You are on page 1of 19

ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CLC 64B

BÀI THUYẾT TRÌNH

MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE

NHÓM THỰC HIỆN:


MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung
II. Môi trường chung
2.1. Môi trường chính trị - pháp luật
2.2. Môi trường kinh tế
2.3. Môi trường văn hóa - xã hội
2.4. Môi trường công nghệ
2.5. Môi trường tự nhiên
2.6. Môi trường quốc tế
2.7. Dự đoán tương lai
III. Môi trường ngành
3.1. Áp lực từ khách hàng
3.2. Áp lực từ nhà cung cấp
3.3. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
3.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế
3.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
IV. Môi trường trong
4.1. Hoạt động chính
4.1.1. Hậu cần hướng vào
4.1.2. Sản xuất
4.1.3. Hậu cần hướng ra
4.1.4. Marketing và bán hàng
4.1.5. Dịch vụ sau bán hàng
4.2. Hoạt động hỗ trợ
4.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng
4.2.2. Hệ thống thông tin
4.2.3. Quản lý nguồn nhân lực
4.2.4. Phát triển công nghệ
V. Phân tích SWOT
5.1. Thế mạnh
5.2. Yếu điểm
5.3. Cơ hội
5.4. Nguy cơ
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Nike - tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất,
quảng bá cũng như kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch
vụ liên quan đến thể thao.
Trụ sở chính của Nike đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland của Oregon. Tính đến
2008, Nike có hơn 30.000 nhân viên trên khắp thế giới cùng với các trụ sở và chi nhánh đặt tại
các quốc gia khác nhau.
Công ty được thành lập vào 25/1/1964 với tên ban đầu là Blue Ribbon Sports dưới bàn tay
của Bill Bowerman và Philip Knight và chính thức có tên là NIKE vào năm 1978 (lấy tên theo nữ
thần chiến thắng của Hy Lạp)
Nike quảng bá sản phẩm dưới nhãn hiệu này cũng như các nhãn hiệu Nike Golf, Nike Pro,
Nike+, Air Jordan, Nike Blazers, Air Force 1, Nike Dunk, v..v.., và các công ty con bao gồm Brand
Jordan, Hurley International và Converse. Nike cũng sở hữu Bauer Hockey (sau này đổi tên
thành Nike Bauer) vào khoảng năm 1995 đến 2008, trước đó còn có cả Cole Haan và Umbro.
Ngoài sản xuất áo quần và dụng cụ thể thao, công ty còn điều hành các cửa hàng bán lẻ với
tên Niketown. Nike tài trợ cho rất nhiều vận động viên và câu lạc bộ thể thao nổi tiếng trên
khắp thế giới, với thương hiệu rất dễ nhận biết là "Just do it" và biểu trưng Swoosh.
II. MÔI TRƯỜNG CHUNG
2.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Hoa Kỳ
Là đất nước đầu tiên sáng lập dựa trên nguyên tắc tự trị hạn chế.
Chính phủ liên bang bao gồm ba chi nhánh riêng biệt: hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Tại Hoa Kỳ, các tổ chức, doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng nhưng cũng phải tuân
thủ chặt chẽ các điều lệ, nguyên tắc trong kinh doanh cũng như thương mại.
-> Lợi thế lớn dành cho NIKE bởi tổ chức này có thể được hoạt động và phát triển trong
một môi trường bình đẳng giữa các đối thủ khác. NIKE sẽ có được môi trường làm việc mở,
không gò bó, thuận tiện hơn trong việc tham gia các hoạt động đầu tư, thương mại, phát triển
công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho vẫn đảm bảo những yêu cầu nhất định về luật pháp
Hệ thống chính trị mang tính ổn định và tính pháp lý mạnh mẽ nhưng được xây dựng trên
cơ sở bình đẳng, cân bằng.

