You are on page 1of 34

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH, GIẢI THÍCH CÁC NỘI


DUNG TRÊN CÁC CHỨNG TỪ VẬN TẢI - GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU”

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thành Trung

Lớp: CĐ LOGT26N

Danh sách sinh viên:

1. Nguyễn Hoàng Bảo Hân


2. Huỳnh Thị Kim Ngọc
3. Nguyễn Thị Thân
4. Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
5. Cao Thị Thùy Trâm
6. Nguyễn Trần Bảo Ngọc
7. Lê Thị Ly Trà

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

PHẦN TRĂM ĐÁNH


STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
HOÀN THÀNH GIÁ

Nguyễn Hoàng Chương 3.


1 2202421 100% Tốt
Bảo Hân Tổng hợp bài word.

Huỳnh Thị Kim Chương 2: Commercial


2 2205150 100% Tốt
Ngọc Invoice

Nguyễn Thị
3 2202386 Chương 2: Seaway Bill 100% Tốt
Thân

Huỳnh Thị Mỹ
4 2201702 Chương 2: Packing List 100% Tốt
Hạnh

Cao Thị Thùy Chương 2: Booking


5 2200456 100% Tốt
Trâm Confirmation

Nguyễn Trần
6 2203916 Chương 1 100% Tốt
Bảo Ngọc

7 Lê Thị Ly Trà 2202233 Chương 2: Bill of Lading 100% Tốt


MỤC LỤC
DANH TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


CO, LTD Company Limited Công ty trách nhiệm hữu
hạn
FWD Forwarder Người giao nhận vận tải
LCL Less than container load Hàng lẻ
VGM Verified Gross Mass Khối lượng container
kg kilogram Ki - lô - gam
SI Shipping Instruction Hướng dẫn gửi hàng
HBL House Bill of Lading Vận đơn nhà
MBL Master Bill of Lading Vận đơn hãng tàu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CY Container Yard Bãi chứa container
ICD Inland Container Depot Cảng khô
D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
IT Information Technology Ngành kỹ thuật
R/D
DET Detention Phí lưu container tại kho
DEM Demurrage Phí lưu container tại bãi
C/O Certificate of original Giấy chứng nhận xuất xứ
LC Letter of credit Thư tín dụng
Thanh toán bằng điện
TT Telegraphic Transfer
chuyển tiền
BL Bill of Lading Vận đơn đường biển
A/N Arrival Notice Giấy thông báo hàng đến
CFS Container Freight Station Kho lẻ
(phiếu) EIR Equipment Interchange Phiếu ghi lại tình trạng
Receipt container
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
LỜI MỞ ĐẦU

Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì
nó đảm bảo sự lưu thông hàng hóa, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp
chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và
bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chúng ta không thể không nói
đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không thể tách
rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Quy mô của hoạt động xuất
nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp
khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển
mạnh mẽ cả về chiều rộng, chiều sâu.

Việt Nam thực sự đã có những bước tiến đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của
nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua
các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế
của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ,
giúp đưa hàng hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường thế giới.

Hiện tại, nước ta có rất nhiều công ty FWD lớn, vừa và nhỏ đảm nhận nhiệm vụ làm
các thủ tục để xuất - nhập khẩu lô hàng giúp các doanh nghiệp. Một trong những công
ty FWD có cả công ty TNHH AlphaTrans. Qua đề tài này, chúng em muốn làm rõ quy
trình giao nhận hàng hóa của một công ty TNHH AlphaTrans.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty AlphaTrans

Hình 1.1: Biểu tượng của công ty cổ phần AlphaTrans


- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ALPHATRANS VIỆT NAM.
- Tên quốc tế: ALPHATRANS VIET NAM COMPANY LIMITED.
- Tên giao dịch nước ngoài: ALPHATRANS VIET NAM CO, LTD.
- Trụ sở chính: 28/46, Cô Bắc, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Giám đốc/đại diện pháp luật: Ngô Lệ Kim.
- Mã số thuế: 0312963775.
- Ngày hoạt động: 09/10/2014 (đã hoạt động được 9 năm).
- AlphaTrans là một công ty hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ Logistics, vận
chuyển hàng đường hàng không, đường biển, dịch vụ khai báo hải quan, hàng
dự án và vận chuyển hàng nội địa. Với các văn phòng đặt tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương. Hệ thống đại lý mạnh tại
cước 150 nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Poland,…
đảm bảo năng lực về dịch vụ cũng như mức giá cước cực kỳ cạnh tranh

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty TNHH AlphaTrans được thành lập vào năm 2014 với tên gọi công ty
vận tải Alpha, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đường bộ. Ban
đầu, công ty chỉ có số lượng nhỏ các xe tải và nhân viên nhưng sau đó đã nhanh chóng
mở rộng và phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc vận chuyển hàng
hóa quốc tế, công ty quyết định mở rộng hoạt động trong lĩnh vực Logistics và bắt đầu
cung cấp dịch vụ Logistics từ năm 2014. Từ đó, công ty đã phát triển mạnh mẽ và đa
dạng hóa dịch vụ, bao gồm các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường sắt và
hàng không, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ đóng gói và bảo vệ hàng hóa, và nhiều
hơn nữa.

1
Với việc đầu tư vào công nghệ và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công ty
TNHH AlphaTrans đã trở thành một trong những công ty Logistics hàng đầu tại Việt
Nam. Hiện nay, công ty đã có một mạng lưới rộng khắp cả nước và cung cấp dịch vụ
vận chuyển chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

1.3 Dịch vụ của công ty


Công ty TNHH AlphaTrans là một công ty vận tải chuyên nghiệp cung cấp
nhiều dịch vụ vận tải khác nhau. Sau đây là một số dịch vụ của công ty:
- Vận chuyển hàng hóa: công ty cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa bằng
đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
- Cho thuê xe tải: công ty cung cấp cho thuê các loại xe tải để vận chuyển hàng
hóa từ nhỏ đến lớn.
- Chuyển phát nhanh quốc tế: công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế để đáp ứng những nhu cầu vận chuyển hàng hóa của quốc tế của khách
hàng.
- Dịch vụ kho bãi: công ty cung cấp dịch vụ lưu kho và bãi giữ của khách hàng.
- Dịch vụ lô hàng: công ty cung cấp dịch vụ vận tải lô hàng trên các tuyến đường
thường xuyên.
- Dịch vụ logistics: công ty cung cấp các dịch vụ logistics như quản lý kho bãi,
quản lý đơn hàng, đơn vị vận chuyển và quản lý chi phí.
- Dịch vụ tư vấn vận tải: công ty cung cấp dịch vụ tư vấn về vận tải gồm việc
lựa chọn phương tiện và tuyến đường tối ưu.
Tóm lại, công ty Alphatrans cung cấp đa dạng các dịch vụ vận tải để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.

