You are on page 1of 17

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

*Cơ hội
Để giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2020 và đẩy mạnh xuất khẩu G&SPG hơn
nữa trong năm 2021 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu G&SPG cần nắm bắt và tận dụng tốt mọi cơ hội. Cụ thể:
+ Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt, tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA mang
lại, nhất là tập trung khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với một
số thị trường, tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới nổi, tiềm năng, đa dạng hóa thị
trường.
+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, cần tập trung vào các mặt hàng chủ lực
có tiềm năng phát triển mang lại trị giá cao như các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ.
+ Triển khai các chương trình quảng bá liên tục, mới mẻ và hấp dẫn nhằm củng
cố nhận diện và nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và tăng cường xuất khẩu hàng
qua hệ thống mạng lưới phân phối của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài; chủ động
nghiên cứu thị trường và đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật khắt khe nhất.
Ngoài việc nắm bắt và tận dụng tốt mọi cơ hội, triển vọng xuất khẩu của ngành
gỗ trong năm 2021 cũng rất khả quan nhờ nhu cầu tăng từ các thị trường tiêu thụ
chính, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc chưa có hồi kết. Sự gián đoạn trong sản xuất và xuất khẩu đồ nội
thất tại các thị trường  chính do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao giúp doanh
nghiệp gỗ Việt Nam tiếp cận với nhiều khách trên toàn cầu.
+ Đối với thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu G&SPG sang thị trường này luôn chiếm
tỷ trọng cao. Năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành thị
trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong năm 2021, thị
trường Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nhà ở. Vì vậy, theo dự báo
từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (MBA) Hoa Kỳ, năm 2021 thị trường nhà ở gia
đình tại Hoa Kỳ đạt khoảng 1,134 triệu ngôi nhà. Năm 2020 đạt 1,165 triệu ngôi
nhà và năm 2023 đạt 1,210 triệu ngôi nhà. Sự tăng trưởng mạnh thị trường nhà ở
sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ lớn đối với đồ nội thất tại Hoa Kỳ trong những năm
tới.
+ Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn đồ nội thất bằng gỗ cho Hoa Kỳ, nhưng
bị tác động bởi hàng rào thuế quan cao mà Hoa Kỳ áp đặt nên thị phần nhập khẩu
của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm mạnh.
+ Các quốc gia sản xuất đồ nội thất lớn tại EU như Italia, Đức, Ba Lan đều bị
gián đoạn sản xuất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi đó nhu cầu tiêu
thụ các mặt hàng này tại khu vực EU rất lớn. Đây là cơ hội để các thị trường sản
xuất đồ nội thất trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, trong đó có Việt Nam.
+ Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ
giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận
vị trí“mắt xích”quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách
hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến người mua hàng tiềm năng, thúc
đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều
quốc gia.
+ Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới hướng tới việc tạo ra một môi trường
kinh doanh cởi mở, thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ. Về thuế
suất, các nước ký Hiệp định thường đưa ưu đãi mức thuế nhập khẩu về 0% ngay
hoặc trong 4-6 năm cho ngành gỗ Việt Nam; giúp nâng cao sức cạnh tranh của các
sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ các nước xuất khẩu gỗ khác.
* Thách thức
Bất chấp Covid- 19, ngành gỗ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong
5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu G&SPG ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3% so với
cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng
79,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu xuất khẩu khả quan đối với
ngành gỗ Việt Nam, tuy nhiên  ngành này vẫn còn đối mặt với nhiều  thách thức
như:
+ Thương mại toàn cầu thời gian qua mặc dù đã có những tín hiệu khởi sắc
nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế
giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng. Chiến tranh thương mại giữa
các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ mang đến những nguy cơ, tác động tiêu cực
đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng.
+ Sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất chính trên thế giới, cả về giá cả,
mẫu mã, chất lượng… cũng như gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến
gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN. Các quốc gia trồng rừng và cung cấp nguyên
liệu lớn trong khu vực đã và đang có các chính sách hạn chế, quản lý chặt chẽ
việc khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bảo vệ môi trường, dẫn đến việc
nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.
+ Đối với doanh nghiệp ngành gỗ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam phần lớn chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững (đầu tư
dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và
quy trình quản lý chuỗi tiên tiến; chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn
đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng…); Các lợi thế cạnh tranh
của Việt Nam (như nhiều nhân công, lao động rẻ) không còn chiếm ưu thế như
