You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH TRỰC TUYẾN


KẾT THÚC HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUỐC TẾ
Giảng viên phụ trách : THS.Dương Ngọc Hồng
Lớp : AD006
Mã lớp học phần : 22C1MAN50212106
Tên học phần : Quản trị kinh doanh quốc tế
Họ và tên : Võ Thị Ngọc Uyên
Mã số sinh viên : 32101024384

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2022


Câu 1
❖ Ngày 7/11/1991, Hiệp định mậu dịch Trung - Việt và một hiệp định
chưa chính thức về các vấn đề xung quanh biên giới của hai quốc gia
được ký lại đánh dấu mốc cho sự bình thường hóa mối quan hệ giữa
Việt nam và Trung Quốc.
⮚ Cơ hội:
Cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu
và nhập khẩu với thị trường hơn 1 tỷ dân này.
⮚ Thách thức:
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới với tên cái tên
công xưởng lớn nhất thế giới, nền kinh tế này có một lực lượng lao
động dồi dào và nguồn nhân công giá rẻ, có khả năng sản suất ra
sản phẩm với chi phí thấp, đa dạng về loại cũng như mẫu mã. Đây
là một thách thức về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam.
❖ Vào tháng 11 năm 1992, Nhật Bản nối lại viện trợ ODA sau một
khoảng thời gian dài tạm hoãn, trợ giúp Việt Nam thực hiện các
chính sách đổi mới và phát triển kinh tế thị trường.
⮚ Cơ hội:
Từ năm 1993 đến năm 2012, trừ giai đoạn chịu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998 và thời gian Ngân hàng
đầu tư Leham brother phá sản vào năm 2008, Nhật bản nước đầu tư
vào Việt Nam nhiều nhất với con số 28,7 tỷ USD. Nhờ vào sự hỗ
trợ của Nhật Bản trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, y tế và hệ
thống pháp luật, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội nhận
được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc xây dựng hệ
thống đường xá còn thúc đẩy hình thành nên các khu công nghiệp,
mở ra thêm thị trường kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt
Nam.
⮚ Thách thức:
Số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt
Nam ngày càng tăng, tạo ra một áp lực cạnh tranh vô cùng lớn với
các doanh nghiệp Việt Nam khi những sản phẩm của Nhật Bản
được sản xuất với những công nghệ rất tiên tiến và được kiểm định
chất lượng vô cùng nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải không ngừng sáng tạo và cải tiến để có chỗ
đứng trên thị trường.
❖ Tháng 7 năm 1995, Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA): Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được
thành lập vào năm 1992 với mục đích chủ yếu là xóa bỏ hàng rào thuế
quan giữa các nước trong khối và nâng cao vị thế cạnh tranh của
ASEAN trong khu vực Châu Á và thế giới.
⮚ Cơ hội:
Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng đơn hàng, tăng
doanh thu và tăng khả năng cạnh tranh nhờ chính sách về thuế
quan đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu trong khối các nước
thành viên.
Mở rộng được quan hệ của Việt Nam với các nước trong
khối tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ
mới cho sản phẩm của mình và nhận được vốn đầu tư từ các nước
thừa vốn, đồng thời nhờ đó mà học hỏi thêm về khoa học, kỹ thuật
và công nghệ từ nước bạn.
⮚ Thách thức:
So với một số nước thành viên trong khối, hang hóa của Việt
Nam chưa thực sự hấp dẫn khách hàng, tốn rất nhiều chi phí nhập
khẩu hàng hóa trên một sản phẩm vì vậy giá của các sản phẩm từ
Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước
trong khối, đặt ra một thách thức lớn tới các doanh nghiệp Việt
Nam phải giảm được chi phí sản xuất cũng như tăng độ hấp dẫn
của sản phẩm để thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm.
❖ Gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC): APEC với sự góp mặt của 21 nước thành viên chiếm
57% thương mại toàn cầu và hơn 50% GDP của thế giới.
⮚ Cơ hội:
Thị trường rộng lớn với 21 quốc gia, APEC là một môi
trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam vương
ra khỏi tầm quốc gia và khu vực. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt Nam tìm kiếm các đối tác, hợp tác kinh doanh và nhận được
vốn đầu tư từ các ông lớn trên thế giới. APEC một thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cung cấp
nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất
hàng hóa ngày càng tăng của các doanh nghiệp. Nhờ vào việc tham
gia vào tổ chức này mà quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các
bên của các doanh nghiệp được dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng
thời thuế quan cũng được cắt giảm.
