You are on page 1of 10

PHẦN I.

SỰ QUAN TRỌNG CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành nông nghiệp góp phần xây dựng nên một
nền kinh tế của một quốc gia, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả
nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Chính vì thế, việc xác định vai trò của nông
nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu rõ, khắc phục nhược
điểm, phát huy ưu điểm. Từ đó ổn định nền an ninh lương thực quốc gia.

PHẦN II. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
A. Ở Việt Nam
Tình hình chung

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản trong 12 tháng qua đều duy trì tăng trưởng
ổn định, không có biến động lớn, giúp toàn ngành lập kỷ lục xuất khẩu trên 53,2 tỷ USD.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và cả năm 2022 được Tổng cục Thống kê
(GSO) công bố ngày 29/12 đã đưa ra bức tranh sản xuất chung toàn ngành nông nghiệp.

Trong đó, sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước, dịch bệnh
trên gia súc, gia cầm được kiểm soát.

TRỒNG TRỌT

Trồng trọt đảm bảo nhu cầu lương thực

Theo báo cáo của GSO, diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7
nghìn ha so với năm trước. Năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha, sản lượng lúa
đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn.

Trong đó, kết quả sản xuất vụ Đông xuân của cả nước năm nay giảm so với năm
trước. Diện tích gieo cấy đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha. Năng suất đạt 67,1
tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha. Sản lượng ước đạt gần 20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn. Diện tích
gieo trồng lúa Hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn ha so với
vụ hè thu năm 2021. Năng suất đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 10,8
triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa Thu đông năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6
nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng
ước đạt 3,6 triệu tấn, giảm 390,1 nghìn tấn. Lúa mùa của cả nước gieo cấy được 1.553,1
nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với năm trước. Năng suất ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6
tạ/ha. Sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn.

Diện tích các cây hàng năm có chiều hướng giảm. Năm 2022, sản lượng ngô đạt
4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm trước; khoai lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3%;
lạc đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8%; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9%%; riêng
rau các loại đạt 18,68 triệu tấn, tăng 2,9%.

Trong khi đó, diện tích trồng các cây hàng năm tăng nhẹ, 0,8% so với năm 2021
với diện tích trồng đạt 3.712,1 nghìn ha. Trong đó, nhóm cây công nghiệp đạt 2.194,3
nghìn ha, giảm 0,4%; nhóm cây ăn quả đạt 1.212,8 nghìn ha, tăng 3,5%. cà phê đạt
1.896,8 nghìn tấn, tăng 51,8 nghìn tấn (tăng 2,8%); cao su đạt 1.291,5 nghìn tấn, tăng
19,6 nghìn tấn (tăng 1,5%); sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 174,7 nghìn tấn (tăng
25%); mít đạt 845,3 nghìn tấn, tăng 119,5 nghìn tấn (tăng 16%); cam đạt 1,7 triệu tấn,
tăng 129,8 nghìn tấn (tăng 8,2%).

CHĂN NUÔI

Theo GSO, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được
kiểm soát.

Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/2022 tăng
11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,1%; tổng số trâu giảm 2%;
tổng số gia cầm tăng 4,8%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước tính đạt 122,8 nghìn
tấn, tăng 1,6% so với năm 2021; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 474,3 nghìn
tấn, tăng 3,5%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 4.425,1 nghìn tấn, tăng 5,9%;
thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 2.028,4 nghìn tấn, tăng 4,5%.
Để đạt được những kết quả như trên, ngành chăn nuôi đã tập trung triển khai chăn
nuôi an toàn sinh học kết hợp với tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm; tiếp tục xác định cơ cấu vật nuôi và thứ tự ưu tiên; phương thức chăn nuôi trang
trại, gia trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn đã phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi lợn,
gia cầm. Các mô hình chăn nuôi công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến tập trung, công
nghiệp và phân phối sản phẩm được nhân rộng; thực hiện chuyển giao nhanh cho sản
xuất các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ về giống, thức ăn, quản lý, môi trường; phổ biến
và nhân rộng các mô hình liên kết trong sản xuất và các chuỗi sản xuất khép kín đang có
hiệu quả; hỗ trợ và khuyến khích việc đầu tư các vùng, địa bàn chăn nuôi sạch, an toàn
dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, đặc biệt đối với
hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có
thay thế một phần thức ăn công nghiệp. Đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi
cung ứng từ trang trại tới bàn ăn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong dịp Tết Nguyên
đán.

