You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


CỦA CÔNG TY TNHH CARGILL VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: MBA Lê Thành Hưng


Người thực hiện: Trần Mỹ Ngân

Thành Phố Hồ Chí Minh


Ngày 20 tháng 4 năm 2023
MỤC LỤC
CÔNG TY TNHH CARGILL VIỆT NAM
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................................................................... 1
1.Tên công ty, logo, slogan. ................................................................................... 1
2.Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. ................................................................................. 1
3.Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................... 2
4.Mục tiêu, định hướng kinh doanh................................................................................... 2
5.Văn hóa doanh nghiệp ....................................................................................................... 3
6.Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................... 3
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ........................................ 4
I. Phân tích môi trường nội bộ: ........................................................................................... 4
1. Phân tích các chiến lược kinh doanh hiện tại, văn hóa tổ chức, từng chức năng và
chuỗi giá trị của doanh nghiệp. .............................................................................. 4
2.Liệt kê, xếp hạng mức độ quan trọng của từng yếu tố Điểm mạnh và Điểm yếu của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu................................................ 5
3. Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong IFE (Internal
Factor Evaluation) ................................................................................................ 6
II. Phân tích môi trường bên ngoài .................................................................................... 7
1.Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................................ 7
2.Phân tích môi trường vi mô ................................................................................ 8
3.Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài EFE (External
Factor Evaluation) ................................................................................................ 8
4. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của Cargill (CPM)................................... 9
III. Xây dựng ma trận SWOT của công ty TNHH Cargill Việt Nam ..................... 10
1.Cơ sở để xây dựng ma trận SWOT.................................................................... 10
2.Ma trận SWOT ................................................................................................ 12
PHẦN III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
................................................................................................................................. 13
1.Chiến lược cấp Công ty ....................................................................................... 13
1.1 Chiến lược tăng trưởng………………………………………………………...13
1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm………………………………………………...14
2. Chiến lược cấp Đơn vị Kinh doanh...................................................................... 14
2.1 Chiến lược hướng vào chi phí thấp………………………………………...…..14
2.2 Chiến lược tập trung………………………………………………………...….14
3. Chiến lược cấp quốc tế hay chiến lược toàn cầu ................................................... 15
3.1 Về nhân sự.................................................................................................... 15
3.2 Về sản xuất ................................................................................................... 15
4. Chiến lược cấp chức năng ................................................................................... 15
4.1 Chiến lược Marketing.................................................................................... 15
4.2 Chiến lược nguồn nhân lưc ......................................................................................... 15
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 17
CÔNG TY TNHH CARGILL VIỆT NAM
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.Tên công ty, logo, slogan.
Tên công ty: công ty TNHH Cargill Việt Nam
Logo:

Slogan: Helping the world thrive (giúp thế giới phát triển)

2.Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.


- Tầm nhìn: Cargill giúp cho người nông dân phát triển thịnh vượng, kết nối
các thị trường và mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm mà họ cần.
- Sứ mệnh: Cargill giúp khách hàng thành công và cam kết ứng dụng kiến
thức, kinh nghiệm toàn cầu của mình để góp phần đáp ứng các thách thức về
kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả những nơi mà Cargill đang làm việc.
- Giá trị cối lõi:
Cargill trung thành với khách hàng truyền thống là những người chăn nuôi độc
lập thông qua việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, các giải
pháp công nghệ số hóa trong quản lý trang trại, xử lý ô nhiễm môi trường chăn
nuôi và những kiến thức cần thiết. Từ đó, giúp người chăn nuôi truyền thống có
thể phát triển các trang trại độc lập chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, cung ứng
thực phẩm sạch và tạo dựng thương hiệu và nếu ứng dụng công nghệ của các hộ
chăn nuôi truyền thống có thể cải thiện năng suất chăn nuôi lên tới 30%. Ước
mơ của Cargill là trong 25 năm tới, Cargill sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là đối
tác, nhà cung cấp hàng đầu đối với người chăn nuôi độc lập.

1
3.Lịch sử hình thành và phát triển

4.Mục tiêu, định hướng kinh doanh


- Mục tiêu:
Mục tiêu của Cargill là giúp nâng cao sức khỏe vật nuôi và năng suất chăn nuôi,
nhờ đó cải thiện thu nhập cho người chăn nuôi. Đến nay, chương trình này đã
mang lại lợi ích cho hơn 1,65 triệu nông dân tại Việt Nam. Ngoài ra, Cargill cũng
góp phần thay đổi cuộc sống thông qua giáo dục.
- Định hướng kinh doanh:
Cargill sẽ tiếp tục khẳng định vị thế trong phân khúc đang phục vụ và là nhà cung
cấp, đối tác hàng đầu của những người chăn nuôi tại Việt Nam. Với sự tập trung về

2
mặt năng lực, hỗ trợ tài chính và những giải pháp kỹ thuật, chúng tôi tin rằng có
thể giúp sức cho những nông hộ nhỏ mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất theo
hướng ngày càng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiến xa hơn là những người
chăn nuôi sẽ cải thiện được năng lực cạnh tranh và cung ứng ra thị trường những
sản phẩm mang thương hiệu riêng.

