You are on page 1of 38

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển
nông nghiệp, nông thôn năm 2021 và triển khai Kế hoạch năm 2022

Phần thứ nhất


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021
I. BỐI CẢNH
Ngành nông nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch năm 2021 trong điều
kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; trong đó, Dịch bệnh
Covid-19 tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung
ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu,
tiêu thụ nông sản. Trong bối cảnh đó, ngành Nông nghiệp luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng
tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước và đồng hành
của các cơ quan truyền thông đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội vượt qua khó
khăn, thách thức để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành vừa phòng,
chống tốt dịch bệnh, góp phần vào tăng trưởng, phát triển chung kinh tế cả nước,
bảo đảm an sinh xã hội... Nhờ vậy, năm 2021, toàn ngành đạt được những kết
quả như sau:
II. KẾT QUẢ CHÍNH
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, các Nghị quyết chuyên đề, Nghị
quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng, các Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống Covid-19; ngay từ ngày
đầu năm, Bộ đã chủ động, sớm ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị
quyết 01/NQ-CP1 và đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, phân giao
nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện.
Năm 2021, toàn Ngành tổ chức quán triệt quan điểm chỉ đạo của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm cao, nỗ lực vươn lên, đề ra các giải
pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo để vượt qua nhiều khó khăn, thách
thức từ các “tình huống bất bình thường” của thực tiễn sản xuất kinh doanh
nhằm đạt các mục tiêu phát triển ngành. Vì vậy, theo tính toán của Bộ Nông
nghiệp và PTNT giá trị gia tăng toàn ngành (VA) năm 2021 ước tăng khoảng
2,85 - 2,9%2, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%,
1
Ban cán sự Đảng Bộ đã ban hành Nghị quyết số 1244-NQ/BCSĐ ngày 04/01/2020 và Bộ ban hành Kế hoạch hành động tại
Quyết định số 19/QĐ-BNN-KH ngày 04/01/2021.
2
GDP toàn ngành các năm tăng: Năm 2016 tăng 1,36%, năm 2017 tăng 2,90% (nông nghiệp đạt 2,07%, lâm nghiệp tăng 5,14%,
thủy sản tăng 5,54%); năm 2018 tăng 3,76% (NN tăng 2,89%, LN tăng 6,01%, TS tăng 6,46%), năm 2019 tăng 2,01% (nông
nghiệp tăng 0,61%, lâm nghiệp tăng 4,98%, thuỷ sản tăng 6,3%); năm 2020 tăng 2,68% (nông nghiệp tăng 2,54%, lâm nghiệp tăng
2,82%, thủy sản tăng 3,08%).
2

thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông
thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 48,6 tỷ USD. Những kết
quả chủ yếu đạt được là:
1. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn
gắn với nhu cầu thị trường, tăng tỷ trọng ngành, sản phẩm NLTS có lợi thế
và giá trị cao, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
Bộ đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch
sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu
giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu của thị trường, bảo đảm hạn chế
tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; đặc biệt thành lập 2 Tổ công tác chỉ đạo
sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19
khu vực phía Nam và phía Bắc. Nhờ vậy, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều
chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước,
gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế. Cụ
thể kết quả ở từng lĩnh vực như sau:
a) Trồng trọt
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
kém hiệu quả và do thời tiết không thuận lợi, sang trồng rau, quả, cây công
nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời,
tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình
“cánh đồng lớn” không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác;
đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc tương đương.
- Sản xuất lúa: Sản lượng đạt trên 43,86 triệu tấn3, tăng 1,1 triệu tấn, mặc
dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39 nghìn ha nhưng năng suất tăng gần 1,9
tạ/ha so với năm 20204; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến,
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng
tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 77% để nâng cao giá trị “Thương
hiệu hạt gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% gạo xuất
khẩu, đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 499,3 USD/tấn năm
2020 lên trên 526,9 USD/tấn năm 2021 5.
- Cây lương thực, thực phẩm khác: Ngô: Diện tích 902,3 nghìn ha, giảm
4,24%; sản lượng 4,43 triệu tấn, giảm 2,8%; Sắn: Diện tích 530 nghìn ha, tăng
5,5 nghìn ha, sản lượng trên 10,6 triệu tấn, tăng 1,9%. Lạc: Diện tích 160 nghìn
ha, giảm 5,7%; sản lượng 416 nghìn tấn, giảm 2,2%. Đậu tương: Diện tích 36
nghìn ha, giảm 13,4%; sản lượng 57,6 nghìn tấn, giảm 11,9%.
- Rau màu: Diện tích rau, đậu trên 1,12 triệu ha, trong đó rau 983,3 nghìn
ha, tăng 7,6 nghìn ha. Sản lượng rau, đậu 18,6 triệu tấn, tăng 325,5 nghìn tấn;
trong đó rau trên 18,4 triệu tấn, tăng 1,7% và đậu 168 nghìn tấn, tăng 4,1%.

3
Sản lượng lúa các năm: Năm 2016 đạt 43,16 triệu tấn; năm 2017 đạt 42,74 triệu tấn; năm 2018 đạt 44,05 triệu tấn; năm 2019
đạt 43,49 triệu tấn; năm 2020 đạt 42,76 triệu tấn.
4
Năm 2020: 7,278 triệu ha; năm 2021: 7,239 triệu ha
5
Giá gạo xuất khẩu tháng 12 năm 2021 đạt 516 USD/tấn.
3

- Cây ăn quả: Diện tích 1,18 triệu ha, tăng 44,8 nghìn ha. Sản lượng và
chất lượng hầu hết các cây ăn quả chủ lực, có lợi thế của cả nước và từng vùng
đều tăng, như: Xoài 940 nghìn tấn, tăng 5,1%; thanh long gần 1,4 triệu tấn, tăng
0,8%; bưởi 992 nghìn tấn, tăng 6,4%; vải 374 nghìn tấn, tăng 18,5%; sầu riêng
664 nghìn tấn, tăng 12,9%; dứa trên 733 nghìn tấn, tăng gần 3%.
- Cây công nghiệp lâu năm: Hầu hết sản lượng đều tăng. Cà phê: Diện
tích 694 nghìn ha, giảm 1,6 nghìn ha; sản lượng cà phê nhân 1,83 triệu tấn, tăng
61 nghìn tấn (+3,46%) so với năm 2020. Cao su: Diện tích 925 nghìn ha, giảm
7,4 nghìn ha; sản lượng mủ khô trên 1,26 triệu tấn, tăng khoảng 31 nghìn tấn
(+2,5%). Chè: Diện tích 121,5 nghìn ha, tăng 0,2 nghìn ha; sản lượng búp trên
1,09 triệu tấn, tăng 20,4 nghìn tấn (+1,9%). Hồ tiêu: Diện tích 130 nghìn ha,
giảm 1,8 nghìn ha; sản lượng khoảng 282 nghìn tấn, tăng gần 11,9 nghìn tấn
(+4,4%). Điều: Diện tích 305 nghìn ha, tăng 2,6 nghìn ha; sản lượng điều thô
đạt 367,2 nghìn tấn, tăng 18,7 nghìn tấn (+5,4%).
b) Chăn nuôi
- Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại,
gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; nhiều mô hình
chăn nuôi hữu cơ hình thành và đang phổ biến, nhân rộng. Bộ và các địa phương
chỉ đạo gia tăng đàn lợn, gia súc ăn cỏ, ổn định đàn gia cầm và đáp ứng nguồn
cung con giống cho sản xuất để bảo đảm nhu cầu thực phẩm trong nước, đồng
thời, theo dõi sát và thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn dịch
bệnh trên vật nuôi. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Bộ làm việc với hơn
50 lượt tỉnh/thành phố nắm sát thực trạng, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất,
phối hợp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ, giá thịt lợn hơi giảm trong thời gian
tương đối dài, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng, nhiều cơ sở chăn nuôi dừng tái
đàn, Bộ đã phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp đánh giá thực trạng
chăn nuôi, hệ thống phân phối, tiêu thụ thịt lợn để có giải pháp tăng cường quản
lý, bình ổn thị trường; xây dựng phương án để tổ chức chỉ đạo sản xuất, cân đối
cung cầu phù hợp; đồng thời tích cực chỉ đạo triển khai công tác kiểm soát
dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển: Đàn lợn ước
đạt khoảng 28,0 triệu con, tăng 7,1%; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con,
tăng 5,8%; đàn bò khoảng 6,5 triệu con (riêng đàn bò sữa đạt 375,2 nghìn con,
tăng 13,2%). Sản lượng thịt hơi các loại ước khoảng 6,69 triệu tấn, tăng 3,2% ;
sản lượng sữa tươi ước gần 1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; sản lượng trứng trên 17,5
tỷ quả (tăng 5,1%); sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt gần
21,5 triệu tấn, tăng 5,9% so với năm 2020.
c) Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với năm 2020; trong
đó khai thác trên 3,9 triệu tấn, tăng 0,9%; nuôi trồng 4,8 triệu tấn, tăng gần 1,1%.
4

- Về khai thác: Đẩy mạnh khai thác xa bờ, cơ cấu lại hoạt động khai thác,
phương tiện đánh bắt phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện
cho ngư dân vươn khơi bám biển, ổn định sản xuất; hiện đại hóa đội tàu cá, tàu
hậu cần nghề cá và công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến. Thực hiện các
chính sách khuyến khích hoạt động khai thác ở các vùng biển xa; kiểm soát
chặt chẽ thiết bị giám sát hành trình trên các tàu cá; tăng cường tuần tra, kiểm
soát khai thác trên các vùng biển, đặc biệt là các vùng giáp ranh có nhiều tàu
vi phạm vùng biển nước ngoài. Chỉ đạo6 triển khai công tác quản lý người và
phương tiện hoạt động thủy sản, bảo đảm an toàn cho tàu cá trên biển, trong
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão giảm thiệt hại về người và tài sản của ngư
dân, góp phần tháo gỡ thẻ vàng của EU. Xác định hạn ngạch khai thác thủy sản
tại vùng biển ven bờ và vùng lộng theo Luật Thủy sản, đã có 25/28 tỉnh, thành
phố xác định và công bố 84.463 giấy phép. Công tác điều tra nguồn lợi vùng ven
được triển khai cùng với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm.
- Về nuôi trồng: Chủ động sản xuất giống chất lượng các đối tượng nuôi chủ
lực, cơ cấu lại hệ thống sản xuất giống, gắn với vùng nuôi; đồng thời, tăng cường
quản lý chất lượng giống; tiến tới phát triển nuôi biển. Tăng cường quản lý chất
lượng giống thông qua kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất,
ương dưỡng giống thuỷ sản. Điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng
nuôi tôm, cá tập trung ứng dụng CNC, công nghệ thân thiện với môi trường.
d) Lâm nghiệp
Công tác phát triển rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đẩy
mạnh trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và nâng cao chất lượng rừng trồng;
tỷ lệ giống được kiểm soát đạt 85 - 90%. Tiếp tục thực hiện Chương trình bảo vệ
và phát triển rừng, trọng tâm là Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 -
2025”; diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 278 nghìn ha, tăng 2,7% so với
năm 2020 và 120 triệu cây phân tán. Diện tích rừng trồng được chăm sóc 486
nghìn ha, diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 150 nghìn ha. Tỷ lệ diện tích
rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận năm 2020 đạt 90%. Sản
lượng gỗ khai thác khoảng 32 triệu m 3 (trong đó từ rừng trồng tập trung 18,1
triệu m3, tăng 5,4 so với năm 2020)7.
Các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng
8
cường ; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật
nên rừng được bảo vệ tốt hơn. Chính sách chi trả DVMTR phát huy hiệu quả và
đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; thu dịch vụ
môi trường rừng trên 3.100 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch; cấp chứng chỉ rừng
quản lý bền vững (FSC) đạt 45 nghìn ha (lũy kế đến nay 314 nghìn ha).
Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, giá gỗ nguyên liệu giảm khiến
người dân khai thác cầm chừng, nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ gặp
6
Bộ đã ban hành Chỉ thị số 49/CT-BNN-TCTS ngày 06/01/2021
7
Theo số liệu Tổng cục Lâm nghiệp: sản lượng gỗ khai thác đạt 21 triệu m3
8
Đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
5

khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, các mặt hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu
giảm mạnh. Ngành đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong lĩnh vực lâm nghiệp; phối hợp với Hiệp hội gỗ và lâm sản bàn giải
pháp đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
đ) Diêm nghiệp
Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển ngành muối, chuyển đổi những
diện tích kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; cải tạo nâng cấp các đồng muối hiện
có, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành
muối, nâng cao thu nhập; nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế. Năm 2021, diện tích sản xuất muối đạt 11.328
ha (trong đó muối công nghiệp 3.528 ha); sản lượng 880,9 nghìn tấn (trong đó
muối công nghiệp 320,8 nghìn tấn), bằng 66,3% năm 2020.
e) Công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp
Công nghiệp chế biến NLTS phát triển nhanh cùng với ứng dụng công nghệ
cao để tích hợp đa giá trị và giúp giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng. Năm
2021, tập trung triển khai thực hiện (Quyết định 121/QĐ-BNN-CBTTNS ngày
08/01/2021 phê duyệt Kế hoạch của Bộ) thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày
22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công
nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các đề án: (i) Phát
triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; (ii) Phát triển ngành chế biến
rau quả giai đoạn 2021 - 2030 (theo Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày
22/3/2021); (iii) Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản
phẩm chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030. Tổ chức thành công “Diễn đàn thúc đẩy
chế biến nông sản gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu”. Tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường. Hướng dẫn địa phương tổ
chức sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến sâu các sản
phẩm có lợi thế thị trường và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để nâng cao giá trị
gia tăng. Cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh9, góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp; trình Chính
phủ Nghị định đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp. Phối hợp xây
dựng thí điểm 06 mô hình “Hoàn thiện và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng
hóa quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến
xây dựng thương hiệu sản phẩm” (lúa vùng ĐBSCL, cà phê vùng Tây Nguyên).
Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ
trợ được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào
chế biến sản phẩm nông nghiệp (Năm 2021 có 6 dự án, cơ sở với tổng mức đầu
tư trên trên 5.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động 10).
Tạo bước đột phá về chế biến xuất khẩu, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và
đa dạng hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.
9
Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu..) 97%; các khâu gieo, trồng 65%; khâu chăm sóc
(phun thuộc BVTV) 80%; khâu thu hoạch lúa 78%.
10
Trong 5 năm 2016 - 2020, có 67 nhà máy/cơ sở chế biến NLTS lớn với TMĐT 2,58 tỷ USD khởi công mới, đi vào hoạt động.
6

