You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II


-----------o0o-----------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


MÔN: MARKETING QUỐC TẾ

KẾ HOẠCH MARKETING QUỐC TẾ


CHO SẢN PHẨM TH TRUE JUICE CỦA TẬP ĐOÀN TH
SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

Giảng viên: Phạm Thị Châu Quyên


Nhóm: Ét Ô ét
Lớp: K59D

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 04 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Đánh giá


1 Trần Minh Vy 1911115628 100%
2 Giang Ngọc Âu Dương 2011115110 100%
3 Nguyễn Thu Hồng 2011115190 100%
4 Nguyễn Thị Như Quỳnh 2011115511 100%
5 Trần Thị Ngọc Duyên 2011116360 100%
6 Nguyễn Phúc Hậu 2011116384 100%
7 Nguyễn Thu Huyền 2011116409 100%
8 Phan Thị Mỹ Lệ 2011116428 100%
9 Võ Thảo Nhi 2011116517 100%
MỤC LỤC

A. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG .................................................................................. 5

I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ................................................................................. 5

1. Theo mô hình PEST .............................................................................................. 5

2. Theo mô hình HOFSTEDE .................................................................................. 7

3. Các yêu cầu cho sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc 9

4. Lưu ý khi liên doanh ........................................................................................... 13

5. So sánh với thị trường trước .............................................................................. 14

II. INSIGHT KHÁCH HÀNG ................................................................................... 17

III. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN TẢI QUA CHIẾN DỊCH MARKETING................ 17

B. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP ........................................................................... 18

I. VỀ TẬP ĐOÀN TH ............................................................................................... 18

1. Về lịch sử thành lập ............................................................................................ 18

2. Thành tựu ............................................................................................................ 19

3. Quy trình.............................................................................................................. 19

II. VỀ SẢN PHẨM NƯỚC ÉP TH TRUE JUICE .................................................. 20

III. MÔ HÌNH SWOT CỦA DOANH NGHIỆP ....................................................... 20

IV. MỤC TIÊU MARKETING .................................................................................. 22

1. Awareness ............................................................................................................ 22

2. Retention Rate ..................................................................................................... 22

3. Key attributes ...................................................................................................... 22

4. Creative and channel quality ............................................................................. 23

C. MAKETING PLAN ............................................................................................... 23


I. CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG............................................................................ 23

1. Quy mô về nhân khẩu ......................................................................................... 23

2. Phân khúc thị trường.......................................................................................... 23

II. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH .................................................................................... 24

III. MARKETING MIX .............................................................................................. 27

1. Product ................................................................................................................. 27

2. Price ...................................................................................................................... 28

3. Place...................................................................................................................... 29

4. Promotion ............................................................................................................ 32

IV. MARKETING EXECUTION PLAN .................................................................. 34

1. Phân khúc khách hàng ....................................................................................... 35

2. Các giai đoạn marketing ..................................................................................... 35

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thời gian kiểm tra MFDS đối với các sản phẩm thực phẩm bao gồm cả thực phẩm
chức năng cho sức khoẻ...................................................................................................... 13
Bảng 2. So sánh ưu và nhược điểm giữa hai thị trường nước ép Việt Nam và Hàn Quốc 16
Bảng 3. Mô hình SWOT của doanh nghiệp ....................................................................... 22
Bảng 4. Giai đoạn marketing sơ lược ................................................................................. 36

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Hệ thống pháp lý của Hàn Quốc.............................................................................. 9


A. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1. Theo mô hình PEST


1.1. Môi trường chính trị

• Thuế: thuế suất với mặt hàng sữa và các chất kem béo là 0% theo VKFTA
• Môi trường kinh doanh cởi mở: Thuộc top 10 các nền kinh tế thân thiện và độ mở
cửa cao nhất
• Chính sách: Gói phục hồi kinh tế trị giá 140 tỉ đô la tập trung vào công nghệ trí tuệ
nhân tạo, sức khoẻ và năng lượng tái tạo

1.2. Môi trường kinh tế

a) Các thông tin chung:


• Lạm phát: từ 2% năm 2021 lên 3.1% 2022 do giá thực phẩm tăng cao
• GDP tăng trưởng chậm lại kể từ cuộc suy thoái 2009, phát triển mạnh mẽ 20.6%
năm 2010 rồi tụt xuống 5.71% năm 2018. Từ 2019 kinh tế tăng trưởng âm do dịch
Covid-19.
• Định hướng thị trường theo nền kinh tế hỗn hợp
• Tỷ giá 1200W= 1USD cho thấy sự suy yếu của đồng tiền và cả nền kinh tế
b) Văn hoá kinh doanh:
• Hàn Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi Nho Giáo, coi trọng địa vị xã hội
• Quan trọng việc xây dựng mối quan hệ cá nhân: không cold-calls (tiếp thị qua điện
thoại) hay qua người môi giới
• Coi trọng sự lịch sự và các phép tắc xã giao

1.3. Môi trường công nghệ

• Cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ


• Người dân tiếp thu công nghệ nhanh chóng, nhất là sau dịch Covid-19 khi hầu hết
nhiều người phải đặt hàng online
1.4. Môi trường văn hoá xã hội

a) Các thông tin chung


• Có tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới (44.2)
• Xã hội già hóa nhanh (số tuổi trung bình: 44.2)
• Tỉ suất sinh thấp nhất thế giới (0.96) => dân số già hóa nhanh chóng
• 82% dân số sống ở thành thị, chủ yếu sống một mình trong các căn hộ
• Tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh chiếm 95%, cao nhất thế giới. Tỉ lệ tiếp cận
Internet lên tới 96%
b) Hành vi mua hàng
• Coi trọng tính thẩm mỹ của sản phẩm do hiệu ứng “Instagramability”. Rất chú trọng
những sản phẩm có tên thương hiệu “Brand name”
• Dịch vụ hậu mãi là vấn đề được chú trọng nhất khi mua hàng và do đó nền công
nghiệp điện tử rất phát triển do các chính sách hậu mãi dài hạn và luôn đặt khách
hàng lên hàng đầu.
• Bị ảnh hưởng nhiều bởi quảng cáo truyền miệng và sự quảng cáo của người nổi
tiếng.
• Người tiêu dùng rất quan trọng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, thường có trình độ
công nghệ cao và có xu hướng thích mua hàng online.
c) Thói quen ăn uống
• Samsisekki - “3 hot meals a day”: Người Hàn cho rằng ăn 3 bữa một ngày với lượng
thức ăn mỗi bữa bằng nhau là cách sống lành mạnh nhất.
• Thích ăn ngoài: Chi phí ăn ngoài rẻ hơn nhiều so với nấu ăn tại nhà do chi phí nguyên
liệu cao. 47% chi tiêu ăn uống là từ việc ăn ngoài.
• Phát triển dịch vụ giao hàng - shipper: Thay vì ăn ngoài, nhiều người thích đặt đồ ăn
về tận nhà vì sự tiện lợi và chi phí rẻ.
d) Xu hướng phát triển ngành hàng: Đồ uống và thức ăn nhanh (Food & Beverage)
• Thức ăn tiện lợi: xu hướng bắt đầu từ năm 2018 khi món ăn nhà hàng và quán cà
phê trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm những sản phẩm đầy đủ dinh
dưỡng mà giá vẫn phải chăng.
• HRM Foods (Các loại thức ăn thay thế cơm nhà): Khách hàng muốn giảm chi phí
đồ ăn nhanh nhưng vẫn đầy đủ và tiện lợi nên các loại thức ăn HRM là sự thay thế
hoàn hảo. Thị trường này dự tính đạt 10 tỉ đô la năm 2023
• Ăn một mình: Thích ứng với xu hướng người Hàn Quốc thường ở các căn hộ 1 người
nên các nhà hàng và quán rượu đã đáp ứng nhu cầu bằng các Hon-bab hay Hon-sul.
2. Theo mô hình HOFSTEDE
2.1. Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI)

Với mức điểm trung bình là 60, Hàn Quốc là một xã hội có thứ bậc. Điều này có nghĩa
là mọi người chấp nhận một trật tự thứ bậc, trong đó mọi người đều có một vị trí và không
biện minh hay chống lại. Hệ thống phân cấp trong một tổ chức phản ánh sự bất bình đẳng,
tập trung quyền lực rất phổ biến, cấp dưới mong đợi được chỉ bảo phải làm gì và ông chủ
lý tưởng là một người chuyên quyền nhưng cũng biết cảm thông cho nhân viên.

2.2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV)

Hàn Quốc có chỉ số này 18 điểm và được coi là một xã hội tập thể. Điều này được thể
hiện trong cam kết lâu dài chặt chẽ với thành viên ‘nhóm’, có thể là một gia đình, đại gia
đình hoặc các mối quan hệ khác. Sự trung thành trong một nền văn hóa theo chủ nghĩa tập
thể là điều tối quan trọng hơn tất cả các quy tắc xã hội khác. Xã hội này đề cao các mối
quan hệ bền chặt, nơi mọi người đều có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm của
mình. Trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, hành vi phạm tội dẫn đến xấu hổ và mất
mặt, các mối quan hệ người chủ và nhân viên được nhìn nhận về mặt đạo đức (giống như
mối liên kết gia đình), các quyết định tuyển dụng và thăng chức có tính đến nhân viên trong
nhóm, quản lý của các nhóm.
2.3. Nam quyền và nữ quyền

Hàn Quốc đạt điểm 39 ở chỉ số này và do đó được coi là một xã hội “nữ quyền”. Ở các
quốc gia theo nữ quyền, phương châm của họ là “làm việc để sống”, các nhà quản lý luôn
nỗ lực để đạt được sự đồng thuận, mọi người coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng
môi trường làm việc của họ. Xung đột được giải quyết bằng thỏa hiệp và thương lượng. Có
nhiều thời gian nghỉ và làm việc linh hoạt. Không có kết luận cho thấy có sự tập trung vào
sức khỏe hay địa vị của nhân viên. Một nhà quản lý hiệu quả là một người luôn khuyến
khích và việc ra quyết định đạt được thông qua sự tham gia.

2.4. Chỉ số phòng tránh rủi ro

Với số điểm 85, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có chỉ số này cao nhất thế giới.
Các quốc gia với UAI cao duy trì các quy tắc về niềm tin và hành vi cứng nhắc và không
khoan dung với các hành vi hoặc ý tưởng không giống như truyền thống. Trong những nền
văn hóa này, con người trong xã hội này luôn cảm thấy không thể sống thiếu các quy tắc
(thậm chí nếu quy tắc không có tác dụng), con người có một sự thôi thúc bên trong để làm
việc chăm chỉ, chính xác và đúng giờ là trở thành tiêu chuẩn xã hội, con người không thích
sự đổi mới và điều khiến họ thấy an tâm sẽ là động lực làm việc của họ.