trước. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi việc
kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ.
Phân tích ma trận Swot
III.Đề xuất giải pháp chiến lược
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Ngành gỗ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch
Covid - 19. Xuất khẩu bị gián đoạn do các nước đối tác trì hoãn nhập khẩu
bởi dịch bệnh, các đơn hàng  bị hủy hoặc giãn thời gian giao hàng. Nhiều
doanh nghiệp gặp khó khăn, tuy nhiên nhờ những nỗ lực của Chính phủ, các
bộ, ngành với hàng loạt giải pháp ứng phó dịch Covid-19 hiệu quả, cùng với
nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
vẫn đạt được những kết quả tích cực trong năm 2020, đóng góp chung vào
đà tăng trưởng của cả nước.
1. Thứ nhất, về hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, tiếp tục phổ
biến lợi ích mà các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mang lại để hỗ trợ
các doanh nghiệp khai thác tối ưu thị trường. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các
doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai
thác các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các
thị trường mới nổi, tiềm năng khác
2. Thứ hai, về việc đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ: Trong thời
gian tới, cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu cũng
như có chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu. Theo đó, cần sớm có quy
hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, đồng thời
tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng cao; xem xét việc
miễn kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu khi các nước
xuất khẩu gỗ cho Việt Nam đã có giấy kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Ngoài ra, kiểm soát
chặt chẽ gian lận thương mại là vấn đề rất quan trọng với ngành gỗ. Trong
đó, Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi pháp luật lâm nghiệp (VPA/
FLEGT), một bộ phận của EVFTA sẽ tác động rất lớn đến ngành gỗ Việt
Nam trong thời gian tới. Vì vây, cần sớm đưa Hiệp định VPA/FLEGT vào
thực thi và thực hiện nghiêm túc; thực hiện kiểm soát việc nhập khẩu gỗ
thuộc danh mục CITES theo đúng quy định.
3. Thứ ba, để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho ngành: Cần bố trí
kinh phí cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành công
nghiệp gỗ, xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương thiệu ngành
gỗ; ưu tiên triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, đảm
bảo cung ứng nhân lực cho ngành sản xuất, chế biến gỗ; hỗ trợ các trường
đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề trong việc đào tạo thiết kế nội,
ngoại thất.
4. Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh: Tiếp tục theo dõi, đôn đốc cũng như
phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực
hiện hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác
lợi thế hiện có của ngành chế biến gỗ hướng tới đạt được các mục tiêu đề
ra tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường tận dụng cơ hội từ các
Hiệp định FTA thông qua đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu
đãi FTA, hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, hướng dẫn các
doanh nghiệp hiểu rõ và nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu; tổ
chức việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng hiện đại hóa,
điện tử hóa, tăng cường triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.
5. Thứ năm, các địa phương cũng cần tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương
mại tự do (FTA) và trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, sản
xuất tại địa phương để phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực và có kế
hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng này hướng tới xuất
khẩu; có định hướng xuất khẩu phù hợp và cụ thể đối với những mặt hàng
xuất khẩu có thế mạnh của địa phương.
6. Thứ sáu, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần tăng cường ứng
dụng khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả nguyên liệu, đa dạng hóa sản
phẩm, giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh; Tăng cường hợp tác, tạo lập và hình thành chuỗi liên kết từ
sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi
cung ứng, chú trọng xây dựng thương hiệu Việt cho các sản phẩm xuất
khẩu; Chủ động triển khai các hoạt động liên kết nhằm tạo khu vực cung
ứng, chế biến gỗ tập trung bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho
chế biến gỗ; Nắm bắt, tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA mang lại, nhất là
tập trung khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với một số thị
trường, tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới nổi, tiềm năng, đa dạng hóa
thị trường./.
II.Đánh giá thực trạng
*Thuận lợi
– Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt
Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu
sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước. Chi phí giảm là một trong những
yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên
thương trường. Cơ hội vàng đã đến với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Vấn
đề còn lại là làm thế nào để khai thác tối đa lợi thế đó.
– Từ 1/5/2004, Mỹ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ
gỗ của Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường
Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) sản xuất chế biến đồ
gỗ Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với
đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho đồ gỗ Việt Nam.

