You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


KHỞI NGHIỆP KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Đề tài: Trình bày một ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp.

Họ và tên: Trần Quỳnh Anh


Lớp chuyên ngành: Kinh doanh nông nghiệp 64
Mã số sinh viên: 11220630
GV hướng dẫn: Nguyễn Hà Hưng

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2024.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


KHỞI NGHIỆP KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Đề tài: Trình bày một ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp.

Họ và tên: Trần Quỳnh Anh


Lớp chuyên ngành: Kinh doanh nông nghiệp 64
Mã số sinh viên: 11220630
GV hướng dẫn: Nguyễn Hà Hưng

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2024.

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY.......4
1.Những điểm sáng của ngành nông nghiệp............................................4
2.Những bất cập của ngành nông nghiệp.................................................6
II. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ...................................................................8
1.Đối với sản xuất nông nghiệp................................................................8
2.Đối với ngành trồng trọt......................................................................10
III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHỈNH SỬA GEN TRONG TẠO
GIỐNG CÀ CHUA.........................................................................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16

2
LỜI MỞ ĐẦU

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu
của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công
nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình
kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh
nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy
luật kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp
ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây
công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao
gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm...
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam có hơn 28 triệu ha đất nông nghiệp, trong
đó có hơn 11 triệu ha là đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân
đầu người là 0,25 ha và đang có xu hướng giảm dần, do tăng số dân và quá trình đô thị
hóa cũng như do tình hình ô nhiễm môi trường làm cho đất có chiều hướng hạn hẹp đi.
Nguồn nhân lực trẻ, khoẻ ở nông thôn là nguồn tài nguyên quý để phát triển nông
nghiệp nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Theo số liệu thống kê năm 2023 có
khoảng 5,5 triệu thanh niên thiếu việc làm. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao thu nhập
của người nông dân, bảo đảm an ninh lương thực, sức khoẻ và môi trường, nâng cao
chất lượng nông sản là vấn đề bức bách, không thể giải quyết bằng các biện pháp thông
thường, mà phải bằng con đường khoa học công nghệ. Phát triển công nghệ giúp ngành
nông nghiệp phát triển cũng là giúp phát triển đời sống của người nông dân Việt Nam.
Do đó việc thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một nhu cầu cấp
thiết.
Chính vì lí do trên nên em đã chọn chủ đề “Vai trò của công nghệ đối với sản
xuất nông nghiệp nói chung và với ngành trồng trọt nói riêng trong bối cảnh các điều
kiện sản xuất ngày càng thu hẹp, trong khi nhu cầu nông sản ngày càng tăng cả về số
lượng, chất lượng và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.” để phân tích sâu
hơn về vai trò cũng như ứng dụng của công nghệ trong nông nghiệp và đặc biệt là
trong trồng trọt.

3
NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY


1. Những điểm sáng của ngành nông nghiệp
Thứ nhất, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền
kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô. Sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt trên 47,9 triệu
tấn, tăng khoảng 1,73%. Giá trị 1 ha đất trồng trọt năm 2023 ước đạt 120 triệu đồng,
tăng 12,8% so với năm 2022.

Thứ hai, thị trường tiêu thụ tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản
phẩm, chú trọng thị trường trong nước; mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản thương mại,
tăng cường xuất khẩu trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn. Vai trò, vị trí của
ngành hàng lúa gạo Việt Nam được khẳng định trong khu vực và quốc tế, góp phần
thúc đẩy tiêu thụ trong thời gian tới. Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam -
Hậu Giang 2023 đã được tổ chức thành công từ ngày 11/12-14/12/2023 với hơn 500
gian hàng, 300 chuyên gia, khách quốc tế thuộc 40 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự...
cùng với đó là Lễ công bố phê duyệt Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh
lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2030.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, ước đạt
trên 53 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2022. Xuất siêu đạt mức kỷ lục trên 11 tỷ USD,
mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước. Trong
đó, xuất khẩu nông sản chính 26,5 tỷ USD, tăng 16,7%; chăn nuôi gần 500 triệu USD,
tăng 22,2%. Có 6 hàng/nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (gạo, hàng
rau quả, cà phê, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ...).