RÚT RA

Năm 2022, bất chấp mọi khó khăn do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, xung đột Nga
và Ukraina làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu; nguyên vật
liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao;
ản nhưh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,… nhưng sản
xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt khá. Kết quả hoạt động sản xuất nông ( trồng trọt.
Chăn nuôi) năm 2022 tiếp tục thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, không chỉ bảo
đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, mà còn khẳng định vị trí là nước xuất khẩu nông
sản hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Minh
chứng là năm 2022, một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao  nâng dần tỷ
trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành, như: hoa các loại chiếm từ 3,2% của ngành
trồng trọt tăng lên 3,6%, sản phẩm cây ăn quả từ 14,9% lên 16,9%; tôm thẻ chân trắng từ
15,4% giá trị thủy sản năm 2020 lên 18,7% năm 2022,…
B. Trên thế giới
*Hoa Kỳ
Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản
lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng
mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có
giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.
Năm 2012, tổng  giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394.6 tỷ đô la Mỹ, tăng 33% so
với năm 2007, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt là 219.6 tỷ đô la, giá trị sản phẩm
chăn nuôi đạt 171.7 tỷ đô la.
Khó khăn
Tuy nhiên, ở những năm gần đây, biến đổi khí hậu, căng thẳng về tài chính và
Covid – 19 đã gây thiệt hại to lớn đến các ngành nông nghiệp, thiệt hại về sản lượng kinh
tế lên đến 1.500 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm, Thâm hụt ngân sách liên bang là
3.000 tỷ USD vào tháng 6/2020. Các ngành gia cầm, thịt lợn, thịt bò và sữa có mức giảm
mạnh, dao động từ 28,3 - 48,4%.
Hiện nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm
đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp. Thượng viện vừa thông qua dự
luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp,
đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất
khẩu. Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc trong ngành nông nghiệp
Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ.
*Ấn Độ

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), nông nghiệp cũng là nguồn sinh
kế lớn nhất của người Ấn Độ, 70% hộ gia đình nông thôn vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp
để kiếm sống. nông nghiệp của nước này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thể nền
kinh tế, khoảng 15% GDP.
Khó khăn

Mặc dù vậy, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP đã giảm từ năm 1951 đến
năm 2011. An ninh lương thực vẫn là vấn đề của đại bộ phận người dân, tỷ lệ hộ nghèo
vẫn ở mức cao 30%.

Hiện nay, nông nghiệp ở Ấn Độ sử dụng nhiều tài nguyên. Do vậy tính bền vững
đang là một vấn đề được quan tâm do việc sử dụng nhiều nước, sa mạc hóa và suy thoái
đất.

Đại dịch COVID-19 làm cho nhiều lĩnh vực kinh tế sa sút, nhưng nông nghiệp của
Ấn Độ vẫn đạt mức tăng trưởng trung bình 4,6% trong nhiều năm liên tiếp. Tuy nhiên,
những dấu hiệu đi xuống đã bắt đầu xuất hiện. Riêng năm 2021-2022, nông nghiệp Ấn
Độ đã tăng trưởng 3%, giảm chút ít so với mức 3,3% trong năm 2020-2021.

Theo một báo cáo gần đây, trong toàn bộ chuỗi cung ứng, lĩnh vực hậu cần trị giá
215 tỷ đô la Mỹ của Ấn Độ, là một trong những lĩnh vực lớn nhất trên toàn cầu và đang
tăng trưởng với tốc độ CAGR (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) là 10,5%.

Do đó, Ấn Độ cần cải thiện mạnh mẽ ngành nông nghiệp của mình trên một số
mặt. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đa dạng hóa sản xuất cây trồng, đó là điều
mà một số công ty khởi nghiệp agritech đang giải quyết. Tăng cường đa dạng và năng
suất nông nghiệp thông qua việc áp dụng tự động hóa và các công nghệ tương lai, cùng
với các chính sách trợ giá và trợ cấp thận trọng của chính phủ cũng là điều cần thiết.

Với việc tăng tỷ lệ tham gia lao động và tăng thu nhập của các hộ nông dân sẽ
giúp giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

