You are on page 1of 5

Hvt: TRỊNH DUY TUẤN DŨNG

NHÓM: 3 Môn: Kinh Tế Học


Nộp bài phân tích về phân tích cung gạo từ năm 2019 đến nay:Về sản
xuất, chế biến, trồng trọt, Xuất khẩu, tài liệu tham khảo, chính sách nhà
nước đã và đang thực hiện

Bài làm

-Giải pháp khuyến nghị sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta hiện nay:
+Cơ hội cho ngành Lúa gạo là có, song khó khăn chưa kết thúc. Trước
mắt, tình trạng hạn mặn xảy ra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã
và đang tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất lúa gạo. Trong tháng
2/2020, các doanh nghiệp vẫn chưa có hợp đồng tập trung nào lớn. Đặc
biệt, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp đã và đang tác động
mạnh đến hoạt động xuất khẩu gạo khi các giao dịch xuất khẩu gạo từ
Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.
+Tuy vậy, ở góc độ tích cực, do từ vài năm gần đây, Trung Quốc đẩy
mạnh đầu tư cho nông nghiệp để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo,
đồng thời đang trong tình hình dịch bệnh cũng khiến lượng cung gạo từ
Trung Quốc giảm đi, tạo cơ hội cho gạo Việt Nam chiếm lĩnh các thị
trường xuất khẩu gạo Trung Quốc để lại.
+Để tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong năm 2020, lãnh đạo
Bộ Công Thương lưu ý các DN cần chú ý khi ký kết hợp đồng phải có
điều khoản bảo hiểm, tránh rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tập
trung giữ vững thị trường Philippines, đáp ứng những tiêu chuẩn của
nước bạn đưa ra.
+Về phía Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng khuyến cao thêm, ngành
Lúa gạo cần phải phát triển các loại gạo mới có chất lượng, thương
hiệu, bên cạnh việc chú trọng tới khâu sản xuất, xây dựng quảng bá
hình ảnh. Sau bài học từ cơn sốt gạo ngon nhất thế giới ST25 cho thấy,
người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến những sản phẩm có
giá trị cao, có uy tín trên thị trường. Hiệu ứng từ gạo ST25 đã khiến loại
gạo ST24 của nhiều DN xuất khẩu được quan tâm, tiêu thụ mạnh hơn,
kéo theo giá thành được đẩy lên rất cao từ 22 ngàn đồng/kg lên 34.000
35.000 đồng/kg. Chính vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu tư sâu
giống mới, cũng như sản xuất mặt hàng lúa thơm có lợi nhuận cao, thay
vì trồng các loại gạo trắng bình thường có giá trị thấp.
+ Về lâu dài, tái cơ cấu sản xuất lúa gạo cũng như các sản phẩm nông
nghiệp khác được khuyến cáo cần phải đi theo hướng lấy tín hiệu thị
trường để định đướng quy hoạch và tổ chức sản xuất, tăng cường liên
kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu, nhằm ổn
định hoạt động tiêu thụ với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu
nhập của người nông dân.

- Giải pháp khuyến nghị về trồng trọt và chế biến gạo ở nước ta
hiện nay:
+ Các giải pháp trồng trọt giúp tăng năng xuất
1.chọn giống lúa chất lượng cao
2.Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
.Chọn thời điểm gieo cấy để cây lúa trổ vào thời kỳ thích hợp nhất
. Tác động bằng các biện pháp kỹ thuật để cây lúa có số nhánh hữu
hiệu cao
. Điều khiển để ruộng lúa cho số bông tối ưu
. Tác động cho ruộng lúa có số bông hữu hiệu cao, ít lép
. Thu hoạch đúng lúc
3.Người sản xuất phải có kỹ năng lựa chọn yếu tố đầu vào (giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ, lao động...) để hạ giá
thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân,
+ các giải pháp chế biến gạo ở nước ta:
trong thời gian qua Bộ Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến
công và Tư vấn phát triển công nghiệp triển khai nhiều giải pháp giúp
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành chế biến gạo, các
giải pháp được thực hiện bao gồm: tổ chức hội thảo, tập huấn về các
giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng.

