You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

------*****------

BÁO CÁO NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NƯỚC TA VÀ
NGHIÊN CỨU VỀ MÌ ĂN LIỀN
Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên: MSSV:

VÕ THỊ THÙY GIANG - 20221188


LÊ THỊ DIỆU ANH - 20221145
CAO TIẾN ĐẠT - 20221168
LÊ DUY QUYỀN - 20221262
ĐẶNG DUY KHÁNH - 20221213

Hà Nội 2023
MỤC LỤC
I, TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

1. Định nghĩa về thực phẩm..........................................................................................................3


2. Công nghệ thực phẩm là gì?......................................................................................................3
3. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?...........................................................................................3
4. Sự phát triển về ngành công nghệ thực phẩm ở nước ta...........................................................4
5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm................................................................. 4,5

II, MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM

1. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ ....................................................................................................5,6


2. khái niệm nhiệt độ..................................................................................................................6,7

III, BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐI SIÊU THỊ

1. Khảo sát siêu thị VinMart+ ..........................................................................................7,8,9,10

2. Giới thiệu chung về mì ăn liền (mì tôm).............................................................................10,11

3. Giới thiệu về sản phẩm mì Hảo Hảo ...............................................................................11,...23


4. Thị trường phát triển và cơ hội việc làm của ngành thực phẩm mì ăn liền........................23,24
I, TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
1. Định nghĩa về thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo
quản, thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể
ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat ( tinh bột
), lipit ( chất béo ), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động
sống của cơ thể.

2. Công nghệ thực phẩm là gì?


Công nghệ thực phẩm là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá
chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận
hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay
hóa học… Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta.

3. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?


Là ngành đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng lẫn chuyên sâu về hóa học, sinh học, nguyên liệu
chế biến, phương pháp chế biến, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong nh Là ngành u cầu ăn uống của cộng đồng. Bên cạnh đó, sinh
viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản, công nghệ bảo quản, chế
biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm…
Vì các tính chất đặc thù của ngành, sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm,
tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy
trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

4. Sự phát triển về ngành công nghệ thực phẩm ở nước ta


Nhiều năm nay, thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng
phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội
địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Ngoài ra, việc Việt Nam đã và
đang tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và mới đây nhất là EVFTA cũng
đã mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành thực phẩm phát triển, tăng cơ hội xuất khẩu. Từ đó,
triển vọng của ngành Công nghệ thực phẩm trong tương lai sẽ rộng mở hơn bao giờ hết, tạo tiền đề phát
triển cho các bạn sinh viên dấn thân vào ngành học này.

 Ngành công nghiệp thực phẩm (CNTP) của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng
bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng
xuất khẩu.
“Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), CNTP là một trong những ngành có tiềm năng phát
triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm và
đồ uống tại Việt Nam tăng nhanh, đã hình thành một số doanh nghiệp tập đoàn lớn trong nước có uy
tín, thương hiệu mạnh, được đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại như: Vinamilk, TH
Truemilk, Nutifood, Masan, Sabeco, Habeco, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Bibica, Hải Hà…”
 Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhiều hãng thực phẩm và đồ uống
nổi tiếng trên thế giới cũng đã đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
như: Cocacola, Pepsi, Heineken, Tiger, Carlsberg, Saporo, Orion, FrieslandCampina, Nestle…

Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do điều này mang lại nhiều lợi thế
về thị trường cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển. Do đó, để nhanh chóng
nắm bắt được cơ hội, cũng như tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đầu tư
mạnh thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và xây dựng thương hiệu,
quảng bá sản phẩm. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần xây dựng kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu
thông qua những giải pháp căn cơ theo hướng tăng hiệu quả liên kết giữa các tỉnh, thành phố, giữa nông
dân – doanh nghiệp sản xuất – nhà quản lý để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định.