Ngoài ra đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp tiềm
năng của Việt Nam có cơ hội khẳng định vị thế trên trường quốc tế,
đưa tên tuổi của mình vượt ra ngoài khu vực.
⮚ Thách thức:
Khi mở cửa thị trường và xóa bỏ dần các luật bảo hộ đối với
doanh nghiệp Việt Nam, một đất nước có trình độ phát triển còn
kém khá xa với các nước trong khu vực APEC, trình độ khoa học
công nghệ còn thấp, các phương thức và chiến lược quản lý phát
triển thiếu tính chủ động và sáng tạo, khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài trong APEC là khá yếu, đây là một thách
thức lớn đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
phát triển liên tục để tiếp tục tồn tại và giữ vị trí của mình.
❖ Tháng 7 năm 2000, Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định thương mại Việt
- Mỹ: Tháng 7 năm 1995, Việt Nam và Mỹ chính thức gác lại quá
khứ, bình thường hóa mối quan hệ giữa hai quốc gia, làm tiền đề cho
sự kiện ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Tuy nhiên trong giai
đoạn từ tháng 7 năm 1995 đến tháng 7 năm 2000, tình hình kinh tế
Việt Nam chưa thực sự có những bước tiến rõ rệt.
⮚ Cơ hội:
Mỹ là một đất nước có nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế,
khoa học, công nghệ và vốn; việc bình thường hóa này đã giúp
quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên gia tăng một cách nhanh
chóng. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội
tiếp cận với những kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhất hiện nay, nguồn
vốn đầu cũng như mở thị trường tiêu thụ mới cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
Điển hình là sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản, trong thời gian qua Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam.
⮚ Thách thức:
Đi cùng với những cơ hội rộng mở thì các công ty Việt Nam
phải đối mặt với không ít thách thức khi làm việc và xuất khẩu
sang thị trường khó tính này, và thách thức lớn nhất đối với các
doanh nghiệp Việt Nam chính là những tiêu chuẩn về chất lượng
và an toàn cho sức khỏe hay môi trường, phải đáp ứng được những
chứng chỉ cũng như những chứng nhận mà Mỹ yêu cầu thì mới
được xuất khẩu sang thị trường này.
Một thách thức không nhỏ khác đối với các doanh nghiệp
Việt Nam chính là vị trí địa lý cách nhau nửa bán cầu cùng với việc
chưa có tuyến vận tải hàng hóa cũng như hành khách một cách trực
tiếp.
❖ Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại
Thế giới (WTO). Về cơ bản các doanh nghiệp không được hưởng lợi
một cách trực tiếp từ các quy chế của WTO, tuy nhiên thì các doanh
nghiệp vẫn ảnh hưởng bởi những quy định của tổ chức này do sự thực
hiện các quy định này của các nước thành viên của tổ chức.
⮚ Cơ hội:
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa được giảm thuế
quan và việc cạnh tranh với các nước thành viên WTO cũng trở
nên bình đẳng hơn.
Ngoài ra nhờ chính sách phi thuế mà các doanh nghiệp Việt
Nam giảm bớt được tình trạng hạn chế nhập khẩu gây gắt và tùy
tiện ở một số thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, khi các nước nhập khẩu yêu cầu những thủ tục quá
phức tạp và bất hợp lý, các doanh nghiệp có thể báo với Chính phủ
Việt Nam để được bảo vệ phù hợp.
⮚ Thách thức:
Các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các
doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập thị trường và vì chịu các
mức phí thấp, các hàng hóa ở các nước bạn có sức hấp dẫn lớn hơn
và giá cả lại không quá cao, đã đặt ra một bài toán tìm chỗ đứng
cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc giảm bớt hoặc bỏ đi các hình thức trợ cấp đã gây ra kas
nhiêu khó khăn với các doanh nghiệp sản xuất được nhà nước trợ
cấp.
