You are on page 1of 22

T

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN


QUẢN LÝ SẢN XUẤT KỸ SƯ
LỚP L14
NHÓM 05
GVHD: VÕ ĐƯỜNG HÙNG

TP. Hồ Chí Minh – 2023 – 2024


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHỦ ĐỀ
CHỌN VÀ TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH ÍT
NHẤT 5/10 QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH CỦA
DOANH NGHIỆP
Thành viên:
1. Nguyễn Tấn Thạch – 1915206
2. Huỳnh Hữu Lợi – 1914043
3. Nguyễn Sĩ Nguyên – 2010463

TP. Hồ Chí Minh – 2023 – 2024


PHỤ LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN.......................................................................................5
1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN.................................................................................5
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...................................................5
3. SỨ MỆNH..................................................................................................................6
4. TẦM NHÌN.................................................................................................................8
5. GIÁ TRỊ CỐT LÕI....................................................................................................9
6. LĨNH VỰC KINH DOANH....................................................................................10
● ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG LẠNH......................................................................10
● ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG KHÔ.........................................................................10
7. VỊ THẾ CẠNH TRANH..........................................................................................11
II. PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VẬN HÀNH CỦA TẬP ĐOÀN KIDO GROUP............12
1. QUẢN TRỊ................................................................................................................12
1.1. HOẠCH ĐỊNH..................................................................................................12
1.2. TỔ CHỨC..........................................................................................................12
1.3. THÚC ĐẨY.......................................................................................................12
2. CHIẾN LƯỢC MARKETING...............................................................................13
2.1. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG.........................................................................13
2.2. MUA...................................................................................................................13
2.3. BÁN....................................................................................................................13
3. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM...................................................................................14
3.1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG............................................................................14
3.2. ĐỊNH VỊ NHÃN HIỆU, SẢN PHẨM.............................................................15
3.3. ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM....................................................................15
3.4. HÌNH DÁNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM............................................15
3.5. ĐỊNH GIÁ.........................................................................................................16
4. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI, PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG...16
4.1. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI...........................................................................16
4.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.......................................................................17
5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN:...............................................................17
5.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.................................................17
5.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN..................................................................18
5.3. KHẢ NĂNG THANH TOÁN..........................................................................19
5.4. KHẢ NĂNG SINH LỢI...................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................21
Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN


1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN
Tập đoàn KIDO được thành lập từ năm 1993 với khởi đầu một phân xưởng sản
xuất với chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack.

Trãi qua 27 năm duy trì và phát triển, KIDO hiện nay đã và đang thiết lập và giữ
vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các loại sản phẩm dưới thương hiệu KIDO. Ở
KIDO, luôn muốn mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng và góp phần làm cuộc
sống tốt đẹp hơn qua từng dòng sản phẩm.

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


- Năm 1998: KIDO tung sản phẩm Bánh trung thu ra thị trường
- Năm 2003: Tập đoàn mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever và cũng trong
năm này thành lập công ty TNHH MTV KIDO’S
- Năm 2008: mua lại phần lớn cổ phần của Việt Nam bánh kẹo công ty (Vinabico),
mở đầu quá trình thâu tóm công ty này.

- Năm 2010: KDC, NKD và KIDO sáp nhập thành tập đoàn

- Năm 2011: Liên kết với Ezaki Glico Co.ltd (Công ty bánh kẹo đến từ Nhật Bản).

- Năm 2014: Tập đoàn lần tham gia vào ngành hàng thiết yếu với sản phẩm đầu
tiên là mì ăn liền Đại gia đình

- Năm 2015: bán toàn bộ mảng kinh doanh bánh kẹo cho Mondelez International.

- Năm 2016 : Tung sản phẩm đóng gói, đông lạnh và sản phẩm thuộc ngành hàng
mát. Kết hợp hai doanh nghiệp lớn trong ngành dầu ăn Tường An và Vocarimex
vào tập đoàn giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát huy tiềm năng hiện có, mục
tiêu đưa KIDO trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Nhóm 5 Trang 6/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

lớn nhất tại Việt Nam, và hiện thực hóa tham vọng lấp đầy gian bếp Việt bằng
những sản phẩm tiêu dùng dưới thương hiệu KIDO.

