You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------- *** -------

TIỂU LUẬN
Môn: Marketing căn bản
Đề tài: Phân tích sự thành công trong chiến lược marketing của
thương hiệu Mixue

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Vĩnh Hưng Trần Thanh Như Quỳnh

Trương Mỹ Hạnh Lê Cung Tuyết Nhi

Nguyễn Thị Ngọc Linh Trần Thị Hồng Nhi

Huế, ngày 07 tháng 06 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng trà sữa với
tấm biển đỏ nổi bật bởi dòng chữ “Mixue since 1997 tea & ice cream” hay linh vật
Tuyết Vương đang làm mưa làm gió trên các nền tảng mạng xã hội vì độ hài hước, lầy
lội không ai bằng của Mixue. Dù không cần phải quảng bá rầm rộ nhưng thương hiệu
kem và trà này đã thu về lượng khách hàng trung thành cực khủng, đồng thời biến
mình thành “thương hiệu quốc dân” với gần 22 nghìn cửa hàng nhượng quyền trên
toàn thế giới và ở thị trường Việt Nam con số đã lên tới 600 sau 4 năm gia nhập. Hãy
cùng nhóm mình case study về chiến lược marketing của Mixue đế chế trà sữa mới nổi
này để biết tại sao họ lại có thể thành công vượt bậc như vậy!

2
MỤC LỤC:
I. SƠ LƯỢC VỀ MIXUE..............................................................................................5

1. Bối cảnh tại Việt Nam..............................................................................................5

2. Mục tiêu...................................................................................................................5

II. SWOT CỦA MIXUE...............................................................................................6

1. Strengths (Điểm mạnh)............................................................................................6

2. Weaknesses (Điểm yếu)...........................................................................................6

3. Opportunities (Cơ hội).............................................................................................7

4. Threats (Thách thức)................................................................................................7

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA MIXUE............................................................7

IV. STDP – CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG.......8

1.Market segmentation (Phân đoạn thị trường)...........................................................8

2. Market targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu)....................................................9

3. Differentiation (Khác biệt hóa)................................................................................9

4. Positioning (Định vị)..............................................................................................10

V. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P CỦA MIXUE......................................10

1. Product (Sản phẩm)................................................................................................10

2. Price (Giá cả).........................................................................................................11

3. Place (Địa điểm)....................................................................................................11

4. Promotion (Quảng bá)............................................................................................11

VI. BA ĐIỂM SÁNG NỔI BẬT TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
MIXUE.........................................................................................................................12

1. Mô hình nhượng quyền sáng tạo............................................................................12

2. Chiến lược sản phẩm mồi nhử...............................................................................12

3. Khai thác tối đa hình ảnh linh vật..........................................................................12

VII. KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA MIXUE...............................13

1. Kết quả doanh thu của Mixue................................................................................13


3
2. Kết quả truyền thông của Mixue............................................................................14

3. Kết luận..................................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................................15

4
I. SƠ LƯỢC VỀ MIXUE

Mixue là một thương hiệu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và trà sữa nổi tiếng
có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sáng lập bởi một sinh viên tên Zhang Hongchao.
Năm 1997, anh đã vay bà ngoại của mình 4 nghìn nhân dân tệ (khoảng 13,6 triệu
đồng) để mở cửa hàng đầu tiên. Nga thời điểm bắt đầu, Mixue chỉ là một cửa hàng
bingsu (món đá bào) nhỏ nằm ở huyện Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Năm 2006 nhờ hiệu ứng thế vận hội Bắc Kinh giá kem ốc quế bắt đầu tăng với giá 2
NDT (6000đ/1cây) làm cho công việc kinh doanh càng phát đạt thu hút được nhiều
khách hàng.

Năm 2007 hàng chục của hàng nhượng quyền đã xuất hiện ở tỉnh Hà Nam. Vào năm
2008, Mixue Bingcheng chính thức được thành lập với tư cách là một công ty và số
lượng cửa hàng được nhượng quyền đã vượt quá con số 180..