3
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
-> Không có sự chênh lệch về quyền hành và quyền lợi, tạo điều kiện phát triển đồng đều
cho các doanh nghiệp, trong đó có NIKE.
Một số quốc gia khác mà Nike kinh doanh sản phẩm và hợp tác sản xuất
Trung Quốc: tình hình chính trị đã từng có những bước ngoặt và sự thay đổi lớn. Trung
Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách, mở cửa toàn phương vị, đa tầng nấc; hình thành các
cực tăng trưởng. -> Lợi thế cho NIKE khi đi vào sản xuất và quảng bá sản phẩm tại quốc gia này
Thái Lan: Nike cũng từng phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro do tình hình chính trị bất ổn ở
Thái vừa qua có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất sản phẩm của NIke.
Việt Nam: là một trong số các nước có lượng sản phẩm NIKE lớn nhất, chiếm tới 51% sản
lượng giày và khoảng ⅓ sản lượng may mặc của NIKE. Với thị trường ở VN, mặt bằng chung
của nhãn hàng này có đà phát triển tốt nhất.
2.2. Môi trường kinh tế
Giai đoạn 2008-2010: nền kinh tế thế giới rơi vào thời kì khủng hoảng, không chỉ các công
ty tài chính mà còn cả các tập đoàn sản xuất lớn. Tuy nhiên doanh thu của NIKE không bị sụt
giảm đáng kể mà vẫn tăng đều (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nike,_Inc. - bảng số liệu doanh
thu phần tài chính)
Giai đoạn 2019-2022: sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh
tế trên toàn thế giới khiến cho hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp rơi vào đà
tụt dốc không phanh.
Lí do: Nguồn lao động sụt giảm do có hơn 6% số lượng nhân viên xin nghỉ việc trong đại
dịch. Doanh thu xuống dốc do sức mua ngày càng kém (Sự tụt giảm về nhu cầu mua và sử
dụng sản phẩm, ví dụ điển hình là để tham gia vào các hoạt động thể thao)
Vào tháng 3 năm 2020, Nike đã báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm 5% liên
quan đến việc đóng cửa các cửa hàng do sự bùng phát COVID-19. Đây là lần giảm đầu tiên
trong sáu năm.
Gần 80% các nhà sản xuất giày dép của Nike và một nửa các nhà cung cấp hàng may mặc
của họ tại Việt Nam đã buộc phải ngừng sản xuất vào giữa tháng 7 vì các lệnh phong tỏa của
chính quyền.
Gần một nửa số giày dép của Nike được sản xuất tại Việt Nam và nếu tính cả Indonesia thì
hai nước chiếm 75% sản lượng giày của hãng.
-> Nike cho biết riêng việc chống dịch của Việt Nam đã khiến Nike mất 10 tuần sản xuất
trong năm nay.
4
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Tuy nhiên sau đó doanh số bán hàng trực tuyến của công ty đã tăng 36% trong quý 1 năm
2020. Ngoài ra, doanh số bán các ứng dụng đào tạo cá nhân tăng 80% ở Trung Quốc.
Dù đã có sự phục hồi song đây vẫn là một vấn đề nan giải của nhãn hàng trong quá trình
khôi phục và tiếp tục phát triển trong tương lai.
2.3. Môi trường văn hóa – xã hội
Đầu năm nay, lạm phát dai dẳng và cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đặt ra những thách
thức đối với doanh số bán hàng trong những quý sắp tới. Công ty đã thông báo vào tháng 3
rằng họ có kế hoạch đóng cửa các cửa hàng của mình ở Nga, với lý do ngày càng khó quản lý
hoạt động kinh doanh của mình sau cuộc xâm lược Ukraine.
Một trong những vấn đề khác mà NIKE phải đối mặt là nhu cầu về lựa chọn sản phẩm của
khách hàng có sự thay đổi trong mức giá và mục đích sử dụng. Điều này gây ra khó khăn cho
NIKE trong quá trình cải thiện và tạo ra sản phẩm mới mà giữ nguyên giá thành phù hợp nhất.
Với xu hướng thời trang hiện nay, mọi người thường muốn kết hợp thể thao, thời trang vào
cuộc sống hàng ngày vì nó mang lại sự thoải mái và dễ chịu khi hoạt động.
-> NIKE có thể chú ý đến điều này để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu về mặt thẩm
mỹ và mục đích sử dụng của khách hàng.
Nhân khẩu học
Cuối năm 2022, dân số thế giới cán mốc 8 tỉ người, với các con số thống kê cụ thể như sau:
Dân số: ~8.009.564.000 người
Tỷ lệ giới tính: 50.3% nam & 49.7% nữ
Tháp tuổi:

5
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Đối tượng khách hàng mục tiêu của Nike là Nam và Nữ có độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, thu nhập
nhóm A, thích sự năng động, đi lại nhiều nơi, tìm tòi và trải nghiệm những cái mới; thường đi
du lịch, chơi xa, vận động và trải nghiệm những thử thách và các môn thể thao. Nhóm khách
hàng này có xu hướng gia tăng trong nhiều năm qua và dự báo sẽ còn gia tăng trong các năm
sắp tới.
2.4. Môi trường công nghệ
Trong những năm vừa qua, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, với những sự phát triển của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, Internet vạn
vật, web 3.0, blockchain, metaverse, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, v.v.
-> Đây là cơ hội cho Nike bắt làn sóng công nghệ mới để ứng dụng vào quy trình sản xuất,
quản lý cũng như tiêu thụ sản phẩm.
2.5. Môi trường tự nhiên
Có các vấn đề cơ bản đặt ra đối với tất cả các công ty hiện nay:
 Làm thế nào để có thể tái chế được các rác thải từ sản xuất
 Kinh doanh như thế nào để được bền vững
 Tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường kinh doanh như thế nào
 Làm thế nào để có thể sản xuất mà không làm ảnh hưởng tới môi trường
Đối với các tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất. Đối với Nike đi kèm theo các nhà máy sản
xuất là các khu xử lí chất thải chuyên nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn khí thải của châu u, thêm
vào đó là việc đưa những vật liệu thân thiện với môi trường vào trong các sản phẩm của mình
là một nước đi táo bạo cho công ty. Việc tham gia đóng góp vào các tổ chức từ thiện cũng đã
làm tăng hình ảnh của công ty trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng.
https://baoquocte.vn/vi-mot-the-gioi-xanh-hon-cam-ket-cua-nike-ve-viec-giam-dau-chan-
carbon-144295.html
https://vneconomy.vn/thong-diep-cua-nike-qua-chuong-trinh-tai-che-moi.html
2.6. Môi trường quốc tế
Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử, một thị trường “phi biên giới” ngày càng
phát triển, cùng với sự phát triển của các dịch vụ ngành logistic, các doanh nghiệp trong ngành
da giày, thời trang bao gồm Nike có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận các thị trường nhỏ
hơn, vận chuyển dễ dàng và với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, đây cũng có thể mang lại thách thức cho Nike khi miếng bánh thị phần sẽ có
thêm các đối thủ mới đến từ các thị trường mới. Nike sẽ phải cố gắng cải tiến và thay đổi để
6
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu mới nổi cũng như để không bị tụt hậu so với các
đối thủ trực tiếp.
2.7. Dự đoán về tương lai
Môi trường vĩ mô hiện tại có vẻ không thuận lợi cho Nike. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng
toàn cầu, các hạn chế COVID của Trung Quốc và áp lực chi phí có khả năng làm giảm tỷ suất lợi
nhuận bất chấp nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.
Trong tương lai, Nike có thể không thể hiện hết tiềm năng thu nhập của mình chừng nào
các vấn đề về chuỗi cung ứng không được giải quyết và nhu cầu không trở lại bình thường ở
Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của công ty. Tuy nhiên, điểm yếu của hãng chỉ là tạm thời vì
sức hút toàn cầu của các thương hiệu Nike vẫn còn mạnh mẽ cũng như khả năng thực thi tuyệt
vời của nó.
III. MÔI TRƯỜNG NGÀNH
3.1. Áp lực từ khách hàng
Áp lực khách hàng không quá lớn do số lượng cạnh tranh trực tiếp trong ngành không nhiều,
khách hàng không có quá nhiều lựa chọn vì vậy Nike không quá lo lắng trong việc mất đi khách hàng.
Bên cạnh đó, Nike đã thành công trong việc xây dựng chương trình khách hàng trung thành. Khách
hàng có thể đăng ký vào chương trình thành viên thông qua website của Nike hoặc các app “The Nike
app”, “Nike Run Club”, “Nike Training Club” và “SNKRS”. Các khách hàng tham gia chương trình này sẽ
nhận được nhiều ưu đãi và đặc quyền như vé đặc biệt cho các sự kiện thể thao, sản phẩm độc quyền,
quyền mua trước các sản phẩm sắp ra mắt, bài hướng dẫn tập luyện thể lực từ chuyên gia, ưu đãi
ngày sinh nhật và đặc biệt là đặc quyền miễn phí vận chuyển.
Nhờ các yếu tố trên, Nike xếp thứ 12 trong top các thương hiệu có mức độ khách hàng trung
thành cao nhất trong năm 2020, và tiến lên vị trí thứ 10 trong năm 2021. Nike cũng là cái tên duy nhất
trong số các đối thủ cạnh tranh có mặt trong top 10 này.
Nguồn: marketingcharts.com