 Dự báo trong những năm tới, ngành CNTP vẫn chịu thách thức bởi sự chuyển đổi thị trường và
xu hướng tiêu dùng mới, nên gia tăng giá trị sản phẩm là yêu cầu tất yếu...Để tạo điều kiện cho
ngành CNTP phát triển bền vững, Chính phủ, Bộ Công Thương và các ngành liên quan đã và
đang tiếp tục ban hành những chính sách khuyến khích phát triển phù hợp, cụ thể CNTP Việt
Nam cần phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị nâng cao giá trị sản phẩm.

5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm


Vấn đề về công nghệ thực phẩm càng trở nên quan trọng trong nhu cầu phát triển chung của
ngành do Việt Nam đang là một đất nước có sản lượng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu ra thị
trường thế giới khá lớn và ngày càng phát triển. Theo khảo sát nhu cầu việc làm thì ngành công
nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành cần lao động nhất Việt Nam vào khoảng năm
2015 - 2025. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong các công ty sản xuất thực phẩm, thiết bị
thực phẩm hoặc các tập đoàn lớn trong lĩnh vực thực phẩm như: URC, Tân Hiệp Phát, Vinamilk,
Kinh Đô, Vifon, Acecook, MaSan,...

Thời gian thử việc đối với nhân viên trong ngành Công nghệ thực phẩm thường diễn ra trong
vòng 2 tháng dựa theo quy định của Luật Lao động. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm của ứng
viên cũng như quy định riêng của doanh nghiệp, cơ sở mà ứng viên và nhà tuyển dụng có thể
thỏa thuận rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thử việc.

Làm việc gì cũng gặp phải thách thức và ngành Công nghệ thực phẩm cũng vậy. Để không bị
lùi bước trước thời thế bạn cần nâng cao chất lượng, kiến thức và khả năng trong ngành của bản
thân. Nếu không thể nâng cao chất lượng làm việc của bản thân bạn sẽ dễ dàng bị đào thải và
nhường đường cho những người khác. Dưới đây là một số vị trí làm việc khi theo đuổi chuyên
ngành Công nghệ thực phẩm:

- Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm: Người ở vị trí việc làm Chuyên viên nghiên
cứu và phát triển sản phẩm sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ và các dự án mới.

- Kỹ sư chế biến nông sản: Đây sẽ là vị trí nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản
như mục tiêu đề ra, giám sát, hướng dẫn công nhân các quy trình chế biến nông sản và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất.

- Kỹ sư chế biến thuỷ sản: Đây là vị trí chế biến, bảo quản, xử lý các sản phẩm thủy sản một
cách an toàn nhất, hiệu quả nhất, và mang lại kinh tế cao nhất.
- Giám sát chất lượng sản xuất: Ở vị trí này bạn sẽ là người theo dõi và giám sát các bước sản
xuất và sản phẩm có đạt đủ yêu cầu ở bước sản xuất đó hay không.

- Nhân viên kỹ thuật QC: Là vị trí chịu trách nhiệm theo dõi, đo lường các chỉ tiêu chất lượng
của nguyên liệu và các thành phẩm trong các công đoạn sản xuất xem có đạt chất lượng theo yêu
cầu hay chưa và xác nhận các kết quả kiểm tra đó.

- Nhân viên kiểm tra chất lượng: Là bộ phận chỉ huy và chịu trách nhiệm toàn bộ về tiêu
chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 Bạn cũng có thể lựa chọn trở thành trung gian phân phối nguyên liệu thực phẩm

II, MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM
1. khái niệm nhiệt độ
Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ “nóng” và “lạnh”. Vật chất
có nhiệt độ cao hơn thì nóng hơn. Chúng ta đo nhiệt bằng nhiệt kế. Trong hệ đo lường quốc tế,
nhiệt độ được đo bằng đơn vị Kelvin, ký hiệu là K. Trong đời sống ở Việt Nam và nhiều nước, nó
được đo bằng °C (1°C tương ứng với 273,15°K).
Nhiều tính chất vật lý của sản phẩm thực phẩm như các pha rắn, lỏng, khí, tỷ trọng, độ hòa tan,
áp suất hơi,… phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ cũng đóng vai trong quan trọng trong việc xác
định tốc độ và khả năng phản ứng hóa học xảy ra.

2. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ


a, Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng sản phẩm
Thông thường, đa phần các sản phẩm thực phẩm sau khi chế biến thì được giữ ở điều kiện thường hoặc
lạnh. Trong quá trình chế biến, nếu buộc phải chế biến ở nhiệt độ cao thì chúng ta cũng chỉ giới hạn với
thời gian rất ngắn. Vì các giá trị dinh dưỡng, các thành phần dinh dưỡng đa số không bền nhiệt, chúng sẽ
biến đổi, làm giảm chất lượng sản phẩm nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao, các sản
phẩm dễ bị biến đổi hơn, bởi sự phát triển của vi sinh vật gây hại, các phản ứng sinh hóa trong sản phẩm
dễ bị thúc đẩy.

b, Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến bảo quản sản phẩm


Với mỗi chủng loại nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, sự hoạt động của các quá trình sinh lý – sinh hóa
trong thực phẩm cũng như trong vi sinh vật là khác nhau. Do đó sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến mỗi loại
sản phẩm cũng khác nhau.
Mỗi loại sản phẩm đều có một nhiệt độ tối ưu để bảo quản, khi bảo quản ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp
hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến thời hạn bảo quản cũng như chất lượng sản phẩm.
Người ta chứng minh được rằng sự biến động nhiệt độ gây ảnh hưởng lớn đến thời hạn bảo quản. Nếu
trong quá trình bảo quản, nhiệt độ dao động lớn và không ổn định sẽ tác hại tới bảo quản thực phẩm lớn
hơn là bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp nhưng ổn định.
c, Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến bảo quản sản phẩm thực phẩm tươi
Đối với sản phẩm tươi sống, sự thay đổi nhiệt độ trước hết ảnh hưởng đến cường độ hô hấp. Nhiệt độ
càng cao tốc độ phản ứng sinh hóa xảy ra trong thực phẩm cũng càng cao, được thể hiện qua cường độ
hô hấp. Tuy nhiên sự phụ thuộc tỉ lệ thuận đó chỉ đến giới hạn nhất định, cụ thể khi nhiệt độ tăng từ 25°C
trở lên. Muốn cường độ hô hấp giảm, tức là muốn ức chế hoạt động sống của nguyên liệu sản phẩm thực
phẩm tươi thì cần bảo quản trong môi trường nhiệt độ càng thấp càng tốt. Nhiệt độ càng thấp thì vi
khuẩn phát triển càng chậm. Do đó, làm lạnh là một biện pháp hiệu quả để bảo quản sản phẩm thực
phẩm tươi sống. càng giữ lâu, càng phải làm lạnh sâu. Tùy mức độ và khối lượng thực phẩm cần bảo
quản và thời gian bảo quản mà người ta dùng các phương tiện khác nhau như tủ lạnh thường, tủ lạnh sâu
(deep freezer, congelater,…), nhà lạnh, toa lạnh di động,…

Thực phẩm có tính chất chung là dẫn nhiệt kém, do đó với một khối lượng lớn thì nhiệt độ bề mặt và
nhiệt độ ở sâu bên trong có sự chênh lệch nhau rất nhiều. Làm lạnh không đủ sâu thì phần bên trong của
khối thực phẩm không lạnh,vi khuẩn vẫn phát triển và làm hỏng thực phẩm.

d, Cách hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản phẩm
Nhiệt độ là một nhân tố tác động lớn đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, để hạn chế tối đa ảnh hưởng
xấu của nhiệt đến sản phẩm, chúng ta cần tìm ra nhiệt độ thích hợp cho từng loại sản phẩm, hoặc nhóm
sản phẩm cụ thể. Bao hàm cả vấn đề chọn phương pháp xử lý và mức nhiệt xử lý, chế biến cũng như bảo
quản thực phẩm phù hợp.
Ngày nay, con người sáng tạo ra nhiều phương pháp để kiểm soát nhiệt độ thực phẩm, một trong số đó là
các loại tem hiển thị màu được dán lên sản phẩm, chúng sẽ biểu thị và cho chúng ta biết rằng sản phẩm có
được liên tục bảo quản trong nhiệt độ lý tưởng của sản phẩm đó hay không.

III, BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐI SIÊU THỊ


SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN
1.Khảo sát siêu thị VinMart+
 Giới thiệu về VinMart
Thương hiệu VinMart có lẽ không còn xa lạ gì với nhiều người dân Việt Nam trong vài năm trở
lại đây. Mặc dù ra đời tương đối muộn hơn so với các chuỗi siêu thị bán lẻ khác, nhưng không vì
thế mà thương hiệu này yếu thế hơn.
VinMart là hệ thống siêu thị thuộc Tập đoàn Masan Group, Việt Nam. Hệ thống này khai
trương vào ngày 20 tháng 11 năm 2014. Theo thống kê của Vietnam Report. tính đến tháng 11
năm 2017, VinMart và chuỗi cửa hàng VinMart+ nằm trong Top 2 nhà bán lẻ được người tiêu
dùng quan tâm nhất, Top 4 trên bảng xếp hạng 10 nhà bán lẻ uy tín nhất năm 2017.

Tính đến tháng 5 năm 2019, VinMart đã có khoảng 111 siêu thị và khoảng 1.800 cửa hàng
VinMart+ trên 50 tỉnh thành. Số lượng nhân viên khoảng hơn 11.000 người. Các sản phẩm của
VinMart đều rất đa dạng với nhiều chủng loại, thương hiệu khác nhau.
VinMart Plus hay thường được gọi là VinMart+ là mô hình cửa hàng bán lẻ tiện lợi vì cộng
đồng. Hệ thống VinMart+ có độ phủ sóng trên toàn quốc, là nơi cung cấp hàng hóa, thực phẩm
an toàn và tiện ích cho mọi gia đình.

VinMart Plus hiện là chuỗi cửa hàng tiện lợi có số lượng cửa hàng lớn nhất cả nước. Tính đến
năm 2017, số lượng cửa hàng VinMart+ đã lên tới 900 cửa hàng. Khu vực thường được hướng
đến để mở cửa hàng là những nơi đông dân cư, khu chung cư, khu văn phòng. Các mặt hàng
được bày bán cũng đa dạng cả về chủng loại, chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người tiêu dùng

 VinMart bán gì?

VinMart là một trong số những thương hiệu bán lẻ được khách hàng Việt Nam tin tưởng lựa
chọn mỗi khi có nhu cầu mua sắm. Tại đây có hơn 40 ngàn mặt hàng thuộc hóa mỹ phẩm, thực
phẩm, điện máy gia dụng, đồ dùng gia đình, đồ chơi, thời trang,… có thể đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của gia đình bạn. Các cửa hàng VinMart thường tọa lạc tại các khu dân cư, khu trung tâm
nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Cùng điểm qua danh mục các sản phẩm đang được bày
bán tại VinMart nhé.
Các sản phẩm tại VinMart & VinMart+ đều rất đa dạng về chủng loại, giá cả (nguồn: internet)

 Một số những sản phẩm được bày bán tại VinMart bao gồm
 Trái cây
 Thực phẩm tươi sống và thực phẩm khô
 Đồ gia dụng
 Hóa phẩm, chất tẩy
 Giấy và các sản phẩm về giấy
 Mỹ phẩm trang điểm
 Đồ uống
 Bánh kẹo
 …
Hình ảnh các sản phẩm mì ăn liền được bày bắn tại winmart

