You are on page 1of 85

Chương 1

1) Vai trò của Forwarder trong ngoại thương thể hiện ở những mặt nào (vận tải, chứng từ,
thủ tục, kết nối và điều phối các đơn vị tham gia XNK)? Yêu cầu đặt ra đối với quản lý
ngoại thương của DN đối với việc giao dịch với các Forwarder?
Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề
giao nhận vận tải (forwarding). Là nghề giao nhận vận tải hay giao nhận kho vận, đại loại là thu
xếp dịch vụ vận tải cho chủ hàng xuất nhập khẩu.

Vai trò:

Vận tải: Forwarder sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù
hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép
(consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng
riêng lẻ.

Chứng từ: Forwarder sẽ hướng dẫn lập các chứng từ cần thiết và lúc nào cần lập để tiết kiệm thời
gian cho doanh nghiệp. Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế
xuất nhập khẩu

Thủ tục: Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành các thủ tục XNK, nhanh nhất và chính xác
nhất. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro giữ hàng hay cấm XNK, tiết kiệm
được thời gian

Kết nối và điều phối các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu:
- Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần
bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
- Ở Việt Nam, một số công ty giao nhận là "sân sau" của những người có vị trí tại các
hãng vận tải, cảng, chủ hàng...; là nơi giải quyết "nhu cầu" của các bên. Đây là một thực
trạng nhức nhối nhưng vẫn đang tồn tại khá phổ biến
Yêu cầu đặt ra đối với quản lí ngoại thương:

- Lựa chọn forwarder có uy tín, trách nhiệm

- Tiến hành hoặc ủy thác cho cảng việc giao nhận hàng hóa với tàu; trong trường hợp hàng hóa
phải lưu kho, lưu bãi thì tiến hành giao nhận hàng trực tiếp vối cảng

- Kỳ kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho với cảng

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh

- Lập chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để làm căn cứ khiếu nại nếu có tổn thất

- Thanh toán với cảng các chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa XNK

1
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận
về thời gian thực hiện nghĩa vụ với forwarder

2) Trình tự cơ bản của giao dịch ngoại thương gồm những bước gì? Những điểm mấu chốt
nào cần lưu ý trong quản lý cho trình tự này?
Các bước cơ bản của giao dịch ngoại thương:

B1: Hỏi giá: Tên hàng, giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng , điều kiện thanh toán

B2: Chào hàng

- Đáp lại câu hỏi giá, kèm thông tin bổ trợ

- Chào hàng cố định or chào hàng tự do

B3: Đặt hàng: Bên mua đặt mua kèm các thỏa thuận và yêu cầu về hàng hóa đối với bên bán

B4: Hoàn giá: Bên mua đưa ra các “bid” để mặc cả về giá, hoặc các điều kiện giao dịch. Có thể
có nhiều “bid” trong đàm phán

B5: Chấp nhận: Là sự đồng ý các nội dung và thỏa thuận của giao dịch, thể hiện ý chí đồng tình
của các bên để kí kết hợp đồng

B6: Xác nhận: Kí kết văn bản xác nhận và hợp đồng

Những điểm cần lưu ý:

- Trên các trang B2B, các doanh nghiệp đăng các thông tin về hàng hóa để chào hàng cố định.
Khi các DN cần trao đổi thêm và thỏa thuận khác thì bên chào hàng có thể đưa ra các chào hàng
tự do

- Sauk hi thống nhất tất cả các điều khoản, các bên kí kết hợp đồng thương mại quốc tế. Về lí
thuyết khi đã kí kết hợp đồng có nghĩa là các bên đã cam kết theo các nội dung, trách nhệm.
trong đó trên thực tế, vấn đề thanh toán rang buộc các hoạt động trong ngoại thương, cho nên
bên mua phải thực sự muốn mua thì bên bán mới có động lực triển khai mua hàng

- Trình tự giao dịch nói trên có thể thực hiện qua đàm phán gián tiếp thông qua CNTT or đàm
phán trực tiếp

3) Những phương pháp để đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
thương? Những rủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục?
Phương pháp để đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại thương:

2
+ Tìm hiểu thực lực của đối tác: Lịch sử công ty, ảnh hưởng và uy tín của công ty trong xã hội.
Tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật. Số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm. Định
hướng phát triển trong tương lai.

+ Tìm hiểu nhu cầu và ý định của đối tác: Vì sao họ muốn hợp tác với ta ? Mục đích hợp tác của
họ là gì ? Nguyện vọng hợp tác có chân thành hay không ? Mức độ bức thiết của sự hợp tác đối
với họ ? Họ có nhiều đối tác hay không ? + Tìm hiểu lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đàm
phán gồm những ai ? Địa vị, sở thích, tính nết của từng người ? Ai mới là người có quyền quyết
định trong số đó và tìm hiểu thật kỹ những người này.

+ Bên cạnh đó, người đàm phán cần nắm vững: Thông tin về bản thân công ty mình Thông tin
về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, thế mạnh, thế yếu,
… Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, lạm phát, khủng
hoảng, …

Những rủi ro tiềm ẩn:

Đ/v bên mua:

Đối tác có khi chỉ là công ty thương mại, nhưng lại quảng cáo là có thể tự sản xuất hàng hóa. Lúc
này DN sẽ phải thông qua bên thứ 3 để mua hàng, vậy giá hàng hóa sẽ bị” đội” lên

Bên bán có thể sản xuất nhưng lại không thể sản xuất đủ theo số lượng hợp đồng. Vì vậy, bên
bán vẫn phải đi mua hàng hóa từ 1 cơ sở khác để đủ số lượng

Hàng hóa mua về có thể không đạt yêu cầu như or bị” pha trộn” với hàng hóa khác

Đ/v bên bán:

Rủi ro có thể gặp phải của bên xuất khi bên nhập bị: cạn vốn, mất thiện chí, phá sản. Lúc này
DNN sẽ mất khả năng thanh toán. Hàng hóa của bên bán sẽ bị giữ tại cảng nước nhập mà không
được thanh toán.

