You are on page 1of 28

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

---

ĐỀ TÀI:
SEMINAR QUẢN :LÝ
Nhóm học 01 CHUỖI CUNG ỨNG
CHUỖINhóm
CUNG ỨNG: LẠNH
trình bày 06 HOA QUẢ
VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GVHD : TS. Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên Lớp


1 Đặng Quỳnh Chi 653875 K65QLTPA
2 Nguyễn Thị Duyên 651008 K65QLTPA
3 Nguyễn Thị Hiền 653890 K65QLTPA
4 Nguyễn Thị Ngọc Hân 654453 K65QLTPA
5 Trần Thị Hằng 651021 K65QLTPA
6 Vũ Phạm Tiến Đạt 654717 K65KDTPA
7 Phạm Hồng Phong 652561 K65QLTPA

1
2
Mục lục

Mục lục...........................................................................................................................3
I. Giới thiệu về chuỗi cung ứng lạnh hoa quả.................................................................6
1. Giới thiệu................................................................................................................6
2. Các chuỗi cung ứng lạnh.........................................................................................6
II. Thành viên và các chức năng thành viên trong chuỗi................................................8
1. Nông dân:................................................................................................................8
2. Thương nhân thu mua.............................................................................................8
3. Nhà bán buôn........................................................................................................10
4. Nhà bán lẻ.............................................................................................................10
5. Khách hàng...........................................................................................................11
III. Các kênh phân phối.................................................................................................12
1. Kênh phối lạnh hoa quả........................................................................................12
2. Thực trạng và đề xuất cho chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ
...................................................................................................................................21
3. Kết luận:................................................................................................................22
4. Đánh giá chuỗi cung ứng lạnh hoa quả Việt Nam:...............................................23
5. Học hỏi các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh hoa quả ở Việt
Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản...........................................................................25
Tài liệu tham khảo......................................................................................................28

3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng thống kê tỷ lệ thất thoát nông sản, nguyên nhân và biện pháp hạn
chế.................................................................................................................18

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Giám sát lạnh trong hậu cần thực phẩm.....................................................6
Hình 2: Chuỗi cung ứng lạnh - Logistics cơ hội và thách thức..............................7
Hình 3: Ứng dụng chuỗi cung ứng lanh trong quá trình vận chuyển giúp bảo quản
nông sản tốt hơn..............................................................................................9
Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối hoa quả tại thành phố Cần Thơ............................12
Hình 5: Thực trạng và xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại nhà cung cấp................14
Hình 6: Thực trạng và xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại nhà phân phối...............15
Hình 7: Thực trạng và xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại nhà bán lẻ.....................17

5
I. Giới thiệu về chuỗi cung ứng lạnh hoa quả

1. Giới thiệu
Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông
nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì
nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau để đảm
bảo chất lượng của các loại sản phẩm.
Tùy thuộc vào loại sản phẩm cũng như yêu cầu cụ thể về thời gian và khoảng
cách, tiêu sử dụng của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng lạnh sẽ cung
cấp các khoảng nhiệt độ thích hợp cho sản phẩm nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ
của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản,
hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là
vacxin, v.v trong quá trình vận chuyển và khi lưu trữ tạm thời.

2. Các chuỗi cung ứng lạnh


 Gồm 2 hệ thống logistics cơ bản :
 Mạng lưới nhà kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ để bảo quản các mặt hàng
nhạy cảm dễ hỏng.
 Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như xe tải,
container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển về giao nhận
kiểm tra, duy trì nhiệt dộ lạnh cần thiết.
 Các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến là :
 Lạnh sâu -28 đến -30°C (vận chuyển mặt hàng hải sản).
 Đông lạnh -16 đến -20°C (mặt hàng thịt).
 Lạnh 2 đến 4°C (chủ yếu mặt hàng rau quả, trái cây).
Chuỗi cung ứng lạnh tập chung vào 3 hợp phần chính là : trang bị các thiết bị dự
trữ và vận chuyển hàng hoá an toàn đồng bộ trong điều kiện kí hậu được kiểm soát .
đào tạo các nhà quản lý và nhân viên có chuyên môn trong điều hành, sử dụng và duy
trì các thiết bị chuyên dụng. Xây dụng các thủ tục để quản lý quá trình vận hành. Quy

6
trình kiểm soát và vận dụng các thiết bị tối ưu. Nhờ 3 thành phần trên mà chuỗi cung
ứng đảm bảo điều kiện, nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ cung ứng nhanh chống kịp thời.

Hình 1: Giám sát lạnh trong hậu cần thực phẩm


 Lợi ích của chuỗi cung ứng lạnh
 Quản lí chuỗi cung ứng lạnh là 1 cách để đảm bảo an toàn thực phẩm, toàn vẹn sản
phẩm và tối ưu hoá chi phí.
 Giúp tăng giá trị cho các sản phẩm dễ hư hỏng nhờ việc duy trì và kéo dài chu kỳ
sống cho sản phẩm trong tình trạng an toàn.
 Gia tăng sụ hài lòng của khách hàng do đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoả con
người và môi trường.
 Hỗ trợ nhà nước trong quá trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá trong
nước và xuất khẩu .
 Nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy nền kinh tế theo hướng bền vững.

Hình 2: Chuỗi cung ứng lạnh - Logistics cơ hội và thách thức

7
II. Thành viên và các chức năng thành viên trong chuỗi

1. Nông dân:
Là người trực tiếp trồng trọt. Có vai trò quan trọng cho toàn chuỗi cung ứng,
cung cấp nguyên vật liệu từ đầu của quá trình sản xuất, các chi tiết trong quá trình sản
xuất hoặc cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Người nông dân được xác
định dưới hình thức kinh tế hộ hoặc tham gia vào một số hợp tác xã nông nghiệp,
những người trực tiếp tạo rau quả đáp ứng nhu cầu thị trường
Hiện nay, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi tập trung vào 3
nhiệm vụ chủ yếu:
 Thứ nhất, cung cấp cho nông sản các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp
như phân bón, hóa chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản xuất và kĩ thuật sản
xuất trồng trọt.
 Thứ hai, giúp cho người nông dân tiêu thụ các sản phẩm bằng cách thu gom, bảo
quản, dự trữ và bán các sản phẩm nông nghiệp dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm quốc gia và quốc tế
 Thứ ba, cung cấp dịch vụ, sản phẩm của HTX đến người tiêu dùng, cửa hàng và hệ
thống siêu thị.