5.Văn hóa doanh nghiệp


- Cargill nỗ lực lấy con người làm trọng tâm: Cargill luôn chú trọng tuyển dụng
nhân sự phù hợp và nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài hiện có, áp dụng các
chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến cho nguồn nhân lực địa phương, bồi dưỡng
kỹ năng lãnh đạo cho lực lượng kế cận, thường xuyên tổ chức khảo sát nội bộ để
hiểu rõ mức độ hài lòng cũng như gắn kết của nhân viên
- Cargill đặt an toàn lên trước lợi nhuận: tập huấn thường xuyên về nhận diện mối
nguy và thực thi an toàn.

6.Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Đạo đức kinh doanh:
+ Luôn hành động một cách liêm chính, đạo đức và minh bạch
+ Vận hành chuỗi cung ứng bền vững
+ Bảo vệ nhân quyền
+ Thúc đẩy sự hòa nhập và tính đa dạng
+ Đảm bảo an toàn cho con người, vật nuôi và các hệ thống lương thực của chúng
tôi
-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
+ Tại Việt Nam, cam kết của Cargill trong việc cải thiện sinh kế cho người chăn
nuôi và nâng cao chất lượng đời sống thông qua giáo dục vừa đóng góp vào Mục
tiêu Phát triển Bền vững (SDG) thứ 4 của Liên Hợp Quốc về đảm bảo nền giáo dục
hòa nhập, bình đẳng, toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi
người, vừa hưởng ứng chương trình nghị sự quốc gia của Việt Nam nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu và mục tiêu đạt được 5/17 SDGs vào năm 2030. Đến nay, qua
các chương trình hội thảo, tập huấn và tư vấn cho người nông dân cũng như hoạt
động cộng đồng do nhân viên khởi xướng, Cargill Việt Nam đã đào tạo, huấn
luyện cho khoảng 1,7 triệu lượt nông dân, đồng thời xây dựng và bàn giao 105
trường học tại 51 tỉnh thành trên toàn quốc, giúp cải thiện điều kiện học tập cho
khoảng 16.500 trẻ em nông thôn mỗi năm.
+ Hội đồng Bình chọn đã đánh giá cao việc Cargill tổ chức và vận hành đội ngũ
nhân viên chuyên trách về an toàn – sức khoẻ – môi trường tại trên 20 cơ sở kinh
doanh, sản xuất trên toàn quốc, và đây là một trong những yếu tố giúp công ty
được bình chọn trao giải thưởng TOP50 CSA. Dưới sự quản lý sát sao và tận tuỵ
của đội ngũ chuyên trách này, công ty đảm bảo thu gom, phân loại 100% rác thải

3
thông thường và rác thải công nghiệp để tái chế tại cơ sở xử lý rác thải chuyên
nghiệp, thu gom và xử lý 100% lượng nước thải. Cargill Việt Nam cũng áp dụng
các biện pháp đo lường để giám sát và quản lý công tác tiết kiệm năng lượng, triển
khai một chiến lược dài hạn nhằm giảm sử dụng nhựa trong bao bì sản phẩm, thí
điểm sử dụng năng lượng tái tạo. Những nỗ lực này nhằm góp phần vào mục tiêu
giảm 10% lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu của
tập đoàn Cargill vào năm 2030, cũng như hiện thực hoá tham vọng sở hữu, vận
hành các chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững nhất thế giới.

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


I. Phân tích môi trường nội bộ:

1. Phân tích các chiến lược kinh doanh hiện tại, văn hóa tổ chức, từng chức
năng và chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
• Các chiến lược kinh doanh hiện tại:
+ Thứ nhất, hoạt động mua bán sáp nhập và liên kết chuỗi hình thành rõ nét khi
nhiều công ty nhỏ và hộ chăn nuôi bị phá sản. Những công ty trước đây đơn thuần
chỉ kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì nay lập chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến trang
trại, chế biến, họ không còn đơn thuần bán hàng như trước.
+ Thứ hai, xu hướng cung cấp thực phẩm an toàn và thức ăn chăn nuôi an toàn cho
nông dân cũng đã thay đổi rất lớn tại Việt Nam.
• Văn hóa tổ chức:
+ Khi gia nhập thị trường Việt Nam năm 1995, Cargill chỉ có duy nhất một nhân
viên, sau 25 năm chúng tôi tự hào có đội ngũ gần 1.500 nhân viên với 99% là
người Việt làm việc chăm chỉ mỗi ngày để nuôi dưỡng thế giới theo một phương
thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững.
+ Cargill là một trong các công ty Mỹ đầu tiên vào Việt Nam sau khi hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao toàn diện và Việt Nam mở cửa nền kinh tế để hội nhập.
Quyết định mở rộng kinh doanh đến Việt Nam của tập đoàn nông nghiệp khổng lồ