1.4 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH AlphaTran
Công ty TNHH AlphaTrans chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển,
logistics và dịch vụ vận tải. Các sản phẩm và dịch vụ chính của công ty bao gồm:
- Vận chuyển đường bộ: công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vật
liệu xây dựng, máy móc, thiết bị và hàng hóa quý giá trên đường bộ. Công ty
đảm bảo chất lượng, an toàn và đúng tiến độ của hàng hóa.
- Vận chuyển đường biển: công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên
đường biển, từ cảng này tới cảng khác trên thế giới.
- Vận chuyển hàng không: công ty đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và tài
sản quý giá đến các địa điểm trên toàn cầu thông qua các chuyến bay hàng đầu.
- Logistics: công ty cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng như kho bãi, lưu trữ,
bảo quản hàng hóa, nhập khẩu, xuất khẩu, tư vấn hỗ trợ khách hàng về các thủ
tục liên quan đến điều hành vận chuyển hàng hóa và Logistics.

2
- Dịch vụ hậu cần và tư vấn: công ty cung cấp các dịch vụ hậu cần và tư vấn
phù hợp với nhu cầu của khách hàng như thủ tục hải quan, kiểm tra và đóng gói
hàng hóa, vận hành hệ thống kho bãi và vận tải.
- Vận tải quốc tế: công ty cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế phục vụ nhu cầu của
khách hàng trên toàn cầu, từ việc tư vấn đến thực hiện và hoàn thành các đơn
hàng.

1.5 Giới thiệu cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Công ty TNHH AlphaTrans là một công ty chuyên về vận chuyển hàng hóa và
dịch vụ Logistics. Các bộ phận chính trong công ty bao gồm:

1.5.1 Giám đốc


Là người năng động, giỏi chuyên môn, chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty
và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, điều hành và ra quyết định cho mọi
hoạt động của công ty. Giám đốc có quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ cấp dưới, khen
thưởng, kỷ luật đối với các nhân viên của công ty.
1.5.2 Phó giám đốc
Là người hỗ trợ cho giám đốc điều hành tốt công ty, phân tích đánh giá hiệu
quả kinh doanh của công ty theo định kỳ quy định. Phó giám đốc trực tiếp phụ trách
các phòng tiếp thị và chào giá, phòng chứng từ hàng xuất - hàng nhập, phòng thủ tục
hải quan, phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán.
1.5.3 Phòng kinh doanh
Đảm nhận việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mới, giới thiệu các dịch vụ của
công ty đến khách hàng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

3
1.5.4 Phòng vận chuyển
Chịu trách nhiệm về việc phân bổ lô hàng, quản lý nhân lực và phương tiện vận
chuyển, đảm bảo an toàn và chất lượng của quá trình vận chuyển.
1.5.5 Phòng tài chính
Quản lý các khoản chi phí của công ty, tính toán và lập báo cáo tài chính, đảm
bảo sự ổn định tài chính của công ty.
1.5.6. Phòng nhân sự
Đảm nhận quản lý nhân sự tuyển dụng và đào tạo nhân viên, xây dựng và duy
trì môi trường làm việc tích cực trong công ty.
1.5.7. Phòng marketing
Nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu
của công ty.
1.5.8. Phòng hành chính
Quản lý và giám sát việc hoạt động của các bộ phận khác, đảm bảo công việc
trong công ty diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
1.5.9. Phòng IT
Đảm nhận việc quản lý hệ thống IT, cung cấp và hỗ trợ các phần mềm và phần
cứng cho các bộ phận khác trong công ty.
1.5.10. Phòng dịch vụ khách hàng
Hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tin
tưởng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty.

1.6 Tình hình nhân sự của công ty


Theo như thông tin tại trang web chính thức của công ty, hiện tại AlphaTrans có
khoảng 100 nhân viên làm việc tại các văn phòng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng. Tuy nhiên, thông tin này có thể thay đổi theo thời gian và cũng có khả
năng không phản ánh chính xác tình hình hiện tại của công ty.

4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ
2.1 Booking Confirmation

Hình 2.1: Booking Confirmation

2.1.1 Booking Confirmation là gì?


- Booking Confirmation hiểu đơn giản là xác nhận đặt chỗ.
- Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, sau khi người thuê tàu và hãng tàu/FWD đạt
được thỏa thuận về giá cước, hãng tàu sẽ gửi lại một xác nhận với người thuê
tàu rằng họ đã đặt được hay giữ được chỗ trên tàu/giữ được containers để chở
hàng.
- Có được xác nhận này tức là bạn đã có một lệnh yêu cầu cung cấp container
rỗng. Xác nhận đó chính là Booking Confirmation hay Booking Note.
5
- Booking Confirmation có thể được phát hành bởi Hãng tàu hoặc bởi FWD tùy
thuộc chúng ta đặt cước với ai.
Booking Confirmation được gửi tới ai?
Booking Confirmation sẽ là chứng từ do người đặt chỗ (shipper) gửi cho các
đơn vị vận tải. Quy trình có thể như sau:
- Trường hợp 1: Shipper đi qua dịch vụ FWD: lúc này shipper không trực tiếp
liên hệ với hãng tàu mà sẽ thông qua một đơn vị trung gian. Vì vậy, họ sẽ
không trực tiếp gửi xác nhận đặt chỗ cho hãng tàu mà gửi cho các đơn vị hỗ trợ
mình là công ty FWD. Sau đó công ty FWD sẽ gửi cho hãng.
- Trường hợp 2: Shipper đi trực tiếp qua hãng tàu, lúc này thay vì gửi gián tiếp
cho bên thứ ba như ở trường hợp trên thì shipper sẽ liên hệ trực tiếp với hãng
tàu, hãng bay để trả booking confirmation.