3.2. Áp lực từ nhà cung cấp


Trong năm 2021, nguồn cung của Nike đến từ 191 nhà máy sản xuất giày dép tại 14 quốc gia. Toàn
bộ các nhà máy này đều nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kì, thuộc 15 nhà sản xuất độc lập khác nhau. Trong
đó nhà máy lớn nhất sản xuất 9% tổng sản lượng giày Nike trong năm 2021. Các quốc gia có nhà máy
sản xuất cho Nike bao gồm: Việt Nam 51%, Indonesia 24% và Trung Quốc 21%. Ngoài gia, Nike còn kí
hợp đồng sản xuất với một số nhà máy tại Argentina và Ấn Độ (chủ yếu để phục vụ cho thị trường nội
địa). Trong năm 2021, bốn nhà máy lớn nhất chịu trách nhiệm cho khoảng 61% tổng sản lượng giày
dép của Nike với hơn 10% mỗi nhà máy.

7
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Nike còn có nguồn cung từ 344 nhà máy may mặc đặt tại 33 quốc gia. Nhà máy lớn nhất chịu trách
nhiệm cho xấp xỉ 8% tổng sản lượng may mặc Nike. Trong năm 2021, các nhà máy tại Việt Nam, Trung
Quốc và Campuchia chiếm tỉ trọng lần lượt 30%, 19% và 12% sản lượng may mặc. Năm nhà máy lớn
nhất sản xuất xấp xỉ 51% sản lượng Nike.
Các nguyên liệu chủ yếu được sử dụng bao gồm cao su tự nhiên và tổng hợp, da tự nhiên và tổng
hợp, nylon, polyester và vải, đặc biệt là polyurethane films dùng để sản xuất đế giày Air-Sole. Nguồn
nguyên liệu này đến từ một công ty con của Nike là Air Manufacturing Innovation có cơ sở tại Oregon,
Missouri và tỉnh Đồng Nai cùng một số nhà cung cấp độc lập khác tại Trung Quốc và Việt Nam. Các
nhà máy sản xuất sẽ thu mua nguyên liệu thô, có sẵn tại các vùng sản xuất. “NIKE's independent
contractors and suppliers have thus far experienced little difficulty in satisfying raw material
requirements for the production of our products.”
Nguồn: NIKE 10-K Form 2021

 Các nhà cung cấp không có nhiều quyền lực do lượng nhà máy là rất lớn, giá thành rẻ,
dễ dàng thay thế. Nguyên liệu thô sẵn có và dễ kiếm, riêng polyurethane films sản xuất đế giày
do công ty con của Nike độc quyền phân phối.