2. Giới thiệu chung về mì ăn liền (mì tôm)


-Khái niệm: Mì ăn liền là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền, dạng khô, được đóng gói cùng gói bột xúp, dầu
gia vị, nguyên liệu sấy khô,… Gia vị thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với
vắt mì (mì ly). Khi ăn chỉ cần đổ nước sôi vào hoặc có thể ăn sống. Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử
dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc sấy (mì không chiên).
-Lịch sử hình thành và phát triển:
+ Mì có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Thanh, một đầu bếp đã cho
mì trứng đã nấu chín vào để luộc. Để cứu chữa món ăn, anh vớt ra và chiên trong dầu nóng, phục vụ
chúng như một món xúp. Theo tạp chí Thực phẩm Dân tộc, bao bì mì ăn liền ban đầu được dán nhãn "mì
Yi".
+Mì ăn liền hiện đại được tạo ra bởi nhà phát minh người Nhật gốc Đài Loan Ando Momofuku ở
Nhật Bản. Sản phẩm được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 8 năm 1958 bởi công ty của
Ando, Nissin, dưới tên thương hiệu Chikin Ramen.
+Do giá cả và sự mới lạ, Chikin Ramen ban đầu được coi là một mặt hàng xa xỉ, vì các cửa hàng tạp
hóa Nhật Bản thường bán mì tươi với giá bằng 1/6. Mặc dù vậy, mì ăn liền cuối cùng đã trở nên phổ biến
rộng rãi, đặc biệt là sau khi được quảng cáo bởi Mitsubishi Corporation.Ban đầu trở nên phổ biến
trên Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nơi mà giờ đây chúng đã được gắn chặt vào văn hóa địa phương
của các khu vực đó, mì ăn liền cuối cùng đã lan sang và trở nên phổ biến ở hầu hết các nơi khác trên thế
giới.
-Thành phần: Thành phần chính trong mì ăn liền chính là bột lúa mì.[12] Ngoài các thành phần chính, mì
ăn liền chứa dầu cọ, các loại gia vị, nước và các thành phần khác ( Muối, Kansui, Tinh bột, PolyPhotphat,
Hydrocolloids

3. Giới thiệu về sản phẩm mì ăn liền


“Trong xã hội hiện đại và tấp nập ngày nay, có thể nói mì ăn liền đã trở thành một phần tất
yếu trong cuộc sống của mỗi người. Cũng chính vì thế mà thị trường mì ăn liền cũng ngày càng
trở nên sôi động hơn bao giờ hết.”

 Hình ảnh chụp sản phẩm từ siêu thị:

Cả nhóm cùng đi siêu thị và tìm hiểu vể sản phẩm mì ăn liền


:
Các dòng sản phẩm mì gói Hảo Hảo

♦ CỘI NGUỒN CỦA MÌ ĂN LIỀN


+ MÌ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Thanh, một đầu
bếp đã cho mì trứng đã nấu chín vào để luộc. Để cứu chữa món ăn, anh vớt ra và chiên
trong dầu nóng, phục vụ chúng như một món xúp. Theo tạp chí Thực phẩm Dân tộc, bao bì
mì ăn liền ban đầu được dán nhãn "mì Yi".
+Mì ăn liền hiện đại được tạo ra bởi nhà phát minh người Nhật gốc Đài Loan Ando
Momofuku ở Nhật Bản. Sản phẩm được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 8
năm 1958 bởi công ty của Ando, Nissin, dưới tên thương hiệu Chikin Ramen.
+Do giá cả và sự mới lạ, Chikin Ramen ban đầu được coi là một mặt hàng xa xỉ, vì các
cửa hàng tạp hóa Nhật Bản thường bán mì tươi với giá bằng 1/6. Mặc dù vậy, mì ăn liền
cuối cùng đã trở nên phổ biến rộng rãi, đặc biệt là sau khi được quảng cáo bởi Mitsubishi
Corporation.Ban đầu trở nên phổ biến trên Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nơi mà giờ đây
chúng đã được gắn chặt vào văn hóa địa phương của các khu vực đó, mì ăn liền cuối cùng
đã lan sang và trở nên phổ biến ở hầu hết các nơi khác trên thế giới.
 Thành phần: Thành phần chính trong mì ăn liền chính là bột lúa mì.[12] Ngoài các thành phần
chính, mì ăn liền chứa dầu cọ, các loại gia vị, nước và các thành phần khác ( Muối, Kansui,
Tinh bột, PolyPhotphat, Hydrocolloids,…)

