You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Công nghệ bảo quản sản phẩm cấp đông tại siêu thị phân phối,
Tính toán thiết bị vận chuyển sản phẩm đông lạnh từ Tp HCM ra HN
với công suất 20 tấn/ chuyến.

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5


Môn học: Kĩ thuật lạnh ứng dụng
Mã lớp: 142182
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Huy Khuê

HÀ NỘI, 7/2023

1
Danh sách sinh viên nhóm 5:

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


1 Phạm Hoàng Huy 20183345 Chương 1, 2
2 Dương Phương Nam 20183381 Chương 9
Chương 3, tổng
3 Nguyễn Mạnh Cường 20183271
hợp, thiết kế slide
4 Hoàng Văn Tiến 20183440 Chương 7
5 Bùi Trung Thực 20183435 Chương 6
6 Trịnh Văn Thịnh 20183431 Chương 7
7 Lê Hồng Phúc 20183396 Chương 8
8 Trần Văn Biên 20183260 Chương 9
9 Nguyễn Chí Chung 20183266 Chương 4, 5

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................5


CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM CẦN BẢO
QUẢN LẠNH TRONG SIÊU THỊ PHÂN PHỐI...............................................6
1.1 Tổng quản về sản phẩm bảo quản trong siêu thị phân phối ..............................6
1.2 Quy trình bảo quản lạnh sản phẩm trong siêu thị .............................................6
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CẤP ĐÔNG
TRONG SIÊU THỊ PHÂN PHỐI ........................................................................9
2.1 Tổng quan về các công nghệ bảo quản .............................................................9
2.2 Các công nghệ bảo quản sản phẩm ...................................................................9
Công nghệ bảo quản MAP ...........................................................9
Công nghệ bảo quản CAS ..........................................................10
Công nghệ bảo quản lạnh, cấp đông ..........................................11
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN VÀ THÔNG SỐ THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN SẢN
PHẨM ĐÔNG LẠNH TỪ TP HCM RA HÀ NỘI VỚI CÔNG SUẤT 20
TẤN/ CHUYẾN. ...................................................................................................14
CHƯƠNG 4: TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM ..............................................15
4.1 Xác định bề dày lớp cách nhiệt: .......................................................................15
4.1.1 Kết cấu trần:......................................................................................15
4.1.2 Kết cấu vách bao che:.......................................................................16
4.1.3 Kết cấu sàn thùng bảo ôn: ................................................................17
4.2 Tính kiểm tra đọng sương: ...............................................................................18
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN NHIỆT THÙNG BẢO ÔN ..................................20
5.1 Xác định diện tích của các kết cấu bao che: ....................................................20
5.2 Tính tổng tổn thất nhiệt của thùng bảo ôn: ......................................................20
5.2.1 Tổn thất lạnh ra môi trường xung quanh Q1:................................................21
5.2.2 Tổn thất lạnh trong vận hành Q4:..................................................................22
CHƯƠNG 6: TÍNH CHỌN MÁY NÉN ............................................................23
6.1 Các thông số của chế độ làm việc ....................................................................23
6.1.1 Xác định nhiệt độ ngưng tụ của tác nhân : ......................................23
6.1.2 Xác định nhiệt độ sôi của tác nhân lạnh : ........................................23
6.1.3 Chọn chu trình lạnh : ........................................................................23
6.2 Tính chọn máy nén ..........................................................................................25

3
6.2.1 Tính động cơ lắp sẵn ........................................................................28
CHƯƠNG 7: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ NGƯNG TỤ ......................................29
7.1 Nhiệt thải ngưng tụ qk: .....................................................................................29
7.2 Các thông số kỹ thuật của dàn ngưng tụ:.........................................................29
7.3 Tính chọn dàn ngưng tụ: ..................................................................................29
7.4 Tính kiểm tra vận tốc không khí: .....................................................................33
CHƯƠNG 8: TÍNH CHỌN DÀN BAY HƠI ....................................................36
CHƯƠNG 9. TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ ..........................................37
9.1 Bình chứa cao áp ..............................................................................................37
9.2 Bình tách lỏng hồi nhiệt ...................................................................................37
9.3. Tính chọn van tiết lưu. ....................................................................................40
9.4. Các thiết bị phụ khác:......................................................................................43
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ XE CONTAINER LẠNH .............................................46
KẾT LUẬN ...........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................48

4
LỜI MỞ ĐẦU

Kỹ thuật lạnh đã được phát triển trên 100 năm nay. Ngay từ những ngày đầu
mới phát triển, các nhà khoa học đã thấy được tính ưu việt và khả năng ứng
dụng rộng rãi vào đời sống con người trong rất nhiều lĩnh vực như: điều hòa
không khí, bảo quản lạnh và lạnh đông thực phẩm và rất nhiều ngành kỹ thuật
khác.

Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và đòi hỏi ngày càng cao của ngành
công nghiệp thực phẩm, kỹ thuật lạnh lại thể hiện được tính ưu việt của mình
trong quá trình bảo quản lạnh cũng như bảo quản lạnh đông thực phẩm, góp
phần làm cho nguyên liệu thực phẩm sau khi được thu hái, đánh bắt có thể
được bảo quản với thời gian lâu hơn mà chất lượng thì gần như không đổi.

Cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu giao lưu thương mại giữa các nơi
cũng ngày càng phát triển. Để phục vụ tốt cho việc giao lưu hàng hóa trong
nước và ngoài nước, đặc biệt là đối với các sản phẩm lạnh đông, thì cần phải
có các phương tiện vận tải lạnh. Được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là tàu
thủy, tàu hỏa, ôtô và container lạnh. Những phương tiện này chính là cầu nối
quan trọng của dây chuyền lạnh nối liền từ nơi sản xuất chế biến tới nơi bảo
quản, trung chuyển, phân phối và tiêu dùng, không những góp phần làm cho
sản phẩm được phân phối đều, rộng khắp mà còn là yếu tố quan trọng phát
triển nền kinh tế.

Đối với đường biển, tàu thủy là phương tiện kinh tế nhất trong việc vận
chuyển sản phẩm lạnh và đông lạnh giữa các châu lục. Cũng nhờ có tàu thủy
mà có thể đánh bắt hải sản lâu ngày trên biển.

Trên đất liền, giữa các địa điểm có đường sắt nối liền thì vận chuyển lạnh
bằng tàu hỏa là kinh tế nhất nhưng thực tế khối lượng vận chuyển phải lớn
mới tối ưu được kinh tế.

Trên các đoạn đường không có đường sắt, giữa các kho lạnh phân phối và
tiêu dùng hoặc giữa nơi đánh bắt và chế biến thì vận chuyển bằng ôtô và
container là kinh tế nhất và tiện lợi nhất.

Containet lạnh là các thùng lạnh có lắp máy lạnh độc lập để vận chuyển các
thực phẩm bảo quản lạnh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không qua giai đoạn
trung chuyển bốc ra, xếp vào kho lạnh khác. Do đó tiết kiệm được chi phí xây
dựng kho, bốc dỡ, giảm thời gian bốc dỡ.

5
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM
CẦN BẢO QUẢN LẠNH TRONG SIÊU THỊ PHÂN PHỐI

1.1 Tổng quản về sản phẩm bảo quản trong siêu thị phân phối
Trong các siêu thị, bảo quản lạnh thực phẩm là một việc không thể thiếu để
giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Mỗi loại thực phẩm yêu cầu một nhiệt độ và độ ẩm
bảo quản khác nhau, cũng như quy trình và thời gian bảo quản khác nhau. Do đó,
việc phân loại và hiểu rõ nhiệt độ lý tưởng của từng loại thực phẩm là rất quan
trọng.
Ví dụ, thực phẩm như rau, củ, quả thường được bảo quản ở nhiệt độ dao động từ
0 - 50C. Khi được bảo quản ở mức nhiệt độ này, thực phẩm có thể giữ được tối
đa 3 ngày và vẫn giữ nguyên dưỡng chất. Theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm HACCP, nhiệt độ bảo quản thực phẩm tươi sống nên từ 2C đến 10C, đặc
biệt đối với hàng đông lạnh, cần được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ -20C
đến -18C.
1.2 Quy trình bảo quản lạnh sản phẩm trong siêu thị
Các sản phẩm từ sữa: Đối với các sản phẩm từ sữa nên được bảo quản trong tủ
lạnh ở nhiệt độ từ 2oC đến 4oC. Và nên thực hiên theo những nguyên tắc sau:
- Chất béo có trong các sản phẩm sữa có xu hướng hấp thụ mùi từ môi
trường bảo quản. Để giảm thiểu khả năng xảy ra điều này, hãy cất giữ các
sản phẩm sữa trong khu vực riêng của chúng trong các tấm che chắn bảo
vệ.
- Không bảo quản các sản phẩm từ sữa trong tủ mát chứa rau củ quả, một tủ
lạnh riêng sẽ là một giải pháp tốt hơn.
- Luôn luôn giữ tủ lạnh sạch sẽ dù trong bất cứ trường hợp nào.
- Luân chuyển các sản phẩm sữa khi sản phẩm tươi mới đến. Không nên đặt
hàng trước các sản phẩm sữa quá xa so với thời điểm sử dụng. Tốt nhất,
những sản phẩm từ sữa nên được nên được giao hàng ngày, để đảm bảo sự
tươi mới.