Biện pháp khắc phục:

Đ/v bên mua

Áp dụng các phương pháp nêu trên để xác định xem bên bán có đủ nguồn lực sản xuất đủ số
lượng hợp đồng hay không. Or là kiểm tra lịch sử bán hàng của DN

Nêu rõ các đặc tính kĩ thuật, yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa. Và hình thức bồi thường nếu
vi phạm

Đ/v bên bán:

3
Tìm hiểu rõ nguồn vốn, tài sản, dòng tiền ra, dòng tiền vào, doanh thu và lợi nhuận trong các kì
gần nhất, các dự án kinh doanh mà DNN đang thực hiện… Dự đoán xem DNX có đủ tài chính để
thanh toán khi hàng tới cảng hay không.

4) Trình tự cơ bản của giao dịch gia công hàng xuất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo kế
toán trong Gia công hàng xuất khẩu với cơ quan quản lý Nhà nước?
Gia công quốc tế là hoạt động thương mại của 2 bên có trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau,
theo đó bên nhận gia công sử dụng NVL, được di chuyển qua biên giới của bên giao gia công, để
thực hiện công đoạn SX theo yêu cầu của bên giao gia công để hưởng phí gia công

Trình tự giao dịch gia công hàng xuất khẩu:

I/Thực hiện bằng phương thức thủ công

1. Bên giao khai tờ khai hải quan và giao hàng cho Bên nhận:
Bên giao kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên
cả 4 tờ khai
Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan và hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT cho
Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.
2.Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 04 tờ khai.
3.Đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên nhận, hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai hải quan: nộp 04 bản chính;
Văn bản chỉ định nhận hàng của bên đặt gia công: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản
chính;
Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;
Mẫu hàng hóa gia công chuyển tiếp.
4. Xuất trình hàng hoá hoặc sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng để kiểm tra khi có
yêu cầu.
5.Sau khi nhận lại 03 tờ khai hải quan đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan từ Hải quan
bên nhận, Bên nhận lưu 01 tờ khai; chuyển ngay 02 tờ khai còn lại cho Bên giao.
6. Ngay sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên
nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải
quan bên giao, hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 02 bản chính;
Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
Nhiệm vụ của Hải quan bên giao:
Tiếp nhận hồ sơ hải quan;

4
Đăng ký tờ khai; xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan; ký tên, đóng dấu vào cả 02 tờ khai;
Trả cho Bên giao 01 tờ khai và bản chính các chứng từ; lưu 01 tờ khai và bản sao các
chứng từ.
II/ Thực hiện bằng phương thức điện tử
1. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan điện tử, Bên nhận làm thủ tục hải quan truyền
thống
a. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp Bên giao trên 04 tờ khai mẫu, ký
tên, đóng dấu;
b. Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan mẫu và bản chính hoá đơn GTGT;
c. Sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan
bên nhận và Bên giao thực hiện thủ tục hải quan. Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ
quan hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhận từ bên nhận: nộp 01 bản chính;
- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
2. Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan truyền thống, Bên nhận làm thủ tục hải quan
điện tử
Bên giao
a. Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên 02 tờ
khai
b. Giao sản phẩm kèm 02 tờ khai hải quan và bản chính hoá đơn GTGT
c. Sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên
nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải
quan bên giao.
Bên nhận
Sau khi nhận đủ sản phẩm và 02 tờ khai đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên
nhận tiến hành các công việc sau:
d. Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 02 tờ khai
và làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT: nộp 02 bản chính;
- Hoá đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;
- Xuất trình sổ sách, chứng từ liên quan đến việc nhận hàng khi có yêu cầu của cơ quan
hải quan.
e. Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp (bên giao) giao, cho đến khi Hải quan
làm thủ tục nhập khẩu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
f. Xuất trình mẫu sản phẩm gia công chuyển tiếp hoặc hàng hóa để cơ quan hải quan
kiểm tra khi có yêu cầu;

5
h. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, doanh nghiệp bên
nhận lưu 01 tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK; chuyển 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT cho
doanh nghiệp bên giao.
3. Trường hợp Bên giao, Bên nhận cùng làm thủ tục hải quan điện tử
Bên giao:
a. Giao sản phẩm và bản chính hoá đơn GTGT
b. Khai báo tờ khai điện tử thông tin giao sản phẩm gia công chuyển tiếp trên hệ thống
khai hải quan điện tử sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan
của Hải quan bên nhận và thực hiện thủ tục hải quan .Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu
của cơ quan hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
Bên nhận:
c. Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, chuyển tờ khai đã có
xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận cùng với 01 bản sao cho doanh
nghiệp bên giao.
Ý nghĩa của việc báo cáo kế toán:
- Là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực
hiện các chính sách, chế độ kinh tế
- Là tiền đề để các cơ quan nhà nước yêu cầu DN thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Là cơ sở để xác định dòng tiền ngoại tệ ra và vào

5) Trình tự cơ bản của giao dịch Tạm nhập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc lập
bộ chứng từ cũng như chấp hành quản lý của Hải quan cho loại hình giao dịch này?
Giao dịch tái xuất khẩu là việc bán lại hàng hóa đã nhập khẩu trước đây dưới hình thức xuất
khẩu sang nước thứ 3 nhằm mục đích kiếm lời từ vốn ban đầu bỏ ra.

Trình tự cơ bản của giao dịch tạm nhập tái xuất

+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất
trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.

+ Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và
thực hiện thông quan hàng hoá.

+ Bước 3: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất
trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.

+ Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và
thực hiện thông quan hàng hoá.