2.2.1 Nội dung chứng từ


CARRIER – Hãng tàu: PAN OCEAN
Địa chỉ: 89 đường Pasteur, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số điện thoại: 84 - 8- 8228225
Fax: 84 - 8 - 8228272
BOOKING NO. – Số booking: MACSGN19040089
SHIPPER - Người gửi hàng: AlphaTrans
CONTAINER NO /TYPE – Thông tin về container (Số container, loại container):
Kích thước: 45GP*1 - container khô 40’ cao x 1
Loại: general purpose - Container chở hàng bách hóa
DOC. CLOSING TIME - Hạn cuối xác nhận SI với hãng tàu: 09/08/2019 12:00:00
ETD PLACE – Địa điểm khởi hành, thời gian dự kiến tàu đi: Container Operator,
11/08/2019 21:00:00
BOOKING CREATE DATE - Ngày tạo đặt chỗ: 04/08/2019
VESSEL – Tên tàu: SM HoChiMinh
VOYAGE - Số chuyến: 1905W
ETA PLACE – Địa điểm dỡ hàng, thời gian dự kiến tàu đến: R/D Term CY/CY,
11/08/2019
PLACE OF RECEIPT - Nơi hạ bãi: Ho Chi Minh City, Vietnam
PORT OF LOADING – Cảng bốc hàng: Ho Chi Minh City, Vietnam
PORT OF DISCHARGE – Cảng dỡ hàng: BangKok, ThaiLand
PLACE OF DELIVERY- Nơi nhận hàng: BangKok, ThaiLand
CLOSING TIME - Thời gian cắt hàng: 10/08/2019 23:59:00
GROSS WEIGHT (KGS) - Tổng trọng lượng hàng hóa: 20,000.000
LADEN TERMINAL - Nơi lấy hàng: Cat Lai Terminal
REMARKS - Nhận xét: duyet lenh 89 Pasteur
EMPTY PICK-UP PLACE - Nơi lấy container rỗng: Tan Viet Khanh
6
EMPTY PICK-UP CONTACT POINT- Liên hệ lấy container rỗng: Tan Viet Khanh
Số điện thoại: 84-(274)-3794388
STUFFING PLACE – Nơi hạ bãi: WH
BOOKING VALIDITY- Hiệu lực đặt chỗ: từ 04/05/2019 đến 04/11/2019
OPERATION CONTACT- Thông tin liên hệ công ty:
Số điện thoại: 84-8-8228225
Fax: 84-8-8228272
ATTENTION - chú ý :
1. This Booking Confirmation is related to your declared data(s). Please check all
details to ensure if it is the same details as you declare: Xác nhận đặt chỗ tàu
này có liên quan đến các dữ liệu đã khai báo của bạn. Vui lòng kiểm tra tất cả
các chi tiết để đảm bảo nếu đó là những chi tiết giống như bạn khai báo.

Shipper is fully responsible for any liabilities or losses incurred as a result of


any incorrect or incomplete information contained in this Booking
Confirmation: Người gửi hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kỳ trách nhiệm
pháp lý hoặc tổn thất nào phát sinh do bất kỳ thông tin không chính xác hoặc
không đầy đủ nào có trong “xác nhận đặt chỗ” tàu này.

2. Please fill other details such as seal no., gross weight... for laden container
delivery purpose: Vui lòng điền các chi tiết khác như số, con dấu niêm phong,
tổng trọng lượng...cho mục đích giao hàng container.

2.2.2 Quy trình xuất


Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng ngoại thương
- Phân biệt loại hình kinh doanh với các loại khác. Chuẩn bị SI.
- Cần lưu ý về cảng đi và cảng đến là gì, thời gian cam kết giao hàng cho khách
hàng, điều khoản.
- Incoterm trong hợp đồng quyết định giá và trách nhiệm, phương thức thanh
toán, yêu cầu quy cách đóng hàng, hướng dẫn về carrier bill, …

Bước 2: Thực hiện công việc trước khi đóng hàng


- Đăng ký kiểm định, đăng ký giám định, hun trùng, bảo hiểm, …
- Lấy booking: là việc đặt trước vị trí chỗ trên tàu cho lô hàng.
+ Email.
+ Lên carrier website.
+ INTTRA web portal.
- Liên hệ với hãng vận chuyển nội địa để đưa hàng ra khỏi cảng. Thường sai sót
như lấy booking trễ không kịp duyệt lệnh, …
Lưu ý: Lưu ý điều khoản giao hàng Incoterm để đặt booking cho đúng.
7
Bước 3: Kéo container rỗng về kho để đóng hàng
- Đọc kĩ carrier booking để biết cách lấy container rỗng.
+ Sử dụng trực tiếp carrier booking.
+ Gửi yêu cầu cho carrier qua email để họ xác nhận việc lấy container
rỗng.
+ Đến văn phòng của hãng tàu tại đầu xuất để duyệt lệnh lấy container.
- Ngày lấy container rỗng: DET, DEM
- Kiểm tra container rỗng kỹ càng trước khi lấy container: sàn, cửa, mùi, gầm,…
container.

Bước 4: Đóng hàng


- Kết hợp thực hiện ở bước 2.
- Làm invoice, packing list, export license.
- Làm tờ khai hải quan điện tử. Đính kèm đủ chứng từ theo yêu cầu (hóa đơn
thương mại, packing list, …)
Lưu ý:
- Cần nắm rõ về số lượng hàng hóa, trọng lượng, số gói.
- Đóng hàng theo yêu cầu của khách hàng.
- Dùng seal tạm sau khi đóng hàng, không dùng seal carrier vì lỡ bị kiểm hóa ở
hải quan thì phải cắt bỏ và bấm lại. Sẽ mất phí cấp lại seal.
- Nếu là LCL thì không có bước này mà cần chuẩn bị xe tải để đóng hàng từ nhà
máy ra kho.

Bước 5: Làm thủ tục tại cảng và thông quan tờ khai


- Thực hiện tiếp ở bước 2.
- Làm việc với hải quan để thông quan.
- Thanh lý tờ khai.
- Vào sổ tàu.

