You are on page 1of 25

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----
QUẢN TRỊ MARKETING

TÊN ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU


MÌ GÓI KOKOMI
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Minh Trang

Nhóm: 04

Danh sách nhóm sinh viên:

STT Tên thành viên MSSV


1 Phạm Hoàng Xuân Mừng 2121013187
2 Nguyễn Hồng Ngọc 2121009826
3 Võ Yên Thảo Nhi 2121003152
4 Nguyễn Thị Uyên Thi 2121000233

TP. Hồ Chí Minh, 2022

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: TÓM TẮT .......................................................................................................... 4

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING ............................................... 5

1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHUNG: ...................................................................................... 5

1.1. Phân tích môi trường vĩ mô: .................................................................................................. 5

1.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG: ............................................................ 7

2. PHÂN TÍCH VỀ THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP: ............................................................. 13

2.1. NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP: ............................................... 13

3. PHÂN TÍCH SWOT CỦA KOKOMI: ....................................................................................... 14

3.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI (STRENGTHS): .. 14

3.2. PHÂN TÍCH ĐIỂM YẾU CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI (WEAKNESSES): ... 15

3.3. PHÂN TÍCH CƠ HỘI CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI (OPPORTUNITIES): ... 15

3.4. PHÂN TÍCH THÁCH THỨC CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI (THREATS): .... 16

PHẦN 3: MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING .......................................... 17

4. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG: .................................................................................................... 17

5. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU: ................................................................................. 17

6. ĐỊNH VỊ: ....................................................................................................................................... 17

7. THIẾT LẬP MỤC TIÊU.............................................................................................................. 18

7.1. MỤC TIÊU DOANH SỐ, DOANH THU: .......................................................................... 18

7.2. MỤC TIÊU THỊ PHẦN: ...................................................................................................... 18

7.3. MỤC TIÊU DANH TIẾNG, NHÂN BIẾT THƯƠNG HIỆU: .......................................... 18

7.4. MỤC TIÊU PHẠM VI ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG: ................................................................ 18

8. LỰA CHỌN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING: ................................................ 18

2
9. MARKETING MIX: .................................................................................................................... 19

9.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VỚI CHIẾN LƯỢC GIÁ: ................................................... 19

9.2. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VỚI CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI: .................................... 21

9.3. CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ: ............................................................................................... 21

PHẦN 4: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG........................................................................... 22

10. NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC CHI TIẾT: .................................................................................. 22

10.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC: ........................................................................................................ 22

10.2. IMC PLAN: ....................................................................................................................... 23

PHẦN 5: KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ “THỰC THI KẾ HOẠCH MARKETING”


........................................................................................................................................... 25

11. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.................................................................................................. 25

3
PHẦN 1: TÓM TẮT

Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và cạnh tranh khóc liệt
sau đại dịch COVID – 19, Kokomi cần phải đưa ra được những chiến lược Marketing để
phù hợp với sự biến đổi chóng mặt đó và đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe
của khách hàng đặt ra, đồng thời tạo dựng được vị trí vững chắc trên thị trường mì ăn liền
Việt Nam. Có thể nói, mì gói đang là một phần không thể thiếu trong những buổi ăn của
người Việt Nam với ưu thế “nhanh, gọn, lẹ”. Vì thế, Kokomi chính là một trong những giải
pháp giúp sinh viên, công nhân viên chức – những người có quỹ thời gian công việc dày
đặc tiết kiệm thời gian với hương vị đậm đà, thơm ngon.

Kokomi hướng tới đối tượng khách hàng là những người bận rộn trong cuộc sống
tại các khu vực thành thị, đặc biệt là sinh viên và công nhân viên chức với tiêu chí “rẻ và
tiện”.

Và hiểu được những nguồn lực mà công ty mẹ hiện có, cùng với những phân tích
về cơ hội, thách thức trong ngành, Kokomi cần có kế hoạch năm 2023 để tăng độ nhận biết
thương hiệu của khách hàng, đồng thời tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng thêm
các khách hàng trung thành.

Kế hoạch Marketing này được thực hiện từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023 và bao
gồm giai đoạn tổng hợp và triển khai.

4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING

1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHUNG:


1.1. Phân tích môi trường vĩ mô:
1.1.1. Kinh tế:

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước tính
đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế
dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình cụ thể là
qua thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so
với tháng 1 năm 2020.

Dưới tác động của dịch Covid-19, nhu cầu về tích trữ, tiêu dùng mì ăn liền sẽ tiếp
tục tăng trưởng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Facts and Factors, doanh
thu của mặt hàng mì ăn liền toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD năm 2020 lên 73,55
tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong
giai đoạn 2021-2026.

Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại khu
vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục tăng trưởng trở lại. Tốc độ tăng trưởng về
doanh thu của những ngành hàng FMCG tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tăng
đáng kể.

Theo Kantar World Panel, tiêu thụ hàng FMCG tại Việt Nam thuộc nhóm tăng
trưởng cao so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á trong quý 4 năm 2021 -
giai đoạn hậu giãn cách xã hội (tháng 6 - 9/2021). Cụ thể, trong quý 4/2021, tổng mức tăng
trưởng của tiêu dùng FMCG ở khu vực thành thị và nông thôn Việt Nam lần lượt là 3,9%
và 5,2%, trong khi con số của Thái Lan là 3,5%.

Ngoài ra, BMI cũng dự báo tổng chi tiêu hộ gia đình của Việt Nam sẽ có xu hướng
tăng trong giai đoạn 2022-25. Do đó, Việt Nam được cho rằng sẽ duy trì được sức mua

5
mạnh mẽ đối với các sản phẩm FMCG bất kể những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-
19.

1.1.2. Văn hóa:

Văn hóa là yếu tố ảnh hưởng sâu rộng nhất tới việc lựa chọn tiêu dùng một sản phẩm
như tính tiện lợi của sản phẩm, mẫu mã hoặc giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm đó cung cấp
và văn hóa cũng chính là lực lượng cơ bản biến một nhu cầu thành mong muốn.