6
Những lưu ý:

- Chúng ta phải xác định rõ nhu cầu xuất đi. Vì hàng này yêu cầu phải tái nhập, nếu không sẽ
rất lằng nhằng nếu xuất đi rồi mới phát hiện là hàng không cần tái nhập về

- Thời gian tạm xuất phải chẵn

- 100% sẽ được kiểm hóa, và trên tờ khai phải nêu rõ serial number hoặc model máy, hoặc một
con số nào đó có trên hàng hóa. Vì lí do đưa ra là hải quan muốn chắc chắn hàng tái xuất
chính là hàng tạm nhập.

- Đại lí nào làm thủ tục nhập vào nước họ thì lúc tái xuất ra chúng ta phải báo chính đại lí đó
làm

- Đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hiệu lực, nếu thấy sắp hết hiệu lực mà hàng hóa chưa
sửa chữa xong, hay thời gian thuê mướn được gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia
hạn tờ khai tạm nhập

- Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế. Sẽ tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá trị cho thuê, bảo
hành có phát sinh chi phí cũng sẽ tính thuế vào chi phí đó. Và thuế suất sẽ tính theo thuế suất
hàng hóa đó.

- Invoice phải có giá trị hàng hóa và giá trị sửa chữa để làm căn cứ tính thuế. Phải ghi rõ tái
xuất cho tờ khai tạm nhập nào ở ô ghi chép khác

- Có thể khác ở số kiện, số kgs

Chương 2

6) Trình bày nội dung trọng yếu của điều khoản CIF? Chi phí phân bổ vào các bên như
thế nào? Cho ví dụ cụ thể
Nội dung của điều khoản CIF:

CIF là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng.

CIF ( Cost, Insurance, Freight)là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước
phí vận chuyển và phí bảo hiểm

Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại
quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Phân bổ chi phí vào các bên:

7
1. Chuyển giao rủi ro và phí tổn
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại cảng bốc xếp chứ không phải tại cảng đích. Như vậy, rủi ro sẽ
được chuyển giao từ bên bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng
gửi hàng. Kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, những chi phí ngoài chi
phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm thông thường từ cảng gửi hàng đến cảng đích sẽ do bên
mua gánh chịu. Bên bán sẽ chịu chi phí liên quan đến hàng hóa trước thời điểm hàng hóa vượt
qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, thuế xuất khẩu, lệ phí xin phép xuất khẩu và các chi phí nhà
nước khác liên quan đến thủ tục xuất khẩu. Thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu và chi phí liên
quan sẽ do bên mua gánh chịu.
2. Vấn đề bảo hiểm
Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa đã có phí bảo hiểm, xét về trách nhiệm
thì đây thuộc trách nhiệm của bên bán. Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào, phạm vi ra sao sẽ cần được
các bên xác định cụ thể trong hợp đồng.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể trong
hợp đồng thì sẽ áp dụng mức bảo hiểm tối thiểu theo qui định của các điều khoản bảo hiểm hàng
hóa của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân Đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự.
Mức bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm tiền hàng qui định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là
110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán.
3. Vấn đề thuê tàu
Bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Trong
hợp đồng các bên cần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của tàu, thời gian vận
chuyển, lịch và lý trình vận chuyển… Như vậy, bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ thuê tàu vận
chuyển theo đúng quy định của hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp không có thỏa thuận cụ
thể trong hợp đồng, thì bên bán sẽ thuê tàu theo điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hóa
tới cảng đến qui định theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu loại thường dùng để
chuyên chở hàng hóa của hợp đồng. Chi phí thuê tàu do bên bán gánh chịu.
4. Vấn đề chi phí dỡ hàng
Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, chi trả những chi phí thông
thường. Khi hàng đã đến cảng đích thì ai chịu chi phí dỡ hàng thì cần phải thỏa thuận cụ thể.
Thông thường nếu thuê tàu tuyến thì chi phí dỡ hàng nằm trong cước phí vận chuyển nhưng nếu
thuê tàu vận chuyển thì chi phí dỡ hàng do ai chịu cần được các bên làm rõ. Các bên thường bổ
sung thêm một số thỏa thuận về việc phân bổ chi phí này như sau:
- CIF Liner Terms (điều kiện tàu tuyến): Bên bán hoặc bên vận chuyển chịu chi phí dỡ hàng.
- CIF Landed (dỡ hàng lên bờ): Bên bán chịu chi phí liên quan tới dỡ hàng lên bến bao gồm chi
phí xà lan và chi phí bến.
- CIF Ex Ship’s Hold (giao nhận ở đáy khoang): Bên mua chịu chi phí dỡ hàng từ đáy khoang
tàu lên tới bến.
Ví dụ:
Theo 1 hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc bán hàng
cho DN B
1. Tổng giá thành sản phẩm: 700$ - Bên B sẽ trả

8
2. Chí phí vận chuyển và các chi phí liên quan để đưa hàng tới lan can tàu: 150$ - Bên A sẽ
trả
3. Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$- Bên A chịu trách nhiệm mua bảo hiểm
4. Chi phí thuê tàu 100$ - Bên A chịu trách nhiệm thuê tàu
5. Chi phí dỡ hàng tại cảng đến 60$ - Do bên B chịu theo hợp đồng

7) Trình bày nội dung trọng yếu của điều khoản FOB? Chi phí phân bổ vào các bên
như thế nào? Cho ví dụ cụ thể
Nội dung của điều khoản FOB:

FOB( Free on board – Giao hàng lên tàu) là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu
tại cảng bốc hàng chỉ định.

- Bên bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cho tới thời điểm hàng
hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.