Bước 6: Thực hiện thủ tục với bên vận chuyển


- Khai thông tin hàng (SI).
- Khai trọng lượng lô hàng bốc lên tàu - VGM.
+ Nếu là hàng LCL thì phải xác nhận VGM gốc chung với hàng khi hàng
vào kho FWD và khai báo hải quan xong trước khi mang hàng LCL vào
kho FWD.
+ VGM hàng container nộp cùng lúc hạ container hoặc nộp trực tiếp trên
website của cảng.
- Thanh toán phí và cước (phí seal, phí chứng từ, …)

8
Bước 7: Hoàn thiện Bộ chứng từ và bàn giao chứng từ
- Xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O, tùy lô hàng.
- Mua bảo hiểm cho lô hàng.
- Tập hợp và bàn giao chứng từ cho consignee.

Bước 8: Thanh toán khoản hợp đồng.

2.2.3 Quy trình nhập


Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ và theo dõi hàng hóa.
- Bộ hồ sơ bao gồm: Commercial Invoice, Packing list, BL, C/O… Cần kiểm tra
xem chính xác chưa và có cần bổ sung gì không.
- Kiểm tra xem hàng hóa có cần giấy phép nhập khẩu hay không.
- Theo dõi tình trạng hàng hóa để chủ động giải quyết vấn đề phát sinh trên
đường, nếu bị trì hoãn thì kịp thời thông báo đến khách hàng hoặc chủ động
điều chỉnh kế hoạch sản xuất/bán hàng.
- Ngoài ra chủ động trong việc chuẩn bị chứng từ. Có thể theo dõi qua:
+ Sử dụng web của carrier
+ Sử dụng web track-trace
- Khai Manifest cho hàng nhập: Carrier/FWD chịu trách nhiệm khai Manifest.
Manifest phải được khai trong vòng 24 tiếng trước khi tàu cập cảng đầu tiên của
Việt Nam.
- Tiền thanh toán: Nhà nhập khẩu thực hiện các bước đầu tiên của hoạt động
thanh toán như: mở LC nếu thanh toán bằng LC; TT ứng trước nếu thanh toán
TT trả trước hoặc,…lên ngân hàng phục vụ bên nước nhập khẩu,...

Bước 2: Khai báo và truyền tờ khai Hải quan nhập khẩu trên phần mềm Khai hải quan.
Bao gồm:
- Commercial Invoice, Packing list, BL, C/O
- Sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS để khai Hải quan và truyền dữ liệu.
- Nhận phản hồi về phân luồng Tờ khai trên phần mềm.
- In toàn bộ tờ khai nhập khẩu đã phân luồng và đi nộp thuế nhập khẩu. Có thể
chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc nộp thuế Hải quan điện tử
qua cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7.

Bước 3: Đi lấy D/O


Trước khi tàu cập cảng khoảng 1 đến 2 ngày, hãng tàu/FWD sẽ gửi A/N đến
consignee.
Chú ý: Nên đọc kỹ các yêu cầu về lấy D/O trong A/N. Vì một số hãng tàu bắt
buộc phải ký hậu bill, một số phải kèm theo A/N…
Lưu ý khi xem A/N:
9
- Ngày tàu cập cảng, cảng tàu cập là cảng nào, nếu là hàng lẻ thì cần biết CFS ở
đâu.
- Ngoài ra kiểm tra số container, số seal, số lượng hàng, số cân.
- Tiền cước.
- Số MBL, HBL

Trường hợp hãng tàu dùng eD/O (lệnh giao hàng điện tử):
- Nếu là B/L gốc: Sau khi chuyển khoản phí local charge cho hãng tàu, chuẩn bị
Chứng từ: Original BL và giấy giới thiệu, đi đến hãng tàu/FWD để nộp.
- Nếu là B/L điện: chuyển khoản phí local charge cho hãng tàu.
Kết quả: nhận được mail e-D/O, giấy hạ container rỗng, giấy cược container,
hóa đơn phí local charge, phí lưu container...qua email.

Trường hợp hãng tàu dùng lệnh giao hàng thủ công:
- Nếu là MBL, đi Hãng tàu: đóng tiền local charge, đóng tiền cược container và
lấy D/O giao thẳng hoặc rút ruột (đa số hãng tàu đều bắt bốc số và chờ tới số
mới làm).
- Nếu là HBL, đến công ty FWD: đóng tiền local charge tại FWD → nhận 2 bộ
D/O gồm 1 bộ “Master” D/O và 1 bộ “House” D/O (có tên của consignee) →
đến hãng tàu đóng tiền cược container và đóng dấu giao thẳng.
Kết quả: nhận lại Phiếu cược, D/O có đóng dấu “giao thẳng” còn hạn lấy
container (một số hãng tàu đã bỏ dấu này) và Giấy trả container rỗng.

Bước 4: Ra cảng làm thủ tục Hải quan.


Đăng ký tờ khai tại CCHQ CK Cảng Sài gòn Khu vực 1 – CL. Bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu.
+ Bill tàu.
+ Invoice.
+ Packing list.
+ C/O (nếu có).
- Rút tờ khai Hải quan Nhập khẩu đã thông quan tại bộ phận trả tờ khai.

Bước 5: Kiểm hóa containerainer hàng nhập tại bãi Cát Lái (dành cho luồng đỏ, luồng
vàng và xanh bỏ qua bước này).
- Gửi email hoặc đến phòng Thương vụ cảng Cát Lái làm thủ tục đăng ký chuyển
bãi kiểm hóa: nộp một bản photo D/O trên đó có ghi tên, số điện thoại của
người đi kiểm hóa. (Nếu biết chắc chắn là hàng sẽ bị kiểm hóa thì nên gửi mail
đăng ký Chuyển bãi kiểm hóa trước khi tàu cập cảng cát lái tối thiểu 4 tiếng,
container hàng nhập sẽ được chuyển trực tiếp từ tàu về bãi kiểm hóa).

10
- Đến phòng điều độ bãi container hàng nhập làm thủ tục cắt seal kiểm hóa/cắt
seal lấy mẫu:
+ Nộp D/O photo còn hạn lấy container có ghi thông tin người yêu cầu.
+ Yêu cầu cắt seal và giấy giới thiệu. Nhận lại phiếu yêu cầu cắt seal.
HIỆN TẠI, BẮT BUỘC LÀM PHIẾU CẮT SEAL QUA E - PORT,
sau đó in ra nộp.
+ Một số trường hợp, phải qua phòng kế toán ở kế bên đóng tiền bốc xếp.
Có nhiều loại phí, ví dụ: rút đóng hàng thủ công, rút đóng hàng bằng xe
nâng…
+ Khi đã chắc chắn là container hàng đã ở bãi kiểm hóa (nằm ở mặt đất,
nếu không thì báo nhân viên điều độ điều xe cẩu hạ container) thì mời
công chức Hải quan kiểm hóa xuống kiểm hóa (điều công nhân cảng cắt
seal đến cùng lúc).
+ Nhận lại tờ khai đã thông tại bộ phận trả tờ khai.