2.5. Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn

Với số điểm 100, Hàn Quốc được đánh giá là một trong những xã hội thực dụng và có
định hướng lâu dài nhất. Mọi người sống bằng các chuẩn mực đạo đức và các ví dụ được
xã hội tôn vinh. Ở tập đoàn Hàn Quốc, các công ty các định hướng dài hạn bằng lương vốn
cao hơn, đề cao sự tăng trưởng ổn định hơn là sự tăng trưởng thất thường. Tất cả đều phục
vụ cho mục đích lâu dàicủa các công ty. Quan niệm của họ là các công ty Hàn Quốc không
phải kiếm tiền để phục vụ những người nắm giữ cổ phần, mà để phục vụ cho xã hội nói
chung và những đối tác của doanh nghiệp nói riêng để tạo ra giá trị cho nhiều thế hệ sau.
2.6. Tự thoả mãn và tự kiềm chế

Với số điểm thấp 29, xã hội Hàn Quốc được cho là một trong những Hạn chế. Các xã
hội có điểm số thấp trong chỉ số này có xu hướng hoài nghi và bi quan. Ngoài ra, trái ngược
với các xã hội thả lỏng, các xã hội hạn chế không chú trọng nhiều vào thời gian giải trí và
kiểm soát việc thỏa mãn mong muốn của con người. Những người có định hướng này có
nhận thức rằng hành động của họ bị giới hạn bởi các chuẩn mực xã hội và cảm thấy rằng
việc nuông chiều bản thân là sai lầm.

3. Các yêu cầu cho sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc được trang bị tốt với một hệ thống pháp luật hiện đại dựa trên một hệ thống
cấp bậc cố định. Dựa vào khuôn khổ này, một đạo luật hoặc luật do Quốc hội lập pháp cung
cấp cơ sở pháp lý cho các quy định của chính phủ. Theo mỗi đạo luật, một nghị định và các
quy định được soạn thảo bởi người có trách nhiệm của bộ để thực hiện một luật nhất định.
Đồng thời, bộ, cơ quan có thẩm quyền cũng ban hành các thông báo và hướng dẫn để hướng
dẫn chi tiết hơn. Biểu đồ bên dưới, mặc dù đơn giản hóa, cho thấy hệ thống phân cấp pháp
lý này phù hợp với nhau như thế nào.

Hình 1. Hệ thống pháp lý của Hàn Quốc


Cơ quan chính điều chỉnh hệ thống thực phẩm của Hàn Quốc là Bộ An toàn Thực phẩm
và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS), trước đây với tư cách là Cục Quản lý Thực phẩm &
Dược phẩm (KFDA), được nâng cấp lên thành bộ vào năm 2013. Mục đích đằng sau việc
hợp nhất cơ quan liên quan đến an toàn thực phẩm này là để làm cho MFDS hiệu quả hơn
trong quản lý an toàn thực phẩm.

Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc nhìn chung đã hướng tới các quy định về thực phẩm dựa
trên cơ sở khoa học hơn.

 Tiêu chuẩn ghi nhãn MFDS cho thực phẩm:


Bộ phận Chứng nhận và Ghi nhãn An toàn Thực phẩm của MFDS phát triển các tiêu
chuẩn ghi nhãn, còn văn phòng khu vực kiểm tra thực phẩm nhập khẩu và thực thi các yêu
cầu về nhãn mác khi hàng hóa đến nơi.

Tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn bằng tiếng Hàn Quốc dễ đọc.
Nhãn dán hoặc thẻ có thể được sử dụng, nhưng không được dễ dàng tháo rời cũng như
không được che mất nhãn gốc. Nhãn phải chứa thông tin sau được liệt kê dưới đây:
• Tên sản phẩm. Tên sản phẩm phải giống với tên sản phẩm được khai báo với cơ quan
cấp phép/ kiểm tra.
• Loại sản phẩm. Đây là đơn vị tối thiểu của các loại sản phẩm thực phẩm theo Tiêu
chuẩn & Thông số kỹ thuật cho Thực phẩm.
• Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu và địa chỉ nơi các sản phẩm có thể được trả lại
hoặc trao đổi khi phát hiện khuyết tật.
• Tên nhà sản xuất. Tên nhà sản xuất nước ngoài phải được nêu rõ. Nếu nó được viết
bằng tiếng nước ngoài (ví dụ: tiếng Anh) thì không cần bản dịch tiếng Hàn.
• Ngày sản xuất (năm, tháng, ngày). Điều này là bắt buộc đối với các sản phẩm được
chỉ định đặc biệt, chẳng hạn như bữa trưa đóng hộp, cơm cuộn rong biển, bánh mì
kẹp thịt, bánh mì sandwich, sushi, đường, muối ăn món tráng miệng đông lạnh (kẹo
đá) và đồ uống có cồn (không bao gồm bia và rượu gạo truyền thống Hàn Quốc vì
chúng được yêu cầu ghi rõ hạn sử dụng). Đối với đồ uống có cồn, số sản xuất (số lô)
hoặc ngày đóng chai có thể thay thế cho ngày sản xuất.
• Hạn sử dụng hoặc tốt nhất là trước ngày (best before date). Nhãn sản phẩm thực
phẩm phải ghi rõ hạn sử dụng mà nhà sản xuất xác định. Các sản phẩm có ghi ngày
sản xuất có thể miễn ghi hạn sử dụng các yêu cầu về ghi nhãn. Nếu các loại sản phẩm
được đóng gói cùng với đó, ngày hết hạn sử dụng của sản phẩm có tuổi thọ ngắn
nhất cần được ghi chú trên nhãn mác.
• Nội dung (Calo). Trọng lượng, khối lượng hoặc số lượng các mảnh phải được chỉ
định. Nếu số lượng các miếng được ghi ra, trọng lượng hoặc khối lượng phải được
ghi trong ngoặc đơn. Calo chỉ bắt buộc đối với sản phẩm thực phẩm phải ghi nhãn
dinh dưỡng.
• Tên và nội dung thành phần. Tên của tất cả các thành phần được yêu cầu nêu trên
nhãn mác tiếng Hàn. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có bảng hiển thị chính nhỏ
hơn 30 cm2, chỉ năm thành phần hàng đầu là bắt buộc.
• Chất phụ gia. Phụ gia thực phẩm cũng phải được liệt kê theo tên đầy đủ, tên viết tắt
hoặc mục đích sử dụng được liệt kê trong Bộ luật phụ gia thực phẩm Hàn Quốc hoặc
Tiêu chuẩn ghi nhãn cho thực phẩm (ví dụ: Natri Saccharin (Chất tạo ngọt)).
• Nước trái cây cô đặc: Cho phép công bố “100%” đối với nước trái cây làm từ cô đặc
mặc dù nó có chứa phụ gia thực phẩm. Trong trường hợp này, tên hoặc mục đích
của chất phụ gia sẽ được chỉ ra bên dưới xác nhận quyền sở hữu "100%". (ví dụ:
100% nước cam (bao gồm cả axit citric) hoặc 100% nước ca (bao gồm cả chất kiểm
soát axit)
• Chất gây dị ứng. Các mặt hàng thực phẩm được biết đến là chất gây dị ứng thực
phẩm phải được ghi trên nhãn ngay cả khi chúng được thêm vào ở mức tối thiểu như
một phần của hỗn hợp. Các mặt hàng thực phẩm được coi là chất gây dị ứng thực
phẩm bao gồm trứng (hạn chế đối với trứng gia cầm), sữa, kiều mạch, đậu phộng,
đậu nành, lúa mì, cá thu, cua, tôm, thịt lợn, đào, cà chua, các sản phẩm có bổ sung
sulfit (giới hạn trong trường hợp có 10mg/g SO2 trở lêncó trong thành phẩm), quả
óc chó, thịt bò, thịt gà, mực, cá có vỏ (kể cả hàu, bào ngư và trai), và hạt thông. Bất
kỳ sản phẩm thực phẩm nào có chứa một hoặc nhiều chất gây dị ứng này dưới dạng
(các) thành phần thô hoặc chứa các thành phần thô được tạo ra bằng cách chiết xuất
chất gây dị ứng được liệt kê ở trên các mặt hàng phải được ghi trên nhãn tiếng Hàn.
(ví dụ: bánh quy có chứa lòng đỏ trứng: “lòng đỏ (trứng)").

 Các quy trình thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc:
Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc cần phải thực hiện chặt chẽ quy định
sau:
Một là, hàng nhập khẩu trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc, nhà nhập khẩu phải mở "Tờ
khai hải quan nhập khẩu cho hàng thực phẩm" (Import Declaration for Food) để Bộ trưởng
MFDS hoặc Giám đốc Trạm Kiểm dịch Quốc gia xem xét.
Hai là, bộ trưởng MFDS sẽ tiến hành các bước kiểm tra và thẩm tra đối với thực phẩm
nhập khẩu. Có nhiều phương pháp áp dụng cho việc thẩm tra và kiểm tra khác nhau áp dụng
cho các trường hợp khác nhau và được phân chia ra như sau:
• Thẩm tra trên hồ sơ
• Thẩm tra trong phòng thí nghiệm
• Thẩm tra trực quan và cảm quan
• Thẩm tra mẫu xác suất

Ba là, nếu một sản phẩm thực phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn Hàn quốc,
MFDS sẽ ban hành chứng nhận hay chứng chỉ cho nhập khẩu. Hàng thực phẩm nhập khẩu
sẽ được thông quan và phân phối ngay trên thị trường.
Ngược lại, nếu sản phẩm thực phẩm này không đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy
định tiêu chuẩn Hàn Quốc, MFDS sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu về sự vi phạm tiêu
chuẩn. Nhà nhập khẩu có thể sửa chữa các lỗi vi phạm (thường liên quan đến nhãn sản
phẩm) và nộp lại hồ sơ xin chứng nhận của MFDS. Với những lỗi vi phạm về mặt vệ sinh,
chất lượng thực phẩm, thì nhà nhập khẩu buộc phải tiêu hủy hoặc tái xuất hàng nhập khẩu.
Trong vòng 01 tháng, nhà nhập khẩu phải trình phương án xử lý đối với thực phẩm nhập
khẩu đã được xác định là không phù hợp/vi phạm. Trường hợp nhà nhập khẩu muốn tiếp
tục nhập khẩu các sản phẩm không phù hợp trong tương lai, cần thực hiện các biện pháp
cần thiết như xác định nguyên nhân, yêu cầu nhà sản xuất của nước xuất khẩu cải thiện chất
lượng sản phẩm. Ngoài ra, các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra với tần suất nhiều hơn cho
đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.

