You are on page 1of 5

ÔN THI THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Trắc nghiệm: (6-8 câu)


- Các điều kiện của Incoterms 2010

Nội dung:

 Chủ yếu liên quan tới trách nhiệm của người bán và người mua
( Vd trong điều khoản FOB thì trách nhiệm người mua, người bán là gì?
Đằng sau nhóm E, F, C, D là tên nơi đi hay nơi đến? là nước xk hay nk?)
 Cần phân biệt được điểm chuyển giao chi phí và điểm chuyển giao rủi ro
(Lưu ý: Nhóm C có điểm chuyển giao rủi ro không trùng với điểm chuyển giao chi phí. Còn 3
nhóm còn lại nhóm E, F, D thì 2 điểm này trùng nhau)

- Các phương thức thanh toán

Nội dung:

 Các đặc điểm của phương thức thanh toán


VD: Người xk họ ưa thích phương thức nào hơn? – tín dụng nhờ chứng từ vì nó hạn chế rủi ro
cho họ. Với phương thức này cx mang lại ưu điểm cho nhà nk là chỉ khi nào nhà xk xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với LC ( chứng từ hoàn hảo) thì lúc đó phía bên nhà nk mới phải trả tiền. Đó là
lí do vì sao mà phương thức tín dụng chứng từ là phương thức dung hòa được cả lợi ích và rủi
roc ho hai bên mua và bán.
 Trách nhiệm + rủi ro của người mua và người bán trong từng phương thức
VD: chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả sau, nhờ thu ( hiểu thế nào là nhờ thu trơn, nhờ thu
kèm chứng từ)
- Hối phiếu

Nội dung: Câu hỏi có thể là so sánh với Séc

 Hối phiếu thường được lập thành 2 bản với nội dung như nhau chỉ có điều:
Hối phiếu 1: khi nhìn thấy tờ hối phiếu 1 mà trong TH tờ HP2 , cùng nội dung, cùng ngày tháng
mà chưa được thanh toán thì hãy thanh toán theo tờ hối phiếu thứ 1
HP2: Khi nhìn thấy tờ HP2 hoặc sau bn ngày kể từ khi nhìn thấy HP2 này mà HP thứ 1 cùng ND,
cùng ngày tháng mà chưa được thanh toán thì hãy thanh toán theo tờ HP2
 Gửi HP 2 lần phòng TH HP bị thất lạc và đó là lí do người mua không trả tiền thôi còn việc
thanh toán chỉ thanh toán 1 tờ HP

- UCP 600 (3-4 câu TN lquan tới UCP): tập trung một số nội dung như
+ Hợp đồng bảo hiểm

Nội dung:

 Phân biệt bảo hiểm đơn, BH bao, giấy chứng nhận BH, cover note cái nào có giá trị pháp lí? -> chỉ
có hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận BH mới có giá trị trong thanh toán)
 Ngày lập chứng từ BH ntn? Hợp đồng BH có giá trị từ ngày nào?
VD: Trong UCP 600, có câu cover note will not be accepted hoặc điều E ở article 28 là the date of
issuent document must be…-> ngày phát hành chứng từ BH không được muộn hơn ngày giao
hàng.
+ Vận đơn đường không -> không phải là chứng từ có khả năng chuyển nhượng. Nó được gửi đi
kèm với hàng hóa chứ không gửi tách biệt như vận đơn đường biển gốc theo lệnh.-> chức năng
sở hữu hay khả năng chuyển nhượng của vận đơn này + biên lai gửi hàng đường biển không có.
Vì chứng từ vận tải này gửi cùng với hàng hóa luôn.
+ Vận đơn đường biển (VD nói về vận đơn đường biển gốc loại to order of vận đơn theo lệnh ->
loại có thể chuyển nhượng vì nó được gửi theo một con đường riêng không đi kèm với hàng
hóa. Ai nắm giữ vận đơn gốc đầu tiên thì có quyền nhận hàng)
 Về những vấn đề liên quan tới vận đơn thì nằm ở điều khoản 19-27
 Ngày phát hành chứng từ vận tải có được coi là ngày giao hàng không? Nếu không có ghi chú gì
khác thì ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ được coi là ngày giao hàng. Tuy nhiên, nếu trên
chứng từ có cụm từ “ship on boat ghi 15/12” trong khi ngày kí phát hành vận đơn là ngày 14/12
-> ngày giao hàng là ngày 15/12 -> nếu sau cụm từ “ship on boat” ghi ngày nào thì ngày đó được
coi là ngày giao hàng
 Phân biệt chuyển tải và giao hàng từng phần?
Điều 19 mục B, chuyển tải là dỡ hàng xuống khỏi một phương tiện vận tải và sau đó bốc hàng
hay xếp hàng lên một phương tiện vận tải khác nhưng hai phương tiện chuyển tải này có thể
khác phương thức.
Điều 20 mục B, liên quan tới vận đơn đường biển thì chuyển tải nghĩa là dở hàng xuống khỏi một
con tàu và bốc hàng lên một con tàu khác -> với vận tải đường biển phải trong cùng 1 chuyển tải
dở hàng xuống 1 con tàu và xếp lên 1 con tàu khác và hai phương tiện này phải ở trong cùng
một phương thức vận tải.
Với giao hàng từng phần, điều 31 B, nếu chung một đích đến chung một hành trình mà chỉ có
một phương tiện đó thôi thì không được coi là giao hàng từng phần
VD1: trên cùng một phương tiện vận tải vd cùng 1 con tàu A chuyến đầu chở 5 chuyển sau chở
5 thì không được coi là giao hàng từng phần.
VD2: có 10 container hàng thì 5 container được giao bằng tàu biển, 5 còn lại được giao bằng
máy bay -> giao hàng từng phần. Vì áp dụng điều 31 khoản B đoạn 2, nếu xuất trình nhiều hơn 1
bộ chứng từ vận tải và chứng minh việc giao hàng được thực hiện bằng nhiều hơn 1 phương tiện
vận tải nhưng phải trong cùng một phương thức mới được coi là giao hàng từng phần => trên
nếu tàu A chở 5, tàu B chở 5 mới được coi là giao hàng từng phần, kể cả khi 2 con tàu khởi hành
cùng lúc, đến cùng một nơi. TH trên thì không coi là giao hàng từng phần.
+ Chứng từ về hàng hóa:
Có thể hỏi về hóa đơn thương mại (Vai trò, có những loại nào? Yêu câu với hóa đơn Tmai ntn?
(ở điều 18))
+ Trách nhiệm của các NH trong phương thức LC:
 Phải luôn nhớ khi thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ thì NH phát hành và ngân
hàng xác nhận là hai NH có trách nhiệm phải thanh toán khi chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác
nhận có trách nhiệm như một NH phát hành thứ 2 để đảm bảo cho việc thanh toán chắc chắn
hơn nữa sau việc được một NH phát hành cam kết ->1 LC có 2 NH cam kết và trách nhiệm NH
xác nhận như một NH phát hành thứ 2. Còn với các NH khác khi chứng từ phù hợp thì có quyền
chiết khấu hoặc không chiết khấu, thương lượng hoặc không thương lượng.
Trong TH advising bank đồng thời là confirming bank khi chứng từ phù hợp thì NH này phải trả
tiền nếu như NH phát hành chưa trả tiền thì NH xác nhận trả tiền.
 5 ngày làm việc tiếp theo là trách nhiệm của các NH trong việc ktra chứng từ. Khi NH nhận được
chứng từ thì dù là Khách hàng hay từ NH đối tác thì mỗi NH sẽ có 5 ngày làm việc tiếp theo để xđ
bộ chứng từ phù hợp không. Không chỉ riêng NH phát hành mà các ngân hàng khác cũng có 5
ngày làm việc tiếp theo để qđ nó có phù hợp không.
 Nêú có cụm từ ON ABOUT FIFTEEN OF DECEMBER thì ta sẽ trừ trước 5 ngày là từ ngày mùng 10
đến 20 và bao gồm cả ngày 10 và 20
 TWENTY-ONE DAYS là khoảng thời gian mà người thụ hưởng, người xk phải xuất trình chứng từ
trong 21 ngày kể từ ngày giao hàng và 21 ngày này theo lịch.
 EXPIRY DATE: Điều 48 khi nói về thời hạn xuất trình chứng từ thì trong 21 ngày kể từ ngày giao
hàng nhưng trong mọi TH phải trong giới hạn của expiry date. Nếu như 21 ngày này vượt quá
expiry date ở trường phía bên trên thì expiry date là ngày cuối cùng mà người xk, người thụ
hưởng phải xuất trình chứng từ.
+ Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ…
 NH thực hiện ktra trên bề mặt chứng từ chứ NH không quyết định được tính chính xác bên trong
của chứng từ. VD: NH chỉ có khả năng và chịu trách nhiệm đối chiếu trên bề mặt chứng từ thì
các thông tin đó khớp với ND của LC chứ NH không chịu trách nhiệm ví dụ như bột phấn độ ẩm
cho là 20% nhưng trên thực tế lô hàng nhập về độ ẩm lên tới 60% thì NH chỉ có trách nhiệm ktra
trên cái moisture certificate là độ ẩm 20% chứ không có trách nhiệm với độ ẩm 60% của lô hàng
ở trên thực tế.
 Khi L/C yêu cầu chứng từ nào là chứng từ gốc đọc ở điều 46 A yêu cầu ví dụ như B/L phải là loại
gì? Đặc điểm của từng loại chứng từ trên L/C ghi ntn thì NH phải ktra đúng như vậy, bản gốc,
bản sao ntn?
Điều 17A ít nhất phải có một bản gốc của chứng từ phải được xuất trình
Còn Điều 17D thì nói là khi tín dụng nói có thể xuất trình các bản sao của chứng từ.
Ở đây trên thực tế ngoài chứng từ B/L, chứng từ bảo hiểm, invoice là 3 chứng từ quan trọng bắt
buộc phải có bản gốc còn các chứng từ khác cũng có TH trên thực tế ngta cx chỉ yêu cầu là
Copies thôi thì việc xuất trình bản sao hay bản gốc đều có giá trị như nhau. Nhưng đến khoản E
của điều 17 có các cụm từ ví dụ như “into copies/ into false?/in duplicate/ in triplicate?” thì ta
phải xuất trình ít nhất một bản gốc.
+…
2. Lý thuyết:
- Chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế:
- Các phương thức thanh toán
- Incoterms 2010
- Liên hệ thực tế
3. Bài tập bắt lỗi LC
4. Bài tập ký phát hối phiếu:
 Lưu ý:

Khi hỏi về một loại chứng từ nào đó thì cần phải đầy đủ 3 phần sau mới full điểm:

1. Định nghĩa nó là gì, cần cho ai, vai trò, phân loại
2. Phần so sánh nào đó, ưu điểm, nhược điểm
3. Liên hêj thực tế thì phương thức thanh toán nào được sử dụng, phương thức nào mang
lại rủi roc ho nhà xk/nk. Trên thực tế, chứng từ nào có thể bị làm giả bởi vì sao?, haowjc
các DN VN hay kí hợp đồng với điều khoản xuất theo giá FOB và nhập theo giá SHIP?

Câu hỏi: Sao các DN VN hay kí hợp đồng với điều khoản xuất theo giá FOB và nhập theo
giá CIF?

https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/tai-sao-doanh-nghiep-viet-thuong-xuat-fob-va-nhap-
cif.html

Câu hỏi: Chứng từ nào có thể bị giả mạo nhiều nhất ?

LINK: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?
leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV287775&rightWi
dth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=41597701771500224#%40%3F_afrLoop
%3D41597701771500224%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName
%3DSBV287775%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter
%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Do3bnczp5c_9

- Chứng từ có thể bị giả mạo nhiều nhất: Đặc biệt, hiện tượng này phát sinh nhiều nhất là
trong phương thức TTQT bằng L/C xuất phát từ đặc điểm của phương thức thanh toán này.

Ở Việt Nam, các chứng từ bị làm giả hoặc gian lận trong hoạt động TTQT thường tập trung
vào một số chứng từ như: Vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất xứ và hoá đơn thương mại…
Sau đây là một vài ví dụ:

a) Về vận tải đơn (B/L):

- Người xuất khẩu đã xuất trình một bộ vận đơn đầy đủ 3/3 bản gốc cho ngân hàng để xin
chiết khấu nhưng thực tế người xuất khẩu đã cấu kết với hãng tàu phát hành thêm bản gốc
vận đơn thứ 4 gửi thẳng cho người nhập khẩu. Kết quả là người nhập khẩu đã lấy toàn bộ lô
hàng mà không thanh toán dẫn đến ngân hàng chiết khấu không thu được nợ.

- B/L bị làm giả bằng cách sao chép toàn bộ nội dung của một B/L thật, giả mạo form và giả
mạo chữ ký của hãng tầu và sử dụng bộ vận đơn này để xin chiết khấu tại ngân hàng.

- Người xuất khẩu lập nhiều bộ chứng từ và nhiều B/L cho cùng một L/C xuất trình xin chiết
khấu ở nhiều ngân hàng khác nhau.

