,1%)
o Thị trường Hàn Quốc khá khó tính đối với thực phẩm nhập khẩu, ngoài các tiêu chuẩn
chất lượng thì để thâm nhập thị trường này, các doanh nghiệp cần tìm được đối tác tốt.
b. Văn hóa tiêu dùng và con người Hàn quốc ảnh hưởng đến cơ hội của sản phẩm
 Hàn Quốc là thị trường lớn với 48 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người khoảng 20
ngàn USD/năm
 Khẩu vị : thích ăn cay
 Ẩm thực Hàn Quốc liên quan đến việc sử dụng rất nhiều tỏi (nhiều hơn trong thực
 phẩm Thái Lan , Ý , Tây Ban Nha hay Hy Lạp ẩm thực), rất nhiều ớt đỏ, loại gia vị như
gừng, doenjang (dán lên men đậu nành), nước tương và gochujang (màu đỏ ớt bột).
 Các dầu ăn thường được sử dụng bởi người Hàn Quốc là dầu mè.
 Thích mua những lô hàng nhỏ, ít mua hàng quá to
 Có xu hướng tiêu dùng thiên về thuỷ sản, gạo, ngũ cốc, sử dụng sản phẩm không sử
 dụng hoá chất, ít calo và chất béo, không sử dụng thực phẩm sử dụng công nghệ biến
 đổi gen thay thế cho các sản phẩm thịt
 Người tiêu dùng Hàn Quốc ưa thích việc mua sắm thực phẩm tại các siêu thị, đại siêu
 thị hơn là các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là tận dụng triệt để những đợt khuyến mại giảm
giá. Thực phẩm được bày bán trong các siêu thị, đại siêu thị của Hàn Quốc rất lớn: ước
tính trong siêu thị lên tới 85% và đại siêu thị là 51%. Kênh bán hàng qua tivi cũng đóng
vai trò không nhỏ trong việc tiêu thụ hàng hóa ở Hàn Quốc.
 Người Hàn Quốc có thói quen sử dụng rượu soju nhắm với các món ăn gọn nhẹ trong các
buổi tụ tập trò chuyện với nhau khi thời tiết trở lạnh, các món ăn đó có thể là dĩa kim chi
hoặc các món lạc rang.
 Người tiêu dùng Hàn quốc mua sắm theo thương hiệu, nghĩa là sản phẩm từ các thương
hiệu lớn trên thế giới, được quảng bá rộng rãi, hoặc phải thông qua những công ty phân
phối nội địa có uy tín.
 Không sử dụng chất bảo quản, màu thực phẩm, mỳ chính (bột ngọt) và thành phần
nguyên liệu từ thực phẩm biến đổi gene trong hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này.
c. Yếu tố xã hội và tự nhiên:
– Xã hội Hàn Quốc là một xã hội có nhiều sự khắt khe. Cũng như nhiều nước tại châu Á,
người dân Hàn Quốc rất coi trọng cấp bậc và khoảng cách quyền lực. Trong doanh
nghiệp, họ đề cao sự trung thành và kỷ luật. Hàn Quốc cũng là quốc gia có tính tự tôn cao
và đề cao giao dục, bằng cấp. Đièu này thể hiện rõ trong việc họ luôn luôn ưu tiên dùng
hàng hoá do quốc gia của họ sản xuất từ quần áo đến các mặt hàng lớn như điện thoại
(SamSung), ô tô (Huyndai)…