Đối với người Việt Nam, mì gói là một món ăn hội tụ được các yếu tố: ngon, rẻ tiền,
nhanh gọn và dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mì gói còn có ưu thế là bảo quản được lâu hơn so
với các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy, khi bất kì một biến cố gì xảy ra như đại dịch,
thiên tai..., mì gói luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các hộ gia đình tại Việt Nam.

Ngoài ra, khẩu vị ăn uống của người Việt Nam nói chung thường ưa chuộng vị đậm
đà chua chua, cay cay. Để đáp ứng và thích nghi được truyền thống khẩu vị của người Việt,
KoKoMi đã cho mắt nhiều dòng sản phẩm như mì Kokomi hải sản KayKay mang đến
hương vị đậm đà, cay nồng; mì KoKoMi 90 tôm chua cay cùng nước súp vị tôm chua cay
đậm đà, thấm vị…

6
1.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG:
1.2.1. Tình hình thị trường:

Dựa trên dữ liệu được cung cấp từ Hiệp hội mì thế giới (WINA), số lượng mì ăn
liền được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đang tăng vọt trong giai đoạn đại dịch Covid,
vượt qua cả Ấn Độ và Nhật Bản trong năm 2020 và được xếp ở vị trí thứ 3 với lượng tiêu
thụ là 7 tỷ gói (tăng 29%). Cho đến năm 2021, Việt Nam được cho là một thị trường mạnh
trong Top 10 về tốc độ tăng trưởng khi mức tiêu thụ mì gói lên đến 8.5 tỷ gói mì.

Thị trường Việt Nam phong phú về chủng loại và giá cả. Giá một gói mì dao động
từ 3.000 đồng/gói lên đến 30.000 đồng/gói, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Hiện có khoảng 50 công ty mì ăn liền tại Việt Nam. Trong đó, Acecook, Masan,
Uniben, Asia Food, Vifon và Colusa Miliket đang thống lĩnh thị trường. Hiện Acecook,
Masan và Asia Food đang chiếm khoảng 70% thị phần.

7
Ở phân khúc trung cấp, mì Kokomi cũng có mức tăng trưởng 43% so với cùng kỳ
năm 2019 và hiện là nhãn hiệu mỳ bán chạy nhất miền Bắc. Bên cạnh đó doanh thu từ mì
của Masan Consumer cũng đạt đến 8.800 tỷ đồng.

Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, chứng kiến sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Thành công chỉ thuộc về những doanh nghiệp thấu
hiểu người tiêu dùng với các sản phẩm không chỉ an toàn thực phẩm, mà còn thơm ngon,
mới lạ và sáng tạo.

Như vậy, tiềm năng phát triển kinh doanh mì gói ở cả thị trường trong nước và quốc
tế là khá cao.

1.2.2. Khách hàng:

Nhóm khách hàng mà Kokomi hướng tới là những người trẻ bận rộn, có thu nhập
tầm trung (2-5 triệu/tháng). Trong đó, học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng chính mà
Kokomi nhắm tới. Bên cạnh đó là các hộ gia đình, cụ thể hơn là những người phụ nữ bận
rộn với công việc nhưng vẫn muốn chăm sóc bữa sáng cho gia đình bằng phương án là mì
ăn liền vừa đảm bảo đủ năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng nhưng vừa tiết kiệm được thời
gian.

Về nhân khẩu:

8
- Độ tuổi: 15-55 tuổi, tập trung vào 18-35 tuổi nhiều nhất
- Giới tính: Nam/Nữ.
- Thu nhập: thu nhập tầm trung - từ 2-5 triệu/tháng
- Nghề nghiệp: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân.
- Địa lý: nông thôn và thành thị Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn
nơi có nhu cầu ăn uống nhanh tiện lợi <= do bận rộn với công việc

Về tâm lý:

- Tâm lý trữ thức ăn trong nhà tăng sau dịch Covid


- Lối sống: đề cao tính thuận tiện, áp lực về thời gian, có ý thức chăm sóc sức khỏe
của bản thân và gia đình nhưng hạn chế về thời gian, thích khám phá điều mới.
- Mối lo ngại: tài chính, sức khỏe, công việc, cân bằng cuộc sống với công việc

Về hành vi:

- Chi tiêu hợp lý và tiết kiệm (đối tượng sinh viên tiết kiệm: 400k/tuần)
- Đi tạp hóa/siêu thị 1 lần/tuần
- Ăn mì với tần suất 3-4 lần/tuần. Chủ yếu ăn vào buổi sáng => mì Kokomi 90 có thể
đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lượng vận động hằng ngày.
- Động lực: ngon bổ rẻ, tiết kiệm thời gian nấu nướng, vì muốn thay đổi khẩu vị hằng
ngày.
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh:

Những đối thủ cạnh tranh lớn của Kokomi trong ngành hàng mì ăn liền là Hảo Hảo
của công ty Acecook, Mì 3 Miền của công ty Uniben và mì Vifon. Những dòng sản
phẩm trên đều có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