2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng cả về ngành
hàng và sản phẩm, chú trọng thị trường trong nước; tháo gỡ nhiều rào cản
thương mại, xuất khẩu NLTS đạt kỷ lục mới
Hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
triển khai thực hiện các Đề án: (i) Thúc đẩy xuất khẩu NLTS đến năm 2030; (ii)
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị
trường nông sản. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi và truy
xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động kết
nối cung cầu, xúc tiến thương mại nội địa; kết nối giao thương tại thị trường
ngoài nước. Phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài chính cung cấp thông tin
giá cả và tình hình cung cầu hàng nông sản thiết yếu hàng tháng, hàng quý báo
cáo Chính phủ. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu, dự báo và thông tin thị
trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện các
biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc
tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Hỗ trợ doanh nghiệp
về giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.
Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm duy trì và mở rộng, xuất khẩu tăng cao.
- Về tiêu thụ trong nước: Bảo đảm nguồn cung nông sản thiết yếu đáp ứng
nhu cầu thị trường. Theo dõi sát sao diễn biến giá cả và cân đối cung cầu các
mặt hàng thiết yếu trong nước. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lưu thông,
phân phối, tiêu thụ nông sản. Bộ phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các địa
phương theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản
xuất và nguồn cung nông sản tại các địa phương11, đặc biệt tại những địa phương
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19; chủ trì, phối hợp với các đoàn
thể chính trị - xã hội triển khai “Chương trình kết nối tiêu thụ nông sản - san sẻ
yêu thương vượt qua đại dịch Covid-19”12; phối hợp tổ chức hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông
sản, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản ở biên giới trong điều kiện dịch
bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày
06/5/2021. Theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình
sản xuất và nguồn cung nông sản vào vụ thu hoạch (vải, nhãn, thanh long, xoài,
mít...). Chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương trong công tác giới thiệu, quảng
bá, tiêu thụ, xúc tiến thương mại nông sản đặc sản địa phương 13. Tổ chức trao
đổi thông tin, thảo luận về các giải pháp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xây
dựng thương hiệu, tổ chức các hội nghị với các địa phương 14. Hỗ trợ kết nối đưa
nông sản có sản lượng lớn khi vào vụ và gặp khó khăn khi xuất khẩu vào các hệ
11
Như: vải Thanh Hà, Lục Ngạn; nhãn Hưng Yên, Đồng Tháp; bưởi Phúc Trạch, na Chi Lăng, thạch đen, nông sản an toàn Sơn
La, Sóc Trăng, chuối Lào Cai, bí thơm xanh Bắc Kạn....
12
Bộ đã chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai tại 2 điểm tiêu thụ với hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng online đối với
những nông sản đang chính vụ của một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh đang bị dịch Covid-19. Sau 1 tuần triển khai (từ
ngày 07 - 14/6/2021), khối lượng tiêu thụ đạt 20 tấn vải Bắc Giang, 10 tấn bí thơm Bắc Kạn, 5 tấn dưa kim hoàng hậu Thanh
Hóa, 10 tấn mận và 10 tấn xoài, Thanh Long của Mộc Châu.
13
Sơn La (mận, xoài), Lào Cai (trái cây, thủy sản), Hải Dương và Bắc Giang (vải)....
14
Trong đó, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị: “Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông
sản năm 2021” tại Cần Thơ; “Diễn đàn Thúc đẩy chế biến nông sản gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu” tại Ninh Bình; “Hội thảo rà soát, đánh giá nhu cầu thông tin thị trường nông sản của địa phương khu vực phía Nam”…
7

thống siêu thị, như Big C, AEON, Hapro, Vinmart (vải thiều, cá tra, cá lòng hồ
và các sản phẩm thủy sản, nông sản an toàn); đẩy mạnh tham gia các sàn thương
mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee…
- Về xuất khẩu NLTS: Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động xuất
nhập khẩu như: (i) Giảm đơn hàng của một số doanh nghiệp xuất khẩu; (ii)
Thiếu hụt lao động; (iii) Ảnh hưởng về dịch vụ hậu cần thương mại (logistics);
(iv) Các thị trường quốc tế xảy ra tình trạng thiếu nguồn hàng cung ứng; (v)
Thiếu container rỗng, ứ đọng cục bộ vận tải do đường hàng không, đường thủy
bị thu hẹp, thiếu hụt lao động, gây tổn thương đến thương mại NLTS quốc tế.
Tuy nhiên, toàn ngành đã thực hiện quyết liệt chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ
trong việc thực hiện “mục tiêu kép”; xây dựng, triển khai các giải pháp thực
hiện các phương án xuất nhập khẩu NLTS năm 2021 ứng phó với tác động của
dịch bệnh Covid-19; chỉ đạo thúc đẩy mở cửa thị trường với các nước như: Peru,
Úc...; chủ động nghiên cứu, dự báo, tận dụng lợi thế từ FTAs để thúc đẩy xuất
khẩu. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế
biến, tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, phối hợp với Đại sứ quán, thương vụ Việt
Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường
xuất khẩu trọng tâm (như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc…)
để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường trong và sau dịch bệnh Covid-19, từ đó
đề ra giải pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt… Nhờ đó, xuất khẩu NLTS đạt kết
quả cao kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020; trong đó nông sản
chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy
sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%. Tiếp tục
có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (thêm 1 mặt hàng
là Thức ăn gia súc và nguyên liệu), trong đó có 06 mặt hàng có kim ngạch trên
03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD;
rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su
trên 3,31 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành 6,44 tỷ USD, giảm 40,8%
so với năm 202015.
3. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, phát triển cả
về số lượng, chất lượng và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động
- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, công ty nông, lâm nghiệp:
Triển khai thực hiện Phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện công tác quản lý, kiểm tra,
giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ;
triển khai thực hiện Đề án thành lập 2 Công ty TNHH MTV: (i) Khai thác thủy
lợi Cửa Đạt; (ii) Khai thác thủy lợi Tả Trạch trên cơ sở sắp xếp lại 02 BQL đầu
tư xây dựng Thủy lợi 3 và 5 để thực hiện nhiệm vụ công ích về quản lý, khai
thác 02 công trình quan trọng thủy lợi, liên quan đến ANQG. Chủ trì, phối hợp
kiểm tra, đôn đốc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trên cơ sở
phương án được phê duyệt, đã chuyển sang hoạt động theo mô hình mới
166/256 công ty (đạt 64,8%); trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai
15
Thặng dư TM: Năm 2015 đạt 8,17 tỷ USD; năm 2016 đạt 8,84 tỷ USD, tăng 8,2%; năm 2017 đạt 9,96 tỷ USD, tăng 12,66%;
năm 2018 đạt 8,46 tỷ USD, giảm 15,06% ; năm 2019 đạt 9,27 tỷ USD, tăng 9,57%; năm 2020 đạt 10,89 tỷ USD, tăng 17,4%.
8

Kế hoạch thực hiện16 Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.
- Phát triển kinh tế hợp tác: Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, các địa phương đã phê duyệt được 933 dự án, kế hoạch liên
kết17…; triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn
2021 – 2025. Phối hợp tổ chức tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-
TW và 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012 về phát triển kinh tế tập thể,
HTX; các HTX NN kiểu mới hiệu quả được nhân rộng; số lượng HTX, trang trại
nông nghiệp tiếp tục tăng, dần thích nghi với cơ chế thị trường. Năm 2021, cả
nước thành lập mới 1.250 HTX NN, nâng tổng số HTX NN lên 19.100 HTX và
có 78 liên hiệp HTX NN, trong đó trên 65% xếp loại khá, tốt và có 1.980 HTX
NN ứng dụng CNC, 4.180 HTX NN liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế
biến, tiêu thụ nông sản; cả nước có 30.027 tổ hợp tác và 19.667 trang trại18.
- Phát triển doanh nghiệp: Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày
càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở
thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2021, thành lập mới và trở lại
hoạt động 1.640 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 14.400 doanh nghiệp nông
nghiệp. Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số
tập đoàn, doanh nghiệp lớn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là
nông nghiệp ứng dụng CNC, như: Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan,
Lavifood, Công ty TPXK Đồng Giao, Thương mại và Đầu tư Biển Đông.
4. Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và
ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, góp phần nâng cao
năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp

16
Quyết định 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ
17
Đã có 60/63 tỉnh, thành phố phê duyệt ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm quan trọng, chủ lực cần khuyến khích và
ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết; có 57/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh;
18
Số liệu về Trang trại được rà soát, tổng hợp theo tiêu chí mới của TT 02 còn 19.667 (4.325 trang trại trồng trọt, 12.013 trang
trại chăn nuôi, 129 trang trại lâm nghiệp, 1.267 trang trại nuôi thủy sản, 3 trang trại sản xuất muối, 1.930 trang trại tổng hợp)
9

Chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch số 1057-KH/BCSĐ ngày
27/5/2020 của Ban cán sự đảng Bộ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4; xây dựng Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo
giai đoạn 2021 - 2030; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
công nghiệp sinh học ngành NN đến năm 2030; triển khai Chương trình quốc
gia phát triển CNC đến năm 2030, Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm
2030 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến
khích, tạo điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng KHCN tạo các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao ở 3 trục sản phẩm, từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế
biến. Hoàn thành xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 về Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất
giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện
chương trình nghiên cứu, lựa chọn tạo giống cây trồng, chủ yếu là cây ăn quả,
lúa; nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL.
Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng KHCN trong toàn
bộ các khâu của chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông
tin, viễn thông, viễn thám; nâng cao năng lực hệ thống quản lý nghiên cứu, chọn
tạo sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Năm 2021 nghiệm thu và công bố, công
nhận 54 giống cây trồng, vật nuôi; 80 TBKT mới, quy trình kỹ thuật mới.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong Khung chương trình nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ (các sản phẩm chủ lực) giai đoạn 2018 -
2025. Tiếp tục triển khai thực hiện 326 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ19, tập trung vào
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo
quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp hữu
cơ, bảo tồn, phục tráng nguồn gen phục vụ phát triển giống cây con đặc sản địa
phương; bảo vệ môi trường. Năm 2021, ban hành, công bố 09 QCVN, 106
TCVN; lũy kế đến nay có 1.220 TCVN và 232 QCVN; trong đó 478 TCVN và
35 QCVN phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng và ATTP.
Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp: Triển khai Đề án phát triển
công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày
24/3/2021. Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Chương trình
đã tạo ra được 02 giống ngô mới, 11 tiến bộ kỹ thuật mới có giá trị cao và nhiều
quy trình công nghệ mới đã được xây dựng ban hành đối với từng lĩnh vực sản
xuất. Đến nay có 12 vùng NNƯDCNC được địa phương công nhận; có 51
NNƯDCNC (23 Doanh nghiệp do Bộ công nhận). Xây dựng Kế hoạch thực hiện
Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 về Chương trình quốc gia phát
triển công nghệ cao đến năm 2030.
5. Công tác quản lý chất lượng và ATTP hàng nông sản tiếp tục được
tăng cường, lòng tin của người dân vào nông sản trong nước ngày càng tăng
19
Cụ thể: 188 Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Dự án SXTN cấp Bộ; 8 Đề tài trọng điểm; 94 Đề tài KH&CN
tiềm năng cấp Bộ; 12 nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen nông, lâm nghiệp và thủy sản; 6 nhiệm vụ Nghiên cứu phục tráng và phát
triển giống đặc sản địa phương; 18 Nhiệm vụ môi trường.
10

Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực
nông nghiệp năm 2021; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
chất lượng, ATTP. Rà soát và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách
liên quan; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATTP 20; triển
khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về tăng cường trách nhiệm
quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới; xây dựng Đề án “Nâng cao chất
lượng, ATTP chuỗi cung ứng NLTS theo chuẩn quốc tế, phục vụ tiêu dùng trong
nước và thúc đẩy xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025; triển khai thực hiện Chương
trình phối hợp giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm
chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-
2025” và Chương trình phối hợp “Đảm bảo ATTP nâng cao chất lượng NLTS
giao thương giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn
2021 - 2025”. Triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia để thực thi hiệu quả
Hiệp định về vệ sinh ATTP và kiểm dịch động thực vật của WTO và cam kết
trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do”.
Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm NLTS an toàn và chương
trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, nhất là cho các đô
thị lớn; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung bảo đảm ATTP, áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo
hướng hữu cơ. Đến nay, đã xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng
NLTS an toàn với 1.644 chuỗi (tăng 32 chuỗi so với năm 2020). Trong số các
chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 150 hợp tác xã, 300 công ty, trong đó có
một số tập đoàn, công ty lớn (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà ....) tham
gia mô hình chuỗi.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các
cơ sở sản xuất; tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, thắt chặt
khâu buôn bán, lưu thông; toàn Ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 38.408 cơ
sở sản xuất, kinh doanh NLTS, vật tư nông nghiệp, phát hiện và xử phạt vi phạm
3.758 cơ sở (chiếm 9,7%). Đẩy mạnh thực hiện các Chương trình giám sát
ATTP NLTS, Chương trình giám sát quốc gia dư lượng các chất độc hại trong
NTTS, Chương trình giám sát quốc gia đối với dư lượng các chất độc hại trong
thủy sản nuôi, an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ...21.
Tập trung giải quyết vướng mắc rào cản ATTP các thị trường và đẩy
mạnh hợp tác quốc tế, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Tổ
chức thành công thanh tra trực tuyến để 13 doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu cá
da trơn vào Hoa Kỳ; bổ sung 19 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nga; 67
20
Cung cấp thông tin cho Báo, Đài phản ánh kịp thời việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh NLTS thích ứng với dịch
bệnh Covid-19; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP và quảng bá sản phẩm, chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn;
chỉ đạo tăng cường thông tin, truyền thông về chất lượng VTNN, ATTP đến người dân, doanh nghiệp: Các tỉnh/thành phố đã tổ
chức 6.238 Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm (trực tuyến và trực tiếp) phổ biến quy định chất lượng, ATTP cho 202.577 lượt cán bộ,
doanh nghiệp, người dân tham dự; xây dựng và phát sóng 76.797 lượt bản tin trên đài phát thanh, truyền hình địa phương, 13.813
lượt tin, bài trên báo điện tử và báo giấy; sản xuất và phát 994.412 tờ gấp, tờ rơi, tờ dán, áp phích, sách, ấn phẩm truyền thông về
các biện pháp đảm bảo sản xuất, kinh doanh NLTS chất lượng, an toàn trước dịch Covid -19)”.
21
Năm 2021 có 40/3.275 mẫu vi phạm, chiếm 1,22%, tăng so với cùng kỳ năm 2020 (chiếm 0,5%). Chỉ đạo các địa phương lấy
31.965 mẫu NLTS sau thu hoạch, phát hiện 3.631 mẫu vi phạm ATTP (chiếm 11,36%).
11

cơ sở xuất khẩu sang Hàn Quốc; 31 cơ sở xuất khẩu sang Trung Quốc; 52 cơ sở
xuất khẩu sang EC; đàm phán với Braxin về “gói 04 mặt hàng nông sản”, với Ả
rập Xê út về tái xuất thủy sản nuôi.
6. Vốn đầu tư công được quản lý chặt chẽ hơn; tỷ lệ giải ngân khá; hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp, số công trình
lớn được hoàn thành đi vào sử dụng, phát huy hiệu lực, hiệu quả đầu tư
Năm 2021 là năm cơ bản kết thúc thực hiện các dự án trong kế hoạch
trung hạn 2016 - 2020, Bộ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân và xử lý
nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng 22; khắc phục mọi khó
khăn, xử lý tốt các vướng mắc để hoàn thành đúng hạn. Bộ đã tổ chức nhiều hội
nghị trực tuyến, trực tiếp về xây dựng cơ bản hoặc về một số dự án cụ thể nhằm
thúc đẩy giải ngân. Bên cạnh đó, nhận diện rõ những khó khăn từ dịch bệnh
Covid-19 để có giải pháp cụ thể đối với từng dự án; thực hiện nguyên tắc “mỗi
công trình là một vùng xanh” để có giải pháp phù hợp, như việc ứng phó với đứt
gãy nguồn nhân lực, nguồn cung vật tư, vật liệu… Nhờ vậy, tỷ lệ giải ngân
chung nguồn vốn trong nước của Bộ thuộc nhóm giải ngân cao của cả nước.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ vốn
đúng quy định; đồng thời giao kế hoạch sớm để các đơn vị chủ động trong việc
xây dựng và thực hiện kế hoạch. Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự
án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn 23 để
thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch năm 2021 và bố trí vốn chuẩn
bị đầu tư để đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư các dự án khởi công mới. Theo
dõi tình hình từng dự án, chủ đầu tư để đôn đốc quyết liệt tiến độ thực hiện, giải
ngân. Tổng kế hoạch vốn năm 2021, Bộ được giao 9.846 tỷ đồng (vốn trong
nước bao gồm vốn TPCP 7.001 tỷ đồng; vốn ODA 2.845 tỷ đồng); năm 2021
giải ngân đạt 86,7% (vốn trong nước 95,6%, vốn ODA 64,8%). Đến hết năm
2021 đã hoàn thành 246/288 dự án triển khai trong kế hoạch trung hạn 5 năm
2016 - 202024.
Về triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025: Do chỉ đạo
quyết liệt và được chuẩn bị sớm, kỹ qua các bước theo quy định của pháp luật
đầu tư công; tích cực công tác chuẩn bị đầu tư và thủ tục đầu tư các dự án mở
mới trung hạn 2021 - 2025 và triển khai thực hiện ngay sau khi Quốc hội thông
qua kế hoạch trung hạn, Thủ tướng Chính phủ giao số kiểm tra giai đoạn 2021 -
2025, các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án mới đã được chuẩn bị,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian để phê duyệt chủ trương đầu tư theo

22
Đã tuyên dương 12 chủ đầu tư có giá trị giải ngân lớn, tỷ lệ giải ngân cao và vượt kế hoạch giải ngân đã cam kết; phê bình
người đứng đầu và tập thể lãnh đạo 04 chủ đầu tư có dự án tiến độ chậm, giải ngân thấp. Thực hiện văn bản 5067/BNN-XD
ngày 11/8/202, trong số 678 nhà thầu tham gia các dự án có 17 nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng.
23
Từ đầu năm, có 09 đợt điều chỉnh với tổng số vốn 1.625 tỷ đồng (gồm: vốn trong nước 1.087 tỷ đồng, vốn ODA 538 tỷ đồng)
24
Hoàn thành một số công trình thủy lợi lớn; một số dự án cấp bách khắc phục tình trạng hạn hán ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ
và hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long như hoàn thành cơ bản đầu mối các hồ chứa: hồ Bản Lải, tỉnh Lạng
Sơn; HTTL Ngàn Trươi – Cẩm Trang, tỉnh Hà Tĩnh; hồ Đồng Mít tỉnh Bình Định; HTTL Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận; hồ Sông
Lũy, tỉnh Bình Thuận; hồ EaHleo tỉnh Đắc Lắc; hồ Đa Sị, tỉnh Lâm Đồng; hồ Ia Mơr, tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc và các dự án
kiểm soát xâm nhập mặn: Đập Sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị; Cống Tha La, cống Trà Sư tỉnh An Giang; Cống Âu Ninh Quới, tỉnh
Bạc Liêu; HTTL Bắc nam Bến Tre và Công Cái Lớn – Cái Bé, tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau
12

quy định (Bộ đã phê duyệt được chủ trương đầu tư 127/129 dự án khởi công
mới, còn 02 dự án nhóm A đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
7. Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai được tăng cường, nâng
cao năng lực
a) Thủy lợi
Triển khai thực hiện Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn 204525; tập trung xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 01 chiến
lược26, 02 đề án27; 01 dự án Quy hoạch28; triển khai thực hiện Kế hoạch phát
triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2021 - 2025, Kế
hoạch phát triển ngành Thủy lợi 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức thực hiện
chính sách về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo Luật Thủy lợi và
Nghị định số 96/2018/NĐ-CP. Đôn đốc, chỉ đạo tăng cường thực hiện Nghị định
số 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, các địa phương
bước đầu có chuyển biến rõ nét (kiểm tra công trình 100%; đăng ký an toàn đập
71%; lập quy trình vận hành cửa van 84%, phương án ứng phó thiên tai 64%...).
Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở gắn với phát
triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo Nghị định số 77/2018/NĐ-CP.
Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy
lợi trước mùa mưa lũ. Chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi phục vụ đủ nước cho
sản xuất nông nghiệp29 ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, cấp nước và
ngăn mặn ở ĐBSCL. Thực hiện giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất và dân sinh. Phối hợp xây dựng kế hoạch điều
tiết nước hồ chứa thủy điện, bảo đảm nguồn nước cho các vụ sản xuất.
b) Phòng, chống thiên tai
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai; Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác PCTT.
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: (i) Chiến lược Quốc gia về phòng chống
thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 379/QĐ-TTg
ngày 17/3/2021); (ii) Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030 (Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày
06/4/2021); (iii) Kế hoạch PCTT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng
Chương trình tổng thể PCTT quốc gia. Ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác
PCTT cấp tỉnh và tổ chức đánh giá, hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ số năm 2021.
Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và phương án ứng phó với thiên tai
25
Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020
26
Chiến lược “Quốc gia cấp nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”
27
Gồm: (i) Đề án “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045”; Đề án “Cấp nước sạch
nông thôn giai đoạn 2021-2025”.
28
Quy hoạch phòng, chống thiên tai và Thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
29
Phối hợp chặt chẽ với với Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều hành các đợt điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo
cấy lúa Đông Xuân năm 2020-2021 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đảm bảo cấp nước cho 522.490 ha lúa với tổng
lượng nước điều tiết xả 3 đợt là 5,14 tỷ m3 nước. Hướng dẫn một số tỉnh ở khu vực Trung Bộ chủ động điều chỉnh giãn, dừng và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho khoảng 4.034 ha.
13

phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19; ban hành Chỉ thị số 1819/CT-BNN-
PCTT ngày 30/3/2021 về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn
sàng hộ đê, chống lũ năm 2021; chỉ đạo tăng cường công tác quản lý lòng sông, bãi
sông, đảm bảo tuân thủ pháp luật đê điều30. Triển khai quy định mới về quy trình huy
động và triển khai nguồn lực hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai tại Nghị định số
66/2021/NĐ-CP về hướng dẫn Luật PCTT và Luật PCTT, đê điều sửa đổi.
Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT triển khai
với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp điều kiện dịch bệnh Covid-19. Tổ chức
chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống PCTT Việt Nam, các cuộc thi
“Sáng tác lời mới về công tác PCTT theo các làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền”;
giải báo chí toàn quốc về PCTT lần thứ 2; Gameshow “Đội xung kích PCTT”.
Thực hiện tốt nhiệm vụ Thường trực BCĐ Quốc gia về PCTT31, ban hành
Quy chế về công tác trực ban, họp ứng phó với thiên tai; kiện toàn bộ máy BCĐ
QG (Quyết định số 04/QĐ-TWPCTT ngày 22/4/2021) và BCĐ, BCH PCTT các
cấp theo hướng chuyên nghiệp, tập trung, đủ thẩm quyền, hệ thống tài liệu hướng
dẫn được xây dựng chuẩn hóa cho cán bộ công tác trong lĩnh vực PCTT các cấp32. Tổ
chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc PCTT và TKCN, Hội nghị PCTT khu vực miền
núi phía Bắc. Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris giai
đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch Thích ứng quốc gia với biến đổi khí hậu giai đoạn
2021 - 2030; dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA).
Năm 2021, thiên tai diễn ra không khốc liệt như năm 2020 nhưng mang nhiều
yếu tố cực đoan, cả nước xảy ra 841 trận thiên tai với 18/22 loại hình 33; cả thiên tai
làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; ước tính giá trị thiệt hại trên 5.200
tỷ đồng34. Bộ đã kịp thời tham mưu Chính phủ biện pháp, giải pháp chỉ đạo, điều
hành góp phần giảm thiểu thiệt hại 35. Đã tổ chức nhắn tin SMS đến 5,8 triệu thuê
bao và 83 triệu tin nhắn zalo trong khu vực ảnh hưởng của bão, mưa lũ. T ham mưu
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ các
tỉnh miền Trung; khắc phục hậu quả sau các đợt thiên tai, hướng dẫn địa phương
kịp thời khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân.
8. Phát triển nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới vượt mục tiêu đề ra về số xã và đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh; các nhiệm
vụ giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện
a) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
30
Công văn số: 5858 /BNN-PCTT ngày 16/9/2021 về phương án PCTT và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tỉnh.
31
Trong năm, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 công điện, văn bản chỉ đạo; Ban chỉ đạo, Văn phòng thường trực ban hành 24
công điện và 62 văn bản chỉ đạo ứng phó với thiên tai.
32
Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích PCTT cấp xã; Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai; Công tác
PCTT cho các cấp ở địa phương (quản lý đê điều; sổ tay hướng dẫn thiết kế thi công công trình bảo vệ bờ biển vùng ĐBSCL; Tài liệu kiến
thức PCTT cho trường học; Tài liệu kiến thức PCTT cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quy trình về trực ban, giao ban PCTT Sổ tay hướng
dẫn xây dựng KH PCTT trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19)
33
trong đó có 09 cơn bão, 03 ATNĐ trên biển Đông, 13 trận động đất nhẹ, 326 trận mưa đá, dông lốc, sét; 170 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 09 trận lũ ống,
lũ quét; 163 vụ sạt lở bờ sông, 11 đợt nắng nóng và 18 đợt không lạnh, gió mùa đông bắc.
34
306 nhà sập đổ, 8.946 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 374.672 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 138.195 ha lúa, rau màu và 13.794 ha cây trồng bị
thiệt hại. 293 km đê, kè, kênh mương hư hỏng, sạt lở; 501 km đường sạt lở; 1,59 triệu m3 đất đá, bê tông.
35
Công tác trực ban được duy trì; báo cáo cập nhật kịp thời phục vụ chỉ đạo điều hành với gần 4000 lượt cán bộ trực ban với 7 bộ phận trực
chuyên môn, hành chính. Tổ chức 365 cuộc họp giao ban hàng ngày để báo cáo, nắm bắt tình hình và ứng phó với thiên tai, thực hiện 510 tin
nhắn Viber Bản tin thiên tai tới thành viên Ban chỉ đạo, tổ giúp việc và Ban chỉ huy các địa phương.
14