2. Thương nhân thu mua


Thương nhân thu mua thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực( mua
quanh năm). Theo đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp đồng lại với người sản xuất
bằng cam kết đặt hàng (ràng buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi, không cần thủ tục) về
chủng loại, số lượng; riêng giá cả phụ thuộc vào biến động của thị trường. Sau đó thu
mua và cung ứng cho các đơn vị đặt hàng.
Hiện nay, số lượng các công ty thu mua đã tăng lên rất nhiều qua các năm. Các
công ty thường giao dịch với nhóm nông dân hoặc tổ sản xuất, có điểm tập kết và công
ty tự chuyên chở về điểm sơ chế. Công ty thu mua ở dạng nguyên cây và tự sơ chế

8
theo yêu cầu của khách hàng. Hợp tác xã thì thu mua tại điểm sơ chế của mình còn
nông dân tự mang đến và hàng đã tự sơ chế.
Theo báo cáo của Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện tỷ lệ tổn thất trung bình đối với nông sản Việt
Nam rơi vào khoảng 25% – 30%, riêng trái cây, rau củ quả có thể lên đến 45%.
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia nhận định có rất nhiều loại nông sản mặc dù
làm tốt ở khâu canh tác, đảm bảo hoàn toàn các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm
ngặt và được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm, thế nhưng vì vận chuyển bằng những
xe tải hở, vi sinh vật nhiễm vào sản phẩm trên đường đi, dẫn đến mất an toàn thực
phẩm và kéo tỷ lệ hư hỏng lên đến con số hàng chục phần trăm.
Việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh vào trong vận chuyển hàng hóa nông sản trở thành
một giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Được xây dựng như một mảng hoạt
động logistics chuyên phục vụ, lưu trữ, vận chuyển các loại hàng hóa có yêu cầu bảo
quản lạnh như sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản,…, chuỗi cung ứng lạnh ngày càng
chứng minh được tầm quan trọng của mình trong việc bảo quản thực phẩm trong quá
trình vận chuyển.
Về cơ bản chuỗi cung ứng lạnh gồm 2 hệ thống logistics chính là kho lạnh và hệ
thống vận tải hàng lạnh như: xe tải, container lạnh, cùng một số thiết bị chuyên dụng
giao nhận và kiểm tra hàng lạnh tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại sản phẩm. Không
chỉ giúp bảo quản thực phẩm an toàn trong quá trình vận chuyển, chuỗi cung ứng lạnh
còn kéo dài thời hạn sử dụng, đảm bảo sản luôn luôn trong chế độ tự nhiên mà không
sử dụng các loại hóa chất.

Hình 3: Ứng dụng chuỗi cung ứng lanh trong quá trình vận chuyển giúp bảo quản
nông sản tốt hơn

9
3. Nhà bán buôn
Là những người thu mua rau quả tại các trung tâm thu mua hay chợ đầu mối,
đây là những khu vực tập kết rau quả của thương nhân thu mua sau khi thu mua từ
vườn của người nông dân.
Có vai trò cung ứng nông sản, phân loại ra thông qua nhà bán lẻ hoặc có thể bán
ra thị trường với số lượng lớn. Chức năng của nhà bán buôn phần nào giống với người
thu mua. Chỉ có điểm khác là họ có thể mua bán với số lượng lớn và khách hàng
phong phú hơn. Qui mô kinh doanh của người bán buôn khá lớn khoảng 20-100 tr
đồng, với nhân công từ 2-10 người. Sản lượng tiêu thụ bình quân 300-2000kg/ ngày
tùy mùa.
Đối với sản phẩm rau quả, bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng vì nó gắn liền
với tốc độ hư hỏng do biến đổi của các quá trình sinh hóa và do vi sinh vật gây ra.
Nhiệt độ rất quan trọng trường hợp này. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống dây chuyền
lạnh phù hợp cho rau quả tươi là rất cần thiết và hầu hết các loại rau quả tươi phải
được buôn bán trong ngày.
Xét về các tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp, người bán buôn coi trọng bề
ngoài của rau quả cũng như sự đa dạng về chủng loại. Giá cả và phương thức thanh
toán được quan tâm thứ 2 sau khi chất lượng đã đảm bảo đúng như yêu cầu. Người
bán buôn không mấy quan tâm đến độ an toàn của rau họ mua về cũng như tư cách
pháp nhân của đối tác. Khách hàng chủ yếu của người bán buôn là những người bán lẻ
từ những chợ lớn của tỉnh, 10% còn lại là nhà hàng, khách sạn trên địa bản tỉnh.