Hình 1.1 Bảo quản sản phẩm sữa

6
Đối với nông sản: Đa phần các sản phẩm nông sản cần được bảo quản trong tủ
lạnh ở nhiệt độ 2C đến 4C để đảm bảo độ tươi và ngăn ngừa sự hư hỏng nhanh
chóng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, bao gồm khoai tây và
chuối, cần được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn.
Trước khi bảo quản thực phẩm hoặc luân chuyển kho, điều quan trọng là
phải loại bỏ trái cây thối rữa khỏi hộp vì dù chỉ một quả có thể ảnh hưởng đến
những trái khác. Phản ứng dây chuyền có thể nhanh chóng phá hủy chất lượng
của toàn bộ thùng trái cây.
Đối với thủy hải sản như cá, hải sản tươi sống: Bảo quản hải sản tươi sống là
một quá trình quan trọng và cần được chú ý đặc biệt. Nhiệt độ là yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng của hải sản. Dưới đây
là một số thông tin về nhiệt độ bảo quản cho từng loại hải sản:
Các loại cá thông thường: Các loại cá có thể được bảo quản trong ngăn lạnh
ở nhiệt độ quanh mức 0°C trong thời gian ngắn. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, hãy
đặt cá trong túi chống ẩm và bảo quản ở nhiệt độ từ -18°C đến -22°C.
Các loại hải sản có vỏ (nghêu, sò, ốc, trai, hến,...): Rửa sạch và đặt các loại
hải sản này vào khay không chứa nước, phủ giấy ẩm và bảo quản ở nhiệt độ từ
0°C đến 4°C. Hoặc bạn có thể sử dụng hộp kín để đựng và bảo quản ở nhiệt độ
đông.
Các loại tôm, cua: Thường thì tôm và cua nên được tiêu thụ ngay trong
ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, hãy đặt chúng trong túi chống ẩm và làm
đông nhanh chóng. Để duy trì chất lượng, bạn có thể bảo quản tôm và cua ở nhiệt
độ từ -18°C đến -22°C.
Ngoài nhiệt độ lý tưởng, thì việc làm đông hải sản trong thời gian ngắn
cũng rất quan trọng để giữ được chất lượng. Nếu hải sản được bảo quản lâu quá,
chất lượng và giá trị dinh dưỡng của nó có thể giảm đi đáng kể. Đồng thời, đảm
bảo rằng hải sản luôn tươi là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng thực
phẩm.

Hình 1.2 Bảo quản thủy hải sản tươi sống

7
Quy trình bảo quản: Sản phẩm sau khi đánh bắt được làm lạnh sơ bộ bằng
ướp đa. Sau đó làm sạch sơ bộ, phân loại, bọc kĩ sản phẩm rồi làm lạnh, cấp đông
bảo quản sản phẩm và đưa dến hộ tiêu dùng hoặc xuất khẩu.
Đối với thực phẩm đông lạnh: Đối với thực phẩm đông lạnh nên được bảo
quản ở nhiệt độ –18oC hoặc thấp hơn. Nếu nhiệt độ tăng trên –18oC, thực phẩm
có thể bị biến màu và mất hàm lượng vitamin. Giảm nhiệt độ sau khi nhiệt độ đã
tăng cũng không khắc phục được thiệt hại. Hãy ghi nhớ những yếu tố này khi bảo
quản thực phẩm đông lạnh:

Hình 1.3 Bảo quản sản phẩm đông lạnh

Hình 1.1 Nhiệt độ thời gian bảo quản sản phẩm

8
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CẤP
ĐÔNG TRONG SIÊU THỊ PHÂN PHỐI

2.1 Tổng quan về các công nghệ bảo quản


Điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam đặt ra một thách thức lớn trong
việc bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, đã có nhiều giải pháp và công nghệ bảo
quản được áp dụng để đảm bảo chất lượng và khoảng thời gian bảo quản lâu hơn
cho các loại thực phẩm.
Một trong số đó là công nghệ túi bảo quản MAP (Modified Atmosphere
Packaging). Công nghệ này được áp dụng cho phần lớn các loại thực phẩm và rất
thuận tiện trong quá trình sử dụng. Túi MAP thay đổi thành phần khí trong túi
bao bì để tạo ra một môi trường bảo quản lý tưởng cho thực phẩm, giữ màu sắc,
mùi vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Đặc biệt, công nghệ này có thể áp
dụng trong quá trình vận chuyển thực phẩm sau thu hoạch.
Công nghệ bảo quản CAS (Controlled Atmosphere Storage) là một công
nghệ khác, nơi thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ âm để kéo dài thời gian bảo
quản. Điều này giúp duy trì chất lượng và tạo ra trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng
thực phẩm sau khi rã đông. Dự đoán rằng công nghệ CAS sẽ được nghiên cứu và
phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cùng với các phương pháp bảo quản khác.
Để đáp ứng tiêu chuẩn và trang bị hiện đại trong việc bảo quản thực phẩm,
cần có các tiêu chuẩn và công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng thực phẩm và
đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu đến các thị trường khác.
2.2 Các công nghệ bảo quản sản phẩm
Công nghệ bảo quản MAP
Công nghệ MAP (Modified Atmosphere Packaging) là sử dụng màng bao
bọc sản phẩm nông sản trong các vật liệu chắn khí, trong đó môi trường khí được
điều tiết một cách thích hợp nhất để ức chế tác nhân gây hư hỏng, nhờ đó sẽ duy
trì thời gian sống tự nhiên, kéo dài thời hạn bảo quản sau thu hoạch mà chất
lượng nông sản vẫn đảm bảo yêu cầu.

Hình 2.1 Bảo quản hoa quả bằng công nghệ MAP

9
Công nghệ bảo quản CAS

Hình 2.2 Công nghệ bảo quản CAS

Công nghệ CAS (Cells Alive System – Hệ thống tế bào còn sống) là công
nghệ được chuyển giao từ Nhật Bản và mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2013.
Đây là một trong những phương pháp bảo quản sau thu hoạch hiệu quả, hứa hẹn
góp phần giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản Việt Nam.
Công nghệ CAS sử dụng từ trường, tương tự lò viba nhưng kết hợp thêm hệ
thống làm lạnh. CAS là sự kết hợp hiệu quả giữa quá trình đông lạnh nhanh với
dao động từ trường, nhiệt độ từ -30oC đến -60oC và từ trường trong quãng 50Hz
đến 5 MHz. Chỉ sau một thời gian cấp đông ngắn, tâm sản phẩm đã đạt tới mức -
18oC bằng quá trình nhiệt lạnh. Trong quá trình đông lạnh, dao động từ trường từ
thiết bị CAS có khả năng ngăn nước tự do trong tế bào và nước liên kết trong các
hợp chất sống không bị đóng băng thành khối lớn mà chỉ tạo thành các hạt siêu
nhỏ. Vì các hạt nước đá siêu nhỏ này không đủ sức phá vỡ màng tế bào nên cấu
trúc tế bào vẫn được giữ nguyên vẹn, qua đó chất lượng, màu sắc, hương vị sản
phẩm bảo quản không bị biến đổi dù trải qua quãng thời gian dài.

Ưu điểm của công nghệ bảo quản CAS:


- CAS là công nghệ làm lạnh tiên tiến, có khả năng giữ cho màng và cấu
trúc của tế bào các sản phẩm gần như nguyên vẹn trong thời gian dài, có
thể kéo dài tới 10 năm tùy vào mục đích bảo quản. Khi rã đông, sản phẩm
vẫn giữ được độ tươi ngon như mới thu hoạch. Vì vậy công nghệ này tạo
ra các dòng sản phẩm đông lạnh tươi.
- CAS khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các phương pháp
bảo quản thông dụng khác, ví dụ như sự biến tính sản phẩm ở phương

10
pháp cấp đông, thời gian bảo quản ngắn ở phương pháp chiếu xạ, lượng
chất bảo quản tồn dư trên sản phẩm, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe cho
người sử dụng như với phương pháp dùng hóa chất. Công nghệ CAS phù
hợp cho việc bảo quản các sản phẩm từ lĩnh vực y tế đến lĩnh vực nông
sản, hải sản và thực phẩm...
Ứng dụng công nghệ bảo quản CAS đã được đưa ứng dụng lĩnh vực bảo
quản thủy hải sản, nông sản, thực phẩm,... tại Nhật và nhiều quốc gia khác như
Mỹ (cá ngừ), Canada (quả thanh quất), Mexico (xoài và bơ), Trung Quốc (trái
cây đóng hộp, rau quả đông lạnh, măng, nấm),... Công nghệ này còn ứng dụng
vào lĩnh vực y với hệ thống đông lạnh các bộ phận cơ thể như nội tạng, thần
kinh, máu,…
Công nghệ bảo quản lạnh, cấp đông
Quá trình đóng băng nhanh tạo ra các tinh thể băng nhỏ bên trong tế bào và
do đó làm giảm hiện tượng nhỏ giọt khi tan băng. Tốc độ cấp đông phụ thuộc vào
khối lượng lớn của sản phẩm và tính chất nhiệt của nó (ví dụ: nhiệt dung riêng và
độ dẫn nhiệt), mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường làm lạnh và
phương pháp áp dụng làm lạnh. Quá trình này bao gồm làm lạnh hoặc cấp đông
sản phẩm sau đó đóng gói và được đặt trong kho bảo quản không khí để đạt được
nhiệt độ cần thiết hoặc được đem đi phân phối ở tủ bảo quản siêu thị với nhiệt độ
từ –1 đến –2 °C .
Tốc độ cấp đông sản phẩm quyết định chất lượng sản phẩm, phụ thuộc vào
kích thước của tinh thể băng tạo thành. Tốc độ càng nhanh, tinh thể băng càng
nhiều và nhỏ. Tốc độ cấp đông càng nhanh, giảm được sự xâm nhập của vi sinh
vật vào sản phẩm, giảm hao hụt ch

Hình 2.3 bảo quản lạnh cấp đông sản phẩm

Các phương pháp bảo quản thực phẩm như làm lạnh và đông lạnh giúp
sản phẩm giữ được lâu hơn và các giá trị dinh dưỡng vẫn giữ lại trong sản phẩm.
Phương pháp làm lạnh sử dụng chủ yếu cho bảo quản rau củ quả hoặc bảo quản
thịt cá trong khoảng thời gian ngắn sử dụng trong ngày. Thiết bị làm mát chủ yếu
được sử dụng: tủ mát với nhiệt độ từ -3oC đến 5oC. Phương pháp làm đông lạnh
giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn phục vụ tốt cho quá trình vận chuyển
11
hàng hóa trong nước hoặc xuất khẩu nước ngoài. Thiết bị cấp đông có sử dụng tủ
cấp đông, đối với kho lớn có thể sử dụng cấp đông buồng, tủ cấp đông cấp đông
IQF,… Mỗi phương thiết cấp đông có ưu điểm khác nhau, phục vụ cho mục đích
khác nhau.

Hình 2.4 Bảo quản thịt ở nhiệt độ thấp

Phương pháp bảo quản làm đông lạnh: Nhiệt độ sản phẩm hạ xuống điểm
đóng băng của dung dịch nước có trong thực phẩm. Nhờ phương pháp này thực
phẩm được bảo quản lâu hơn phục vụ tốt cho quá trình vận chuyển hàng hóa
trong nước hoặc xuất khẩu nước ngoài. Thiết bị cấp đông có sử dụng tủ cấp
đông, đối với kho lướn có thể sử dụng cấp đông buồng, tủ cấp đông cấp đông
IQF,… Mỗi phương thiết cấp đông có ưu điểm khác nhau, phục vụ cho mục đích
khác nhau.