Tập trung hoàn thiện báo cáo, thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư Chương
trình giai đoạn 2021 - 2025 trình Quốc hội khoá XV phê duyệt tại kỳ họp thứ
nhất, Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua Báo cáo Nghiên cứu khả thi và
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình; hoàn thiện Bộ tiêu chí quốc
gia giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu
tư Chương trình; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và quy định tỷ lệ vốn
đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình. Trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt các Chương trình giai đoạn 2021 - 2025: “Mỗi xã một sản
phẩm” - OCOP; KHCN phục vụ xây dựng NTM; Phát triển du lịch nông thôn gắn
với xây dựng nông thôn mới; Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới,
hướng tới nông thôn mới thông minh; Tăng cường bảo vệ môi trường, ATTP,
cấp nước sạch nông thôn; Đề án phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản
hiện đại gắn với các loại hình hạ tầng thương mại giai đoạn 2021 - 2030. Tổ chức
thành công Hội nghị tổng kết toàn quốc Chương trình OCOP giai đoạn 2018 -
2020, các hội thảo góp ý xây dựng khung Chương trình giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện
các nội dung, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu năm 2021 được Chính phủ giao.
Mặc dù nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2021 được bố trí chậm,
nhưng các địa phương đã chủ động cân đối ngân sách và huy động nguồn lực
ngoài ngân sách để triển khai các nội dung của Chương trình. Đến hết năm
2021, cả nước có 5.614 xã (68,2%) đạt chuẩn NTM (tăng 5,8% so với năm
2020)36, bình quân đạt 17 tiêu chí/xã (tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2020); có 213
đơn vị cấp huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 40 đơn vị
so với năm 2020) được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
NTM. Năm 2021 có thêm 03 tỉnh, thành phố với 100% đơn vị cấp huyện đạt
chuẩn NTM (Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương), đang hoàn thiện thủ tục trình
Thủ tướng Chính phủ công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Thúc đẩy phát triển các ngành, nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế
nông thôn; chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, phát triển các sản phẩm chủ
lực theo 3 trục sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông
thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề
nông thôn và Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương
OCOP. Chương trình OCOP đạt nhiều kết quả tích cực, có tốc độ phát triển
mạnh mẽ, phát triển các sản phẩm chủ lực cấp địa phương, thúc đẩy ngành
nghề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Số lượng địa
phương tham gia, số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP liên tục tăng; đến hết
năm 2021, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án, Kế hoạch OCOP
cấp tỉnh; 62 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận 5.320 sản phẩm
OCOP đạt 3 sao trở lên (gấp 1,66 lần so với năm 2020).
b) Về thực hiện các Chương trình giảm nghèo và PTNT khác

36
trong đó có 503 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 43 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
15

Tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm
nghèo năm 2021 trong Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, xây dựng
và nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Phối hợp xây dựng nội dung về Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất các nội dung
về hỗ trợ phát triển sản xuất, phương án phân bổ vốn trong Chương trình. Thực
hiện nhiệm vụ năm 2021 trong Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Quyết
định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 phê duyệt Chương trình hành động quốc
gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025; tổ chức Hội nghị đối thoại
cấp quốc gia về hệ thống lương thực, thực phẩm; hoàn thiện Văn kiện dự án “Hỗ
trợ, cải thiện nâng cao năng lực thực hiện nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
thuộc Chương trình hành động Quốc gia (do FAO tài trợ).
Trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai,
đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; giải trình bổ sung một số nội dung liên
quan đến dự thảo Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2021 - 2025 và định
hướng đến năm 2030. Phối hợp xây dựng Chương trình MTQG phát triển KT -
XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó tập trung nội dung
nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn hợp phần phát triển sản xuất thuộc nhiệm vụ
của Bộ Nông nghiệp và PTNT thuộc Chương trình.
Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện dự
án đầu tư bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do và đề xuất danh mục các đề án,
dự án bố trí ổn định dân di cư tự do cấp bách bổ sung vốn từ nguồn dự phòng
ngân sách Trung ương năm 2021; báo cáo Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
22/NQ-CP ngày 01/3/2020 về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất
có nguồn gốc từ nông, lâm trường; các tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện,
đặc biệt là công tác quản lý địa bàn, quản lý dân cư, tổ chức phát triển sản
xuất... Nhờ vậy, tình trạng dân di cư tự do tiếp tục giảm mạnh 37. Báo cáo kết quả
thực hiện nội dung Hợp phần ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số
923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
9. Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai, nhất là trong đàm phán
và tổ chức thực hiện các Hiệp định, cam kết đã ký
Năm 2021, nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đã được thực hiện trong điều
kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhằm tăng cường hợp tác song phương,
đa phương và khu vực; tích cực xử lý các rào cản thương mại, tiếp tục đàm phán
một số Hiệp định thương mại tự do 38, đẩy mạnh xuất khẩu NLTS và thu hút
nguồn vốn FDI, ODA vào nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thiện nội dung, thủ tục
ký kết các Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương 39
37
năm 2019 có 141 hộ; năm 2020 có 14 hộ; dịp trước và sau tết nguyên đán năm 2021 chỉ có 5 hộ, 26 nhân khẩu
38
FTA Việt Nam với Israel; FTA giữa Việt Nam với Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu (EFTA)
39
bao gồm: (i) Thỏa thuận với Chính phủ Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp; (ii) Bản Ghi nhớ hợp
tác giữa ASEAN và Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực SPS; (iii) Tăng trưởng các-bon thấp với Chính phủ Niu Di Lân; (iv)
Hợp tác nông nghiệp với Bộ Các ngành Cơ bản Niu Di Lân; (v) Vệ sinh ATTP và kiểm dịch động thực vật với Cơ quan Thanh
tra thực phẩm Canada; (vi) Ý định thư với Bộ Công thương & Thủy sản Na Uy về Tăng cường và Phát triển hợp tác nuôi trồng
thủy sản; (vii) với các đối tác quốc tế và khởi động Khung đối tác Một sức khỏe; (viii) Ý định thư với tổ chức Pháp Ngữ OIF và
Thỏa thuận cấp Bộ về hợp tác phát triển thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực nói tiếng Pháp.
16

nhân các chuyến thăm, làm việc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, như: (1) Bản
ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghệ khử mặn nước từ gió với công ty Smart
Universal Logistics NV với Bỉ; (2) Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị COP26,
Bộ đã trao đổi (i) Ý định thư với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp
(Emergent) về Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn
CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn
2022 - 2026 và (ii) Biểu trưng hỗ trợ của Tập đoàn HIPRA (Tây Ban Nha) cho
Việt Nam 50 triệu liều văc-xin phòng bệnh gia cầm.
Chuẩn bị nội dung nâng cấp quan hệ và xây dựng, triển khai kế hoạch
thực hiện Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực NN và PTNT với các nước và các tổ
chức quốc tế giai đoạn 2021 - 2025 40, tăng cường hợp tác Nam - Nam; tham gia
các Ủy ban liên Chính phủ giữa Việt Nam với các nước.
Tổ chức các cuộc họp, hội nghị với các đối tác quốc tế 41, nổi bật là: (i) 03
Hội nghị tham vấn ý kiến Giám đốc WB và Trưởng Đại diện FAO xây dựng
Chiến lược phát triển NN và NT bền vững giai đoạn 2021 - 2030; (ii) Tham vấn
các Doanh nghiệp FDI về tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển
các chuỗi giá trị nông sản kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu; (iii) 02 vòng Đối
thoại quốc gia và 03 Đối thoại cấp vùng về Hệ thống lương thực thực phẩm của
Liên hợp quốc (LHQ); (4) Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp lần I và II.
Chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế, tham dự đầy đủ các cuộc họp
trực tuyến có liên quan trong khuôn khổ ASEAN và APEC 42, Tham gia rà soát
chính sách định kỳ và đàm phán về trợ cấp thủy sản với WTO; chuẩn bị Hội
nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF); đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến các cam kết trong các FTAs 43. Đàm phán mở cửa thị trường,
tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu, tích cực triển khai các cam kết
tháo gỡ thẻ vàng và chống IUU, trọng tâm là: (i) Hoa Kỳ 44, kết thúc đàm phán
cấp kỹ thuật, tiến hành thủ tục ký Thỏa thuận về chống khai thác và thương mại

40
(i) Tầm nhìn Việt Nam – Nhật Bản; (ii) Xây dựng Tầm nhìn trung, dài hạn hạn 2021-2025 về hợp tác NN Việt Nam - Hàn
Quốc; (iii) Trao đổi khung hợp tác chiến lược nông nghiệp Việt Nam – Israel; (iv) Tham vấn hợp tác NN Việt Nam – EU giai
đoạn 2021-2027; (v) Hợp tác NN Việt Nam - Bỉ; (vi) Khung Chương trình hợp tác với FAO giai đoạn 2022-2026, (vii) Hợp tác
với IRRI giai đoạn 2021-2025; (viii) Bản Ghi nhớ với Trung tâm Nghiên cứu NL quốc tế (ICRAF) giai đoạn 2021-2030; …
41
(i) 03 Hội nghị tham vấn, Đối thoại Chính sách cấp cao và Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) do Bộ trưởng
chủ trì với các đối tác quốc tế để góp ý cho Bộ hoàn chỉnh Chiến lược phát triển NN và NT bền vững giai đoạn 2021 – 2030 và
Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về hệ thống lương thực thực phẩm giai đoạn bền vững giai đoạn 2021-2030. (ii)
Diễn đàn kinh doanh bền vững ĐBSCL; (iii) Họp trực tuyến lần 2 về SPS Ecert với Niu Di-lân; (iv) Diễn đàn trực tuyến về phát
triển ngành nuôi biển quy mô công nghiệp với Na Uy; (v) Họp tổ công tác nông nghiệp và diễn đàn doanh nghiệp với Nga; (vi)
Đối thoại chính sách nông nghiệp Việt - Úc; (vii); Họp trực tuyến với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc; (viii)
Phối hợp với FAO tổ chức Ngày lương thực Thế giới năm 2021; (ix) Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về nông lâm ngư nghiệp;
42
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về nông lâm ngư nghiệp; (ii) Họp SOM của Nhóm PPFS APEC; (iii) Cuộc họp lần thứ 9 của Hội
đồng Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3; (v) Cuộc họp lần thứ 6 mạng lưới nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của
ASEAN (ASEAN-CRN); (vi) Cuộc họp lần thứ 15 nhóm công tác ASEAN về nghiên cứu và phát triển nông nghiệp
(ATWGRD); (vii) Cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban điều phối hợp tác ASEAN về SPS (ASCP); (viii) Cuộc họp lần thứ 11 ASEAN –
Trung Quốc về SPS (ACSPS); (ix) Cuộc họp lần thứ 5 nhóm công tác ASEAN – Trung Quốc về SPS, …
43
Tổ chức các lớp tập huấn về cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với ngành NN; Biên tập và phát hành Sổ tay “Các
cam kết mở cửa thị trường nông lâm thủy sản trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”
44
(i) Thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh ATTP cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ; (ii) Các vụ điều tra
đang tiến hành với nông sản Việt Nam (IUU, gỗ dán, NK gỗ trái phép) và một số vụ điều tra mới (mật ong); (iii) Phối hợp với
ĐSQ Mỹ cho buổi Tọa đàm trực tuyến giữa doanh nghiệp XNK NS Việt Nam với Thống đốc và các doanh nghiệp bang
Nesbraska, Hoa Kỳ; (iv) Hội đồng kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC).
17