– Hiện nay, hàng đồ gỗ giá rẻ của Trung Quốc chiếm thị phần khá lớn tại thị
trường Nhật Bản. Và theo nhận định của các chuyên gia Nhật Bản thì chỉ có
hàng của Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc.
Việt Nam có lợi thế vì có lao động giỏi và rẻ. Hàng Việt Nam có những điểm
mạnh và cơ hội khác để vào thị trường Nhật Bản với thuế suất 0% là ngày
càng có nhiều người Nhật có “cảm tình” với hàng Việt Nam. Chi phí vận
chuyển từ Việt Nam sang Nhật tương đương với chi phí vận chuyển bên trong
nước Nhật dù rằng đoạn đường vận chuyển bên trong ngắn hơn. Những cơ hội
này có thể giúp tạo được mối quan hệ lâu dài cho hàng Việt Nam trên thị
trường Nhật.

– Các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và Nhà Nước rất rõ ràng, công
minh, phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là đối với các doanh
nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, luôn kêu gọi và luôn
khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

– Việt Nam rất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng: đây là điểm rất thuận
lợi, các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư các ngành kinh tế tại
nước nhà.

– Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy cho
nhau đã đạt tới mức rất điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu
khắc trong các đình chùa. Ngày nay những sản phẩm chế biến gỗ của chúng ta
cũng ngày càng tinh xảo, tinh tế, hồn Việt trong những sản phẩm đồ gỗ chất
lượng cao sản xuất tại Việt Nam đã thuyết phục cả những thị trường khóa tính
trên thế giới.
– Đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô trên
turng bình với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân, được khách hàng
đặc biệt chú ý.

– guồn nhân lực Việt Nam ta dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người
lao động Việt Nam đủ sức và thừa sức để tiếp nhận và ứng dụng các công
nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức tòan cầu.

*Khó khăn tồn tại


– Thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu (NK)
của nước ngoài còn quá nhỏ bé. Chúng ta có những thị trường xuất khẩu tiềm
năng nhưng chúng ta chưa khai thác hết. Việt Nam có đội ngũ thợ cần cù, sáng
tạo và tài hoa, nhưng giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy
được tối ưu tiềm năng con người trong quá trình sản xuất. Đã bắt đầu xảy ra
tình trạng, một số nghệ nhân tay nghề cao “nhảy” từ các DN trong nước các
DN sản xuất đồ gỗ nước ngoài ở Việt Nam

– Từ khi bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao, một số DN sản xuất chế biến
gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng
rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này khiến cho các DN sản xuất đồ gỗ
Việt Nam có thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi… Các nhà sản xuất
đồ gỗ Trung Quốc sẽ sản xuất tại Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ và cạnh
tranh gay gắt với đồ gỗ Việt Nam tại đây. Nhưng có lẽ, điều lo ngại hơn cả là
các DN Trung Quốc rất biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác
bàn tay tài hoa của những người thợ. Và đặc biệt, họ có những quy trình công
nghệ sản xuất hiện đại hơn các DN Việt Nam rất nhiều.

– Giá nguyên liệu gỗ. Nguyên liệu gỗ trong nước đang không đủ đáp ứng cho
nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tài nguyên gỗ đã bị cạn kiệt do
khai thác bừa bãi nên ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên
vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều
nước như Lào, Myanmar, Indonesia – vốn là bạn hàng cung cấp gỗ nguyên
liệu chủ yếu cho ta – nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô. Ta phải nhập gỗ đã
qua sơ chế, nên giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng
không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng. Ước tính, trong 3 năm
qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm
đáng kể lợi nhuận của các DN.

– Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của thị trường, hầu như
việc phát triển thị trường là tự phát từ hướng các doanh nghiệp, doanh nghiệp
tự lực, tự cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và tự dò
tìm các phương hướng phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ
sự tập trung chỉ đạo, hướng dẫn những đường lối sáng suốt và kịp thời từ phía
Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành gỗ.