3.3. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn


Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn là tương đối lớn đối với Nike. Lý do chính là vì đây là một ngành công
nghiệp không phức tạp, dễ tham gia. Việc xây dựng một thương hiệu lớn như Nike không phải một
việc đơn giản tuy nhiên một số các doanh nghiệp nhỏ có thể dựa vào lợi thế cạnh tranh địa phương
để gia tăng thị phần, trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nike ở những quốc gia hay khu
vực nhất định.
Bài học trong quá khứ: Anta
Anta là một bài học xương máu cho Nike về việc dè chừng các đối thủ tiềm ẩn. Anta là một công ty
sản xuất thời trang thể thao đến từ Trung Quốc, được thành lập vào năm 1991, tức tham gia vào
ngành công nghiệp sau Nike 27 năm.
Vào năm 2008, Anta chỉ chiếm 4% thị phần Trung Quốc trong khi Nike dẫn đầu thị trường này với
16,7% thị phần, gấp 4 lần Anta. (Nguồn technicaltextile.net)

8
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Tuy nhiên, đến năm 2021, thị phần của Nike là 25,2% còn Anta đã vươn lên vị trí thứ 3 với 14.8%
(Nguồn Statista.com & Enlybee.com)

Điều này có được là do Anta có các lợi thế cạnh tranh nhờ hiểu rõ thị hiếu, nhu cầu cũng như văn
hóa của thị trường nội địa. Đặc biệt, sau một số các “sự cố” của Nike như phiên bản Air Force 1 đặc
biệt vào năm 2015 hay sự cố Fa-Fu vào năm 2016. Các khách hàng tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt
là các khách hàng trẻ có xu hướng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nội địa.
Các thương hiệu khác
Ngoài các doanh nghiệp nhỏ, mang tính địa phương được nhắc đến ở trên, các thương hiệu thời
trang xa xỉ cũng là một đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với Nike. Các thương hiệu thời trang như Gucci,
Dior, LV, v.v. với tiềm lực về tài chính cũng như thương hiệu sẵn có có thể quyết định đầu tư và tham
gia vào việc sản xuất và phân phối giày dép, quần áo thể thao mang thương hiệu của riêng mình, trở
thành một đối thủ cạnh tranh đáng dè chừng với Nike.

3.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế


Ngành hàng giày thể thao là ngành hàng đặc thù, không thể thay thế bằng sản phẩm khác.
Tuy nhiên có những dòng sản phẩm có thể coi như một sản phẩm thay thế.
Đầu tiên, đó là các thương hiệu giá rẻ đến từ các quốc gia đang phát triển. Thay vì lựa chọn
những đôi giày, quần áo thể thao chất lượng cao, đắt tiền, người tiêu dùng có thể chuyển sang
lựa chọn những sản phẩm thể thao có chất lượng thấp và tuổi thọ ngắn hơn đến từ các

9
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
thương hiệu ít hoặc không có tên tuổi. Tuy chất lượng thấp song các sản phẩm này vẫn đáp
ứng được nhu cầu phục vụ việc hoạt động thể thao và có giá cả phải chăng hơn.
Bên cạnh đó là giày dép và quần áo nhái thương hiệu. Tháng 9/2019, một nghiên cứu của
Brand Monitor ước tính thị trường giày dép giả có giá trị lên đến 1,2 tỉ đô. Chỉ tính riêng ở thị
trường Nga, cứ 3 đôi giày thì sẽ có 1 đôi là giày giả, và có đến 25% người tiêu dùng chủ động
lựa chọn mua giày giả thay vì giày chính hãng. Lý do là vì những đôi giày giả vừa phục vụ được
nhu cầu hoạt động thể thao, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, thời trang nhưng có giá cả dễ tiếp
cận hơn. Rất nhiều người tiêu dùng, chủ yếu là thế hệ trẻ Gen Z chủ động lựa chọn giày giả dù
biết chúng có chất lượng hoàn thiện thấp và tuổi thọ ngắn hơn giày thật. Việc người tiêu dùng
chủ động lựa chọn giày giả khiến đây trở thành một sản phẩm thay thế và gây ra áp lực đối với
các doanh nghiệp giày dép, thời trang thể thao nói chung và Nike nói riêng.
Nguồn: Market Size of Counterfeit Sneakers — Brandmonitor
3.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Tình trạng ngành: Nhu cầu tăng
Hiện tại, xu thế của ngành thời trang thể thao (Sportwear) là vô cùng tiềm năng và liên tục có xu
thế tăng, ngay cả trong thời điểm trước đại dịch COVID – 19 cho tới thời điểm hiện tại, đặc biệt qua
đợt dịch bệnh nguy hiểm này, con người hầu như đã thay đổi quan điểm, không còn chủ quan mà
thay vào đó quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn và đặt việc tập luyện lên làm mục tiêu hàng đầu
Số liệu cụ thể: Thị trường trang phục và dụng cụ thể dục thể thao bắt đầu tăng giá trị chóng mặt từ
năm 2019, chạm mức 116 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt ngưỡng 277.62 tỷ USD trong năm
2028 – theo khảo sát hàng năm về xu hướng tập luyện của Trường Đại học Y học Thể thao Mỹ (ACSM)
Đây là một lợi thế hoàn toàn lớn đối với Nike để họ tiếp tục tập trung và sáng tạo ra những sản
phẩm như giày, quần áo thời trang, quần áo thể thao,… để có thể đáp ứng với thị hiếu của người tiêu
dùng trong thời điểm hiện tại và cả tương lai.