gỗ bất hợp pháp, tạm thời khép lại điều tra gỗ nhập khẩu 301; (ii) Trung Quốc45;
(iii) Nhật Bản46 và (4) các nước khác (Anh, Nga, Bra-xin, Arập - Xê út)47...
Tăng cường thu hút và quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ
nước ngoài; vận động các Tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ song phương và đa
phương; thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hoạt động của Văn
phòng PSAV. Thực hiện kế hoạch thu hút dự án ODA giai đoạn 2021 - 2025;
định hướng kêu gọi hỗ trợ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19; ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi giá trị nông
sản chủ lực, công trình PCTT, vệ sinh môi trường, cấp nước sinh hoạt NN, NT
ứng dụng CNC, nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng công nghệ phát triển nông
nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi công nghệ số, ...
Hoàn thiện thủ tục các dự án vốn vay ADB, KEXIM, WB... Đẩy mạnh vận động
các dự án từ Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Quỹ Môi trường toàn cầu và các nguồn
tài trợ khác... Vận động hỗ trợ trong bối cảnh tác động dịch bệnh Covid-19: (i)
Anh hỗ trợ đánh giá tác động của dịch bệnh tới xuất khẩu gạo và thủy sản sang
EU; (ii) Hỗ trợ khẩn cấp của Đức hậu dịch bệnh Covid-19.
10. Công tác xây dựng thể chế, chính sách được coi là nhiệm vụ trọng
tâm; hệ thống quản lý ngành được hoàn thiện cùng với đẩy mạnh cải cách
hành chính nên hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành tiếp tục được nâng cao
a) Xây dựng thể chế, chính sách
Công tác xây dựng thể chế, chính sách tiếp tục được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm, được quan tâm chỉ đạo quyết liệt ngay từ khi lập, ban hành và tổ chức
thực hiện kế hoạch. Bộ đã hoàn thành đúng tiến độ, trình Chính phủ ban hành 10
Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Quyết định và ban hành theo thẩm
quyền 20 thông tư. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để tháo gỡ ngay
các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn do tác động của dịch bệnh Covid-19; Bộ đã hoàn thành rà soát 443 văn
bản, trong đó 404 văn bản do Bộ chủ trì xây dựng; đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ, thay thế 96 văn bản, trong đó có 62 văn bản do Bộ chủ trì xây dựng. Bên
cạnh đó, hoàn thành các báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Trung ương (01báo cáo chính,
02 báo cáo chuyên đề, 09 báo cáo chuyên đề khoa học) tổng kết 15 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về NN, ND, NT; hoàn thành xây dựng,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NN và NT bền vững
giai đoạn 2021 - 2030; tích cực tham gia xây dựng Chương trình phục hồi và
phát triển KT - XH đến năm 2023. Đẩy nhanh tiến độ lập 04 Quy hoạch ngành
quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT.

45
(i) Chuẩn bị các điều kiện cho thiết lập đường dây nóng xử lý ùn tắc nông sản tại cửa khẩu; (ii) Hoàn thiện các hồ sơ có liên
quan đối với xuất khẩu cám gạo, sắn của Việt Nam sang Trung Quốc; (iii) Hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục, hồ sơ
xuất khẩu bột cá sang Trung Quốc; (iv) Phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để hoàn thiện, bổ sung Nghị định thư xuất
khẩu thạch đen; (v) Chuẩn bị nội dung cho Lãnh đạo Bộ thúc đẩy mở cửa thị trường sầu riêng và khoai lang sang Trung Quốc.
46
(i) Mở cửa thị trường quýt Unshyu của Nhật Bản và chuẩn bị mở cửa nhãn của Việt Nam; (ii) Tổ chức Đoàn đánh giá nhập
khẩu thịt gà qua chế biến nhiệt của Công ty CP Việt Nam; (iii) Họp phổ biến tiêu chuẩn GAP, organic, quản lý ATTP.
47
(i) Kết nối tiêu thụ nông sản với Nga; (ii) Rào cản thương mại nông sản với Bra-xin; (iii) Đàm phán với Arập - Xê út tăng số
lượng DN xuất khẩu thủy sản đánh bắt và tháo gỡ rào cản đối với hàng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam xuất khẩu sang Arập -
Xê út; (iv) Lễ xuất khẩu cà phê và thủy sản sang Anh.
18

b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực
Rà soát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị để
điều chỉnh, phân công phù hợp nhằm kiện toàn, tinh gọn đầu mối, gắn với tinh
giản biên chế; đảm bảo nguyên tắc một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc,
nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính; kiên quyết
giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại
các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ
máy và nâng cao năng lực hoạt động của ngành nhiệm kỳ Chính phủ 2021 -
2026” và Nghị định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nông nghiệp PTNT (thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017).
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18, 19/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng (khóa
XII) sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ
thống chính trị và đơn vị sự nghiệp công lập; Bộ tổ chức thành công đợt thi
tuyển công chức năm 2021. Tổ chức thực hiện 31 nhiệm vụ theo Kết luận của
Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc ngày 19/5/2021 về tình hình thực hiện
nhiệm vụ của Bộ, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
c) Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, hỗ trợ khởi nghiệp
Tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011
- 2020 và Kế hoạch năm 2021, Kế hoạch hành động (Quyết định số 1061/QĐ-
BNN-VP ngày 29/3/2019) thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về
một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn
2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Triển khai đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 02/NQ-
CP ngày 01/01/2021 về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục rà soát,
bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) và các điều kiện đầu tư kinh doanh,
thủ tục kiểm tra chuyên ngành; coi đây là một khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng,
tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Năm 2021, ban hành
Danh mục TTHC lĩnh vực NN và PTNT với tổng số 379 TTHC, trong đó 253
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, đã cắt giảm 129 TTHC so với trước48,
công bố 1.639 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu trước thông
quan49; xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra chuyên ngành
của nhiều cơ quan. Đến nay, tất cả các dịch vụ công mức độ 2 đã được tích hợp
lên cổng dịch vụ công; cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cơ chế một
cửa Quốc gia là 26 TTHC (tăng 02 TTHC so với năm 2020), triển khai 33 TTHC
thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; đã phê duyệt 240 quy trình

48
TTHC cấp Bộ giảm 71 thủ tục; TTHC cấp tỉnh giảm 36 thủ tục; TTHC cấp huyện giảm 24 thủ tục; TTHC cấp xã giảm 4 thủ
tục. Việc cắt giảm DK ĐTKD tiết kiệm 233.790 ngày công, tương đương 32 tỷ đồng/năm. Thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa từ
7.698 xuống còn 1.768 dòng hàng (đạt 77%)
49
Năm 2021 Bộ ban hành Thông tư số 11/2021/TT- BNNPTNT (thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT) đã cắt giảm,
đơn giản hóa 234/1.768 dòng hàng phải kiểm tra nhập khẩu trước thông quan (chiếm 13%). Chi phí tuân thủ tiết kiệm cho người
dân, doanh nghiệp từ việc cắt giảm danh mục hàng hóa trên 3,6 tỷ đồng. Như vậy, đã cắt giảm 5.054/7.698 dòng hàng (đạt 65%)
từ năm 2018, tổng số lượng dòng hàng nhập khẩu phải KTCN trước thông quan đã cắt giảm 78% so với năm 2017.
19

nội bộ giải quyết TTHC và triển khai xây dựng quy trình điện tử trên Hệ thống
thông tin một cửa của Bộ.
Phối hợp triển khai các Nghị định của Chính phủ: số 57/2018/NĐ-CP về
cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn; số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp; số 55/2015/NĐ-CP và số
116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Nghị định mới mới thay
thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP, theo hướng phù hợp với thực tiễn và đồng bộ với
các Luật, đặc biệt là các Luật: Đầu tư công, Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng
Năm 2021, thực hiện 34 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 10 cuộc
thanh tra hành chính (bao gồm 04 cuộc chuyển tiếp từ năm 2020 sang), 24 cuộc
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; ban hành 16 kết luận thanh tra, phát hiện vi
phạm về kinh tế số tiền 18,68 tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu hồi 9,52 tỷ đồng,
giảm trừ thanh toán 9,15 tỷ đồng; ban hành 17 quyết định xử phạt vi phạm hành
chính với số tiền là 885 triệu đồng.
Đồng thời, nghiêm túc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí và Luật Phòng chống tham nhũng, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm
2021. Bên cạnh đó, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về
công tác thanh tra nhân dân, tiếp công dân, giải quyết đơn thư và phòng, chống
tham nhũng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thành tựu đạt được
Đánh giá tổng thể, năm 2021 với phương châm thích ứng linh hoạt, tiếp
tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ,
có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học
công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia
tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; vượt qua thách thức, khó khăn, khai
thông thị trường xuất nhập khẩu; môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh
tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ; nỗ lực vươn lên và đạt
kết quả khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch. Đó là:
(1) Chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, trong phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt
thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, lưu
thông, tiêu thụ và xuất khẩu NLTS để đạt “Mục tiêu kép. Ngay sau khi Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, Ban cán sự đảng Bộ ban hành Nghị
quyết và Bộ ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện. Đã tổ chức
nhiều Hội nghị/Diễn đàn trực tiếp, trực tuyến để thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
giải quyết các vấn đề cấp bách của ngành và rà soát kịch bản tăng trưởng để điều
chỉnh thích ứng tình hình mới, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành,
nhất là trong bổi cảnh dịch bệnh Covid-19. Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu Chính
20

phủ giao đều đạt và vượt như: tăng trưởng ngành, xuất khẩu, xây dựng NTM,
chương trình OCOP,..
(2) Công tác xây dựng thể chế; cải cách hành chính mà trọng tâm là cắt
giảm thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực
trong giải quyết thủ tục; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, sản
phẩm.
(3) Thành lập, tổ chức hoạt động hiệu quả 02 Tổ công tác đặc biệt chỉ đạo
sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19
khu vực phía Nam và phía Bắc. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương, tổ chức đoàn thể hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, phân phối tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày
06/5/2021, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021, giảm thiểu đứt gãy các chuỗi
cung ứng nông sản; tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi, thủy sản. Qua đó, bảo đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong
nước và phục vụ xuất khẩu trước tác động của dịch bệnh Covid-19.
(4) Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường để duy trì,
mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực (gạo, trái
cây, thủy sản, gỗ...) và tại các thị trường trọng điểm; các hoạt động xúc tiến
thương mại nội địa được đẩy mạnh, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kết nối
cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu NLTS
cao kỷ lục ước đạt 48,5 tỷ USD, tăng 14,9%, vượt xa chỉ tiêu Chính phủ giao.
(5) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
được thông qua, theo đó tiếp tục được tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết
quả tích cực như: Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới 68,2%, số huyện được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tăng 40 đơn vị; số xã đạt tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới 76%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao. Số
lượng sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản
phẩm” - OCOP có trên 5.496 sản phẩm, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2020.
(6) Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng; công tác thủy lợi đã
làm tốt nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ sản xuất; công tác phòng chống thiên
tai được quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp cấp bách phòng, chống
hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; kịp thời đánh giá, dự báo sớm tình hình khí
hậu, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi.
(7) Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vật tư
nông nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các chương trình giám sát ATTP;
thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm ATTP, cùng
với thông tin truyền thông về ATTP giúp thay đổi nhận thức và hành vi của
người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.
21