 Quy trình sản xuất mì ăn liền


Bước 1: Nuyên liệu
 Vắt mì: được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột lúa mì (một loại ngũ cốc, hay còn gọi là bột mì) và
màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.
 Gói dầu gia vị: được nấu từ dầu thực vật tinh luyện cùng các nguyên liệu tươi như hành tím, ớt, tỏi,
ngò om…
 Gói súp: là hỗn hợp các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột tôm, tiêu, tỏi…
 Gói rau sấy: bao gồm thịt, tôm, trứng, rau (hành lá, ba rô, đậu hà lan, cà rốt, cải…) được sấy khô.
 Bao bì: là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm, đạt chứng nhận an toàn trong thực phẩm.

Bước 2: Trộn bột


Bột lúa mì, dung dịch nghệ và các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, nước tương, nước mắm…) được trộn đều
trong cối trộn, bằng thiết bị tự động và khép kín.

Bước 3: Cán tấm


Bột sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải. Tại đây, các cặp lô cán thô và cán
tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản
phẩm.

Bước 4: Cắt tạo sợi


Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và hình thành những gợn sóng đặc trưng
bởi hệ thống trục lược.

Bước 5: Hấp chín


Sợi mì được làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn kín bằng hơi nước, ở nhiệt độ khoảng 100°C.

Bước 6: Cắt định lượng và bỏ khuôn


Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động và rơi xuống phễu, nằm gọn trong
khuôn chiên. Tùy từng sản phẩm mà khuôn chiên có hình vuông, tròn,…để tạo nên hình dáng tương ứng cho
vắt mì.

Bước 7: Làm khô


Để bảo quản trong thời gian từ 5 – 6 tháng ở nhiệt độ bình thường, vắt mì sẽ đi qua hệ thống chiên hoặc sấy để
làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất.

 Mì chiên: Vắt mì được chiên qua dầu ở nhiệt độ khoảng 160°C – 165°C trong thời gian khoảng 2,5
phút. Độ ẩm vắt mì sau chiên khoảng dưới 3%. Dầu dùng để chiên mì là dầu thực vật (có nguồn gốc từ
dầu cọ), được tách lọc bằng công nghệ làm lạnh tự nhiên nên giúp hạn chế tối đa phát sinh Trans fat.
Đồng thời, nhờ việc kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng dầu luôn tươi mới nên các sản
phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam luôn có chỉ số AV (Acid Value) rất thấp (AV≤2mg
KOH/gram dầu), giúp sản phẩm có mùi vị thơm ngon.
 Mì không chiên: Vắt mì được sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ 65 – 80°C trong thời gian khoảng 30 phút.
Độ ẩm vắt mì sau sấy khoảng dưới 10%.

Bước 8: Làm nguội


Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào hệ thống đường ống, thổi xuyên qua vắt mì để làm nguội vắt mì
về nhiệt độ của môi trường trước khi chuyển qua công đoạn đóng gói.
Bước 9: Cấp gói gia vị
 Đối với mì gói: các gói gia vị sẽ được bổ sung bằng thiết bị tự động.
 Đối với mì ly: thiết bị cung cấp ly sẽ tự động bỏ vắt mì vào bên trong, sau đó tiếp tục bổ sung các
nguyên liệu sấy và các gói gia vị.

Bước 10: Đóng gói


Sau khi có đầy đủ các thành phần gia vị theo quy cách của từng sản phẩm, vắt mì sẽ được đóng gói hoàn chỉnh.
Hạn sử dụng được in trên bao bì trong quá trình đóng gói.