Thứ ba, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả
hơn gắn với thị trường. Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm
minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030; Đề án Phát triển bền

4
vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng
trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Chuyển đổi cơ cấu cây
trồng khoảng 115 nghìn ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, cây ăn quả, cây công
nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi theo
hướng khai thác đa tầng, đa giá trị trên một diện tích đất.

Thứ tư, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, phát triển cả về số
lượng, chất lượng và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhờ triển khai hiệu quả
các chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, năm 2023, số lượng hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản tăng nhiều so với năm 2022, với 2.204 hợp tác xã,
517 tổ hợp tác, 1.091 doanh nghiệp và 186.829 hộ nông dân tham gia. Lực lượng
doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản.

Thứ năm, năng lực phòng chống thiên tai và phát triển thủy lợi ngày càng được
nâng cao. Thực hiện Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ
chứa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2045, các cấp, các ngành đã tăng cường
công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, theo
dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động phòng ngừa; kiểm soát an toàn; chỉ đạo kịp
thời ứng phó mưa lũ, khắc phục hiệu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại; kiểm tra đôn đốc
phương án đảm bảo an toàn công trình đối với hệ thống đê điều, hồ đập và các công
trình phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ, công tác rà soát, tổng hợp vật tư dự trữ
chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Thứ sáu, phát triển nông thôn và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tiếp tục được quan tâm. Số sản phẩm OCOP vượt xa mục tiêu đề ra; các
nhiệm vụ giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Cả năm 2023, cả
nước có 77,1% xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 32,8% xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao và 6,2% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 271 đơn vị cấp
huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. Trong tổng số
20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới có 5

5
tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng
Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề được
duy trì, quan tâm và đi vào thực chất, hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới và
Chương trình OCOP, bảo tồn văn hóa dân tộc. Cả nước có 211 nghề truyền thống,
2.031 làng nghề, làng truyền thống đã được công nhận; tạo việc làm cho khoảng 3,7
triệu lao động. Doanh thu các hoạt động ngành nghề nông thôn đạt trên 202.000 tỷ
đồng, thu nhập bình quân đạt 4-5 triệu đồng/lao động/năm.

2. Những bất cập của ngành nông nghiệp


Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển
quan trọng sang nền nông nghiệp hàng hóa. Từ một nước phải nhập lương thực nhiều
năm đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới và nhiều nông sản đã có
mặt trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hội nhập, nông nghiệp nước ta
vẫn còn những tồn tại cần được cải thiện để khẳng định vị thế của mình.
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn chậm.
Trải qua một thời gian dài phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất (GTXS) của ngành có sự
chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch ở đây diễn ra với
tốc độ còn chậm và cơ cấu này còn có những bất hợp lí với nguồn lực. Tỉ trọng của
ngành nông nghiệp tuy giảm nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu với hơn
73,6% GTSX của ngành. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tuy là một ngành quan trọng
nhưng khả năng mở rộng vốn đất hiện nay rất hạn chế, giá trị xuất khẩu các sản phẩm
từ trồng trọt và chăn nuôi lại thiếu tính ổn định. Đây là hạn chế đầu tiên, cơ bản của
nông nghiệp nước ta. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, mặc dù có sự chuyển dịch về
cơ cấu, song còn chậm, ngành trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo trong khi tài nguyên đất
hạn hẹp. Bên cạnh đó, chăn nuôi mới chỉ chiếm khoảng hơn 1/4 trong cơ cấu GTSX
ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp vẫn còn là khâu yếu. Như vậy, có thể nhận
thấy hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp là việc chuyển dịch cơ cấu ngành còn
chậm, điều này phản ánh khả năng khai thác tài nguyên kết hợp với khoa học - công
nghệ trong sản xuất còn hạn chế, khiến cho GTSX của ngành còn thấp, chưa tạo nên
bước đột phá trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.