MÌ HẢO HẢO
NỘI DUNG MÌ 3 MIỀN (Uniben) MÌ VIFON
(Acecook)
Thành lập ngày Thành lập ngày Thành lập ngày
15/12/1993 và chính 01/06/1992, chủ yếu sản 23/07/1963, là một trong
Tổng quan
thức hoạt động năm xuất mì ăn liền cung cấp những đơn vị đặt nền
công ty
1995, trở thành công cho thị trường trong móng xây dựng cho ngành
nước và xuất khẩu.
9
ty thực phẩm tổng hợp thực phẩm ăn liền Việt
hàng đầu Việt Nam. Nam.
Thị trường
Việt Nam và thế giới Thị trường nội địa Việt Nam và thế giới
mục tiêu
Điểm mạnh: Điểm mạnh: Điểm mạnh:
- Vina Acecook có - Công ty có chiến lược - Việc sản xuất có hiệu
tập hợp sản phẩm đa sản phẩm với mục tiêu quả, đảm bảo sản phẩm
dạng và phong phú, đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng và đáp ứng các
đáp ứng nhu cầu tiêu cung cấp sản phẩm chất quy định về an toàn thực
thụ hiện tại của lượng cao để phục vụ phẩm của thị trường là
người tiêu dùng. người tiêu dùng cùng với mục tiêu hàng đầu.
- Nhãn hiệu ngắn gọn, giá cả hợp lý với thu - Các sản phẩm mì ăn liền
dễ nhớ “Hảo”, gây ấn nhập của người tiêu của Vifon ngon ngon rất
tượng cho người tiêu dùng Việt Nam. đa dạng về hương vị giúp
dùng. - Mỗi loại sản phẩm đều cho khách hàng dễ dàng
- Sản phẩm mì ăn liền có bao bì và nhãn hiệu lựa chọn theo mong muốn
chuẩn Nhật Bản, quy bắt mắt và dễ nhận diện, - Giá cả của các sản phẩm
trình kiểm soát chuẩn sản phẩm đa dạng. mì ăn liền của Vifon đa
quốc tế. Mỗi sản - Thiết kế bao bì và nhãn dạng phù hợp với thu nhập
phẩm đều được kiểm hiệu đậm đà nét truyền của người Việt
định theo quy trình an thống cùng với hương vị Nam.Ngoài mì ăn liền,
So sánh sản toàn vệ sinh thực quen thuộc Vifon còn có các sản phẩm
phẩm với đối phẩm chuẩn quốc tế - “Mì 3 Miền” được ăn liền khác như bún,
thủ cạnh tranh trước khi được đóng nhiều người dùng nhận phở… Trong đó, phở
gói đến tay người tiêu định là đã mang hương Vifon luôn được rất nhiều
dùng. vị ẩm thực Việt vào người tiêu dùng yêu thích
- Hương vị mì Hảo trong mình để tạo nên (Đây là những sản phẩm
hảo tôm chua cay phù những giá trị được nhiều thế mạnh của Vifon)
hợp khẩu vị người người dùng ưa chuộng - Bao bì và chất liệu của
Việt Nam, được yêu và muốn gắn bó lâu dài bao bì luôn được bảo đảm.
thích nên lượng tiêu - Các kênh phân phối Doanh nghiệp đa dạng các
thụ mì rất lớn. dày đặc ở các cửa hàng, loại bao bì như dạng gói,
Điểm yếu: siêu thị… ly, tô… nhằm đáp ứng
Điểm yếu: được những nhu cầu khác
- Tổng quát sản phẩm nhau của người tiêu dùng.
chưa có sự đổi mới rõ - Các sản phẩm mới của - Doanh nghiệp luôn chú
ràng so với các dòng công ty có mức giá cao trọng đến việc bảo quản
sản phẩm cùng loại hơn với Kokomi của các gói gia vị trong sản
hiện có mặt trên thị Masan được người tiêu phẩm.
trường mì ăn liền hiện dùng đánh giá là sản Điểm yếu:
nay. phẩm vừa ngon vừa rẻ
còn mì của UNIBEN thì - Một số sản phẩm không
mọi người chỉ xem là sản
10
- So với mì ăn liền phẩm ở mức bình thường được ưa chuộng nên phân
phân khúc giá cao, mà có giá mắc. phối không được rộng rãi.
Hảo Hảo nhìn chung - Mức độ phổ biến của
có thiết kế chưa thật sản phẩm cao nhưng thị - Vì doanh nghiệp chú
sự bắt mắt, và ít có sự phần vẫn không đáng kể trọng đến vấn đề bao bì
thay đổi bao bì qua so với các công ty khác sản phẩm, bảo quản các
nhiều năm trên thị trong thị trường mì ăn gia vị bên trong sản phẩm
trường, ngoài ra liền. nên giá thành cao hơn so
quảng cáo của Hảo với các sản phẩm ăn liền
Hảo chưa được đầu tư khác.
mạnh - Vifon chỉ có thế mạnh
đối với các sản phẩm ăn
liền như Phở, Bún, Hủ
tiếu… Còn mì ăn liền thì
không được nhiều người
tiêu dùng lựa chọn

Nắm giữ 35,4% thị Nắm giữ 26,5% thị phần Theo Euromonitor, Vifon
phần về sản lượng và (nguồn hiện nắm khoảng 5,4% thị
36% về doanh thu. unibenfoods.com) phần mì ăn liền. Tuy
Thị phần (nguồn cafebiz) nhiên, với phân khúc sản
phẩm ăn liền gốc gạo, thị
phần của Vifon Chiếm đến
50% (Doanh nhân Sài
Gòn).

Điểm mạnh: Điểm mạnh: Điểm mạnh:


- Thị trường tiêu thụ - Nhờ đầu tư toàn diện để - Là một trong những đơn
rộng lớn. nâng cao chất và lượng vị tiên phong trong ngành
- Hệ thống giám định của sản phẩm, các sản xuất thực phẩm ăn
chất lượng, xúc phẩm thương hiệu của Uniben liền, VIFON luôn chú
và phân phối sản luôn "giữ vững phong trọng đầu tư nghiên cứu và
phẩm tốt độ" khi mì 3 Miền tiên sản xuất các sản phẩm đáp
So sánh tiềm
- Đội ngũ bán hàng phong với gói nước cốt ứng tốt nhu cầu tiêu thụ
lực công ty
chuyên nghiệp đậm đà, thêm chất thịt là sản phẩm trong nước và
- Acecook Việt Nam một trong những nhãn xuất khẩu.
tiếp tục ghi tên vào hiệu được người tiêu - Vifon có lẽ là doanh
top 1“Nhà sản xuất mì dùng Việt chọn mua nghiệp mì ăn liền lâu đời
ăn liền được chọn nhiều liên tục từ 2015 nhất tại Việt Nam đến thời
mua nhiều nhất” tại đến nay với thị phần trên điểm này khi lịch sử công
Việt Nam. 26%. ty này bắt đầu từ năm 1963
- Hiện Acecook Việt - Có mục tiêu và định và sau đó xây dựng 3 nhà
Nam đang có gần hướng rõ ràng, đứng máy VIFOINCO (mì ăn
11
6.000 CBCNV, làm trong top đầu của mặt liền), VILIHICO (bột
việc ở hai nhóm văn hàng tiêu dùng nhanh. ngọt), VIKAINCO (sản
phòng và sản xuất. - Với 28 năm kinh phẩm khác) vào năm 1967
Công ty có 06 chi nghiệm trong ngành mì mang tên chung là Vifon.
nhánh và 11 nhà máy ăn liền và hơn 10 năm - Mạng lưới đại lý rộng
trên toàn Việt Nam. trong ngành gia vị, nước khắp cả nước. Tổng số đại
Mỗi năm, công ty giải khát, mục tiêu trở lý phân phối độc quyền
phục vụ gần 3 tỷ sản thành một doanh nghiệp của công ty là 500 đại lý
phẩm mì ăn liền và dẫn đầu xu hướng sản với 6 tổng đại lý tại các
xuất khẩu sản phẩm phẩm có lợi cho sức thành phố lớn. Năm 2020,
mang hương vị Việt khỏe người tiêu sản phẩm VIFON được
Nam như mì, miến, dùng đã và đang được Người tiêu dùng bình chọn
bún, phở, hủ tiếu ăn Uniben hiện thực hóa. là “Hàng Việt Nam Chất
liền đi hơn 35 quốc - Đội ngũ quản lý qua Lượng Cao” suốt 24 năm
gia trên toàn thế giới, đào tạo, có trình độ liền và chứng nhận
góp phần vào sự phát chuyên môn cao, dây HCNCLC - CHN 3 năm
triển văn hóa ẩm thực đạn kinh nghiệm với ban liền. Không chỉ hoạt động
của đất nước. điều hành là những mạnh trong nước mà
người đã từng làm việc Vifon còn rất mạnh ở nước
Điểm yếu: tại các công ty đa quốc ngoài.
gia.
- Hoạt động kiểm soát - Sở hữu hệ thống phân
tồn kho chưa chặt chẽ phối hợp tác trên 250 đại Điểm yếu:
- Nhân sự trình độ lý, 1.000 siêu thị và
chuyên môn chưa cao. 150.000 cửa hàng rộng - Việc đầu tư cho hoạt
Khó khăn trong việc khắp cả nước động sản xuất, Marketing,
thu hồi nợ Điểm yếu: nghiên cứu phát triển sản
- Sự phân khúc thị - Tài chính công ty có phẩm mới khá chậm và
trường của các đại lý hạn dẫn đến việc đầu tư thiếu linh hoạt do cơ chế
chưa rõ ràng. vào chiến lược và ảnh hưởng bởi cách làm
- Hệ thống phân phối marketing bị giới hạn. trước đây do nhà nước
chưa ổn định, các - Chi phí lớn cho hoạt quản lý trước khi chuyển
thành viên trong kênh động bán hàng khiến sang công ty cổ phần.
còn mâu thuẫn. công ty có lợi nhuận - Thị phần còn thấp so với
- Các chính sách dành khiêm tốn. các thương hiệu khác.
cho thành viên trong Doanh nghiệp không tập
kênh phân phối chưa trung chú trọng vào các
hấp dẫn sản phẩm ăn liền mà còn
. nhiều sản phẩm khác như
gạo, gia vị…Mạng lưới
phân phối quá rộng không
được quản lý chặt chẽ.

12
- Công ty đã sử dụng - Xác định chiến lược Chiến lược sản phẩm của
chiến lược như khác “Phát triển theo định Vifon
biệt hóa sản phẩm, đa hướng khách hàng”, -Chiến lược cho tập hợp
dạng hóa sản phẩm. Công ty UNIBEN luôn sản phẩm: Mở rộng cho
- Công ty đã thực hiện lấy việc thấu hiểu và đáp tập hợp sản phẩm, Tăng
một số hoạt động như: ứng được nhu cầu của chiều sâu, Kéo dài các
tặng quà tết cho người tiêu dùng làm yếu dòng sản phẩm
trẻ em Bình Định, tố hàng đầu góp phần - Chiếc lược cho dòng sản
hoạt động cứu trợ vào sự thành công của phẩm: Chiến lược phát
đồng bào miền Trung mình. Một số hoạt động triển, Chiến lược thu hẹp,
cùng với những chính của công ty: tài trợ Chiến lược cải biến, Chiến
sách ưu đãi, giảm giá chương trình “Vượt Lên lược hiện đại hóa
hấp dẫn… Chính Mình” thông qua - Chiến lược cho từng sản
- Quảng cáo trên sản phẩm mì Reeva 3 phẩm cụ thể: Chiến lược
radio, áp phích quảng Miền, Công ty UNIBEN định vị, Chiến lược thích
cáo trên đường phố, cứu trợ đồng bào Miền ứng
Các hoạt động siêu thị Big C và Trung sau hậu quả của - Mục tiêu và chiến lược
Coop. các trận bão thông qua phát triển của doanh
- Chương trình sản phẩm mì Reeva 3 nghiệp trong những năm
khuyến mãi: quay số Miền, 2 năm liên tiếp sắp tới là tiếp tục phát triển
may mắn, tem trúng đồng hành cùng chương và duy trì thị phần trong
thưởng. trình tiếp sức mùa thị tại ngành thực phẩm ăn liền.
- Chương trình “Tết thành phố Hồ Chí Vifon sẽ tiếp tục chú trọng
sum vầy” Minh, … phát triển thị trường nội
địa để mở rộng thị phần và
giữ vững vị thế là đơn vị
tiên phong trong ngành
thực phẩm ăn liền Việt
Nam.Công ty luôn tham
gia các hoạt động tích cực
cho xã hội với nhiều
chương trình khác nhau.

