You are on page 1of 9

1 Nêu khái niệm và phân loại cấu trúc môi trường bên ngoài doanh nghiệp?

Lấy ví dụ
minh họa cơ hội/ thách thức của môi trường kinh tế trong 1 doanh nghiệp cụ thể?

2. Phân tích có liên hệ thực tiễn sự ảnh hưởng các nhân tố trong môi trường văn hóa – xã
hội đến 1 doanh nghiệp?

3. Sử dụng mô thức Các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.E.Porter hãy phân tích
cường độ cạnh tranh của Ngành kinh doanh cụ thể

Bài làm

1. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục các yếu
tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận
hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.

Cấu trúc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp gồm:
- Môi trường ngành( môi trường nhiệm vụ): là ôi trường của ngành kinh doanh
mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía
doanh nghiệp
- Môi trường xã hội ( môi trường vĩ mô) bao gồm các lực lượng rộng lớn hơn so
với môi trường ngành, các lực lượng này thường không liên quan đến các hoạt
động ngắn hạn của công ty mà chủ yếu có ảnh hưởng tới các quyết định chiến
lược của công ty ở tầm dài hạn.

Ví dụ: Cơ hội và thách thức của môi trường kinh tế đến CTCP Dệt may - Đầu tư -
Thương mại Thành Công

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công là doanh nghiệp thuộc ngành
sản xuất các sản phẩm may mặc, sản xuất sản phẩm may mặc thủ công.

- Cơ hội:
 Các hiệp định tự do thương mại như: Hiệp định EVFTA đã được Nghị viện Châu
Âu thông qua vào ngày 12/2/2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra cơ hội
thúc đẩy cho ngành dệt may cũng như Thành Công xuất khẩu hàng hóa vào EU,
với việc 100% hàng dệt may của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu 0% sau tối
đa 7 năm cho nên TDT se có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc
Bangladesh, Campuchia, Pakistan. Bên cạnh đó, Không chỉ EU, Thành Công còn
là đối tác xuất khẩu chính của các thương hiệu lớn ở Hàn Quốc, Đài Loan đều là
một thị trường với sức tiêu thị lớn sẽ là nơi xuất khẩu chủ lực của Thành Công.
Hay Hiệp dịnh Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) sẽ tạo ra động lực, cơ hội
thay thế 1 số thị trường mà dịch Covid chưa kiểm soát được ở các nước EU.
 Việt Nam thu hút vốn FDI vào ngành dệt may với giá trị 1.55 tỷ USD (2019)cho
gần 200 dự án đã tạo áp lực cạnh tranh và lợi ích lan tỏa, kích thích sự đổi mới và
tăng trưởng của Thành Công cũng như các nhà sản xuất trong nước.
 Hiện nay doanh nghiệp đang tiếp thu công nghệ, máy móc mới như công nghệ 3D
rút ngắn thời gian trong việc lên bảng vẽ mẫu, từ đó tăng tốc độ sản xuất, đáp ứng
được tiến độ đơn hàng, tiếp nhận nhiều đơn hàng hơn.
 GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91% so với cùng năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng
nhẹ 3.23% đã thúc đẩy tiêu dùng trong nước mạnh hơn so với năm 2019 điều này
thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với 2019

¯ Thách thức:
 Dịch covid đang bùng phát không chỉ trong nước gây ảnh hưởng đến việc sản
xuất, tại các nước là chủ lực xuất khẩu cũng đang chịu sự tàn phá của covid19,
chuỗi cung ứng trì trệ, các nước EU giãn cách xã hội khiến hàng hóa của
doanh nghiệp không thể đến được làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
sút
 Dự báo tăng trưởng của nề kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ giảm từ 1-2% và
lạm phát ở mức 4% sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất và xuất khẩu của
doanh nghiệp
 Vì mới được kí kết các hiệp định tự do thương mại nên phải chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ về mọi mặt của Trung Quốc, Ấn Độ, không chỉ trên thị trường
quốc tế mà còn trong thị trường nội địa
 Chi phí logistic tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến cho việc xuất
khẩu gặp nhiều khó khăn, đứt gãy chuỗi cung ứng
 Bên cạnh đó viêc tự chủ nguồn nguyên liệu chưa hoàn toàn dẫn đến giá nhập
khẩu sản phẩm, giá thành phẩm của Việt Nam bị độn lên khiến cho việc tiêu
thụ sẽ khó khăn hơn

2.