-Tài liệu tham khảo:


+Tham khảo trên các website
+Trên những kênh truyền thông

- Giải pháp khuyến nghị chính sách nhà nước đã và đang thực hiện
cho ngành lúa gạo ở nước ta:

+ Ba chính sách lớn đã được ban hành là: Chiến lược phát triển thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng
đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành Lúa gạo Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định quy định về kinh
doanh xuất khẩu gạo.

+ Đặc biệt, ngày 15/8/2018, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh


doanh xuất khẩu gạo đã được ban hành thay thế Nghị định số
109/2010/NĐ-CP. Có thể đánh giá, Nghị định 107 đã thể hiện tư duy
quản lý mới theo hướng giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho
thương nhân, tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh
thương mại, năng lực thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo
hàng hóa cho người nông dân.

+ Nghị định số 107/2018/NĐ-CP cũng bổ sung, điều chỉnh nhiều quy


định về hợp đồng tập trung, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các
quy định về cơ chế hợp đồng tập trung, thúc đẩy xuất khẩu gạo.

+ Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và giảm tổn thất trong nông nghiệp,
ngành Ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm triển khai
chủ trương của Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và lúa gạo
nói riêng được tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi hợp lý và giảm áp lực tài
sản đảm bảo đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, trong
đó có ngành Lúa gạo.

+ Sau 2 năm (2017 - 2018) thành công liên tiếp của ngành Lúa gạo Việt
Nam cả về số lượng và chất lượng, trước diễn biến không thuận lợi của
thị trường xuất khẩu lúa gạo trong những tháng đầu năm 2019, Ngân
hàng Nhà nước đã chủ động chỉ đạo các ngân hàng thương mại cân đối
nguồn vốn, tập trung cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để doanh
nghiệp thu mua thóc, gạo cho nông dân. Ngành Ngân hàng cam kết sẵn
sàng đáp ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo.

+ Để thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo nói chung và tại Khu vực ĐBSCL
nói riêng, ngoài các giải pháp nên trên, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy
mạnh triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn, các chương trình tín dụng ưu đãi đặc thù của
Chính phủ để hỗ trợ sản xuất cho người dân, đặc biệt sẽ phối hợp
UBND các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các Bộ, ngành liên quan,
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đẩy mạnh cho vay liên kết, ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển
bền vững ngành Lúa gạo của Việt Nam. Để phát huy tiềm năng và thế
mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua, Ngân
hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ tín dụng nhằm tháo gỡ
khó khăn, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho hộ dân, doanh nghiệp
trong khu vực tiếp cận vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội gắn với các ngành chủ lực của vùng là nuôi
trồng - sản xuất - xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và rau quả.

+ Xác định được mục tiêu nâng cao giá trị gạo, năm 2019, ngành Lúa
gạo Việt Nam tiếp tục tập trung đi theo hướng sản xuất bền vững, tăng
sản xuất các giống lúa chất lượng để nâng cao chất lượng, giá trị tại thị
trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, nhu cầu vay vốn để nâng cấp
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và công suất chế biến gạo tăng
cao. Đồng thời, để giải quyết vấn đề thu mua lúa cho nông dân, Thủ
tướng Chính phủ đã nhất trí kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các Bộ, ngành liên quan về việc triển khai biện pháp chỉ
đạo Tổng Công ty Vinafood 1,2, đồng thời vận động các doanh nghiệp
thu mua dự trữ lúa gạo cho hộ nông dân trong vụ Đông Xuân, giải quyết
vấn đề giá lúa thấp người nông dân sản xuất không có lãi hoặc có
nhưng mức lãi rất thấp. Dự kiến mua để phục vụ cho dự trữ lương thực
quốc gia là 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo, thu mua để hỗ trợ nông
dân tiêu thụ khoảng 100.000 tấn.

You might also like