Hình 2.5 Tủ bảo quản đông

12
Tủ cấp đông kiểu đứng được thiết kế với 2 cánh kính thiết kế gồm một cửa
đơn và một cửa đôi giúp việc đóng mở và bảo quản thực phẩm thuận tiện hơn,
giữ nhiệt độ bên trong không bị thoát hao phí ra ngoài. Chất liệu cao kính cường
lực 2 lớp có hút chân không ở giữa hiệu quả cao trong việc cách nhiệt. Nguyên lý
làm lạnh kết hợp với quạt gió tạo hơi mát nhanh, phân tán hơi mát đều. Tủ có thể
điều chỉnh nhiệt từ -18~ -25oC, ngưỡng nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm
tươi lâu nhất.
Hầm cấp đông cấp đông các thực phẩm sản phẩm thịt với trữ lượng cấp
đông lớn nhiệt độ cấp đông -30 oC đến -50oC. Hầm cấp đông thương cấp dông
thực phẩm liên tục.

Hình 2.6 Kho lạnh cấp đông

13
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN VÀ THÔNG SỐ THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN
SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH TỪ TP HCM RA HÀ NỘI VỚI CÔNG
SUẤT 20 TẤN/ CHUYẾN.

Cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu giao lưu thương mại giữa các nơi cũng
ngày càng phát triển. Để phục vụ tốt cho việc giao lưu hàng hóa trong nước và
ngoài nước, đặc biệt là đối với các sản phẩm lạnh đông, thì cần phải có các
phương tiện vận tải lạnh. Được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là tàu thủy, tàu
hỏa, ôtô và container lạnh. Những phương tiện này chính là cầu nối quan trọng
của dây chuyền lạnh nối liền từ nơi sản xuất chế biến tới nơi bảo quản, trung
chuyển, phân phối và tiêu dùng, không những góp phần làm cho sản phẩm được
phân phối đều, rộng khắp mà còn là yếu tố quan trọng phát triển nền kinh tế.

Đối với đường biển, tàu thủy là phương tiện kinh tế nhất trong việc vận chuyển
sản phẩm lạnh và đông lạnh giữa các châu lục. Cũng nhờ có tàu thủy mà có thể
đánh bắt hải sản lâu ngày trên biển.

Trên đất liền, giữa các địa điểm có đường sắt nối liền thì vận chuyển lạnh bằng
tàu hỏa là kinh tế nhất nhưng thực tế khối lượng vận chuyển phải lớn mới tối ưu
được kinh tế.

Trên các đoạn đường không có đường sắt, giữa các kho lạnh phân phối và tiêu
dùng hoặc giữa nơi đánh bắt và chế biến thì vận chuyển bằng ôtô và container là
kinh tế nhất và tiện lợi nhất.

Containet lạnh là các thùng lạnh có lắp máy lạnh độc lập để vận chuyển các thực
phẩm bảo quản lạnh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không qua giai đoạn trung
chuyển bốc ra, xếp vào kho lạnh khác. Do đó tiết kiệm được chi phí xây dựng
kho, bốc dỡ, giảm thời gian bốc dỡ.

Với yêu cầu đề bài: Tính toán thiết bị vận chuyển sp đông lạnh từ tp HCM ra
HN với công suất 20 tấn/ chuyến.
Lựa chọn thiết bị: Xe container đông lạnh với kích thước thùng container lạnh
20 feet.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CONTAINER LẠNH 20 FEET
Mặt ngoài: 6.038 x 2.438 x 2.591 (m)
Kích thước tổng thể
Mặt trong: 5.779 x 2.298 x 2.262 (m)

Trọng lượng tối đa cả vỏ 24.000 kg


Trọng lượng vỏ cont 2.900 kg
Thể tích 30 m3
Trọng lượng hàng hóa 21.000 kg

14
CHƯƠNG 4: TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM

4.1 Xác định bề dày lớp cách nhiệt:


4.1.1 Kết cấu trần:

1
2

CN

1

- Trần của thùng bảo ôn có kết cấu như sau:


o Lớp cách nhiệt có bề dày: CN.
o Lớp Bitum cách ẩm có bề dày: 2.
o Hai lớp nhôm bọc bên ngoài bảo vệ có chiều dày: 1.
- Để đảm bảo cho kết cấu được vững chắc, có những thanh gỗ tăng cứng và
liên kết giữa lớp nhôm bên trong và lớp bên ngoài.
- Tổng bề dày của kết cấu trần thùng xe bảo ôn được cho trong bảng sau
(với 1 và 2 tự chọn):

STT VẬT LIỆU  (m)  (W/mK)


1 Lớp nhôm bảo vệ 0,001 203,8
2 Lớp Bitum cách ẩm 0,003 0,18
3 Lớp polyurethan cách nhiệt CN 0,0325
4 Lớp nhôm bảo vệ 0,001 203,8
 0,005 + CN

- Bề dày lớp cách nhiệt CN được xác định bằng công thức:
1  1  1 
 CN = CN  − + i +  (m) (*)
 K   ng  i  tr 
CN: hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt, W/mK
K: hệ số truyền nhiệt của các vách bao che thùng bảo ôn, W/m 2K.
Trong khoảng nhiệt độ của thùng bảo ôn từ -300C đến -180C thì
chọn K cho phép = 0,4 W/m2K.
i, i: bề dày (m) và hệ số dẫn nhiệt (W/mK) của các lớp cách ly
(trừ lớp cách nhiệt).

15
ng: hệ số tỏa nhiệt từ không khí đến mặt ngoài của vách bao che,
W/m2K
tr: hệ số tỏa nhiệt từ mặt ngoài của vách bao che đến không khí
trong thùng bảo ôn, W/m2K
Chọn tr = 8 (W/m2K)
ng được tính theo công thức sau:
 ng = 4,9 + 15,1 
: vận tốc xe lạnh chuyển động, m/s.
Chọn  = 45km/h = 12,5 m/s, thế vào công thức ta có:
 ng = 4,9 + 15,1 12,5  58,3 (W/m2K)
Thế vào công thức tính CN ta có:
 1  1 0,002 1 0,003 
 CN = 0,0325x  − + + +   0,0761(m )
 0,4  58,3 203,8 8 0,18 
- Chọn CN = 0,1 (m) = 10 (cm). Bọt polyurethan sẽ được phun vào khoảng
trống giữa hai lớp nhôm bảo vệ sao cho đạt bề dày tính toán.
- Như vậy: tổng bề dày kết cấu của trần thùng bảo ôn là:
 = 2 + CN + 21 = 2x0,001 + 0,1 + 0,003 = 0,105 (m).

4.1.2 Kết cấu vách bao che:

12 CN 1
- Kết cấu của vách bao che thùng bảo ôn giống tương tự
như kết cấu của trần như sau:
o Lớp cách nhiệt có bề dày: CN.
o Lớp Bitum cách ẩm có bề dày: 2.
o Hai lớp nhôm bảo vệ bên ngoài có chiều dày: 1.


STT VẬT LIỆU  (m)
(W/mK)
1 Lớp nhôm bảo vệ 0,00 203,8
1
2 Lớp Bitum cách ẩm 0,00 0,18
3
3 Lớp polyurethan cách CN 0,0325
nhiệt
4 Lớp nhôm bảo vệ 0,00 203,8
1
 0,005 + CN

16
- Để đảm bảo điều kiện cho không khí lạnh được đối lưu tốt trong thùng
bảo ôn và đảm bảo cho kết cấu được vững chắc, lớp nhôm bảo vệ bên
trong thùng bảo ôn có dạng sóng vuông và dọc theo vách có những thanh
gỗ tăng cứng và liên kết giữa lớp nhôm bên trong và lớp bên ngoài.
- Bề dầy lớp cách nhiệt CN được tính theo công thức tương tự như công
thức (*) ở trên:
1  1  1 
 CN = CN  − + i + 
 K   ng  i  tr 
 1  1 0,002 1 0,003 
= 0,0325x  − + + +   0,0761(m )
 0,4  58,3 203,8 8 0,18 

- Ta chọn CN = 0,1 (m) = 10 (cm)


4.1.3 Kết cấu sàn thùng bảo ôn:

1
3
2
CN
3
N
1

- Sàn thùng bảo ôn có kết cấu như sau:


o Lớp cách nhiệt có bề dày: CN.
o Lớp Bitum cách ẩm có bề dày: 2.
o Hai lớp thép không rỉ có chiều dày: 3.
o Hai lớp nhôm bảo vệ bên ngoài có chiều dày: 1.
- Lớp nhôm bảo vệ bên trong của thùng bảo ôn có dạng sóng vuông để tăng
khả năng chịu lực đồng thời giúp thoát nước dễ dàng. Để tăng cứng và khả
năng chịu lực cho thùng, ta lắp thêm các thanh gỗ chịu lực và liên kết.

STT VẬT LIỆU  (m)  (W/mK)


1 Lớp nhôm bảo vệ 0,00 203,8
1
2 Thép không rỉ X25T 0,00 16,7
1
3 Lớp Bitum cách ẩm 0,00 0,18
3
4 Lớp polyurethan cách CN 0,0325
nhiệt
5 Thép không rỉ X25T 0,00 16,7
1
6 Lớp nhôm bảo vệ 0,00 203,8

17
1
 0,007 + CN

- Bề dày lớp cách nhiệt CN tính theo công thức (*) với các thông số tr, ng
và K tương tự như trên.
1  1  1 
 CN = CN  − + i + 
 K   ng  i  tr 
 1  1 0,002 1 0,003 0,002 
= 0,0325x  − + + + +   0,0761(m )
 0,4  58,3 16,7 8 0,18 203,8 
- Ta chọn CN = 0,1 (m) = 10 (cm)
- Chiều dày từng phần của kết cấu bao che được cho trong bảng sau:

STT Phần bao che  (m)


1 Trần 0,105

2 Vách 0,105

3 Sàn 0,107

- Chiều dày của kết cấu bao che thùng bảo ôn không chọn theo chiều dày
của từng phần mà chiều dày chung của tổng kết cấu bao che chọn theo
phần kết cấu có chiều dày lớn nhất. Như vậy, chọn chiều dày của kết cấu
bao che thùng bảo ôn  = 0,107 (m).