 Thời gian kiểm tra an toàn thực phẩm

MFDS thực hiện kiểm tra an toàn đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu bao gồm
các sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm chế biến, thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe, phụ
gia thực phẩm, bao bì, hộp đựng và thiết bị thực phẩm khi hàng hóa đến nơi. Thời gian
kiểm tra MFDS đối với các sản phẩm thực phẩm bao gồm cả thực phẩm chức năng cho sức
khỏe:

Kiểm tra tài liệu 2 ngày

Kiểm tra trực quan 3 ngày

Kiểm tra phòng thí nghiệm 10 ngày

Thử nghiệm thực phẩm chiếu xạ 14 ngày

Thử nghiệm ủ 15 ngày

Kiểm tra ngẫu nhiên 5 ngày

Bảng 1. Thời gian kiểm tra MFDS đối với các sản phẩm thực phẩm bao gồm cả thực
phẩm chức năng cho sức khoẻ
4. Lưu ý khi liên doanh
− Khi một công ty nước ngoài xuất khẩu hàng hóa cho một nhà nhập khẩu nội địa
của Hàn Quốc thì công ty nước ngoài có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp
thông qua hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cấp phép với một công ty Hàn Quốc.

− Để thành lập công ty liên doanh hoặc mua cổ phần trong một công ty hiện có của
Hàn Quốc thì cần phải có báo cáo thông quan theo Đạo luật Khuyến khích Đầu
tư Nước ngoài (Foreign Investment Promotion Act) từ một ngân hàng ngoại hối.
− Một liên doanh đầu tư nước ngoài được điều chỉnh theo Đạo luật Khuyến khích
đầu tư nước ngoài, Đạo luật Giao dịch ngoại hối (Foreign Exchange Transactions
Act) bên cạnh Bộ luật Thương mại (Commercial Code), Đạo luật Hạn chế đánh
thuế đặc biệt (Restriction on Special Taxation Act), và các luật và quy định khác
có liên quan.

− Các giấy tờ có hiệu lực pháp lý phải được viết bằng tiếng Hàn.

− Nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định trong Đạo luật
Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment Promotion
Act), thì sẽ được giảm thuế doanh nghiệp.

− Mặc dù không có yêu cầu đầu tư tối thiểu, nhưng thành viên liên doanh nước
ngoài phải đầu tư 100 triệu Won trở lên và sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phiếu
đã phát hành có quyền biểu quyết tại một công ty Hàn Quốc để nhận được các lợi
ích theo quy định của Đạo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài.

− Nếu xây dựng cơ sở sản xuất thì cần phải thông qua sự cho phép của chính quyền
địa phương. Thời gian kiểm duyệt thường là 45 ngày.

5. So sánh với thị trường trước


Hiện tại thì TH true JUICE vẫn còn là dòng sản phẩm mới của tập đoàn TH nên dòng
sản phẩm này vẫn chưa được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Chính vì vậy thị trường
hiện tại duy nhất của TH true JUICE đó chính là thị trường nội địa Việt Nam.

Vì Việt Nam là thị trường nội địa nên doanh nghiệp không cần phải quá đầu tư vào việc
nghiên cứu về văn hoá tiêu dùng cũng như luật pháp và quy định tại đây tuy nhiên đối với
thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân,
văn hoá, luật pháp cũng như các quy định, yêu cầu tại đây.

Dựa vào các số liệu thống kê của Statista thì có thể rút ra một số ưu điểm và nhược điểm
giữa hai thị trường như sau:
Thị trường Việt Nam Thị trường Hàn Quốc

- Là thị trường nội địa nên không cần - Doanh thu từ thị trường nước ép lớn
phải tốn nhiều chi phí cho việc nghiên hơn mặc dù quy mô thị trường nhỏ hơn
cứu hành vi tiêu dùng, văn hoá, phong nên lợi nhuận thu được bình quân trên
tục tập quán, luật pháp, các quy định, một đơn vị sản phẩm sẽ lớn hơn.
yêu cầu danh cho sản phẩm. - Trung bình một người tiêu thụ nhiều
- Người dân có nhận biết thương hiệu tốt nước ép hơn. Doanh thu đem lại cho thị
hơn thông qua các dòng sản phẩm khác trường nước ép bình quân đầu người cao
của TH điển hình là TH true milk. hơn nhiều lần. Điều này thể hiện rằng
- Có dân số lớn hơn dẫn đến quy mô thị nhu cầu của từng người dân cho sản
trường lớn hơn, sản lượng tiêu thụ các phẩm nước ép cao hơn.
Ưu sản phẩm nước ép cũng lớn hơn. - Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn
điểm - Có tốc độ tăng trưởng doanh thu thị thứ ba của Việt Nam nên người dân
trường cao hơn cũng có những thiện cảm nhất định với
- Mức độ tiêu thụ nước ép của thị trường sản phẩm có nguồn xuất xứ Việt Nam
vẫn còn đang tăng trưởng từ đó cho thấy giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng
thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng. được người dân đón nhận hơn
- Có ít đối thủ cạnh tranh, cũng chính vì
nhu cầu của mỗi người cho sản phẩm
nước ép còn thấp nên đa phần người dân
vẫn chưa am hiểu nhiều về các thương
hiệu nước ép nên dễ thâm nhập thị
trường hơn.
- Doanh thu của thị trường nước ép nhỏ - Là thị trường nước ngoài nên cần phải
hơn mặc dù quy mô thị trường lớn hơn nghiên cứu kĩ lưỡng về hành vi tiêu
nên lợi nhuận thu được bình quân trên dùng, văn hoá, phong tục tập quán, luật
một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ hơn. pháp, các quy định, yêu cầu dành cho
- Trung bình một người tiêu thụ ít nước sản phẩm.
ép hơn. Doanh thu đem lại cho thị - Người dân chưa từng biết qua thương
trường nước ép bình quân đầu người hiệu, phải xây dựng hình ảnh thương
thấp hơn nhiều lần so với thị trường Hàn hiệu từ đầu.
Quốc. Điều này thể hiện rằng nhu cầu - Có dân số ít hơn nên quy mô thị trường
của từng người cho sản phẩm nước ép nhỏ hơn, sản lượng tiêu thụ cũng ít hơn
vẫn còn thấp. - Có tốc độ tăng trưởng doanh thu thị
trường thấp hơn
- Mức độ tiêu thụ nước ép của thị trường
Nhược đang gần như giữ nguyên qua các năm,
điểm không còn tăng trưởng. Điều này sẽ là
trở ngại cho doanh nghiệp mới thâm
nhập vào thị trường buộc doanh nghiệp
phải cạnh tranh gay gắt hơn để có thể
dành lấy thị phần
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong
đó có một số thương hiệu lớn, nên việc
cạnh tranh sẽ khó khăn hơn ngoài ra vì
nhu cầu của người dân cao hơn nên họ
sẽ có hiểu biết hơn về thị trường nên
những thương hiệu mới sẽ khó thâm
nhập hơn buộc họ phải có những kế
hoạch hợp lí để nâng cao nhận thức
thương hiệu của khách hàng.
Bảng 2. So sánh ưu và nhược điểm giữa hai thị trường nước ép Việt Nam và Hàn Quốc
II. INSIGHT KHÁCH HÀNG

Là nước phát triển với bình quân thu nhập trung bình trên 30.000 USD theo Ngân hàng
trung ương Hàn Quốc (BOK), người tiêu dùng Hàn Quốc có yêu cầu cao đối với các sản
phẩm. Với hương vị hoàn toàn tự nhiên, với các vị trái cây nhiệt đới mới mẻ đối với khẩu
vị người Hàn, cùng thương hiệu sản phẩm vững mạnh ở thị trường Việt Nam, dòng sản
phẩm nước ép trái cây TH True JUICE tự tin có thể tạo được ấn tượng với người tiêu dùng
Hàn Quốc.

Người Hàn Quốc cũng nổi tiếng với phong cách sống vội. Tuy nhiên, họ cũng là những
người coi trọng ngoại hình, ưa thích những sản phẩm có lợi cho ngoại hình của mình. Vì
thế, các sản phẩm nhanh chóng tiện lợi nhưng đảm bảo dinh dưỡng là mặt hàng được người
Hàn Quốc ưa chuộng hơn cả. Xu hướng uống nước ép đóng chai cũng đang có những dấu
hiệu tích cực ở đất nước này, vì theo nghiên cứu thực hiện bởi Statista vào tháng 06/2021,
14,6% người được khảo sát uống 1-2 lần/tuần và 15,3% uống 2-3 lần/tháng. Do vậy, TH
True JUICE xâm nhập thị trường này ngay từ bây giờ sẽ là một lợi thế cho TH khi tận dụng
được làn sóng sống khỏe đang phát triển ngày một mạnh ở quốc gia này.

Insight mà nhóm xác định thỏa mãn những hiểu biết về khách hàng Hàn Quốc và định
vị thương hiệu TH là: “Tôi luôn muốn bản thân mình khỏe đẹp từ bên trong bằng cách bổ
sung vitamin và dưỡng chất từ các thức uống trái cây hoàn toàn thiên nhiên. Tuy nhiên,
việc tự mua hoa quả và ép nước rất mất thời gian với cuộc sống bộn bề của tôi. Tôi mong
muốn một thức uống trái cây thơm ngon, hoàn toàn thiên nhiên và bổ dưỡng nhưng vẫn
tiện lợi để bổ sung vào thực đơn sống khỏe của mình."

III. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN TẢI QUA CHIẾN DỊCH MARKETING

Thêm một lần nữa, kiên trì với định vị thương hiệu là chữ “true” (THẬT), tất cả các sản
phẩm mà TH tung ra lần này cũng đảm bảo “hoàn toàn từ thiên nhiên”.
Sản phẩm nước trái cây TH true JUICE được sản xuất từ trái cây thật, tự nhiên, không
chứa chất bảo quản hay phụ gia hóa học nào, hoàn toàn là nước trái cây nguyên chất, đặc
biệt là không sử dụng đường tinh luyện.

Thông điệp truyền thông TH True JUICE - hoàn toàn từ thiên nhiên, “Trọn vị trái cây tự
nhiên thuần khiết trong chai” với mục tiêu quảng bá sản phẩm TH chất lượng thật sự “true”,
thật sự thiên nhiên và làm hoàn toàn từ trái cây thật, phù hợp nhu cầu tiêu dùng sản phẩm
tốt cho sức khỏe hiện nay tại Hàn Quốc.

Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất slogan “True JUICE, True Beauty” với mục tiêu truyền
tải sản phẩm TH không những phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mà còn phù hợp với nhu cầu
về dáng người của bạn và thời gian của bạn, phù hợp với nhóm khách hàng muốn giảm cân
nhưng bận rộn không có thời gian để tự ép nước ở nhà. Một chai TH True JUICE giúp bạn
tiết kiệm thời gian, vừa tốt cho sức khoẻ, vừa giúp bạn giữ dáng phù hợp với insight của
khách hàng Hàn Quốc hiện nay.

B. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP


I. VỀ TẬP ĐOÀN TH

1. Về lịch sử thành lập


Ra đời năm 2009, Tập đoàn TH đang vận hành nhiều dự án đồ uống và thực phẩm, trong
đó có sản xuất, chế biến sữa tươi, sữa hạt, rau quả sạch, dược liệu, nước tinh khiết, nước
trái cây… Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness”, có nghĩa là “Hạnh
phúc đích thực”. Sản phẩm TH luôn đặt tiêu chí “tươi”, “sạch” lên hàng đầu, hướng tới giá
trị cốt lõi hoàn toàn từ thiên nhiên, vì sức khỏe cộng đồng.

Dưới sự dẫn dắt của Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Thái Hương, Nhà Sáng lập Tập
đoàn, TH đã đặt nền móng cho ngành sữa tươi sạch Việt Nam, đưa tỷ lệ sữa bột nhập khẩu
pha lại trên thị trường từ 92% (2008) xuống còn dưới 60% (2020). Thành công của TH đã
lôi kéo các Doanh nghiệp cùng ngành đầu tư nghiêm túc vào chăn nuôi bò sữa tập trung
công nghệ cao để tạo ra dòng sữa tươi thật. Còn người tiêu dùng đã phân biệt giá trị thực
sự của sữa tươi và được hưởng thụ sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện TH đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh vì sức khỏe cộng đồng với con đường đồ uống
sạch, hữu cơ, tốt cho sức khỏe và đề án dinh dưỡng cho người Việt.

2. Thành tựu
World Food Moscow 2017 - Giải Vàng: Bộ 3 sản phẩm thức uống thảo dược TH true
Herbal của Tập đoàn TH - Giải Sản phẩm mới xuất sắc nhất: Sữa tươi TH true MILK
Organic. Đưa tên Việt Nam lên bản đồ sữa thế giới với Kỷ lục “Cụm trang trại chăn nuôi
bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất Châu Á” do Tổ chức Kỷ lục
Châu Á chứng nhận năm 2015, TH liên tiếp nhận được các danh hiệu danh giá do các tổ
chức quốc tế uy tín trao tặng. Thương hiệu TH cũng đã 6 năm liên tiếp được vinh danh
“Thương hiệu Quốc gia”- danh hiệu cao nhất dành cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính
phủ trao tặng.

Tới nay thị phần của TH true MILK trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành
thị đạt hơn 40%, đứng đầu về phân khúc sữa tươi. Trong cùng khoảng thời gian đó; khi sức
mua của người tiêu dùng đối với toàn ngành sữa nước ở thị trường thành thị chững lại thì
sữa tươi TH true MILK tăng 15% so với cùng kỳ năm trước

Doanh số bán sữa tăng, lợi nhuận của Tập đoàn TH cũng tăng dần qua các năm. Trong
vòng 6 năm từ 2014 đến 2020, lãi ròng của TH đã tăng hơn 15 lần, vượt nhanh hơn lộ trình
mà bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH đã kiến tạo.

3. Quy trình
Quy trình sản xuất TH true JUICE:
• Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên: Nguyên liệu được tuyển chọn từ các vùng trái cây
nổi tiếng trong nước và thế giới.
• Nghiên cứu, phối trộn sản phẩm: Các nguyên liệu được phối trộn với công thức riêng
biệt, mang đến vị ngon và nguồn dưỡng chất hoàn toàn từ thiên nhiên.
• Công nghệ tiệt trùng hiện đại: Công nghệ tiệt trùng hiện đại với dây chuyền sản xuất
khép kín từ CHLB Đức giúp lưu giữ nhiều nhất dưỡng chất và hương vị cho sản
phẩm.
• Bao bì: Tất cả dòng sản phẩm nước trái cây TH True JUICE đều được sử dụng công
nghệ chiết rót vô trùng và tiệt trùng phôi chai tiên tiến của Đức. Điều này sẽ giúp
đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ lại dưỡng chất, màu sắc và hương
vị mà không sử dụng chất hóa học, chất bảo quản.

II. VỀ SẢN PHẨM NƯỚC ÉP TH TRUE JUICE

Dòng sản phẩm nước ép bao gồm các sản phẩm:

• Nước trái cây TH true JUICE nectar xoài tự nhiên


• Nước trái cây TH true JUICE ổi tự nhiên
• Nước trái cây TH true JUICE smoothie xoài chuối tự nhiên
• Nước trái cây TH true JUICE cam tự nhiên
• Nước trái cây TH true JUICE táo tự nhiên
• Nước trái cây Th true JUICE táo đào tự nhiên

III. MÔ HÌNH SWOT CỦA DOANH NGHIỆP

Strengths Weaknesses
- Lợi thế về xuất phát điểm - Thị trường nước ép bão hoà tại Hàn
+ Nguồn vốn ổn định từ Ngân hàng TMCP Quốc.
Bắc Á; Nhà máy và trang trại quy mô lớn + Không ai có thể phủ nhận được thị trường
nhất, tiên tiến nhất Đông Nam Á; Quy trình nước ép đang phát triển mạnh ở Hàn Quốc,
sản xuất đồng bộ từ nuôi đại trà đến phân với một số lượng lớn các sản phẩm bày bán
phối rộng rãi; Độ nhận diện rộng của ở mọi cửa hàng hoặc các siêu thị từ nhỏ tới
thương hiệu lớn. Điều này dẫn tới xu hướng người tiêu
- Văn hoá tổ chức công ty thân thiện dùng không phân biệt được các loại sữa do
+ TH True Milk có văn hoá tổ chức rất thân thiếu hiểu biết về thông tin sản phẩm và
thiện với môi trường và xã hội. TH True thiết kế bao bì gây nhầm lẫn. TH True
Milk đã có những bộ nguyên tắc và tầm JUICE cũng là một thương hiệu trong số
nhìn trong kinh doanh như: Bảo vệ sức muôn vàn các thương hiệu nước ép khác.
khỏe cộng đồng thông qua nguồn sữa sạch; + Bao bì thiết kế đơn điệu trong khi các bao
Nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên; bì của thương hiệu Hàn Quốc bắt mắt, sinh
Thân thiện với nền kinh tế nội địa; Chia sẻ động, dễ thu hút sự chú ý của khách hàng
lợi ích công cộng… (Người trẻ đặc biệt có sở thích về các sản
- Quá trình sản xuất đồng bộ hoá; phẩm màu sắc sinh động. Theo một số
- Hệ thống phân phối hoàn thiện và nghiên cứu, người dùng thường có tâm lý
chuyên nghiệp; dán mắt ngay vào những gì nổi bật, nhiều
- Marketing hiệu quả định vị thương màu sắc)
hiệu rõ ràng có mục tiêu, chiến lược cụ thể;
- Hướng tới hình ảnh thân thiện môi
trường.

Opportunities Threats
- Người dân Hàn Quốc là những người có - Sự cạnh tranh khốc liệt
ý thức về sức khỏe cao. Họ đang ngày càng + Sự cạnh tranh trong thị trường nước ép
quan tâm hơn đến các vấn đề về sức khỏe, của Hàn Quốc là một trong những yếu tố
vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó họ có xu mang đầy tính thách thức trong tương lai
hướng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm của TH True JUICE
đảm bảo độ an toàn, thân thiện với môi - Thói quen tiêu dùng của người Hàn
trường, đặc biệt là nhóm sản phẩm hữu cơ. + Việc người dân Hàn Quốc đã quá quen
Vậy nên người Hàn rất ưa chuộng các sản thuộc tiêu dùng các sản phẩm sữa, nước ép
phẩm thức uống nước ép từ trái cây tươi, nội địa nên việc quảng bá sản phẩm và kích
thơm, ngon. thích người dân mua TH là 1 thách thức
không hề nhỏ.
- Dân số Hàn Quốc đang đứng thứ 28 trên - Hàn Quốc là thiên đường của trái cây với
thế giới các loại cây ăn quả nổi tiếng như dâu tây,
quýt, hồng, táo, nho…Vậy nên các sản
phẩm nước ép từ Hàn sẽ có nhiều hương vị
đa dạng khác nhau dẫn đến thách thức trong
việc quảng bá trái cây Việt Nam và hương
vị nước ép

Bảng 3. Mô hình SWOT của doanh nghiệp


IV. MỤC TIÊU MARKETING

1. Awareness
Sản phẩm TH True JUICE của tập đoàn TH đặt mục tiêu sẽ trở thành thương hiệu hàng
đầu của người tiêu dùng tại Hàn Quốc khi nghĩ đến một loại thức uống tiện lợi, bổ dưỡng,
tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi. Quá trình định vị thương hiệu, tăng độ nhận
diện, độ phủ sóng đối với sản phẩm cũng như đảm bảo chất lượng thượng hạng của sản
phẩm sẽ là những cơ sở chính để đạt được mục tiêu này.

2. Retention Rate
Dựa vào việc đảm bảo chất lượng thượng hạng của sản phẩm, tập đoàn TH kỳ vọng sản
phẩm nước ép TH sẽ tạo được sự hài lòng và tin tưởng đối với khách hàng, từ đó có thể
tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng bằng những cách thức như xây dựng content chất lượng
trên mọi nền tảng, tích cực tương tác với khách hàng, ưu đãi, chăm sóc tận tình, tối ưu hóa
trải nghiệm mua sắm của khách hàng,...

3. Key attributes
Các đặc trưng gắn liền với sản phẩm, tạo nên sự khác biệt của sản phẩm như sản phẩm
hoàn toàn tự nhiên, bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi,... cần được thể hiện một cách rõ
ràng và là kim chỉ nam trong việc thâm nhập thị trường Hàn Quốc. Chiến dịch Marketing
của sản phẩm cần xoay quanh và làm nổi bật những đặc trưng này.
4. Creative and channel quality
Thông qua các kênh truyền thông từ truyền thống đến hiện đại, sản phẩm sẽ quảng bá
rộng rãi đến khách hàng. Hiệu quả của các sản phẩm truyền thông cũng như chất lượng
trong khả năng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng qua các kênh truyền thông sẽ giúp
sản phẩm được biết đến một cách rộng rãi, tạo được hình ảnh ấn tượng cũng như sự tin
tưởng ban đầu của khách hàng đối với sản phẩm.