- Năm 2017: Tạo nên sự khác biệt trong chiến lược phát triển “Thực phẩm thiết
yếu” nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ ít nhất 85% người tiêu dùng trên khắp Việt
Nam thông qua hệ thống 450.000 điểm bán ngành hàng khô và 70.000 điểm bán
ngành hàng lạnh trên toàn quốc.

- Cuối 2018, KIDO mua lại thành công 51% cổ phần của Công ty Dầu ăn Golden
Hope Nhà Bè (GHNB) và đổi tên thành KIDO Nhà Bè. Hoàn thành kế hoạch hợp
nhất thị trường dầu ăn và củng cố vị thế của KIDO trên thị trường.Nhãn hiệu của
các công ty con đang liên tục dẫn dắt thị trường Việt Nam: KDF dẫn đầu thị trường
kem lạnh; TAC đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn và KIDO Nhà Bè đứng thứ 3 về thị
phần dầu ăn.

- Năm 2019: Tập trung vào phân khúc cao cấp với việc ra mắt dòng sản phẩm
“Tường An premium - dòng sản phẩm thượng hạng” với biểu tượng voi vàng.

- Năm 2020: quay trở lại mảng bánh kẹo với thương hiệu bánh trung thu Kingdom.

3. SỨ MỆNH
- Người tiêu dùng: Sứ mệnh của KIDO đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản
phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các
sản phẩm bổ sung và đồ uống. Chúng tôi cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm
ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên
phong trên thị trường thực phẩm.

- Cổ đông: Với cổ đông, sứ mệnh của KIDO không chỉ dừng ở việc mang lại mức
lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm
cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tư.

Nhóm 5 Trang 7/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

- Đối tác: Với đối tác, sứ mệnh của KIDO là tạo ra những giá trị bền vững cho tất
cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp
lý thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Chúng tôi không chỉ đáp ứng
đúng xu hướng tiêu dùng mà còn thoả mãn được mong ước của khách hàng.

- Nhân viên: Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thoả mãn các nhu
cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng
nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy KIDO luôn có một đội ngũ nhân viên năng động,
sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy.

- Cộng đồng: Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, chúng tôi chủ động tạo
ra, đồng thời mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình
hướng đến cộng đồng và xã hội.

ĐÁNH GIÁ – LIÊN HỆ THỰC TẾ

KIDO đưa ra sứ mệnh một cách cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu nhưng lại quá dài so với
sứ mệnh của các doanh nghiệp khác trên thị trường, từ đó gây khó khăn trong việc
ghi nhớ. Với sứ mệnh của mình, KIDO đã truyền cảm hứng cho các đối tượng liên
quan để cùng nhau bước trên con đường phát triển bền vững. Phạm vi của sứ mệnh
hợp lý nhưng chưa có sự độc nhất vì nội dung này có nhiều doanh nghiệp trên thị
trường sử dụng. Sứ mệnh đưa ra không phải chỉ là lời nói mà là để hành động.
KIDO không ngừng vận dụng sứ mệnh của chính mình trong đời sống hằng ngày
thông

qua các hoạt động như:

- Ra mắt ngày càng nhiều sản phẩm mới đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng

- Xây dựng trung tâm đào tạo nhân sự riêng (KTC) từ năm 2006 nhằm đáp ứng yêu
cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại và tương lai, triển khai

Nhóm 5 Trang 8/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

nhiều khóa học (“Kinh Đô Way” dành cho cấp quản lý, “Mini MBA” cho các cán
bộ chủ chốt và cán bộ cấp trung,…)

- Ủng hộ các quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên; tài trợ các cuộc thi dành cho
sinh viên; chương trình “QUản trị viên tập sự” tạo điều kiện cho sinh viên trải
nghiệm và học hỏi kinh nghiệm thực tế; thành lập Chi hội Bảo trợ bệnh nhân
nghèo,…

- Công khai thông tin về danh sách cổ đông được chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền
mặc với tỷ lệ 16% (tương đương 1 cổ phiếu nhận được 1600 vnđ)

4. TẦM NHÌN
HƯƠNG VỊ CHO CUỘC SỐNG - Trở thành một tập đoàn thực phẩm uy tín tại
Việt Nam và Đông Nam Á thông qua việc mang thêm nhiều hương vị đến cho
khách hàng bằng những sản phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo.