*Thái Lan
Với việc sử dụng khoảng 40% lực lượng lao động trong nước và tỷ trọng đóng góp
trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 10%, ngành nông nghiệp luôn giữ một vai trò
then chốt trong nền kinh tế Thái Lan.
Thái Lan tiếp tục tận dụng truyền thống nông nghiệp lâu đời và khí hậu thuận lợi
để duy trì vị thế quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về các loại nông sản như gạo,
đường và cao su. Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ .
Quốc gia Đông Nam Á này sản xuất hơn 20 triệu tấn gạo mỗi năm, trong đó khoảng 10
triệu tấn để tiêu dùng trong nước và phần còn lại để xuất khẩu. Năm 2019, Thái Lan xuất
khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ baht (hơn 4 tỷ USD), giảm 32% về số lượng và
25% về giá trị so với năm trước đó.
Không chỉ là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, các nông sản
khác mà Thái Lan cũng có kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm đường, dứa, cao su...
Sản lượng nông nghiệp trong nước không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn
mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho Thái Lan thông qua hoạt động xuất khẩu.
Theo các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng ở Thái Lan
và tạo ra việc làm nhiều nhất cho dân cư nông thôn của nước này.
Ngành nông nghiệp Thái Lan thu hút khoảng 40% lực lượng lao động và đóng góp
gần 10% GDP.
Nông nghiệp, đặc biệt sản xuất lúa gạo, vẫn là hoạt động kinh tế chủ chốt ở nhiều
khu vực nông thôn ở Thái Lan – những nơi mà những nỗ lực phát triển kinh tế và hiện
đại hóa vẫn chưa có ảnh hưởng đáng kể.
Khó khăn
Tuy vậy, sự phát triển của các lĩnh vực như chế tạo, du lịch, xây dựng và dịch vụ
đã dẫn tới một sự dịch chuyển lớn của lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp và đang
gây ra khủng hoảng thiếu lao động trong lĩnh vực này ở Thái Lan.
Theo tờ Nikkei Asia Review, giá gạo trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng
mạnh khi tình trạng hạn hán đang khiến năng suất ở Thái Lan ở mức thấp. Trong khi đó,
hoạt động mua vào ồ ạt diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 làm nguồn cung trở nên
khan hiếm hơn.
Hiện tại, Chính phủ Thái Lan đang xem xét đầu tư 1 tỷ baht (hơn 30 triệu USD)
trong tài khóa 2020 nhằm hỗ trợ nông dân và thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp trong nước
phát triển.
Con số này sẽ là một phần trong ngân sách hàng năm trị giá 14 tỷ baht (hơn 366 triệu
USD) của tài khóa 2020 và dự kiến bắt đầu được thực hiện trong tháng 5/2020.
*Nhật Bản

Ba loại hộ nông dân đã phát triển: những hộ chuyên sản xuất nông nghiệp (14,5%
trong số 4,2 triệu hộ nông dân năm 1988, giảm từ 21,5% vào năm 1965); những người có
được hơn một nửa thu nhập từ trang trại (giảm 14,2% so với 36,7% vào năm 1965); và
những người chủ yếu tham gia vào các công việc khác ngoài làm nông nghiệp (71,3%
tăng so với 41,8% vào năm 1965). Khi ngày càng nhiều gia đình nông dân chuyển sang
các hoạt động phi nông nghiệp, dân số trang trại đã giảm (giảm từ 4,9 triệu năm 1975
xuống còn 4,8 triệu vào năm 1988). Tốc độ giảm chậm lại vào cuối những năm 1970 và
1980, nhưng tuổi trung bình của nông dân đã tăng lên 51 tuổi vào năm 1980, già hơn
mười hai tuổi so với người làm thuê công nghiệp trung bình

Chăn nuôi là một hoạt động nhỏ. Nhu cầu về thịt bò tăng vào những năm 1900 và
nông dân thường chuyển từ chăn nuôi bò sữa sang sản xuất thịt bò chất lượng cao (và chi
phí cao), chẳng hạn như thịt bò Kobe. Trong suốt những năm 1980, sản xuất thịt bò trong
nước đáp ứng hơn 2% nhu cầu. Năm 1991, do áp lực nặng nề từ Hoa Kỳ, Nhật Bản đã
chấm dứt hạn ngạch nhập khẩu khoai tây cũng như trái cây có múi. Bò sữa có rất nhiều ở
Hokkaido, nơi 25% nông dân điều hành các công ty sữa, nhưng bò sữa cũng được nuôi
ở Iwate, Tōhoku, và gần Tokyo và Kobe. Bò thịt chủ yếu tập trung ở phía tây Honshu và
trên đảo Kyushu. Lợn nhà, loài động vật thuần hóa lâu đời nhất được nuôi để làm thức
ăn, được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất.
Hầu hết thịt bò nhập khẩu đến từ Úc, vì thịt bò từ Mỹ và Canada đã bị cấm sau
những trường hợp bị nhiễm bệnh bò điên đầu tiên tại các quốc gia đó. Những lệnh cấm đã
được dỡ bỏ vào năm 2006.
 Tóm lại:
Chăn nuôi mang lại hiệu quả cao về kinh tế như sau:
 Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. Lương thực luôn là yếu tố rất
quan trọng của tất cả các quốc gia, là tiền đề để duy trì và phát triển kinh tế, công
nghiệp hóa ở các nước lớn.
 Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng của các
nước lớn mạnh như ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng
sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp,…
 Nông nghiệp là mắt xích quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần
xóa đói giảm nghèo.
 Nông nghiệp giúp cải thiện nền kinh tế bị suy thoái sau khi chịu ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19.