2. PHÂN TÍCH VỀ THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP:


2.1. NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP:
2.1.1. Nguồn nhân lực:

Kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khác cao.

Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm, xác định thị hiếu và xu hướng của người tiêu
dùng, tiếp cận và tư vấn thường xuyên với khách hàng.
13
Đội ngũ quản lý nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm, luôn tận tình chỉ bảo, hỗ trợ nhân
viên những kiến thức chuyên môn về gia vị, sợi mì, xây dựng thương hiệu cá nhân, …

Masan luôn đặt tiêu chí “Con người là tài sản và là nguồn lực cạnh tranh – Tiên
phong khai phá – Hợp tác cùng phát triển và hài hòa lợi ích với các đối tác –Tinh thần
dân tộc”. Tuy nhiên, với hệ thống sản xuất lớn, công ty cần rất nhiều nhân công, việc quản
lý nhân công này phải chia ra thành nhiều tầng quản lý gây khó khăn cho Masan. Trình độ
nhân viên phân bổ còn chưa đồng đều. Đây là một thách thức lớn dành cho Masan, tập
trung đào tạo nhân viên để tận dụng tối đa nguồn nhân lực.

3. PHÂN TÍCH SWOT CỦA KOKOMI:


3.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI
(STRENGTHS):

Tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài: chính vì là
một công ty có tiềm lực tài chính rất mạnh nên Masan dễ dàng xây dựng được niềm tin nơi
các nhà đầu tư, từ đó nhà đầu tư tự tin theo và thu hút được nguồn vốn lớn từ họ

Đường lối kinh doanh đứng đắn, đội ngũ lãnh đạo tâm huyết dạn dày kinh nghiệm:
Masan Consumer có đội ngũ quản lý giỏi nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng
minh bởi lợi nhuận kinh doanh bền vững, chiến lược phát triển dài hạn Thương hiệu mạnh,
sở hữu những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam như mì Kokomi, Omachi, nước mắm Chinsu

Có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm của Masan Consumer đa dạng,
khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Được sự ủng hộ của khách hàng: Là một thương hiệu phát triển nhiều qua năm
chứng tỏ Masan Consumer là một thương hiệu mạnh, chiếm được niềm tin nơi người tiêu
dùng ở Việt Nam.

Sở hữu trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (MRD) hiện đại nhất Việt
Nam.

Hệ thống phân phối và đại lý rộng lớn.

14
Hoạt động Marketing độc đáo => độ nhận diện cao

3.2. PHÂN TÍCH ĐIỂM YẾU CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI
(WEAKNESSES):

Nguồn nguyên vật liệu đang thiếu hụt do nhu cầu mở rộng sản xuất: Do nhu cầu mở
rộng thêm thị trường, khiến cho nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất tăng cao trong khi các
nhà cung ứng của Masan Consumer lại khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ nguyên vật
liệu.

Nhân sự có biến động thường xuyên: Việc mở rộng quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng
đến nhân sự, Masan Consumer tuyển dụng thêm rất nhiều nhân sự mỗi năm, nhưng cũng
có những đợt thanh lọc lớn để đảm bảo chất lượng nhân sự.

Chi phí sản xuất cao.

Chưa thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá.

3.3. PHÂN TÍCH CƠ HỘI CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI


(OPPORTUNITIES):

Huy động nhiều nguồn vốn.

Khả năng phát triển sang các nước khác trên thế giới.

Nhu cầu hàng tiêu dùng xuất khẩu tăng.

Hội nhập mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường: Việc tham gia vào cộng đồng kinh
tế ASEAN hay các cộng đồng kinh tế khác giúp cho Masan Consumer có cơ hội mở rộng
thị trường ra quốc tế.

Được sự ủng hộ của cơ quan chính quyền: Vì Masan Consumer sản xuất hàng tiêu dùng,
là những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống của con người nên họ nhận được sự ủng hộ
từ các cơ quan chính quyền.

15
3.4. PHÂN TÍCH THÁCH THỨC CỦA SẢN PHẨM MÌ GÓI KOKOMI
(THREATS):

Cạnh tranh cao: Hiện các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng, giải khát chịu sự cạnh
tranh khác khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước như Vina
Acecook, Á Châu, Micoem, Trung Nguyên, Trung thành, Tân Hiệp Phát...

Nhu cầu an toàn thực phẩm tăng cao: Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề
nhức nhối của toàn xã hội, đây cũng là thách thức lớn đối với công ty, họ cần có những
biện pháp để kiểm tra nguồn cung nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất
xong. Không để tình trạng mở rộng sản xuất nhanh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường xã hội tăng nhanh: Masan Consumer cần có thêm
những máy móc thiết bị để xử lí triệt để chất thải sau sản xuất, không để ảnh hưởng tới môi
trường sống của cộng đồng.

Giá cả biến động theo hướng gia tăng mạnh: Lạm phát gia tăng là cho giá cả hàng
hóa cũng leo thang, Masan Consumer cần có những biện pháp để khi giá tăng thì chất lượng
cũng phải tăng.

Mức chênh lệch so với các sản phẩm nhập khẩu khác: Tâm lý người tiêu dùng là
sính ngoại nhất là trong thời điểm hàng nhập khẩu từ các nước có giá tương đương với
hàng tiêu dùng nội địa, đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với công ty.

Thị trường tiềm năng, hấp dẫn các công ty sản xuất thực phẩm gia nhập.

Chưa có thông điệp rõ ràng về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Những chiến lược quảng cáo mới để giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh.

