You are on page 1of 5

VẤN ĐÁP TTQT

1. NHIỆM VỤ :
Chương 1 là viết giấy yêu cầu mở L/C, ở phần này chúng em đã được tìm hiểu lí
thuyết về quy trình mở L/C và thực hành lập một bản hợp đồng thương mại hoàn
thiện đứng trên phương diện là nhà nhập khẩu. Từ đó là cơ sở để thực hành viết
giấy yêu cầu mở L/C dựa trên bản mẫu và hướng dẫn. Chương 2 với nội dung là
lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C, mở đầu chươg này chúng em
cũng đã được tìm hiểu khái quát về các chứng từ thanh toán cần thiết dể tiến hành
mở L/C, cũng như các tiêu chuẩn dể có thể kiểm tra chính xác bộ chứng từ này
theo UCP 600. Quan trọng nhất là ở đây chúng em đã được tự mình lập bộ chứng
từ thanh toán theo L/C và giải thích được các thức lập ra chúng.
2. 110% :
Những người tham gia vào thị trường mua hay bán bảo hiểm cho hàng hóa XNK
rất quen thuộc với công thức “CIF + 10%” thường được dùng để ấn định số tiền
bảo hiểm cho một chuyến hàng trong quá trình vận chuyển bằng đường biển.
Vậy tại sao lại có “10%” trong công thức trên và nó thể hiện cho thành tố gì nữa về
giá trị trong một chuyến hàng ngoài các thành tố chính là C, I và F?
Vậy thì những giá trị nào liên quan đến một chuyến hàng XNK thì có thể bảo hiểm
được?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải thống kê xem có bao nhiêu giá trị được
tích tụ trong một chuyến hàng được vận chuyển bằng đường biển.
Các giá trị dễ thấy nhất có thể được bảo hiểm hẳn nhiên là cả 3 thành phần C
(giá hàng hóa mà người nhập khẩu phải trả), I (phí bảo hiểm phải trả) và F (cước
phí chuyên chở phải trả) vì khi có tổn thất xảy ra, người nhập khẩu (hoặc người
xuất khẩu - tùy theo điều kiện mua bán cụ thể) sẽ có thể mất một phần hay toàn bộ
các chi phí này.
Nhưng ngoài 3 yếu tố C, I, F kể trên, còn có những chi phí nào nữa được
tích tụ trong chuyến hàng là những phần cấu thành nên giá trị của chuyến hàng và
cũng có nguy cơ bị mất trong trường hợp xảy ra tổn thất?
Vì hàng hóa trong quá trình vận chuyển là hàng hóa ở trạng thái động nên giá trị
của nó cũng là “giá trị động”, tức là giá trị ấy sẽ thay đổi trong suốt quá trình vận
chuyển. Ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình vận chuyển nó lại tích tụ thêm các
giá trị mới, tương ứng với các chi phí phát sinh ngoài các giá trị và chi phí có thể
đã được xác định được từ ban đầu là là C, I và F. Các chi phí được tích tụ này làm
cho giá trị của toàn bộ lô hàng tăng theo tỉ lệ thuận với chiều dài của quãng đường
vận chuyển.
Có thể liệt kê những chi phí này như phí lưu giữ hàng tạm thời tại nơi đi trong khi
đợi ra bến tàu, chi phí đóng gói (nếu có), chi phí vận chuyển hàng ra cầu tàu và xếp
hàng lên tàu tại cảng đi, lệ phí hải quan, thuế nhập khẩu tại nơi đến, các chi phí bốc
dỡ, phí đại lý tại cảng đến, chi phí vận chuyển về kho hàng của người mua và các
chi phí có liên quan khác…
Những giá trị (chi phí này) nếu người mua bảo hiểm đã bỏ ra thì cũng có
nguy cơ bị mất cùng với hàng hóa nếu chẳng may có tổn thất xảy ra. Vì thế chúng
là những thứ hoàn toàn có thể bảo hiểm được.
Kết luận
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn bản chất của con số 10%
trong công thức CIF + 10% là để phản ánh (toàn bộ hoặc một phần) “các chi phí
phát sinh trong chuyến đi và có liên quan đến chuyến đi” .
Như vậy, con số 10% hay 70%, gọi một cách tổng quát là x% trong công
thức CIF + x% này nhằm phản ánh các “chi phí ước tính” hơn là “lãi ước tính”.
3. Tại sao nười XK thu