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố liên quan đến các thái độ xã hội và
các giá trị văn hóa của quốc gia. Văn hóa khác nhau sẽ hình thành nên các quan điểm
khác nhau về các giá trị, chuẩn mực, thông qua các quan điểm về giá trị và chuẩn mực
đó, văn hóa, xã hội sẽ ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.
Nhận thức, hiểu đúng về các quan niệm giá trị và chuẩn mực họ sẽ có quyết định đúng
đăn, ngược lại họ sẽ có thể phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Coca- Cola là một hãng nước ngọt lớn trên toàn cầu được đăng ký tại Mỹ, với sự phát
triển và thành công nhanh chóng Coca đã mở rộng sang khu vực Châu Á ( Trung
Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á,…) với sự khác nhau trong lối sống, nền văn hóa xã hội
giữa phương Đông và Phương Tây. Coca- Cola đã gặp khá nhiều cản trở.

Nền văn hóa: Đây là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hóa của một đất
nước, một vùng miền một dân tộc, những giá trị này được lưu giữ một cách trung thành
theo thời gian và hoàn cảnh. Khi Coca-Cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã gặp
phải sự khác biệt về khẩu vị ăn uống của người dân 2 miền, trong khi người miền Nam có
thói quen ăn ngọt hơn miền Bắc cho nên vị của Coca- Cola không được ưa chuộng ở thị
trường miền Nam bằng đối thủ cạnh tranh là Pepsi

Một trong những nhân tố cơ bản của văn hóa đó là ngôn ngữ đó thể hiện bản sắc văn hóa
lâu đời của 1 quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là Trung Quốc, với hệ chữ tượng hình, bất cứ
thương hiệu nào vào Trung Quốc đều phải chuyển sang ngôn ngữ cả về cách phát âm và
hình ảnh. Thoạt đầu thâm nhập vào thị phần Trung Quốc, thương hiệu Coca-Cola thoạt
đầu được phiên âm thành Kekou-Kela. từ này theo nghĩa tiếng Trung thì giống
như : "Cắn con nòng nọc trơn nhẫy". Và sau này, Coca-Cola phải chuyển thành “ke kou
ke le” bởi cái tên cũ khá nhạy cảm, liên quan đến vấn đề tình dục, một điều nhạy cảm, tế
nhị không nên thể hiện nơi công cộng hay ngay tại Việt Nam, một chiến dich truyền
thông đã vấp phải sự phải đối mạnh mè khi đưa ra thông điẹp truyền thông:” Mở lon Việt
Nam” vô tình đã trở thành hình ảnh phản cảm bởi ngôn ngữ phong phú, biến hóa của
người Việt.

Tại chính nơi sinh ra là Mỹ với cơ cấu dân số trẻ, tốc độ thành thị hóa, tỉ lệ phát triển vô
cùng nhanh, việc tiêu thụ nước ngọt có gas của Coca đã làm gia tăng bệnh néo phì và tiểu
đường và công ty đã bị cáo buộc che giấu những ảnh hưởng không tốt này, điều này đã
gây ra làn sóng tẩy chay trong xã hội tại Mỹ, ngay sau đó Coca đã đưa ra những sản
phẩm Caca không đường, Coca không calo để giảm thiểu tác hại và thúc đẩy tiêu dùng
tăng doanh số

Tại thị phần màu mỡ “Mexico”, trong một đoạn quảng cáo Coca một đội ngũ thanh thiếu
niên da trắng đã mang hành động đẹp khi có những chai Coca Cola tới một ngôi làng hẻo
lánh, họ trồng cây thông Noel tại quảng trường trung tâm làng. Video kết thúc bằng
câu “Hãy mở mang trái tim” bên cạnh đó Coca cũng đã cho rằng 81.6% người bản địa
tại Mexico bị xa lánh do không nói được ngôn ngữ khác ngoài tiếng Tây Ban Nha mà
không hề bất cứ bằng chứng rõ ràng nào. Chính câu nói này đã khiến cho các nhà hoạt
động phường hội cho rằng đoạn clip trên quảng cáo tư tưởng coi thường văn hóa cũng
như những chủng tộc “hạ đẳng” , đội ngũ hoạt động nhân quyền địa phương cuồng nộ
cho rằng Coca có ý PR chủ nghĩa thực dân hơn là lòng bao dung. Lí do giải thích cho
phản ứng của người dân bởi Mexico là quốc gia có lượng người nói tiếng Tây ban Nha
nhiều nhất thế giới song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của
quốc gia này đã gây ra làn sóng cho rằng Coca không tôn trọng người dân, tiếng nói của
Mexico