- Bên mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa qua
lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.
Phân bổ chi phí vào các bên:

Theo điều kiện FOB thì rõ ràng bên bán không phải chịu chi phí mua bảo hiểm, chi phí thuê tàu,
các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu. Như vậy, bên mua sẽ phải chịu chi phí
về thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu. Tuy nhiên, các chi phí
liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu sẽ do bên bán chịu.
Thực tế trong một số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể thỏa thuận mở rộng
điều kiện FOB (thực chất là xác định chi phí bốc xếp hàng do ai chịu)?
FOB Liner Terms: Bên bán không chịu chi phí bốc xếp.
FOB Under Tackle: Bên bán đưa hàng tới chỗ cẩu hàng lên tàu chỉ định, bên mua chịu chi phí
cẩu hàng vào khoang và những chi phí khác.
FOB Stowed: Bên bán phụ trách xếp hàng vào khoang và chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi
phí thu dọn khoang (sắp xếp và chỉnh lý sau khi đưa hàng vào khoang).
FOB Trimmed: Bên bán chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi phí chỉnh đốn khoang (chỉnh đốn
ngay ngắn hàng hóa lộn xộn khi bốc hàng vào khoang).
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc
nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1. Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
2. Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
3. Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
4. Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên A chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms

9
8) Trình bày nội dung trọng yếu về trách nhiệm của điều khoản CIP? Chi phí phân bổ
vào các bên như thế nào (cho ví dụ) ? Cho ví dụ cụ thể
Nội dung của điều khoản CIP:

Điều kiện CIP (Carriage and insurance paid to… named place of destination) - Cước phí và bảo
hiểm đã trả tới địa điểm đích chỉ định
Có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến đưa hàng ra cảng đi; chi phí
bảo hiểm, thuê tàu; chi phí dỡ hàng; chi phí vận chuyển và bảo hiểm tới địa điểm đích chỉ thị
Phân bổ chi phí:
Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định
bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến qui định. Ngoài ra, người bán
còn phải mua bảo hiểm để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích từ hàng hóa được
bảo hiểm, có quyền kiện đòi bồi thường trực tiếp từ người bảo hiểm. Nếu không có thỏa thuận
khác thì người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu.
Người mua sẽ chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh them kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao cho người chuyên chở. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử dụng để
vận chuyển hàng hóa tới nơi đến thỏa thuận, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được giao cho
người chuyên chở đầu tiên.
Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc
nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1. Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
2. Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
3. Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
4. Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên B chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
5. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới đích chỉ thị: 50$ - Bên B chịu trách nhiệm
6. Chi phí sau đích chỉ thi ( chuyển hàng cho 1 đơn vị vận chuyển khác): 30$ - Bên A chịu
trách nhiệm

9) Trình bày nội dung trọng yếu về trách nhiệm của điều khoản CPT? Chi phí phân bổ
vào các bên như thế nào (cho ví dụ)? Cho ví dụ cụ thể
Điều kiện CPT (Carriage paid to… named place of destination) – Cước phí đã trả tới địa điểm
đích chỉ định
Có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến đưa hàng ra cảng đi; chi phí
bảo hiểm và thuê tàu; cp dỡ hàng; cp tới địa điểm đích chỉ thị
Phân bổ chi phí:
Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định
bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định. Nếu có những người
chuyên chở tiếp sau người chuyên chở đầu tiên để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến qui định, thì
việc giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vậy, thời

10
điểm chuyển rủi ro và phí tổn phát sinh thêm là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận
chuyển hoặc người vận chuyển đầu tiên nếu có những người vận chuyển tiếp sau.
Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc
nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1. Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
2. Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
3. Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
4. Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên B chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
5. Chi phí vận chuyển tới đích chỉ thị: 50$ - Bên B chịu trách nhiệm
6. Chi phí bảo bảo hiểm tới đích chỉ thị: 45$ - Bên A chịu trách nhiệm
7. Chi phí sau đích chỉ thi ( chuyển hàng cho 1 đơn vị vận chuyển khác): 30$ - Bên A chịu
trách nhiệm

10) Theo trình tự logic, trách nhiệm “Thông báo – Notice duties” quy định trong tập
quán và hợp đồng thương mại thì các bên (DNX, DNN, hãng vận tải, ngân hàng tham
gia thanh toán) trong ngoại thương phải được thực hiện như thế nào?
Vì Incoterms đưa ra một loạt quy định sử dụng trong các ngành buôn bán và tại các khu vực thị
trường khác nhau, nên khó có thể luôn đưa ra những nghĩa vụ của các bên một cách chính xác.
Do vậy ở một chừng mực nào đó cần dẫn chiếu tới tập quán của cảng hoặc của ngành buôn bán
hữu quan hoặc những tập quán mà các bên mà bản than các bên có thể đã hình thành trong các
giao dịch trước đó. Tất nhiên cả người bán và người mua cần thiết phải thông tin cho nhau đầy
dủ những tập quán đó khi hai bên đàm phán hợp đồng, và bắt cứ khi nào phát sinh những vấn đề
chưa rõ ràng, các bên nên quy định rõ rang trách nhiệm pháp lý của mình bằng những điều khoản
thích hợp trong hợp đồng mua bán. Những quy định đặc biệt như vậy trong từng hợp đồng cụ thể
sẽ thay thế hay làm khác đi những gì đã được đưa ra trong quy tắc giải thích các điều kiện cả
Incoterms. Người bán luôn có nghĩa vụ phải đóng gói bao bì theo cách thức thông thường phù
hợp với tập quán chuyên chở hàng hóa. Trong mỗi một ngành hàng và ở mỗi khu vực thị trường
có thể có những tập quán riêng về bao bì cho hàng hóa để chuyên chở, người mua cần tìm hiểu
về những tập quán này để xem bao bì như vậy có phù hợp với ý muốn của mình hay không, nếu
không cần có quy định cụ thể trong hợp đồng. Đối với một số mặt hàng siêu trường, siêu trọng,
cần phải có những thiết bị chuyên dụng bốc dỡ. Khi một bên có nghĩa vụ bốc hoặc dỡ hàng, bên
đó cần tìm hiểu điều kiện bốc dỡ hàng tại cảng có thể thực hiện đc hay không. Nếu không việc
quy đinh tại một địa điểm khác thay thế là hết sức cần thiết.