Cấu trúc ngành: Tập trung


Nike thuộc ngành thời trang thể thao high-end và cấu trúc ngành này là một ngành phân tán bởi
những lí do sau: những công ty Sportwear mang hơi hướng high-end như vậy có số lượng ít trên thị
trường chung, tuy nhiên những công ty ấy lại chiếm một thị phần khá cao cũng như có tầm ảnh
hưởng vô cùng lớn đối với người tiêu dùng trong việc cân nhắc và chọn lựa sản phẩm mình muốn như
Adidas, Adidas, Puma, Asics, Under Armour,…
Số liệu cụ thể: dưới đây là số liệu chi tiết về doanh thu của một số hãng thời trang thể thao nổi
tiếng trên toàn thế giới năm 2021

10
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
(Nguồn: https://www.alltopeverything.com/top-10-sportswear-brands/)
 Nike: $44.5 tỉ
 Adidas: $23.5 tỉ
 Puma: $6.2 tỉ
 Under Armour: $4.5 tỉ
 New Balance: $4.1 tỉ
 Lululemon Athletica: $3.3 tỉ
 Asics: $3.2 tỉ
 Columbia Sportswear: $2.5 tỉ
 Fila: $2.6 tỉ
 Reebok: $1.8 tỉ
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng cho đến thời điểm hiện tại, Nike vẫn chiếm thị
phần lớn trên toàn thế giới với một khối tài sản khổng lồ (thậm chí gấp đôi đối thủ cạnh tranh trực
tiếp với họ $21 tỉ - Adidas). Dù là một lợi thế lớn cho Nike khi họ luôn đảm bảo được sự trung thành
của người tiêu dùng với những sản phẩm của họ, thế nhưng, những đối thủ cạnh tranh ấy luôn sẵn
sàng tìm ra các phương án tối ưu hơn để họ có thể vượt mặt Nike. Cuối cùng, đối với Nike, công ty
thời trang thể thao này sẽ cần phải chú ý sát sao trong tất cả các khâu nhằm mục đích luôn thu về lợi
nhuận tốt nhất để vượt mặt các đối thủ cũng như giữ lại được khách hàng trong xu thế cạnh tranh
đầy biến động của ngành thời trang này
Rào cản rút lui khỏi thị trường:
 Các quy định của chính phủ: Hãng sản xuất đồ thể thao Nike thành lập tại Hoa Kỳ và có
trụ sở chính tại Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ. Do vậy, hãng thời trang này sẽ phải tuân thủ
những đạo luật, chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trên lĩnh vực thời trang thể thao nói riêng
(General Certificate of Conformity – GCC; ATSM Standards;…) cũng như một số chính sách
khác trong kinh doanh của Hoa Kỳ nói chung
 Bản thân Hoa Kỳ là một quốc gia được xây dựng trên kiểm tra và cân bằng để đảm bảo
quyền lợi cho các cá nhân và doanh nghiệp, vậy nên rào cản rút lui khỏi thị trường thời trang
của Nike trên quốc gia này nếu như có xảy ra biến động là không khó
 Thiết bị đắt tiền: đây không phải là một rào cản lớn của Nike bởi bản thân công ty này
không tự hoàn thiện các sản phẩm giày, phụ kiện cũng như quần áo thể thao tại chính công ty
của họ mà quá trình này được tổng hợp lại từ nhiều nhà phân phối trên khắp thế giới – bao
gồm hơn 800.000 nhân công từ 46 quốc gia trên thế giới.
 Do đó, Nike không cần phải bỏ nhiều vốn ra để tự mua các máy móc, trang thiết bị để
tạo ra sản phẩm mà thay vào đó là các nhà cung cấp, các nhà sản xuất sẽ đảm nhiệm công việc
này
 Tác động đến môi trường của Nike Inc. không ở mức cao là bởi công ty này luôn hướng
tới mục tiêu bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm của mình

11
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
 Nguồn nguyên liệu sản xuất: Bên cạnh việc sử dụng các chất liệu vải tổng hợp như
polyester, nylon, rubber, synthetic leather,… Nike cũng hướng tới việc tạo ra các sản phẩm từ
các chất liệu mang thành phần sợi tự nhiên như cotton và len – có tác động tích cực hơn đối
với môi trường. Tất cả những nguyên liệu ấy chỉ được lựa chọn một khi nó có thể tái chế hoàn
toàn 100% nếu như không được sử dụng với mục đích ban đầu nữa
 Quá trình sản xuất: sau những khâu sản xuất để tạo ra các thành phẩm xác định như
quần áo, giày,… Nike luôn thực hiện việc xử lí những “rác thải” trong quá trình ấy.

IV. MÔI TRƯỜNG TRONG


4.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
4.1.1. Hậu cần hướng vào
Nike không trực tiếp tham gia vào những công đoạn mà nó không có thế mạnh, những công
đoạn đó điển hình trong việc sản xuất chính vì vậy những việc như này được công ty thực hiện
thông qua việc vận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các
quốc gia châu Á.
Các nhà cung ứng chính của Nike đặt trên 10 nước: TQ, Indonesia, VN, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ
Nhĩ Kì, Ma Rốc, Mexico, Hunduras va Brazil.
4.1.2. Sản xuất
Hầu như khâu sản xuất của Nike đều được diễn ra ở các công ty gia công mà nó thuê trên
toàn thế giới và hầu hết nó đều được kiểm soát bởi một nhóm nhân viên của Nike. Nhóm nhân
viên này sẽ kiểm soát từng khâu sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Nike kí kết hợp động sản xuất với các nhà máy trên 30 quốc gia. Đa số giày Nike được sản
xuất ở Việt Nam (51%), Indonesia (24%), Trung Quốc (21%)
Nguồn: NIKE 10-K Form 2021