C. MAKETING PLAN
I. CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG

1. Quy mô về nhân khẩu


• Độ tuổi: 15-54 tuổi. Khoảng 55% dân số Hàn Quốc.
• Thu nhập: 3 triệu won (xấp xỉ 61,2 triệu vnd)/tháng trở lên
• Mong muốn: nuôi dưỡng vẻ đẹp từ bên trong bằng nước ép trái cây
• Nỗi đau: tự ép trái cây cho bản thân rất mất thời gian.

2. Phân khúc thị trường


− Điểm bán hàng hướng đến: Bán ở các trang thương mại điện tử (gmarket, 11street,
Coupang,…), các cửa hàng bán lẻ (7-Eleven, emart24, GS25, Ministop). Theo
Business Finland, xu hướng mua hàng trên mạng tăng mạnh tại Hàn Quốc. Quý I
năm 2020, Coupang và Market Kurly tăng 92,5% doanh thu so với quý II năm
2019. Người Hàn Quốc cũng dành nhiều thời gian một mình ở nhà, thích xem
video trên mạng.
− Những người được hướng tới có đặc điểm:
• Thích những đồ dùng tiện lợi, quan tâm đến sức khỏe. sắc đẹp. Theo Business
Finland, người Hàn vẫn giữ thói quen lựa chọn thực phẩm giúp họ kiểm soát
cân nặng (vào khoảng 43,9%), và 42,5% xu hướng lựa chọn thực phẩm có
nguyên liệu tốt cho sức khỏe.
• Họ rất thích các sản phẩm thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe. Gần
một nửa trong số những người được hỏi (48,6%) cho biết họ có sử dụng các
loại thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm chức năng phổ biến nhất là các
loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất (67,8%) như vitamin và các loại sâm/hồng
sâm (46,3%)
− Thời điểm mong muốn sản phẩm sẽ được gợi nhớ trong tâm trí khách hàng:
• Thức uống trong bữa ăn phụ.
• Thức uống giải khát khi trời nóng bức.
− Thông điệp gửi gắm: Đừng để sự tiện lợi phá huỷ sức khoẻ của bạn vì có những
thực phẩm an toàn hơn.

=> Audience Segmentation: những người thích dùng những thực phẩm đóng hộp tiện
lợi và bảo vệ sức khỏe ở những cửa hàng tiện lợi cho những bữa ăn phụ.

II. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu và phân tích, chúng em đưa ra
được đối thủ cạnh tranh là các sản phẩm thay thế nước ép cùng loại từ thị trường nội địa và
các nhãn hiệu nước ngoài, đơn cử là: Delmont Orange, Delmonte Drink, Minute Maid
Original, Seoul Milk Fresh Juice, Lotte Jeju Island Orange, Delmont Cold, Capri-sun,
Woongjin nature is my love, Cocopam, Haetai Grinded Apple Strawberry, Kaya,...

Trong đó dẫn đầu thị phần là các thương hiệu:


 Del Monte:

Là một công ty cung cấp và sản xuất nguồn gốc Bắc Mỹ có trụ sở chính đặt tại California,
Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1886. Đây là thương hiệu nước ép khá phổ biến tại nhiều
thị trường trong đó hiện đang đứng đầu thị trường Hàn Quốc với thị phần 5,06%. Nước ép
Del Monte có hương vị thơm ngon và đa dạng: Xoài, Cam, Chanh, Dứa và Cam,…
Điểm mạnh:

• Đứng thứ nhất trong lĩnh vực nước trái cây thương hiệu của ngành công nghiệp
Hàn Quốc trong 22 năm liên tiếp.
• Sản phẩm đa dạng: Del Monte cung cấp nhiều sản phẩm nước ép trái cây khác
nhau với 100% nước ép nguyên chất.
• Kênh phân phối lớn.
• Công nghệ hiện đại.
• Hiểu rõ văn hóa tiêu dùng của người dân.

Điểm yếu:

• Giá sản phẩm cao hơn mặt bằng chung.


 Minute Maid Original – Coca Cola:

Minute Maid là một thương hiệu bán đồ uống dưới dạng nước ép trái cây và có nhiều
loại hương vị, trong đó hương vị phổ biến nhất là chanh và cam. Thương hiệu này thuộc sở
hữu của Coca-Cola và được chú ý bởi kết cấu bao gồm tép trái cây chứ không chỉ nước trái
cây như thông thường. Hiện tại, Minute Maid Original chiếm tới 3,44% thị phần, đứng thứ
3 trên bảng xếp hạng các thương hiệu nước ép của Hàn Quốc.

Điểm mạnh:

• Sự khác biệt: Minute Maid có sự khác biệt rõ ràng so với các đối thủ cạnh tranh
vì nó có nhiều bã (tép). Điều này củng cố một sự thật rằng nó được làm từ trái
cây tươi và cũng mang lại cho thức uống một kết cấu đẹp mắt và hương vị trái
cây ngon lành.
• Nhiều loại: Minute Maid có nhiều hương vị như táo, cam xoài, chanh, lựu, nho
và ổi. Họ cũng có trái cây hỗn hợp và đồ uống hỗn hợp từ rau củ.
• Quảng cáo toàn cầu nhưng vẫn mang tính địa phương : Chiến lược quảng cáo
của thương hiệu quảng bá hình ảnh toàn cầu nhưng mang lại cho người xem
cảm giác rất địa phương về sản phẩm. Điều này khiến nhãn hàng nắm bắt được
tâm trí của mọi người và tạo cho thương hiệu một cảm giác thân thuộc.
• Sự thay đổi từ nhãn hiệu: Hoàn toàn trái ngược với đồ uống có ga, sản phẩm
luôn là tâm điểm của Coca-Cola, Minute Maid mang lại cảm giác nhẹ nhàng
được cho là làm từ trái cây tươi và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Điểm yếu:

• Hương vị: Minute Maid tập trung nhiều hơn vào cảm giác mềm dẻo khi uống
hơn là hương vị của trái cây và do đó so với các đối thủ cạnh tranh, hương vị
của chúng kém đặc sắc hơn
• Quảng cáo: So với các đối thủ cạnh tranh, bạn khó có thể tìm được thông tin
trên Minute Maid. Truyền thông kém và hầu như không có sự hiện diện của
thương hiệu trên mạng xã hội hoặc Internet.
• Độ phủ sóng: Bất kỳ nhãn hiệu nước trái cây nào cũng được bán thông qua các
cửa hàng bán lẻ và trong trường hợp của Minute Maid, độ phủ sóng của chúng
rất kém. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận khách hàng.
 Seoul Milk Fresh juice

Điểm mạnh:

• Đây là 1 công ty lâu đời thành lập từ năm 1945, hiện đứng thứ 4 trong thị phần
nước ép Hàn Quốc với 3,28% (2021).
• Quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng máy móc tự động, được kiểm tra chất
lượng thường xuyên ít nhất hai lần mỗi tháng theo hệ thống Phân tích mối nguy
và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Ngoài ra còn có các thạc sĩ Sữa, bác sĩ
thú y chuyên nghiệp về bò, làm việc để cải thiện chất lượng sữa và theo dõi sức
khỏe của động vật.
• Đa dạng các sản phẩm từ sữa đến nước giải khát, áp dụng chính sách giao hàng
đến tận nhà vào mỗi buổi sáng

Điểm yếu

• Dính phải những chỉ trích vì miêu tả phụ nữ là bò trong một quảng cáo. Phản
ứng dữ dội sau đó đã đến nhanh chóng, khi hàng nghìn bình luận được để lại
ngay dưới video, cũng như trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau.
Cư dân mạng không chỉ có vấn đề với việc phụ nữ bị so sánh với bò mà còn có
vấn đề với việc người đàn ông trong video quảng cáo (quay phim bất hợp pháp).
Mặc cho Seoul Milk đã gửi lời xin lỗi, bất chấp những nỗ lực của họ, phản ứng
dữ dội vẫn còn mạnh mẽ. Nhiều người đòi tẩy chay không mua sản phẩm.

III. MARKETING MIX

1. Product
1.1. Giới thiệu sản phẩm

• Mặt hàng: nước ép TH true JUICE


• Hình thức bán: cả offline và online
• Mua hàng trực tiếp tại các đại lý, điểm phân phối
• Trên các trang thương mại điện tử hoặc các shop online

1.2. Các yếu tố

a) Chất lượng

Sản phẩm nước trái cây TH true JUICE được sản xuất từ trái cây tự nhiên, không chứa
chất bảo quản hay phụ gia hóa học nào, hoàn toàn là nước trái cây nguyên chất. Trong đó,
đặc biệt, các sản phẩm Nước ép trái cây Cam tự nhiên, Táo tự nhiên, Táo-Đào tự nhiên,
Táo-Gấc tự nhiên không bổ sung đường, hoàn toàn là nước ép trái cây nguyên chất. Phần
lớn các sản phẩm trên thị trường đồ uống Việt Nam được sản xuất từ các nguyên liệu hóa
tổng hợp. Điều này đã tạo thói quen cho người dân tiêu dùng các đồ uống không có lợi cho
sức khỏe. Với nước trái cây, người tiêu dùng Việt Nam lại có thói quen sử dụng nước trái
cây tự ép, hoặc mua sản phẩm tại các nhà cung cấp nhỏ lẻ với chất lượng, nguồn gốc và sự
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm chưa cao. Trong bối cảnh đó, bộ sản
phẩm TH true JUICE trở thành sản phẩm tạo dấu ấn khác biệt mạnh mẽ với chất lượng và
giá trị cốt lõi của sản phẩm TH - “hoàn toàn từ thiên nhiên” và “Vì sức khỏe cộng đồng”,
chỉ có vị ngọt thơm tinh khiết của trái cây thật, trái cây tự nhiên, vị thơm ngậy của sa tươi
sạch, vừa là thức uống giải khát hoàn hảo, vừa tốt cho sức khỏe.

b) Thiết kế
Thiết kế chai, nhãn sáng tạo, sành điệu phù hợp với giới trẻ hiện nay. Nói đến sản phẩm
của TH JUICE thì không thể không kể đến những thiết kế “siêu đẳng” đẹp lung linh mà
hãng đem đến cho khách hàng. Với mỗi chiến dịch, hãng đem đến màu sắc chủ đạo riêng
đem tới cho khách hàng cảm giác mới mẻ và sảng khoái mỗi khi sử dụng sản phẩm nước
ép của mình.