11) Trường hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào?
Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm sau:

Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:

11
1.EXW
(Ex Works)
Giao tại xưởng

2.FCA
(Free Carrier)
Giao cho nhà chuyên chở

3.CPT
(Carriage Paid To)
Trả cước tới

4.CIP
(Carriage & insurance Paid to)
Trả cước và bảo hiểm tới

5.DAT
(Delivered At Terminal)
Giao tại bến

6.DAP
(Delivered At Place)
Giao tại địa điểm

7.DDP
(Delivered Duty Paid)
Giao đã trả thuế

Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:

8.FAS
(Free Alongside Ship)
Giao tại mạn tàu

9.FOB
(Free On Board)
Giao lên tàu

10.CFR
(Cost and FReight)
Trả cước đến bến

11.CIF
(Cost, Insurance & Freight)
Trả cước, bảo hiểm tới bến

12
12) Ký hiệu CIF, FOB phải kèm với cảng nào trong lịch trình giao nhận hàng hóa? Suy
rộng ra đối với từng nhóm điều kiện Incoterms 2010? Tại sao lại như vậy?
CIF kèm với cảng đến

FOB kèm với cảng đi

Trong Incoterm 2010: E-điểm đi; F – nơi đi; C – nơi đến; D- điểm đến.

- Đối với các điều khoản nhóm E&F ( bao gồm: EXW,FCA,FAS,FOB) áp dụng cho giá trị hợp
đồng, phải viết giá hợp đồng là E,F + cảng đi
- Đối với các điều khoản nhóm C&D (bao gồm: CPT,CIP, CFR, CIF,DAT,DAP,DDP) áp dụng
cho giá trị hợp đồng, phải viết giá hợp đồng là C,D + cảng đến
Giải thích vì sao:
- Các điều khoản E&F: Việc chuyển giao chi phí rủi ro giữa bên bán và bên mua diễn ra tại
cảng đi. Nghĩa là tại cảng đi bên mua sẽ chịu các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các
chi phí liên quan đến khi hàng về tới kho của mình
VD: Thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán và bên mua tại cảng đi là
EXW: tại kho của người bán
FCA: giao cho bên chuyên chở do người mua chỉ định
FAS: dọc mạn tàu
FOB: qua lan can tàu
- Các điều khoản C&D: Việc chuyển giao chi phí rủi ro giữa bên bán và bên mua diễn ra tại
cảng đi. Nghĩa là tại cảng đi bên bán sẽ chịu các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các
chi phí liên quan đến khi hàng về tới cảng nước nhập
Ví dụ: Thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán với bân mua tại cảng đến là:
CPT: giao cho bên chuyên chở
CIP: giao cho bên chuyên chở
CFR: giao qua lan can tàu
CIF: giao qua lan can tàu
DAT: hàng được dỡ từ phương tiện vận tải xuống bến
DAP: trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm
đích
DDP: tại địa điểm thỏa thuận

13) Vai trò “hỗ trợ” trong việc hoàn thiện bộ chứng từ mà người XK giúp cho người
NK được thể hiện trong điều kiện Incoterms 2010 nào và như thế nào trên thực tế?
Vai trò “ hỗ trợ” của bên XK: có nghĩa vụ làm thủ tục XK

- FCA:
- CPT
- CIP

13
- DAT:
- DAP
- FAS
- CFS
- CIF
Nghĩa vụ của bên bán

• Nghĩa vụ chung của ngừơi bán , trong đó cho phép trao đổi thông tin điện tử

• Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

• Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

• Giao hàng

• Chuyển rủi ro

• Phân chia chi phí

• Thông báo cho người mua

• Chứng từ giao hàng

• Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu

• Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Sau khi hàng hóa được thông quan tại cảng xuất, DNX sẽ gửi bộ chứng từ sang nước NK, để
DNN hoàn thiện bộ chứng từ phục vụ cho việc nhận hàng hóa tại cảng nước nhập

Chương 3

14) Các nội dung trong Hợp đồng thương mại cần phải đặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ra
đối với quản lý ngoại thương của DN?
Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai
hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương
nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt
động thương mại.

Lưu ý:

1.Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:

14
2. Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: để xác định được quyền hợp pháp đó và tư
cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin cần thiết tùy theo đối tượng là tỏ
chức hay cá nhân mà có các yêu cầu thích hợp

3. Tên hợp đồng: phải được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ

4. Căn cứ ký kết hợp đồng: chỉ sử dụng khi biết văn bản làm căn cứ kí kết hợp đồng có điều
chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.

5. Hiệu lực hợp đồng: lưu ý điều này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm
pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

6. Điều khoản định nghĩa: để việc thực hiện hợp đồng được dễ dàng, hạn chế phát sinh tranh
chấp các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi ký kết hợp đồng chứ không phải đợi đến khi
thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách hiểu

7. Điều khoản công việc: Trong hợp đồng dịch vụ, cần xác định rõ ràng, định rõ cách thức thực
hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi
thực hiện dịch vụ.

8. Tên hàng: Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng
cần được xác định một cách rõ rang, có tên chung và tên riêng( có những mặt hàng bị cấm mua
bán trong thương mại or hạn chế mua bán nên DN cần lưu ý điểm này)

9. Chất lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hoá một
cách rõ ràng, chi tiết.

10. Số lượng( trọng lượng): cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định
số lượng.

11. Giá cả: cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán

12. Phương thức thanh toán: Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá
giữa các thương nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam
chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không được sử dụng các đồng tiền của quốc gia khác

13. Phạt vi phạm: khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để
lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thoả thuận mức phạt lớn hơn
được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

15
14. Điều khoản bất khả kháng: cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của
bên gặp sự kiện bất khả kháng

15. Điều khoản giải quyết tranh chấp: Khi các bên lựa chọn hình thức tại Trọng tài thì thoả thuận
phải nêu đích danh một tổ chức. Nếu chỉ thoả thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện
hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu.

Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước
ngoài thì các bên còn phải quan tâm đến việc lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là:
luật của bên mua, luật của bên bán hay luật quốc tế
Yêu cầu đặt ra đối với DN:
- Từ những lưu ý trên doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ để tránh gặp phải sai lầm
- Các điều khoản trong hợp đồng cần được nêu 1 cách rõ ràng, chính xác đúng theo quy định
của pháp luật
- DN cần làm rõ ràng luật trước khi kí kết hợp đồng. Có thể nhờ bên thứ 3 tư vấn or hướng dẫn
- Làm rõ các mặt hàng cấm hay hạn chế để tránh vi phạm pháp luật
- Các mức quy định phải nằm trong mức khống chế của pháp luật
- Áp dụng các văn bản luật còn hiệu lực

15) Điều khoản “Delivery term” trên Commercial Contract có ý nghĩa đặc biệt nào đối
với quản lý ngoại thương của DNX (liên quan đến việc lập bộ chứng từ, thuê vận tải
tùy theo điều kiện Incoterms 2010, việc giao hàng cho đơn vị vận tải, thông báo và
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho DNN)? Cho ví dụ cụ thể
Điều khoản “ Delivery term” có ý nghĩa đối với DNX:

- Thời gian giao hàng:

Nếu thời gian giao hàng được quy định cụ thể sẽ giúp DNX tính toán được thời gian giao
hàng hợp lí -> Tiết kiệm chi phí

Nếu xác định phương án nếu hàng hóa bị gửi đi trễ, bốc hàng lên tàu trễ, tàu đến trễ, hàng
hóa đến cảng trễ, hay những nguyên nhân khách quan khác không phải lỗi do bên bán cũng
không phải lỗi do bên mua, thì sẽ giúp DNX tránh khỏi phải bồi thường hay tranh chấp

- Xác định địa điểm giao hàng: giúp DNX phân rõ được trách nhiệm đối với hàng hóa khi đã
nằm ngoài tầm kiểm soát-> tránh được những đền bù nếu hàng hóa bị tổn thất ngoài tầm
kiểm soát và cũng giảm được chi phí vận chuyển.
- Phương thức chuyển hàng:

16
Tùy theo từng loại hàng, thời gian giao hàng mà DNX sẽ lựa chọn phương pháp vận tải
thích hợp để quy định trong hợp đồng -> tính toán được chi phí phát sinh 1 cách chính xác
nhất.
Bộ hồ sơ vận tải là nội dung tiếp theo cần được xem xét ký lưỡng. Cho dù các bên lựa
chọn phương thức vận tải nào, việc hoàn chỉnh bộ hồ sơ với những giấy tờ cần thiết sẽ giúp
các bên giao nhận được đúng hàng hóa của mình. Và bên xuất sẽ đảm bảo được thanh toán
hết tiền hàng
- Rủi ro và bảo hiểm: Trong đàm phán, các bên sẽ thỏa thuận việc rủi ro được chuyển giao tại
thời điểm giao hàng. Bên cạnh đó, các bên cũng hiểu rằng rủi ro và bảo hiểm sẽ được chuyển
giao cùng lúc theo nguyên tắc, ai chịu rủi ro, người đó mua bảo hiểm. Điều khoản này, sẽ
giúp DNX thoát khỏi những bồi thường k đúng và các tranh chấp giữa các bên
- Điều kiện thương mại: Các bên hoàn toàn có thể đàm phán chọn ra điều kiện thương mại phù
hợp nhất cho giao dịch của mình. Các bên nên thảo luận đưa đến thống nhất chọn một điều
kiện trong số 11 điều khoản về giao nhận hàng hóa của Incoterm.Đặc biệt là về giá cả nào sẽ
được áp dụng. Sẽ giúp DNX tính toán giá thành và các chi phí liên quan tùy vào loại điều
khoản nào được áp dụng.
Ví dụ: DN A xuất bán cho DN B 1 lô hàng quần áo, với tổng trị giá hóa đơn là 500$. Theo
hợp đồng ngày hàng đến cảng là 12/05/2016. Tuy nhiên do bên bán giao hàng ra cảng chậm
nên ngày tớí cảng chậm 2 ngày. Và trong hợp đồng có quy định rõ về việc giao hàng chậm.
Vậy lúc này, do nguyên nhân từ phía bên DN A nên DN này sẽ phải bồi thường cho DN B
2 DN đã thỏa thuận địa điểm giao hàng sẽ là tại mạn tàu. Sauk hi hàng tới điểm nhận hàng
không phát hiện thiếu hay hỏng hóc nào. Tuy nhiên, khi hàng về tới kho DN B lại phát hiện
thiếu 300 sp. Lúc này DN B đòi DN A bồi thường. NHư vậy, theo hợp đồng thì DN A
không phải bồi thường vì hàng bị thiếu sau điểm giao hàng.

16) Điều khoản “Payment term” trên Commercial Contract có yêu cầu đặt ra đặc biệt
nào đối với quản lý ngoại thương, đứng dưới góc độ của DNX, DNN? Cho ví dụ cụ thể
Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải giao hàng đúng như hợp đồng và được thanh toán,
nghĩa vụ của người mua là phải nhận hàng và thanh toán cho người bán. Do vậy khi đàm phán ký
kết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nội
dung chính dưới đây:
- Đồng tiền thanh toán: có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá.
Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và
phải được ghi rõ trong hợp đồng

- Phương thức thanh toán:


*Thanh toán tiền mặt / chuyển tiền:
* Thanh toán nhờ thu:
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ
số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuất khẩu lập ra.