– Ngành chế biến gỗ của Việt Nam còn mang tính đầu tư và sản xuất nhỏ, sản
xuất mang tính thủ công, tính cách gia đình, việc tích lũy vốn, để đầu tư thiết
bị máy móc hiện đại của các nước tiên tiến không được chú trọng. Các nhà sản
xuất nhỏ là tác nhân gây nên sự mất cân đối về giá cả xuất khẩu. Do sản xuất
nhỏ, chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí công lao động thấp, không phải chịu
những khoản thuế, các chi phí đónng BHXH, BHYT và các chế độ khác cho
người lao động, giá thành cấu thành cho sản phẩm xuất khẩu thấp, vì vậy họ
đưa ra giá chào bán sản phẩm xuất khẩu thấp, tạo nên sự mất cân đối về hệ
thống giá cả xuất khẩu trong nước và từ giá cả này mà khách hàng áp đặt giá
và gây áp lực đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn. Và đẩ có thể nhận
được đơn hàng từ khách hàng, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sản xuất
với giá thấp, ít lợi nhuận và có lúc không có lợi nhuận, và điều này kéo theo
hàng loạt doanh nghiệp lớn phá sản , đóng cửa.

– Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến gỗ, họ không có bất
kỳ sự tư vấn, tham mưu nào của các công ty tư vấn, các Hiệp hội ngành gỗ,
hoặc các cơ quan hữu quan, dẫn đến việc mất phương hướng mở rộng đầu tư,
đi sau các nước bạn về đầu tư công nghệ, máy móc, và hiển nhiên thua kém
nước bạn về chiếm thị phần trên thương trường quốc tế.

– Các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập, đầu tư vào ngành sản xuất gỗ, cũng
không có bất kỳ sự tư vấn, hướng dẫn nào về các kế hoạch, dự án đầu tư máy
móc, thiết bị, công nghệ mới của thế giới, họ bị động và dẫn đến nhiều doanh
nghiệp tự đầu tư và đầu tư sai, không mang lại hiệu quả trong sản xuất, vì thực
tế do các thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư không phù hợp với sự phát triển
ngành chế biến gỗ toàn cầu.
– Sự bất ổn về nguồn nhập khẩu nguyên liệu gỗ, phục vụ cho sản xuất do ảnh
hưởng đến cách chính sách của các nước xuất khẩu cho chúng ta.. Hơn 80%
nguyên liệu gỗ phục vụ cho ngành xản xuất chế biến gỗ đều phải nhập khẩu,
và đa số nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, đây là những nước thường xuyên
thay đổi về chính sách xuất khẩu gỗ, lúc cho xuất khẩu, lúc lại cấm không cho
xuất khẩu gỗ, yếu tố này hết sức khó khăn, bị động cho các doanh nghiệp, gây
sự bị động trầm trọng trong sự phát triển ngành chế biến gỗ.

– Việt Nam chưa có các cảng gỗ, chợ gỗ, các nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp
cho các nhà máy chế biến, chưa có trung tâm nguyên phụ liệu cung ứng các
sản phẩm gỗ để các nhà sản xuất yên tâm làm ăn.

– Ở một số địa phương thủ tục hải quan còn chậm và kéo dài từ khai báo,
kiểm hóa đến chứng nhận thực xuất, hoàn thuế giá trị gia tăng, vừa làm tăng
chi phí, thậm chí làm đổ vỡ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, thâm hụt vốn
kinh doanh. Thủ tục đóng dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây không ít khó
khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