ĐÁNH GIÁ – LIÊN HỆ THỰC TẾ

Tuyên bố về tầm nhìn của KIDO rõ ràng, dễ dàng truyền tải, khả thi và phù hợp
với nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Những con số đáng kinh ngạc về lợi
nhuận đã chứng minh cho chất lượng sản phẩm, lòng tin của khách hàng dành cho
KIDO. KIDO không ngừng đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng công
nghệ chuẩn Châu Âu và quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,
đồng thời tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm cải tiến, phát triển các
sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. Các sản
phẩm của KIDO cũng rất đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều phân
khúc thị trường khác nhau (kem MERINO cho phân khúc bình dân, kem CELANO
cho phân khúc cao cấp,…) ⇨ KIDO đã và đang đi đúng hướng mà tầm nhìn đề ra.

Nhóm 5 Trang 9/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

5. GIÁ TRỊ CỐT LÕI


CON NGƯỜI là trung tâm: KIDO luôn tập trung vào yếu tố con người: Từ người
tiêu dùng, các thành viên tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm, đến
các đối tác kinh doanh, các cổ đông đã đồng hành cùng với KIDO. Chúng tôi luôn
cân bằng trong mối quan hệ với các đối tác. Có thể nói rằng, con người là yếu tố
quan trọng trong sự thành công của KIDO và là bộ gen DNA tạo nên Tập đoàn.
Chiến lược con người chính là yếu tố mang đến sự thành công của KIDO. Chúng
tôi duy trì việc hỗ trợ và phát triển thế hệ lãnh đạo mới gồm những thành viên sẽ
đảm đương những vị trí độc lập và quan trọng trong Tập đoàn. Chúng tôi xem mỗi
thành viên như một chủ doanh nghiệp và những thành viên này có quyền tự quyết
trong việc thiết lập mối quan hệ đối tác cả bên trong và ngoài Công ty nhằm thúc
đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Chuẩn hóa NỀN TẢNG: Để quản lý và hợp nhất một doanh nghiệp có phạm vi
hoạt động kinh doanh rộng, chúng tôi phải có các hệ thống, quy trình được chuẩn
hóa, xác định rõ ràng nhiệm vụ. Sự thành công của doanh nghiệp được xác định
bởi khả năng thực thi, phối hợp của các đơn vị trong toàn Tập đoàn. Và điều này
đòi hỏi các quy trình triển khai đều được thấu hiểu và được các thành viên phối
hợp tốt. KIDO đã làm được điều này nhờ vào các nền tảng tích hợp mà chúng tôi
đã trải qua 5 năm để hoàn thiện. Các nền tảng về tổ chức và hoạt động sẽ giúp Tập
đoàn tăng cường tính hợp tác và hỗ trợ thực thi chiến lược cũng như các hoạt động
nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận.

Cải tiến SẢN PHẨM: Để quản lý và hợp nhất một doanh nghiệp có phạm vi hoạt
động kinh doanh rộng, chúng tôi phải có các hệ thống, quy trình được chuẩn hóa,
xác định rõ ràng nhiệm vụ. Sự thành công của doanh nghiệp được xác định bởi khả

Nhóm 5 Trang 10/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

năng thực thi, phối hợp của các đơn vị trong toàn Tập đoàn. Và điều này đòi hỏi
các quy trình triển khai đều được thấu hiểu và được các thành viên phối hợp tốt.
KIDO đã làm được điều này nhờ vào các nền tảng tích hợp mà chúng tôi đã trải
qua 5 năm để hoàn thiện. Các nền tảng về tổ chức và hoạt động sẽ giúp Tập đoàn
tăng cường tính hợp tác và hỗ trợ thực thi chiến lược cũng như các hoạt động nhằm
thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận

6. LĨNH VỰC KINH DOANH


● ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG LẠNH
Công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF) tỷ lệ sở hữu của KIDO 65%,
chiếm thị phần kem lớn nhất tại thị trường Việt Nam, nhãn hiệu dẫn đầu thị trường
kem: MERINO & CELANO. Nền tảng phân phối thực phẩm đông lạnh hiện đại tại
Việt Nam. Ngoài ra, Kido còn có nhãn hiệu sữa chua và giải khát Well Yo,thực
phẩm đông lạnh Kido Food rất được thị trường ưa chuộng.

● ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG KHÔ


Công ty cổ phần dầu thực vật tường an tỷ lệ sở hữu của KIDO 75,44% Đứng thứ 2
về thị phần dầu ăn tại Việt Nam. Nền tảng phân phối thực phẩm đóng gói rộng
khắp cả nước.

Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam - (Vocarimex) tỷ lệ sở hữu của
KIDO 51% Công ty dầu ăn thương mại tích hợp lớn tại Việt Nam. Nền tảng hậu
cần vững mạnh về nhập khẩu, lưu trữ và phân phối dầu ăn.

Công ty tnhh KIDO nhà bè tỷ lệ sở hữu của KIDO 75,99% Công ty dầu ăn thương
mại tích hợp lớn thứ ba tại Việt Nam. Nền tảng khách hàng công nghiệp rộng lớn.
Hiện nay, Tập đoàn KIDO kinh doanh các sản phẩm dầu ăn dưới 2 thương hiệu là
Tường An (Cooking Oil, Dầu nành, Dầu dinh dưỡng, Olita, Vio, Season…), và
Marvela (Đậu nành, Ông Táo, Dầu Olein, A&D3…).

Nhóm 5 Trang 11/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

Kingdom

Tháng 07/ 2020, Kido chấm dứt hợp đồng 5 năm với tập đoàn Mondelez
International (vì năm 2015, Kido đã bán mảng bánh kẹo mang thương hiệu Kinh
Đô cho đối tác này) nên đây là thời điểm được đánh giá thích hợp để quay trở lại
mảng bánh kẹo vốn là sở trường trước đây của Kido. Sau khi đưa vấn đề ra bàn
bạc, quyết định này đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các đối tác, khách hàng,...
Đồng thời, thị trường này hiện tại vẫn còn rất nhiều tiềm năng, vẫn còn có những
khoảng trống mà các thương hiệu kinh doanh bánh trung thu đang bỏ lỡ để Kido
thử sức một lần nữa. Nhìn chung, thị trường bánh trung thu đang thiếu sự đột phá,
thiếu không khí của mùa lễ hội Trung thu Việt nên Kido có thể đánh mạnh vào
điểm này mà thẳng tiến.

7. VỊ THẾ CẠNH TRANH


KDC hiện có 06 Nhà máy, bao gồm Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh KIDO Frozen
Food Bắc Ninh và Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh KIDO Frozen Foods Củ Chi
với tổng công suất 21 triệu lít sữa chua/năm và 24 triệu lít kem/năm, Nhà máy Dầu
Tường An - Nghệ An và Nhà máy Dầu Tường An - Bà Rịa Vũng Tàu với tổng
công suất 190.000 tấn/năm, Nhà máy Dầu VOCARIMEX với công suất 120.000
tấn/năm và Nhà máy Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè với công suất hơn 100.000
tấn/năm. KDC đã phát triển một mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước với
281 nhà phân phối, 450.000 điểm bán lẻ ngành hàng khô và 70.000 điểm bán lẻ
ngành hàng lạnh. Thị phần phân khúc dầu ăn cao cấp chiếm hơn 20% toàn thị
trường.