4. Nhà bán lẻ
Có vai trò cung ứng nông sản trực tiếp cho người tiêu dùng, có mối quan hệ trực
tiếp với khách hàng. Họ thường chủ động đến chợ đầu mối để mua hoặc được người
thu mua chở hàng đến tận nơi để bán lại. Thông thường, rau quả mua trực tiếp từ chợ
đầu mối phong phú hơn và có giá rẻ hơn mua từ người thu mua tuy nhiên chất lượng
rau ở chợ đầu mối không cao bằng (vì chợ sỉ nhiều người mua, lại mua số lượng nhiều

10
nên chất lượng không thể tốt nếu họ là người mua sau hoặc không quen biết với người
bán).
Khi lựa chọn nhà cung cấp, tiêu chí “bề ngoài của rau quả”, “đa dạng về chủng
loại” và “giá cả hợp lý” được người bán lẻ quan tâm nhất. Cũng giống như người bán
buôn, người bán lẻ không mấy quan tâm đến độ an toàn của rau hay tư cách pháp nhân
của người cung cấp. Đối với đối tượng khách hàng là nhà hàng hoặc khách sạn: người
bán lẻ thường vận chuyển rau, củ quả đến tận nơi theo số lượng và chủng loại đã được
đặt trước một ngày. Sản phẩm bán cho đối tượng khách hàng này thường có chất
lượng cao tuy nhiên giá không chênh lệch với giá bán cho người tiêu dùng do quan hệ
làm ăn lâu dài. Nhà hàng và khách sạn sẽ thanh toán cho người bán lẻ sau 1 tuần hoặc
10 ngày tuỳ vào thoả thuận của hai bên. Đối với đối tượng khách hàng là người tiêu
dùng người bán lẻ sẽ lấy tiền ngay.

5. Khách hàng
Là người tiêu thụ nông sản, có vị trí quan trọng trong sự tồn tại của chuỗi cung
Vì rau là loại thực phẩm khó bảo quản nên về tần suất mua, khách hàng chủ yếu mua
rau hằng ngày hoặc 2-3 ngày một lần tại các chợ truyền thống trên địa bàn (100%).
Ngoài ra có đến 37,5% khách lựa chọn thêm siêu thị là nơi tin cậy để mua rau, 25%
người tiêu dùng còn mua rau từ người bán dạo.
Đối với những hình thức mua tại vườn, mua qua bán buôn hoặc mua qua
internet, facebook hầu như không có người tiêu dùng nào lựa chọn. Lí do chủ yếu của
khách hàng khi lựa chọn chợ truyền thống hoặc siêu thị là do sự thuận tiện (100%)
trong việc di chuyển và tiết kiệm thời gian, do uy tín và chất lượng sản phẩm (22,5%),
do mặt hàng phong phú (32,5%).

11
III. Các kênh phân phối

1. Kênh phối lạnh hoa quả

Nhà phân phối Bán sỉ Bán lẻ

Nhà cung cấp Bán lẻ Người tiêu dùng

Công ty doanh Bán lẻ


nghiệp chế biến

Hình 4: Sơ đồ kênh phân phối hoa quả tại thành phố Cần Thơ
 Ba kênh phân phối chính sau đây:
Kênh 1: Nhà cung cấp →Nhà phân phối→Bán sỉ→Bán lẻ→Người tiêu dùng.
Kênh 2: Nhà cung cấp →Bán lẻ→Người tiêu dùng.
Kênh 3: Nhà cung cấp →Nhà sản xuất →Bán lẻ→Người tiêu dùng.
 Trong đó:
 Nhà cung cấp bao gồm các hộ nông dân, các trang trại nông nghiệp, các hợp tác xã
với vai trò cung cấp nông sản.
 Nhà sản xuất bao gồm các doanh nghiệp chế biến.
 Nhà phân phối bao gồm các thương lái, các công ty phân phối, vựa nông sản, chợ
đầu mối với vai trò thu gom, phân phối nông sản.
 Nhà bán lẻ bao gồm tiểu thương các chợ, cửa hàng tiện lợi và siêu thị, thực hiện
chức năng thương mại.
 Bên cạnh đó, tham gia vào chuỗi cung ứng còn có các công ty dịch vụ logistics
thực hiện chức năng lưu trữ, vận chuyển nông sản.
 Nhà cung cấp:
Nông hộ tại Cần Thơ chủ yếu cung cấp nông sản cho các chợ bán lẻvà chợ đầu
mối, hoàn toàn không cung cấp nông sản vào các kênh như siêu thị, cửa hàng tiện lợi
do không đáp ứng đủ điều kiện. Các hộ dân có mô hình kinh tế hộ gia đình vẫn chưa
có hiểu biết về chuỗi cung ứng lạnh (78,5%), biết nhưng chưa áp dụng (10,8%), đã áp

12
dụng (10,7%, bao gồm các nhà cung cấp tại Lâm Đồng với mô hình trang trại nông
nghiệp lớn, chuyên cung ứng nông sản cho Bách Hóa Xanh, các siêu thị BigC, Metro
và Vinmart+).
 Hình thức bảo quản nông sản sau thu hoạch: Không bảo quản (do thương lái mua
tận cánh đồng) chiếm 83%, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thông thường chiếm
11%, bảo quản lạnh chiếm 6%.
 Phương tiện vận chuyển: phương tiện vận chuyển nông sản phụ thuộc rất nhiều
vào đối tượng khách hàng thu mua: thương lái sẽ trực tiếp đến tận vườn để thu
mua bằng các thiết bị công nông, xe máy (89,2%) hoặc xuồng ghe (1,5%). Khi
giao hàng cho các nhà phân phối (công ty, các vựa nông sản) thì nhà cung cấp sẽ
giao hàng bằng xe tải lạnh (chủ yếu là các trang trại tại Lâm Đồng), nhiệt độ dao
động từ 10ºC đến 15ºC, phù hợp bảo quản nông sản.
Về việc áp dụng chuỗi cung lạnh trong tương lai, có 67,7% hộ dân đồng ý nên
áp dụng, 32,3% còn lại cho rằng không cần. Nguyên nhân các nông hộ không đồng ý
áp dụng chuỗi lạnh chủ yếu là do lo ngại mức giá không thể cạnh tranh và do ảnh
hưởng bởi thói quen canh tác.

hiểu biết về chuỗi lạnh hình thức bảo quản

6%
10.70% 11%
10.80%

83%
78.50%
chưa biết
biết nhưng chưa áp
dụng không bảo quản
đã áp dụng bảo quản ở nhiệt độ thường
bảo quản lạnh