Thị trường mì nước ngoài đang phát triển

16
PHẦN 3: MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING

4. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG:

NGƯỜI DƯỚI 18 NGƯỜI TỪ 18 ĐẾN NGƯỜI TỪ 36 ĐẾN


PHÂN ĐOẠN
TUỔI 35 TUỔI 59 TUỔI
Giới tính Tất cả giới tính
Chủ yếu là học sinh,
Nghề
Nhân khẩu Chủ yếu học sinh sinh viên, công nhân Chủ yếu công nhân
nghiệp
học và người thất nghiệp
Khoảng 3.900.000 vnđ Khoảng 5.050.000 vnđ
Thu nhập Tiền tiêu vặt
- 7.500.000 vnđ – 8.500.000 vnđ
Hương vị, chất lượng,
Khối lượng học tập
Khối lượng công việc thành phần dinh
cao. Người đơn giản,
nặng, bận rộn dưỡng. Chú trọng
Tâm lý học Cách sống tìm kiếm phương
Tiện lợi, tiết kiệm thời thành phần dinh
thức ăn uống nhanh.
gian, chất lượng cao dưỡng.

Người tiết kiệm tiền


Lười biếng
Thái độ Nghiện làm việc. Tiết kiệm tiền
Hành vi Không biết nấu ăn.
Lười/bận nấu ăn.
Lợi ích Tiện lợi/Tốc độ/Tiết kiệm
Địa lý Diện tích Trên khắp Việt Nam
5. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU:

Dựa vào 3 phân khúc thị trường đã phân tích, thị trường mục tiêu được lựa chọn là phân
khúc 2. Bởi vì đây là một phân khúc tiềm năng, gia đình, học sinh, công chức có tư duy
cởi mở, dễ dàng tiếp nhận những sự thay đổi của sản phẩm, bên cạnh đó là người ra quyết
định mua, có tầm ảnh hưởng trong cuộc sống, khi người sử dụng sản phẩm để thu hút
những khách hàng có thu nhập trung bình để lựa chọn sản phẩm của mình.

6. ĐỊNH VỊ:

NHÃN VÀ TÍNH CÁCH NHÃN VỊ TRÍ CẠNH TRANH ĐỐI TƯỢNG NHẮM ĐẾN
Kokomi dai ngon từng sợi Là sản phẩm có kênh bán lẻ Những người trong độ tuổi từ 18
lớn nhất Việt Nam. đến 35 tuổi
INSIGHT LỢI ÍCH CÁ NHÂN LÝ DO DUY NHẤT
Mọi người thưởng thức đều cảm Đa dạng về hương vị cũng Sự hấp dẫn không thể từ chối từ
nhận được vị ngon trong từng sợi như mẫu mã sản phẩm cũng sợi mì làm từ khoai tây giúp
mì, Kokomi rẻ nhưng chất lượng như mang lại tính tiện lợi khách hàng không sợ nóng. Sản

17
đánh trúng tâm lý người tiêu phẩm không gây nhiệt trong cơ
dùng. thể mang đến sự an toàn cho sức
khỏe người tiêu dùng.
7. THIẾT LẬP MỤC TIÊU
7.1. MỤC TIÊU DOANH SỐ, DOANH THU:

Doanh thu năm 2023 tăng 20%/ năm.

7.2. MỤC TIÊU THỊ PHẦN:

Kokomi trở thành thương hiệu dẫn đầu trên thị trường mì ăn liền Việt Nam, đồng thời tăng
thị phần lên 40% trong năm 2023.

7.3. MỤC TIÊU DANH TIẾNG, NHÂN BIẾT THƯƠNG HIỆU:

Kokomi giữ vững là một trong những thương hiệu đầu tiên nhắc đến trong thị trường mì
ăn liền Việt Nam và thuộc top 3 nhãn hiệu được đa số khách hàng nhận biết.

7.4. MỤC TIÊU PHẠM VI ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG:

Kokomi mở rộng phân phối sản phẩm ra phạm vi cả nước, sử dụng hệ thống Winmart+ và
Vinmart, đặc biệt đẩy mạnh phân phối tại các khu vực thành thị.

8. LỰA CHỌN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING:


CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ:

Kokomi tạo sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh khác bằng sợi mì dai hơn và
giòn hơn.

Tên thương hiệu Kokomi được thiết kế màu đỏ, vị trí nằm chính giữa ở phía trên
của bao bì, qua đó nhấn mạnh được chất lượng và giá trị của nhãn hiệu đến thị hiếu khách
hàng

Kokomi sử dụng bao bì màu đỏ kết hợp với màu đen:

- Màu đỏ: giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, đặc biệt đối với thực phẩm, màu đỏ
được xem như một sự trao đổi chất di chuyển tạo ra một sự thèm ăn.

18
- Màu đen: tượng trưng cho sự sang trọng, huyền bí. Ngoài ra, tone màu đen còn
truyền tải thông điệp rằng thực phẩm luôn được sản xuất rất khắt khe và chất lượng
luôn được đặt lên hàng đầu.

Trong thời gian qua, thương hiệu Kokomi đã không ngừng phát triển, nâng cao chất
lượng sản phẩm và chiếm ưu thế trong lòng người tiêu dùng bởi những sản phẩm chất
lượng, tiện lợi và an toàn.

Tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/ năm trong giai đoạn 2021-2026

Doanh thu của Masan ở mảng mì ăn liền tăng dần qua từng năm.

9. MARKETING MIX:
9.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VỚI CHIẾN LƯỢC GIÁ:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan định giá sản phẩm Kokomi dựa trên các chi phí
sản phẩm: chi phí nhân công, nguyên vật liệu, chi phí làm quảng cáo, chi phí bán hàng.

Giá bán của các sản phẩm Kokomi như sau:

Mì Kokomi hải sản Kayakay

• Bao bì, thiết kế của mì Kokomi hải sản Kayakay: Bao bì chắc chắn với đầy đủ thông
tin về sản phẩm cùng thiết kế bắt mắt với dòng chữ “Kayakay” nổi bật.

• Hương vị: Mì Kokomi hải sản Kayakay mang đến bạn hương vị đậm đà, cay nồng
của nước súp mì hải sản quyện cùng sợi mì dai ngon cực hấp dẫn.

• Giá của mì Kokomi hải sản Kayakay:

• 1 gói 90g: Khoảng 6.400 đồng/ gói.