Nhóm 5 Trang 12/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

II. PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VẬN HÀNH CỦA TẬP ĐOÀN KIDO GROUP
1. QUẢN TRỊ
1.1. HOẠCH ĐỊNH
Quá trình này khá quan trọng, là tiến trình mà trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn
mục tiêu của công ty và vạch ra những hành động cần thiết hướng đến được mục tiêu.
- Phát hiện các cơ hội mới, lường trước và né tránh những bất trắc trong tương lai
- Cải tiến, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Nền tảng cho sự phối hợp các hoạt động hiệu quả hơn, định hướng nỗ lực của các
thành viên và bộ phận theo 1 hướng sâu hơn
- Bên cạnh đó tổ chức còn có thể nhận rõ khoảng cách giữa mục tiêu và thực hiện.
1.2. TỔ CHỨC
Nhằm thiết lập nên một hệ thống đồng nhất các vị trí của từng cá nhân, từng thành viên
trong Tập đoàn KIDO, và giúp cho họ phối hợp chặt chẽ một các hiệu quả nhất nhắm đến
mục tiêu chung mà KIDO đề ra.
- Có tổ chức sẽ giúp việc thiết kế, phân tích công việc và chuyên môn hóa công việc
trở nên dễ dàng hữu hiệu hơn.
- KIDO tập trung vào chức năng tổ chức vì họ hiểu rằng thiếu một cơ cấu tổ chức hợp
lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản lý các bộ phận.
1.3. THÚC ĐẨY
Là một trong những tập đoàn lớn mạnh hàng đầu Việt Nam, KIDO luôn cam kết duy trì,
thúc đẩy thực hiện các giải pháp tốt nhằm đưa thương hiệu của mình tiến xa hơn trên thế
giới.
- Hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, và thu hút nhân tài,
nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP.
- Luôn tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu có uy tín, đảm bảo nguồn nguyên
liệu đạt chất lượng ổn định và an toàn.
- Đặc biệt luôn quan tâm đến nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên.

Nhóm 5 Trang 13/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

- Bên cạnh đó, KIDO luôn thúc đẩy tinh thần, động viên nhân viên và các bộ phận
bằng những chế độ ưu đãi, lương thưởng theo năng lực cá nhân.
2. CHIẾN LƯỢC MARKETING
2.1. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG
KIDO đã tiến hành điều tra và nghiên cứu về khách hàng từ đó cho ra kết quả là người
tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm nhiều 30 đối tượng, cụ thể:
Trẻ em và thanh thiếu niên; thanh niên, người trưởng thành, người lớn tuổi và các hộ gia
đình. Trong đó, 7,7 % người tiêu dùng dưới 15 tuổi, 68% từ 15 đến 64 tuổi và 24,3% từ
65 tuổi trở lên.

Từ những thông tin thu thập được, KIDO đưa ra chiến lược khách hàng của KIDO hướng
tới phục vụ 26,9 triệu hộ gia đình Việt Nam và 85% người tiêu dùng Việt Nam có ít nhất
một sản phẩm của KIDO.

=> Việc nghiên cứu khách hàng là vô cùng cần thiết để biết được khách hàng cần và
mong muốn gì, hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược marketing trong tương lai.

2.2. MUA
- Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO luôn quan tâm đến khách hàng của mình, luôn
muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất nên công ty đã
chọn lọc kỹ lưỡng những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín cả trong và ngoài nước.

- Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường của mình, KIDO thường mua hàng với số lượng
đặt hàng rất lớn, điều này tạo nên sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp. Nhưng
KIDO luôn tôn trọng các nhà cung cấp của mình, không vì thế mạnh đàm phán mà tạo ra
sức ép mạnh mẽ khiến các nhà cung cấp bất mãn, ảnh hưởng đến quá trình hợp tác lâu
dài.

2.3. BÁN
2.3.1. QUẢNG CÁO
- Hoạt động quảng cáo của KIDO được thực hiện nhất quán, đảm bảo hiệu quả cũng
như mức chi phí hợp lý để tránh làm tăng giá sản phẩm. Chúng ta có thể nhìn thấy các

Nhóm 5 Trang 14/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

TVC quảng cáo theo mùa dành cho những sản phẩm thời vụ như bánh trung thu
Kingdom, bánh kẹo quà biếu tết, quảng cáo trước khi tung những sản phẩm mới ra thị
trường.