4
hơn 155 tuổi được đưa ra trong nhiệm kỳ 1976-1995 của CEO đương nhiệm lúc đó
là ông Whitney MacMillan.
• Từng chức năng và chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
+ Nông nghiệp: xử lý và phân phối ngũ cốc, hạt có dầu và các loại hàng hóa khác
cho các đơn vị sản xuất thực phẩm và sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi,
cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cho các hộ/đơn vị sản xuất nông sản và chăn
nuôi gia súc.
+ Công nghiệp: cung cấp các sản phẩm năng lượng, muối, tinh bột và sắt thép cho
các khách hàng công nghiệp, phát triển và tiếp thị các sản phẩm bền vững làm từ
những nguyên liệu cơ bản dùng trong nông nghiệp.
+ Thực phẩm: cung cấp các hệ thống nguyên liệu, nguyên liệu tăng cường sức
khỏe, sản phẩm làm từ thịt và gia cầm, cũng như các nguyên liệu chất lượng cao
phục vụ cho các công ty thực phẩm và nước giải khát, dịch vụ thực phẩm, và công
ty bán lẻ.
+ Tài chính: cung cấp các giải pháp tài chính và quản lý rủi ro cho khách hàng
nông nghiệp, thực phẩm, tài chính và năng lượng trên khắp thế giới.

2.Liệt kê, xếp hạng mức độ quan trọng của từng yếu tố Điểm mạnh và Điểm
yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Cargill là công ty toàn cầu chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ
nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp và tài chính. Luôn đồng hành cùng nông
dân, khách hàng, chính phủ và cộng đồng, Cargill góp phần giúp người dân phát
triển thịnh vượng bằng sự thấu hiểu sâu sắc và bề dày kinh nghiệm hơn 155 năm
trong những lĩnh vực mà tập đoàn tham gia kinh doanh. Cargill hiện có 155.000
nhân viên làm việc tại 70 quốc gia, cam kết nuôi dưỡng thế giới theo một phương
thức có trách nhiệm, giảm thiểu tác hại đến môi trường và cải thiện đời sống cộng
đồng nơi Cargill hiện diện và làm việc.
• Các điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh
1. Sản phẩm phân bố khắp toàn cầu
2. Thương hiệu sản phẩm: có lịch sử lâu đời và phát triển mạnh mẽ như hiện
tại.
3. Đa dạng sản phẩm: công nghiệp, công nghiệp, thực phẩm
4. Chất lượng sản phẩm
5. Năng lực về tài chính: nguồn tài chính ổn định
6. Năng lực về nhân lực: Cargill Việt Nam có hơn 1.500 nhân viên làm việc tại
nhiều cơ sở trên cả nước.
7. Hệ thống cơ sở vật chất
8. Quảng cáo sản phẩm
9. Hỗ trợ tạo điều kiện về giáo dục
10. Tạo việc làm cho người mới ra trường
5
• Điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh
1. Nguồn nguyên vật liệu: nguồn nguyên liệu được cung cấp từ các đối tác
trong nước tuy nhiên Cargill lại có lịch sử hình thành và phát triển tại Việt
Nam muộn so với 1 số công ty cùng ngành.
2. Thị phần cạnh tranh gay gắt: xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh
3. Thời gian nghiên cứu sản phẩm mới: đội ngũ nghiên cứu dành rất nhiều thời
gian để đưa ra các sản phẩm mới 1 cách hoàn thiện nhất.
4. Đội ngũ nhân viên trình độ cao hạn chế
5. Giá thành sản phẩm: chất lượng sản phẩm được đảm bảo kéo theo giá thành
sản phẩm có sự biến động.
6. Chi phí bảo trì máy móc thiết bị
7. Chi phí đổi mới hệ thống quản lý
8. Luân chuyển vốn
9. Linh hoạt trong các khâu sản xuất
10. Vận chuyển

3. Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong IFE
(Internal Factor Evaluation)

Strengths Weight Rating Weighted Score


1 1. Sản phẩm phân bố khắp toàn cầu 0.08 4 0.32
2 2. Thương hiệu sản phẩm 0.08 4 0.32
3 3. Đa dạng sản phẩm 0.07 4 0.28
4 4. Chất lượng sản phẩm 0.06 3 0.18
5 5. Năng lực về tài chính 0.06 3 0.18
6 6. Năng lực về nhân lực 0.05 3 0.15
7 7. Hệ thống cơ sở vật chất 0.04 3 0.12
8 8. Quảng cáo sản phẩm 0.03 2 0.06
9 9. Hỗ trợ tạo điều kiện về giáo dục 0.03 2 0.06
10 10. Tạo việc làm cho người mới ra trường 0.02 2 0.04