17
* Thanh toán tín dụng chứng từ:

Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách
hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp
với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

* Phương thức ghi sổ:


Người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn
thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.

Mỗi phương thức thanh toán đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bán hoặc người mua.
Do vậy tuỳ thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên thống nhất lựa
chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho các bên
tham gia hợp đồng.
Muốn lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý trong quá trình mua bán trao đổi hàng hoá
với nước ngoài, ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp vụ mỗi thương nhân còn phải biết vận
dụng chúng một cách linh hoạt, ứng xử nhanh trong nhiều trường hợp vì nghiệp vụ thanh toán
quốc tế là một nghiệp vụ rất phức tạp, nếu gặp phải các đối tác không trung thực, có nhiều thủ
đoạn thì rất dễ rơi vào bẫy của họ và sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng tiền mất tật mang.

Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét những căn cứ sau đây:
a. Độ an toàn trong thanh toán:
b.Chi phí dịch vụ:.
c. Trị giá của lô hàng:
d. Quan hệ các bên:

d)Thời hạn thanh toán (Time of payment)

17) Bộ chứng từ (tên tiếng Anh), về cơ bản, gồm những gì? Những bên nào có vai trò
tham gia lập chứng từ và là loại chứng từ nào? Đứng ở góc độ DNX, khi cần quản lý
việc lập Bộ chứng từ, cần lưu ý những điều gì? Cho ví dụ cụ thể
Nhóm 1: Bên XK chủ động

Nhóm 2: Vận tải

Nhóm 3: Bảo hiểm

Nhóm 4: Hải quan, Cảng

Nhóm 5: Bộ Công thương, VCCI

Nhóm 6: Bên NK chủ động

18
Bộ chứng từ (set of documents) gồm:
- Hợp đồng thương mại ( commercial contract)
- Hóa đơn thương mại ( commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list)
- Bảo hiểm đơn ( insurance policy)
- Giấy chứng nhận của bên thứ 3
Chứng nhận số lượng( certificate of quantity)
Chứng nhận chất lượng ( certificate of quality )
- Bộ giấy tờ về kiểm dịch vệ sinh
Động vật ( veterinary certificate )
Thực vật ( phytossanitary certificate )
- Giấy chứng nhận về đặc thù hàng hóa
- Chứng nhận hun trùng ( Fumigation certificate)
- Giấy cấp phép xuất khẩu
- Các giấy tờ giải trình
- Chứng nhận thông quan của hải quan
- Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin )
- Các chứng từ khác

Các bên tham gia lập chứng từ:

BÊN XUẤT KHẨU:

Các chứng từ bên XK chủ động hoàn thiện sớm:

1) Hóa đơn thương mại,


2) Các giấy tờ về giải trình năng lực của DNXK.
3) Giấy phép đặc thù (tùy vào đặc thù ngành hàng hay phương thức mà DN kinh doanh, tùy
theo yêu cầu của đối tác hay cơ quan có thẩm quyền quản lý và chứng nhận …….., Quota
xuất khẩu, kiểm dịch)
4) Giải trình về sản xuất và diện ưu đãi xuất xứ hàng hóa để được chứng nhận hưởng ưu đãi
khi đi xin C/O căn cứ theo các hiệp định thương mại quốc tế,
5) Packing list,
6) Chứng nhận chất lượng và Chứng nhận số lượng (thường do bên thứ 3 chuyên trách cung
cấp)

Chứng từ vận tải: DN cung cấp các thông tin về chuyến hàng cho hãng vận tải để ký kết hợp
đồng vận tải và phát hành vận đơn. Nếu là điều khoản C thì bên XK chủ động đặt
forwarder/hãng tàu và nhận Vận đơn trực tiếp từ forwarder/hãng tàu, nếu là điều khoản F thì bên
NK đặt thuê forwarder/hãng tàu nhưng Vận đơn vẫn được chuyển trực tiếp cho bên XK để hoàn
thiện bộ chứng từ - thể hiện tính kinh tế, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ các bên trong thủ tục chứng từ.
Bên cạnh đó, hàng hóa lúc này đã được bên XK giao cho bên hãng tàu, để chở ra cảng chờ xuất
khẩu

19
Chứng từ bảo hiểm: theo CIF, CIP, giới hạn trách nhiệm bên XK mua hộ bảo hiểm cho bên
NK là 10% phụ trội + 100% giá trị hợp đồng. Nếu cần mua thêm cho hàng hóa, bên NK tự chủ
động.

Giấy tờ về thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Chứng nhận hun trùng kiểm
dịch (tại cảng, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu), Chứng từ thống nhất với hãng tàu khi đưa
hàng vào cảng và lên tàu dưới sự kiểm soát của hải quan (bảng kê manifest của hãng tàu),
Chứng nhận thông quan XK (sau khi đã làm thủ tục hải quan hàng xuất – hồ sơ và đối tượng khai
báo hải quan đã được chấp nhận thông quan), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (tại Bộ Công
thương, VCCI, và 1 số tổ chức có thẩm quyền khác)

Sau khi bộ chứng từ hoàn thiện, bên XK trình ngân hàng nước XK (thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ, L/C); hoặc chuyển trực tiếp cho bên NK qua đường chuyển phát nhanh (chuyển tiền
T/T 100% giá trị hợp đồng, nhờ thu trơn)

Bên nhập khẩu:

- Chủ động lập các chứng từ theo quy định tại quốc gia nhập (vd: quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy tờ xét ưu đãi thủ tục hay miễn giảm thuế, tờ khai trị giá tính thuế hải quan
hàng nhập

- Hỗ trợ cho bên XK về vận đơn, bảo hiểm như nói trên.

