You are on page 1of 5

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm

----------

TIỂU LUẬN

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Lớp học phần: DHTP15A


Mã học phần: 420300215902
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ái Vân
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 14
Thành viên MSSV
Nguyễn Thị Huyền Trăm 19433501
Phạm Thị Thanh Ngân 19481361
Võ Hương Giang 19472141
Trần Thanh Trúc 19432211

TPHCM, THÁNG 8 NĂM 2021


Tiểu luận giữa kì

Bảng phân công:

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Ghi chú


Suy nghĩ về yếu tố “chuyên nghiệp và đạo đức
Nguyễn Thị Huyền Trăm 19433501 nghề nghiệp kỹ sư chế biến thực phẩm” , kiểm tra, Nhóm trưởng
tổng hợp.
Phạm Thị Thanh Ngân 19481361 Suy nghĩ về yếu tố “chuyên nghiệp và đạo đức Thành viên
nghề nghiệp kỹ sư chế biến thực phẩm”, trang bìa.
Phân tích các tác động và sự đóng góp của ngành
công nghệ chế biến thực phẩm đối với con người
Võ Hương Giang 19472141 và xã hội trong giai đoạn hiện nay của thế giới và Thành viên
Việt Nam.

Phân tích các tác động và sự đóng góp của ngành


công nghệ chế biến thực phẩm đối với con người
Trần Thanh Trúc 19432211 và xã hội trong giai đoạn hiện nay của thế giới và Thành viên
Việt Nam.

2
Tiểu luận giữa kì

1. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CÔNG
NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
Trong sự phát triển kinh tế của xã hội ngày nay, có rất nhiều ngành nghề đã đóng góp
cho sự phát triển kinh tế của nước nhà nói riêng và thế giới nói chung, trong đó ngành
nghề trọng tâm mà góp phần nhiều nhất cho kinh tế không thể không kể đến ngành công
nghệ chế biến thực phẩm. Những năm qua, ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam
đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công
nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước. Vậy ngành này đã đóng góp gì mà
được xem là “điểm sáng” của ngành kinh tế ?            
Vì dân số ngày càng nhiều, năng lực sản xuất thì không theo kịp tốc độ phát triển đó.
Nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cụ thể là thực phẩm
sạch ngày càng tăng để cải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe. Nếu như không có
ngành Công nghệ thực phẩm giúp chúng ta nghiên cứu giống mới, tăng năng suất và tìm
cách bảo vệ thực phẩm, thì con người có thể rơi vào tình trạng đói, không có thức ăn hoặc
gặp các vấn đề về vệ sinh thực phẩm. Trong cơ thể chúng ta diễn ra những phản ứng để
chuyển hóa năng lượng từ dạng thức ăn sang các loại chất hữu cơ có thể tiêu hóa. Thực
phẩm cung cấp chất béo, protein, lipid, giucid,… Các chất này chuyển hóa thành năng
lượng để phát triển và duy trì các hoạt động cơ thể.
Hiện nay, vấn đề thực phẩm bẩn và thời gian sử dụng thực phẩm ngắn hạn đang là nỗi
lo của nhiều gia đình. Theo số liệu thống kê, hơn 30% lượng thực phẩm của thế giới bị bỏ
đi mỗi năm. Vì thế, với sự giúp đỡ của ngành công nghệ chế biến có thể giảm bớt số
lượng thực phảm bị bỏ phí và tận dụng chúng trở thành nguồn thực phẩm bổ sung. Mặt
khác, nhiều thương lái, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề chất lượng
thực phẩm. Đơn cử như vụ việc Cà phê pin hay pate Minh Chay… làm ảnh hưởng niềm
tin của người tiêu dùng. Đây là tác động tiêu cực, thực phẩm không an toàn, không có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến cho sức khỏe cả về hiện tại và lâu dài của người tiêu
dùng đều bị ảnh hưởng.
Thông qua chế biến, giá trị của sản phẩm thực phẩm tăng lên gấp nhiều lần. Tiêu thụ
sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Sự đóng góp của ngành vào
sự phát triển kinh tế đất nước và cải thiện nhu cầu thực phẩm cho nhân dân là không nhỏ,
có thể kể đến là xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều đứng thứ hai thế giới, hạt tiêu đứng thứ
nhất thế giới. Từ đó nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản và góp phần rất quan
trọng vào việc giải quyết vấn đề việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Nhờ đó, thu nhập
của người lao động tăng lên, khả năng thanh toán cho các chi phí ăn uống cũng tăng theo.
Điều này lại có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh hơn để có thu nhập quốc dân
cao hơn. Phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản, phát triển mạnh ngành công nghệ chế
biến thực phẩm về số lượng, chủng loại và chất lượng xuất khẩu có ý nghĩa to lớn trong