6
Thứ hai, tỉ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao. Về tổng thể, tài nguyên đất của
nước ta vẫn chưa được sử dụng triệt để. Tỉ lệ diện tích đất chưa sử dụng tuy đã giảm
những vẫn còn cao. Tính đến năm 2023, tỉ lệ đất chưa sử dụng của cả nước chiếm tới
3,67% diện tích tự nhiên.
Thứ ba, trình độ lao động nông nghiệp còn thấp. Lao động ở nước ta nói chung
và lao động nông nghiệp nói riêng vẫn còn ở trình độ thấp. Tỉ lệ lao động chưa qua đào
tạo ở khu vực nông thôn chiếm tới 88,8%, đặc biệt trong khu vực sản xuất nông - lâm -
thủy sản lên tới 96,4% - một tỉ lệ quá lớn trong bối cảnh của hội nhập. Lao động trong
nông nghiệp phổ biến còn là thủ công, chủ yếu lao động làm theo kinh nghiệm truyền
thống nên năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Kinh tế hộ nông dân
phần lớn còn nhỏ bé, hiện có trên 12 triệu hộ nông dân với hơn 60 triệu thửa đất nhỏ,
manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán đang là trở ngại lớn cho sản xuất nông sản
hàng hóa tập trung có quy mô lớn.
Thứ tư, ứng dụng khoa học – công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế. Trong
sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm thì việc áp dụng khoa
học công nghệ đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học công
nghệ trong nông nghiệp chưa được toàn diện, vẫn còn những lỗ hổng dẫn đến chất
lượng sản phẩm còn thấp. Công nghệ mới chỉ được ứng dụng trong yếu tố đầu vào của
sản xuất (tạo ra giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và giá trị tốt), trong khi đó
nghiên cứu về bảo quản và xử lí sau thu hoạch rất ít và tác động đến hiệu quả sản xuất
chưa cao. Điều này làm cho nông sản của nước ta có sức cạnh tranh thấp, giá thành sản
xuất cao dẫn đến lợi nhuận của nông dân thấp.
Thứ năm, sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn yếu. Chất lượng
nông sản chưa đáp ứng được thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính
như châu Âu, Mĩ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Ví dụ chất lượng rau quả vi phạm an
toàn thực phẩm, lượng thuốc bảo vệ thực vật cao… Những yếu tố này do chính người
sản xuất không nhận thức được đầy đủ, làm ảnh hưởng tới chất lượng và cả thương
hiệu của nông sản Việt. Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
như gạo, cà phê, cao su tuy có vị trí hàng đầu thế giới nhưng vẫn phụ thuộc vào biến
động giá cả trên thị trường. Trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam là nước xuất
khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, song sản lượng xuất khẩu không ổn định và thấp
hơn nhiều so với Brazil – nước xuất khẩu đứng đầu thế giới.
7
II. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu càng đòi hỏi các ngành
hàng, lĩnh vực phải thích ứng nhanh, tận dụng tốt lợi thế từ nền tảng công nghệ hiện
đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất. Những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi
mới mô hình tăng trưởng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là giải pháp quan
trọng để nông sản Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những
công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về
năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo
đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi
mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm.
Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp.
1. Đối với sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở để sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai. Để
phát triển ngành nông nghiệp, tất cả các quốc gia đều có mục tiêu là tăng về sản lượng
và chất lượng của nông sản. Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp, để làm được điều
đó, đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Bởi năng suất và sản lượng cây trồng phụ thuộc
rất nhiều vào số lượng và chất lượng đất đai. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp
Việt Nam nói riêng và tất cả các nền nông nghiệp trên thế giới nói chung là đều phải
đương đầu với tình trạng khan hiếm về tài nguyên đất trong khi nhu cầu xã hội về nông
sản tăng lên vô hạn. Sự khan hiếm về tài nguyên đất, nhất là đất nông nghiệp vì các lý
do sau đây: giới hạn bởi ranh giới của từng loại đất, ranh giới vùng miền, từng quốc
gia. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các quốc gia ngày một gia
tăng, làm suy giảm diện tích đất dành cho nông nghiệp. Trong khi đó, do sự biến đổi
khí hậu mà phần diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, sa mạc hoá có xu hướng tăng
lên. Với những lý do chủ yếu như trên thì sự khan hiếm đất nông nghiệp tất yếu sẽ xuất
hiện.
Tiếp đó, nông nghiệp công nghiệp cao cho phép gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ
môi trường. Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao là tăng thêm các yếu tố đầu