2.3.2. KHUYẾN MÃI


- Cùng với những quảng cáo theo mùa là các chương trình khuyến mãi theo mùa vào
các dịp lễ Tết, Trung thu, Quốc tế phụ nữ… Nhờ đó các chương trình khuyến mãi đem lại
doanh thu cao, mức độ tham gia của người tiêu dùng vào chương trình cũng cao nên hiệu
quả đem lại được đánh giá rất tốt.

2.3.3. QUẢN LÝ LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG


- Lực lượng bán hàng được tích cực đào tạo thông qua các chương trình tuyển dụng,
huấn luyện nhằm nâng cao năng lực bán hàng và trưng bày sản phẩm.

- Các giám sát bán hàng sẽ theo sát hoạt động của lực lượng bán hàng để thiết lập ưu
tiên khu vực, phân chia chỉ tiêu, theo dõi tiến độ làm việc, thành tích và giải quyết mâu
thuẫn cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, đảm bảo nhân viên bán
hàng tuân thủ tuyến bán hàng và sự tận tâm, liêm chính trong công việc.

2.3.4. HỖ TRỢ NHÀ PHÂN PHỐI


- Các đại lý vận chuyển ở xa được KIDO hỗ trợ cước phí vận chuyển để họ có thể
đảm bảo lợi nhuận, nhiệt tình hơn trong công tác phân phối sản phẩm đến người tiêu
dùng cuối cùng, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả hai.

- Chính những điều này sẽ tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài bền vững, tăng sản lượng
tiêu thụ và là bước đệm trong quá trình phát triển, cải tiến tung những sản phẩm mới ra
thị trường.

3. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM


3.1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG
- KIDO thường xuyên tiến hành công tác khảo sát thị trường nhằm kịp thời sửa đổi,
cải tiến, nắm bắt những xu thế mới trên thị trường (ví dụ như sự ra mắt của kem

Nhóm 5 Trang 15/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

CELANO trà xanh matcha khi matcha đang là hương vị được yêu thích nhiều vào thời
điểm hiện tại, hay kem sữa tươi trân trân châu đường đen trong cơn sốt về sữa tươi trân
châu đường đen…)

3.2. ĐỊNH VỊ NHÃN HIỆU, SẢN PHẨM


- CELANO: là nhãn hàng kem cao cấp, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cao cấp
ngoại nhập, luôn cải tiến, đổi mới, sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu thay đổi không
ngừng của người tiêu dùng (kem viên, kem mochi, kem trà xanh matcha).

- MERINO: là nhãn hàng kem trung cấp, phục vụ đa dạng các đối tượng khách hàng,
được sản xuất từ những nguyên liệu truyền thống (như đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, sầu
riêng...). Các sản phẩm của MERINO có độ phủ thị trường cao, hiện đang dẫn đầu thị
trường kem Việt Nam với độ nhận biết thương hiệu tới 100% và TOM (Top of mind) trên
40%.

3.3. ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM


- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.

- Tiện lợi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống thời hiện đại tất bật, vội vã.

- Thơm ngon, dinh dưỡng, độc đáo, có điểm mới mẻ so với các sản phẩm hiện có trên
thị trường.

3.4. HÌNH DÁNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM


- Các sản phẩm của KIDO đều có hình dáng phong phú đa dạng (hình trụ, hình chữ
nhật, hình tròn...) cùng với màu sắc bắt mắt, thu hút.

- Sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, được kiểm tra kỹ càng bởi bộ phận Nghiên
cứu và Phát triển (R&D) và bộ phận Quản lý kiểm soát chất lượng (Q&A).

- Đáp ứng các tiêu chuẩn như: ISO 14001:2004; ISO 22000:2005; HACCP CODEX
CAC/RCP 1-1969 REV, 4-2003, OHSAS 18001; 2007 and ISO 9001:2005.