4.2 Tính kiểm tra đọng sương:


- Hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che ở trên được xác định lại bằng
công thức như sau:
1
K th =
1   1
+ CN +  i +
 ng CN i  tr
1  W 
=  0,31  2 
1 0,1 0,002 0,003 1 0,002 m K 
+ + + + +
58,3 0,0325 16,7 0,18 8 203,8
Như vậy: Kth < Kcho phép = 0,4 (W/m2K)
- Kết cấu phải đảm bảo không đọng sương ở vách ngoài kết cấu bao che. Để
đảm bảo không đọng sương, hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che
phải thỏa điều kiện:
t ng − t S
K th  0,95 ng = K ñs
t ng − t tr
0,95: hệ số dự trư.

18
ng: hệ số tỏa nhiệt về phía có nhiệt độ cao hơn, W/m 2K.
tng: nhiệt độ không khí bên ngoài thùng bảo ôn, 0C.
ttr: nhiệt độ không khí bên trong thùng bảo ôn, 0C.
ts: nhiệt độ điểm sương của không khí bên ngoài, 0C.
ts được xác định dựa vào nhiệt độ không khí bên ngoài và độ ẩm
trung bình. Ta có các thông số khí tượng tại Thành phố Hồ Chí
Minh như sau:
+ Nhiệt độ tuyệt đối: ttđ = 400C
+ Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất: ttc = 340C.
t tñ + t tc 40 + 34
t kk = = = 37 (0C)
2 2
+ Độ ẩm trung bình: tb = 75%.
- Từ tkk = 37 C và tb = 75%, dùng giản đồ I_d của không khí ẩm ta sẽ xác
0

định được ts = 29,50C.


Thế vào công thức ta có:
37 − 33
K ñs = 0,95x 58,3x = 4,028 (W/m2K)
37 − (−18)
Như vậy: Kthực < Kđọng sương (0,31 < 4,028)
Vách ngoài của kết cấu bao che không bị đọng sương.

Kết cấu bao che của thùng bảo ôn với K = 0,31(W/m 2K) và  = 0,107 (m) là hợp
lý và có thể sử dụng để tính toán cho các bước tiếp theo.

19
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN NHIỆT THÙNG BẢO ÔN

Tính nhiệt của thùng bảo ôn là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài
đi vào thùng bảo ôn. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ
công suất để thải nó trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn
định giữa thùng bảo ôn và không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt thùng bảo ôn là để xác định năng
suất của máy lạnh cần lắp đặt.
5.1 Xác định diện tích của các kết cấu bao che:
- Để tiện cho việc tính toán và phù hợp với thực tế, ta chọn cá làm sản phẩm
đại diện sẽ được vận chuyển và bảo quản trong thùng bảo ôn.
- Phụ tải thể tích thực tế của cá: qv = 0,4 tấn/m3.
G
- Thể tích chứa sản phẩm của thùng bảo ôn: V sp = (m3)
qv
Với G = 20 tấn: dung tích thực của thùng bảo ôn.
20
⇒ 𝑉𝑠𝑝 = = 50 (m3)
0,4
- Diện tích chứa sản phẩm của thùng bảo ôn:
V sp
Fsp = (m2)
hsp
hsp: chiều cao của sản phẩm trong thùng bảo ôn. Chọn h sp = 2 (m).
50
⇒ 𝐹𝑠𝑝 = ≈ 25 (m2)
2
- Diện tích thiết kế của thùng bảo ôn (diện tích thực tế chế tạo):
Fsp
Fxd = (m2)

: hệ số xử dụng của thùng bảo ôn. Chọn  = 0,7 với thùng bảo ôn
có Fxd < 50m2.
25
𝐹𝑥𝑑 = =35.71(m2)
0,7
Chọn Fxd = 38,3m2.
Container lạnh 20 feet
Container lạnh 20 feet có chiều dài gấp đôi loại 10 feet nhưng chiều rộng vẫn
tuân theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 là 8ft (2.440m). Container lạnh 20 feet với
không gian chứa đồ rộng rãi cùng kích thước vừa phải, được sử dụng phổ biến
nhất tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
5.2 Tính tổng tổn thất nhiệt của thùng bảo ôn:
- Dòng nhiệt tổn thất vào thùng bảo ôn Q được xác định bằng biểu thức:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4
Q1: tổn thất lạnh ra môi trường xung quanh, W.
Q2: tổn thất lạnh làm lạnh sản phẩm, W.
Q3: tổn thất lạnh để thông gió, W.

20
Q4: tổn thất lạnh trong vận hành, W.
- Vì chức năng chính của xe lạnh là vận chuyển và bảo quản trong khi vận
chuyển các sản phẩm đã được làm lạnh đông từ trước nên ta có thể xem
Q2 = 0 tức là không tính đến tổn thất lạnh để làm lạnh sản phẩm.
- Đối với các sản phẩm rau quả thì cần tổn thất lạnh để thông gió còn các
sản phẩm thịt cá thì không cần thiết. Như vậy Q3 = 0.
- Tổng tổn thất lạnh thực tế cần phải tính toán cho thùng bảo ôn là:
Q = Q1 + Q4, W.
5.2.1 Tổn thất lạnh ra môi trường xung quanh Q1:
Q1 = Q1' + Q1'' + Q1''', W.
Q1': tổn thất lạnh qua các vách và mái, W.
Q1'': tổn thất lạnh qua sàn, W.
Q1''': tổn thất lạnh do bức xạ, W.

Tổn thất lạnh qua các vách Q1':


Q1' = K.FV (tng - ttr).
K: hệ số truyền nhiệt của vách và mái, W/mK.
FV: diện tích tính toán của các vách và mái, m 2.
FV = Ft .F n
tng, ttr: nhiệt độ không khí bên ngoài và bên trong thùng bảo ôn, 0C.
- Tổng diện tích mặt ngoài của các vách và mái:
Fn = (3 x 6,060 x 2,590) + (2 x 2,590 x 2,440) = 59,73 (m 2).
- Tổng diện tích mặt trong của các vách và mái:
Ft = (3 x 5,485 x 2,265) + (2 x 2,286 x 2,265) = 44,11 (m2).
⇒ 𝐹𝑉 = √44,11𝑥59,73 ≈ 51,33 (m2).
Q1' = 0,31 x 51,33 x (37 + 18) = 875,139 (W) .

Tổn thất lạnh qua sàn thùng bảo ôn Q1'':


Q2' = K.FV (tng - ttr).
K: hệ số truyền nhiệt của sàn, W/mK.
FV: diện tích tính toán của sàn, m2.
FV = Ft .F n
tng, ttr: nhiệt độ không khí bên ngoài và bên trong thùng bảo ôn, 0C.
- Diện tích mặt ngoài của sàn thùng bảo ôn:
Fn = 6.060 x 2,440  14,79 (m2).
- Diện tích mặt trong của sàn thùng bảo ôn:
Ft = 5,485 x 2,286 = 12,539 (m2)
⇒ 𝐹𝑉 = √12,539𝑥14,79 = 13,62 (m2)
Q1'' = 0,31 x 13,62 x (37 + 18)
= 232,19 (W).

21
Tổn thất lạnh do bức xạ Q1''':
Q1''' = K.FV.b [1]
b: Nhiệt độ dư đặc trưng của bức xạ mặt trời, K. Giá trị của b
được tra theo bảng trong tài liệu [1].
FV: bề mặt tính toán của vách bao che bị bức xạ mặt trời, m 2.
K: hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che, W/m 2K.
- Q1''' chỉ tính cho mái trên của thùng bảo ôn và phần vách có diện tích lớn
nhất của thùng xe. Chọn vách có Fn = 6,060 x 2,286 = 13,86 (m 2) ở
hướng Đông (hoặc Tây) có b = 30C = 3 + 273 = 278,3 (K) ứng với vách
có màu sáng trắng và b = 5,30C = 5,3 +273 = 278,3 (K) đối với mái
bằng.
Vậy Q1''' = 0,31 x (13,86x 276 + 13,86 x 278,3) = 2381,61 (W).

5.2.2 Tổn thất lạnh trong vận hành Q4:


- Tính tổn thất lạnh trong vận hành do vận hành quạt gió ở dàn lạnh để đối
lưu cưỡng bức dòng không khí, phân phối đều không khí lạnh trong thùng
bảo ôn.
Q4 = .Q1 [2]
- Đối với phòng có nhiệt độ từ -5 đến -200C thì chọn  = 0,3.
Vậy Q4 = 0,3 x (875,139 + 232,19 + 2381,61) = 1046,68 (W).

Kết quả tính toán tổng tổn thất lạnh cho thùng bảo ôn được tổng hợp
trong bảng sau:

SST LOẠI TỔN THẤT Q (W)


1 Tổn thất qua vách và mái Q1'. 875,139
2 Tổn thất qua sàn Q1''. 232,19
3 Tổn thất do bức xạ Q1'''. 2381,61
4 Tổn thất do vận hành Q4. 1046,68
5 Tổng tổn thất Q 4535,61

- Khi tác nhân lạnh vận chuyển trong hệ thống sẽ bị tổn thất thêm 1 phần
nữa, năng suất lạnh Q0 được tính như sau:
k .Q
Q0 = (W)
b
k: hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị. Đối với
dàn lạnh trực tiếp: k = 1,07.
b: hệ số thời gian làm việc, chọn b = 0,9.
1,07𝑥4535,61
𝑄0 = ≈ 5392,34 (W) = 5,39234 (kW)
0,9
-Hệ thống lạnh sử dụng máy nén độc lập để làm lạnh thùng bảo ôn nên Q 0 = QMN
= QDL = Qtính toán