- Bộ chứng từ của người xuất khẩu là phù hợp nhưng ngân hàng phát hành lại thông báo là
bộ chứng từ có sai biệt và gửi trả lại cho ngân hàng thương lượng (negotiating bank). Trong
bộ chứng từ gửi trả lại ngân hàng thương lượng, một bản gốc của vận đơn đã bị thay thế
bằng một vận đơn giả. Kẻ lừa đảo đã sử dụng vận đơn gốc để đi lấy hàng mà không thanh
toán.

Thông thường, đối với dạng lừa đảo trên, người xuất khẩu sẽ thông đồng với một số nhân
viên của hãng tàu biển để lập vận đơn hay chứng từ giao hàng giả. Mục đích của việc làm giả
B/L này là lừa đảo để xin chiết khấu hoặc xin ứng trước tiền từ các ngân hàng mà thực chất
là không có hàng, hoặc kẻ lừa đảo đánh tráo vận đơn để chiếm đoạt hàng hóa mà không
thanh toán. Những trường hợp gian lận như vậy rất tinh vi chỉ có người giao nhận hay hãng
tầu mới có thể phát hiện được thông qua việc nhận biết form mẫu vận đơn và kiểm tra chữ
ký. Vì vậy, theo như quy định của Hải quan Hoa Kỳ, khi phát hiện ra những trường hợp gian
lận thương mại trong vận tải, doanh nghiệp vận tải sẽ bị đưa vào danh sách “đen” các nhà
vận tải bất hợp pháp. Các doanh nghiệp vì thế sẽ khó tìm kiếm được thị trường làm ăn,
không thể ký kết các hợp đồng.

b) Về hóа đơn thương mại

Việc làm giả hoặc gian lận hóа đơn thương mại сhủ уếu liên quаn đến hаi nội dung: trị giá
hóа đơn và mô tả hàng hóа trên hóа đơn. Gian lận xảy ra khi người xuất khẩu giao hàng
thiếu nhưng vẫn kê khai đủ trị giá và mô tả hàng hóa trên hóa đơn phù hợp với L/C để đòi
tiền.

Thủ đoạn gian lận hay giả mạo chứng từ hóa đơn thương mại là cách mà rất nhiều đối tượng
xuất khẩu lợi dụng khi nhận thấy doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam muốn mua nguyên vật
liệu giá rẻ. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhập khẩu trong nước thiếu thông tin về thị trường,
giá cả, một số doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài chào bán hàng giá rẻ với các dịch vụ rất
hấp dẫn. Để lừa đảo, kèm theo giá chào hàng thấp, người xuất khẩu thỏa thuận để người
nhập khẩu dùng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hết sức ngặt nghèo về chứng từ
xuất khẩu, nhưng sau khi trả tiền xong, cả người xuất khẩu và hàng hoá đều biến mất.

Cũng có trường hợp người xuất khẩu và người nhập khẩu cấu kết gian lận trong việc lập hóa
đơn để xuất trình đến ngân hàng xin chiết khấu.

c) Về giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Tình trạng làm giả C/O cho hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ
biến. Việc làm giả C/O trong nước có thể được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào. Trước khi
được cấp thì C/O có thể được làm giả trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp bằng chứng
sai (chứng từ giả) hoặc sửa chữa chứng từ: Hóa đơn, Bảng kê, Tờ khai Hải quan xuất/nhập...
Trong khi cấp C/O, doanh nghiệp có thể làm giả khi cán bộ cấp C/O tiến hành kiểm tra và
phát hiện ra hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thay thế hoặc bổ sung
chứng từ đã qua sửa chữa hoặc quay vòng sử dụng chứng từ nhiều lần... Và sau khi C/O đã
được cấp thì doanh nghiệp có thể gian lận bằng việc sửa chữa các dữ liệu trên C/O như thay
đổi số lượng và trị giá thấp (để giảm thuế), tên hàng...

Hậu quả của việc gian lận và làm giả chứng từ làm cho các doanh nghiệp không chỉ mất uy
tín mà còn mất đi bạn hàng và thị trường doanh nghiệp đang tập trung khai thác. Quan
trọng hơn nữa, việc làm gian lận và làm giả chứng từ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hình ảnh của đất nước, uy tín của tổ chức cấp chứng từ sẽ bị ảnh hưởng và không loại trừ
khả năng sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ bị loại ra khỏi danh sách được hưởng ưu đãi
thuế quan, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và các ngân hàng thanh toán
hoặc chiết khấu thì không thu hồi được nợ.

You might also like