4.1.3. Hậu cần hướng ra


Nike đang sở hữu 20 trung tâm phân phối. Chúng có vai trò như những trung tâm logistics
và hơn cả thế. Ngoài việc tiếp nhận và quản lý các đơn đặt hàng do công ty cung cấp, các trung
tâm phân phối hoặc đảm nhận luôn vai trò logistics hoặc liên kết với các công ty logistics và
vận tải lớn.
Từ đó, những sản phẩm của Nike được phân phối đến mọi nơi trên thế giới.
Đối với hình thức bán lẻ, Nike tổ chức thành nhiều dạng cửa hàng khác nhau như:

12
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
- Factory Outlet Store: đây là loại cửa hàng với quy mô vừa, mục đích là giải quyết lượng
tồn kho lớn hay bán những sản phẩm đã lỗi thời. Đây là nơi mà khách hàng có thể mua được
nhiều mặt hàng phù hợp với họ với mức giá giảm đi từ 20 - 80% (so với mức giá niêm yết ban
đầu)
- Nike Clearance Store: Cũng là một nơi bán giảm giá các sản phẩm của Nike như factory
outlet, tuy nhiên, những sản phẩm chủ yếu là do sai sót trong quá trình sản xuất như một vài
khiếm khuyết. Những sản phẩm thường thuộc loại mới ra lại bị sai sót nên có rất ít lựa chọn về
kích cỡ.
- Nike Retail Store: Đây là loại cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế giới.
Các cửa hàng bán lẻ này thường bán giá chính thống nhất của Nike. Các cửa hàng này nằm
trực tiếp dưới sự kiểm soát của hãng.
- Nike Town: Đây là tổ hợp lớn các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike, chuyên cung cấp số
lượng lớn các sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới nhất, đột phá mà khó tìm được hay không sẵn
có tại các cửa hàng; giá của những sản phẩm này rất cao
- Nike Employee-Only Store: Đây là cửa hàng dành riêng cho các nhân viên của Nike. Bạn có
thể mua hàng tại đây với mức giảm đến 50%.
Nguồn : als.com

4.1.4. Marketing và bán hàng


- Marketing về sản phẩm:
Nike được xem là một tổ chức luôn làm mới bản thân mình trong từng khâu để có thể làm
hài lòng khách hàng. Với quan niệm “những đôi giày Nike ra đời vì khách hàng cần nó”, họ đã
chia sản phẩm theo những mục đích riêng theo từng đối tượng. Bên cạnh đó công nghệ hiện
đại luôn luôn được Nike ưu tiên sử dụng cho sản phẩm của mình. Từ việc phát triển công nghệ
đệm đế đến việc chia những đôi giày theo phong cách cho thấy sự nghiêm túc của Nike dành
cho sản phẩm của mình

- Marketing về giá:
Cơ chế định giá sản phẩm của Nike được dựa trên:
+ Chiến lược định giá dựa trên giá trị: Theo đó, Nike xem xét nhận thức của người tiêu dùng
về giá trị sản phẩm của mình để cân nhắc đưa ra mức giá phù hợp của dòng sản phẩm đó.

13
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Ví dụ: Nike Air Max không thường có giá dưới 80 USD dành cho người lớn. Từ kinh nghiệm
với việc mua Nike Air Max, họ dường như sử dụng một chút “giá tâm lý”. Điều này làm cho
người tiêu dùng nghĩ rằng giày của họ có chất lượng tốt hơn so với đôi giày thể thao khác và
điều này là một trong những tác động tâm lý của chiến lược về giá này.
+ Chiến lược định giá đặc biệt: Các sản phẩm cao cấp hoặc độc quyền của Nike thì thường
sẽ có giá cao hơn.
Ví dụ: Khi đôi giày nike air mag “Back to the Future” bản 2011 lần đầu tiên được tung ra,
theo báo cáo thống kê của Nike, hãng đã thu về được 5,7 triệu USD cho một buổi đấu giá.
Được biết mức giá retail của đôi giày là 2.500 USD và giá cao mức giá resell kỷ lục lên đến
10.000 USD, đôi giày nghiễm nhiên đứng đầu danh sách những đôi giày đắt nhất thế giới.

- Marketing về hệ thống phân phối:


Những kênh phân phối chính thức của Nike gồm có:
+ Cửa hàng bán lẻ
+ Bán hàng trực tuyến
+ Hệ thống phân phối Niketown: Đây không chỉ là một điểm kinh doanh bán hàng, mà đó
còn là nơi để xây dựng tình yêu thương hiệu, một điểm tham quan du lịch.

- Marketing về xúc tiến hỗn hợp:


Nike dùng chiến dịch quảng cáo để quảng bá mục tiêu về sản phẩm, rồi từ đó thuyết
phục khách mua hàng.
Nike nổi bật với các chiến lược truyền thông quảng bá như chiến lược Marketing
cảm xúc (Emotional Marketing), sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, quảng bá đa dạng
trên mọi nền tảng xã hội, và đặc biệt những quảng cáo của nó rất truyền cảm hứng.
Quáng cáo luôn là một trong những đầu tư hàng đầu của Nike.
Bên cạnh đó, Nike có chiến lược đầu tư tài trợ lớn cho các đội thể thao lớn, các đội
quốc gia hay các vận động viên nổi tiếng như Cristiano Ronaldo (bóng đá), LeBron James (bóng
rổ), Rafael Nadal (quần vợt), Tiger Woods (golf), Kylian Mbappé (bóng đá), Russell Westbrook
(bóng rổ), Naomi Osaka (quần vợt)… nhằm gắn liền thương hiệu với hình ảnh năng động,