13
phương tiện vận chuyển xu hướng áp dụng chuỗi
lạnh

9.30%

32.30%

67.70%
90.70%

phương tiện thường xe tải lạnh đồng ý không đồng ý

Hình 5: Thực trạng và xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại nhà cung cấp
 Nhà phân phối:
Tại thành phần này, nông sản sẽ được cung ứng trực tiếp từ nông dân chiếm
57%, thông qua các hợp tác xã và các nguồn khác chiếm 43%.
Phần lớn các nhà phân phối nông sản vẫn chưa có kiến thức về chuỗi cung ứng lạnh
(chiếm 73,8% -đa sốlà các tiểu thương tại các chợ đầu mối); một số ít có hiểu biết
nhưng chưa áp dụng (chiếm 18,5%), chỉ có một phần nhỏ nhà phân phối có áp dụng
chuỗi cung ứng lạnh vào quá trình cung ứng (chiếm 7,7% chủ yếu là các công ty phân
phối nông sản cho siêu thị).
Phần lớn nông sản được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thông thường (chiếm
62%), không được bảo quản (chiếm 32%), bảo quản trong kho lạnh (chiếm 6%). Điều
kiện nhiệt độ bảo quản dao động từ10ºC -15ºC.
Các nhà phân phối chủ yếu sẽ phân phối nông sản đến các tiểu thương ở chợ
đầu mối với tỷ lệ 45,1%; bán lẻ cho người tiêu dùng (32,6%), các siêu thị, cửa hàng
tiện lợi (15,2%); còn lại 7,1% được phân phối đến các đối tượng khác như nhà hàng,
quán ăn. Hình thức vận chuyển bằng xe tải, xe gắn máy chiếm tỷ lệ92%, trong khi
hình thức vận chuyển bằng xe tải đông lạnh chỉ chiếm 8%. Các nhà phân phối sử dụng
xe tải đông lạnh để giao hàng đều là các công ty nông sản lớn, cung ứng rau củ quả
cho các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, nhiệt độ ghi nhận được dao động từ 10ºC -15ºC.
Các nhà phân phối cũng cho ý kiến vềcviệc sẽcáp dụng chuỗi cung ứng lạnh trong
tương lai: 72,3% cho rằng cần thiết và 27,7% cho rằng không cần thiết.

14
hiểu biết về chuỗi lạnh hình thức bảo quản

7.70% 6%
18.50% 32%

73.80% 62%

chưa biế t không bảo quản


biế t nhưng chưa á p dụ ng bảo quản nhiệt độ thường
đã á p dụ ng bảo quản lạnh

phương tiện vận chuyển xu hướng áp dụng chuỗi


lạnh
8%

27.70%

92%
72.30%

phương tiệ n thườ ng


xe tả i lạ nh đồng ý không đồng ý

Hình 6: Thực trạng và xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại nhà phân phối
 Nhà bán lẻ:
Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết chuỗi cung ứng lạnh của các nhà bán lẻ
cho thấy có đến 53,3% các nhà bán lẻ chưa biết gì về chuỗi cung ứng lạnh (chủ yếu là
các tiểu thương tại các chợ), 16% có biết về chuỗi cung ứng nhưng chưa áp dụng
(Bách Hóa Xanh), còn lại 30,7% đã áp dụng chuỗi cung ứng lạnh (các siêu thị, cửa
hàng Vinmart+ và Satra Food).
Tại các chợ bán lẻ: Điều kiện vậtchất và kỹ thuật tại các chợ còn rất hạn chế,
thậm chí nhiều tiểu thương không có nguồn điện mà phải dùng các bình ắc quy. Do
đó, việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh đối với các đối tượng này là một thách thức lớn.
Bên cạnh đó, các tiểu thương cũng lo ngại việc sử dụng bảo quản lạnh sẽ làm tăng giá
thành sản phẩm.

15
Nguồn cung ứng nông sản: nông sản được cung cấp chủ yếu từ các nhà phân
phối, nhà bán sỉ (chiếm 90,7%). Các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thường sẽ lựa chọn
nguồn cung ứng nông sản là các nhà phân phối nông sản có uy tín. Điển hình như các
cửa hàng Vinmart+ sẽ có một đơn vị cung cấp nông sản riêng là Công ty TNHH Đầu
tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco một thành viên của Tập Đoàn Vingroup.
Các cửa hàng Satra Food và Bách Hóa Xanh có nguồn cung đến từ Cần Thơ như:
Nông sản Xanh, Công ty Cổ phần BJ&T, VAS (Việt Mekong). Các tiểu thương tại các
chợ có nguồn cung từ cácchợ đầu mối lớn như chợ Tân An, Cái Răng và Cái Khế.
Về phương tiện vận chuyển nông sản: xe tải, xe gắn máy (Bách Hóa Xanh, các
tiểuthương tại các chợ), xe tải đông lạnh (các siêu thị, Vinmart+, Satra Food, Siêu
thịCoopmart).
Về vấn đề phát triển chuỗi cung ứng lạnh trong tương lai, nghiên cứu nhận được
80% ý kiến đồng ý cần phải áp dụng chuỗi lạnh, có 20% các nhà bán lẻ cho rằng
không cần thiết, chủ yếu là các tiểu thương tại các chợ, nguyên nhân là do chi phí cao
và quy trình phức tạp.