8
vào trên một đơn vị diện tích để tăng sản lượng. Tuy nhiên trên cùng đơn vị diện tích,
mức tăng thêm đầu vào phải hợp lý để mức tăng thêm về sản phẩm hay giá trị sản
phẩm nhanh hơn, từ đó mới có hiệu quả kinh tế. Kết quả cuối cùng để xem xét hiệu quả
của nông nghiệp công nghệ cao là giá trị sản phẩm thu được có lớn hơn giá đầu vào và
chi phí đầu tư thêm. Đôi khi, có tăng thêm sản phẩm, nhưng giá lại không tăng hoặc
giảm, nông nghiệp công nghệ cao đó không hiệu quả. Do đó, tiến hành nông nghiệp
công nghệ cao không phải là quá trình đầu tư thêm bằng mọi giá, mà phải tính toán và
đặc biệt phải gắn liền với điều kiện thị trường về đầu vào và đầu ra một cách cụ thể để
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đến từ thực tiễn, Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận
chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây
thiệt hại lớn đến nền kinh tế. Hàng hóa nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận
chuyển sang nước ngoài bị trả về, do quá trình vận chuyển qua đường biển, kéo dài
hàng tháng, do đó bị va đập hay nhiệt độ trong thùng cao và cuối cùng không bán được
đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, việc áp dụng điện toán
đám mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt độ
trong xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Đồng thời những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể làm
tăng khả năng thích ứng của nông dân trước những thay đổi, bằng cách tăng khả năng
tiếp cận thông tin thời tiết và thị trường. Các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp nông
dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian và cây trồng nào, cũng như thời gian
và nơi bán cây trồng.
Có thể nói, cách mạng công nghiệp 4.0 biến nông nghiệp không còn là nông
nghiệp thuần túy. Công nghệ mới có thể giúp bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết
vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí… được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để
nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Ví dụ tại vùng nguyên liệu của Công ty
Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa (Lasuco) có khoảng 30.000 hộ nông dân trồng mía
trên diện tích khoảng 32.000 ha (75% diện tích là đồi núi), trong đó, gần 60% là người
dân tộc thiểu số, nên việc tiếp cận công nghệ mới là một điều không dễ dàng. Để giải
quyết bài toán thu hoạch, vận chuyển với 1.000 xe, Công ty Minerva đã gắn thiết bị
giám sát hành trình và đưa lên hệ thống chung. Nhờ vậy, Lasuco biết được hoạt động
của từng xe, hệ thống trí tuệ nhân tạo tự động điều phối này thay thế cho 40 kế toán
9
thống kê. Hơn thế còn dự báo tránh thời tiết bất thuận, áp dụng canh tác thông minh,
tăng năng suất từ 45 tấn/ha lên 70 tấn/ha, cá biệt đạt 120 – 130 tấn/ha; góp phần gia
tăng lợi nhuận cho nông hộ.
2. Đối với ngành trồng trọt
Với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững,
nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, phát triển trồng trọt thành
ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp. Từ đó, gia tăng giá trị xuất khẩu,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo
vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, lĩnh vực trồng trọt
những năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt theo xu hướng này bằng việc tăng tỷ lệ các
giống chất lượng cao, đặc sản, giống chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận, giảm
vật tư đầu vào và giảm thiểu phát thải; hình thành thêm nhiều vùng liên kết sản xuất
theo chuỗi giá trị, tăng cường áp dụng khoa học vào sản xuất...
Hiện nay, hệ thống cung ứng giống, các trường, viện, trung tâm nghiên cứu... đã
chủ động cung ứng lượng giống phục vụ nhu cầu trong nước, giảm thị phần nhập khẩu.
Trong đó có khoảng 95% lượng lúa giống sử dụng hàng năm do doanh nghiệp và các
hộ dân sản xuất; từ 65 đến 70% giống ngô lai sử dụng do doanh nghiệp sản xuất; gần
100% giống khoai lang và từ 85 đến 90% giống sắn tự nhân sản xuất; khoảng 50 đến
55% giống chè và 70% giống điều phục vụ trồng mới hàng năm do doanh nghiệp và hộ
dân sản xuất...
Trong sản xuất lúa, thống kê sơ bộ năm 2023, diện tích sản xuất ước đạt khoảng
7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 60,7 tạ/ha, tăng khoảng 0,7 tạ/ha so với năm
2022; sản lượng ước đạt hơn 43,1 triệu tấn thóc, tăng hơn 452 nghìn tấn. Cơ cấu giống
những năm gần đây có chiều hướng dịch chuyển từ nhóm giống chất lượng trung bình,
nếp sang nhóm lúa thơm, đặc sản nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Đối với cây nấm, hiện nay cả nước có khoảng 100 cơ sở sản xuất giống nấm ăn
và nấm dược liệu với sản lượng hàng năm khoảng 5.000 tấn giống đáp ứng 100% nhu
cầu giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng và giống cấp 1, cấp 2 đạt từ 90 đến
95%. Các chủng loại chủ lực như: sò, rơm, mỡ, mộc nhĩ, linh chi, kim châm…
Hiện nay, công nghệ nhân giống trên giá thể dạng lỏng đang thay thế dần công
nghệ nhân giống trên giá thể dạng rắn. Nhờ đó, chất lượng giống nấm được ổn định,