(8) Công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng, kịp thời truyền tải đến
cộng đồng các kết quả chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành, vừa phòng chống dịch,
vừa duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm; hỗ trợ tiêu
thụ, xuất khẩu nông sản.
2. Tồn tại, hạn chế
Với tinh thần nhìn thẳng, thấy rõ tồn tại, hạn chế để khắc phục, quyết liệt
trong hoạt động thực tiễn; khát vọng thành công hơn, chúng ta thấy rằng còn
những hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, đó là:
(1) Cơ cấu lại nông nghiệp mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng
chưa đồng đều. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có nhiều
tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi
giá trị giữa doanh nghiệp với nông dân, hợp tác xã chưa phổ biến và tỷ lệ giá trị
liên kết còn thấp.
(2) Việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tổ chức các hoạt động
xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh Covid - 19 còn
chậm do tình hình diễn biến phức tạp, nhiều nước còn phong tỏa, hạn chế đi lại;
tại một số thời điểm, một vài địa phương, có xuất hiện tình trạng khan hiếm nông sản
thực phẩm, đứt gẫy chuỗi cung ứng. Nguyên liệu sản xuất vật tư đầu vào còn phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu, giá cả tăng cao, bên cạnh đó, một số mặt hàng thực
phẩn như giá thịt lợn, gia cầm giảm sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, thu
nhập của nông dân. Mặc dù, giá trị xuất khẩu tăng, nhưng giá trị nhập khẩu tăng
cao hơn, vì vậy thặng dư thương mại thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
(3) Dịch bệnh Covid-19 tác động bất lợi trực tiếp đến các hoạt động kinh tế
của người dân nông thôn, trong khi vốn ngân sách Trung ương năm 2021 giao
muộn và huy động nguồn lực khó khăn, nhiều địa phương lúng túng trong cân đối
nguồn lực thực hiện. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tiến độ hoàn thành và mức độ
bền vững của một số tiêu chí NTM (thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tổ chức sản
xuất…). Kết quả đạt chuẩn NTM của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh
lệch lớn; chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số
xã sau đạt chuẩn còn hạn chế. Một số ít địa phương chạy theo phong trào công
nhận sản phẩm OCOP, chưa chú ý đến hiệu quả của Chương trình, nhất là khơi
dậy được tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn.
(4) Mặc dù đã nỗ lực thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyến cáo
của EC nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EC
đối với đánh bắt hải sản của Việt Nam.
(5) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy lợi,
phòng chống thiên tai, công tác bảo vệ rừng tại các địa phương bị ảnh hưởng,
chậm tiến độ do nhiều địa phương trên cả nước thực việc hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.
3. Bài học kinh nghiệm
22

Để đạt được những kết quả trên, trong điều kiện ngành nông nghiệp còn
gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
sau:
- Tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các
cấp hướng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tranh thủ tối đa sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giúp
đỡ, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, phối hợp của cộng đồng doanh
nghiệp, doanh nhân và bà con nông dân.
- Nắm chắc tình hình, phát hiện điểm nghẽn, nỗ lực vượt khó đương đầu
với thử thách, sáng tạo, quyết liệt, kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo, ban hành và triển khai thực hiện ngay các giải pháp, chính
sách tháo gỡ cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, khai thông nguồn lực, thị
trường, nên đã tạo môi trường thuận lợi khuyến khích người dân, thu hút doanh
nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh50.
- Từng bước chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế
nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương; lựa chọn những
khâu trọng yếu, những giải pháp đột phá (đề xuất sửa đổi bổ sung ngay những
quy định pháp luật gây cản trở kinh doanh, thu hút đầu tư; tháo gỡ khó khăn,
đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tập trung thúc đẩy mạnh mẽ
chuyển đổi số, coi đây là giải pháp đột phá tạo động lực mới cho tăng trưởng,
phát triển ngành) để chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên; khơi thông thị trường tiêu
thụ nông sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (tranh thủ các FTAs và tranh
thủ quan hệ đang tốt đẹp giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hoa Kỳ, EC), áp dụng
quy trình sản xuất tốt, an toàn, chất lượng, truy suất nguồn gôc...
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu
mùa vụ phù hợp với tình hình thời tiết, đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại bởi thiên
tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Phối hợp, đồng hành với các địa phương
kết nối cung cầu và tìm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch,
hỗ trợ kết nối đưa nông sản vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng, tham gia
các sàn thương mại điện tử. Công tác phòng chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt,
cháy rừng, dịch bệnh được chỉ đạo quyết liệt;
- Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư của xã hội, doanh nghiệp; khơi
dậy niềm tin và khích lệ tinh thần đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp toàn xã hội.
- Thường xuyên quan tâm đời sống, an sinh của người dân, quán triệt tinh
thần “Phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau”, nhất là trước tác động
của dịch bệnh Covid-19.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2022

50
tiêu biểu như: Bộ thành lập 2 Tổ công tác (phía Bắc và phía Nam) chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản kịp thời
cho nông dân trong điều kiện dịch bệnh; trình TTgCP ban hành và tổ chức triển khai Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 nhằm
hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu
thụ và xuất khẩu nông sản, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
23

I. BỐI CẢNH VÀ YÊU CẦU MỚI


Triển khai Kế hoạch Ngành nông nghiệp năm 2022, trong bối cảnh và yêu
cầu mới cả trong nước và quốc tế như sau:
1. Khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học tiếp tục phát triển mạnh
mẽ cùng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại nhiều thay đổi trong sản
xuất, kinh doanh NLTS; tác động mạnh mẽ đến xu hướng và tâm lý tiêu dùng
lương thực, thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến thực phẩm
sạch, an toàn và trở thành “Người tiêu dùng xanh”. Nhiều giống mới, vật tư
mới, công nghệ nuôi trồng, bảo quản và chế biến mới giúp làm tăng năng suất,
hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Biến đổi khí hậu tác động ngày càng
mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, nông thôn, đe dọa làm giảm
năng suất cây trồng, gia tăng biến động trên thị trường nông sản quốc tế.
2. Dịch bệnh Covid-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn với sự
xuất hiện của biến chủng mới, có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Tăng
trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và có thể thấp hơn năm
2021; rủi ro tiếp tục gia tăng; tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ NLTS
của nước ta; yêu cầu toàn ngành theo dõi sát tình hình để có giải pháp điều hành
linh động, khoa học, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
3. Ở trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó với dịch bệnh
được nâng lên, Quốc hội, Chính phủ có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ nền
kinh tế, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; nhưng sức chống
chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ
chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm
soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế.
4. Ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc thực hiện VPA/FLEGT để gia tăng
xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU và việc thực thi các FTAs
(Việt Nam đã ký 15 Hiệp định thương mại tự do), nhất là EVFTA, CTPPP đem
lại cơ hội, triển vọng thị trường lớn cho hàng nông sản Việt Nam. Xu hướng hội
nhập quốc tế trong thời gian tới đòi hỏi phải chấp nhận cạnh tranh ngay lập tức,
tuân thủ các tiêu chuẩn các nước đặt ra trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và
môi trường. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức từ tác động của dịch bệnh
trên người, cây trồng, vật nuôi cần thời gian dài để xử lý và ảnh hưởng đến sản
xuất, xuất nhập khẩu, cũng như tiêu thụ trong nước; dịch bệnh Covid-19 làm
thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước,
đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất và cơ cấu lại kênh phân phối,
kết nối cung - cầu đối với sản phẩm NLTS; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét,
cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn luôn là nguy cơ
tiềm ẩn... đòi hỏi toàn ngành vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược
lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế tối đa thiệt hại.
II. MỤC TIÊU NĂM 2022
24

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục
tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;
toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây
dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông
thôn hiện đại, nông dân văn minh. Chỉ tiêu cơ bản năm 2022 của ngành là: (i)
Tốc độ tăng trưởng VA toàn ngành 2,8 - 2,9%; (ii) Tốc độ tăng giá trị sản xuất
NLTS 2,9 - 3,0%; (iii) Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS khoảng 49 tỷ USD; (iii)
Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên 73%; (iv) Tỷ lệ dân cư nông thôn
được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 92,5%; (v) Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở
mức 42% và nâng cao chất lượng rừng.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất
lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục
tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất
Thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tập
trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và
doanh nghiệp. Tận dụng cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành, duy trì
các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Chuyển nhanh tư duy sản xuất nông
nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa
phương. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực, theo
các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng; triển khai
quyết liệt các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh; phấn đấu đạt và
vượt các chỉ tiêu trên các lĩnh vực sản xuất. Triển khai thực hiện Nghị quyết
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Chỉ thị 26/CT-TTg
ngày 21/9/2021 nhằm hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm
nghẽn cản trở sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất
khẩu nông sản, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống
dịch bệnh Covid-19. Điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông lâm thủy sản phù hợp
với trạng thái bình thường mới và điều kiện thời tiết, dịch bệnh. Nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể từng lĩnh vực như sau:
a) Trồng trọt: Tốc độ tăng GTSX 1,4%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên
01ha đất trồng trọt 110 triệu đồng; sản lượng lương thực có hạt 48,3 triệu tấn.
- Thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất
quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa
quy mô lớn, tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở
phát huy tiềm năng và lợi thế từng vùng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Đặt sản xuất trồng trọt trong mô hình
kinh tế tuần hoàn, nhất là chuỗi trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo
hướng hạn chế chất thải, dùng chất thải của tiểu ngành này thành đầu vào của
25

tiểu ngành kia; qua đó giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và
Nghị quyết của Chính phủ về “Bảo đảm ANLT quốc gia đến năm 2030”; sử
dụng linh hoạt đất lúa để vừa đảm bảo ANLT quốc gia, vừa nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; hướng dẫn chuyển đổi đất lúa kém
hiệu quả sang cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn, trọng tâm sang
rau đậu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
- Tăng cường dự báo và phòng trừ kịp thời, không để sâu bệnh phát sinh
thành dịch, gây hại trên diện rộng, đặc biệt sâu bệnh gây hại trên lúa, cây điều...
- Tập trung chỉ đạo, định hướng phát triển cây trồng chủ lực, như sau:

+ Cây lương thực: Lúa: Diện tích 7,2 - 7,3 triệu ha, thâm canh tăng năng
suất để đạt sản lượng 43 - 43,9 triệu tấn. Ngô: Diện tích 880 nghìn ha. Khoai
lang: Diện tích 105 nghìn ha, sản lượng 1,32 triệu tấn. Sắn: Diện tích 530 nghìn
ha, sản lượng trên 10,8 triệu tấn.
+ Cây thực phẩm: Tăng diện tích rau lên 1,02 triệu ha, sản lượng khoảng
19,4 triệu tấn. Diện tích đậu 145 nghìn ha, sản lượng 177 nghìn tấn.
+ Cây công nghiệp hàng năm: Lạc: Diện tích 160 nghìn ha, sản lượng 416
nghìn tấn. Đậu tương: Giữ ổn định 36 nghìn ha, sản lượng 57,6 nghìn tấn. Mía:
Diện tích 190 ngàn ha, sản lượng trên 11,7 triệu tấn.
+ Cây công nghiệp lâu năm: Cà phê: Diện tích 691 nghìn ha, sản lượng
1,85 triệu tấn. Cây chè: Giữ ổn định 122 nghìn ha, sản lượng 1,09 triệu tấn. Cao
su: Diện tích 920 nghìn ha, sản lượng 1,29 triệu tấn. Cây điều:
Diện tích 305 nghìn ha, sản lượng 370 nghìn tấn. Cây hồ tiêu: Diện tích
130 nghìn ha, sản lượng 290 nghìn tấn.
+ Cây ăn quả: Tăng diện tích lên 1,19 triệu ha, trong đó cây ăn quả chủ lực
894 nghìn ha. Cây chuối: Diện tích 150 nghìn ha, sản lượng 2,39 triệu tấn. Cây
xoài: Diện tích 118 nghìn ha, sản lượng 1,02 triệu tấn. Cây cam: Ổn định diện
tích 98,4 nghìn ha, sản lượng 1,6 triệu tấn. Cây bưởi: Diện tích 112 nghìn ha,
sản lượng 1,0 triệu tấn. Cây vải: Ổn định diện tích 52,6 nghìn ha, sản lượng 380
nghìn tấn. Cây nhãn: Diện tích 81,4 nghìn ha, sản lượng 640 nghìn tấn. Cây
thanh long: diện tích 73 nghìn ha, sản lượng 1,55 triệu tấn. Cây sầu riêng: Diện
tích 74 nghìn ha, sản lượng 700 nghìn tấn. Cây dứa: Diện tích 50,5 nghìn ha,
sản lượng 797 nghìn tấn. Cây chôm chôm: Diện tích 23 nghìn ha, sản lượng 320
nghìn tấn. Cây mít: Diện tích 62 nghìn ha, sản lượng 615 nghìn tấn.
b) Chăn nuôi: Tốc độ tăng GTSX 5,6%; sản lượng thịt hơi 6,9 triệu tấn;
sản lượng trứng 18,3 tỷ quả; sản lượng sữa trên 1,2 triệu tấn; sản lượng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 22,5 triệu tấn.
- Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi. Ổn định phát triển chăn nuôi
lợn sau tác động của dịch tả lợn châu Phi; thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ
26

cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm, gia súc ăn cỏ nhằm đáp ứng
cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu (thịt, trứng, sữa) cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu một số sản phẩm tiềm năng.
- Phát triển chăn nuôi trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức
hữu cơ truyền thống; mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình VietGAP và tương
đương; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết các khâu trong chuỗi
giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.
- Phát triển giống chất lượng cao; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn
giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái; tiếp tục cải tạo nâng cao tầm vóc đàn
bò, nạc hóa đàn lợn…; lai tạo các tổ hợp gà thả vườn có năng suất, chất lượng
cao, chi phí thức ăn thấp, lựa chọn và phát triển các giống gà đặc sản gắn với
từng vùng, miền; phổ biến, nhân rộng giống thủy cầm lai chuyên thịt hoặc
chuyên trứng.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và
một phần xuất khẩu; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn
chăn nuôi; giảm chi phí sản xuất, bảo đảm ATTP và bảo vệ môi trường. Đối với
chăn nuôi nông hộ, phổ biến cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả, an
toàn sinh học, khuyến khích người dân tận dụng lao động tự phối trộn thức ăn.
c) Thủy sản: Tốc độ tăng GTSX 3,7%; tổng sản lượng 8,73 triệu tấn;
trong đó nuôi trồng 4,95 triệu tấn, khai thác 3,78 triệu tấn; giá trị sản phẩm thu
hoạch/ha mặt nước NTTS 270 triệu đồng.
Thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản, triển khai thực hiện Đề án Phát
triển Nuôi biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trình Thủ
tướng Chính phủ: (i) Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu
quả, bền vững; (ii) Chương trình quốc gia phát triển NTTS. Phát triển đồng bộ,
toàn diện cả khai thác và nuôi trồng; đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn, quy định của
quốc tế về nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nhất là việc hướng dẫn, quản lý đánh
bắt hải sản theo đúng các quy định ở trong nước và phù hợp với quốc tế; thúc
đẩy xuất khẩu thủy sản; tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Khai thác: Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh
khai thác thủy sản xa bờ; tập trung khai thác các sản phẩm chủ lực của mỗi
vùng; tăng cường đầu tư thiết bị bảo quản chế biến trên tàu khai thác, nâng cao
hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch; khai thác thủy sản gắn liền
với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền
quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tiếp tục
phối hợp với các bên thực hiện nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cảnh báo của EC
về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Số
lượng tàu cá tiếp tục giảm còn khoảng 90 nghìn tàu, trong đó nhóm tàu từ 6-
<12m chiếm tỷ trọng lớn nhất sẽ giảm 3,4%, nhóm 12-<15m giảm 5,6%.
- Nuôi trồng: Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi với cơ
cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát
huy lợi thế so sánh. Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi
27

trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn
thể…). Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi
an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; hỗ trợ nông dân phát triển nuôi
quảng canh tiên tiến, nhân rộng các mô hình kết hợp lúa - thủy sản hiệu quả; phát
triển mạnh nuôi, trồng trên biển, đặc biệt đối với trồng rong, tảo biển.
- Dịch vụ hậu cần: Củng cố hoạt động đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư lưới
cụ, máy móc thiết bị; hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần đồng bộ
tại các cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh trú bão; ưu tiên phát triển cảng cá kết
hợp với khu neo đậu tàu thuyền nghề cá để tăng hiệu quả đầu tư; áp dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ tin học, điện tử, viễn thám, công nghệ bảo quản
sau thu hoạch, trong quản lý và hiện đại hóa ngành thủy sản.
d) Lâm nghiệp: Tốc độ tăng GTSX 4,0%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02% và
nâng cao chất lượng rừng; sản lượng gỗ khai thác rừng trồng tập trung 18,5 triệu
m3.
- Thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chương trình phát triển lâm
nghiệp bền vững. Thưc hiện hiệu quả các nhiệm vụ, đề án: (i) Trồng 1 tỷ cây
xanh giai đoạn 2021 - 2025; (ii) Nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm trong
công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2021 - 2030;
(iii) Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu;
(iv) Tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030. Bảo vệ và phát triển bền vững 100% diện tích rừng hiện có, góp
phần đáp ứng yêu cầu về môi trường cho phát triển của đất nước, giảm nhẹ thiên
tai, tăng khả năng sinh thuỷ, điều hoà nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và đa
dạng sinh học của rừng; nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của
từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho dân cư, góp phần giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả
các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thường
xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh bảo cháy rừng và
phát hiện sớm điểm cháy rừng để có biện pháp chỉ đạo giải quyết.
- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi
trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư trong việc phát hiện và
xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật
hoang dã. Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản
phẩm từ động vật hoang dã trên phạm vi toàn quốc.
- Thực hiện hiệu quả, đồng bộ Hiệp định VPA/PLEGT, tạo điều kiện tiếp
tục đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU.
đ) Phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất muối và ngành nghề NT
- Tổ chức thực hiện các Đề án: (i) Phát triển ngành chế biến rau, củ, quả
giai đoạn 2021 - 2030; (ii) Phát triển ngành chế biến thủy hải sản giai đoạn 2021
28

- 2030; (iii) Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai
đoạn 2021 - 2030; (iv) Bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021 - 2030.
Phối hợp với các địa phương kêu gọi đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến đối
với những ngành hàng chưa có, hoặc còn thiếu công suất chế biến. Năm 2022,
giá trị gia tăng lĩnh vực chế biến NLTS tăng 9%; có 67% các cơ sở chế biến
NLTS xây dựng mới và cơ sở đã xây dựng từ trước được cải tạo, nâng cấp đạt
các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Triển khai các chính sách đồng bộ
khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư công nghiệp chế biến
công nghệ cao, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, giảm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng
loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý
tốt ATTP để tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế
biến đối với những ngành hàng chưa có hoặc còn thiếu công suất để đáp ứng tốt
nhu cầu của thị trường tiêu thụ và khả năng sản xuất nguyên liệu. Tập trung phát
triển cơ sở nhỏ và vừa; các HTX chế biến, sơ chế, bảo quản NLTS.
- Hiện đại hóa công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến vào chế biến, bảo quản nông sản để tạo ra sản phẩm phong
phú về chủng loại, giá thành hạ, giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng và an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Xử lý nghiêm các cơ
sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và
gây ô nhiễm môi trường. Cải tiến, đa dạng hóa hình thức bao bì, mẫu mã sản
phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính
sách về hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Triển khai Kế hoạch năm 2022 thực hiện Nghị định số 40/2017/NĐ-CP
ngày 05/4/2018 về quản lý sản xuất, kinh doanh muối; Đề án phát triển ngành
muối giai đoạn 2021 - 2030 góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và thu
nhập cho người dân làm muối. Chỉ đạo các địa phương nhân rộng các mô hình
sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu, gắn với bảo vệ môi trường. Theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ muối
tại các địa phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tiêu thụ muối cho người dân.
2. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước
và xuất khẩu
29

Đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu NLTS. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại
nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo
chuỗi cung ứng thị trường trong nước. Triển khai thực hiện các Đề án: (i) Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo tình hình
thị trường nông sản; (ii) Thúc đẩy xuất khẩu NLTS đến năm 2030. Phối hợp với
các địa phương đẩy mạnh việc cấp mã số vùng nuôi, trồng, truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, gắn với chỉ dẫn địa lý. Xây dựng phương án chuyển đổi phương thức
kinh doanh và tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Phối hợp với Bộ Công
Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu
các mặt hàng nông sản thiết yếu (lúa gạo, thịt lợn, rau quả, thủy sản, đường,
muối) để cân đối cung cầu, đảm bảo ANLT trong nước và duy trì xuất khẩu;
nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương,
doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Đẩy mạnh truyền
thông quảng bá giới thiệu sản phẩm, địa chỉ bán nông sản an toàn, nhất là theo
phương thức online; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các địa
phương theo chuỗi; đẩy mạnh kết nỗi các doanh nghiệp nông nghiệp trong và
ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.
- Đối với thị trường trong nước: Tiếp tục phối hợp và hướng dẫn các địa
phương theo dõi, cân đối cung cầu NLTS trong nước; xây dựng phương án hỗ
trợ tiêu thụ kịp thời nông sản; xúc tiến các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản
phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng, bảo đảm ATTP thông qua tổ chức các
hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn, sàn thương mại điện tử... Phát triển
thương hiệu nông sản, chỉ dẫn địa lý; tổ chức giới thiệu quảng bá các sản phẩm
OCOP gắn với địa phương, vùng miền; tăng cường hoạt động kết nối doanh
nghiệp trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ
nông sản cho người dân; tập huấn, hướng dẫn người sản xuất, nông dân, HTX về
nhận thức và kỹ năng tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng
các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trong nước... Phối hợp với Bộ Công
Thương triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương
trình “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...
- Đối với thị trường xuất khẩu: Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định
CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các hàng nông sản chủ lực. Đàm phán
mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản
sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Duy trì và phát triển bền vững thị
trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EC; chú ý thị trường Nga; mở rộng thị trường
nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EC, Trung Đông, Argentina. Lựa chọn đưa các sản
phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, Châu Phi,
ASEAN... Kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan,
hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến
thương mại quốc tế, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm xuất khẩu, thúc
30

đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính
sách thị trường xuất khẩu. Phối hợp với Tham tán thương mại, Tham tán Nông
nghiệp tại nước ngoài hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu sang thị trường trọng điểm Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản…
3. Phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 gắn với phát
triển kinh tế nông thôn
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả
và đảm bảo tính bền vững, ưu tiên hỗ trợ các vùng khó khăn. Phấn đấu năm
2022, có trên 73% xã đạt chuẩn (tăng 5% so với năm 2021), trong đó
khoảng 6% xã đạt chuẩn nâng cao và kiểu mẫu; 235 đơn vị cấp huyện (tăng ít nhất
20 đơn vị cấp huyện), 7 - 8 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được công nhận
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 6.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu
chí sản phẩm OCOP (tăng 1.100 sản phẩm so với năm 2021).
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ
và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM,
phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế
chính sách và hướng dẫn thực hiện Chương trình, đảm bảo phù hợp với điều kiện
thực tế; chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù
hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng;
ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các xã, huyện khó khăn để
thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; triển khai 06 Chương trình, Đề án
chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông
thôn và giải quyết các vấn đế bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM. Tăng cường
các giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình; tăng
cường phân cấp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Chương trình.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển
ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Phối hợp triển khai các Chương trình MTQG: Giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021 - 2025, phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai
đoạn 2021 - 2030; triển khai mở rộng Chương trình không còn nạn đói ở Việt
Nam, thực hiện mục tiêu đảm bảo lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng
cho người dân. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để đồng
bào tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và thu nhập; tập trung hỗ
trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nghèo theo hướng sản xuất
hàng hóa, gắn với chế biến, tiêu thụ; tăng cường kết nối giữa người sản xuất và
các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm
năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng để nâng cao thu nhập, giảm
nghèo bền vững.
- Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác bố trí dân
cư trong kế hoạch năm 2022, trong đó ưu tiên tập trung bố trí, sắp ổn định dân di
31

cư tự do theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày
01/3/2020; thực hiện kế hoạch bố trí, sắp xếp dân cư năm 2022, ưu tiên bố trí
dân cư vùng có nguy cơ cao về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lũ…),
ổn định dân di cư tự do, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khó khăn. Xây dựng
và triển khai các Đề án liên quan đến bố trí dân cư phục vụ công tác xây dựng
chính sách, quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện bố trí dân cư. Thực hiện bố trí
ổn định cho khoảng 10 nghìn hộ nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người
dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; tổ chức tổng kết thi
hành pháp luật về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an
ninh, quốc phòng.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu
quả vốn đầu tư XDCB, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
- Thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ triển
khai Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của BCH Trung ương Đảng
khóa XI và Chương trình hành động của Bộ về phát triển hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ,
hiện đại: Tập trung thực hiện các Luật: Thủy lợi, Đê điều, Phòng chống thiên tai
và các Chiến lược: Phát triển thủy lợi, Phòng chống thiên tai.
- Thực hiện đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư
công phục vụ cơ cấu lại ngành; ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ các lĩnh vực sản
xuất có lợi thế. Thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Chủ động, tích cực xây
dựng, thực hiện kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 202251 để phấn đấu giải ngân
100% kế hoạch vốn được giao; theo đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án
chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án,
khởi công mới các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Tăng cường quản
lý chất lượng đầu tư, xây dựng công trình, nhất là công trình thủy lợi và áp dụng
khoa học công nghệ để tăng thêm năng lực tưới, tiêu. Phối hợp quản lý tốt
nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi, nhất là các hồ chứa, bảo
đảm các quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự
phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới
cơ sở hạ tầng thủy sản. Tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng nông lâm nghiệp
phục vụ quản lý ngành, trong đó có các dự án hạ tầng vùng sản xuất giống theo
Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020; nâng cao năng lực hệ thống cơ sở
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; ưu tiên cho các chương
trình, dự án nghiên cứu, sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
- Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa
đất; hình thành hệ thống các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa nhằm
bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi, nhất là các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị
kinh tế và khoa học cao, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh. Tăng diện tích trồng rừng
51
Năm 2022 Bộ được giao là 6.438 tỷ đồng, gồm vốn trong nước là 4.538 tỷ đồng, vốn ODA là 1.900 tỷ đồng,
32