❖ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ Mỹ vào tháng 3 năm
2018, Mỹ đã thông báo đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng Trung
Quốc châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra
đến nay. Cuộc chiến tranh này đã đem lại không ít cơ hội cho Việt
Nam cũng như các nước Đông Nam Á và đi cùng với đó là một số
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
⮚ Cơ hội:
Việt Nam có quan hệ kinh tế tốt với cả hai nước Mỹ và
Trung Quốc, nên khi cuộc chiến tranh Mỹ - Trung bùng lên, Việt
Nam trở thành một quốc gia trung gian xuất nhập khẩu hàng hóa
của hai nước để tranh chịu thuế cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng mở ra cơ hội nhập khẩu
hàng từ Trung Quốc với giá rẻ hơn, đồng thời mở ra cơ hội xuất
khẩu hàng hóa đi Mỹ nhờ các đơn hàng chuyển từ Trung Quốc
sang Việt Nam
Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng làm các
nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam.
⮚ Thách thức:
Khi cuộc chiến tranh này kéo dài và gia tăng, Mỹ có thể sẽ
kéo theo chính sách bảo hộ của thị trường khác và các doanh
nghiệp Việt Nam rất có thể nằm trong số đó vì Việt Nam là nước
trung gian.
❖ Cuối năm 2019 đại dịch Covid 19 bắt đầu xuất hiện và lan rộng khắp
thế giới.
⮚ Cơ hội:
Đem lại cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số và gia nhập thêm một
số thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
⮚ Thách thức:
Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng vô cùng nặng
nề nhiều doanh nghiệp đã phải dừng kinh doanh, các doanh nghiệp
còn hoạt động đối mặt với thách thức duy trì và phát triển được
doanh nghiệp để vượt qua khủng hoảng.
Câu 2
❖ Thất bại của LinkedIn tại thị trường Trung Quốc
Mỗi quốc gia hay khu vực khác nhau đều có văn hóa, xã hội, chính
trị hay pháp luật riêng, đặc trưng cho từng vùng, và hiện nay, trong thời
buổi hội nhập kinh tế toàn cầu, các hoạt động kinh doanh quốc tế ngày
càng phát triển thì vấn đề làm thế nào để thâm nhập vào thị trường một
quốc gia khác thành công là một chủ đề đang được quan tâm. Và một
trong những cách hiệu quả nhất để thâm nhập vào một thị trường mới
thành công là tìm hiểu, phân tích và rút kinh nghiệm từ những thất bại
của chính mình hay của những công ty khác mắc phải khi thâm nhập vào
thị trường đó. Có rất nhiều công ty hoạt động trên thị trường khi mở rộng
hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác đã gặp không ít khó khăn
về sự khác biệt về mặt chính trị - pháp luật hay văn hóa - xã hội và thậm
chí dẫn đến việc phải rút khỏi thị trường đó. Điển hình có thể nhắc đến thị
trường 1 tỷ dân là Trung Quốc, một đất nước theo hệ thống chính trị Xã
hội chủ nghĩa với rất nhiều điều luật được đặt ra cho các doanh nghiệp
nước ngoài và có nền văn hóa, xã hội lâu đời và đa dạng vì vậy đây là
một thị trường rất tiềm năng nhưng vô cùng thách thức với các công ty.
Một trong những “nạn nhân” của hệ thống chính trị - pháp luật khắt khe
của Trung Quốc là LinkedIn.
⮚ Tình huống khó khăn của LinkedIn tại Trung Quốc:
LinkedIn là một mạng xã hội chuyên về tìm việc làm và tuyển
dụng được thành lập vào tháng 12 năm 2002 và được Microsoft mua lại
vào ngày 13 tháng 6 năm 2016 và trở thành phi vụ mua lại lớn nhất từ
trước đến nay của Microsoft. Hiện nay, LinkedIn đã có đến 56% người sử
dụng đến từ các quốc gia khác bên ngoài nước Mỹ và Trung Quốc là một
trong những thị trường lớn nhất của LinkedIn với 50 triệu người dùng.
Kế hoạch chiếm lĩnh thế giới của đã thất bại khi LinkedIn xuất
hiện tại thị trường Trung Quốc vào năm 2014 và hoạt động trên thị
trường này đến năm 2021 (7 năm) thì nó cũng đã theo chân Twitter và
Facebook là những ông lớn công nghệ của Mỹ, rời khỏi thị trường màu
mỡ này. Sở dĩ LinkedIn hoạt động được ở Trung Quốc lâu như vậy một
phần nhờ vào công ty mẹ Microsoft đã hoạt động trên thị trường này từ
năm 1992, các phần mềm của Microsoft được người dân và cả chính phủ
Trung Quốc sử dụng một cách rộng rãi và là ông lớn công nghệ duy nhất
của Mỹ được phép hoạt động tại Trung Quốc, thậm chí chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung cũng không ảnh hưởng lớn đến công ty này .