Sau thành công ở xứ sở tỷ dân, Mixue tiếp tục phát triển ở thị trường quốc tế. Năm
2018 Mixue đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam và nhanh chóng lan rộng sang một
số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Hiện nay thương hiệu Mixue đã có mặt ở hơn 30
quốc gia trên nhiều châu lục khác nhau.

1. Bối cảnh tại Việt Nam

Theo báo cáo của Momentum Works, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về doanh thu
trà sữa mỗi năm, chỉ sau Indonesia và Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á

Thương hiệu Mixue Việt Nam đã phát triển với con số lớn hơn 600 cửa hàng phủ sóng
khắp 43/63 tỉnh thành. Chỉ riêng tại Hà Nội, con số này đã lên đến 137 sau 6 năm gia
nhập.

2. Mục tiêu
Gánh trên vai sứ mệnh “mang đến những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phải
chăng cho tất cả mọi người trên thế giới”, thương hiệu Mixue đã đặt ra mục tiêu mở
thêm khoảng 30.000 chi nhánh nhượng quyền trên toàn thế giới. Và để có thể làm
được điều đó thì mục tiêu trước mắt của họ chính là:

5
- Thu hút sự quan tâm của người dùng và biến Mixue thành “thương hiệu trà sữa quốc
dân”

- Mở rộng brand awareness nhằm gia tăng giá trị của thương hiệu nhượng quyền

- Kích cầu người tiêu dùng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của thương hiệu Mixue

II. MA TRẬN SWOT CỦA MIXUE

1. Strengths ( điểm mạnh )


- Sản phẩm đa dạng với nhiều loại đồ uống khác nhau, chất lượng của sản phẩm cũng
khá ổn định do toàn bộ đều được làm từ nguyên liệu tươi cung cấp bởi Mixue.
- Giá thành rẻ hơn so với các đối thủ, phù hợp với nhiều đối tượng và túi tiền của
khách hàng.
- Quy mô lớn hơn 20.000 cửa hàng trải rộng trên nhiều quốc gia.
- Hệ thống nhượng quyền đông đảo giúp đem lại doanh thu khủng cho thương hiệu chỉ
nhờ vào việc bán nguyên liệu và bao bì cho các cửa hàng nhượng quyền.
- Việc chủ trọng xây dựng hệ thống sản xuất, phân phối nguyên liệu đã làm cho Mixue
có một hệ thống phân phối hoàn thiện giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm được
chi phí hàng tồn và chi phí lưu kho.

2. Weaknesses ( điểm yếu )


- Sự không ổn định trong chất lượng cửa hàng nhượng quyền: Mixue giao toàn quyền
cho phía đối tác và không tham gia vào quản lý các cửa hàng nhượng quyền. Điều này
đẫn đến việc khó có thể đảm bảo được sự đồng nhất về chất lượng ở mỗi cửa hàng
nhượng quyền

- Cần phát triển các hệ thống sản xuất và phân phối riêng cho từng khu vực: Các sản
phẩm của Mixue được làm từ nguyên liệu tươi vì vậy cần có hệ thống sản xuất và phân
phối riêng để đảm bảo nguyên liệu được vận chuyển kịp thời và đúng thời điểm.

- Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm: Mixue từng dính phải một số vụ bê bối liên
quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm làm mất uy tín về chất lượng như cố ý thay đổi
hạn sử dụng của các nguyên liệu hay cả việc có bọ trong đồ uống. Và những vụ việc
này có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của toàn hệ thống Mixue.

6
3. Opportunities ( Cơ hội )
- Sức tiêu thụ mạnh: Hiện nay Trà sữa được đánh giá là một thị trường sôi động với
sức mua vô cùng lớn.
-Cơ hội mở rộng thị trường: Thương hiệu Mixue là một thương hiệu lớn đã phát triển
và khẳng định vị thế của mình ở thị trường nội địa vô cùng vững chắc. Hiện nay
thương hiệu này đang ngày càng vươn ra thị trường quốc tế với mạng lưới cửa hàng
nhượng quyền dày đặc trải rộng trên nhiều quốc gia.
- Sự thay đổi thói quen tiêu dùng: sau thời gian dịch bệnh covid 19 và những biến
động về chính trị điều này đã dẫn đến việc nhiều khách hàng mong muốn tìm kiếm các
sản phẩm có giá thành rẻ và phù hợp với mức thu nhập của bản thân. Điều ày đã khiến
cho nhiều thương hiệu cao cấp thua lỗ trong khi các thương hiệu bình dân mới lại tận
dụng thời cơ đó mọc lên và phát triển. Thương hiệu Mixue cũng là một trong số đó.