• 1 thùng 30 gói, mỗi gói 90g: Khoảng 175.000 đồng/ thùng.

Mì Kokomi 90 tôm chua cay:

• Bao bì, thiết kế của mì Kokomi 90 tôm chua cay: Bao bì lấy tông màu đỏ làm chủ
đạo với dòng chữ "Mì 90" lớn, nổi bật ở giữa, thiết kế có phần răng cưa nhỏ, rất thuận tiện
cho việc mở gói mì.

19
• Vị của mì Kokomi 90 tôm chua cay: Mì Kokomi 90 tôm chua cay sở hữu sợi mì dai
dai, màu vàng trông khá bắt mắt hòa cùng nước súp vị tôm chua cay đậm đà, thấm vị, thơm
ngon khó cưỡng.

• Giá của mì Kokomi 90 tôm chua cay:

• 1 gói 90g: Khoảng 3.800 đồng/ gói.

• 1 thùng 30 gói, mỗi gói 90g: Khoảng 106.000 đồng/ thùng

Mì Kokomi Đại tôm chua cay:

• Bao bì, thiết kế của mì Kokomi Đại tôm chua cay: Mì Kokomi Đại tôm chua cay
cũng lấy màu đỏ làm tông màu chủ đạo nhưng được thiết kế dạng ly vô cùng tiện lợi.

• Hương vị của mì Kokomi Đại tôm chua cay: Mì Kokomi Đại tôm chua cay là sự kết
hợp tuyệt vời giữa sợi mì dai ngon cùng nước súp vị tôm chua cay truyền thống và hương
thơm lừng quyến rũ.

• Giá của mì Kokomi Đại tôm chua cay:

• 1 ly 65g: Khoảng 6.900 đồng/ ly.

• 1 thùng 24 ly, mỗi ly 65g: Khoảng 155.000 đồng/ thùng

Mì Kokomi Đại tôm chua cay (có cây chả tôm):

• Bao bì, thiết kế của mì Kokomi Đại tôm chua cay (có chả tôm): Mì Kokomi Đại
tôm chua cay (có chả tôm) có bao bì chắc chắn, màu xanh rêu khác biệt cùng thiết kế dạng
ly tiện lợi.

• Hương vị của mì Kokomi Đại tôm chua cay (có chả tôm): Mì Kokomi Đại tôm chua
cay (có chả tôm) là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi mì màu vàng bắt mắt, dai dai, chả tôm
thơm ngon cùng nước súp vị đậm đà, thấm vị.

• Giá của mì Kokomi Đại tôm chua cay (có chả tôm): Khoảng 9.200 đồng/ 1 ly 90g.

Mì Kokomi Đại tôm chua cay thường ngày:

20
• Bao bì, thiết kế của mì Kokomi Đại tôm chua cay thường ngày: Bao bì của mì
Kokomi Đại tôm chua cay thường ngày lấy màu chủ đạo là màu hồng bắt mắt cùng thiết
kế chắc chắn, nổi bật so với các sản phẩm cùng thương hiệu.

• Hương vị của mì Kokomi Đại tôm chua cay thường ngày: Mì Kokomi Đại tôm chua
cay thường ngày sẽ mang đến nước súp vị tôm chua cay đậm đà, hương thơm lừng quyến
rũ cùng sợi mì dai dai cực hấp dẫn.

• Giá của mì Kokomi Đại tôm chua cay thường ngày:

• 1 gói 90g: Khoảng 4.100 đồng/ gói.

• 1 thùng 30 gói, mỗi gói 90g: Khoảng 112.000 đồng/ thùng.

9.2. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VỚI CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI:

Thế mạnh của Kokomi là hệ thống mẹ là Tập đoàn Masan rộng khắp cả nước, chính
vì thế mà hãng mì gói này được phân phối rộng rãi với mạng lưới 2500 điểm bán lẻ hiện
đại như Vinmart, Winmart+ phủ đều 64 tỉnh thành, từ kênh phân phối truyền thống đến
kênh hiện đại và được bán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử như Bachhoaxanh,
Shopee…

Với hơn 300.000 điểm bán truyền thống, với bản chất kênh truyền thống là kênh
VMS trong đó nhà sản xuất sẽ quản lý các nhà phân phối của mình bằng việc ký kết các
hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Tất cả các nhà phân
phối này đều được sự hỗ trợ rất lớn từ tập đoàn mẹ Masan.

9.3. CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ:

Các phương thức quảng cáo:

• Trên truyền hình: Đây được xem là một trong những kênh và phương thức quảng
cáo chủ yếu và được nhiều người biết đến. Sản phẩm Kokomi được chiếu trên nhiều
kênh như VTV, HTV để người xem cả nước biết đến sản phẩm. Không những thế
Kokomi thường được chiếu song song với các quảng cáo khác vào các khung giờ
vàng để dễ dàng thu hút khách hàng.

21
• Trên Internet: Quảng cáo qua các logo-banner trên các website có lượng truy cập
lớn. Bên cạnh đó, quảng cáo bằng các đường textlink hoặc các quảng cáo trên
Youtube…

• Các hình thức khuyến mãi cho sản phẩm: Giảm giá, quà tặng kèm, dùng thử miễn
phí, tăng khối lượng mì giá không đổi.

PHẦN 4: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

10. NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC CHI TIẾT:

CHI PHÍ
THỜI GIAN BỘ PHẬN
HÀNH ĐỘNG NỘI DUNG THỰC
THỰC HIỆN THỰC HIỆN
HIỆN
Nghiên cứu thị 01/01/2023 – Thực hiện khảo sát thị trường 26 triệu Phòng
trường 23/01/2023 ngành hàng hiện tại và tìm Marketing
hiểu nhu cầu và mong muốn
của khách hàng. Từ đó phát
thảo chân dung khách hàng
mục tiêu và đối thủ cạnh
tranh mới.
Chiến dịch 01/03/2023 – Tái phủ sóng Kokomi cho
truyền thông giai 01/06/2023 đối tượng sinh viên bằng việc
đoạn 1 kết hợp với những KOL nổi
tiếng

10.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC:


- Marketing: Chịu trách nhiệm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bài viết, chạy ads
sản phẩm và phát triển thương hiệu
- Sales: Bộ phân kinh doanh thu thập thông tin từ các chuỗi cửa hàng lên hệ thống
tổng công ty và R&D để xác định nhu cầu để lập kế hoạch kinh doanh cho chu kỳ
tiếp theo.
- R&D: Nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới.
- Kiểm soát chất lượng: Lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực nhằm
đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hàng hóa đầu ra.