Câu 3: Phân tích mức độ cạnh tranh ngành Bia tại Việt Nam

 Mối đe dọa của sự cạnh tranh trong ngành: Một đoạn thị trường sẽ không được coi
là hấp dẫn nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành cùng hoạt động. Cạnh
tranh sẽ càng mạnh nếu việc kinh doanh trên thị trường này ổn định, các đối thủ
cạnh tranh đông đảo với năng lực tương đương nhau, chi phí cố định, lưu kho cao
và rào cản rút lui khỏi ngành cao. Lâu dài sẽ đe dọa vị thế hiện tại của các công ty
trong ngành.
 Đe dọa gia nhập mới: Đến từ các công ty đã và đang có chiến lược gia nhập vào một
ngành kinh doanh mới, điều đó khiến giảm thị phần của các công ty trong ngành
.Đe dọa gia nhập mới phụ thuộc chủ yếu vào rào cản gia nhập và phản ứng của các
công ty đối thủ cạnh tranh trong ngành (tính kinh tế theo quy mô,khác biệt hóa sản
phẩm, nhu cầu vốn đầu tư ban đầu,..)

 Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế: một đoạn thị trường sẽ trở nên kém hấp
dẫn nếu có nhiều sản phẩm, dịch vụ thay thế hiện hữu hoặc tiềm ẩn. Những sản
phẩm, dịch vụ thay thế sẽ đặt ra cho thị trường một giới hạn cho giá cả và lợi nhuận
tương lai cho đoạn thị trường. Khả năng thay thế của sản phẩm hàng hóa càng cao,
giá cả, lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra chính là khoa học kĩ thuật.
 Mối đe dọa về quyền thương lượng của khách hàng: đoạn thị trường quyền lực của
khách hàng lớn thì đoạn thị trường đó cũng là kém hấp dẫn, khi khách hàng có
quyền lực thì thị trường cao họ sẽ tìm cách giảm giá bán, đòi hỏi chất lượng caohơn
dịch vụ sau bán nhiều hơn,.. đẩy doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh gay gắt hơn.

 Mối đe dọa từ nhà cung ứng: Đoạn thị trường có những nhà cung ứng đầu vào
( nguyên liệu, thiết bị, vốn,…) có khả năng tăng giá, cắt giảm số lượng và chất
lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ cung ứng hoặc áp đặt các điều kiện liên quán đến
giao dịch thì có thể coi đó là một đoạn thị trường kém hấp dẫn . Khi hoạt động ở
đoạn thị trường này các doan nghiệp dễ rơi vào tình trạng chi phí sản xuất cao, cơ
hội thu lợi nhuận thấp

Ví dụ ngành bia:

1. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành Bia

¯ Theo thống kê của Hiệp hội Bia Rượu – NKG Việt Nam, trên cả nước tính tới
2020 đã có hơn 150 cơ sở sản xuất bia nằm trên 43 tỉnh thành . Thị trường bia
trong nước tuy có số lượng cơ sở sản xuất lớn, nhưng hầu hết chịu sự quản lý của
hai tổng công ty là Tổng CTCP Bia -Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và Tổng
CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, khiến cho sức mạnh chi phối toàn
ngành sản xuất bia Việt gần như nằm trong tay Sabeco và Habeco.
¯ Thị trường bia trong nước đang có mứ độ tập trung tương đối cao với 4 ông lớn
hống trị gồm Sabeco, Habeco, Heineken và Bia Huế chiếm hơn 90% thị phần toàn
ngành. Các ông lớn có xu hướng phân chia theo miền: Habeco dẫn đầu thị trường
miền bắc với bia Hà Nội với 18% thị phần, Bia Huế( Huda, Halida) do Carlsberg
nắm ở thị trường miền trung với 7%, Sabeco (40%) là Bia Sài Gòn nắm giữ thị
trường miền Nam. Ngoài ra Heineken(25%) nằm xuyên suốt cả 3 miền. Bên cạnh
4 ông lớn còn có các hãng bia nhỏ hơn như Masan Brewery với thương hiệu bia
Sư Tử Trắng, Sapporo và AB-Inbev. Đây là những ông ty bia nước ngoài với 10%
thị phần. Do 4 ông lớn đã nắm chắc thị phần của chính mình và đang bắt đầu bành
trướng sang các vùng miền khác nhưng đồng thời phải giữ được thị phần của mình
nên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
¯ Về phân khúc sản phẩm, Sabeco và Habeco thống lĩnh phân khúc bình dân và tầm
trung, trong đo phân khúc cao cấp lại do sự thống trị của bia ngoại như Heineken,
Carlsberg, Sapporo. Ngày nay xu hướng sử dụng bị đang có sự thay dổi khi bia
ngoại đang dần thắng thế trong cuộc chiến thị phần ngành bia,
¯ Khi các hiệp định thương mại tự do được kí kết, khiến cho thuế bia nhập khẩu
giảm mạnh, người dân dần có xu hướng tiêu dùng hàng hóa cao cấp khi thu nhập
cá nhân tăng. Đây chính là cơ hội cho các dòng bia nhập ngoại tràn vào thị trường
và được ưa chuống hơn. Chính điều này đã tạo áp lực lên các loại bia sản xuất
trong nước bắt buộc phải nâng cấp cả về chất lượng và danh mục sản phẩm