Bước 6: Khai eport và nhận mã e-port của cảng Cát Lái.


Hàng xuất hay nhập đều bắt buộc phải khai qua cổng e-port Cát Lái. Trường
hợp đã gia hạn D/O quá hạn thì phải đến phòng Thương vụ cảng nộp D/O có ghi mã e-
port đã khai để đóng tiền phí quá hạn tại bãi và nhận phiếu EIR.
Lưu ý: Xem kỹ mục hết hạn trên phiếu EIR để nhắc tài xế vào lấy container
cho phù hợp. VD: lấy container trước 10 giờ 59 phút hay lấy container trước 5 giờ 59
phút ngày hôm sau. HIỆN TẠI, BẮT BUỘC ĐÓNG TIỀN GIA HẠN LƯU BÃI
QUA E - PORT.

Bước 7: Thanh lý tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan.


Chuẩn bị 2 tờ danh sách container mã vạch (in trên web Tổng cục hải quan hoặc
in trên phần mềm khai hải quan) đến văn phòng đội giám sát cổng nộp hai bản danh
sách container mã vạch và nhận về một bản mã vạch có đóng dấu của công chức Hải
quan. (Nên kiểm tra lại trên e-port để biết container hàng nhập đã được thanh lý chưa).
HIỆN TẠI LÀ THANH LÝ HẢI QUAN TỰ ĐỘNG, không cần qua hải quan giám
sát, trừ trường hợp trục trặc.

Bước 8: Lấy container hàng nhập ra khỏi cảng Cát Lái.


Nhắn tin hoặc giao phiếu EIR hoặc mã e-port và phiếu mượn container/phiếu hạ
container rỗng của hãng tàu cho tài xế để kéo container về kho rút hàng và đi trả
container rỗng theo chỉ định trên phiếu.
Lưu ý khi dỡ hàng:
- Kiểm tra số seal xem có giống với số seal trên BL ko.
- Chụp cửa container, seal để làm bằng chứng để làm việc với các bên liên quan
trong trường hợp hàng bị hư hỏng.
11
- Chụp hình các giai đoạn dỡ hàng, các mặt container, sàn để có bằng chứng đưa
cho carrier xem tình trạng container bị bẩn, hư hỏng đã có sẵn trước đó.
- Chú ý thời gian rảnh của việc lưu bãi, lưu container để sắp xếp thời gian làm tờ
khai, chứng từ trong các mốc thời gian.

Bước 9: Nhận lại cược container ở hãng tàu


Hồ sơ gồm: EIR full, EIR rỗng, phiếu cược và giấy giới thiệu. Nhận lại tiền
cược container. Trường hợp container bị dơ hoặc hư hỏng…thì phải đóng thêm tiền
phí vệ sinh container bổ sung và phí sửa chữa container.

Bước 10: Cầm tiền cược container và tất cả chứng từ về quyết toán với công ty. Lưu
trữ bộ chứng từ.

2.2 Packing List


2.2.1 Khái niệm
Danh sách đóng gói (Packing list) hay còn gọi là bảng kê, phiếu chi tiết hàng
hóa, nó cung cấp cho các nhà xuất khẩu, các nhà giao nhận vận tải quốc tế và người
nhận hàng cuối cùng những thông tin về lô hàng của họ, gồm có: phương thức đóng
gói, kích thước, trọng lượng mỗi gói hàng, cũng như nhãn hiệu và số trên mặt ngoài
kiện hàng.
Là tài liệu hỗ trợ, bảng kê đóng gói rất cần thiết trong trường hợp bị trộm cắp
hoặc thiệt hại, để hỗ trợ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Danh sách đóng gói thường không được tiết lộ bất kỳ thông tin tài chính nào
liên quan đến lô hàng như tổng số lượng hàng hóa, đơn giá của các mặt hàng hoặc điều
khoản thanh toán.

2.2.2 Mục đích của Packing list


Giúp bên xuất khẩu và nhập khẩu tính toán được:
- Số lượng, trọng lượng hàng trong container là bao nhiêu?
- Số kiện, số pallet như thế nào? Có bao nhiêu kiện hàng nhỏ – to trong
container?
- Dỡ hàng bằng tay hay xe nâng?
- Thời gian dỡ hàng là bao lâu, giúp tính toán số lượng hàng có thể dỡ trong một
ngày. Điều này rất quan trọng, vì người mua sẽ bố trí được nhân lực hợp lý để
lấy hàng và chuẩn bị kho bãi.
- Tìm được sản phẩm của doanh nghiệp nằm ở kiện hàng, pallet nào? Nếu sản
phẩm bị lỗi có thể khiếu kiện nhà sản xuất, với thông tin trên họ có thể tìm ra ca
sản xuất, số máy, người phụ trách và kiểm tra lỗi cho doanh nghiệp.
- Sắp xếp diện tích kho để chứa hàng.

12
- Sắp xếp được phương tiện vận tải đường bộ như thế nào, loại xe gì, kích thước
bao nhiêu phù hợp?
- Xếp dỡ hàng bằng thiết bị chuyên dụng hay thuê công nhân?

2.2.3 Chức năng của packing list


- Được sử dụng để khai báo nhà cung cấp vận chuyển phát hành vận đơn.
- Là chứng từ hỗ trợ việc thanh toán, nhưng hàng hóa phải tương ứng với những
gì được mô tả trên Packing List.
- Là chứng từ bắt buộc để thực hiện khai báo hải quan khi xuất nhập khẩu.
- Để người mua kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng.
- Chứng từ để hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư
hỏng, thiệt hại đối với hàng hóa.