6
Weaknesses Weight Rating Weighted Score
1 1. Nguồn nguyên vật liệu 0.08 4 0.32
2 2. Thị phần cạnh tranh gay gắt 0.08 4 0.32
3 3. Thời gian nghiên cứu sản phẩm mới 0.06 3 0.18
4 4. Đội ngũ nhân viên trình độ cao hạn chế 0.05 3 0.15
5 5. Giá thành sản phẩm 0.05 3 0.15
6 6. Chi phí bảo trì máy móc thiết bị 0.05 3 0.15
7 7. Chi phí đổi mới hệ thống quản lý 0.04 3 0.12
8 8. Luân chuyển vốn 0.03 2 0.06
9 9. Linh hoạt trong các khâu sản xuất 0.02 2 0.04
10 10. Vận chuyển 0.02 2 0.04
Total IFE Score 1.00 3.24

II. Phân tích môi trường bên ngoài

1.Phân tích môi trường vĩ mô


- Về môi trường kinh tế: Cargill luôn đầu tư nghiêm túc vào việc đảm bảo sản xuất
và kinh doanh theo một phương thức an toàn với con người, sản phẩm và Trái Đất.
Tập đoàn cũng tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách quản lý về kiểm soát rủi ro
trong sản xuất và kinh doanh, áp dụng nhiều chương trình nâng cao nhận thức,
phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả sự cố, tập trung kiểm soát an toàn,
sức khoẻ và quản lý nội bộ.
- Về môi trường công nghệ: Công nghệ là yếu tố trọng yếu, không thể tách rời
trong sự thành công của ngành nông nghiệp hiện đại, cũng như để giúp cho ngành
nông nghiệp có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Từ lâu, Cargill đã
luôn chủ động và đi đầu về ứng dụng công nghệ tại Việt Nam, ngay cả trong thời
kỳ xảy ra đại dịch, công ty đã tiên phong tổ chức hàng loạt khoá học trực tuyến (e-
learning) và hội thảo trực tuyến dành cho các đại lý và người nông dân. Công ty
cũng thường xuyên chia sẻ những bài học ứng dụng thực tiễn, các biện pháp thực
hành tốt nhất, phổ biến những xu hướng và công nghệ mới nhất trên toàn cầu,
nhằm hỗ trợ và giúp rút ngắn khoảng cách cho người nông dân Việt Nam trong
thời đại kỹ thuật số.
- Về môi trường văn hóa – xã hội: Chú trọng hợp tác với người nông dân Việt
Nam, ở cả quy mô hộ gia đình cũng như chăn nuôi thương mại, lấy thành công và
sự thịnh vượng của bà con nông dân làm mục tiêu then chốt trong chiến lược phát
triển dài hạn cùng với đất nước và con người Việt Nam.
- Về môi trường tự nhiên: Tất cả nhân viên của Cargill phải tuân thủ các luật về
môi trường và các yêu cầu của công ty áp dụng cho công việc của họ và báo cáo
bất kỳ sự cố và vi phạm môi trường nào.

7
- Về chính trí: Cargill tôn trọng quyền của nhân viên trong việc tham gia vào tiến
trình chính trị và trong bất kỳ hoạt động chính trị nào mà họ chọn. Tuy nhiên, nhân
viên phải tách riêng quan điểm và hoạt động chính trị cá nhân khỏi công việc.

2.Phân tích môi trường vi mô


- Đối thủ cạnh tranh: các đối thủ cạnh tranh của Cargill bao gồm CP Group (Thái
Lan), NewHope (Trung Quốc), Greenfeed (Việt Nam), Dabaco (Việt Nam) … đều
có những tiềm lực và thế mạnh nhất định nhưng Cargill vẫn tạm thời đứng thứ 2 ở
Việt Nam với 10 nhà máy trên toàn quốc.
- Khách hàng: Cargill đã tổ chức huấn luyện cho hàng triệu người chăn nuôi trong
nước nhằm giúp họ có thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý trang trại, dinh
dưỡng, sức khỏe và an toàn sinh học.
- Trung gian: Chiến lược kinh doanh của Cargill VN là xây dựng hệ thống phân
phối mạnh và phủ khắp toàn quốc. Chúng tôi luôn xem các nhà phân phối là những
đối tác quan trọng trong công cuộc kinh doanh tại VN. Mối quan hệ đối tác giữa
Cargill và các nhà phân phối luôn được củng cố và phát triển tốt đẹp dựa trên 4 giá
trị căn bản mà Cargill áp dụng trên toàn cầu. Đó là Tính nhất quán, Sự tôn trọng
lẫn nhau, Khát vọng thành công và Cam kết phục vụ.
- Đối tác cung ứng: Các phương thức thu mua và tồn trữ nguyên liệu phải tuân theo
các thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tế kinh doanh của từng quốc gia, sự phát triển
kinh doanh của từng ngành hàng cụ thể, theo đó mà thực hiện bán hàng trực tiếp
hay vào các trang trại hay qua hệ thống đại lý phân phối một cách hợp lý.