22
10.2. IMC PLAN:

Kế hoạch chính:

Mục tiêu:

- Tiếp cận được 20.000.000 người tiếp cận cho chiến dịch
- 15.600.000 người hiểu rõ giá trị của mì Kokomi mang lại
- Tăng 35% doanh thu hậu chiến dịch
- Thực hiện chiến dịch Maketing Mix nhằm nâng cao độ nhận diện của thương hiệu
mì Kokomi là “Top of Mind” của phân khúc mỳ trung cấp (giá rẻ, to, ngon) trên thị
trường Việt Nam.

Kết hợp Digital Marketing và Trade Marketing để nâng cao trải nghiệm cho khách
hàng

Hình ảnh chính: sinh viên và nhân viên công chức

Nội dung thông điệp mong muốn gửi gắm: Kokomi cung cấp năng lượng tràn đầy
cho một ngày dài làm việc, chiến đấu hết mình với công việc, đạt chiến lợi khủng.

GIAI 1 2 3
ĐOẠN
Tăng tỷ lệ Brandlove và Tăng Brand Awareness cho Tăng tỷ lệ Brandlove
NHIỆM VỤ trải nghiệm của khách Kokomi
hàng
BRAND Kokomi đem đến hương vị thơm ngon với sợi mì dai kích thích vị giác, đem đến
ROLE nguồn năng lượng bức phá trong công việc
Series TVC “Chọn to Tạo ra các packaging mới với TikTok Challenge
chơi dài” cùng Misthy và nhiều vị mới đáp ứng khẩu vị “Chiến hết mình với năng
KEYHOOK
Độ Mixi hoặc Linh Ngọc người tiêu dùng. lượng Kokomi”
Đàm ‘Dư sức tạo ra dư chấn”
Social Media, KOLs, Social Media, Micro và Nano KOLs, Micro/Nano
iTVC (digital) Influencers Influencers, PR articles,
HƯỚNG
Community sponsorship
TIẾP CẬN
(NielsenIQ hoặc The
Career Hustlers)
ĐO Tỷ lệ tiếp cận/ số lượt Lượt tiếp cận đến với khách Số người tham gia
LƯỜNG xem TVC hàng mới và trung thành. Tỷ chương trình, lượt tương
KPIs lệ hài lòng với hương vị mới tác trên MXH TikTok
23
Giai đoạn 1: (Từ tháng 03/2022 – 07/2022):

Mục đích: Tăng độ nhận diện thương hiệu Kokomi đến với khách hàng mục tiêu đồng thời
truyền thông rộng rãi các vị mới của Kokomi đến mọi người. Tăng brand awareness và
brandlove cho nhãn hàng.

Nội dung: TVC xoay quanh việc, mỗi TVC sẽ có một nội dung quảng cáo một hương vị
mới của mì Kokomi và cách biến tấu những hương vị đó để đem lại trải nghiệm tốt nhất.

Hình thức: Quay dưới dạng TVC.

Thực hiện: offline tại 2 khu vực TP.HCM và Hà Nội

Giai đoạn 2: (Từ tháng 07/2022 – 09/2022):

Mục đích: Trở thành một trong những thương hiệu mỳ có độ nhận diện cao về mặt hương
vị. Đánh vào tâm lý của TC rằng Kokomi đa dạng mẫu mã và chất lượng vượt bậc vì sinh
viên hiện nay không chỉ quan tâm đến độ tiện lợi mà còn quan tâm packaging và chất lượng
sản phẩm nhưng phải phù hợp giá tiền.

- Chạy ads quảng cáo đến đa dạng phân khúc khách hàng với message “Kokomi đem
đến năng lượng mới mỗi ngày cho bạn một ngày năng động”.
- Thời gian: 2 tháng (từ tháng 03/2023 đến 06/2023).
- Nội dung: Quảng cáo những hương vị mới của Kokomi.
- Truyền thông online:
+ Youtube
+ Facebook: Kokomi fanpage
+ PR articles: Vietcetera, Kênh 14…
+ TikTok

Giai đoạn 3: (Từ tháng 10/2022 – đầu tháng 12/2022)

Tiktok Challenge “Dư sức tạo ra địa chấn”. Tổ chức cuộc thi sáng tạo cùng Kokomi

Mục đích:

Tăng sự gắn kết của khách hàng mua sản phẩm mì gói Kokomi
24
Tăng sales, tiếp cận và biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Quà tặng tham gia: theo hình thức ahachat (phiếu mua hàng giảm giá cùng nhiều phần quà
hấp dẫn cho thí sinh đạt lượt views, tương tác tốt nhất trên các trang mạng xã hội)

Truyền thông: TikTok, các trang mạng xã hội khác, KOLs…

PHẦN 5: KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ “THỰC THI KẾ HOẠCH MARKETING”

11. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

LOẠI KIỂM TRA TRÁCH NHIỆM MỤC ĐÍCH PHƯƠNG PHÁP


Kiểm tra kế hoạch CEO hoặc ban lãnh Đánh giá mức độ Phân tích thị phần
năm đạo cấp cao đạt kế hoạch dự Phân tích tài chính
keiesn Tỷ lệ doanh thu
Kiểm tra khả năng Marketing Tình hình lãi/ lỗ Khả năng sinh lời
sinh lời của sản phẩm
Kiểm tra hiệu suất Ban lãnh đạo cấp cơ Đánh giá và nâng
sở, Marketing cao hiệu suất

25

You might also like