22
CHƯƠNG 6: TÍNH CHỌN MÁY NÉN

6.1 Các thông số của chế độ làm việc


6.1.1 Xác định nhiệt độ ngưng tụ của tác nhân :
- Dàn ngưng trong hệ thống lạnh của thùng bảo ôn được giải nhiệt bằng
không khí để tận dụng không khí có sẵn ngoài trời trong quá trình di
chuyển và giảm được công chuyển chở thùng chứa nước và thiết bị làm
mát nước giải nhiệt nếu dàn ngưng được giải nhiệt bằng nước
- Nhiệt độ ngưng tụ của hơi tác nhân tác nhân dung không khí giải nhiệt
được xác định bằng công thức :
𝑡𝑘 = 𝑡𝑘𝑘𝑟𝑎 + 𝐷𝑡𝑘
Trong đó :
- 𝑡𝑘 : Nhiệt độ ngưng tụ của hơi tác nhân , ℃
- 𝑡𝑘𝑘𝑟𝑎 : Nhiệt độ không khí ra khỏi bình ngưng , ℃
- 𝐷𝑡𝑘 : Hiệu nhiệt độ trung bình giữa môi chất lạnh ngưng tụ và không khí
giải nhiệt .
- 𝐷𝑡𝑘 có giá trị trong khoảng 10-15℃ => Chọn 𝐷𝑡𝑘 =10℃. Chọn độ chênh
giữa nhiệt độ không khí vào và ra khỏi bình ngưng là 8℃ . Với nhiệt độ
không khí vào ở thành phố HCM =37 ℃ ta có :
𝑡𝑘 = 37+8+10=55℃
6.1.2 Xác định nhiệt độ sôi của tác nhân lạnh :
- Nhiệt độ sôi 𝑡0 của tác nhân lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể như
sau:
𝑡0 = 𝑡𝑏 − 𝐷𝑡0
Trong đó :
- 𝑡𝑏 : nhiệt độ trong thùng bảo ôn.
- 𝐷𝑡0 :hiệu nhiệt độ yêu cầu. Đối với dàn lạnh bay hơi trực tiếp 𝑡0 <𝑡𝑏 từ 8-
13℃ . Như vậy , D𝑡0 có giá trị trong khoảng từ 8-13℃ . Chọn D𝑡0 =8℃ ta
có :
𝑡0 = −18 − 8 = −26
6.1.3 Chọn chu trình lạnh :
Bảng : Thông số nhiệt độ, áp suất ngưng tụ và bay hơi

𝑇𝑜 (℃) 𝑃𝑜 (bar) 𝑇𝑘 (℃) 𝑃𝑘 (bar)


-26 1,936 55 21,635
Tỷ số nén:
𝑃𝑘
π=
𝑃𝑜

23
Từ công thức trên ta có:
21,635
π= = 11
1,936
- Để đảm bảo tối ưu chế độ làm việc , chọn chu trình lạnh 1 cấp nén có
quá nhiệt hơi hút và quá lạnh lỏng ngưng tụ .
Chu trình được biểu diễn trên sơ đồ P-h của R22 như sau :

1' -1: Quá nhiệt hơi hút: tqn = th - t0, th: nhiệt độ hơi hút vào máy nén.
1 - 2 : Nén đoạn nhiệt hơi hút từ áp suất thấp P 0 đến áp suất cao Pk, đẳng entropi.
2 - 2': Làm mát đẳng áp hơi môi chất từ trạng thái quá nhiệt xuống trạng thái bão
hòa.
2' - 3': Ngưng tụ môi chất đẳng áp, đẳng nhiệt.
3' - 3: Quá lạnh môi chất lỏng đẳng áp.
3 - 4: Quá trình tiết lưu đẳng entalpi ở van tiết lưu.
4 - 1': Quá trình bay hơi trong dàn bay hơi đẳng áp và đẳng nhiệt.
- Độ quá nhiệt trong hồi nhiệt của hơi hút đối với R22 = 200C => nhiệt độ
hơi hút vào máy nén là: th = tqn + t0 = 20 - 26 = -6 (0C).
- Độ quá lạnh lỏng của tác nhân: tql = t3' - t3 được xác định như sau:
Do quá trình quá nhiệt hơi hút và quá lạnh lỏng ngưng tụ xảy ra trong
thiết bị hồi nhiệt bằng cách cho tác nhân lạnh lỏng đi trong ống trao đổi
nhiệt với hơi tác nhân đi ngoài ống nên hơi lạnh sẽ nhận toàn bộ nhiệt
lượng do chất lỏng nóng tỏa ra (giả sử không có tổn thất nhiệt). Như vậy
ta có:
h1 - h1' = h3' - h3 => h3 = h3' + h1' - h1.
Tra bảng hoặc xác định trên đồ thị của R22 ta sẽ xác định được các giá trị
h3', h1' và h1 từ t0, th và tk. Tính h3 theo công thức ở trên. Từ giá trị h3 xác
định được, dựng một đường thẳng song song trục P và cắt đường song

24
song trục h đi qua các điểm 2, 2', 3' trên giản đồ P_h. Giao điểm đó chính
là điểm 3 cần tìm. Biết được vị trí điểm 3 ta sẽ biết được giá trị của t 3.
- Thông số của các điểm cần tính toán trên chu trình lạnh đã xác định được
được cho trong bảng sau:

Điểm t (0C) P (bar) h (kJ/kg) v (dm3/kg)


1 -6 1,936 406,55 127,158
1' -26 1,936 394,45 116,300
2 120 21,635 477,8 15,197
3' 55 21,635 268,62 0,9449
3 45 21,635 256,52
4 -26 1,936 256,52
6.2 Tính chọn máy nén
Q0MN = 5392,34 (W) = 5,39234 (kW) = 5,39234 (kJ/s).
- Năng suất lạnh riêng khối lượng:
qo = h1' - h4 = 394,45 - 256,52 = 137,93 (kJ/kg).
- Năng suất khối lượng thực tế của máy nén (lưu lượng môi chất nén qua
máy nén):
𝑄0𝑀𝑁 5,39234
𝑚𝑡𝑡 = = ≈ 0,0391 (kg/s)
𝑞0 137,93
- Năng suất thể tích thực tế của máy nén:
Vtt = mtt.v1 = 0,0391 x 127,158.10-3  0,00497 (m3/s).
- Hệ số cấp của máy nén:
 = c. tl. k. w. r [3]
c: hệ số tính đến thể tích chết.
tl: hệ số tính đến tổn thất nhiệt do tiết lưu.
w: hệ số tính đến tổn thất do hơi hút vào xi-lanh bị đốt nóng.
r: hệ số tính đến tổn thất do rò rỉ môi chất qua pittông, xi-lanh,
secmăng và van từ khoang nén về khoang hút.
- Công thức trên có thể được viết gọn lại thành:
 = i. w'

Trong đó:
 1

P0 − P0  P + Pk  m P0 − P0 
i = c .tl . k = − C  k  −
P0  P0  P0 
 
Lấy P0 = Pk = 0,01 Mpa = 10000 Pa
m = 1 đối với máy nén freon.
C = 0,04: tỉ số thể tích chết.

25
193600 − 10000  2163500 + 10000  193600 − 10000 
i = − 0,04 − 
193600  193600  193600 
 0,537
T0
W ' = W . r =
Tk
- T0 và Tk: nhiệt độ tuyệt đối sôi và ngưng tụ của môi chất.
273 − 26
 W ' =  0,753
273 + 55
Vậy  = i. w' = 0,537 x 0,753  0,4044
- Thể tích lý thuyết do pittông quét được:
𝑉𝑡𝑡 0,00497
𝑉𝑙𝑡 = = ≈ 0,0123 (m3/s)
𝜆 0,4044
- Hệ số lạnh của chu trình:
q0 137,93
= = = 1,94
h2 − h1 477,8 − 406,55
- Chọn máy nén pittông IIÁ20 1 cấp của Nga có:

26
-

VltMN = 0,0154 (m3/s)


Số xi-lanh: z = 4
Đường kính pittông: d = 67,5 (mm)
Số vòng quay: n = 24 (vòng/s)
- Số lượng máy nén yêu cầu:
𝑉𝑙𝑡 0,0123
𝑍𝑀𝑁 = = = 0,798
𝑉𝑙𝑡𝑀𝑁 0,0154
- Chọn Z = 1 máy nén.

27
6.2.1 Tính động cơ lắp sẵn
- Động cơ lắp vào máy nén phải có đủ công suất để bù đắp cho tất cả các
tổn thất xảy ra trong quá trình vận
- Công nén đoạn nhiệt:
Ns = mtt.l (kW)
mtt: lưu lượng khối lượng qua máy nén, kg/s.
l: công nén riêng, kJ/kg; l = h 2 - h1.
Ns = 0,0391 x (477,8 - 406,55) = 2,786 (kW).
- Hiệu suất chỉ thị:
𝑖 = 𝑤 + 𝑏. 𝑡0 = 0,753 + 0,001. (−26) = 0,727
Trong đó:
𝑇0 247
• 𝑤 = = = 0,753
𝑇𝑘 328
• b = 0,001
• t0 – Nhiệt độ sôi, oC
- Công suất chỉ thị : công nén thực do quá trình nén lệch khỏi quá trình
nén đoạn nhiệt lý thuyết.

𝑁𝑠
2,786
𝑁𝑖 = == 3,83(𝑘𝑊)
𝑖 0,727
- Công nén hiệu dụng Ne: công nén có tính đến tổn thất ma sát của các
chi tiết máy nén.
Ne = Ni + Nms
Với: Nms = Vtt.pms
pms: áp suất ma sát riêng. Chọn p ms = 0,049 MPa đối với máy nén
freon thẳng dòng.
Ne = 3,83 + 0,00497 x 0,049.10 3  4,07 (kW)
- Công suất điện: công suất đo được trên bảng đấu điện, có kể đến tổn
thất truyền động.
𝑁𝑒 4,07
𝑁𝑒𝑙 = = = 4,76 (𝑊)
𝑡đ . 𝑒𝑙 0,9.0,95
Trong đó:
• tđ – hiệu suất truyền động của khớp, đai: 0,95
• el – hiệu suất động cơ: 0,9
- Công suất động cơ lắp đặt: Nđc
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lạnh, động cơ lắp đặt phải có công suất
lớn hơn Nel. Chọn hệ số an toàn là 2,1 cho máy lạnh nhỏ do chế độ làm
việc dao động lớn và điện lưới không ổn định.
Nđc = 2,1 x Nel = 2,1 x 4,76 = 9,996 (kW).
Chọn động cơ lắp sẵn cho máy nén có công suất động cơ N đc = 10 (kW).

28
CHƯƠNG 7: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ NGƯNG TỤ

7.1 NHIỆT THẢI NGƯNG TỤ QK:


- Nhiệt thải ra ở thiết bị ngưng tụ Q k (kW) là nhiệt lượng mà nước làm mát
hoặc không khí làm mát phải lấy đi.
Qk = m.qk = m.(h2 - h3), kW.
= 0,0391 x (477,8 - 256,52) = 8,65 (kW).