3.Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài EFE
(External Factor Evaluation)

Opportunities Weight Rating Weighted Score


1 1. Thị trường tiêu thụ 0.08 4 0.32
2 2. Sự cải tiến về chất lượng 0.07 4 0.28
3 3. Nhu cầu tăng mạnh về thức ăn chăn nuôi 0.07 4 0.28
4 4. Sự cải tiến về công nghệ 0.07 3 0.21
5 5. Mức độ trung thành của người tiêu dùng 0.06 3 0.18
6 6. Xu hướng người tiêu dùng 0.06 3 0.18
7 7. Mức thu nhập bình quân người tiêu dùng tăng 0.05 3 0.15
8 8. Năng lực nhà cung cấp 0.03 2 0.06
9 9. Diện tích chăn nuôi tăng 0.02 2 0.04
10 10. Hỗ trợ của chính phủ 0.02 2 0.04

8
Threats Weight Rating Weighted Score
1 1. Sự cạnh tranh của đối thủ trên thị trường 0.08 4 0.32
2 2. Sản phẩm thay thế 0.07 4 0.28
3 3. Sự phát triển của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 0.06 4 0.24
4 4. Nguồn nguyên vật liệu 0.05 3 0.15
5 5. Chi phí sản xuất tăng 0.05 3 0.15
6 6. Vấn đề môi trường 0.04 3 0.12
7 7. Đặc điểm tiêu dùng khách hàng thay đổi 0.04 3 0.12
8 8. Dịch bệnh 0.03 2 0.06
9 9. Lạm phát 0.03 2 0.06
10 10. Quy định mới của chính phủ 0.02 2 0.04
Total EFE Score 1.00 3.28

4. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của Cargill (CPM)
Một trong những đối thủ lớn nhất của Cargill chính là CP GROUP dựa vào lịch sử
cso mặt tại thị trường Việt Nam được xem là cùng thời kỳ và độ lớn về đầu tư cũng
như nhà máy là ngang tầm nhau chính vì điều này CP GROUP đang dẫn đầu về
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Cargill CP GROUP Rival

Critical Success Factors Weight Rating Score Rating Score Rating Score
Advertising (Quảng cáo) 0.08 3 0.24 4 0.32 0 0.00
Domestic Market Penetration
(chiến lược thâm nhập thị 0.12 4 0.48 4 0.48 0 0.00
trường trong nước)
Customer Service (dịch vụ
0.09 4 0.36 3 0.27 0 0.00
khách hàng)
Product Variety (đa dạng sản
0.08 3 0.24 4 0.32 0 0.00
phẩm)
International Market
Penetration (thâm nhập thị 0.07 3 0.21 3 0.21 0 0.00
trường quốc tế)
Employee Dedication (sự
0.07 3 0.21 2 0.14 0 0.00
cống hiến của nhân viên)
Financial Profit (lợi nhuận tài
0.08 3 0.24 3 0.24 0 0.00
chính)
Customer Loyalty (lòng trung
0.12 3 0.36 3 0.36 0 0.00
thành của khách hàng)
Market Share (thị phần) 0.07 3 0.21 4 0.28 0 0.00
Product Quality (chất lượng
0.09 3 0.27 4 0.36 0 0.00
sản phẩm)
Top Management (nhà quản
0.05 2 0.10 3 0.15 0 0.00
trị cấp cao)

9
Price Competitiveness (khả
0.08 3 0.24 4 0.32 0 0.00
năng cạnh tranh về giá cả)
Totals 1.00 3.16 3.45 0.00

Nhận xét:

Như ta thấy vì tổng số điểm quan trọng cao nhất là 3.45 đối với ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi, nên CP GROUP là một trong những đối thủ mạnh của Cargill.

Cargill có tổng số điểm quan trọng là 3.16, vì vậy công ty có khả năng ứng phó khá
tốt với các nhân tố ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài.

III. Xây dựng ma trận SWOT của công ty TNHH Cargill Việt Nam

1.Cơ sở để xây dựng ma trận SWOT


SWOT là viết tắt của Strength(Điểm mạnh),Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
(Cơ hội), Threat (Thách thức). Đây là 4 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xây
dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhãn hàng nào. Mục đích
của SWOT để công ty biết được điểm yếu để khắc phục và phát huy điểm mạnh
của mình.