*Thành tựu
-Kim ngach xuất khẩu tăng đáng kể dự kiến sẽ còn phát triển mạnh trong
những năm sắp tới
 -Việt Nam đứng thứ bảy trên thế giới về sản xuất sản phẩm gỗ và đồ nội thất,
là nước xuất khẩu lớn thứ hai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và
đứng thứ năm thế giới với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc.
-Nửa đầu năm 2022, ngành sản xuất gỗ và lâm sản tiếp tục duy trì đà tăng
trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, trở thành mặt hàng có tính chiến
lược cao của nông sản Việt Nam, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 60%
tổng kim ngạch. Mặc dù, có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, song ngành sản
xuất gỗ và lâm sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Về khoa học công nghệ,đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp đã áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, ở vùng
núi, vùng sâu, vùng xa. Lần đầu tiên ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang –
Công ty TNHH Hào Hưng phối hợp với tỉnh Hà Giang để xây dựng một vườn
ươm giống cây lâm nghiệp với quy mô trên 10 triệu cây giống/năm. Vườn
ươm cây giống này áp dụng công nghệ cao từ việc chọn tạo giống và nhân
giống như công nghệ tế bào, công nghệ gien, công nghệ sử dụng vật liệu mới
ở vườn ươm, công nghệ tưới phun. Ngoài xây dựng vườn ươm cây giống,
công ty còn đầu tư xây dựng 12.000 ha vườn trồng ở Hà Giang, sau đó sẽ tiếp
tục xây dựng một nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn ở Hà Giang với công suất
100.000 m3 gỗ/năm. Tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Công ty CP
Woodlands đã xây dựng một nhà máy chế biến với các công đoạn xẻ - sấy –
sơn phủ bề mặt bằng công nghệ tự động hóa đem lại hiệu quả cao. Tỉ lệ thành
khí gỗ xẻ từ rừng trồng trước đây chỉ đạt gần 50%, nay với công nghệ tự động
hóa đã đạt được tỉ lệ gần 80%, với chất lượng gỗ xẻ cao đáp ứng được yêu cầu
của thị trường thế giới. Trong năm 2018, Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức hội thảo và công bố các kết quả
nghiên cứu khoa học về công nghệ cho ngành chế biến gỗ. Công nghệ ứng
dụng vật liệu mới, gia công tiên tiến, biến tính gỗ, công nghệ nano, công nghệ
sấy sinh thái, công nghệ sản xuất chất phủ bề mặt, keo dán. Công nghệ thông
tin, công nghệ tự động hóa trong chế biến và bảo quản lâm sản, sử dụng phế
liệu, phụ phẩm trong lâm nghiệp. Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, tạo các
sản phẩm gỗ composite chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ cho
xây dựng và chế biến đồ mộc.
-Phát triển đồng đều trên cả nước
Đối với cơ cấu phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ vùng miền đến năm 2018 đã
có sự chuyển biến rõ rệt. Khoảng hai thập niên trước đây, khi nói đến doanh
nghiệp chế biến gỗ, người ta chỉ biết đến doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở
Đông Nam Bộ và Duyên Hải Miền trung, cho đến thời điểm hiện tại, ở phía
Bắc đã hình thành nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ lớn với giá trị doanh thu từ
50 -75 triệu USD/năm như Công ty Woodlands ở Hà Nội, Công ty Nafoco ở
Nam Định, Công ty MDF 1/5 ở Nghệ An, Công ty Nitori ở Hà Nội, Công ty
Quế Lâm ở Phú Thọ,.. và đang chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy chế biến
gỗ ở Hà Tĩnh, Hà Giang,…. Các doanh nghiệp chế biến gỗ ở miền Đông Nam
Bộ, Duyên hải miền Trung chủ yếu sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu thì các
tỉnh miền Bắc lại tập trung sản xuất sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa. Tính đến
năm 2018 này 90% sản phẩm gỗ nội địa đã được sản xuất ở các tỉnh phía Bắc
và được tiêu thụ trên khắp toàn quốc. Không chỉ dừng lại sản xuất các sản
phẩm gỗ tiêu thụ nội địa, các tỉnh phía Bắc cũng tham gia vào sản xuất đồ gỗ
xuất khẩu. Điển hình như thành phố Hà Nội, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ năm 2018 đạt trên 400 triệu USD, Vĩnh Phúc trên 200 triệu USD.
Với giá trị xuất khẩu này Hà Nội chỉ đứng sau Bình Dương, Đồng Nai và
Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ năm 2018 này các tỉnh thành phía Bắc sẽ sánh
vai cùng với miền Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung tiến bước trên con
đường xây dựng ngành công nghiệp gỗ Việt Nam phát triển mạnh, nhanh và
bền vững đúng trong TOP đầu của các quốc gia có nền công nghiệp gỗ lớn
nhất trên thế giới.
GIẢI PHÁP
Để có được những thành công cho xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể thấy một vài

nguyên nhân nổi bật, đó là: Về tổng thể, việc mở cửa thị trường thương mại với các quốc gia

thông qua một FTA đã giúp tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ lên đáng kể. Thực tế, việc tham gia

các FTA đã giúp Việt Nam hoàn thiện các chính sách thông qua cắt giảm các thủ tục không cần

thiết, từ đó đã thúc đẩy xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang thị trường FTA.