Vỏ chai sản phẩm TH true JUICE làm bằng chất liệu nhựa sinh học, sau khi thu gom có
thể ủ phân công nghiệp để phân hủy, không tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời,
TH JUICE đang ra mắt thêm sản phẩm kích cỡ lớn: nước ép/ sa trái cây đóng chai 1L đáp
ứng xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, bền vững.

c) Quy cách đóng gói

Các sản phẩm TH true JUICE sử dụng Công nghệ chiết rót vô trùng, tiệt trùng phôi chai
của Đức. Tính đến thời điểm hiện tại, TH là một trong số ít các đơn vị tiên phong tại Việt
Nam áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến này. Dây chuyền công nghệ Aseptic chiết rót
lạnh hiện đại bậc nhất này cho phép xử lý sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất của
vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời giữ lại tối đa dưỡng chất, hương vị, màu sắc của nước
ép trái cây do không bị gia nhiệt trong thời gian dài như các công nghệ chiết rót nóng thông
thường. Bởi vậy, các sản phẩm TH true JUICE không sử dụng bất cứ chất hóa học, chất
bảo quản nào.

2. Price
Định giá:

• Thùng 24 chai nước ép Chuối TH true JUICE 350ml:256.000 VNĐ


• Thùng 24 chai nước ép Xoài TH true JUICE 350ml: 296.000 VNĐ
• Thùng 24 chai nước ép Táo Đào tự nhiên TH true JUICE 350ml: 381.000 VNĐ
• Thùng 24 chai nước ép Táo TH true JUICE 350ml: 381.000 VNĐ
• Thùng 24 chai nước ép Cam TH true JUICE 350ml: 381.000 VNĐ
• Thùng 24 chai nước ép Ổi TH true JUICE 350ml: 536.000 VNĐ
3. Place
TH true JUICE cần phải lựa chọn hệ thống phân phối thích nghi cho mỗi thị trường, các
hệ thống này bao gồm các đại diện thương mại, các đại lý, các nhà phân phối, các nhà bán
lẻ và những người tiêu thụ sau cùng thông qua các hình thức như sau:

− Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của công ty nước ngoài.
− Ðại diện thương mại: một nhà đại diện thương mại thường phụ trách đại diện cho
nhiều hệ thống thương mại hoặc sản xuất có thể bổ sung cho nhau nhưng không
cạnh tranh với nhau. Ðại diện thương mại thường hoạt động trên cơ sở được
hưởng hoa hồng, không gánh chịu rủi ro hoặc trách nhiệm. Ðại diện thương mại
có thể làm việc trên cơ sở độc quyền hoặc không độc quyền.
− Ðại lý: thường là một người đại diện có nhiều quyền hạn và có thể được ủy nhiệm
để hành xử mọi vấn đề thay mặt công ty mà ông ta làm đại diện.
− Nhà phân phối: là một nhà buôn mua hàng của nhà xuất khẩu với một giá có chiết
khấu và bán lại hàng hóa đó để kiếm lời. Nhà phân phối chuyên nghiệp thường
phân phối một loạt nhiều sản phẩm có thể bổ sung cho nhau nhưng không cạnh
tranh lại với nhau.
− Nhà bán lẻ nước ngoài: một công ty xuất khẩu cũng có thể bán hàng trực tiếp cho
một nhà bán lẻ ở nước ngoài mặc dù trong các loại thương vụ như thế, thì hệ thống
người tiêu dùng nói chung thường bị giới hạn.
− Bán hàng trực tiếp cho người sử dụng sau cùng: một công ty xuất khẩu có thể bán
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trực tiếp cho người sử dụng hoặc tiêu dùng sau
cùng ở nước ngoài. Những người mua hàng trực tiếp này có thể là các chính phủ
nước ngoài, các cơ quan như bệnh viện, trường học hoặc các doanh nghiệp. Thông
thường mỗi sản phẩm bán ra nước ngoài phải kèm theo sự bảo đảm, bảo hành
hoặc dịch vụ kèm theo nhà xuất khẩu có thể tổ chức nhờ hệ thống phân phối của
mình ở nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên.

Chiến lược thâm nhập thị trường Hàn Quốc từ sản xuất trong nước: đây là phương thức
thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường vận dụng, để
đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới, ở đây là Hàn Quốc thông qua
xuất khẩu:

− Hình thức xuất khẩu trực tiếp: (Direct Exporting): hình thức này đòi hỏi chính TH
JUICE phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu
trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất
lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn
hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế
giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu nắm chắc được nhu cầu thị
trường, thị hiếu của khách hàng... Nhưng ngược lại, nếu ít am hiểu hoặc không
nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro
trong hình thức này không phải là ít.
− Hình thức xuất khẩu gián tiếp: (Indirect Exporting): hình thức xuất khẩu gián tiếp
không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản
xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm TH JUICE ra nước ngoài, người sản xuất
phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với
thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có
quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường,
khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. TH
JUICE có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:
+ Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC) (Export Management Company): công
ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác. Các nhà
xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không
đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ thường
phải thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. Các EMC không mua
bán trên danh nghĩa của mình. Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng chuyên
chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa chủ
hàng. Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo...
là do chủ hàng quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch
vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ
được thanh toán bằng hoa hồng. Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay,
đặc biệt là những Công ty có quy mô lớn là thường mua hàng trực tiếp từ nhà
sản xuất và mang bán ra nước ngoài để kiếm lời. Nói chung, khi sử dụng EMC,
vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp với thị trường, cho
nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn.
+ Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer): đây là hình thức xuất
khẩu thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là
những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi
thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu
kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.
+ Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House): những người hoặc tổ
chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong
nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người
mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà
ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến
mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu. Bán hàng cho các nhà ủy
thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được
bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về vận chuyển
hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
+ Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker): môi giới xuất khẩu thực hiện chứng
năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Người môi giới được nhà
xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ. Người môi giới
thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định.
+ Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant): hãng buôn xuất khẩu thường
đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất
và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro
liên quan đến xuất khẩu. Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn
xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài. Phương thức thực hiện chiến
lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước là một chiến lược
được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng.

4. Promotion
4.1. Personel selling (chào hàng)

Việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Việc thành công hay thất bại
tùy thuộc vào công tác chuẩn bị nhân sự. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình
các tài liệu đó để trả lời một cách thông suốt các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh
chóng.

Hoạt động chào hàng phải đạt được một số yêu cầu căn bản:
• Hoạt động bán hàng thực sự: cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách
hàng và phải lấy được đơn hàng.
• Mối quan hệ với khách hàng: nhân viên bán hàng phải luôn quan tâm đến việc
duy trì và cải thiện vị trí của công ty với khách hàng và công chúng.
• Thu thập tin tức và cung cấp thông tin : nhân viên bán hàng thường có thể cung
cấp những thông tin có ích cho việc hoạch định các chương trình khuyến mãi và
quảng cáo.

4.2. Khuyến mãi

Những công cụ khuyến mãi như: catalog, hàng mẫu, film, slide film, hội chợ và triển
lãm thương mại và các tài liệu, công cụ tại điểm bán hàng,...

− Catalog: các mục tiêu mà catalog cần phải đạt:


+ Tạo nên sự quan tâm và hấp dẫn người đọc như: màu sắc đẹp, in ấn tốt, nội
dung dễ hiểu.
+ Mẫu hàng: để tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ và tránh nhầm lẫn khi đặt
hàng nhất là về kiểu, cỡ của sản phẩm.
+ Ðối với các mẫu hàng nhỏ ít giá trị có thể gửi tặng cho khách hàng thông qua
đường bưu điện, đại lý bán hàng tại nước ngoài, chi nhánh và người chào hàng
lưu động.
+ Ðối với sản phẩm có kích cỡ lớn, giá trị cao thì nhà xuất khẩu có thể thành lập
các Showroom, Trade Show và các cuộc triển lãm, hội chợ để trưng bày.
− Tạp chí của công ty (company published magazine): Do công ty tự biên tập và ấn
hành để thông tin về các hoạt động của công ty cho nội bộ và khách hàng biết
như: sự thành công của các đại lý, nhà phân phối, các ý tưởng tiếp thị, tin của
công ty, kết quả cuộc thi có thưởng, khen thưởng nhân viên và các thông tin về
sản phẩm của công ty...
− Phim, slide và máy vi tính:
+ Phim và băng video dùng để giới thiệu công ty và sản phẩm của công ty đối
với khách hàng, các đại lý, các nhà phân phối.
+ Slide: ít tốn kém hơn nhưng không gây ấn tượng bằng.
+ Máy vi tính: công ty nên đặt sẵn phần mềm để cung cấp dữ liệu và báo cáo
cũng như mối quan hệ thông tin qua lại giữa công ty và các nhà phân phối, đại
lý.
− Seminar thông báo tuyển dụng.
− Hội chợ thương mại và triển lãm (Trade fairs and Exhibitions)
+ Hội chợ thương mại dùng để mua bán sản phẩm, ký kết hợp đồng, tạo mối quan
hệ giữa công ty và các nhà phân phối, đại lý. Hội chợ thương mại không những
để chứng minh một công ty được tổ chức tốt - nhằm tạo uy tín, hình ảnh tốt đẹp
đối với công chúng, giới thiệu sản phẩm - mà còn cung cấp sản phẩm cho khách
hàng với giá chuẩn của nó.
+ Trong hội chợ thương mại nhà xuất khẩu triển lãm sản phẩm của mình.

4.3. Quan hệ công chúng (Publicity)

Sử dụng các hình thức truyền thông tại Hàn Quốc:


• Báo chí, tạp chí.
• Bảng hiệu, poster, car card.
• Radio.
• TV.
• Thư trực tiếp.
• Ở rạp chiếu phim.
• Ða truyền thông.

IV. MARKETING EXECUTION PLAN

Bộ sản phẩm TH true JUICE ra mắt từ tháng 2/2020, bao gồm các dòng sản phẩm gồm
Nước ép trái cây nguyên chất, Nước trái cây xay, và Nước uống sữa trái cây.

Ba sản phẩm được ra mắt trong tháng 2/2020 gồm: Nước ép trái cây Cam tự nhiên, Nước
ép trái cây Táo tự nhiên và Nước trái cây Táo – Gấc tự nhiên. Tất cả ba sản phẩm đồ uống
này đều không bổ sung đường tinh luyện. Các sản phẩm Nước ép trái cây Xoài tự nhiên,
Nước ép trái cây Ổi tự nhiên cũng sẽ được ra mắt trong thời gian sắp tới.

Ngoài nước ép trái cây, các sản phẩm Nước trái cây xay (smoothie) cũng sẽ lần lượt ra
mắt trong tháng 3/2020 gồm: Nước trái cây xay Xoài tự nhiên, Nước trái cây xay Chuối tự
nhiên, Nước trái cây xay Xoài - Đào tự nhiên.

Sản phẩm nước trái cây TH true JUICE được sản xuất từ trái cây tự nhiên, không chứa
chất bảo quản hay phụ gia hóa học nào, hoàn toàn là nước trái cây nguyên chất. Trong đó,
đặc biệt, các sản phẩm Nước ép trái cây Cam tự nhiên, Táo tự nhiên, Táo-Đào tự nhiên,
Táo-Gấc tự nhiên không bổ sung đường, hoàn toàn là nước ép trái cây nguyên chất.