❖ ĐIỂM MẠNH

- Thương hiệu có độ uy tín cao: Luôn lấy khách hàng làm trọng, sẵn sàng
đồng hành với khách hàng trong không chỉ những lúc thị trường thuận lợi,
mà quan trọng hơn là giúp họ vượt qua khó khăn, thách thức. Chính điều
này đã góp phần quan trọng để Cargill Việt Nam lọt vào top 10 công ty
thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2022.

- Sản phẩm được phân bố toàn cầu: Cargill hiện có 155.000 nhân viên
làm việc tại 70 quốc gia, luôn nỗ lực không ngừng nhằm mục tiêu nuôi
dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững.
Mỗi ngày, chúng tôi kết nối người nông dân với các thị trường tiêu thụ,

10
khách hàng với nguyên liệu, con người và vật nuôi với những thực phẩm
cần thiết để phát triển thịnh vượng.

- Đa dạng sản phẩm: gồm các ngành nông nghiệp, dinh dưỡng sức khỏe
vật nuôi, công nghiệp sinh học, thực phẩm và nước giải khát, sắt thép,
chăm sóc cá nhân và sắc đẹp, dược phẩm và đặt biệt là thức ăn chăn nuôi.

- Luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm: Cargill đạt được chứng nhận
Hàng Việt Nam Chất lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn là sáng kiến
của Hội Doanh nghiệp Hàng VN Chất lượng Cao, và trong suốt 22 năm
qua đã trở thành một danh hiệu có uy tín cao được người tiêu dùng tin
tưởng và doanh nghiệp phấn đấu đạt được thông qua việc không ngừng
đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

❖ ĐIỂM YẾU

- Chưa chủ dộng trong nguồn nguyên vật liệu: rủi ro bệnh dịch gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nguồn cung nguyên vật liệu cũng như nguồn nguyên liệu còn
phụ thuôc vào thời tiết vào khí hậu thổ dưỡng.

- Thị phần cạnh tranh gay gắt: Cargill đứng thứ 2 trong nước về ngành sản
xuất thức ăn chăn nuôi đồng nghĩa với việc vị trí số là đối thủ cạnh tranh lớn
nhất mà công ty đối mặt tại thị trường trong nước, ngoài ra còn vô số đối thủ
cạnh tranh ngang tầm cũng là một rào cản đối với Cargill.

❖ CƠ HỘI

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Việt Nam là quốc gia có cơ cấu nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao, đây là cơ hội lớn để viẹc sản xuất thức ăn chăn nuôi được
tiêu thụ, Cargill đã không ngừng đầu tư, nghiên cứu, liên tục đưa ra nhiều công
nghệ dinh dưỡng thế hệ mới với chất lượng cao, giá thành hợp lý, đáp ứng
mong đợi của người chăn nuôi trong bối cảnh hiện tại.

- Mức độ trung thành với thương hiệu: với vị trí thứ 2 trong ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi cũng như các thành tích được khách hàng bình chọn có thể
khẳng định được độ tin cậy của khách hàng dành cho công ty Cargill.

11
- Sự cải tiến về công nghệ: Cargill đã luôn chú trọng và đầu tư vào sản phẩm
và dịch vụ, sản xuất, con người, hệ thống phân phối… Đặc biệt, Cargill đã và
đang đầu tư rất lớn vào nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
vào các giải pháp và dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

❖ THÁCH THỨC

Sự cạnh tranh của đối thủ trên thị trường: lợi nhuận trung bình hàng năm mà
ngành thức ăn chăn nuôi đem lại tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn thấp
hơn so với một số nước trong khu vực, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn
đẩy mạnh đầu tư, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy chế biến thức ăn
chăn nuôi bởi nhìn thấy tiềm năng trong tương lai của thị trường này sẽ còn
phát triển mạnh mẽ điều này khiến cho Cargill gặp phải nhiều cản trở trên
con đường phát triển.
Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn: nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt
Nam là khoảng 16 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 6 tỷ USD. Dự báo đến năm
2020, con số này có thể lên đến 25 - 26 triệu tấn/năm với trị giá hàng chục tỷ
USD, cho thấy tại thời điểm hiện tại 2023 con số này đang tăng lên không
tránh hỏi sự xuất hiện các công ty là đối thủ tiềm ẩn xuất hiện.