Tiếp đó, thuế nhập khẩu G&SPG của các nước trong FTA giảm vô tình đã kích cầu tiêu dùng ở

đất nước sở tại, thúc đẩy nhập khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam. Hơn nữa, do Việt Nam đã bắt

đầu chú trọng đến nâng cao năng lực cung ứng nguyên liệu nội địa nên nguồn cung sản xuất

nguyên liệu gỗ trong nước tăng đã kéo theo thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ vào các thị trường FTA.

Tuy nhiên, đây chưa phải là vấn đề then chốt để thúc đẩy nâng cao giá trị sản xuất, xuất khẩu

G&SPG  tương lai.

Theo các chuyên gia, muốn để sản xuất, xuất khẩu G&SPG hơn nữa thì các doanh nghiệp Việt

Nam cần đầu tư công nghệ, hạn chế xuất răm gỗ, gỗ tròn và nguyên liệu mà thay vào đó là

hướng mạnh sang gia công các sản phẩm tinh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế cho thấy,
ngoài doanh nghiệp FDI, đa phần các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam chưa mạnh về gia

công theo mẫu khách hàng cung cấp, do đó chưa thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và vùng nguyên

liệu phát triển, từ đó giá trị xuất khẩu không cao. Điều này tiếp tục khẳng định, phát triển vùng

nguyên liệu gỗ là một trong những điểm lưu ý hàng đầu cho ngành đồ gỗ Việt Nam nếu muốn

tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là vào các thị trường FTA khi các hiệp định này có hiệu

lực.

Việt Nam là đất nước có thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm, phù hợp cho phát triển trồng rừng, gây

dựng nguồn nguyên liệu sản xuất phong phú. Hàng nghìn năm nay, sản xuất đồ gỗ thủ công

truyền thống đã có sự phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm nổi bật giúp cho sản

xuất, xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng tốt những năm qua thì cũng thấy có những

hạn chế cần phải khắc phục, trong đó đáng chú ý nhất là các khâu chuẩn bị nguồn nhân lực, đầu

tư hạ tầng, phương tiện sản xuất hiện đại, nguồn nguyên liệu và mẫu mã sản phẩm. Để thúc đẩy

xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường FTA, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung

hoàn thiện một số chính sách mang tính cấp thiết.

Một là, ở nhóm giải pháp chuẩn bị nguồn nguyên liệu, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt

để các doanh nghiệp có thể nhận đất trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu nhanh và bền

vững hơn. Do trồng rừng nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều thời gian nên cần phải có chiến lược

khuyến khích đầu tư lâu dài. Giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này là cần tính toán khoa học, đầy

đủ để có dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu chi tiết, quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu với

các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu. Cần có những chính sách cụ thể trong quá

trình trồng rừng, khai thác, hạn chế thấp nhất xuất khẩu gỗ thô. Bên cạnh đó, cần coi trọng

nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bởi đây là cấu thành quan trọng trong các sản phẩm đồ gỗ xuất
khẩu của Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và

cung ứng nguyên liệu gỗ, đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh.

Trong đó, giải pháp quan trọng là xây dựng cổng thông tin về nguyên liệu gỗ để các doanh

nghiệp có thể tham khảo, chủ động hơn trong việc nhập khẩu và tránh dự trữ tồn kho nguyên

liệu trong thời gian quá dài.

Hai là, ở phía nhóm giải pháp chuẩn bị nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, tuy tay nghề và

trình độ thợ của người Việt Nam trong sản xuất đồ gỗ là cơ bản nhưng chưa tinh, còn nặng về

các sản phẩm truyền thống và hạn chế về mẫu mã sản phẩm hiện đại, chưa phù hợp với văn

hóa, cách sống, phương thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, đa phần các doanh nghiệp

Việt Nam sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng là chính chứ chưa sáng tạo ra mẫu mã mới để

đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các nước. Thế nên, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao

tay nghề thợ. Nhà nước cần nghiên cứu để hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo công nhân lành

nghề theo hướng đầu tư thêm máy móc công nghệ để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.   

