You are on page 1of 6

THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Cách điền 13 mục trong hối phiếu (chi tiết và


đầy đủ)
Mục số 1: số thứ tự, số hối phiếu (luật không quy định cách ghi).

Mục số 2: Địa điểm và ngày tháng năm ký phát (địa điểm - nơi ở của
công ty xuất khẩu: đường, phường, quận, số nhà, tên quốc gia - khi
xảy ra tranh chấp, áp dụng luật của Việt Nam; ngày/tháng/năm ký
phát: căn cứ vào ngày giao hàng - căn cứ vào hóa đơn, căn cứ vào
vận đơn -> nếu không ghi là sai luật, người mua có quyền KHÔNG
THANH TOÁN tiền hàng, đi thi không cho thông tin vận đơn mà cho
ngày giao hàng thì lấy đó viết vào hối phiếu).
NOTE: bên Mỹ, khi xảy ra tranh chấp, sẽ áp dụng luật của tiểu bang,
nếu không áp dụng được luật của tiểu bang sẽ áp dụng luật của Mỹ.

Mục số 3: ghi số tiền bằng số (vd: USD 3,000) - căn cứ vào hóa
đơn. Không căn cứ vào hợp đồng vì tùy trường hợp thất thoát mà
dung sai khác nhau hoặc có sự thay đổi sau quá trình ký kết hợp
đồng, không căn cứ vào thư tín dụng bão lãnh (vì nó dựa vào hợp
đồng ban đầu)

Mục số 4: thời hạn thanh toán hối phiếu: 2 loại - trả ngay và trả sau.
Trả ngay có 1 cách điền, trả sau có 4 cách điền.
căn cứ vào hợp đồng hoặc thư tín dụng (thư tín dụng là an toàn
nhất, thể hiện thời hạn giao hàng, thời hạn hết hiệu lực giao hàng).
Nếu là trả ngay: gạch bỏ
Nếu là trả sau, thì:
-

Mục số 5: ngân hàng thụ hưởng - ngân hàng bên bán (liên quan đến
thế chấp, trao tặng, chiết khẩu, chuyển nhượng). Người thụ hưởng
theo chỉ định của người ký phát. Nếu không đề cập đến ngân hàng
thì mặc nhiên là người xuất khẩu/người ký phát.

Mục số 6: số tiền ghi bằng chữ - ghi đầy đủ, ghi cả đơn vị ngoại tệ
(vd: USD = US dollar - không ghi USD), không ghi bằng tiếng Việt.
NOTE:
- Giả sử ghi sai, số tiền nhỏ hơn nhưng vẫn có thể thông hành -> căn
cứ vào số tiền bằng chữ để thanh toán.
- Giả sử ghi sai, số tiền lớn hơn thì người mua có quyền không
thanh toán.
- Thi: Không cho hẳn số tiền, cho số lượng, đơn giá thì lấy đơn giá x
số lượng.

Mục số 7 và mục số 8: số hóa đơn (7) và ngày hóa đơn (8) -


ngày ký
Mục số 9: người bị ký phát - có thể là ngân hàng nước nhập hoặc
người mua.
NOTE:
- Nếu trên hợp đồng ngoại thương, bài tập, bài thi có mở L/C. Thanh
toán bằng tín dụng chứng từ, L/C thì các mục (9), (10), (11), (12) sẽ đi
chung với nhau.
+ (9) và (12) là ngân hàng mở L/C
+ (10) và (11): số L/C (10) và ngày lập L/C (11)
- Nếu trên hợp đồng ngoại thương, bài tập, bài thi các phương thức
thanh toán nhờ thu, DP, DA, không có đề cập đến ngân hàng thì liên
quan đến (7), (8), (9) và (12)
+ (9) và (12): công ty nhập khẩu.
+ (10) và (11): không điền, gạch chéo

Mục số 12: ký xác nhận, chấp nhận trả nợ đúng hạn.

Mục số 13: người ký phát - tên công ty, địa chỉ công ty, người đại
diện công ty ký tên, đóng dấu công ty.
NOTE: ghi bằng chữ tiếng anh
NOTE
- MỤC SỐ 2: tháng ghi bằng chữ tiếng anh, năm phải ghi 4 số.
- MỤC SỐ 10 VÀ 11: có thể gom lại thành 1.
- Tất cả các DATE đều ghi đồng bộ, nhìn thuận mắt.
- Nếu MỤC SỐ 2 quên ghi địa điểm ký phát sẽ căn cứ vào MỤC SỐ
13 để thanh toán tiền hàng hoặc giải quyết tranh chấp. Nếu cả 2 đều
không ghi địa điểm, hối phiếu không có hiệu lực, người mua có quyền
không thanh toán.
- MỤC SỐ 2: không ghi ngày/tháng/năm ký phát, hối phiếu vô giá trị

You might also like