10
tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất giống nấm lên từ
7 đến 10%.
Cũng qua thống kê, đến nay đã có hơn 70 tiến bộ kỹ thuật được Cục Trồng trọt
công nhận và áp dụng vào sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác được áp
dụng trên quy mô hàng nghìn ha như: Quy trình nhân và sản xuất chuối tiêu từ cấy mô;
ghép cải tạo thay thế giống và trẻ hóa những vườn cây già cỗi; tỉa cành tạo tán; tưới
nước tiết kiệm; thụ phấn bổ sung (bưởi, na); sử dụng đèn compact, led tiết kiệm điện
xử lý ra hoa thanh long trái vụ; kỹ thuật xử lý ra hoa vải, phòng trừ sâu đục cuống quả
vải.... xử lý ra hoa xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng nghịch vụ; quy trình trồng xen
cây ăn quả (bơ, sầu riêng) trong vườn cà-phê vối.
III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHỈNH SỬA GEN TRONG TẠO GIỐNG
CÀ CHUA

Tiềm năng của công nghệ chỉnh sửa gen.


Gần đây, công nghệ chỉnh sửa hệ gen đã mang lại nhiều thành tựu to lớn trong
nghiên cứu cơ bản cũng như cải tạo giống cây trồng nhờ tính hiệu quả và chính xác.
Điểm đặc biệt của hệ thống chỉnh sửa hệ gen là các đột biến tạo được có thể tách biệt
khỏi gen chuyển và mang đặc điểm tương tự các dòng đột biến thông qua những
phương pháp truyền thống. Tại một số quốc gia, chính sách quản lý đối với cây trồng
chỉnh sửa gen cũng được đổi mới nhanh chóng trong vài năm gần đây. Ấn Độ và Trung
Quốc (hai quốc gia có quy mô dân số lớn nhất thế giới) đã cho phép việc trồng trọt và
canh tác cây trồng chỉnh sửa gen. Những nền sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới
như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng đã mở cửa hoặc tuyên bố ý định mở cửa đối
với các sản phẩm nông nghiệp thương mại có nguồn gốc chỉnh sửa gen. Một vài nước
thuộc châu Âu, thị trường nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp trên
toàn thế giới cũng đã có quy định cho phép một vài sản phẩm chỉnh sửa gen được miễn
các quy định nghiêm ngặt đối với cây trồng biến đổi gen (GMO) bao gồm cả việc dán
nhãn. Từ đó cho thấy, con đường để thực vật chỉnh sửa gen trở thành sản phẩm thương
mại, được thị trường chấp nhận đang ngày càng rút ngắn lại.
Cà chua là một trong những loại rau chủ lực của nhiều nước nông nghiệp. Sản
lượng cà chua luôn tăng qua các năm, tính đến năm 2019, cà chua đã chiếm 22% tổng
sản lượng rau trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, việc tiêu thụ cà chua tươi rất phổ biến và

11
ước tính chiếm khoảng 20% tổng lượng rau tiêu thụ. Các giống cà chua thương mại
hiện nay đã trải qua thời gian dài chọn lọc, thuần hóa, lai tạo từ cà chua dại nên thường
có hương vị kém hấp dẫn, chủ yếu được sử dụng cho chế biến. Đối với cà chua nói