Nhóm 5 Trang 16/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

3.5. ĐỊNH GIÁ


Đối với mỗi phân khúc thị trường khác nhau, KIDO áp dụng những chính sách giá khác
nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ như kem CELANO và kem MERINO của
KIDO có sự chênh lệch về giá cả vì kem CELANO nhắm đến phân khúc cao cấp nên chất
lượng hơn hẳn MERINO. Nhà phân phối được hưởng những lợi ích về giá như sau:

- Giá thành đầu vào không quá đắt đỏ

- Yêu cầu vốn không quá lớn

- Đại lý được hưởng nhiều ưu đãi, chiết khấu

- Có thưởng cho đại lý đạt doanh số cao

Do có nhiều lợi ích khi phân phối sản phẩm KIDO, nên rất nhiều kênh phân phối mong
muốn hợp tác với KIDO. Từ đó mở rộng thị trường, sản phẩm bán ra với một số lượng
cực kỳ lớn => tăng quy mô sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất.

4. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI, PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
4.1. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
Phát triển kênh phân phối KIDO: Với ưu thế vượt trội về kênh phân phối, sau 2 năm tái
đầu tư lĩnh vực thực phẩm, KIDO có hệ thống phân phối gồm 450.000 điểm bán cho
ngành hàng khô, 70.000 điểm bán cho ngành hàng lạnh => Lợi thế cạnh tranh lớn khi mở
rộng ngành hàng.

Ví dụ: 2/2017, KIDO hợp tác chiến lược với một công ty lớn trong lĩnh vực cung ứng và
sản xuất mía đường (Công ty CPĐT Thành Thành Công - TTC). Cụ thể:

- KIDO phân phối một số sản phẩm của TTC, cam kết doanh số bán hàng hằng năm.TTC
sản xuất, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu của KIDO, cam kết sẽ nhượng quyền các dòng
sản phẩm như thỏa thuận.

- KIDO và TTC cùng hợp tác phát triển các dòng sản phẩm riêng biệt, xây dựng nhãn
hàng riêng để phục vụ người tiêu dùng.

Nhóm 5 Trang 17/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

⇨ Tạo lợi thế cạnh tranh lớn bằng phương thức hợp tác chiến lược, hợp tác cùng phát
triển là phương châm hàng đầu của KIDO.

Hàng tồn kho: Đặc trưng sản phẩm ngành hàng khô là dễ trữ hàng, KIDO có lợi thế về
mặt hàng tồn kho. Đặc biệt là trong thời kỳ COVID hoành hành, KIDO chủ động dự báo,
dự trữ nguồn nguyên liệu để duy trì hoạt động sản xuất, gia tăng tồn kho tại các kho trung
tâm, kho nhà phân phối bảo đảm hang hóa phục vụ thị trường.

4.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


KIDO đạt 8.322 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận tăng 47,4% (2020). Ngành dầu ăn
chiếm 84,5% (tăng 25,1% so với năm 2019), ngành hàng lạnh chiếm 15,1% (giảm 7,5%
so với năm 2019) và các ngành khác chiếm 0,4%.

Sau khi tái cấu trúc, KIDO sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm theo từng khu vực, thị
trường khác nhau, đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của khách hàng mới; đa dạng hóa sản
phẩm trong ngành dầu ăn, ngành kem, ngành Snacking, đặc biệt các sản phẩm cốt lõi và
cao cấp có lợi nhuận cao.

5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN:


(Thống kê số liệu được lấy từ năm 2017-2018)

5.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nhóm 5 Trang 18/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO đã kết thúc năm 2018 với kết quả hoạt động kinh
doanh không mấy khả quan. Doanh thu thuần năm 2018 đạt 7.542 tỷ đồng, tăng 7.5% so
với năm 2017 nhưng do giá vốn tăng 12.35% làm cho tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ
20.7% năm 2017 xuống còn 17.13% năm 2018. Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết
tăng 91%, đạt 283 tỷ đồng năm 2018. Chi phí sản xuất kinh doanh giảm so với năm 2017.
Cụ thể, chi phí lãi vay giảm 9%, chi phí bán hàng giảm 0.42%, chi phí quản lý doanh
nghiệp giảm 11,5%. Mặc dù đã nỗ lực cắt giảm chi phí nhưng lợi nhuận sau thuế cũng chỉ
đạt 162 tỷ đồng, giảm 63.12% so với năm 2017.

