You are on page 1of 3

các giải pháp về mặt hàng suất khẩu lúc

Ở trong nước :
Đối với nhà nước
Để hỗ trợ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và người dân, doanh nghiệp
tham gia sản xuất, kinh doanh suất khẩu lúa gạo nói riêng, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách
ưu đãi đặc thù.
Trước xu thế toàn cầu, Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan
trong thời gian qua đã nỗ lực triển khai các biện pháp, giải pháp để nâng cao năng
lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần
tiêu thụ hết lúa gạo cho người nông dân.
Ngày 15/8/2018, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đã
được ban hành thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP. Có thể đánh giá, Nghị định
107 đã thể hiện tư duy quản lý mới theo hướng giảm đáng kể chi phí gia nhập thị
trường cho thương nhân, tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh
thương mại, năng lực thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa
cho người nông dân.
Để thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo nói chung và tại Khu vực ĐBSCL nói riêng,
ngoài các giải pháp nên trên, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai có
hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, các chương
trình tín dụng ưu đãi đặc thù của Chính phủ để hỗ trợ sản xuất cho người dân, đặc
biệt sẽ phối hợp UBND các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các Bộ, ngành liên
quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đẩy mạnh cho vay liên kết, ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững ngành
Lúa gạo của Việt Nam. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng đồng bằng
sông Cửu Long, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính
sách tiền tệ tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho hộ
dân, doanh nghiệp trong khu vực tiếp cận vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với các ngành chủ lực của vùng là trồng trọt - sản
xuất - xuất khẩu lúa gạo.
Đối với doanh nghiệp
Trước hết, cần ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu.
Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch.
Hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu
hoạch, bảo quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng
mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghiệp xay xát, chế biến gạo, áp dụng các
công nghệ tiên tiến trong tạm trữ như sử dụng khí cacbon dioxit, nitơ, công nghệ
bảo quản mát. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống,
khuyến nông, mua, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, bốc xếp… phải thực hiện quản lý
theo tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là ở những vùng trọng điểm lúa gạo xuất khẩu.

Thứ hai, cần có giải pháp về phát triển thị trường.


Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và
những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải
pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt
Nam trên thị trường thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng
năng suất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mà còn phải mở rộng
và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, đảm bảo chữ tín với
khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường… Các giải
pháp cụ thể như: Nghiên cứu thị trường, Lựa chọn các thị trường mục tiêu.

Thứ ba, cần có giải pháp về xúc tiến thương mại.  


Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:
nghiên cứu thị trường; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm,... bằng cách thực hiện các
chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, lập văn phòng đại diện ở nước
ngoài,…

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề thị trường, các doanh nghiệp phải
chủ động tìm bạn hàng và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì
và mở rộng chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Các doanh nghiệp cần đa dạng
hóa khách hàng và tận dụng cả những hợp đồng có khối lượng không lớn; đồng thời
cũng có thể thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh
tế vững mạnh có tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn
lớn để đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định.

Nước ngoài :
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Liên minh châu Âu (EU) tận
dụng lợi thế, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp
với các bộ, ngành hữu quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân
xuất khẩu gạo phát triển thị phần, quảng bá gạo Việt Nam tại thị trường EU cũng
như tìm kiếm, mở rộng kênh tiêu thụ.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam luôn là một trong những
nước nằm trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ 6,4-7,0 triệu tấn gạo tới hơn 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Riêng năm 2019, Việt Nam xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với kim ngạch trên
2,8 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 9/2020
 Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,99 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, giảm 1,4%
về lượng và tăng 11,1% về trị giá
 Trong đó, châu Á vẫn là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt
Nam, đạt 3,2 triệu tấn, chiếm 66,36% tổng lượng gạo xuất khẩu và tăng 6,2%
so với năm 2019.
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, tới đây Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các
đơn vị chức năng và Thương vụ Việt Nam tại khu vực tiếp tục rà soát, cập nhật,
theo dõi sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và cơ chế, chính sách nhập khẩu của thị
trường EU nói chung và của từng thị trường thành viên. Cập nhật, thông tin cho
Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để phục
vụ cho định hướng kinh doanh, xuất khẩu cũng như chủ động phối hợp, ngăn ngừa,
giải quyết sớm các vụ việc phát sinh tại các thị trường.
Tăng cường tìm kiếm và giới thiệu các đối tác nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu
mặt hàng gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện
chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tham gia các dự án liên
kết công tư, tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương
hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu quốc
gia vào các hệ thống phân phối của các nước.

You might also like