3
Tiểu luận giữa kì

việc tăng tích lũy cho nền kinh tế. Điều này góp phần vào quá trình đẩy mạnh Công
nghiệp hóa - hiện đại hóa,. tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để các doanh
nghiệp công nghiệp trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng trong nước lớn
hơn, kết nối được với khu vực đầu tư nước ngoài, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn
cầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.Đi cùng với đó, khách nước ngoài sẽ quan tâm đến đồ
ăn, thức uống, đôi khi ẩm thực là động cơ, mục đích có vai trò quan trọng để làm nên
thành công, tạo sức hấp dẫn và là yếu tố để quảng bá điểm đến. Do đó phát triển ngành
công nghê chế biến chính là tạo thị trường cho các ngành dịch vụ phát triển. Ngoài ra,
ngành công nghệ chế biến thực phẩm là sự lựa chọn cho các bạn du học sinh, là ngành có
nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài. Đặc biệt là thị trường sôi động và có công nghệ chế
biến phát triển như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore.
Do tác động của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp phải tạm dừng, ngành công nghệ chế biến thực phẩm vẫn là 1 trong số ngành đủ
sức tồn tại. Trong lúc này thực phẩm là thiết yếu, phải không ngừng cung cấp để đáp ứng
nhu cầu sử dụng. Vì là mùa dịch nên người tiêu dùng có thể mua tích trữ lâu dài tại nhà,
hạn chế tối đa số lần phải ra ngoài mua đồ ăn trong thời điểm nhạy cảm nên thức ăn qua
chế biến sẽ thích hợp.
Từ những vấn đề trên, cho thấy ngành công nghệ chế biến là một trong những “điểm
sáng” của ngành kinh tế nước nhà. Không chỉ giải quyết được vấn đề thực phẩm mà còn
đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng
với đó, gần 60% lao động trên thế giới làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến
thực phẩm, đây là đóng góp rất quan trọng của ngành đối với nền công nghiệp của quốc
gia. Luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao đối với dịch vụ ăn uống cùng với các dịch vụ khác, hướng ra thị trường quốc tế,
tăng GDP cho quốc gia.

2. SUY NGHĨ VỀ YẾU TỐ “CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


KỸ SƯ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM”.
Kinh tế xã hội của chúng ta hiện nay đang phát triển ngày một không ngừng, sự tiện
ích của con người đang ngày được tối ưu hóa. Với lợi thế đó thì các ngành như dịch vụ,
du lịch, điện tử, truyền thông,... đã ngành càng thống lĩnh trên nhiều mặt trận thương mại.
Song, trong tình thế dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hiện nay bạn nghĩ sẽ còn bao nhiêu
ngành nghề, lĩnh vực còn tồn tại được ở thời điểm hiện tại? Đúng vậy, chính là ngành
công nghệ thực phẩm. Từ đó cho thấy ngành của chúng ta có một ý nghĩa rất đặc biệt
trong thời điểm khó khăn này. Nó vừa là ngành cung cầu nhu cầu thiết yếu vừa đáp ứng
nhu cầu ăn uống ngày càng cao của con người, con người không thể sống mà không ăn
uống được.
Chính vì tính đặc thù của ngành Công nghệ thực phẩm nên những người kỹ sư cũng đi
kèm với những yêu cầu khắt khe khác. Người kỹ sư công nghệ thực phẩm vừa là người

4
Tiểu luận giữa kì

tiêu dùng vừa là người kỹ sư biết rõ những bản chất của thực phẩm nên sự chuyên nghiệp
và đạo đức là 2 yếu tố luôn đi kèm trong mỗi người kỹ sư công nghệ thực phẩm.
Một người kỹ sư chuyên nghiệp là người nắm vững được kiến thức nền tảng, chuyên
sâu hóa – sinh học, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm. Có kỹ năng vận
dụng công nghệ và thiết bị, có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích cũng như nghiên
cứu,... Về thái độ phải chuyên nghiệp, tỉ mỉ, sáng tạo và đặc biệt có đam mê với khoa học
và nghiên cứu. Người tiêu dùng là nhưng người luôn có yêu cầu cao về sản phẩm họ tiêu
dùng: chất lượng, giá cả hợp lí, mẫu mã đẹp mắt, tốt cho sức khỏe,... chính vì thế người
kỹ sư phải có nhưng yếu tố trên để luôn linh động trong công việc của mình, tạo ra các
sản phẩm đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu người tiêu dùng đang ngày càng tiến bộ trong
việc nắm bắt thông tin. Cũng từ đó con đường sự nghiệp sẽ rộng mở cho các người kỹ sư
luôn trao dồi kiến thức cho mình.
Thực phẩm không chỉ nguồn dinh dưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng cho việc bảo
vệ sức khỏe người dân. Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó, một người
kỹ sư phải luôn đặt đạo đức nghề nghiệp của mình lên hàng đầu, khi ký duyệt các tài liệu
phải cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng không được qua loa, cẩu thả. Người kỹ sư phải chịu
trách nhiệm đối với công việc mình được giao cho. Phải đặt sự an toàn và phúc lợi của
người tiêu dùng lên hàng đầu, không để lợi ích bản thân ảnh hưởng đến nghiệp vụ, phải
công tư phân minh. Bởi vì nghề nghiệp của kỹ sư thực ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến sứ
khỏe người tiêu dùng nên người kỹ sư phải luôn trung thực, công khai minh bạch trong
công việc của mình, nâng cao và bảo vệ sức khỏe người sử dụng thực phẩm.
Người kỹ sư không ngừng phát triển chuyên môn của mình trong suốt sự nghiệp và
cập nhật kiến thức mới bằng cách tham gia hành nghề, tham dự các khóa học, đọc các tài
liệu kỹ thuật, và tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành.
Nếu có những yếu tố nói trên, bạn hãy tự tin ngành Công nghệ thực phẩm đang theo
học của mình. Tất nhiên, để trở thành một Kỹ sư Công nghệ thực phẩm thành công bạn
cần sở hữu thêm nhiều yếu tố khác nữa mà bạn có thể tích lũy được trong quá trình học
tập và làm việc, hãy tự tin với ước mơ và tiếp tục theo đuổi nó bằng 100% sức lực của
bạn, chắc chắn rằng rồi bạn sẽ thành công trong tương lai.

You might also like