Về nhóm đầu tư phương tiện, công nghệ. Thực tế cho thấy, sở dĩ tuy số lượng doanh nghiệp

FDI sản xuất, xuất khẩu G&SPG ít hơn các doanh nghiệp trong nước nhiều lần nhưng giá trị

xuất khẩu lại cao hơn là do họ có được công nghệ sản xuất tốt từ đó thu hút được khách hàng

và có thị trường tiêu thụ. Đặc thù sản xuất G&SPG cũng đòi hỏi phải phát triển công nghiệp

phụ trợ mạnh mẽ, nhất là các nguyên liệu và phụ kiện bảo đảm như keo, sơn, da, nhựa... và phụ

kiện từ các ngành công nghiệp cơ khí. Đặc biệt, ngành gỗ rất cần đến thiết kế đồ họa để cho ra

những mẫu mới. Thế nên, do công nghiệp phụ trợ và nhân lực thiết kế đồ họa trong ngành gỗ

còn hạn chế nên việc cho ra những sản phẩm mới có tính hữu dụng và thẩm mỹ để chào hàng
các đối tác là rất hiếm mà thay vào đó là sản xuất theo đơn đặt hàng. Điều này chính là rào cản

không nhỏ khiến cho việc thu ngoại tệ từ sản xuất, xuất khẩu G&SPG chưa có sự đột phá.

Giải pháp về nhóm cơ chế chính sách xuất khẩu cũng hết sức đáng lưu tâm. Theo đó, Nhà

nước cần hoàn thiện chính sách thuế, hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu như chính sách tín dụng,

đầu tư tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó cần nhất là tập trung nghiên cứu

giảm chi phí và thời gian tham gia thị trường cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Về chính sách về xúc tiến thương mại, cần có những trung tâm hội chợ đồ gỗ với quy mô

xứng tầm để hội tụ, thúc đẩy thương mại. Cần xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, mở

rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ hiện đại; nghiên cứu, đánh giá xu hướng

thị trường gỗ, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ,

diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước. Nghĩa là, bên cạnh việc nghiên cứu mở rộng thị

trường, cần duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị

trường người tiêu dùng trực tiếp), thông qua đó, uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất

khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng.

Về nhóm chính sách hoàn thiện thể chế xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục

hành chính, đồng thời kiểm soát chặt chẽ từ khi dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên

quan, thực hiện công bố, công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính mới; tạo điều kiện

thuận lợi hơn nữa cho người dân, tổ chức trong việc tiếp cận, thực hiện các thủ tục hành chính.

Cần coi trọng thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics phục vụ cho xuất khẩu thông qua hoàn thiện

chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics; tập trung cải thiện cơ sở hạ

tầng logistics gắn với thương mại điện tử bắt nhịp với sự phát triển của thế giới và khu vực. Tập
trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics loại I tại khu vực Hà Nội, TP Hồ Chí

Minh, đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế và các trung tâm logistics loại II tại khu vực

Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ nhằm kết nối các khu vực kinh

tế trọng điểm của Việt Nam.

Nhóm giải pháp ;để bảo vệ ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện.

Các cơ quan chức năng nhà nước cần tăng cường công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các

doanh nghiệp đề nghị cấp C/O, hướng tới tận dụng ưu đãi FTA thế hệ mới, nhất là về quy tắc

xuất xứ và làm thế nào để đáp ứng quy tắc xuất xứ. Các doanh nghiệp cũng cần có phương án

đối phó với những vụ kiện phòng vệ thương mại thông qua tăng cường cơ chế cảnh báo sớm;

tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài

khởi động nhằm hạn chế tác hại ngay từ giai đoạn điều tra để giảm thiểu tác động bất lợi cho

doanh nghiệp; hướng dẫn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đấu tranh và khởi kiện ra

cơ chế giải quyết tranh chấp.

Xuất khẩu G&SPG là một trong những hướng đi chiến lược để phát triển kinh tế đất nước, nhất

là tạo việc làm, thu nhập cho vùng nông thôn, miền núi. Do đó, rất cần có sự nghiên cứu, đầu tư

bài bản để phát triển toàn diện để có những sản phẩm hiện đại, đa dạng, hữu dụng, đáp ừng nhu

cầu thị trường các nước. Nếu làm tốt hơn nữa và đầu tư có chiều sâu, chắc chắn trong tương lai,

nguồn thu và tốc độ tăng trưởng của G&SPG sẽ không dừng lại ở việc xếp thứ 6 trong 8 mặt

hàng xuất khẩu giá trị cao của Việt Nam.

You might also like