hiểu biết về chuỗi lạnh hình thức bảo quản

18% 10%
31%

53%

16%
72%

chưa biết không bảo quản


biết nhưng chưa áp dụng bảo quản nhiệt độ thường
đã áp dụng bảo quản lạnh

16
phương tiện vận chuyển xu hướng áp dụng chuỗi lạnh

5%
20%

80%
95%

phương tiện thường xe tải lạnh đồng ý không đồng ý

Hình 7: Thực trạng và xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại nhà bán lẻ
 Doanh nghiệp chế biến:
Nguồn cung cấp nông sản: phần lớn các doanh nghiệp thu mua nông sản từ các nhà
phân phối nông sản uy tín. Cụ thể, Công ty Cổ phần Sài Gòn Food và Công ty Cổ
phần Lavifood có nguồn cung đến từ các nhà phân phối ở thành phố Hồ Chí Minh và
Đà Lạt. Công ty xuất khẩu rau quả Tiền Giang có nguồn cung cấp từ các tỉnh ĐBSCL
và thành phố HồChí Minh. Tại Cần Thơ, Công ty Cổphần chế biến thực phẩm xuất
khẩu Miền Tây (Westfood) thu mua nông sản từcác tỉnh ĐBSCL.
Hình thức tiếp nhận nông sản: các doanh nghiệp thu mua nông sản từ các nhà phân
phối thường sẽ sử dụng phương tiện phân phối là xe tải, container.
Hình thức bảo quản nông sản: nông sản sau khi tiếp nhận sẽ bảo quản trong điều
kiện nhiệt độ thông thường và được đưa vào chế biến trong ngày, không áp dụng bảo
quản lạnh.
Chủng loại sản phẩm và hình thức bảo quản sau chế biến: Các chủng loại sản phẩm
được chế biến từ nông sản vô cùng phong phú, điển hình là:
 Đông lạnh: rau củ, bắp cắt khúc, bắp non, đậu bắp, rau hỗn hợp, đậu Hà Lan,
bông cải, ớt, khoai lang... đông lạnh.
 Đóng hộp: dưa leo, bắp non, măng...
 Đóng túi: dưa leo muối.
 Chần trụng: bông cải, bắp, đậu bắp, đậu nành Nhật, cà rốt...

17
Các sản phẩm sau chế biến có thời hạn sử dụng lâu hơn và tùy thuộc vào chủng
loại mà sẽ có hình thức bảo quản khác nhau. Các loại sản phẩm đông lạnh sẽđược bảo
quản trong kho lạnh để chờ phân phối, nhiệt độ bảo quản dao động từ (-18ºC) đến (-
20ºC). Các sản phẩm đóng hộp, đóng túi và chần trụng sẽ được bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ thông thường.
Các kênh phân phối sản phẩm sau chế biến: Xuất khẩu (chiếm 56,25%), siêu thị
(chiếm 40%), còn lại 3,75% là kênh tiêu thụ khác như nhà hàng, doanh nghiệp chế
biến. Công ty Cổ phần Sài Gòn Food là đơn vị chính cung cấp các sản phẩm nông sản
chế biến cho toàn chuỗi siêu thị như BigC, Lotte, Vinmart+, ... Các công ty còn lại chủ
yếu là xuất khẩu sang nước ngoài, cụ thể:
 Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Westfood): Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ (95%) và các doanh nghiệp chế biến lại (5%).
 Công ty Cổ phần Lavifood: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Canada,
Singapore, Đài Loan, Pháp (50%); tiêu thụ trong nước (40%); các nhà hàng
(10%).
 Công ty xuất khẩu rau quả Tiền Giang: EU, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Nga, Trung Đông và một số thị trường khác trên thế giới.
Trong tất cả các mắt xích của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp chế biến chính là
mắt xích có vai trò nâng cao giá trị của các mặt hàng nông sản. Từ những rau, củ, quả
với giá trị bình thường sau khi qua chế biến có thể trở thành những mặt hàng vừa bổ
ích vừa có giá trị, góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế nước nhà. Hiện tại, các
doanh nghiệp chếbiến đã và đang áp dụng chuỗi lạnh vào trong quá trình sản xuất.
 Công ty Logistics:
Các dịch vụ logistics cung cấp: vận chuyển hàng hóa đông lạnh, cho thuê kho lạnh,
bảo quản hàng hóa đông lạnh và cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng lạnh.
Hình thức vận chuyển hàng hóa: Các công ty đều áp dụng hình thức vận chuyển
bằng xe tải hoặc container đông lạnh. Xe tải đông lạnh dùng khi vận chuyển số lượng
nhỏ, giao hàng cho các siêu thịhoặc các cửa hàng tiện lợi.

18
Hình thức bảo quản: Tất cả các công ty tham gia khảo sát đều thực hiện bảo quản
trong kho lạnh, giúp hạn chế hàng hóa bị việc sốc nhiệt khi chuyển từ kho vào xe để
vận chuyển.
Khách hàng sử dụng các dịch vụ chủ yếu là các công ty, cơ sở chế biến nông sản
(63%), các siêu thị, cửa hàng tiện lợi (17%), các đại lý nông sản (12%) và các tiểu
thương ở chợ đầu mối (8%).
Trong tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng thì công ty cung cấp dịch vụ
logistics có mức độ hiểu biết về chuỗi cung ứng lạnh, mức độ chuyên môn hóa về lĩnh
vực cung ứng cũng như giao nhận hàng hóa tốt hơn so với các thành phần khác.
Dọc theo chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, qua các
quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyển, các sản phẩm nông sản hao hụt với
tỷ lệ khoảng 25-30%. Tỷ lệ nào có thể lên đến 45% đối với rau, quả. Dựa trên kết quả
khảo sát, tỷ lệ thất thoát nông sản (mặt hàng rau, củ, quả), nguyên nhân và biện pháp
hạn chế tại các thành phần chuỗi cung ứng nông sản tại thành phố Cần Thơ được thể
hiện ở Bảng 1.
Bảng 1: Bảng thống kê tỷ lệ thất thoát nông sản, nguyên nhân và biện pháp hạn chế
Nội dung Nhà cung cấp Nhà phân Nhà bán lẻ Doanh Công ty
phối nghiệp chế logistics
biến
Tỷ lệ thất 8% 11,4% 7,5% <5% <5%
thoát
Nguyên - do sơ chế - hư hỏng - hao hụt tự - hư hỏng - do kiểm
nhân - do kiểm soát trong quá nhiên trong quá soát nhiệt
nhiệt độ chưa trình vận - hư hỏng trình vận độ chưa
phù hợp chuyển trong quá chuyển phù hợp
- hư hỏng - do kiểm soát trình vận - do kiểm - thơi
trong quá nhiệt độ chưa chuyển soát nhiệt độ gian lưu
trình vận phù hợp - do kiểm chưa phù hợp kho quá
chuyển - do sơ chế soát nhiệt - do sơ chế lâu