4. Threats ( Thách thức )


- Nguy cơ về rủi ro loãng hệ thống nhượng quyền: Trong một tương lai không xa,
thương hiệu Mixue sẽ có nguy cơ đối mặt với rủi ro không thu hút được các nhà đầu tư
tham gia vào hệ thống nhượng quyền nếu tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng nhượng
quyền vẫn nhanh chóng như hiện tại.
- Cạnh tranh từ đối thủ: Thị trường kem và trà sữa đang có tiềm năng phát triển rất tốt
và điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều đối thủ mới gia nhập vào ngành. Vì vậy,
Mixue cần phải có chiến lược marketing hiệu quả để xây dựng lợi thế cạnh tranh so
với các đối thủ trong thị trường này.
- Xu hướng tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh eat clean. Dẫn tới một bộ phận người tiêu
dùng hạn chế các sản phẩm nhiều đường như kem, trà sữa. Trong khi đó kem và trà
sữa là hai dòng sản phẩm chính của thương hiệu Mixue. Điều này sẽ ít nhiều ảnh
hưởng tới sự phát triển của thương hiệu này.

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA MIXUE

Mixue cạnh tranh chủ yếu với các cửa hàng trà sữa và quán cafe. Tuy nhiên, các cửa
hàng trà sữa và quán cafe cao cấp không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
Mixue. Thương hiệu này hướng tới thị trường bình dân với sản phẩm có giá thành

7
dưới 30.000 đồng. Do đó, tại Việt Nam, các thương hiệu trà sữa giá rẻ như TeAmo, Đô
Đô và MiuTea là đối thủ chính của Mixue.

IV. STDP – CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG

1.Market segmentation (Phân đoạn thị trường)


Tổng quan về phân đoạn thị trường của Mixue cho thấy rằng thương hiệu này đã khéo
léo phân chia các sản phẩm của mình để thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau. Điều này giúp Mixue phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh tốt trên thị trường kem
và trà sữa Việt nam.

Phân đoạn thị trường của Mixue có thể được chia thành các nhóm đối tượng khách
hàng theo giới tính, độ tuổi, sở thích và thu nhập: Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của
Mixue là kem, trà sữa, trà hoa quả do đó khách hàng của thương hiệu này khá
rộng. Phần lớn sản phẩm kem và trà sữa của thương hiệu này có hương vị ngọt ngào
và màu sắc bắt mắt nên thường phân khúc khách hàng là nữ, thanh thiếu niên và trẻ em
chiếm ưu thế hơn bởi vì họ thường có sở thích uống trà sữa, đồ ngọt hơn so với nam
giới

- Về sở thích, Mixue tập trung vào hai loại sản phẩm chủ đạo là kem và trà sữa. Sản
phẩm kem của Mixue có nhiều hương vị khác nhau và luôn tập trung vào việc phát
triển các sản phẩm mới để đáp ứng sở thích người tiêu dùng thay đổi liên tục

- Về phân khúc mức thu nhập, thị trường kem và trà sữa nói chung và hãng kem và trà
sữa Mixue nói riêng được phân đoạn như sau: Phân khúc giá rẻ, phân khúc trung bình,
phân khúc cao cấp, phân khúc đặc biệt để phù hợp với từng mức thu nhập ủa khách
hàng.