13
2.2.4 Chi tiết

Hình 2.2.4: Packing list


Nội dung chi tiết:
Số: SK050419
Ngày: 05/04/2019
Người bán hàng: Lien Hiep Phat Producing and Trading Co.Ltd

14
Địa chỉ: Số 117, Đường 06 Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Người đại diện: Ông Đặng Thế Hoài – Giám Đốc

Người nhận hàng: SIAM KANTA- LHP (THAILAND) Co., LTD


Địa chỉ: 111/6 THANON MITTRA PHAPTAMBON MUENG PHON AMPHOE
PHON CHANG WAT KHONKAEN 40120 THAILAND
Số điện thoại: +66 43306360 / 846556264
Người đại diện: Ông PANYAVIT CHAROENPANCHAI - Giám Đốc

Cảng bốc hàng: Cảng Cát Lái , Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cảng dỡ hàng: Bangkok, Thái Lan
Loại container: container 40’ cao, container khô
Tên hàng: phụ kiện cho bếp gas, bộ điều chỉnh, ống gas và võng

Hình 2.2.4.1: Danh mục sản phẩm trong packing list

Container chở hàng 40 feet


Tổng cộng được đóng gói trong 760 gói
Tổng khối lượng tịnh: 15.493 kg.
Tổng trọng lượng: 15.526 kg
Tổng khối lượng: 45 m3.

2.3 Commercial Invoice


2.3.1 Khái niệm
Là một loại chứng từ minh chứng hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Hóa
đơn thương mại được phát hành bởi bên bán cho bên mua và nhận số tiền tương ứng

15
mà bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ buộc phải thanh toán cho bên bán theo
các điều khoản đã đặt ra.
Hóa đơn do ai cấp:
- Hóa đơn do người bán làm ra, ghi rõ số tiền mà người mua phải thanh toán.
Người mua sẽ thực hiện việc thanh toán theo số tiền ghi trên hóa đơn.
- Đây là văn bản pháp lý do người bán cấp cho người mua trong giao dịch quốc
tế và đóng vai trò là hợp đồng và bằng chứng mua bán giữa người mua và
người bán.
- Số lượng bản gốc – bản copy thường quy định: nếu không có thỏa thuận gì
khác, thông thường người bán ký, phát 1 bộ ba bản gốc: “in triplicate” (02 bản
gốc là “in duplicate”)

2.3.2 Chi tiết

16
Hình 2.3.2: Commercial Invoice

Người bán: Lien Hiep Phat Producing and Trading Co.,Ltd


Địa chỉ: Số 177, đường 06 phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, thành phố Hồ
Chí Minh.
No (Số chứng từ): SK050419.
Ngày tạo chứng từ: 05/04/2019.

Người mua: SIAM KANTA-LHP ( THAILAND )Co.,LTD.


Địa chỉ: 111/6 THANON MITTRA PHAPTAMBON MUENG PHON AMPHOE
PHON CHANG WAT KHONKAEN 40120 THAILAND
Số điện thoại: +66 43306360 / 846556264
Sản phẩm: phụ tùng bếp gas, điều hòa, ống gas và võng.

Hình 2.3.2: Danh mục giá thành sản phẩm và số tiền cần thanh toán

2.4 Bill of Lading


2.4.1 Khái niệm
Được gọi là vận đơn đường biển chính là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, do chính người vận chuyển lập, ký và cấp. Trong đó người vận chuyển sẽ
xác nhận hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và cam kết rằng số hàng hóa đó
sẽ đến được đến tay người nhận tại cảng đích với chất lượng tốt và đầy đủ số lượng
như được ghi trên giấy tờ.

Nói một cách khác thì BL chính là chứng từ do bên vận chuyển phát hành cho
người gửi hàng, để xác nhận đã nhận hàng và sẽ vận chuyển số hàng đó đến tay người
nhận được ủy quyền. Có thể ví vận đơn đường biển như một bằng chứng về giao dịch
hàng hóa giữa người gửi và người vận chuyển.

17
2.4.2 Chức năng của BL
- Là bằng chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng.
- Có thể xem như một loại giấy tờ dùng để thanh toán tại ngân hàng vì nó chứng
minh cho quyền sở hữu lô hàng, chính vì thế nên vận đơn gốc còn có thể mua
bán được.
- Còn có thể được xem là hợp đồng vận chuyển được ký. Trong trường hợp thuê
tàu chuyến thì người vận chuyển sẽ ký kết với người gửi hàng, còn trong trường
hợp thuê tàu chợ thì hai bên sẽ ký giấy xác nhận lưu cước cho đến khi hàng lên
tàu thì hai bên mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm.

2.4.3 Các nội dung chính trên BL


- Number of bill of lading/bill no. (Số vận đơn): Được quy định bởi người phát
hành vận đơn, trong đó sẽ chứa các thông tin về hãng tàu nhận chở và logo của
hãng. Ngoài ra nó còn được dùng để tra cứu BL và khai báo với hải quan.
- Shipper (Người gửi hàng hay người xuất khẩu): Các thông tin của người gửi
hàng.
- Consignee (Người nhận hàng): Thông tin của người nhận hàng.
- Vessel name (Tên tàu): Ghi rõ tên tàu sẽ nhận vận chuyển cũng như mã hiệu
của chuyến đi.
- Port of lading – POL (Cảng xếp hàng): Tên và địa chỉ nơi bốc hàng lên tàu.
- Port of discharge – POD (Cảng dỡ hàng): Tên và địa chỉ nơi dỡ hàng xuống.
- Descriptions of good (Mô tả hàng hóa): Mô tả về hàng hóa được vận chuyển.
- Number of containers or packages (Số kiện và cách đóng gói hàng): Số kiện
hàng và cách đóng gói của mỗi kiện hàng sẽ khác nhau chính vì thế cần được
ghi rõ về số lượng hàng số thùng hàng để có thể dễ dàng kiểm soát trong quá
trình vận chuyển.
- Measurements/Volume (Thể tích hàng): cũng như số kiện và cách đóng gói thì
thể tích về khối lượng và thể tích bao bì của mỗi đơn hàng là không giống nhau
chính vì thế cần được thể hiện trên tờ vận đơn để bên chuyên chở có thể tiện
hơn trong việc bốc dỡ hàng hóa.
- Total Weight/ Gross weight (Trọng lượng tính cả bao bì).
- Freight and charges (Cước phí và phụ phí): thông tin về phí cũng như các phụ
phí sẽ phải trả sẽ được thể hiện rõ bằng số và bằng chữ. Các thông tin về hình
thức thu phí.
- Number of original bill of lading (Số bản vận đơn): thể hiện số bản vận đơn
gốc được phát hành.
- Place and date of issue (Thời gian và địa điểm cấp vận đơn): Thường sẽ là
ngày bốc dỡ hàng hoặc sẽ trễ hơn một ngày. Địa điểm sẽ là tên nước xuất khẩu
hàng đi.