riêng và các loại quả nói chung, hàm lượng đường và axit amin là những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng. Để cải thiện chất lượng quả cà chua, một số phương pháp
chọn tạo giống truyền thống đã được áp dụng, tuy nhiên yêu cầu thời gian thực hiện
kéo dài và có thể kèm theo một số tính trạng không mong muốn.
Dòng cà chua có hàm lượng đường và axit amin tăng gấp 2 lần.
Hiện nay, hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 đã được phát triển và ứng
dụng trên nhiều đối tượng thực vật khác nhau. Hệ thống này đang được xem là công cụ
hiệu quả nhất trong cải tạo giống cây trồng. Ứng dụng CRISPR/Cas9, các nhà khoa học
thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã
cho ra đời sản phẩm cà chua đột biến có hàm lượng đường và axit amin tăng gấp 2 lần
so với giống cà chua truyền thống. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tạo ra đột
biến trên các nguồn gen tiềm năng của giống cà chua trong nước. Từ hướng đi này,
nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ sinh học đã tiến hành xác định thông tin
gen SlbZIP1 (một gen hóa cho yếu tố điều hòa hoạt động của gen và enzyme trong quá
trình sinh tổng hợp đường và axit amin trên cây cà chua).
Khác với thực phẩm biến đổi gen, các dòng cà chua đột biến được tạo bằng công
nghệ CRISPR/Cas9 có khả năng di truyền ổn định ở các thế hệ tiếp theo và có thể
không mang theo bất cứ trình tự ADN ngoại lai nào trong hệ gen. Qua đó, nhóm
nghiên cứu đã phát triển hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 mang hai trình tự định
hướng gRNA để tạo ra các đột biến có mục tiêu trong các vùng uORF của gen. Công
nghệ này giúp chỉnh sửa chính xác các trình tự gen nhằm tạo ra các tính trạng mong
muốn ở cây trồng. Chúng được xem là phương pháp nhanh và hiệu quả hơn nhiều so
với các phương pháp chọn tạo giống truyền thống.
Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống vector
CRISPR/Cas9 hiệu suất cao để tiến hành chỉnh sửa vùng gen quan tâm và thu nhận
được các dòng đột biến ổn định từ giống cà chua Việt Nam. Thông qua các phân tích
đánh giá về sinh trưởng, hình thái và năng suất, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện ra
đột biến tạo được trên vùng uORF trên gen SlbZIP1 không làm ảnh hưởng đến khả

12
năng sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (hình 2). Trong khi đó, độ Brix (giá trị
xác định hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số) ở các dòng đột biến tăng từ 12,8-45,39%
so với giống gốc ban đầu, tổng hàm lượng đường hexose tích lũy trong quả cũng cao
hơn hẳn (3,34/100g) so giống gốc (2,43/100g). Đặc biệt, hàm lượng axit amin tổng số
trong quả của các dòng đột biến SlbZIP1-uORF đều tăng cao hơn nhiều so với quả của
giống gốc (từ 62,11-132,05%), sự thay đổi được ghi nhận trên hầu hết các loại axit
amin thiết yếu.