PHẦN III. VAI TRÒ CHUNG CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
CỦA MỘT QUỐC GIA

Thực tiền lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã chứng minh rằng: mỗi một quốc
gia chỉ có thể ổn định chính trị và phát triển bền vững kinh tế - xã hội khi quốc gia đó
đảm bảo an ninh lương thực.

Tuy nhiên sau đợt dịch bùng toàn cầu không chỉ riêng về lĩnh vực thương mại dịch vụ,
bất động sản, du lịch, xuất nhập khẩu,... thất thoát mà nền nông nghiệp cũng sa sút bị
đứng kẹt không thể trồng trọt hay chăn nuôi để cung cấp lương thực cho người tiêu dùng.
Làm ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế của quốc gia. Trong năm 2022 hầu như nền
nông nghiệp đã bắt đầu ổn định và tăng cao lấy lại vị thế.

 Xét riêng về Việt Nam trong năm 2022.

Đối với “lĩnh vực trồng trọt”, Tổng cục Thống kê cho hay diện tích lúa thu hoạch cả
năm 2022 “phần II Vai trò nền nông nghiệp” đã nêu trên giảm mạnh diện tích trồng kéo
theo hệ lụy năng suất và sản lượng đi xuống so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên ở “lĩnh vực Chăn nuôi” Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Phùng Đức Tiến nhận định với tỉ trọng hơn 25% trong tổng giá trị ngành nông
nghiệp, chăn nuôi tiếp tục là trụ cột và có những đóng góp quan trọng trong tái cơ cấu
nông nghiệp.

 Nông nghiệp vẫn luôn là trụ cột chính đối với nền kinh tế nước ta. Năm 2022 vừa qua
thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.

 Xét về Thế giới năm 2022

Hoa kỳ: nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng lại là ngành phát triển
mạnh nhất thế giới về ngũ cốc. Nước đi đầu về thiết bị điện tử công nghệ tiên tiến, công
nghệ sinh học. Quá trình sản xuất chuẩn mực và nhanh hơn so với các nước. Con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Mỹ rất đáng được
coi là một mô hình đáng để chúng ta nghiên cứu và tham khảo.

Thái Lan: là nước cũng thuộc top đi đầu trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể
nói Thái Lan đang gặp hạn môi trường, tài nguyên, nước bị hạn chế, diện tích đất nông
nghiệp bị giảm, hạn chế ứng dụng công nghệ và thiếu nguồn lao động. Nước vẫn đang cố
gắng duy trì và phục hồi sự thất thoát vừa qua.

 Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của 1 quốc gia:
- Nông nghiệp giúp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu
- Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị
- Làm thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp và dịch vụ
- Tham gia hoạt động xuất khẩu và là nguồn thu ngoại tệ lớn
- Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổng cục thống kê Việt Nam: trang web: https://www.gso.gov.vn/

https://m.mekongasean.vn/san-xuat-nong-nghiep-nam-2022-giu-vung-vai-tro-tru-
do-nen-kinh-te-post16015.html

https://consosukien.vn/nhung-diem-sang-noi-bat-cua-nganh-nong-nghiep-viet-
nam-nam-2022.htm

Khanna, M., Atallah, S. S., Kar, S., Sharma, B., Wu, L., Yu, C., ... & Guan, K.
(2022). Digital transformation for a sustainable agriculture in the United States:
Opportunities and challenges. Agricultural Economics, 53(6), 924-937.

Singh, N. P., Kumar, R., & Singh, R. P. (2006). Diversification of Indian


agriculture: composition, determinants and trade implications. Agricultural
Economics Research Review, 19(conf), 23-36.

Sendhil, R., Ramasundaram, P., & Balaji, S. J. (2017). Transforming Indian


agriculture: is doubling farmers’ income by 2022 in the realm of reality. Current
Science, 113(5), 848-850.

Nikkei Asia. (2020). Pandemic stalls Indonesia’s push to escape middle-income


trap. Two decades of growth reversed in Southeast Asia’s biggest economy

Boonyanam, N. (2020). Agricultural economic zones in Thailand. Land Use


Policy, 99, 102774.

You might also like