7.2 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA DÀN NGƯNG TỤ:


- Bề mặt truyền nhiệt của bình ngưng là một chùm ống lưỡng kim bố trí
sole, bên trong là ống thép trơn, bên ngoài là ống có cánh tròn dạng cánh
ren bằng nhôm với các thông số kỹ thuật như sau:
o Đường kính trong của ống thép: dtr = 0,021 (m).
o Đường kính chân cánh: dng = 0,028 (m).
o Đường kính cánh: D = 0,049 (m).
o Bề dày đầu cánh: d = 0,6 (mm).
o Bề dày chân cánh: 0 = 1,1 (mm).
o Bước cánh: Sc = 3,5 (mm).
o Bước ống đứng: S1 = 0,052 (m).
o Bước ống dọc: S2 = 0,045 (m).
o Bước ống chéo: S2' = 0,052 (m).

7.3 TÍNH CHỌN DÀN NGƯNG TỤ:


- Chọn độ chênh lệch nhiệt độ của không khí trong bình ngưng: t = 80C.
- Nhiệt độ không khí bên ngoài trong khi xe chuyển động: t1 = 370C.
- Nhiệt độ không khí khi ra khỏi bình ngưng: t2 = t1 + t = 37 + 8 = 450C.
- Nhiệt độ trung bình của không khí trong bình ngưng là:
45 + 37
t kk = = 41 (0C)
2
- Các thông số của không khí ở 41 0C là:
o Ckk = 1 (kJ/kgK)
o kk = 1,1245 (kg/m3)
o kk = 2,767.10-2 (W/mK)
o kk = 17,059.10-6 (m2/s)
- Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit ttb:
t 2 − t1 45 − 37
t tb = = = 13,6 (0C)
t k − t1 55 − 37
ln ln
t k −t 2 55 − 45
- Lượng không khí cần thiết để giải nhiệt bình ngưng:
𝑄𝑘 8,65
𝐺𝑘𝑘 = = = 1,08125(kg/s)
𝐶𝑘𝑘 (𝑡2 −𝑡1 ) 1.(45−37)

29
- Thể tích không khí giải nhiệt:
𝐺𝑘𝑘 1,08125
𝑉𝑘𝑘 = = ≈ 0,961(m3/s)
𝜌𝑘𝑘 1,1245

7.3.1 Xác định hệ số tỏa nhiệt về phía không khí:


Nu = C.Cz.CS.-mRen.
- Đối với chùm ống bố trí sole ta có:
C = 0,32 và m = 0,5
- Chọn số hàng ống theo chiều chuyển động của không khí z = 4, ta tìm
được hệ số Cz = 1. Cz là hệ số hiệu chỉnh sự ảnh hưởng của số hàng ống z
theo chiều chuyển động của dòng khí. Cz được tra trong tài liệu [1] theo
bảng sau:

Bố trí ống Số hàng ống z


Re
trong chùm ống 1 2 3 4
12000 0,82 0,9 0,97 1
So le
50000 0,75 0,88 0,97 1
12000 1,4 1,3 1 1
Song Song 30000 1,2 1,2 1 1
50000 1 1 1 1

- Hệ số hiệu chỉnh sự ảnh hưởng của sự bố trí giữa các ống trong chùm ống
có cánh CS đối với ống bố trí sole được xác định bằng công thức sau:
0 ,1 0 ,1
 S 1 − d ng   0,052 − 0,028 
CS =   =  =1
S −d   0,052 − 0,028 
 2' ng 
- Diện tích cánh của 1m ống:
 (D 2 − d ng2 )  .D . ñ
FC = +
2S C SC
3,14x (0,049 2 − 0,028 2 ) 3,14x 0,049x 0,6.10 −3
= +  0,752 (m 2 / m )
2x 0,0035 0,0035
- Diện tích khoảng giữa các cánh của 1m ống:
d ng (S C −  0 ) 3,14x 0,028x (3,5.10 −3 − 1,1.10 −3 )
F0 = = = 0,06 (m2/m)
SC 3,5.10 −3

- Tổng diện tích phần có cánh và không có cánh của 1m ống:


F = FC + F0 = 0,06 + 0,752 = 0,812 (m2/m)
- Diện tích mặt trong của 1m ống:
Ftr = .dtr = 3,14 x 0,021  0,066 (m2/m)
- Diện tích mặt ngoài của 1m ống:
Fng = .dng = 3,14 x 0,028  0,088 (m2/m)
- Chiều dài quy ước:

30
F0 F
lq = d ng + C 0,785(D 2 − d ng2 )
F F
0,06 0,752
= x 0,028 + 0,785x (0,049 2 − 0,028 2 ) = 0,035 (m )
0,812 0,812
- Chọn vận tốc của không khí trong bình ngưng kk = 11,5 (m/s) ta có:
 kk .l q 11,5x 0,035
Re = = = 23594
 17,059.10 −6
- Mật độ làm cánh bên ngoài:
F 0,812
 ng = = = 9,23
Fng 0,088
Số mũ n trong công thức tính Nu là: n = 0,6 x ng0,07 = 0,6 x 9,230,07 = 0,7.
Thế vào công thức tính Nu ở trên ta có:
Nu = C.Cz.CS.-mRen = 0,32 x 1 x 1 x 9,23-05 x 235940,7 = 121,2
- Hệ số tỏa nhiệt đối lưu về phía không khí:
Nu .kk 121,2x 2,767.10 −2
 kk = =  95,82 (W/m2K)
lq 0,035
- Hệ số tỏa nhiệt về phía không khí quy đổi theo bề mặt ngoài:
 FC F 
 kkng =  kk  E + 0  (W/m2K) [1]
 F F 
Với:  = 0,85: hệ số kể đến sự truyền nhiệt không đều theo chiều cao
cánh
th (mh ' )
E: hiệu suất cánh, được xác định theo công thức: E = [1]
mh '
o Xác định E:
th (mh ' )
E =
mh '
2. kk 2 kk
Trong đó: m = =
C . C  + 0 
C  d 
 2 
C = 203,5 (W/mK): hệ số dẫn nhiệt của cánh bằng nhôm.
 + 0
C = d : bề dày trung bình của cánh.
2
2x 95,82
m =  33,4
 0,6 + 1,1  −3
203,5x  10
 2 
Chiều cao quy ước của cánh:
h’ = h(1 + 0,35ln)
Với: h = 0,5(D – dng)
D 0,049
= = = 1,75
d ng 0,028

31
 h’ = 0,5x(0,049 – 0,028)(1 + 0,35ln1,75) = 0,0126 (m)
 Tích số: mh’ = 0,0126 x 33,4 = 0,421.
Tra bảng trong tài liệu [1] ta được E = 0,944.
- Hệ số tỏa nhiệt đối lưu về phía không khí quy đổi theo bề mặt ngoài:
 FC F   0,752 0,06 
 kkng =  kk  E + 0  = 95,82x  x 0,944x 0,85 + 
 F F   0,812 0,812 
 W 
 78,3 2 
m K 
- Mật độ dòng nhiệt về phía không khí theo bề mặt trong của ống:
t tb − t v
q kktr = (W/m2)
1 Ftr 2Ftr i
. +
 kkng F Ftr + F ng

i

tv = tk – tv: độ chênh nhiệt độ trung bình giữa nhiệt độ ngưng tụ và


vách ngoài.
tb: độ chênh nhiệt độ trung bình giữa môi chất ngưng tụ và môi
trường làm mát.
  
 i = th + nh (m2K/W)
i th nh

th = 0,002 (m): bề dày của thép.


th = 45,3 (W/mK): hệ số dẫn nhiệt của thép.
nh = 0,0015 (m): bề dày của ống nhôm.
nh = 203,5 (W/mK): hệ số dẫn nhiệt của nhôm.
 0,002 0,0015
 i = + = 5,152.10 −5 (m2K/W)
i 45,3 203,5
13,6 − t v
 q kktr =
1 0,066 2x 0,066
x + x 5,152.10 −5
78,3 0,812 0,066 + 0,088
= 924,02(13,6 − t v )

7.3.2 Xác định hệ số tỏa nhiệt về phía R22:


- Các thông số vật lý của R22 ở tk = 550C là:
o  = 72,84.10-3 (W/mK)
o  = 177.10-6 (Ns/m2)
o  = 1058,3 (kg/m3)
o  = 0,16725.10-6 (m2/s)
- Hệ số tỏa nhiệt về phía R22:

32
q k 3 g
 a = 0,72 4
 .d tr t v
(477,8 − 256,52)x 1058,3x 10 3 x (72,94.10 −3 ) 3 x 9,81
= 0,724
0,16725.10 −6 x 0,021t v
= 2873,86t v−0,25
- Mật độ dòng nhiệt về phía R22:
qatr = a.tv = 2873,86.tv-0,25.tv = 2873,86.tv0,75
- Giải hệ phương trình:
q atr = 2873,86.t v0,75

q kktr = 924,02(13,6 − t v )
- Tìm tv sao cho thỏa mãn điều kiện:
2873,86.tv0,75 = 924,02(13,6 - tv)
Dùng phương pháp lặp, ta tìm được tv = 4,305 (0C)
Từ đó: qtr = 2873,86 x (4,305)0,75 = 8589 (W/m2)
- Diện tích bề mặt trong của bình ngưng:
𝑄𝑘 8650
𝐹𝑡𝑟 = = ≈ 1,007(m2)
𝑞𝑡𝑟 8589
- Tổng chiều dài ống của bình ngưng:
𝐹𝑡𝑟 1,007
𝐿= = ≈ 15,2(m)
𝜋𝑑𝑡𝑟 3,14𝑥0,021
- Chọn chiều dài của 1 ống là l = 0,8 (m)
𝐿 15,2
- Tổng số ống trong bình ngưng: 𝑛 = = = 19(ống).
𝑙 0,8
- Bố trí ống trong bình ngưng thành 4 hàng ống, như vậy ta cần chọn số
ống lớn hơn số ống yêu cầu một ít để đủ số ống bố trí theo số hàng ống đã
19+1
chọn, . Số ống trên mặt chính diện sẽ có: 𝑛′ = = 5(ống).
4

7.4 TÍNH KIỂM TRA VẬN TỐC KHÔNG KHÍ:


- Diện tích cho không khí đi qua của 1m chiều dài ống có cánh:
 (D − d ng ) c 
f kk = S 1 − d ng + 
 SC 
 (0,049 − 0,028)x 0,00085 
= 0,052 − 0,028 +  = 0,0189 (m 2 / m )
 0,0035 
- Tổng diện tích cho không khí đi qua tại tiết diện thu hẹp:
Fkk = n’.l.fkk = 5 x 0,8 x 0,0189 = 0,0756 (m2)
- Vận tốc không khí:
𝑉𝑘𝑘 0,961
𝜔𝑘𝑘 = = ≈ 12,7(m/s)
𝐹𝑘𝑘 0,0756
|12,7−11,5|
So với vận tốc không khí ban đầu thì lệch: 𝛥(%) = 𝑥100 =
11,5
10,4 (%) > 5(%). Như vậy vận tốc không khí ban đầu ta chọn là không
hợp lý. Ta phải tiến hành chọn lại vận tốc không khí. Chọn kk = 12,7
(m/s).