14
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
thành công. Nike là thương hiệu đầu tư nhiều nhất trong việc tài trợ các đội và cá nhân ngôi
sao thể thao.
Nguồn : rubicmarketing.com

4.1.5. Dịch vụ sau bán hàng


Chương trình hội viên Nikeplus được Nike triển khai cho các khách hàng trung thành của
mình. Việc đăng ký thẻ NikePlus Membership hoàn toàn không mất phí. Đối với những khách
hàng đăng ký thành viên trong nhóm NikePlus sẽ được miễn phí vận chuyển và thực hiện đổi
trả trong vòng 30 ngày, không giới hạn giá trị đơn hàng.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể nhận được thông báo về ưu đãi mua hàng, sản phẩm hết
hàng và sản phẩm mới về, từ đó kích thích khách hàng quay lại Nike mua hàng.
4.2. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
4.2.1. Cơ sở hạ tầng
Tài chính:
Một số thống kê về tài chính của Nike: (2022)
Tổng tài sản: 38,577 tỉ đô
Tổng nợ phải trả: 23,768 tỉ đô
Tổng vốn sở hữu: 14,809 tỉ đô
Tổng doanh thu: 10,871 tỉ đô
Lợi nhuận gộp: 5,067 tỉ đô
Thu nhập ròng: 1,396 tỉ đô
Tuy chưa thể phân tích tài chính của doanh nghiệp, nhưng có thể khẳng định Nike là một
doanh nghiệp với có tiềm lực tài chính và khối lượng tài sản không nhỏ.
Cơ sở vật chất:
Nike chi hẳn 40 triệu đô la cho việc mở rộng và phát triển các nhà máy thiết kế công nghệ
Air – công nghệ bộ đệm lâu đời nhất của Nike. Các nhà máy được đặt tại Beaverton sẽ là
những nhà máy được mở rộng cả về không gian lẫn dây chuyền sản xuất công nghệ đệm vốn.
Bên cạnh việc mở rộng nhà máy, văn phòng làm việc của Nike cũng đang trong quá trình được
mở rộng đi kèm là 3 garage đậu xe. Tổng giá trị của việc mở rộng văn phòng ước tính lên đến
$350 triệu đô la.
15
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Nguồn: hnbmg.com

4.2.2. Hệ thống công nghệ thông tin


Dù đứng trong hàng đầu những công ty sản xuất giày và quần áo thể thao nhưng những mô
hình kinh doanh của Nike không còn được mới đã trở nên châm chạp và lỗi thời so với đối thủ
của nó là Adidas điểu này phải dẫn chứng ở vào một phen “lao đao” của Nike vào đầu năm
2017, khi giá cổ phiếu chỉ vào khoảng 52 USD và doanh thu chỉ đạt 33,5 tỷ USD. Nike đã chứng
minh được việc chuyển đổi số mang đến sự thay đổi tích cực bằng nỗ lực của mình. Không chỉ
dừng lại ở việc hiện diện trên sàn thương mại điện tử, Nike đã có hàng loạt những bước đi đột
phá trong hành trình chuyển đổi số của mình với sự ra mắt của:
+ Ứng dụng SNKRS - công cụ mua sắm giày dép hàng đầu thế giới
+ Cửa hàng trực tuyến Nike iD - nơi bạn có thể tự tay thiết kế đôi giày mang dấu ấn cá
nhân của mình
+ Nike Fit - phần mềm tư vấn size giày thông minh
NHờ sự đổi mình linh hoạt, Nike đã thành công trong công cuộc chuyển đổi số, giá cổ phiếu
tăng từ 53 USD lên 88 USD, doanh thu cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD chỉ trong gần 2
năm (từ đầu năm 2017 đến tháng 7/2019)
Nguồn : Cafebiz