Để mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, hoàn toàn từ
thiên nhiên, các loại trái cây dùng làm nguyên liệu cho TH true JUICE đều được tuyển chọn
kỹ lưỡng từ các vùng trái cây chất lượng cao nổi tiếng, có xuất xứ trong nước (gấc, chuối)
hoặc được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Úc (táo xanh), Israel (táo xanh, táo đỏ, cam,
dâu), Pháp (ổi, dâu), Ấn Độ (xoài), Châu Âu (đào).
1. Phân khúc khách hàng
• Kênh phân phối: Bán ở các trang thương mại điện tử (gmarket, 11street,
Coupang,…), các cửa hàng bán lẻ (7-Eleven, emart24, GS25, Ministop)
• Khách hàng mục tiêu: thích những đồ dùng tiện lợi, quan tâm đến sức khỏe.
• Thông điệp truyền tải: Sức khỏe sắc đẹp đến từ sự lựa chọn của bạn

=> Phân khúc khách hàng tiềm năng: những người thích dùng những thực phẩm đóng
hộp tiện lợi và bảo vệ sức khỏe ở những cửa hàng tiện lợi cho những bữa ăn.

2. Các giai đoạn marketing

Giai Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4


đoạn (1 tháng) (1 tháng) (2 tháng) (3 tháng)
Đơn mục tiêu – Đơn mục tiêu – Đa mục tiêu – Đa Hình thành
Đơn kênh Đa kênh kênh phòng marketing
chuyên nghiệp ở
Hàn
Mục Tăng độ nhận diện Chuyển hoá khách - Tăng cường các Mở rộng thị phần
tiêu hàng tiềm năng mối quan hệ; và giới thiệu thêm
thành khách hàng - Mở rộng thị các sản phẩm khác
thực sự trường và sản của TH qua Hàn
phẩm. Quốc
Các - Hiện diện thương - Sử dụng SEM, - Ra các chiến - Ra mắt các TVC
thực mại ở nền tảng SEO; dịch tri ân khách quảng cáo trên
hiện online; - Quảng cáo trên hàng; truyền hình, các
- PR cho sản các trang web - Ra mắt các màn hình led;
phẩm; khác ; chiến dịch PR sâu -Tạo ra các cuộc
- Bán hàng chủ - Đưa sản phẩm ra sắc hơn; thi trên các trang
yếu ở các trang các cửa hàng tiện mạng xã hội
lợi
thương mại điện - Đưa sản phẩm ra (Tiktok,
tử; nhiều cửa hàng facebook,…);
Làm việc với các tiện lợi hơn. - Tạo ra các bài
influencer. viết chất lượng,
liên hệ với các
chuyên gia
để viết các bài về
sức khỏe.
Bảng 4. Giai đoạn marketing sơ lược
 Giai đoạn 1: 1 tháng (10/3 – 10/4)
− Budget: khoảng 700 triệu vnđ
− Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Hàn Quốc về sản phẩm mới
ra mắt của TH true JUICE
− Phương thức thực hiện:
+ Hiện diện thương mại ở nền tảng online:
• Quảng cáo thông qua Instagram:

Bước đầu tiên là tạo quảng cáo được tối ưu hóa cho thiết bị di động sử dụng video, văn
bản và hình ảnh minh họa để giải thích về sản phẩm sữa hạt chất lượng tới từ Việt Nam một
cách hiệu quả. Mục tiêu là truyền tải thông điệp cốt lõi rằng mọi người nên sử dụng sản
phẩm nước trái cây thay vì nước uống có caffein hoặc có gas trong các bữa ăn, hoặc có thể
là sản phẩm giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như có lợi cho quá trình chống lão hóa
và giảm cân.

Thông điệp có thể chuyển tiếp dễ dàng hơn thông qua các câu chuyện trên Instagram, có
các hình ảnh và minh họa sản phẩm khác nhau trên một màn hình chia nhỏ. Bước đầu của
chiến dịch có thể mời một số influencer với lượng follow nhỏ, sau đó có thể nhắm tới một
số người có tầm ảnh hưởng đối với một bộ phận người dân, ví dụ như các idol hoặc diễn
viên. Chiến dịch cũng nâng cao nhận thức về sản phẩm mới với quảng cáo băng chuyền dài
15 giây trong câu chuyện trên Instagram nêu bật các tính năng của từng sản phẩm.
Sử dụng hiệu quả các tính năng khác nhau của Instagram để đảm bảo thành công của
chiến dịch, bao gồm vị trí tự động, tính năng tối ưu hóa phân phối sử dụng công nghệ máy
học để đề xuất các vị trí đặt quảng cáo hiệu quả nhất. Có thể đạt được khả năng truy lại
quảng cáo cao bằng cách tăng tần suất quảng cáo giữa các đối tượng mục tiêu (tối thiểu là
bốn lần hiển thị trong chiến dịch). Việc tiếp xúc liên tục với thông điệp của thương hiệu sẽ
giúp đảm bảo sự thành công của chiến dịch.

• Thực hiện kế hoạch PR cho sản phẩm:

Không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng vượt trội, điều đáng chú ý còn phải kể tới
cách quảng bá hình sản phẩm đó tới tay người dùng ở các quốc gia khác, như độ phủ qua
Product Placement (đặt sản phẩm trong phim) dày đặc trong các bộ phim truyền hình hay
thậm chí là cả phim bom tấn được chiếu ngoài rạp và đó chính là cách các thương hiệu Hàn
cho người dùng biết và thấy được “giá trị dân tộc”. Đã không ít lần những mặt hàng như
son môi, quần áo hay thậm chí là mì tương đen được cháy hàng vì bị “săn lùng” bởi các
fan.

• Bán hàng chủ yếu ở các trang thương mại điện tử:

Hàn Quốc có những trang thương mại điện tử riêng của mình, cung cấp đa dạng, phong
phú các loại hàng hóa. Không chỉ phục vụ nhu cầu mua bán của những người trong nước
mà các trang này cũng đáp ứng được nhu cầu mua sắm các người tiêu dùng nước ngoài.
Những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Hàn Quốc: Gmarket, Coupang, 11 Treet,
Auction…

• Làm việc với các influencer:

Naver, nền tảng số 1 tại Hàn Quốc vừa ra mắt nền tảng influencer của riêng mình. Với
nền tảng này, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình những blogger nổi tiếng về các
dịch vụ phù hợp để quảng bá sản phẩm một cách vô cùng hiệu quả.

 Giai đoạn 2: 1 tháng (10/4 – 30/5)


− Budget: khoảng 500 triệu vnđ
− Mục tiêu : chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự
− Phương thức thực hiện:
+ Sử dụng SEO:

Trong giai đoạn mới gia nhập thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp TH sẽ chọn những từ
khóa mà doanh nghiệp cho rằng khách hàng dùng để search. Vì mới gia nhập nên doanh
nghiệp sẽ tập trung các từ khóa dài và chi tiết để hạn chế sự cạnh tranh. Bằng công cụ
Google Ads với mức độ cạnh tranh từ khóa là vừa tại thị trường Hàn Quốc, từ khóa “nước
ép trái cây, ép xoài…” được xem là từ khóa dễ thở đối với TH khi thâm nhập vào thị trường
này.

Cho dù người Hàn Quốc sử dụng Google là rất ít, tuy nhiên nhờ công cụ Google Ads ta
cũng hình dung được các từ khóa phổ biến mà người dân Hàn Quốc search khi nói về sữa.
Từ đó ta xây dựng chiến lược SEO campaign hợp lý cho doanh nghiệp.

Vì bộ máy search của các trang mạng tìm kiếm sẽ ưu tiên độ liên quan và tính nguyên
bản của bài viết để từ đó quyết định kết quả nào xuất hiện trước, kết quả nào xuất hiện sau.
Do đó, công ty TH nên thuê một người Hàn viết những bài viết liên quan đến các từ khóa
trong campaign, từ đó tăng lượng truy cập của khách hàng vào trang web.

+ Quảng cáo trên các trang web khác:

Với số lượng người sử dụng ngày càng tăng, mạng xã hội là một kênh quảng bá website
hiệu quả nếu bạn biết cách tận dụng. Do đó, xây dựng thương hiệu và tăng sự nhận biết cho
website trên nền tảng mạng xã hội được áp dụng phổ biến. 10 trang mạng phổ biến nhất ở
Hàn Quốc: Kakao Talk, Cyworld, Naver, Instagram, YouTube, Twitter, Facebook, LINE,
Soompi, Allkpop,…

+ Đưa sản phẩm ra các cửa hàng tiện lợi:

Có rất nhiều điều bạn có thể làm tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc này, từ một bữa ăn
nhanh đến ăn một bữa ăn đầy đủ để nhanh chóng tìm thấy nhu cầu khẩn cấp. Khi đến Hàn
Quốc, bạn có thể nhận thấy nhiều cửa hàng tiện lợi khác nhau ở hầu hết các góc mà bạn rẽ
vào. Có rất nhiều cửa hàng tiện lợi ở đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Seoul. Từ
GS25, CU và Emart24, các cửa hàng tiện lợi là hình ảnh phổ biến không thể thiếu. Vì các
cửa hàng tiện lợi về bản chất đều có diện tích tương đối nhỏ, khách hàng có thể dễ dàng tìm
thấy sản phẩm, không cần quan tâm nhiều về vị trí bày bán sản phẩm, mà TH nên tập trung
vào cách thu hút sự chú ý của khách hàng, chẳng hạn như có khuyến mãi hoặc đi kèm sản
phẩm khác.