4. Quy trình thanh toán LC


 Quy trình thanh toán LC
Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và
gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH
phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo
đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà XK.
Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà
NK sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với một
số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục
vụ nhà XK (NH thông báo)
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải xác
thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.
Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong
hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.
Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ
chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi
gửi toàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán để xin thanh toán.
Bước 6: NH thông báo/ thanh toán nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải
kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì
mâu thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.
Bước 7: NH thông báo L/C chuyển bộ chứng từ cho NH phát hành L/C và
yêu cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NH phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các
chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền từ tài khoản
ký quỹ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NH thông báo/ thanh toán L/C.
Bước 9: Ngân hàng ở nước NK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà
NK, đồng thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có
căn cứ đi nhận hàng.
5. Thông tin về CO form VJ
+ C/o Form VJ sẽ giúp hàng hóa giao thương giữa 2 nước được giảm thuế xuất
nhập khẩu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành và ngày càng gia
tăng lợi nhuận.
+ C/o Form VJ được hiểu là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ dùng thường xuyên
trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
+ C/o Form VJ không chỉ giúp cho doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc
xuất xứ. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thương mại.

+ Một số những trường hợp bị cơ quan C/o Form VJ sẽ bị từ chối:


 Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/o Form VJ không chính xác và không đầy đủ
Hồ sơ có sự mâu thuẫn về nội dung
 Bộ hồ sơ cấp C/o Form VJ không đúng với đơn đăng ký hồ sơ thương nhân
 Mẫu C/o Form VJ được khai bằng chữ viết tay hoặc bị tẩy xóa, mở không
đọc được hoặc in bằng nhiều màu mực khác nhau.
 Hàng hóa không đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được nguồn
gốc, xuất xứ theo tiêu chuẩn.
6. HÃNG TÀU SHANGHAI
Việc chọn lựa hãng tàu Shanghai để vận chuyển hàng có thể phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau, bao gồm:
Vị trí địa lý:
Shanghai nằm ở vị trí chiến lược, là một trong những cảng lớn nhất và có vị trí
quan trọng trong lưu thông hàng hóa quốc tế. Nếu doanh nghiệp của bạn có nguồn
cung hoặc điểm đến ở khu vực lân cận Shanghai, việc chọn hãng tàu nằm trong
cảng này có thể giảm thời gian và chi phí vận chuyển.
Infrastructures và Dịch vụ:
Shanghai có cơ sở hạ tầng vận tải hiện đại và tiện nghi cảng biển hiệu quả, có thể
cung cấp các dịch vụ vận chuyển chất lượng cao. Hãng tàu có thể có mối quan hệ
chặt chẽ với cảng này, mang lại lợi ích về dịch vụ và hiệu suất.
Quy mô và Dung lượng:
Hãng tàu Shanghai có thể có quy mô lớn và dung lượng vận chuyển hàng hóa đáng
kể, giúp đảm bảo rằng công ty bạn có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng
hóa lớn.
Chi phí vận chuyển:
Chi phí vận chuyển có thể là một yếu tố quan trọng. Nếu hãng tàu Shanghai cung
cấp giá cả hợp lý và cạnh tranh, đây có thể là lựa chọn hợp lý.
An toàn và Độ tin cậy:
Mức độ an toàn và độ tin cậy của hãng tàu là quan trọng. Nếu hãng tàu Shanghai
có danh tiếng tích cực về an toàn và độ tin cậy trong quá trình vận chuyển, điều
này có thể là yếu tố quan trọng đối với quyết định của bạn.
Mối quan hệ hợp tác:
Mối quan hệ kinh doanh có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định chọn hãng
tàu. Nếu bạn đã có mối quan hệ tốt với hãng tàu Shanghai hoặc đã có các thỏa
thuận hợp tác, điều này có thể làm cho quá trình vận chuyển trở nên thuận lợi hơn.
Trước khi quyết định chọn hãng tàu nào, quan trọng nhất là phải đánh giá và so
sánh các yếu tố trên để đảm bảo rằng lựa chọn của bạn đáp ứng được các yêu cầu
cụ thể của doanh nghiệp và đồng thời là lựa chọn hiệu quả và kinh tế.

You might also like