4.2.3. Quản lý nguồn nhân sự


Nike đã đưa ra các quy tắc áp dụng đối với các nhà máy hợp đồng về lao động :
- Forced labour: Các nhà máy hợp đồng không được ép buộc lao động dưới bất kì hình
thức nào.
- Child labour: Công ty không được thuê người lao động dưới 18 tuổi để sản xuất giày và
dưới 16 tuổi để sản xuất quần áo hay các dụng cụ khác.
- Compensation: Các nhà máy phải trả lương cho người lao động ít nhất mức lương cơ
bản hay mức lương phổ biến trong ngành, cung cấp đầy đủ các bản kê khai cho mỗi kì trả
lương và không giảm tiền lương người lao động vì lý do kỷ luật
- Benefits: Các công ty cung cấp cho tất cả người lao động những quyền lợi hợp pháp
trong công ty
- Hours of Work/Overtime: Các công ty phải thực hiện giờ làm việc đã được quy định,
phải cho phép người lao động nghỉ một ngày trong 7 ngày, và yêu cầu không quá 60 giờ làm
việc trong 1 tuần
16
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
- Environment, safety, health (ES&H): Giảm tác động đến môi trường xung quanh, giảm
các tai nạn và ốm đau có liên quan đến lao động, và cải tiến sức khỏe tổng quát cho tất cả
người lao động
- Documentation and Inspection: Các nhà máy hợp đồng phải lưu lại dưới dạng các văn
bản về việc áp dụng, tuân thủ theo quy tắc quản lý và các luật được yêu cầu; đồng ý cung cấp
các văn bản này cho Nike; đồng ý việc kiểm tra có hoặc không có báo trước
Ngoài ra đối với nhân viên của Nike sẽ thường có những hoạt động:
- Chuyển giao:
+ Việc bầu chọn cho một chức vụ lãnh đạo mới luôn được coi như một sự kiện quan
trọng đánh dấu sự thành đạt trong nghề nghiệp của mỗi nhân viên ở Nike
+ Tổ chức các buổi giới thiệu thành viên mới để mọi người trong công ty có cơ hội làm
quen với nhau để từ đó tạo được mối quan hệ một cách rộng tãiđể thực hiện tốt công việc
mới của họ.
- Củng cố:
+ Nike thường tổ chức các cuộc thi trong các đơn vị để biểu dương các cánhân, đơn vị có
thành tích cao.
+ Tổ chức các sự kiện để khẳng định mục tiêu của công ty.
- Nhắc nhở: Hằng năm Nike tổ chức bình chọn đơn vị có các sản phẩm có chất lượng tốt,
kiểu dáng đẹp nhất của công ty. Qua đó kiểm tra lại các công đoạn sản xuất sản phẩm.
- Liên kết:
+ Ở các đơn vị nước ngoai của Nike vào dịp Giáng Sinh, các giám đốc đều rời văn phòng của
mình để đi tới các phòng ban khác của nhân viên để gặp gỡ, bắt tay và chúc mừng các nhân
viên của mình
+ Còn với Việt Nam, các dịp lễ Tết các nhân viên được quây quần bên nhauđể giao lưu, trao
đổi những vấn đề kể cả trong công việc lẫn cuộc sống thường ngày.
Nguồn: Văn hóa doanh nghiệp Vingroup và Nike
Yếu điểm trong quản lý nhân sự của nike
Gần đây, một cựu nhân viên đã cáo buộc Nike phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc Croatia
của anh ta. (link)

17
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
Bốn cựu nhân viên nữ của Nike đã đệ đơn kiện tập thể chống lại công ty vào tháng 8 năm
2018. Theo những phụ nữ này, Nike có văn hóa công ty độc hại đối với phụ nữ. Những người
phụ nữ đã đệ đơn kiện công ty vì cho rằng công ty đã vi phạm Đạo luật trả lương bình đẳng.
Những người phụ nữ cho biết công ty tham gia vào việc thiên vị trả lương theo giới tính một
cách có hệ thống, trong đó nam giới được trả nhiều hơn nữ giới cho cùng một khối lượng công
việc. (link)
4.2.4. Phát triển công nghệ
Đánh giá về các bản phát hành của Nike vào các năm và thực tế là thậm chí họ đã bắt đầu
sử dụng Trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy doanh số bán hàng và hiểu rõ hơn về mong muốn của
người tiêu dùng.
Một trong những đôi giày thể thao tương lai nhất hiện nay trên thị trường, Nike Air Max
2090 đã được tạo ra với mục đích chứng minh công nghệ đang thay đổi quy trình thiết kế giày
dép ngay bây giờ như thế nào. Nhờ sự cải tiến mạnh mẽ của công nghệ, hãng đã có thể xem
xét lại ý tưởng về tốc độ và cấu trúc nhẹ gắn liền với ô tô điện, trong khi vẫn đảm bảo độ bền.
Với công nghệ ngày càng tiến bộ cho phép kéo dài thời gian mòn và giảm mệt mỏi, sự thoải
mái là hàng đầu của loại giày này, hệ thống đệm là một bước tiến vượt bậc so với giai đoạn
ban đầu thô sơ của nó.
YẾU ĐIỂM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA NIKE
Việc Nike quá phụ thuộc vào trang phục thể thao hoặc thiếu đa dạng hóa là một điểm yếu
lớn. Đại dịch Covid 19 đã ngăn cản sự tương tác và tụ tập và các sự kiện thể thao bị hủy bỏ
hoặc hoãn lại. Một số đội thể thao đang trên bờ vực sụp đổ. Nếu Covid kéo dài, tổn thất của
Nike có thể rất thảm khốc. (link)

V. PHÂN TÍCH SWOT


5.1. Thế mạnh
1.1. Thương hiệu lâu đời, giá trị lớn
1.2. Thị phần lớn, khách hàng trung thành
1.3. Chi phí sản xuất thấp, hệ thống sản xuất ổn định
1.4. Thế mạnh Marketing
18
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NIKE TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 64B – NHÓM 4
1.5. Tài trợ cho nhiều ngôi sao lớn
1.6. Chất lượng sản phẩm cao
1.7. Thế mạnh R&D
5.2. Điểm yếu
2.1. Điều kiện lao động kém
2.2. Phụ thuộc vào thị trường Mỹ
2.3. Sản phẩm thiếu đa dạng
2.4. Chưa phù hợp với văn hóa Trung Quốc
2.5. Phụ thuộc vào các nhà bán lẻ
5.3. Cơ hội
3.1 Thị trường mới nổi
3.2. Sự phát triển của công nghệ
3.3. Giảm sự phụ thuộc vào các bên bán lẻ
3.4. Nhu cầu tăng cao hậu Covid
5.4. Nguy cơ
4.1. Hàng giả
4.2. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
4.3. Suy thoái kinh tế
4.4. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
4.5. Sự quay lưng của thị trường TQ
4.6. Hình ảnh bị tổn hại do các vụ kiện

19

You might also like