Tóm lại, Mixue hướng đến khách hàng trẻ tuổi, nam và nữ, có sở thích uống trà sữa và
thưởng thức các món ăn vặt ngon, độc đáo. Mixue luôn tập trung vào việc phát triển
sản phẩm mới để đáp ứng sự đa dạng và thay đổi của nhu cầu thị trường. Mixue đã
khéo léo phân chia các đối tượng khách hàng thông qua sự kết hợp giữa giới tính, độ
tuổi, sở thích và thu nhập của khách hàng. Điều này giúp Mixue tạo ra các sản phẩm
đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng, đồng thời tăng cường sức
mua của thương hiệu trên thị trường kem và trà sữa tại Việt Nam.
8
2. Market targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu)
Mixue là một thương hiệu kem và trà sữa rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Để lựa
chọn mục tiêu của thương hiệu này, Mixue cần định hình rõ ràng nhóm khách hàng mà
mình muốn hướng đến. Với sản phẩm là kem và trà sữa, Mixue có thể nhắm tới các
đối tượng khách hàng sau đây:

- Khách hàng trẻ tuổi: Đây là một nhóm khách hàng quan trọng đối với Mixue. Nhóm
này thường có sức mua cao, thích khám phá những sản phẩm mới và có xu hướng chia
sẻ trên mạng xã hội. Mixue có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo và thu hút được sự
chú ý của nhóm đối tượng này.

- Sinh viên: Sinh viên là một nhóm khách hàng tiềm năng của Mixue bởi lẽ họ thường
sống gần các trường đại học và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức uống để giải
khát và tăng cường năng lượng cho công việc học tập. Ngoài ra, sinh viên còn là
những người sẵn sàng thử nghiệm những sản phẩm mới và chia sẻ cho bạn bè.

- Người yêu thích đồ ngọt: Đây là một nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm
kem và trà sữa thường xuyên. Mixue có thể tập trung vào việc cải tiến và đổi mới các
loại kem và trà sữa để hấp dẫn khách hàng của nhóm này.

- Khách du lịch: Mixue có thể nhắm tới nhóm khách hàng này bằng cách tạo ra các sản
phẩm mang tính đặc trưng vùng miền.

3. Differentiation (Khác biệt hóa)


Thương hiệu kem và trà sữa Mixue đã tạo ra sự khác biệt hóa đáng kể trên thị trường
nhờ vào các yếu tố sau đây:

- Cách tiếp cận marketing: Mixue đã chọn cho mình phương thức tiếp cận khác biệt,
đó là việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng bộ và độc đáo thông qua việc tạo ra
các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc và bao bì đặc biệt giúp khách hàng dễ dàng nhận
biết và ghi nhớ.

- Chất lượng sản phẩm: Mixue luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu trong mọi
quyết định kinh doanh của mình. Nói không với chất bảo quản, đảm bảo kem và trà
sữa được làm từ nguyên liệu tươi ngon và an toàn cho sức khỏe.

9
- Giá cả Nếu phỏng vấn một nhóm thanh thiếu niên tại sao lại tin tưởng lựa chọn
thương hiệu Mixue thì câu trả lời chắc chắn sẽ là ''ngon-bổ-rẻ''. Ngay từ thời điểm xuất
hiện, giá các sản phẩm của Mixue đã rẻ chỉ bằng 2/3 so với các đối thủ trên thị trường.

- Dịch vụ tốt: Mixue luôn đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình, từ cách
phục vụ cho đến thái độ nhân viên. Nơi đây mang lại một không gian thoải mái, ấm áp
và thân thiện cho khách hàng tìm đến.

Như vậy, Mixue đã thành công trong việc tạo nên sự khác biệt hóa của mình bằng cách
tập trung vào các yếu tố trên để tạo ra một thương hiệu kem và trà sữa độc đáo và thu
hút được rất nhiều khách hàng trung thành.

4. Positioning (Định vị)


Mixue đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm và đem đến cho khách hàng những
trải nghiệm thật sự đáng nhớ. Thương hiệu này sử dụng nguyên liệu tươi sạch và chọn
lọc kỹ càng để tạo ra những sản phẩm kem và trà sữa có hương vị đậm đà, độc đáo và
đầy sáng tạo.

Tóm lại, Mixue được định vị là một thương hiệu kem và trà sữa chất lượng, độc đáo và
sáng tạo, hướng đến khách hàng trẻ yêu thích thưởng thức kem và trà sữa với mong
muốn giúp họ tìm thấy một không gian thoải mái và thư giãn.

V. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P CỦA MIXUE

1. Product ( sản phẩm )


Trong chiến lược marketing của mình, thương hiệu Mixue luôn chú ý đến tất cả các
khía cạnh của sản phẩm . Bắt đầu từ chất lượng , hương vị, bao bì, giá cả…

Chất lượng và khâu kiểm duyệt vệ sinh của nguyên liệu khi sản xuất bởi nhà máy của
thương hiệu Mixue luôn được công nhận và đảm bảo độ an toàn. Tuy nhiên giá thành
sản phẩm vẫn khá rẻ và phù hợp.

Là một thương hiệu nhắm đến khách hàng có thu nhập thấp nhưng Mixue đã và đang
thành công trong việc khiến khách hàng tin tưởng về chất lượng tốt hơn giá tiền mà họ
bỏ ra. Yếu tố này làm cho Mixue có sự khác biệt so với các thương hiệu nhắm đến
nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp khác.
10
2. Price ( giá cả )
Các sản phẩm thức uống mà Mixue đưa ra có giá phù hợp với túi tiền của phần lớn
khác hàng. Trà sữa ở Mixue có giá chỉ dưới 30.000. Đây là mức giá khá là thích hợp
và có thể cho là thấp khi so sánh với các thương hiệu khác tại thị trường Việt Nam.

Nhờ chiến lược tối ưu chi phí tốt mà Mixue vẫn có thể thu được lợi nhuận cho dù giá
sản phẩm thấp và cũng nhờ đó thương hiệu này có thể tiếp cận được với đông đảo
khách hàng.

Ngoài việc cung cấp sản phẩm cho các chi nhánh nhượng quyền với giá rẻ thì Mixue
còn ưu đãi khá là lời về chi phí nhượng quyền. Theo một số thông tin thu thập được
thừ đại diện thương hiệu Mixue ở thị trường Việt Nam thì họ nói rằng phía Mixue sẽ
không trích phần trăm từ doanh thu và toàn bộ số tiền thu được từ kinh doanh sẽ thuộc
về chủ sở hữu.

3. Place ( địa điểm )


Trong việc xây dựng chiến lược marketing của Mixue thì điểm khác biệt nổi bật dễ
nhận thấy và đáng chú ý đó chính là cách lựa chọn địa điểm.

Thay vì ưu tiên các mặt bằng lớn ở vị trí đắc địa hoặc trong vùng trung tâm thương
mại như Jollibee thì Mixue lại chọn các mặt bằng hẹp và nhỏ hơn, có giá thấp chủ yếu
là tập trung vào phục vụ mang đi theo nhu cầu của khách hàng.

Không chỉ tập trung vào các tỉnh thành phố lớn, Mixue mở rộng ở cả các tỉnh thành
nhỏ và điều này đã giúp Mixue tiết kiệm chi phí mặt bằng lại tận dụng được các khu
vực mà những thương hiệu lớn chưa thể vươn tới.

4. Promotion ( quảng bá )
- Chiến lược music marketing: Mixue đã cực kỳ thành công với chiến lược music
marketing độc đáo. Mixue đã xây dựng ra một bài hát riêng cho thương hiệu mình trên
nền nhạc thiếu nhi nhưng ngay khi được phát trên MXH và tại các cửa hàng, ca khúc
đã được lan truyền nhanh chóng và đem lại hiệu ứng vô cùng tích cực.

- Social media: Ở phía thị trường Việt Nam, Mixue không tổ chức các chiến dịch
quảng bá rầm rộ mà chủ yếu tập trung tiếp cận khách hàng trên các nền tảng mạng xã
hội.
11
- Tiktok marketing: Thương hiệu Mixue tạo ra một tài khoản tiktok ở Việt Nam được
đông đảo các bạn trẻ đón nhận với hơn 58 nghìn followers. Sẽ không quá khi nói rằng
nền tảng này chính là phương thức tốt nhất để rút ngắn khoảng cách với khách hàng và
đạt được doanh cao nhất cho Mixue tại Việt Nam.

Sau chiến dịch “Ở đây chúng tôi bán Bing chilling”, Mixue thông minh khi tiếp tục
cho ra mắt sản phẩm bộ 13 chú lật đật đáng yêu.