2. Rủi ro từ đối thủ mới gia nhập


¯ Rào cản gia nhập ngành cao do mức độ tập trung của ngành cao (90% thị phần
thuộc về 4 hãng bia lớn). Thêm vào đó, hệ thống phân phối rộng khắp và mức độ
hiện diện rộng của các hãng bia đang hoạt động trong ngành sẽ khiến cho nguy cơ
bị đào thải của một hãng bia mới rất cao. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có thương
hiệu, quen thuộc, lâu dời của người Việt sẽ làm các hãng bia mới cần phải đầu tư
mạnh vào marketing thương hiệu, đôi khi chấp nhận thua lỗ trong những năm đầu
để đổi lấy nhận thức của khách hàng
¯ Với các hãng bia mới ra nhập sẽ rất khó để tiếp cận, thành lập kênh phân phối bởi
các hãng bia thường ký hợp đồng với các điểm bán on-trade như nhà hàng, khách
sạn, quán bar, đại lí lớn ở các tỉnh thành,… ở đó họ có thể tổ chức các hoạt động
khuyến mãi, quảng cáo , đổi lại là cam kết ưu đãi, chiết khấu bán hàng hoặc
thưởng cho đối tác 1 khoản tiền mặt. Do kí kết hợp đồng nên giữa nhà sản xuất và
các điểm bán này không thể bán những loại bia khác
¯ Bên cạnh đó sức hấp dẫn của ngành bia đối với các đối thủ mới là rất lớn. Là thị
trường tiềm năng top đầu Đông nam Á, Việt Na là điểm lựa chọn hấp dẫn cho các
doanh nghiệp bia nước ngoài như Kirin của Nhật, Thai bevarage của Thái Lan.

3. Mối de dọa về sản phẩm thay thế


- Sản phẩm thay thế của bia là các đồ uống có cồn khác như rượu mạnh, rượu
vang, Cider…Với giới trẻ thì thích Cider vì độ mới lạ của sản phẩm, conf
người lớn tuổi sẽ tiêu thụ rượu mạnh, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ bia
rượu trong ngành.

4. Mối đe dọa quyền thương lượng của người mua


- Đa số ở Việt Nam khách hàng mua bia trong phân khúc bia trung câp và bình
dân nên rất nhạy cảm về giá. Các sản phẩm bia này có độ phủ rộng tại cả thành
thị và nông thôn, khcsh hàng có thể dễ dàng tiếp cận bất cứ lúc nào. Do vậy,
người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm của hãng
bia khác khi loại bia mà họ hay sử dụng tăng giá. Điều này làm cho sức mạnh
trả giá của người mua ở phân khúc bình dân và trung cấp tương đối cao, và các
hãng bia thường gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định tăng giá bán, mặc dù
chi phí nguyên liệu đầu vào tăng trong các năm gần đây.
- Ở phân khúc cao cấp, nhận thức của người tiêu dùng về các thương hiệu còn
thấp. Xu hướng chuộng bia cao cấp để thể hiện đẳng cấp xã hội, mức độ nhạy
về giá của phân khúc này thấp hơn các phân khúc bình dân và trung bình và
các hãng bia ngoại mới du nhập vào thị trường Việt Nam khiến cho sức mạnh
trả giá của người mua ở phân khúc này thấp
5. Mối đe dọa quyền thương lượng của người mua
- Do khí hậu Việt Nam không thích hợp để trồng lúa mạch , hoa bia nên nguồn
cung nguyên liệu gần như 100% từ bên ngoài, cho nên vị thế của các doanh
nghiệp bia Việt đều yếu hơn so với nhà cung cấp. Sự cạnh tranh càng gay gắt
sẽ khiến các doanh nghiệp phải chủ độn tìm những nguồn cung nguyên liệu tốt
và ổn định trên thị trường
- Sức cung nguyên liệu như lúa mạch, hoa bia,… trên thế giới do nhiều biến
động của thời tiết nên nguồn cung thường rơi vào tình trạng thiếu hutk, không
đủ thỏa mãn tốc độ tăng trưởng của toàn cầu. Chính vì cung thấp hơn cầu khiến
sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp càng lớn hơn

You might also like