Axit amin Dòng đột biến Dòng đột biến Dòng đột biến
Giống gốc
(mg/100g) 9.1a 14.1 15.2
Aspatic acid 56,86±6,63 a 138,76±5,16 c 98,97±15,14 b 130,05±13,9 bc
Serine 13,01±1,93 a 17,26±0,94 ab 27±3,12 c 22,12±2,23 bc
Glutamic acid 144,03±12,66 a 379,39±9,6 b 302,7±39,33 b 389,73±52,19 b
Glycine 20,2±2,73 a 25,22±2,06 ab 36,55±3,37 c 31,82±3,45 bc
Histidine 12,88±2,23 a 14,79±0,88 ab 17,69±0,48 c 16,23±1,28 ab
Arginine 200,63±30,69 a 391,41±54,28 a 326,95±59,4 a 740,61±113,61 b
Threonine 10,37±1,01 a 14,41±0,29 b 16,61±1,17 b 16,89±0,86 b
Alanine 24,9±2,75 a 29,81±0,61 ab 49,43±8,71 c 40,16±3,34 bc
Proline 10,75±1,2 a 14,99±0,08 b 22,04±2,18 c 19,43±1,27 c
Tyrosine 19,02±4,02 a 23,47±3,76 a 28,23±1,42 a 26,04±2,47 a
Valine 15,11±1,77 a 20,7±0,44 ab 26,91±2,7 c 25,92±2,09 bc
Methionine 4,81±1,15 a 8,51±0,86 b 6,18±1,04 ab 5,8±0,36 ab
Lysine 14,45±3,99 a 24,41±3,04 ab 27,16±4,71 b 31,13±1,49 b
Isoleucine 13,28±1,68 a 19,1±0,96 b 23,02±2,4 b 22,59±2,08 b
Leucine 129,83±34,03 a 124,16±19,25 a 118,29±3,55 a 107,1±6,51 a
Phenylalanine 25,17±5,62 a 30,58±4,85 a 31,83±1,91 a 34,26±2,68 a
Tổng số 715,28±14,12 a 1276,96±29,79 b 1159,55±23,69 b 1659,86±45,97 c

13
Hàm lượng các axit amin trong cà chuai.
Kết quả đánh giá hàm lượng axit amin trên bảng cho thấy, tất cả các chỉ số của
dòng cà chua đột biến có chất lượng cao hơn so với giống ban đầu, điều này chứng tỏ
nhóm nghiên cứu đã thành công khi tạo ra loại cà chua có hàm lượng đường và axit
amin tăng gấp 2 lần (1659,86±45,97/715,28±14,12) bằng công nghệ chỉnh sửa gen
CRISPR/Cas9.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới cũng như ở Việt Nam về ứng dụng
CRISPR/Cas9 để tạo đột biến định hướng trên vùng uORFs của gen SlbZIP1 trên cây
cà chua. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Planta của Springer Nature
(tạp chí uy tín về công nghệ sinh học thực vật thuộc nhóm Q1 trong cơ sở dữ liệu của
Web of Science). Thành công này cho thấy, các nhà khoa học Việt Nam đã sớm làm
chủ rất nhanh công nghệ CRISPR/Cas, phát triển các phương pháp đánh giá được cấu
trúc chỉnh sửa gen, đồng thời mở ra tiềm năng to lớn trong cải tạo chất lượng cũng như
các tính trạng quan trọng khác trên cây cà chua, mở rộng khả năng ứng dụng trên các
cây trồng chủ lực khác ở nước ta.
Việc phát triển thành công dòng cà chua đột biến có chất lượng nâng cao hơn so
với cà chua truyền thống mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với khoa học, môi
trường và xã hội. Cụ thể, về khoa học: việc áp dụng công nghệ chỉnh sửa gen trong
nghiên cứu và phát triển giống cây cà chua đã mang lại những triển vọng trong việc
giảm thiểu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, tăng khả năng chống chọi với
sâu bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt của cây cà chua. Về mặt xã hội, sản phẩm cà
chua đột biến cung cấp thêm sự lựa chọn tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, giúp
người nông dân nâng cao thu nhập.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu mong muốn Việt Nam sẽ có các chính
sách cụ thể trong công tác quản lý cây trồng chỉnh sửa gen để tạo hành lang pháp lý
cho việc thúc đẩy công tác phát triển giống cây trồng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng.