Bước 11: Kiểm tra chất lượng


Để đảm bảo chất lượng tốt nhất , mỗi sản phẩm đều phải đi qua 03 thiết bị kiểm tra, bao gồm: máy dò kim loại,
máy cân trọng lượng và máy dò dị vật (Máy X-ray).
Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền và chuyển đến bộ phận xử lý sản phẩm lỗi.

Bước 12: Đóng thùng


Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra
chất lượng bởi phòng QC (Quality Control) trước khi phân phối ra thị trường.

 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT THU HÚT NGƯỜI SỬ DỤNG CỦA MÌ ĂN LIỀN
 GIÁ CẢ BÌNH DÂN
- Gắn bó với hàng triệu người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ, mì ăn liền đã có mặt trong
cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình, từ những bếp ăn đạm bạc tới những bữa tiệc thịnh
soạn, từ những căn nhà lá đơn sơ tới những tòa cao ốc văn phòng hiện đại, từ những vùng
quê hẻo lánh tới những thành phố nhộn nhịp.
- Những gói mì đầu tiên với mức giá chỉ 1.000 đồng, vị chua cay hay sa tế hành đã mở đầu
cho giai đoạn hàng loạt thương hiệu mì ra đời tại Việt Nam. Trải qua gần 20 năm phát
triển, giá cả của những gói mì ngày nay trên thị trường chỉ ở mức 3.500 đồng, một mức
giá rẻ, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân lao động.
 CHẤT LƯỢNG TUYỆT VỜI
- Dù có mức giá vô cùng rẻ nhưng chất lượng của những gói mì lại vượt trên mệnh giá đó.
Và mì ăn liền cũng nhằm hướng tới một chất lượng tuyệt vời đáp ứng được mong muốn
và kỳ vọng của người tiêu dùng.
 THỪA HƯỞNG ĐÚNG NGHĨA TINH THẦN NHẬT BẢN
- Kế thừa kinh nghiệm từ Acecook Nhật Bản, quá trình sản xuất mì ăn liền tại Acecook
Việt Nam sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, tự động hóa, với quy
trình khép kín và đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, HACCP.
- Cùng với đó, trong suốt 20 năm kể từ khi công ty được thành lập cho đến nay, Acecook
luôn cử các cán bộ kỹ thuật từ Nhật qua VN để chỉ đạo, hướng dẫn cho các cán bộ kỹ
thuật người Việt, từ cách chọn lựa nguyên vật liệu, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng
sản phẩm, quy trình sản xuất… Chính những cam kết chất lượng đó đã góp phần tạo nên
một dây chuyền sản xuất khép kín, không ngừng cải tiến và đặc biệt là an toàn, bảo đảm
vệ sinh.
 THỎA MÃN KHẨU VỊ NGƯỜI VIỆT NAM
- Để nắm vững vị thế của mình trên tjij trường tiêu thụ thì sản phẩm mì ăn liền luôn nghiên cứu về
hương vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dung. Vì thế hàng trăm sản phẩm mì ăn liền
ra đời với đủ loại hương vị khác nhau đem đến sự hài long cho người tiêu dung.

Hướng dẫn sử dụng: Cho vắt mì và các gói gia vị vào tô. Chế khoảng 400ml nước sôi, đậy nắp trong 3
phút. Trộn đều và sử dụng
Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