2.Ma trận SWOT

SO Strategies
1 Sản phẩm phân bố khắp toàn cầu + Thị trường tiêu thụ
2 Thương hiệu sản phẩm + Cải tiến về chất lượng
3
4

ST Strategies
1 Sản phẩm phân bố khắp toàn cầu + Sự cạnh tranh của đối thủ trên thị trường
2 Thương hiệu sản phẩm + Sản phẩm thay thế
3
4

12
WO Strategies
1 Nguồn nguyên vật liệu + Thị trường tiêu thụ
2 Thị phần cạnh tranh gay gắt + Cải tiến về chất lượng
3
4

WT Strategies
1 Nguồn nguyên vật liệu + Sự canh tranh của đối thủ trên thị trường
2 Thị phần cạnh tranh gay gắt + Sản phẩm thay thế
3
4

❖ Nhận xét:

SO1: Việc phối hợp 2 yếu tố này nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh, phát
huy lợi thế trên thị trường là có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới.

ST2: Tạo ra sự khác biệt từ yếu tố bên trong và kết hợp với cơ hội đúng thời
điểm để triệt tiếu đối thủ cạnh tranh và thu hút khách hàng.

WT2: Tận dụng những lợi thế sẵn có phát huy điểm mạnh để đánh bại những
đối thủ trên thị trường.

PHẦN III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA


DOANH NGHIỆP

1.Chiến lược cấp Công ty


1.1 Chiến lược tăng trưởng
- Cargill đã công bố kế hoạch đầu tư 28 triệu USD xây dựng thêm nhà máy tại Đồng Nai.
Nhà máy này đang xây dựng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. Nhà máy được trang bị
công nghệ hiện đại, tập trung vào các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, sản phẩm bổ
sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người chăn nuôi. Trong 5 năm tới, chúng tôi

13
tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi là đưa Việt Nam trở
thành thị trường đầu tư trọng điểm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Năm 2021, cho ra mắt 2 sản phẩm dinh dưỡng dành cho thị trường Việt Nam đó là: thức
ăn Neopigg dành cho heo con và sản phẩm Provisoy bổ sung đạm siêu tiêu hóa cho gia
súc, gia cầm và thủy sản. Cũng trong năm, Cargill ra mắt trang web Feeding Intelligence
(Tri thức dinh dưỡng vật nuôi) phiên bản tiếng Việt nhằm cung cấp cho người nông dân
các thông tin, công cụ và giải pháp cần thiết giúp họ chăn nuôi theo hướng bền vững, có
trách nhiệm và thông minh hơn.

1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm


- Cargill hỗ trợ sự tăng trưởng bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu bằng
cách giúp sản xuất ra các loại thủy hải sản tốt hơn và giúp cho người nuôi trồng thủy sản
thành công. Tập trung vào việc mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho vật nuôi bằng các
loại thức ăn và dinh dưỡng lành mạnh, Cargill tuân thủ các Tiêu chuẩn của Sáng kiến Báo
cáo Toàn cầu (GRI) theo đó cung cấp các thông tin minh bạch để xây dựng niềm tin trong
người dùng.
- Cargill giáo dục người tiêu dùng về tính hiệu quả và mức độ nuôi trồng sinh thái cần
thiết trong ngành nuôi cá thông qua các báo cáo cởi mở và hỗ trợ các cơ chế cấp chứng
chỉ trong ngành. Thông qua các đối tác như Kinh doanh Thủy sản và Bảo vệ Môi trường
Biển (SeaBOS) và Sáng kiến Toàn cầu về Cá hồi (GSI), Cargill làm việc với các khách
hàng, các nhà bán lẻ và cung cấp dịch vụ thực phẩm, các đối tác trong ngành và thậm chí
các đối thủ cạnh tranh, để thúc đẩy – và truyền thông về phát triển bền vững trong ngành
nuôi trồng thủy sản.
- Cargill đã không ngừng đầu tư và nghiên cứu, liên tục đưa ra nhiều công nghệ dinh
dưỡng thế hệ mới, với chất lượng cao, giá thành hợp lý, đáp ứng mong đợi của người
chăn nuôi trong bối cảnh hiện tại. Cùng với đó, liên tục triển khai các chương trình hội
thảo trực tuyến nhằm chia sẻ nhiều kiến thức chăn nuôi bổ ích và các sản phẩm phù hợp
đến khách hàng, giúp khách hàng có thêm thông tin trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng
đàn vật nuôi.

2. Chiến lược cấp Đơn vị Kinh doanh

2.1 Chiến lược hướng vào chi phí thấp:


Chiến lược sử dụng chi phí đẩy giá thành sản phẩm về con số hợp lý đối với các người
chăn nuôi là một chiến lược được xem là đúng tâm lý dành cho khách hàng nhạy cảm với
giá bán. Chi phí sản xuất được điều chỉnh hợp lý do các nguồn cung nguyên vật liệu đã
có sự ổn định và ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài.

2.2 Chiến lược tập trung:


Cargill hoạt động đa ngành đa nghề trong lĩnh vực nông nghiệp như Cargill thì việc quyết
định đầu tư sẽ đến từ nhu cầu của khách hàng, luôn coi trọng việc lắng nghe, thấu hiểu
khách hàng. Cargill sẽ đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng về con giống, thiết kế trang trại, quản
lý trang trại và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi hiện đại cho người chăn nuôi.