33
Lặp lại quá trình tính toán đối với giá trị kk mới:
𝜔𝑘𝑘 .𝑙𝑞 12,7𝑥0,035
𝑅𝑒 = = = 26061,2
𝜈 17,059.10−6
Nu = C.Cz.Cs. .Re = 0,32 x 1 x 1 x 9,23-0,5 x 26061,20,7 = 129,9
-m n

- Hệ số tỏa nhiệt đối lưu về phía không khí:


𝑁𝑢.𝜆𝑘𝑘 129,9𝑥2,767.10−2
𝛼𝑘𝑘 = = ≈ 102,47
𝑙𝑞 0,035
- Hệ số tỏa nhiệt về phía không khí quy đổi theo bề mặt ngoài:
𝐹 𝐹 0,752 0,06
𝛼𝑘𝑘𝑛𝑔 = 𝛼𝑘𝑘 ( 𝐶 𝐸𝛹 + 0 ) = 102,47 ( 𝑥0,944𝑥0,85 + )
𝐹 𝐹 0,812 0,812
𝑊
≈ 83,7 ( 2 )
𝑚 𝐾
- Mật độ dòng nhiệt về phía không khí theo bề mặt trong của ống:
t tb − t v
q kktr =
1 Ftr 2Ftr i
. +
 kkng F Ftr + F ng

i

13,6−𝛥𝑡𝑣
= 1 0,066 2𝑥0,066
𝑥 + 𝑥5,152.10−5
83,7 0,812 0,066+0,088
  = 984,9(13,6 − 𝛥𝑡𝑣 )
- Với mật độ dòng nhiệt về phía R22 đã tính toán được ở trên, ta giải hệ
phương trình:
𝑞𝑎𝑡𝑟 = 2873,86. ∆𝑡𝑣0,75
{
𝑞𝑘𝑘𝑡𝑟 = 984,9(13,6 − ∆𝑡𝑣 )

- Dùng phương pháp lặp, ta tính được tv = 4,534 (0C)


qtr = 2873,86 x 4,5340,75 = 8929,5 (W/m2)
- Diện tích bề mặt trong của bình ngưng:
𝑄𝑘 8650
𝐹𝑡𝑟 = = ≈ 0,969 (m2)
𝑞𝑡𝑟 8029,5
- Tổng chiều dài ống trong bình ngưng:
𝐹𝑡𝑟 0,969
𝐿= = ≈ 14,7 (m)
𝜋𝑑𝑡𝑟 3,14𝑥0,021
- Chọn chiều dài của 1 ống là l = 0,8 (m)
𝐿 14,7
- Tổng số ống trong bình ngưng: 𝑛 = = = 18,375(ống).
𝑙 0,8
- Chọn n = 19 ống. Bố trí thành 4 hàng ống, số ống bố trí trên mặt chính
19+1
diện: 𝑛′ = = 5 (ống).
4
- Vận tốc không khí:
𝑉𝑘𝑘 0,961
𝜔𝑘𝑘 = = ≈ 12,7 (m/s)
𝐹𝑘𝑘 0,0756
|12,7−12,7|
So với vận tốc không khí ban đầu thì lệch: 𝛥(%) = 𝑥100 =
12,7
0 (%)
- Lưu lượng thể tích của không khí với kk = 12,7 (m/s).
V’kk = 12,7 x 0,0756 = 0,96 (m3/s).
- Lưu lượng này ứng với độ gia nhiệt của không khí:

34
𝑄𝑘 8650
∆𝑡′𝑎 = = ≈ 8 (0C)
𝑉′𝑘𝑘 .𝜌𝑘 .𝐶𝑘 0,96.1.1124,5
- Nhiệt độ không khí ra khỏi dàn ngưng:
t2’ = t1 + ta’ = 37 + 8 = 45 (0C)
- Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit:
t 2 − t1 45 − 37
t tb' = = = 13,6 (0C)
t k − t1 55 − 37
ln ln
t k −t 2 55 − 45
- ttb’ sai khác với ttb ban đầu là:
13,6 − 13,6
(%) = x 100 = 0(%)
13,6
- Như vậy: dàn ngưng có kích thước như đã tính toán được ở trên:
o Số ống trong dàn ngưng: 18 ống.
o Số hàng ống trong dàn ngưng: 4 hàng.
o Số ống ở mặt chính diện: 5 ống.
o Chiều dài một ống: 0,8 (m).

35
CHƯƠNG 8: TÍNH CHỌN DÀN BAY HƠI

Ta có các số liệu tính toán được ở các chương trước:


• Năng suất lạnh của buồng bảo quản là : Qo = 5,39234(kW)
• Số lượng dàn bay hơi: 1 dàn
• Môi chất: R22
• Nhiệt độ sôi của môi chất: t0 = -26 oC
• Nhiệt độ ngưng tụ: 55 oC
• Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -18oC
Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn được dàn lạnh có công suất là 5,72 kW
(19525 Btu/h)
Moden: S-GHN 045.2E/112-ANW50.M

36
CHƯƠNG 9. TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ

9.1 Bình chứa cao áp


Theo tài liệu “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – tác giả Nguyễn Đức
Lợi”, theo quy định về an toàn thì bình chứa cao áp phải chứa được 30% thể tích
của toàn bộ hệ thống dàn bay hơi trong hệ thống lạnh có bơm cấp môi chất từ
trên, và 60% thể tích của dàn trong hệ thống lạnh có cấp lạnh lỏng từ dưới lên.
Khi vận hành, mức lỏng của bình cao áp chỉ được phép chiếm 50% thể tích của
bình.
Đối với hệ thống lạnh trên xe vận tải lạnh, sức chứa của bình chứa cao áp
được tính theo công thức:
0,6 × Vd
VCA = × 1,2 = 1,45 × Vd (9.1)
0,5
Trong đó:
VCA – Thể tích bình chứa cao áp.
Vd – Thể tích hệ thống bay hơi
1,2 – Hệ số an toàn
Từ các thông số tính toán về dàn bay hơi ở chương 4, ta xác định được thể
tích hệ thống bay hơi của dàn là Vd = 0.382 ft3 = 0.011 m3
Từ đó, theo công thức 7.1 ta xác định được thể tích bình chứa cao áp
VCA = 1,45×0.011 = 0.016 m3
Vậy bình chứa cao áp của hệ thống có thể tích là 0.016 m3

9.2 Bình tách lỏng hồi nhiệt


Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên đường hơi
hút về máy né, người ta bố trí bình tách lỏng, bình tách lỏng sẽ tách các giọt ẩm
còn lại trong dòng hơi hút về máy nén, để toàn bộ hơi hút về máy nén không còn
dư lại lượng ẩm nào, đảm bảo máy nén hoạt động tốt và không bị thủy kích.

37
Cấu tạo bình tách lỏng hồi nhiệt
1- Ống hút về máy nén 2- Xả đáy, xả lỏng
3- Ống hơi vào 4- Lỗ tiết lưu dầu và lỏng
5- Nón chắn 6- Đường lỏng vào
7- Đường lỏng ra 8- Ống hồi nhiệt

Hình 9.1. Cấu tạo bình tách lỏng hồi nhiệt


Nguyên lý hoạt động của bình tách lỏng hồi nhiệt như sau:
- Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp cỡ 0,5 -
1,0 m/s. Khi giảm tốc độ đột ngột các giọt lỏng mất động năng và rơi
xuống đáy bình.
- Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng
môi chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặt
theo những góc nhất định.
- Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động
va vào các vách chắn các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống.
- Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi chất khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi
hoàn toàn.

Bình tách lỏng phải đảm bảo đủ lớn để tốc độ môi chất lạnh trong bình đạt yêu
cầu.

38
Xác định đường kính trong Dt của bình như sau

4. 𝑉ℎ
𝐷𝑡 = √ (9.2)
𝜋. 𝜔

Trong đó:
𝜔 – Tốc độ của hơi môi chất trong bình (m/s). Tốc độ hơi trong bình đủ nhỏ để
tách được các hạt lỏng, 𝜔 = 0,5 – 1,0 (m/s)
Vh – Lưu lượng thể tích dòng môi chất đi qua bình tách lỏng (m3/s)
Vh = mtt .ʋ (9.3)
Trong đó: mtt – Lưu lượng khối lượng của môi chất lạnh
ʋ - Thể tích riêng trạng thái hơi qua bình tách lỏng, tương ứng
với trạng thái hơi hút về máy nén.
Từ bảng thông số điểm nút đã được tính toán từ chương 4, ta xác định
được thông số điểm hút về máy nén – tương ứng với điểm 1 như sau
Bảng 9.1. Thông số trạng thái điểm 1 – điểm hút về máy nén
Điểm t (oC) p (bar) h (kJ/kg) ʋ (lít/kg)
1 -6 1,936 406,55 127,158

Từ bảng 9.1, ta xác định được thể tích riêng điểm hút về máy nén là:
ʋ1 = 127,158 (lít/kg) ≈ 0,13 (m3/kg)
Từ phần tính toán trong chương 4, ta xác định được năng suất khối lượng
thực tế của máy nén (lưu lượng khối lượng môi chất lạnh qua máy nén)
mtt = 0,0391 (kg/s)
Áp dụng công thức 9.3, ta xác định được lưu lượng thể tích dòng môi chất
đi qua bình tách lỏng như sau:
Vh = mtt .ʋ = 0,13 × 0,0391 =0,0051 (m3)
Theo công thức 9.2, ta xác định được đường kính trong của bình như sau

4. Vh 4 × 0,0051
Dt = √ =√ = 0,11 (m) = 11(cm)
π. ω π × 0,5

39
9.3. Tính chọn van tiết lưu.
Thiết bị tiết lưu còn gọi là thiết bị giãn nở (expansion device) là 1 trong 4
thiết bị chính của một hệ thống lạnh. Nó làm nhiệm vụ điều tiết lưu lượng của
dòng môi chất lỏng cấp cho dàn bay hơi duy trì áp suất và nhiệt độ bay hơi phù
hợp với công nghệ làm lạnh yêu cầu.