Trung Quốc đã cấp giấy phép hoạt động cho LinkedIn với điều kiện nền
tảng này phải lưu trữ dữ liệu phải của người dùng Trung Quốc trên máy
chủ đặt tại quốc gia này. Ngoài ra, nền tảng này còn phải kiểm duyệt và
lọc bớt một số nội dung mà luật pháp Trung Quốc yêu cầu. Tuy nhiên,
những thông tin đó chỉ loại bỏ với người dung Trung Quốc và phần còn
lại của thế giới vẫn được tiếp nhập những thông tin đó. Và để người dùng
truy cập thường xuyên hơn, LinkedIn tập trung xây dựng nhiều nền tảng
thông tin hơn thay vì chỉ tập trung vào tuyển dụng và tìm việc để thu hút
người dùng lên đây đọc tin tức thường xuyên hơn và hoạt động tương tự
như các trang mạng xã hội khác. Vì nếu người dùng tích cực tham gia
trên mạng LinkedIn sẽ đẩy mạnh được số lượt xem tin và số lượng người
dùng, yếu tố chính để tăng doanh thu quảng cáo.
Tuy nhiên, khía cạnh cung cấp và cập nhật thông tin này đã khiến
cho LinkedIn thất bại ở Trung Quốc, cung cấp nhiều thông tin hơn cho
người dùng tại Trung Quốc đồng nghĩa với việc phải kiểm duyệt thông
tin nhiều hơn và chặt chẽ hơn và một phần vì yêu cầu ngày càng cao của
chính phủ Trung Quốc về kiểm duyệt thông tin mà trong những năm gần
đây LinkedIn đã liên tục bị chỉ trích về việc kiểm duyệt các bài đăng nhạy
cảm về chính trị. Trong 3 tháng cuối năm 2021, nền tảng này đã bị chính
phủ đánh giá không tốt về việc kiểm soát các bài đang liên quan đến
chính trị và yêu cầu LinkedIn phải đánh giá lại bản thân và nộp báo cáo
cho các quan chức; đồng thời nền tảng này cũng bị buộc phải dừng việc
cho người dùng đăng ký tài khoản mới trong vòng 1 tháng. Thậm chí để
được ở lại thị trường màu mỡ này, vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10
năm 2021, nền tảng này đã không ngần ngại chặn các tài khoản LinkedIn
của các nhà báo Mỹ để ngăn việc truy cập của người dùng Trung Quốc
vào các bài viết của họ.
⮚ Phân tích nguyên nhân
LinkedIn cũng không thể cam kết với chính phủ rằng họ có thể
kiểm soát hết được nội dung chính trị đăng tải trên trang mạng này và
việc rời đi là điều tất yếu. Việc Trung Quốc đưa ra điều luật kiểm duyệt
thông tin và chặn một số tài khoản đã đặt một áp lực rất lớn lên công việc
kinh doanh rất lớn lên công ty trong thời gian LinkedIn hoạt động tại đất
nước này, điển hình là với con số 50 triệu người dùng chỉ đứng sau Mỹ
và Ấn Độ nhưng LinkedIn chỉ tạo ra được 6% doanh thu của năm 2020.
Rất khó khăn để nền tảng này có thể tiếp tục hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, nó không phải là khó khăn duy nhất của LinkedIn ở thị
trường tỷ dân này. Trung Quốc đưa ra một bộ luật bảo mật dữ liệu mới
yêu cầu các công ty như LinkedIn phải cung cấp quyền truy cập dữ liệu
người dùng cho các cơ quan chức năng của nước này, một điều luật vô
cùng bất hợp lý.
Sau 7 năm hoạt động tại Trung Quốc, LinkedIn có số người dùng
khá khiêm tốn, chỉ 50 triệu người dùng so với con số 1,4 tỷ dân vào năm
2021, LinkedIn ít phổ biến tại Trung Quốc vì nền tảng này sử dụng chủ
yếu là tiếng Anh và người dùng đa phần là những học sinh hoặc sinh viên
học hệ quốc tế ở Trung Quốc hoặc là những người làm sales hoặc
marketing muốn tìm các đối tác bên ngoài Trung Quốc. Về thiết kế, ta
thấy LinkedIn thiết kế dạng nội dung bài đăng dài, điều không thể hấp
dẫn được người dân của một quốc gia mà người dùng tik tok (các video
ngắn) lên đến hàng tỷ. LinkedIn là một nền tảng phù hợp chỉ khi nó nhắm
đến một nhóm người thích hợp hoặc những doanh nhân Trung Quốc
người mà trở về từ nước ngoài.