18
- Carrier’s signature (chữ ký của người vận chuyển): Tại đây sẽ là chữ ký của
người vận chuyển hay của đại lý ủy quyền phát hành.
2.4.4 Phân loại vận đơn đường biển
2.4.4.1 Phân loại theo người nhận hàng
- Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Đây là loại vận đơn theo lệnh. Nếu không ghi
theo lệnh của ai thì người giữ vận đơn sẽ có thể nhận được hàng.
- Vận đơn đích danh (Straight B/L): Sẽ có thông tin chi tiết tên người nhận hàng
và chỉ có thể giao hàng khi người nhận hàng xuất trình các giấy tờ hợp lệ.
- Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Đây là loại vận đơn phổ biến nhất, người vận
tải sẽ phải giao hàng theo chỉ định của người gửi hàng. Nếu phía sau ký hậu có
ghi rõ tên người nhận thì lúc này vận đơn theo lệnh sẽ chuyển thành vận đơn
đích danh, còn nếu phần ký hậu để trống thì nó sẽ là vận đơn vô danh.
2.4.4.2 Phân loại theo tình trạng bốc hàng
- Vận đơn nhận hàng để chở: Sẽ được cấp khi hàng chưa qua lang can tàu và
cam kết hàng sẽ được xếp tàu như đã cam kết.
- Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Loại vận đơn này sẽ được cấp khi hàng đã qua
lang can tàu.
2.4.4.3 Phân loại theo tình trạng hàng
- Vận đơn không hoàn hảo: Sẽ xảy ra khi trên phần ghi chú của vận đơn có các
vấn đề như hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng, bao bì không còn nguyên vẹn,…
- Vận đơn hoàn hảo: Ngược lại với vận đơn không hoàn hảo thì trên phần ghi
chú sẽ không có các ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa.
2.4.4.4 Phân loại dựa trên theo hành trình chuyên chở và vận tải
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Hàng hóa sẽ được đi thẳng từ cảng xuất khẩu
đến cảng nhập khẩu.
- Vận đơn chở suốt (Through B/L): Hàng hóa sẽ được chuyển sang tàu trung
gian trong quá trình vận chuyển.
- Vận chuyển đa phương thức (Intermodal B/L): Hàng hóa được vận chuyển
theo nhiều phương thức hay qua nhiều tàu để đến cảng nhập khẩu.

2.4.5 Những điều cần lưu ý khi sử dụng BL


2.4.5.1 Tính pháp lý của vận đơn
Các thông tin trên vận đơn phải chính xác và cần phải chứa đầy đủ các thông tin
cần thiết để vận đơn có tính pháp lý, làm căn cứ cho các bên khi giao nhận hàng. Điều
này là rất cần thiết vì các tính huống không mong muốn như mất mát hàng hóa, hư
hỏng,… sẽ được xử lý dựa trên các thông tin được ghi trên vận đơn.
2.4.5.2 Kiểm tra thông tin của vận đơn
Cần kiểm tra các thông tin trên vận đơn để có thể chắc chắn các thông tin đó là
chính xác để có thể tránh việc xảy ra tranh chấp không mong muốn. Một số thông tin
cần kiểm tra kỹ như: loại hàng, số lượng, ngày giao dịch,…
19
Đây đều là các thông tin quan trong để giúp thuận tiện hơn cho việc vận chuyển cũng
như thanh toán. Người giao chỉ có thể giao hàng khi nhận được vận đơn gốc (thông
thường sẽ được chuyển đến người nhập khẩu trước khi hàng đến). Khi bản vận đơn
gốc được xuất trình thì các bản khác không còn hiệu lực giá trị nữa.

2.4.5 Phân tích chứng từ

Hình 2.4.5: Bill of Lading

Nội dung chứng từ:

20
- B/L No.: ATLLCB1904007.
- Shipper: LIEN HIEP PHAT PRODUCTION TRADING CO.,LTD.
Địa chỉ: Số 177, đường số 6 phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Consignee: SIAM KANTA- LHP (THAILAND) Co., LTD
Địa chỉ: 111/6 THANON MITTRA PHAPTAMBON MUENG PHON
AMPHOE PHON CHANG WAT KHONKAEN 40120 THAILAND
Số điện thoại: +66 43306360
-
- PLACE OF RECEIPT - Nơi hạ bãi: Ho Chi Minh City, Vietnam
- PORT OF LOADING – Cảng bốc hàng: Ho Chi Minh City, Vietnam
-

2.5 Seaway Bill


2.5.1 Khái niệm
Seaway Bill là một loại vận đơn nhằm đáp ứng tính nhanh gọn lẹ trong việc giải
phóng hàng cho consignee. SWB là phương thức giải phóng hàng thông qua hệ thống
mạng nội bộ website của hãng tàu hoặc FWD. Tuy nhiên bản chất không phải là một
vận đơn nên Seaway Bill được gọi là giấy gửi hàng đường biển.
Như vậy, có thể hiểu SWB là Hợp đồng vận chuyển giữa Khách hàng và Công
ty vận chuyển như Hãng tàu. Nó có thể làm dưới dạng file mềm như bản scan/file
cứng in ra giấy như bill nhưng trên bill có đóng chữ Negotiable – không có giá trị để
mua bán, không thương lượng do đó không thể chuyển cho bên thứ ba. Có nghĩa là
Seaway Bill không có tính sở hữu.
Theo Luật hàng hải Việt Nam về SWB: “Người giao hàng có thể thỏa thuận
với người vận chuyển về việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc
chứng từ vận chuyển khác và thoả thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này
theo tập quán hàng hải Quốc tế”.