Hay cả khi tới lễ valentine 14/2, Mixue cũng đã cho ra mắt sổ chứng nhận tình yêu.
Chỉ với hóa đơn từ 50.000 đồng.

Và còn rất rất nhiều các sản phẩm khác như là bình đựng nước có hình ảnh linh vật
Snow King, hộp nhạc lật đật hay là ly nước hoa tươi,..

VI. BA ĐIỂM SÁNG NỔI BẬT TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
MIXUE

1. Mô hình nhượng quyền sáng tạo


Thương hiệu Mixue làm nên một làn sóng mới khí số lượng của hàng nhượng quyền
đạt được những con số vô cùng ấn tượng. Đây là mô hình khá đặc biệt khi kết hợp
giữa khuôn khổ và tự do, có các điểu kiện riêng mà cửa hàng nhượng quyền phải thực
hiện đầy đủ.

Đầu tiên là tiếp nhận triết lý kinh doanh, nắm bắt văn hoá của doanh nghiệp và tuân
thủ các quy tắc trong kinh doanh. Thứ hai, công ty mẹ không tham gia chia sẻ lợi
nhuận. Sau khi đã nhượng quyền thì toàn bộ những hoạt động của của hàng đều nằm
dưới sự quản lí của chủ sở hữu kể cả lợi nhuận và tổn thất.

2. Chiến lược sản phẩm mồi nhử


Chiến lược marketing của Mixue rất thành công, trong số đó không thể không kể đến
“sản phẩm mồi” . Các sản phẩm từ kem giúp Mixue xây dựng được hình ảnh khác biết
của mình. Vì cửa hàng trà sửa chỉ tập trung chủ yếu vào thức uống. Trong khi đó cùng
với chất lượng như vậy thì giá thành ở các cửa hành khác lại cao hơn thương Mixue.
Do đó mục tiêu mà Mixue muốn hướng tới chính là đem lại cho khách hàng những trải
nghiệm tốt nhất và mong muốn khách hàng có thể gắn bó với các sản phẩm của mình.
12
Đây là lý do vì sao Mixue phát triển ra kem ốc quế với mức giá 10.000 đồng không
thay đổi sau những năm mở cửa. Với giá thành thấp, phù hợp nhiều đối tượng, kem ốc
quế đã giúp Mixue thu hút khách hàng tiềm năng và tạo lòng trung thành của khách
hàng cũ.

3. Khai thác tối đa hình ảnh linh vật


- Brand mascot (Linh vật thương hiệu): Linh vật của thương hiệu Mixue có tên Snow
King, là một người tuyết có ngoại hình mũm mĩm, màu trắng và mặc trên mình chiếc
áo choàng màu đỏ, tay cầm cây quyền trượng hình kem ốc quế.

Thương hiệu tập trung đầu tư khá nhiều vào bao bì sản phẩm với những thiết kế bắt
mắt mang đậm dấu ấn riêng của thương hiệu Mixue. Trên bao bì các sản phẩm của
Mixue cũng luôn có hình ảnh linh vật của thương hiệu này, như là: trên nắp cốc, thân
cốc và cả trên cây kem ốc quế cũng xuất hiện logo và tên của thương hiệu Mixue. Kể
cả những dụng cụ nhỏ ít ai chú ý như ống hút hay thìa cũng được thương hiệu này
thiết kế riêng để tạo sự khác biệt. Đây là điều mà nhiều thương hiệu đồ uống cao cấp
như King coffee, Phúc Long hay Highland,… cũng chưa hề làm được.

VII. KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA MIXUE

1. Kết quả doanh thu của Mixue


Hiện nay thương hiệu Mixue đang là một trong những thương hiệu kem và trà sữa
thành công nhất nhì trên toàn thế giới. Trong khoảng giai đoạn từ năm 2016 tới 2021,
Mixue đã có thể chạm mốc 15.000 cửa hàng. Và theo ghi nhận vào cuối tháng 3 năm
2022, thương hiệu Mixue đang sở hữu trong tay 21.582 cửa hàng và đã đưa thương
hiệu mình lọt vào top 5 chuỗi thương hiệu ăn uống có số lượng cửa hàng lớn nhất thế
giới.