19
- do lỗi khi độ chưa
đóng gói (làm phù hợp
rỉ chân - do lỗi khi
không). đóng gói
(làm rỉ
chân
không).
Biện pháp Sử dụng hệ - Sử dụng hệ - Sử dụng - Sử dụng hệ - Sử dụng
hạn chế thống lưu trữ, thống lưu trữ, hệ thống thống lưu trữ, hệ thống
vận chuyển vận chuyển lưu trữ, vận vận chuyển lưu trữ,
với nhiệt độ với nhiệt độ chuyển với với nhiệt độ vận
thích hợp. thích hợp. nhiệt độ thích hợp. chuyển
- chuẩn hóa thích hợp. với nhiệt
quy trình - chuẩn hóa độ thích
đóng gói. quy trình hợp.
đóng gói. - quá
trình
chuyển
giao từ
kho sang
container
nên diễn
ra nhanh
chóng.

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ thất thoát nông sản tại các thành phần chuỗi cung ứng là rất
cao. Nguyên nhân chủ yếu do sơ chế, hư hỏng trong quá trình vận chuyển (nông sản bị
dập nát) và do kiểm soát nhiệt độ chưa phù hợp. Theo đó, biện pháp chủ yếu hạn chế
hao hụt là xây dựng hệ thống lưu trữ, vận chuyển với nhiệt độ thích hợp. Hay nói cách

20
khác, để giảm hao hụt, duy trì mức độ tươi ngon, đảm bảo chất lượng nông sản cũng
như cải thiện chi phí và hiệu quả cung cấp, rất cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng lạnh
nông sản tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội,
vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức khi xây dựng chuỗi lạnh.

2. Thực trạng và đề xuất cho chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ
 Thực trạng:
ĐBSCL là vùng nông sản lớn của cả nước, là thị trường tiềm năng để phát triển
chuỗi cung ứng lạnh bền vững. Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại thành phố Cần Thơ cho
thấy sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản (mặt hàng rau, củ, quả)
chưa chặt chẽ, thị trường cung ứng khá phân mảnh, chủ yếu là nhà cung cấp vừa và
nhỏ, cung ứng rời rạc cho một số khu vực. Nghiên cứu cho thấy nông dân là nhà cung
cấp chính trong chuỗi cung ứng, nhưng phần lớn đều là các hộ nhỏ lẻ, trồng và bán
cho thương lái hoặc người bán lẻ. Do yêu cầu chất lượng nông sản cũng như quy mô
cung cấp, các nhà cung cấp nhỏ lẻ chưa thể tiếp cận với các kênh thương mại hiện đại.
Thêm vào đó, hao hụt xảy ra trong suốt quá trình cung ứng là rất lớn, chủ yếu do
không kiểm soát được nhiệt độ phù hợp để duy trì chất lượng nông sản.
Cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng về công nghệ thông
tin còn yếu kém, chưa đồng bộ dẫn đến dịch vụ vận tải đa phương thức gặp nhiều khó
khăn. Thêm vào đó, thiếu hụt nguồn lao động được đào tạo chuyên sâu trong ngành
chuỗi cung ứng và logistics, thủ tục hành chính phức tạp, thuế quan cao cũng là những
thách thức cho các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi lạnh.
 Đề xuất:
Tập trung hóa sản xuất các nông sản chủ lực cho từng vùng, tập trung hóa thu mua,
và tập trung hóa phân phối. Đây được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm kết
nối giữa các thành phần trong chuỗi, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
về phát triển chuỗi cung ứng lạnh cho các vùng.
Phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề. Các hiệp hội cần đẩy mạnh hơn nữa vai
trò của mình trong việc khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử

21
dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin).
Hiệp hội cần tham gia đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh và
hành lang pháp lý khi áp dụng chuỗi cung ứng lạnh, đồng thời làm tốt vai trò cầu nối
với Nhà nước, quan hệđối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế.
Quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics (hạ tầng cứng bao gồm hạ tầng giao thông
và trung tâm logistics và hạ tầng mềm ICT); đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển
thêm hệ thống các kho lạnh tại các cảng đầu mối theo hướng hiện đại hóa; thành lập
trung tâm logistics vùng ĐBSCL để kiểm soát dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, vận hành chuỗi lạnh. Truyền thông về kết nối hạ tầng logistics
cho các tuyến, luồng hàng hóa, định tuyến lại để đẩy mạnh phát triển chuỗi lạnh phục
vụ tăng trưởng xuất khẩu nông sản khu vực ĐBSCL.
Phát triển nhà cung cấp dịch vụ logistics chuỗi lạnh chuyên nghiệp nhằm giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả sản xuất; tăng tỷ lệ thuê ngoài logistics để tăng tính chuyên
môn hóa, giảm tỷ lệ hao hụt, tổn thất; đẩy mạnh liên kết các đơn vị để tạo chuỗi dịch
vụ tại ĐBSCL giúp khách hàng giảm chi phí, thời gian.
Đào tạo phát triển và thu hút nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics và chuỗi cung
ứng cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; có chính sách thúc
đẩy nghiên cứu khoa học, liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp, và cơ quan quản
lý trong các dự án, đề tài nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu quả hệ thống logistics và
quản lý chuỗi cung ứng lạnh.