– Hàn quốc là nước có khí hậu ôn đới, có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn,
mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh và khô và tuyết rơi nhiều. Khí hậu cũng khác
nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 6oC(43oF) đến 16oC. Nhiệt
độ trung bình vào tháng 8, tháng nóng nhất trong năm là từ 19oC(66oF) đến 27oC
(81oF), trong khi đó vào tháng 1, nhiệt độ vào tháng 1, tháng lạnh nhất trong năm là -8oC
(17oF) đến 6oC (43oF). Do thời tiết ở Hàn Quốc lạnh và khô, điều đó ảnh hưởng đến
khẩu vị và thói quen tiêu dùng của người dân, họ thích dùng các món ăn nóng sốt hoặc
phải thật cay.
d. Nghiên cứu về môi trường pháp luật trong kinh doanh và các quy định cần thiết khi
nhập khẩu sản phẩm:
Hàn Quốc tham gia nhiều tổ chức quốc tế như: AEC, APEC,WTO,.. Ngoài ra giữa Việt Nam và
Hàn Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Hàn qQuoocs cũng đã thực hiện các chính sách
mở cửa và đầu tư các hạ tầng giáo dục, hợp tác, truyền bá ngành điện ảnh, âm nhạc,.. Cả hai
quốc gia cũng có đại sứ quán của mình. Ta có thể nhận thấy, trong thời kì hội nhập như hiện nay,
Hàn Quốc cũng là một trong những nước chủ động tham gia các tổ chức, hiệp đinh quốc tế, mở
rộng giao thương với các nước trên toàn thế giới. Đây là một thị trường tiềm năng đối với Việt
Nam, vì thế ta cần timg hiểu kĩ thông tin trước khi xác định thâm nhập vào thị trường màu mỡ
này.
 Quy định về nhãn hàng thực phẩm nhập khẩu
Theo luật định, các sản phẩm nhập khẩu đều phải dán nhãn về vệ sinh an toàn theo quy định và
hướng dẫn của KFDA bằng tiếng Hàn Quốc. Nhãn dán không được bao trùm hết nhãn sản phẩm
gốc và phải hiển thị đầy đủ các thông tin cơ bản như sau:
 Tên sản phẩm.
 Loại sản phẩm.
 Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu, địa chỉ nơi các sản phẩm lỗi hoặc khiếm khuyến có thể đổi hoặc
trả lại.
 Ngày, tháng, năm sản xuất
 Thời hạn sử dụng
 Các nội dung chính bao gồm trọng lượng, dung lượng, số lượng sản phẩm.
 5 thành phần cơ bản nhất của sản phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất sản phẩm
 Các thông tin khác liên quan đến sản phẩm như các lưu ý, tiêu chuẩn hay cách thức sử dụng,
tiêu dùng sản phẩm.
 Các quy trình thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc
Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình cơ bản
như sau:
1. Hàng thực phẩm trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc, nhà nhập khẩu phải mở “Tờ khai hải
quan nhập khẩu cho hàng thực phẩm” (Import Declaration for Food) để Cục trưởng KFDA (Cục
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc) hoặc Giám đốc Trạm Kiểm dịch Quốc gia xem
xét.
2. Cục trưởng KFDA sẽ tiến hành các bước kiểm tra và thẩm tra đối với hàng thực phẩm nhập
khẩu. Có nhiều phương pháp áp dụng cho việc thẩm tra và kiếm tra khác nhau áp dụng cho các
trường hợp khác nhau, và được phân chia ra như sau:
a. Thẩm tra trên hồ sơ.
b. Thẩm tra trong phòng thí nghiệm
c. Thẩm tra trực quan và cảm quan
d. Thẩm tra mẫu xác suất
3. Nếu một sản phẩm thực phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn Hàn Quốc, KFDA sẽ
ban hành chứng nhận hay chứng chỉ cho nhập khẩu. Hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ được thông
quan và được phân phối ngay trên thị trường.
4. Ngược lại nếu sản phẩm thực phẩm này không đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy định tiêu
chuẩn Hàn Quốc, KFDA sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu về sự vi phạm tiêu chuẩn. Nhà nhập
khẩu có thể sửa chữa những lỗi vi phạm (thường liên quan đến nhãn sản phẩm) và nộp lại hồ sơ
xin chứng nhận của KFDA. Với những lỗi vi phạm về mặt vệ sinh, chất lượng thực phẩm thì nhà
nhập khẩu buộc phải tiêu huỷ hoặc tái xuất hàng nhập khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


http://data.worldbank.org/
https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/thong-tin-quoc-te?
p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=1&_101_struts_action=%2Fasset_publisher
%2Fview_content&_101_assetEntryId=2547301&_101_type=content&_101_urlTitle=mot-so-
điem-noi-bat-trong-phat-trien-kinh-te-cua-han-quoc
http://portal.vietrade.gov.vn/Pages/xuat-nhap-khau--thuong-mai/4308-dac-diem-thi-truong-han-
quoc.aspx
https://aib.edu.vn/phan-tich-pestle-ve-samsung/

You might also like