5.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN

Trong năm 2018, các khoản phải thu giảm đáng kể so với năm 2017, cụ thể khoản phải
thu ngắn hạn giảm 11%, khoản phải thu dài hạn giảm 21%. Tài sản dở dang dài hạn giảm
16% và các tài sản dài hạn khác giảm 52%. Bên cạnh đó, hàng tồn kho tăng 17%, đạt
1.195 tỷ đồng so với năm 2017; tài sản cố định tăng 36%; các khoản đầu tư tài chính cả
ngắn hạn lẫn dài hạn đều tăng với tỷ lệ tăng lần lượt là 46% và 65%. Ngoài ra các khoản
nợ phải trả cũng tăng 19% so với năm 2017, trong đó nợ ngắn hạn đạt 2.487 tỷ đồng
(tăng 8%), nợ dài hạn đạt 1.660 tỷ đồng (tăng 39%).

Nhóm 5 Trang 19/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

Như vậy có thể thấy, với lượng tiền tồn đầu năm hơn 1.800 tỷ đồng cộng với tiền thu
được từ khách hàng, bán bớt tài sản dài hạn và vay nợ thêm, công ty chủ yếu dùng để đầu
tư tài chính và mua sắm tài sản cố định, hàng tồn kho. Cuối năm, lượng tiền tồn quỹ chỉ
còn hơn 700 tỷ đồng, giảm 60% so với thời điểm cuối năm 2017.

5.3. KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 8 quý có xu hướng giảm dần, về sát
mức an toàn. Mặc dù vẫn còn nằm trên vùng an toàn nhưng nếu công ty không nỗ lực kéo
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lên thì trong tương lai sẽ phải đối mặt với những khó
khăn về tài chính.

5.4. KHẢ NĂNG SINH LỢI


Khả năng sinh lợi qua 3 năm ngày càng giảm đáng kể. Đến năm 2018, ROA chỉ còn 5.7%
và ROE giảm chỉ còn 2.1% là một mức sinh lợi rất thấp, so với bình quân ngành cũng
thấp hơn rất nhiều (số bình quân ngành: ROA = 17%, ROE = 26%). Đòn bẩy tài chính
tăng nhẹ và nằm ở mức thấp so với bình quân ngành là 1.5 lần.

Chỉ số P/E của công ty đạt 99.3 cao hơn gấp 4 lần so với bình quân ngành là 23.8 trong

Nhóm 5 Trang 20/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

khi giá cổ phiếu của công ty đang được mua với giá 21.500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất 2
năm qua. P/E cao như vậy do lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty là 213 đồng,
chỉ bằng 1/24 lần so với bình quân ngành là 5.303 đồng.

=> Nhìn chung các tỷ số tài chính – kế toán của KIDO năm 2018 tăng hơn so với năm
2017 do đó có thể thấy các hoạt động kinh doanh của KIDO đều có kết quả tích cực, đem
lại không ít lợi nhuận cho công ty và giảm thiểu rủi ro qua các năm.

Nhóm 5 Trang 21/22


Quản lý sản xuất GVHD: Võ Đường Hùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1)
Phan-tich-chien-luoc-tap-doan-kido-groups. Truy cập từ:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-
minh/phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep/123doc-phan-tich-chien-luoc-tap-doan-kido-
groups/43253072
(2)
Phân tích chiến lược của tập đoàn KIDO groups. Truy cập từ:
https://ket-noi.com/blog/threads/phan-tich-chien-luoc-cua-tap-doan-kido-groups.289731/
(3)
Phân tích báo cáo tài chính tập đoàn KIDO (2017-2018). Truy cập từ:
http://danketoan.com/threads/phan-tich-bao-cao-tai-chinh-tap-doan-kido.271463/

Nhóm 5 Trang 22/22

You might also like