3. Kết luận:
Chuỗi cung ứng lạnh tại thành phố Cần Thơ được hình thành dựa trên sự gắn kết và
tương tác giữa năm thành phần chính (nhà cung cấp, nhà phân phối cấp 1 và cấp 2, các
nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến và các công ty cung cấp dịch vụ logistics).
Chuỗi cung ứng này vận hành qua 3 kênh phân phối chính, trong đó chỉ có các
kênh phân phối của các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi Vinmart+ áp dụng chuỗi cung
ứng lạnh trong quá trình cung ứng lạnh hoa quả. Kết quả cung cấp một bức tranh tổng
quát và toàn diện về tình hình áp dụng chuỗi cung ứng lạnh hoa quả (mặt hàng hoa,

22
quả) tại thành phố Cần Thơ, giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp chủ động đánh
giá và nhìn nhận vai trò của mình, đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn những mặt hạn chế. Số
lượng doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics tham gia khảo sát
còn ít, dẫn đến những hạn chếtrong kết quả nghiên cứu. Thêm vào đó, đề tài chưa
khảo sát và phân tích đến chi phí và kỹ thuật khi áp dụng chuỗi lạnh cũng như lợi ích
của các thành phần tham gia trong chuỗi. Nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung số lượng
khảo sát đối với doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics, đồng
thời đưa ra đề xuất mô hình áp dụng chuỗi cung ứng lạnh có đề cập đến lợi ích, chi phí
và kỹ thuật lạnh.

4. Đánh giá chuỗi cung ứng lạnh hoa quả Việt Nam:
 Thành công:
Các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của chuỗi cung ứng lạnh
trong việc nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số dự án đầu tư về kho lạnh cũng đã được triển khai bởi các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài cho thấy tầm quan trọng của chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt
động sản xuất và xuất khẩu hoa quả Việt Nam, trong đó dự án lớn nhất có thể kể
đến là kho lạnh với sức chứa khoảng 50.000 tấn hàng được xây dựng tại khu công
nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. Dự án đang triển khai với số vốn đầu tư là 46,1
triệu USD và được phát triển bởi tập đoàn Gemadept và Tập đoàn Minh Phú. Đã
bắt đầu áp dụng các công nghệ đơn giản trong việc bảo quản và vận tải lạnh. Mặc
dù mức độ áp dụng ban đầu vẫn còn đơn giản và nhỏ lẻ nhưng cũng mở ra các cách
thức áp dụng công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hoa
quả Việt Nam. Cách bảo quản trong môi trường đông lạnh được coi là cách thức
bảo quản tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Nếu hoa quả được bảo quản tốt trong môi
trường lạnh và đông lạnh, thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 10-15 lần so với
điều kiện bảo quản thường.
 Hạn chế và nguyên nhân:

23
 Hạn chế:
Chưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong chuỗi cung ứng lạnh. Việc thiếu các
thiết bị bảo quản sẽ làm giảm chất lượng hoa quả, bên cạnh đó nếu hoa quả không
xuất khẩu được cũng không thể quay lại chế biến bảo quản, từ đó gây thiệt hại kinh tế
đáng kể.
Cơ sở hạ tầng trong cả hoạt động vận tải lạnh và quá trình bảo quản lưu kho
trong chuỗi cung ứng lạnh hoa quả của Việt Nam vẫn thiếu và yếu, do đó cũng khó áp
dụng các công nghệ hiện đại một cách toàn diện.
Quy trình vận tải lạnh và lưu kho lạnh chưa hợp lý. Sau khi thu hoạch hoa quả
không được bảo quản ngay sẽ làm giảm thời gian bảo quản cho sản phẩm. Bên cạnh
đó quy trình thực hiện không đồng nhất dẫn đến việc thay đổi nhiệt độ của hoa quả
trong quá trình vận chuyển và lưu kho, từ đó làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như
thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn.
 Nguyên nhân:
Hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng
lạnh. Thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng lạnh cũng là một
nguyên nhân dẫn đến quy trình vận tải lạnh và kho lạnh chưa hiệu quả. Chưa phát huy
vai trò của các Bộ, Ban ngành trong quản lý chuỗi cung ứng lạnh.
Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ kịp thời nên người dân thường loay
hoay khi gặp khó khăn trong hoạt động chuỗi cung ứng lạnh, họ tự tìm cách giải quyết
thông qua sự hỗ trợ của người dân trong địa phương và trên cả nước, việc làm này khá
manh mún, thiếu khoa học gây nên những thất thoát trong quá trình vận chuyển, tiêu
thụ, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cũng tăng cao. Những chính sách của nhà nước vẫn
chưa triệt để và chưa xuất phát từ người dân nên việc thực hiện vẫn chưa đem lại kết
quả như mong đợi.
Thiếu nguồn nhân lực trong hoạt động chuỗi cung ứng lạnh. Nguồn nhân lực
trong chuỗi cung ứng lạnh và cụ thể là chuỗi cung ứng lạnh hoa quả Việt Nam còn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Theo VIFFAS (Hiệp hội Giao nhận Kho vận
Việt Nam) nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

24
chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhưng thực tế, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực
chất lượng cao. Thực tế hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành này chỉ
được thực hiện ở một số trường đại học, tuy nhiên cũng chỉ đào tạo cơ bản vàchưa đầy
đủ, các doanh nghiệp sau khi tuyểndụng phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại.