mới, khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; thực hiện chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân
đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chống
thiên tai
a) Công tác thủy lợi
Thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi; tổ chức thực hiện Đề án bảo
đảm An ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2045. Đổi mới, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, tổ chức
thủy lợi cơ sở; phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác
thủy lợi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ liên quan đến quản lý, khai thác
công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật phù
hợp với thực tế. Tập trung rà soát, đánh giá điều chỉnh nhiệm vụ công trình thủy
lợi, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình; trọng tâm là thủy lợi nội đồng phục
vụ cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức trực ban
theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước, khí tượng thủy văn
để tham mưu chỉ đạo, điều hành các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước
ở khu vực Trung Bộ; phòng, chống ngập lụt, úng ở khu vực Trung du và Đồng
bằng Bắc Bộ; ngập lũ nội đồng ở vùng ĐBSCL.
Củng cố, tăng cường tổ chức và đổi mới phương thức quản lý khai thác
công trình thủy lợi. Đối với các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy
lợi, tăng cường giao khoán công việc trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật
được duyệt để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của đơn vị. Hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quản
lý, khai thác công trình thủy lợi. Nghiên cứu giải pháp phần mềm báo cáo cơ sở
dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên phạm vi toàn quốc. Tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên…
b) Công tác phòng chống thiên tai
Củng cố, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai. Thực hiện có hiệu
quả Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều; Chiến lược quốc gia phòng,
chống thiên tai đến năm 2030; Chương trình tổng thể PCTT quốc gia; Kế hoạch
PCTT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của
Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
18/6/2018 về công tác PCTT, Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát
triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH; Đề án nâng cao nhận thức cộng
đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng... Thực hiện tốt nhiệm vụ
Thường trực BCĐ Quốc gia về PCTT; các chương trình, đề án, kế hoạch nâng
cao năng lực, hiệu quả công tác PCTT ; thành lập cơ quan quản lý Quỹ PCTT
Trung ương và xây dựng quy chế hoạt động và quản lý tài chính có hiệu quả. Tiếp
tục duy trì, thường xuyên, nghiêm túc, bài bản công tác trực ban; t hường xuyên cập
nhật thông tin dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, xây
33

dựng kịch bản và tham mưu đầy đủ, kịp thời giúp lãnh đạo Chính phủ ứng phó với
các đợt thiên tai lớn; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, hướng dẫn địa phương tổng
hợp thiệt hại, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.
6. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông
nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch
hành động về công tác đảm bảo ATTP. Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật
quản lý chất lượng VTNN, đảm bảo ATTP hài hòa với các chuẩn mực quốc tế
và cho người dân, doanh nghiệp.
Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung đảm bảo ATTP, áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...); tăng
cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, phát triển sản phẩm hữu
cơ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tương đương. Thực
hiện tốt các chương trình phối hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an
toàn, giám sát đảm bảo ATTP52. Nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm NLTS an
toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm, nhất là cho các đô thị lớn.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo ATTP, trọng tâm là nhóm sản
phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh, giết mổ nhỏ lẻ, việc quản lý sử
dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh trong sản xuất NLTS...
- Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP; kịp thời kiểm tra, xác minh cung
cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng; tiếp tục giải quyết các rào cản kỹ
thuật về vệ sinh ATTP nhằm duy trì và mở rộng xuất khẩu NLTS.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về ATTP; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề
ATTP, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; kết hợp với quảng bá cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh VTNN chất lượng cao, thực phẩm NLTS an toàn.
7. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông
sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu
- Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành: (i) Nghị quyết về phát triển hợp tác
xã nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới; (ii) Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định: Số 57/2018/NĐ-CP
ngày 17/4/2018, số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, số 116/2018/NĐ-CP ngày
07/9/2018, số 98/2018/NĐ-CP... Hỗ trợ các HTX liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị thông qua sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực, ứng dụng công nghệ
cao, áp dụng các quy trình sản xuất có chứng nhận, kết nối thị trường. Dự kiến
hết năm 2022, thành lập mới 1.500 HTX NN, nâng tổng số lên 21.000 HTX NN,
52
phối hợp với các cấp Hội Phụ nữ, Hội Nông dân triển khai Chương trình phối hợp số 01/2021/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN
"tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền
vững giai đoạn 2021 - 2025”; tổ chức triển khai các Chương trình phối hợp với UBND. TP Hà Nội, với Bộ Công Thương theo
kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với VTV thực hiện chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”.
34

trong đó trên 65% xếp loại tốt, khá; trên 2.300 HTX ứng dụng CNC. Khuyến
khích hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với doanh nghiệp sản xuất,
chế biến và tiêu thụ, coi đây là đột phá phát triển sản xuất quy mô lớn và thay thế
sản xuất nhỏ lẻ; hết năm 2022 có trên 20.500 trang trại theo tiêu chí mới.
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ
trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2022 của Chính
phủ. Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; thực hiện “đồng hành” và tháo gỡ vướng
mắc cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp CNC, nông
nghiệp số, sạch, hữu cơ. Phấn đấu thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, nâng tổng
số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp lên 16.100 doanh nghiệp.
- Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nông nghiệp, các công ty nông, lâm nghiệp theo phương án và tiến
độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014, Kết
luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị, Nghị định 118/NĐ-CP,
Quyết định 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát
triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
8. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất;phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chủ động hội nhập quốc tế
- Triển khai các chiến lược phát triển ngành hàng theo hướng tích hợp đa
giá trị, tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Nâng cao trình
độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN, giải quyết các khâu then chốt
phát triển nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, sản xuất
giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với
biến đổi khí hậu; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Phát triển thị
trường KHCN, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng NNƯDCNC.
Thực hiện kế hoạch năm 2022 tái cấu trúc Chương trình sản phẩm quốc gia giai
đoạn 2021 - 2030 đối với lúa gạo, nấm, cà phê, cá da trơn, tôm nước lợ. Triển
khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển CNC giai đoạn 2021 - 2030 thúc
đẩy phát triển các khu, vùng NNƯDCNC.
- Nghiên cứu xây dựng khung chương trình cho giai đoạn 2021 - 2030 đối
với các chương trình KHCN cấp quốc gia, các Đề án được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt (Công nghệ sinh học, sản phẩm quốc gia, nông nghiệp ƯDCNC).
Triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện
tử, hướng đến Chính phủ số theo Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021; đẩy
nhanh tiến độ chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu CMCN 4.0 trong NN, NT.
- Thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ
cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, theo Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020; ưu tiên sản xuất giống chất lượng cao. Xây dựng
Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công
nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ cơ cấu lại ngành trong bối cảnh hội nhập
35

quốc tế và biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030. Nâng cao chất lượng, hiệu
quả ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác quản lý vật tư nông
nghiệp, kiểm tra chuyên ngành, tập trung giải quyết ATTP, thúc đẩy xuất khẩu
các sản phẩm chủ lực. Năm 2022 xây dựng, công bố 110 tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- Triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
ngành. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phục vụ
cơ cấu lại ngành và xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức năm 2022. Phối hợp triển khai thực hiện Đề án “Đổi
mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
giai đoạn 2021 - 2025”. Hướng dẫn các địa phương; xây dựng Chương trình đào
tạo, kế hoạch đào tạo; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị…
- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo
Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021; thực hiện khoán, đặt hàng sản
phẩm KHCN; thực hiện phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông
dân và doanh nghiệp, chuyển một số dịch vụ công cho doanh nghiệp thực hiện.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế
và thực hiện các cam kết quốc tế. Đàm phán hợp tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật,
khó khăn, vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu; kết nối doanh nghiệp tại các thị
trường trọng điểm... Qua đó, tận dụng cơ hội nâng cao hình ảnh nông sản Việt.
Vận động và kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển NN
và NT bền vững, Kế hoạch cơ cấu lại ngành, Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới... Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tăng trưởng xanh,
biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon... Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
thông qua hoạt động của Văn phòng đối tác phát triển nông nghiệp bền vững.
9. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách; đề xuất sửa đổi chính
sách đất đai53, đầu tư, bảo hiểm, tín dụng, đảm bảo đúng pháp luật và hài hòa lợi
ích lâu dài giữa doanh nghiệp, người nông dân, tạo động lực mới cho phát triển
nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn
mới. Thực hiện các Luật chuyên ngành đã được ban hành; triển khai thực hiện
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Chiến lược phát triển trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện 04 quy hoạch ngành quốc
gia54 và lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành phục vụ công tác
quản lý ngành. Trình Chính Chính phủ ban hành 10 Nghị định, Thủ tướng Chính
phủ 02 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền 20 Thông tư.

53
Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Luật Đất đai sửa đổi và đề xuất sửa đổi các văn bản có liên quan.
54
Bao gồm: Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
36

- Triển khai quyết liệt thực hiện Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về
hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19;
thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021. Thực hiện Chiến lược
phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 theo
Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021. Xây dựng nền kinh tế số, triển khai
mạnh mẽ, quyết liệt hơn chuyển đổi số trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu đỏi
hỏi công tác quản lý của ngành. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết
TTHC, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Hiện đại hóa
hành chính, ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành; tập trung triển
khai cơ chế một cửa quốc gia, đẩy nhanh việc cung cấp các dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, 4. Tăng cường công tác thông tin, thống kê, bảo đảm thông tin
kịp thời, chính xác phục vụ chỉ đạo, điều hành....
10. Triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, Chương trình/Kế hoạch hành động của ngành
- Triển khai thực hiện Nghị định mới của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụm quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đổi
mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công
chức, viên chức theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch bậc công chức, chức danh
nghề nghiệp và chức danh lãnh đạo, quản lý. Tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đề cao
trách nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý; tăng cường trách nhiệm
trong phối hợp công tác. Đổi mới công tác đào tạo, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm
cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
- Tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào công tác thanh tra công vụ;
thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm. Chủ động triển
khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật
về các lĩnh vực được giao; trọng tâm là vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực
phẩm, phòng chống tham nhũng, lãng phí…
- Triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2022
của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và
Kịch bản tăng trưởng năm 2022 của ngành nông nghiệp.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1. Về cơ chế, chính sách
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chủ động, tích cực phối hợp với Ban
Chỉ đạo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và các Ban, Bộ, ngành Trung
ương hoàn thiện Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ 5 BCH
Trung ương Đảng (khóa XIII) ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết
Trung ương 7 khóa X, trong đó điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông
nghiệp toàn diện” trong bối cảnh, yêu cầu mới. Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến
37

nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo để Nghị quyết được ban
hành đáp ứng mong mỏi của toàn ngành và bà con nông dân.
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan rà soát, đổi mới cơ chế
chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo
động lực mới cho phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông
dân văn minh”. Trong đó ưu tiên:
+ Chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan liên quan sớm hoàn thành xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội Luật sửa
đổi Luật Đất đai năm 2013 một cách toàn diện, theo hướng quản lý chặt chẽ và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nông dân khi
bị thu hồi đất; thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở hình thành thị trường
quyền sử dụng đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh
tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
+ Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì tổ chức tổng kết 6 năm
thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị
đinh mới thay thế Nghị định số 55/2015/NĐ-CP để có chính sách đủ mạnh ưu
đãi, hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân sản
xuất, kinh doanh theo chuỗi, phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái.
+ Chính phủ sớm ban hành mới (đã trình Chính phủ) thay thế Nghị định
57/2018/NĐ-CP theo hướng phù hợp với thực tiễn và đồng bộ với các Luật mới
được sửa đổi, bổ sung: Đầu tư công, Đầu tư, Doanh nghiệp; việc hỗ trợ doanh
nghiệp tập trung vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi đầu tư trong
nông nghiệp theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư.
2. Về đầu tư công
a) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên nguồn vốn theo
hình thức đối tác công tư (PPP) xây dựng Mô hình thí điểm Cụm liên kết
logistics nông sản, nghiên cứu đặt tại các khu vực cửa khẩu, là cụm dịch
vụ logistics (sơ chế, bảo quản, đóng gói; hệ thống kho khô, kho lạnh, kho chế
biến, bảo quản nông sản, kho ngoại quan tập trung, hệ thống kiểm tra kiểm dịch,
ATTP; sân bãi tập kết container, sàn giao dịch điện tử...) nhằm thu gom, phân
loại hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng đáp ứng
yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu nông sản, tránh ùn tắc tại cửa
khẩu...Trong đó:
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục: Nhà biên mậu; công trình
văn phòng phụ trợ; Văn phòng trung tâm thương mại sàn giao dịch điện tử; giao
thông; hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng,.. .
- Nhà đầu tư doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư các hạng mục: Ki
ốt giao dịch; khu bãi kiểm hàng hóa, kiểm tra liên ngành; kho ngoại quan tập
trung, kho khô, kho lạnh, kho chế biến nông sản; sân bãi tập kết container, bãi
đỗ xe container, cây xanh và thực hiện quản lý, vận hành Trung tâm giao dịch.
38

b) Chính phủ tiếp tục ưu tiên dành nguồn lực tương xứng đầu tư xây
dựng, cải tạo, nâng cấp từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh,
thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, để góp phần thực hiện Chương trình
phục hồi và phát triển KT - XH, kiến nghị Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực
đầu tư các công trình, dự án động lực bảo đảm an ninh nguồn nước; an toàn hồ
chứa thủy lợi; chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

You might also like