Bầu cảm biến được nối với phía trên màng ngăn nhờ một ống mao. Bầu
cảm biến có chứa chất lỏng dễ bay hơi. Chất lỏng được sử dụng thường chính là
môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống. Khi bầu cảm biến được đốt nóng, áp suất
hơi bên trong bầu cảm biến tăng, áp suất này truyền theo ống mao và tác động
lên phía trên màng ngăn và ép một lực ngược lại lực ép của lò xo lên thanh chốt.
Kết quả khe hở được mở rộng ra, lượng môi chất đi qua van nhiều hơn để vào
thiết bị bay hơi.
Khi nhiệt độ bầu cảm biến giảm xuống, hơi trong bầu cảm biến ngưng
lại một phần, áp suất trong bầu giảm, lực do lò xo thắng lực ép của hơi và đẩy
thanh chốt lên phía trên. Kết quả van khép lại một phần và lưu lượng môi chất đi
qua van giảm.
Như vậy trong quá trình làm việc van tự động điều chỉnh khe hở giữa chốt
và thân van nhằm khống chế mức dịch vào dàn bay hơi vừa đủ và duy trì hơi đầu
ra thiết bay hơi có một độ quá nhiệt nhất định. Độ quá nhiệt này có thể điều
chỉnh được bằng cách tăng độ căng của lò xo, khi độ căng lò xo tăng, độ quá
nhiệt tăng.

40
Van tiết lưu tự động có 02 loại :
- Van tiết lưu tự động cân bằng trong : Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra
của TBBH. Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 01 cửa thông giữa khoang
môi chất chuyển động qua van với khoang dưới màng ngăn.
- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài: Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra
thiết bị bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang dưới màng ngăn
không thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông với
đầu ra dàn bay hơi nhờ một ống mao.

Khi tính chọn van tiết lưu, ta cần xác định được độ giảm áp của môi chất sau khi
môi chất đi qua van tiết lưu, ở đây ta cần xác định độ chênh áp giữa điểm 3 –
tương ứng điểm sau khi ra khỏi dàn ngưng và được quá lạnh, và điểm 4 - tương
ứng với điểm sau tiết lưu và đi vào dàn bay hơi.
Đối với hệ thống lạnh hiện tại, năng suất lạnh của hệ thống Q0 = 5.39 kW =
18391 Btu/h. Sử dụng môi chất R22, từ chương 4, ta có thông số vật lý 2 điểm 3
và 4 như sau:
Bảng 9.2. Thông số 2 điểm trước và sau tiết lưu
Điểm t (oC) p (bar) h(kJ/kg) v(m3/kg)
3 45 21,635 256,52 -

4 -26 1,936 256,52 -

41
Từ bảng 9.2, ta xác định được độ chênh áp của môi chất sau khi đi qua tiết lưu là
∆p3-4 = p3 – p4 = 21,653 – 1,936 = 19,717 (bar)
Theo bảng 8.3, tài liệu “Hệ thống máy và thiết bị lạnh – Tác giả Đinh Văn
Thuận, Võ Chí Chính”, ta xác định được loại van sử dụng có ký hiệu: TCL –
400H
Ngoài ra, trong thực tế, có nhiều cách xác định và lựa chọn van tiết lưu cho hệ
thống lạnh, điển hình là chọn theo công suất lạnh và nhiệt độ bảo quản, bảng 7.3
dưới đây trình bày cách lựa chọn van tiết lưu. Từ các thông số của hệ thống, ta có
- Công suất lạnh: Q0 = 5.4 (kW) = 7.33 (HP)
- Môi chất lạnh sử dụng: R22
- Nhiệt độ bảo quản: -18 oC

Từ các thông số trên, kết hợp với bảng 7.3, ta xác định được loại van tiết lưu
được sử dụng trong hệ thống có model ký hiệu là TEX02 (04)

Bảng 9.3. Van tiết lưu theo công suất lạnh và mục đích bảo quản
công
suất
Hầm đông Kho trữ đông Kho tiền đông Kho Mát
máy
nén
( HP ) – 35oC ¸ – 40oC – 18oC ¸ – 25oC – 5oC ¸ + 5oC + 5oC ¸ + 15oC
( RANGE B ) ( RANGE N ) ( RANGE N ) ( RANGE N )
R 22 R 404A R 22 R 404A R 22 R 404A R 22 R 404A

1 TES2(01) TEX2(00) TES2(01) TEX2(00) TES2(01)


1.5 TEX2(00) TES2(02) TEX2(01) TES2(02) TEX2(01) TES2(02)
1.7 TEX2(00) TES2(02) TEX2(01) TES2(02) TEX2(01) TES2(03)
2 TEX2(01) TES2(04) TEX2(03) TES2(04) TEX2(03) TES2(05)
2.5 TEX2(02) TES2(04) TEX2(03) TES2(04) TEX2(03) TES2(05)
3 TEX2(02) TES2(05) TEX2(03) TES2(05) TEX2(03) TES2(06)
3.3 TEX2(02) TES2(06) TEX2(03) TES2(06) TEX2(03) TES5(01)
4 TEX2(02) TES5(01) TEX2(04) TES5(01) TEX2(04) TES5(01)
4.4 TEX2(02) TES5(01) TEX2(04) TES5(01) TEX2(04) TES5(01)
5 TEX2(04) TES2(06) TEX2(03) TES5(01) TEX2(05) TES5(01) TEX2(06) TES5(02)
5.7 TEX2(04) TES2(06) TEX2(03) TES5(01) TEX2(05) TES5(01) TEX2(06) TES5(02)
6.1 TEX2(05) TES5(01) TEX2(03) TES5(01) TEX2(05) TES5(01) TEX2(06) TES5(02)
7.5 TEX2(05) TES5(01) TEX2(04) TES5(02) TEX2(05) TES5(02) TEX2(06) TES5(02)
10 TEX2(06) TES5(02) TEX2(05) TES5(02) TEX5(01) TES5(02) TEX5(02) TES5(03)
11.6 TEX2(06) TES5(02) TEX2(05) TES5(02) TEX5(01) TES5(02) TEX5(02) TES5(03)
12.5 TEX5(01) TES5(02) TEX2(06) TES5(03) TEX5(01) TES5(03) TEX5(02) TES5(03)

42
15 TEX5(02) TES5(03) TEX5(02) TES5(03) TEX5(02) TES5(03) TEX5(03) TES5(04)
18 TEX5(02) TES5(04) TEX5(02) TES5(03) TEX5(02) TES5(03) TEX5(03) TES5(04)
20 TEX5(03) TES5(04) TEX5(02) TES5(04) TEX5(03) TES5(04) TEX5(04) TES12(03)
22 TEX5(03) TES5(04) TEX5(02) TES5(04) TEX5(03) TES5(04) TEX5(04) TES12(04)

25 TEX5(03) TES12(03) TEX5(03) TES5(04) TEX12(02) TES5(04) TEX12(03) TES20(01)

30 TEX5(03) TES12(03) TEX5(03) TES5(04) TEX12(03) TES5(04) TEX12(04) 2TES12(03)

40 TEX5(04) TES12(04) TEX12(03) 2TES12(03) TEX12(04) 2TES12(03) TEX20(01) 2TES12(04)

50 TEX12(03) TES20(01) TEX12(04) 2TES12(04) TEX12(04) 2TES12(04) 2TEX12(03) 2TES20(01)

60 TEX12(04) TES20(01) TEX12(04) 2TES20(01) TEX20(01) 2TES20(01) 2TEX12(03) TES55(01)

65 TEX12(04) TES20(01) TEX12(04) 2TES20(01) TEX20(01) 2TES20(01) 2TEX12(04) TES55(01)

70 TEX12(04) 2TES12(03) TEX20(01) TES55(01) TEX20(01) TES55(01) 2TEX12(04) TES55(01)

Hình 9.3. Hình ảnh thực tế van tiết lưu TEX02.

9.4. Các thiết bị phụ khác:


Trong hệ thống lạnh còn một số loại thiết bị phụ như sau, tuy nhiên trong khuôn
khổ bài tập lớn nên chúng em chỉ trình bày thêm về vai trò của thiết bị đó trong
hệ thống
Van một chiều: theo quy định an toàn trong các máy lạnh phải lắp van một
chiều trên đường đẩy của mỗi máy nén và lắp van một chiều chung cho toàn bộ
hệ thống ngay trước thiết bị ngưng tụ .
Van an toàn: chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu
ra phải đạt những chỉ số nhất định thì van mới mở ,van an toàn được bố trí ở trên

43
những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất lỏng như thiết bị ngưng tụ ,
bình chứa … để đề phòng áp suất vượt quá mức quy định.
Áp kế: dùng để đo áp suất của môi chất trong đường ống ,thiết bị áp kế
được lắp trên đường hút và đường đẩy của máy nén ,trên bình ngưng bình chứa .

44
45
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ XE CONTAINER LẠNH

46
KẾT LUẬN
Dựa vào các kết quả tính toán ở trên ta có thể lựa chọn những thiết bị chính
phù hợp với hệ thống để đưa vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, để đảm
bảo tính an toàn và ổn định trong vận hành, ta còn phải tính đến phần kiểm tra an
toàn hệ thống và tính tự động hóa cho hệ thống. Có như vậy thì hệ thống mới
hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng yêu cầu đặt ra của người thiết kế.
Trong quá trình tính toán thiết kế, tuy đã tính đến các tổn thất cơ bản của hệ
thống lạnh nhưng vần chưa đề cập đến những tổn thất lạnh có thể có vì đã được
bỏ qua để quá trình tính toán được nhanh chóng và đơn giản hơn. Vì vậy, kết quả
xác định được tuy không phải là chính xác tuyệt đối nhưng cũng đáp ứng được
các yêu cầu cơ bản của hệ thống.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng Dẫn Thiết Kế Hệ Thống Lạnh - Pgs.Ts. Nguyễn Đức Lợi.


2. Kỹ Thuật Lạnh (Cơ Sở Và Ứng Dụng) - Pgs.Ts. Nguyễn Đức Lợi.
3. Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Pgs. Ts Đinh Văn Thuận, Ts Võ Chí
Chính.
4. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy, Bài tập kỹ thuật lạnh, NXB Giáo dục 1996.
5. Nguyễn Đức Lợi, Kỹ thuật lạnh ứng dụng, ĐH Bách Khoa Hà Nội.
6. Catalog van tiết lưu TEX Danfoss.

48

You might also like