5. Học hỏi các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh hoa quả ở Việt Nam
từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
 Ứng dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản lưu kho hoa quả:
Nhật Bản đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ CAS vào bảo quản
các sản phẩm nông hải sản và nếu muốn đưa hoa quả Việt Nam vươn ra thị trường thế
giới thì công nghệ CAS được coi là một trong những “chiếc xương” quan trọng. Điều
này thực sự cần sự mạnh dạn đầu tư của các doanh nghiệp, sự khuyến khích của nhà
nước trong việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp chế biến máy móc trong bảo quản và
lưu kho hoaquả Việt Nam.
Nhật Bản cũng đã giới thiệt công nghệ Công nghệ chiết xuất Polyphenol từ hạt
của trái nho góp phần giúp kéo dài thời gian bảo quản hoa quả đến Việt Nam. Từ thử
nghiệm và ứng dụng thực tế, công nghệ này giúp các loại thực phẩm như nấm, đậu,
salat và các loại trái cây kéo dài thời gian tươi lâu từ 15 – 20 ngày. Thử nghiệm trên
trái táo, polyphenol giúp thời gian bảo quản kéo dài 250 ngày, tỷ lệ hư hỏng 50%. Một
số tác động sinh hóa thúc đẩy enzim còn giúp tăng lượng đường trong trái lê lên 1,5%.
 Tiến hành xây dựng các kho bảo quản lạnh ngay tại vùng nguyên liệu và tại các
cửa khẩu:
Ngay sau khi thu hoạch hoa quả được lựa chọn đủ tiêu chuẩn sẽ phân loại và
bảo quản ngay trong các thiết bị thích hợp về nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo chất
lượng tốt nhất cho từng loại quả. Các thiết bị lưu chuyển hoa quả trong quá trình vận
chuyển cũng cần được tăng cường để đảm bảo chất lượng. Đây được coi là công việc
cần thiết nhất để đảm bảo thực hiện các giải pháp về công nghệ trong bảo quản hoa
quả sau thu hoạch, chỉ khi có điều kiện về cơ sở vật chất thì việc ứng dụng các công
nghệ mới thực sự hiệu quả. Hơn nữa hoa quả ngay sau khi thu hoạch được bảo quản

25
ngay trong điều kiện thích hợp sẽ giữ được sự tươi ngon lâu hơn, đảm bảo chất lượng
khi tiêu thụ.
 Xây dựng hệ thống vận tải lạnh:
Sau khi thu hoạch hoa quả cần được lưu kho lạnh ngay, và để đảm bảo chất
lượng hoa quả cũng như không làm thay đổi quá nhiều nhiệt độ trong quá trình vận
chuyển từ nơi thu hoạch về cơ sở chế biến thì việc xây dựng hệ thống vận tải lạnh
đồng bộ với hệ thống kho lạnh và khí hậu là hết sức cần thiết. Đó là các xe tải,
container lạnh, các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động vận tải và giao nhận. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thiết bị theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh
nhiệt độ để đảm bảo các điều kiện bảo quản trong thời gian mong muốn. Các doanh
nghiệp cũng nên cân nhắc đến dịch vụ gom hàng, đó là việc tập hợp các đơn hàng của
các nhà bán lẻ tại các kho trung tâm sau đó sẽ nhóm các sản phẩm của một nhà bán lẻ
và vận chuyển lạnh đến từng nhà bán lẻ. Doanh nghiệp có thể kết hợp với một bên thứ
ba cung cấp kho trung gian để lưu kho hàng hoặc chỉ để chuyển tải theo nhu cầu của
doanh nghiệp. Với giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian vận
tải lạnh, tận dụng công suất của hệ thống xe lạnh.
 Tăng cường liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng lạnh:
Có một thực tế là nông dân vẫn còn đơn độc trong sản xuất. Nếu người dân có
thể thường xuyên liên kết với các doanh nghiệp thì có thể tình trạng tổn thất sau sau
thu hoạch sẽ giảm, hoa quả sẽ không bị đổ bỏ do không được tiêu thụ kịp thời. Cần có
nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào ứng dụng công nghệ bảo quản sau
thu hoạch tại cơ sở người nông dân. Đồng thời có thể tổ chức các hội chợ giới thiệt
các sản phẩm công nghệ theo từng nhóm ngành tại mỗi vùng địa phương. Việc tổ chức
các hoạt động giới thiệu các sản phẩm công nghệ là hết sức cần thiết để đưa máy móc,
thiết bị đến gần với người dân hơn. Thông qua những buổi như thế này người dân sẽ
có cơ hội được tham quan, tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp, các nhà
khoa học để đưa ra những nhu cầu về máy móc một cách chính xác và thiết thực hơn.
Hai mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng lạnh là vận tải lạnh và kho lạnh. Vấn đề
là làm sao để liên kết được hai mắt xích này để không tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ

26
trong quá trình cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Để làm được việc đó thì giải pháp
tối ưu nhất đó là sử dụng một nhà cung cấp cho cả hai dịch vụ này. Khi đó nhà cung
cấp sẽ có xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng nhất giữa hai quá trình vận tải lạnh và
lưu kho lạnh, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu
dùng.
 Tăng cường thu hút nguồn nhân lực trẻ vào ngành:
Nhà nước cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhiều mặt cho lực lượng
lao động trong ngành này, hỗ trợ các nhà đầu tư tổ chức các lớp đào tạo tập huấn đội
ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp. Đào tạo cho họ kỹ năng vận hành công nghệ chính
xác, phương pháp bảo quản, nông sản ngay sau khi thu hoạch, cách thức làm lạnh, vận
chuyển, nhất là cách thức bảo quản ở nơi tiêu thụ... Như vậy nhà nước cần phối hợp
với các sở ban ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, người nông dân để thực hiện
được đồng bộ các giải pháp trên, có như vậy chúng ta mới giảm được tỷ lệ tổn thất
trong quá trình bảo quản hoa quả, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu kho và vận tải
trong chuỗi cung ứng lạnh hoa quả từ đó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng từ các quốc
gia khác trên thế giới.

27
Tài liệu tham khảo.
http://namphuthai.com.vn/chuoi-cung-ung-lanh-logistic-co-hoi-va-thach-thuc/
#1_Khai_niem_chuoi_cung_ung_lanh
https://tannamchinh.com/tin-tuc/tin-tan-nam-chinh/chuoi-cung-ung-lanh-giai-phap-
logistics-toi-uu-cho-nong-san-viet/
https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/4080/4001
https://tapchi.ftu.edu.vn/c%C3%A1c-s%E1%BB%91-t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-
kt%C4%91n/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s%E1%BB%91-101-110/t
%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s%E1%BB%91-104/1563-chu%E1%BB
%97i-cung-%E1%BB%A9ng-l%E1%BA%A1nh-hoa-qu%E1%BA%A3-kinh-nghi
%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-v
%C3%A0-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-cho-vi%E1%BB%87t-nam.html

28

You might also like