2.5.2 Nội dung


Mặt trước Seaway bill gồm các nội dung chính như:
- Tiêu đề vận đơn;
- Số vận đơn;
- Tên người chuyên chở – Carrier;
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng – Shipper;
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng – Consignee;
- Bên được thông báo – Notify Party;
21
- Địa điểm nhận hàng (Place of Receipt);
- Địa điểm giao hàng (Place of Delivery);
- Cảng bốc hàng (Port of Loading);
- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge);
- Tên, số hiệu chuyến tàu (Vessel & Voyage No.);
- Thông tin về hàng hóa: Ký mã hiệu, số lượng,…;
- Tổng số tiền cước (Freight payable at);
- Nơi, ngày ký phát vận đơn (Date, Place of issue).
Mặt sau của vận đơn đường biển quy định rõ về các điều khoản do Đơn vị vận chuyển
chuẩn bị và in sẵn gồm một số nội dung:
- Điều khoản chung;
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở;
- Cước phí và phụ phí;
- Miễn trách nhiệm của người chuyên chở,…

2.5.3 Chức năng chính của Seaway bill


SWB có khá nhiều chức năng quan trọng trong vận tải đường biển cho người dùng
như:
- Sử dụng Seaway Bill sẽ là thỏa thuận cho người mua và người bán với nhau;
- Chỉ sử dụng mua và bán khi đã tin cậy nhau và không có chức năng giống vận
đơn bình thường;
- Đảm bảo tính an toàn cho người dùng vì để nhận hàng trên Seaway Bill bạn
phải chứng minh được mình là người đó và phải có giấy giới thiệu ăn khớp với
thông tin trên Manifest;
- Seaway Bill không có chức năng là một vận đơn, không có tính pháp lý mà nó
được coi như là một tờ giấy chuyển nhượng giữa hai bên với nhau trong quá
trình giao vận hàng hóa.
- Bản chất của Seaway Bill là dựa vào lòng tin là chủ yếu vì thế sẽ không đảm
bảo được hàng hóa của bạn.

2.5.4 Phân tích chứng từ


Là 1 tờ vận đơn thể hiện thỏa thuận giữa người bán và người mua về thông tin
hàng hóa, địa điểm giao - nhận hàng và các điều khoản khác.

22
Hình 2.5.4: Seaway Bill

Seaway bill No: POBUSGN190400095


Tiêu đề vận đơn: vận đơn đường biển không thương mại
Người gửi hàng (shipper): ALPHA TRANS CO., LTD (CÔNG TY TNHH ALPHA).
Địa chỉ: 5 - 7 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
Số điện thoại: +84 8 38113811 - Ext: 121 | Fax: +848 38113979
Người nhận hàng (Consignee): TPS LOGISTICS95 CO., LTD (CÔNG TY TNHH
TPS LOGISTICS95)
Địa chỉ: 219/18 MOO 4, T.SAMRONG, A.PHRA PRADAENG, SAMUT PRAKAN
10130
23
Số điện thoại: +66 2 106 2635
Email: info@tpslogistics95.com Attn: Choltira
Notify: Giống như người nhận hàng.
Đây là 1 thông tin quan trọng bắt buộc giúp người nhận thông báo hàng tới và cho
biết địa chỉ hãng tàu để người mua có thể làm thủ tục EDO.
Được vận chuyển trước bởi: HO CHI MINH CITY, VIET NAM .
Ocean Vessel : SM HOCHIMINH với hành trình 1905W, cờ Hàn Quốc.

24
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA

CAT LAI BANGKOK


PORT PORT
SIAM KANTA
Liên Hiệp Phát CY LOADING DISCHARG
E CY

HBL, SI

CARRIER CARRIER
MBL, SI

Booking to Carrier
Pick - up empty
container

Sơ đồ 3.1: Quá trình giao nhận hàng hóa của công ty TNHH Alphatrans

Quy trình giao nhận hàng hóa:


- Công ty TNHH sản xuất và thương mại Liên Hiệp Phát (công ty Liên Hiệp
Phát) ký kết hợp đồng mua bán với TNHH SIAM KANTA - LHP một lô hàng
container 40HC bao gồm: phụ tùng cho bếp gas, bộ điều chỉnh, ống dẫn khí và
võng.

- Công ty Liên Hiệp Phát sẽ gửi phiếu đóng gói thông qua mail và fax đến công
ty TNHH Alphatrans để ký kết hợp đồng vận tải.

- Sau khi ký kết với công ty Liên Hiệp Phát, công ty TNHH Alphatrans làm việc
với hãng tàu Pan Ocean để đặt chỗ. Hãng tàu Pan Ocean sau khi nhận được các
thông tin đặt chỗ từ công ty TNHH Alphatrans sẽ gửi về công ty TNHH
Alphatrans một tờ đơn xác nhận chỗ (Booking Confirmation).

- Sau khi hoàn thành tất cả thủ tục, công ty TNHH Alphatrans sẽ gửi báo giá và
các thông tin liên quan về tàu, chuyến hàng đến công ty Liên Hiệp Phát.

25
- Công Liên Hiệp Phát và công ty này có nhiệm vụ gửi hóa đơn thương mại đến
công ty TNHH SIAM KANTA - LHP.
- Công ty TNHH Alphatrans sẽ có nhiệm vụ cử xe đầu kéo đến cảng Tân Vinh
Khánh để lấy container rỗng và chạy đến kho của công ty Liên Hiệp Phát. để
đóng hàng và giao hàng về CY tại ICD chờ ngày cắt hàng lên tàu tại cảng Cát
Lái (ngày khởi hành là ngày 11/08/2019).

- Hãng tàu Pan Ocean sẽ phát hành vận đơn đường biển không thể chuyển
nhượng (Non - negotiable seaway bill) cho Công ty TNHH Alphatrans.

- Công ty TNHH Alphatrans gửi vận đơn cập bến cho công ty Liên Hiệp Phát sau
khi làm thủ tục thu phí và phát telex với hãng tàu Pan Ocean.

- Ngày 11/08/2019 (cùng ngày), tàu cập cảng Bangkok tại Thái Lan để dỡ hàng
xuống và người nhận hàng ở đây sẽ là công ty TPS LOGISTICS95.

- Sau khi cập cảng, hãng tàu gọi cho công ty TNHH TPS LOGISTICS95 tại Thái
Lan để vận chuyển hàng từ cảng về kho. Để có thể vận chuyển hàng về kho,
công ty TNHH TPS LOGISTICS95 phải khai báo D/O tại cảng Bangkok.

- Khi đã lấy hàng về kho, công ty TNHH TPS LOGISTICS95 thông báo đến
công ty TNHH SIAM KANTA - LHP để đưa người xuống và làm các thủ tục
để lấy hàng về.

26
KẾT LUẬN

27

You might also like