14
- Hiểu được rằng, tình cảm anh chị em là thứ tình cảm huyết thống thiê

KẾT LUẬN

- Hiếu thảo với cha mẹ,


vâng lời cha mẹ, phụng
dưỡng, chăm sóc cha mẹ
Ý thức được tầm quan
trọng của gia đình đối với
bản thân và đối với xã hội.
- Dành nhiều thời gian
quan tâm đến gia cha mẹ:
thường xuyên trò chuyện,

15
- Hiếu thảo với cha mẹ,
vâng lời cha mẹ, phụng
dưỡng, chăm sóc cha mẹ
Công nghệ sinh học là một công nghệ lâu đời và đơn giản nhưng có rất nhiều
công dụng và đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân khi bảo vệ môi trường và giảm
chi phí sản xuất. Việc áp dụng công nghệ này có lợi cả trong chăn nuôi và trồng trọt
nên có thể nói đây là một công nghệ tiện dụng và dễ áp dụng. Hơn nữa, đây cũng là bài
viết để chúng ta thấy được vai trò to lớn của việc áp dụng công nghệ sinh học trong
việc sản xuất nông nghiệp. Bước tới thời kỳ 4.0, sản xuất nông nghiệp cũng cần được
chú trọng hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, áp dụng những công nghệ mới,
những công nghệ tân tiến nhất trong việc sản xuất và bảo vệ môi trường nông nghiệp.
Công nghệ nông nghiệp đóng góp một vai trò không nhỏ đối với đời sống, nền kinh tế,
xã hội,... như cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế xã hội. Tiếp
đến là thu hút nguồn nhân lực của các tổ chức trong và ngoài nước tiếp cận đến ngành,
nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Và việc áp dụng công
nghệ vào nông nghiệp giúp tận dụng, sử dụng tiết kiệm và cải thiện đất đai, thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Cuối cùng là nâng cao
trình độ người lao động trong các ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương thức sản xuất công nghiệp đồng thời thúc
đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Nói tóm gọn, nông nghiệp công nghệ cao
đã được áp dụng những công nghệ mới nhất, tân tiến nhất để đóng góp vai trò lớn nhất
trong việc phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu. Áp dụng những công nghệ mới
trong nông nghiệp là điều cần thiết và cấp bách thời điểm này.

16
Ý thức được tầm quan
trọng của gia đình đối với
bản thân và đối với xã hội.
- Dành nhiều thời gian
quan tâm đến gia cha mẹ:
thường xuyên trò chuyện,

- Hiếu thảo với cha mẹ,


vâng lời cha mẹ, phụng
dưỡng, chăm sóc cha mẹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17
1. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 4.0 (thvm.vn)
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NGÀNH TRỒNG TRỌT -
Mekosilt - Nông nghiệp - Mãi mãi một đam mê
3. Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng với ngành nông nghiệp
(nongnghiep.vn)

18
i
a, b, c thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mẫu phân tích.

You might also like