14
3. Chiến lược cấp quốc tế hay chiến lược toàn cầu

3.1 Về nhân sự
Cargill sở hữu thành tích 5 năm liên tiếp được ghi nhận là Nơi làm việc tốt nhất
Việt Nam trong ngành này dựa trên các tiêu chí khảo sát chính như lương, thưởng,
phúc lợi, cơ hội phát triển, đội ngũ lãnh đạo, văn hóa và giá trị, chất lượng công
việc và cuộc sống, danh tiếng công ty. Đây là thành quả của những nỗ lực và đóng
góp không ngừng của đội ngũ công nhân viên Cargill Việt Nam và định hướng
chiến lược của công ty, lấy con người làm trọng tâm, liên tục tạo động lực và mang
lại nhiều cơ hội thử thách cho đội ngũ nhân viên, nhưng đồng thời luôn lắng nghe
và đảm bảo họ được làm việc trong môi trường lành mạnh, được bồi dưỡng trở
thành những quản lý gắn bó lâu dài với công ty.
3.2 Về sản xuất
Thế mạnh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kết hợp với các nguồn lực về công
nghệ, năng lực chuỗi cung ứng, Cargill còn liên tục thực hiện chuyển giao công
nghệ, tổ chức huấn luyện từ đội ngũ chuyên gia toàn cầu và khu vực, từ các nước
có nền chăn nuôi tiên tiến nhằm giúp khách hàng trong nước ứng dụng những tiến
bộ công nghệ cao trong dinh dưỡng, sức khỏe, quản lý trang trại. Cargill được biết
đến là một thương hiệu rất thành công tại một số quốc gia trong khu vực có ngành
chăn nuôi gia súc gia cầm rất phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, hợp
tác với rất nhiều đối tác để giúp họ phát triển toàn diện từ con giống, dinh dưỡng
phục vụ tăng trưởng theo từng giai đoạn và quản lý trang trại, phục vụ nhu cầu
cung ứng thịt trong nước và xuất khẩu.

4. Chiến lược cấp chức năng

4.1 Chiến lược Marketing


Tiếp nối hành trình 26 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Trường học cho Việt
Nam, Cargill đã tổ chức lễ khánh thành công trình trường học thứ 105. Đây là một
trong những hình thức PR thương hiệu cho nhiều nhà đầu tư biết đến. Những điểm
trường nằm tại các vùng sâu xa chưa có hệ thống nông nghiệp, công nghệ hiện đại
cũng là thị trường mà Cargill muốn tiếp cận và đưa sản phẩm đến với đông đảo
người nông dân biết đến.

4.2 Chiến lược nguồn nhân lực


- Phát triển và quản lý thị trường được giao.
- Giúp khách hàng thành công qua việc triển khai sản phẩm có giá trị và giải pháp
kỹ thuật.
- Huấn luyện khách hàng nâng cao kỹ thuật chăn nuôi và cải tiến năng suất.

15
- Xây dựng mô hình thành công và dẫn dắt khách hàng tiềm năng đạt đến mô hình
thành công.

KẾT LUẬN
Cargill cam kết luôn đồng hành cùng nông dân, khách hàng, nhà sản xuất, nhà bán
lẻ và các tổ chức khác để thực hiện mục đích nuôi dưỡng thế giới theo một phương
thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững. Đồng thời, cũng hợp sức nhằm mang lại
hiệu quả, đổi mới công nghệ và giúp các cộng đồng phát triển thịnh vượng. Cargill
là công ty toàn cầu chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nông
nghiệp, thực phẩm, công nghiệp và tài chính. Luôn đồng hành cùng nông dân,
khách hàng, chính phủ và cộng đồng, Cargill góp phần giúp người dân phát triển
thịnh vượng bằng sự thấu hiểu sâu sắc và bề dày kinh nghiệm hơn 155 năm trong
những lĩnh vực mà tập đoàn tham gia kinh doanh. Với sự phát triển lớn mạnh và
hậu thuẫn từ công ty mẹ Cargill Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng người Việt
trên con đường phát triển.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Top 10 danh sách công ty xếp hạng https://www.vietnamplus.vn/10-ten-tuoi-
dung-dau-top-500-thuong-hieu-gia-tri-nhat-the-gioi-2022/771966.vnp
2. https://baodautu.vn
3. https://nongnghiep.vn
4. https://www.cargill.com.vn
5. https://vnr500.com.vn
6. https://dantri.com.vn
7. https://forbes.vn
8. https://doanhnhansaigon.vn
9. Các tài liệu, sách đọc liên quan đến môn quản trị chiến lược

17

You might also like