 Giai đoạn 3: 2 tháng (31/5 – 30/7)


− Budget: khoảng 700 triệu vnđ
− Mục tiêu:
+ Khiến cho sản phẩm có dấu ấn sâu sắc hơn trong mắt người tiêu dùng Hàn
Quốc;
+ Mở rộng thị phần của doanh nghiệp và sản phẩm nước ép trái cây một cách
tương đối
− Phương thức thực hiện:
+ Ra mắt một số chiến dịch nhằm tri ân khách hàng cũ và chào đón khách hàng
mới, có thể tổ chức quầy hàng tại các siêu thị để giới thiệu sản phẩm và có các
chương trình vui chơi, bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng mua sản phẩm.
Công ty cũng có thể hợp tác với các siêu thị để có được lượng database về
khách hàng nhằm đưa ra các chiến lược cụ thể.
+ Thiết kế bao bì riêng, sử dụng ngôn ngữ bản địa và hình ảnh, màu sắc theo thị
hiếu người tiêu dùng. Dù điều chỉnh phù hợp với văn hóa địa phương nhưng
vẫn giữ logo trên bao bì sản phẩm của mình.
+ Bày bán tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn ở Hàn Quốc, nơi lui tới thường xuyên
của rất nhiều người Hàn Quốc, nhấn mạnh sự tươi sạch và bổ dưỡng của sản
phẩm nước ép.
+ Thông qua các Youtuber Hàn Quốc: Tại Hàn Quốc, các kênh Youtube về
những người mukbang đồ ăn rất phổ biến và được giới trẻ yêu thích, những
người làm Youtube này cũng có sức ảnh hưởng tương đối với một bộ phận
những người tiêu dùng tại đất nước này. Vì vậy, thông qua việc hợp tác với
một số Youtuber sáng tạo nội dung video có nội dung liên quan tới việc ăn
uống, hoặc các Beauty Blogger, công ty có thể hướng tới việc đưa sản phẩm
sữa hạt xuất hiện trên video hoặc nội dung sáng tạo cùng những người này, với
mục tiêu đánh vào từng nhóm khách hàng mục tiêu theo dõi họ, từ những người
trẻ có xu hướng thích thử cái mới và quan tâm đến sức khỏe, tới những người
nội trợ ưa dùng những sản phẩm tốt cho gia đình mình, cũng như dân văn phòng
bận rộn. Mặc dù kế hoạch này không nhắm tới hợp tác với những người quá
nổi tiếng, nhưng kỳ vọng về mức độ lan rộng cũng như truyền miệng của khách
hàng thông qua cách thức truyền thông này có thể phát huy được tác dụng.
 Giai đoạn 4: 3 tháng (10/8 - 12/11)
− Budget: khoảng 2 tỷ
− Mục tiêu: Mở rộng thị phần và giới thiệu thêm một số sản phẩm: Ở giai đoạn này,
khi đã có một số lượng khách hàng đã có sự gắn bó cũng như nhận diện được
thương hiệu sữa, TH sẽ chú trọng tới mở rộng thị phần thông qua các kênh phân
phối và quảng bá, đưa sản phẩm sữa hạt không chỉ tiếp cận được người tiêu dùng
ở thủ đô Seoul mà còn tới những thành phố lớn của Hàn Quốc. Công ty cũng sẽ
cân nhắc việc cho ra mắt tại thị trường này các dòng nước ép như ép xoài, ép
thơm, ép chuối,... cũng như những sản phẩm sữa tươi hoặc các sản phẩm yogurt
trái cây của công ty với mục đích vẫn là hướng tới sự tươi sạch và thiên nhiên
trong từng giọt sữa, chú trọng đến chất lượng sản phẩm và thị hiếu cũng như sức
khỏe của người tiêu dùng tại thị trường Hàn Quốc.
− Phương thức thực hiện
+ Ra mắt TVC quảng cáo: Sự ra đời của công nghệ 5G tại Hàn Quốc đã thúc đẩy
sự tăng trưởng liên tục của thị trường quảng cáo kỹ thuật số, cho phép truyền
tải dữ liệu chất lượng cao trong thời gian ngắn, dẫn đến sự gia tăng bùng nổ
các quảng cáo video. Quảng cáo kết hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ
nhân tạo, AR và VR cũng có ảnh hưởng rất lớn. Thông điệp của quảng cáo
mang hơi thở từ những gì mà công ty muốn truyền tải tới khách hàng giống
như ở Việt Nam, sản phẩm nước ép này là sự lựa chọn phù hợp để bảo vệ sức
khỏe sắc đẹp của bạn mà vẫn tươi ngon tiện lợi. (TVC quảng cáo của Việt Nam
đem qua Hàn có thể sử dụng được, chỉ cần thay đổi nhân vật và ngôn ngữ).
Những TVC này có thể được trình chiếu thông qua những màn hình Led quảng
cáo, bởi vì Hàn Quốc là “xứ sở của quảng cáo Led”. Màn hình Led của họ rất
đẹp, rất rực rỡ và hoành tráng. Màn hình Led quảng cáo xuất hiện tại khá nhiều
nơi, trong sân bay Incheon, trong các trung tâm thương mại lớn, trên các quảng
trường đông đúc, và tại các con phố sầm uất…
+ Tổ chức cuộc thi quay quảng cáo với bộ sản phẩm TH true JUICE cho giới trẻ
trên nền tảng Instagram hoặc Tik Tok, với tiêu chí là thúc đẩy sự đầu tư sáng
tạo và khéo léo của các bạn trẻ tài năng, được tài trợ TH và giải thưởng là 2
triệu 500 won (khoảng 50 triệu VND) cùng cơ hội được hợp tác làm việc với
công ty để nâng cao khả năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông,
quảng cáo. Bởi lẽ, chiến dịch quảng cáo sẽ được các bạn trẻ vận động người
thân quen của mình tương tác và chia sẻ nhiều, thông qua đó cũng đã giúp cho
hình ảnh của sản phẩm đến được với một lượng khách hàng mà không phải tốn
quá nhiều chi phí.
+ Đăng lên fanpage của công ty tại Hàn Quốc hoặc trang Instagram những bài
viết chất lượng và nhấn mạnh xu hướng tiêu dùng tương lai mà người tiêu dùng
nên hướng tới cũng như những lý do mà họ nên chọn sản phẩm TH True JUICE
làm thức uống thay thế cho nước uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, công ty
có thể đưa hình ảnh sản phẩm của mình lên truyền hình thông qua những
chương trình về sức khỏe có sự tham gia của một số chuyên gia, những người
mà ở Hàn Quốc rất được tin tưởng khi người tiêu dùng bắt đầu có một ý định
nào đó cho việc sử dụng các loại thực phẩm mới. Thông qua những lời khuyên
và bài viết cũng như ý kiến của các chuyên gia, sản phẩm có thể đón nhận được
sự tin tưởng từ người tiêu dùng, từ đó khiến cho họ trở thành khách hàng mục
tiêu của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jani Toivanen, 2020. Market analysis: South Korea. Available at:


https://www.businessfinland.fi/globalassets/food/fff_coachingday_korea_presentation
_final_jt.pdf?fbclid=IwAR1gs-U0yA66Mx_3m1R7OC5p45XCPw_ZsAsQhXV4xl
CKUsc5pxRbnnwGG9o
2. Hofstede Insight, 2021. What about South Korea? Available at: https://www.hofstede-
insights.com/country-comparison/south-korea/
3. Seung Ah Chung, Peter J. Olson, 2019. Food and Agricultural Import Regulations and
Standards Report. Available at: https://apps.fas.usda.gov/newgainapi
/api/report/downloadreportbyfilename?filename=Food%20and%20Agricultural%20I
mport%20Regulations%20and%20Standards%20Report_Seoul_Korea%20-
%20Republic%20of_3-22-2019.pdf&fbclid=IwAR0uyIUXhJT_3C1Aa73aPbom_Is-
WuVJyOHM_W5T5phVA6jtUhnowHy4phk
4. Rachel Shin Jung, Tom Kwon, Jai Hyung Lee and Song Hee Oh, 2021. Establishing a
business in South Korea. Available at: https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/w-
029-9642?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true
5. Statista, 2021. JUICE South Korea. Available at:
https://www.statista.com/outlook/cmo /non-alcoholic-drinks/JUICEs/south-korea
6. Statista, 2021. JUICE Vietnam. Available at: https://www.statista.com/outlook/
cmo/non-alcoholic-drinks/JUICEs/vietnam
7. Vũ Long, 2022. Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng tăng
trưởng. Available at: https://laodong.vn/kinh-te/thuong-mai-song-phuong-viet-nam-
han-quoc-khong-ngung-tang-truong-1027473.ldo
8. Thomas Pinansky and Ki Tai Park, 2017. Joint ventures in South Korea: overview.
Available at: https://content.next.westlaw.com/7-617-3185?__lrTS= 2021021205
4923804&transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true
9. Statista, 2021. Most used ready-to-drink fruit JUICE brands in South Korea as of June
2021. Available at: https://www.statista.com/statistics/783043/south-korea-rtd-fruit-
JUICE-most-used-brands/?fbclid=IwAR2CB4bUQrHg_J8CclrEXlqgfR6Daw
zlX43KGWj_1Udwzo49n7dNs2NXzQ0
10. MBA Skool Team, 2020. Del Monte Foods SWOT Analysis, Competitors & USP.
Available at: https://www.mbaskool.com/brandguide/food-and-beverages/3347-del-
monte-foods.html
11. Vnbrief, 2021. Đặt mục tiêu cho Thương hiệu (Brand Objectives/ Brand KPIs).
Available at: https://vnbrief.wordpress.com/2021/01/19/dat-muc-tieu-cho-thuong-
hieu-brand-objectives-brand-kpis/
12. ATO Seoul, OAA Seoul, Hye Rim Chun, 2021. Korea Fruit and Vegetable JUICE
Market Brief. Available at: https://apps.fas.usda.gov/newgainapi/a pi/Report/
DownloadReportByFileName?fileName=Korea%20Fruit%20and%20Vegetable%20J
UICE%20Market%20Brief_Seoul%20ATO_Korea%20-%20Republic%20of_10-20-
2020
13. Korea Dairy committee, 2018. Dairy Industry. Available at:
https://www.dairy.or.kr/en/sub06/menu_01.html?ckattempt=1
14. Statista, 2021. Average annual wage in South Korea adjusted for Purchasing Power
Parity from 2000 to 2020. Available at: https://www.statista.com/statistics
/557759/south-korea-average-annual-wage/
15. Seo-Jin Chung, 2009. Effects of milk type and consumer factors on the acceptance of
milk among Korean female consumer. Available at: https://pubmed.ncbi.
nlm.nih.gov/19723235/
16. Ki-Hueng Kim, Kwan-Ryul Lee, 2019. What Are South Korean Consumers’ Concerns
When Buying Eco-Friendly Agricultural Products? Available at:
https://ideas.repec.org/a/gam/jsusta/v11y2019i17p4740-d262456.html
17. Euromonitor Consulting, 2020. Future watch update on consumer trends and lifestyles
in Japan and South Korea in light of the covid-19 pandemic. Available at:
https://www.marketopportunities.fi/4a8542/siteassets/market-opportunities
/futurewatch_consumer-trends-and-lifestyles-in-japan-and-s-korea-in-light-of-the-
covid-19-pandemic.pdf
18. Dayship,. Các trang thương mại điện tử nổi tiếng tại Hàn Quốc. Available at:
https://dayship.vn/cac-trang-thuong-mai-dien-tu-noi-tieng-tai-han-quoc-nd107.html
19. Santander, 2022. SOUTH KOREA: DISTRIBUTING A PRODUCT. Available at:
https://santandertrade.com/en/portal/analyse-markets/south-korea/distributing-a-
product

You might also like