Ngoài chịu áp lực từ chính phủ Trung Quốc, LinkedIn cũng chịu
một áp lực không nhỏ đến từ chính phủ Mỹ. Với công ty mẹ là Microsoft,
một ví dụ tuyệt vời về việc kinh doanh thành công của một công ty Mỹ
trên đất Trung Quốc. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, dưới thời lãnh
đạo của Donald Trump và Joe Biden, Microsoft bị coi là thông đồng với
Trung Quốc và phụ thuộc vào chính quyền của Trung Quốc. Microsoft
trong mắt nước Mỹ không còn là một câu chuyện kinh doanh thành công
tại Trung Quốc nửa mà trở thành một bức chân dung về sự bị điều khiển,
phụ thuộc và thông đồng với Trung Quốc. Và LinkedIn gây ra những lời
chỉ trích cho công ty mẹ là Microsoft tại nước Mỹ.
⮚ Giải pháp
LinkedIn có thể tạo ra một phiên bản mới cho LinkedIn, không có
nền tảng thông tin mạng xã hội và không có khả năng chia sẻ nội dung.
Đông thời phát triển thêm một số tính năng khác cho ứng dụng mới
này để tăng lượt truy cập của người dùng nhằm tăng được doanh thu
quảng cáo.

Tài liệu tham khảo


Cáo, T. Q. (Ngày 15 tháng 10 năm 2021). LinkedIn thông Báo Rời khỏi trung quốc.
Hội Những Người Thích Quảng Cáo | Adsangtao.com. Truy cập ngày 17 tháng
12 năm 2022, từ https://adsangtao.com/tin-tuc/linkedin-thong-bao-roi-khoi-
trung-quoc-11879.html
Ictvietnam.vn. (Ngày 13 tháng 3 năm 2020). LinkedIn: Tham Vọng Trở Thành Nền
Tảng xuất Bản Tin Tức Nghề nghiệp Lớn Nhất. ictvietnam.vn. Truy cập ngày 17
tháng 12 năm 2022, từ https://ictvietnam.vn/linkedin-tham-vong-tro-thanh-nen-
tang-xuat-ban-tin-tuc-nghe-nghiep-lon-nhat-7061.htm
newbug34. (Ngày 21 tháng 10 năm 2021). Why is linkedin leaving China? everything
you need to know! YouTube. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022, từ
https://www.youtube.com/watch?v=TdhPysyGgb0&ab_channel=CyrusJanssen
LÀ ông lớn công Nghệ Duy Nhất Của MỸ được hoạt động ở Trung Quốc, vì Sao
linkedin Phải Rời BỎ thị trường tỷ Dân Sau 7 Năm? Cộng đồng Kinh doanh
Việt Nam. (Ngày 15 tháng 10 năm 2021). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022,
từ https://vietnambusinessinsider.vn/la-ong-lon-cong-nghe-duy-nhat-cua-my-
duoc-hoat-dong-o-trung-quoc-vi-sao-linkedin-phai-roi-bo-thi-truong-ty-dan-
sau-7-nam-a24122.html
Ta, T. D. (Ngày 6 tháng 12 năm 2021). LinkedIn BỎ Cuộc Chơi tại trung quốc: Chấm
dứt Ván Bài đầy May Rủi. YAN. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022, từ
https://www.yan.vn/linkedin-bo-cuoc-choi-tai-trung-quoc-cham-dut-van-bai-
day-may-rui-284482.html
VnExpress. (Ngày 15 tháng 10 năm 2021). LinkedIn Rút Khỏi Trung quốc.
vnexpress.net. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022, từ
https://vnexpress.net/linkedin-rut-khoi-trung-quoc-4372004.html
VNReview. (2021, October 20). Vì Sao microsoft đóng Cửa LinkedIn ở Trung Quốc?
VNReview.vn. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022, từ
https://vnreview.vn/thread/vi-sao-microsoft-dong-cua-linkedin-o-trung-
quoc.562949953445016
Wikimedia Foundation. (n.d.). LinkedIn. Wikipedia. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm
2022, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/LinkedIn#:~:text=LinkedIn%20(%2F
%CB%8Cli%C5%8B,View%2C%20bang%20California%2C%20M%E1%BB
%B9.

You might also like