Năm 2021, với sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô đã giúp cho doanh thu của thương
hiệu Mixue Ice Cream & Tea tăng lên gấp đôi, đạt 10,35 tỷ NDT. Chỉ tính riêng doanh
thu từ việc bán ống hút cho các cửa hàng nhượng quyền đã lên tới 43 triệu USD.

Doanh thu của Mixue tăng nhanh như vậy chủ yếu là do bán các nguyên liệu cho các
đối tác nhượng quyền chiếm 70%, bán các loại bao bì đóng gói sản phẩn cho bên

13
nhượng quyền chiếm 17%, bán các thiết bị, vật tư vận hành chiếm khoảng 10%. Phần
còn là là đến từ phí quản lý nhượng quyền chiếm khoảng 2%.

2. Kết quả truyền thông của Mixue


Trong một khoảng thời gian ngắn, thương hiệu Mixue đã có được những thành tích
đáng kinh ngạc trên các nền tảng mạng xã hội và chỉ số thương hiệu cũng đã tăng lên
một cách đáng kinh ngạc:

- Hastag #mixuevietnam đã thu hút được sự chú ý và đạt hơn 68 triệu lượt xem

- Chiến lược music marketing của Mixue đã mang lại cho thương hiệu này hơn
500.000 triệu lượt thảo luận trên các trang mạng xã hội và giúp thương hiệu này tiếp
cận với một lượng lớn khán giả trên toàn thế giới.

- Trên tiktok, tài khoản chính thức của Mixue cũng đã thu hút được sự quan tâm lớn từ
khán giả với 58,1 nghìn người theo dõi, hơn 1,4 triệu lượt thích và hàng chục video
triệu views lên xu hướng.

3. Kết luận
Chỉ với vỏn vẹn 4000 nhân dân tệ (13,6 triệu đồng), Mixue đã đạt được sự thành
công vô cùng lớn. Sự phát triển nhanh chóng của họ đến từ việc marketing sản phẩm
cực kì thông minh, giá cả cạnh tranh, sản phẩm chất lượng... Kết quả là, lợi nhuận
của họ đã nhân lên gấp nhiều lần một cách đáng kinh ngạc. Chủ yếu, Mixue đặt mục
tiêu tiếp tục mở rộng thành công trong khu vực Đông Nam Á. Thành công của Mixue
cũng đóng một vai trò quan trọng là điển hình có giá trị cho các thương hiệu tương tự
học hỏi để nâng cao chiến lược xây dựng thương hiệu của riêng mình.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

CHI, Q. (2023, 3 9). Retrieved from DOANH NHÂN:


https://doanhnhan.vn/lang-le-mo-hon-600-cua-hang-mixue-chiem-top-trending-
tai-viet-nam-ve-do-uong-gia-re-50449.html

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA MIXUE, B. (2023, 4 1). Retrieved from


NỘI THẤT THIẾT KẾ DESIGN:

https://noithatkendesign.vn/chien-luoc-marketing-cua-mixue-bung-no-doanh-so-
voi-ke-hoach-dai-han.html

DIỆP, T. (2023, 3 8). Retrieved from KÊNH 14:

https://kenh14.vn/lat-tay-chieu-kinh-doanh-kiem-bon-tien-cua-mixue-ban-re-
10k--cay-kem-25k--ly-tra-sua-chua-la-gi-2023030815052491.chn

THANH, T.(2023, 3 14). Retrieved from MARKETING AI:


https://marketingai.vn/case-study-de-che-moi-noi-mixue/?
fbclid=IwAR2eKCTD4N6n72FQduuCzCNGKfMD8PsRZpvIsEM28vE_2LoK2
eA_ltMHGEU

VÂN, H. (2022, 11 20). Retrieved from NHÀ HÀNG SỐ:


https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-mixue.html?
fbclid=IwAR3PizVE8zVOfYcncHy8v2xocJ_O6AvnxWVflKdL4hV3TESsfPsB
rCl8tQw

15

You might also like