 NHU CẦU TIÊU DÙNG CỦA MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM


Theo báo cáo của Euromonitor - một trong những hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế
giới, có trụ sở tại Anh - năm ngoái, Việt Nam tiêu thụ khoảng 411.500 tấn mì gói, tăng 9% so
với năm 2020 và tăng hơn 20% nếu so với năm 2016. Về giá trị, thị trường mì ăn liền ghi nhận
hơn 3.800 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2020 và tăng gần 18% so với 5 năm trước đó.
Như vậy, trung bình mỗi ngày, người Việt dùng hơn 1.127 tấn và chi hơn 84 tỷ đồng cho việc
ăn mì gói.
 Lợi ích và tác hại khi ăn mì hảo hảo nói riêng và mì ăn liền nói chung:
Lợi ích
- Sự tiện ích: mì ăn liền được đóng gói cẩn thận dễ dàng cho vào balo, túi xách. Khi cần thì chỉ cần
chuẩn bị nước sôi là xong
- Giá: 3000 – 6000 VND đối với mì đóng gói, mì ly dao động từ 10000 – 15000 VND
- Tiết kiệm thời gian: Thời gian chế biến nhanh chóng, chỉ cần 3p để có một tô mì nóng hổi
- Cung cấp năng lượng tức thời: với thành phần chính là bột lúa mì, được xếp vào nhóm lương
thực, cho nên khi ăn mì ăn liền vẫn sẽ cung cấp được nguồn năng lượng nhất định đủ để cơ thể
hoạt động trong một buổi.
- Thời gian bảo quản: bảo quản được thời gian dài tầm 6 tháng đến 1 năm, mì ăn liền được xếp vào
những món ăn mang tinh thần dự trữ, cứu trợ, đề phòng những thiên tai cho xã hội.

Tác hại
- Là thực phẩm không lành mạnh: mì ăn liền có nhiều chất bột đường, muối và chất béo nhưng lại
ít chất đạm, chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết
- Gây nóng trong người
- Gây ra các bệnh như: béo phì, hội chứng chuyển hóa tim mạch,…

4. Thị trường phát triển và cơ hội việc làm của ngành thực phẩm mì ăn liền
 Thị trường phát triển
Mì ăn liền phổ biến ở Việt Nam, ở đây thường được ăn như một món ăn sáng. Tiêu thụ bình
quân đầu người năm 2019 là 56,9 khẩu phần mỗi năm.

“Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47%

so với năm 2019. Trong khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc đạt

hơn 16% vào năm 2020. Nguyên nhân do quốc gia này chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng dự

trữ thực phẩm ăn liền.’’

“Theo một báo cáo được công bố mới đây của Kantar Worldpanel về thị trường mì ăn liền Việt Nam
trong 2 quý đầu năm 2019, bình quân khối lượng tiêu thụ mì ăn liền tính trên đầu người mỗi năm tại khu
vực nông thôn lên đến 56 gói; ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là 36 gói. Đáng
chú ý, có đến 90% hộ gia đình Việt Nam sử dụng thực phẩm này và bình quân cứ 2 ngày, thị trường lại
đón nhận thêm một thương hiệu mì ăn liền mới.”
- Các doanh nghiệp khác như Acecook Việt Nam (mì Hảo Hảo), Masan Consumer (mì
Omachi, Kokomi) và Asia Foods (mì Gấu Đỏ)… cũng liên tục cho ra thị trường những sản phẩm
mới, mang tính cạnh tranh cao và có giá cả phù hợp cho số đông người tiêu dung
- Thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000 bởi công ty Acecook Việt
Nam, một nhà sản xuất mì ăn liền đến từ Nhật Bản. Năm 2018, Hảo Hảo đã đạt kỷ lục là mì ăn
liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 - 2018), với hơn 20 tỉ gói
mì ăn liền được phục vụ người tiêu dùng. Cùng với việc 2 năm liên tiếp ghi tên vào top 1
"Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất" tại Việt Nam.

 Cơ hội việc làm


Ngày nay, cơ hội việc làm rất rộng mở đối với ngày công nghiệp sản xuất và chế biến mì ăn
liền. Chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy thông tin tuyển dụng của các công ty trên các trang
web chính chủ của công ty. Sinh viên ra trường, tùy vào chuyên ngành mình học mà có thể ứng
tuyển vào các vị trí:
 Nhân viên đảm bảo chất lượng (QA)
 Chuyên viên luật QA
 Nhân viên tài chính
 Chuyên viên phát triển thị trường
 Nhân viên IT, Marketing...

_______________________________________________End____________________________

You might also like