- Chờ và tiếp nhận Lệnh giao hàng D/O (Delivery order) của hãng tàu khi hãng tàu giao cho
người nhận hàng làm thủ tục thông quan hàng nhập ở cảng đến, và Bộ chứng từ trực tiếp từ DN
nước XK hoặc thông quan ngân hàng nước NK, đi làm thủ tục thông quan hàng nhập.

18) Trình tự lập Bộ chứng từ (tên tiếng Anh) nói chung là như thế nào? Đứng ở góc
độ DNX, DNN thì điều này có những ý nghĩa gì rút ra để quản lý ngoại thương được
hiệu quả? Cho ví dụ cụ thể
Trình tự về thời gian của bộ chứng từ

Sau khi ký kết hợp đồng, có các cam kết thanh toán (Chuyển tiền T/T, Nhờ thu, L/C), các bên
tham gia hoàn thiện bộ chứng từ theo trình tự chung như sau:

Bên xuất khẩu:

Khi đã có cam kết thanh toán, bên cạnh việc triển khai thực hiện hợp đồng như chuẩn bị hàng
hóa xuất khẩu, bên XK còn tiến hành chuẩn bị chứng từ (và kèm cả hỗ trợ cho bên NK, cũng như
nhận hỗ trợ từ phía bên NK).

+ Các chứng từ bên XK chủ động hoàn thiện sớm:

1) Hóa đơn thương mại,

20
2) Các giấy tờ về giải trình năng lực của DNXK.
3) Giấy phép đặc thù (tùy vào đặc thù ngành hàng hay phương thức mà DN kinh doanh, tùy
theo yêu cầu của đối tác hay cơ quan có thẩm quyền quản lý và chứng nhận …….., Quota
xuất khẩu, kiểm dịch)
4) Giải trình về sản xuất và diện ưu đãi xuất xứ hàng hóa để được chứng nhận hưởng ưu đãi
khi đi xin C/O căn cứ theo các hiệp định thương mại quốc tế,
5) Packing list,
6) Chứng nhận chất lượng và Chứng nhận số lượng (thường do bên thứ 3 chuyên trách cung
cấp),

+ Chứng từ vận tải: DN cung cấp các thông tin về chuyến hàng cho hãng vận tải để ký kết hợp
đồng vận tải và phát hành vận đơn. Nếu là điều khoản C thì bên XK chủ động đặt
forwarder/hãng tàu và nhận Vận đơn trực tiếp từ forwarder/hãng tàu, nếu là điều khoản F thì bên
NK đặt thuê forwarder/hãng tàu nhưng Vận đơn vẫn được chuyển trực tiếp cho bên XK để hoàn
thiện bộ chứng từ - thể hiện tính kinh tế, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ các bên trong thủ tục chứng từ.
Bên cạnh đó, hàng hóa lúc này đã được bên XK giao cho bên hãng tàu, để chở ra cảng chờ xuất
khẩu

+ Chứng từ bảo hiểm: theo CIF, CIP, giới hạn trách nhiệm bên XK mua hộ bảo hiểm cho bên
NK là 10% phụ trội + 100% giá trị hợp đồng. Nếu cần mua thêm cho hàng hóa, bên NK tự chủ
động.

+ Giấy tờ về thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Chứng nhận hun trùng kiểm
dịch (tại cảng, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu), Chứng từ thống nhất với hãng tàu khi đưa
hàng vào cảng và lên tàu dưới sự kiểm soát của hải quan (bảng kê manifest của hãng tàu),
Chứng nhận thông quan XK (sau khi đã làm thủ tục hải quan hàng xuất – hồ sơ và đối tượng khai
báo hải quan đã được chấp nhận thông quan), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (tại Bộ Công
thương, VCCI, và 1 số tổ chức có thẩm quyền khác)

Sau khi bộ chứng từ hoàn thiện, bên XK trình ngân hàng nước XK (thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ, L/C); hoặc chuyển trực tiếp cho bên NK qua đường chuyển phát nhanh (chuyển tiền
T/T 100% giá trị hợp đồng, nhờ thu trơn)

Bên nhập khẩu:

- Chủ động lập các chứng từ theo quy định tại quốc gia nhập (vd: quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy tờ xét ưu đãi thủ tục hay miễn giảm thuế, tờ khai trị giá tính thuế hải quan
hàng nhập

- Hỗ trợ cho bên XK về vận đơn, bảo hiểm như nói trên.

- Chờ và tiếp nhận Lệnh giao hàng D/O (Delivery order) của hãng tàu khi hãng tàu giao cho
người nhận hàng làm thủ tục thông quan hàng nhập ở cảng đến, và Bộ chứng từ trực tiếp từ DN
nước XK hoặc thông quan ngân hàng nước NK, đi làm thủ tục thông quan hàng nhập.

21
Trục thời gian

1.a) DNX chuẩn bị hàng XK

1.b) DNX soạn các chứng từ (tùy ý trong khoảng thời gian)

mà mình tự chủ động

2.a) Chứng từ vận tải

2.b) Chứng từ bảo hiểm vận tải hàng hóa quốc tế

(nếu có)

3) Làm thủ tục hải quan,

thủ tục ở cảng,

nhận phê chú vận đơn

4) Đi xin C/O

Bộ chứng từ
hoàn thiện

Ở góc độ DNX, DNN thì điều này có những ý nghĩa rút ra để quản lý ngoại thương được
hiệu quả:

Từ trình tự thời gian lập bộ chứng từ trên sẽ giúp DNN, DNK:

- Chuẩn bị được các chứng từ 1 cách kịp thời, nhanh chóng, hợp với thời gian yêu cầu

- Sắp xếp 1 cách khoa học các chứng từ, cái nào cần trước thì chuẩn bị trước

22
- Hạn chế thời gian chờ hoàn thiện chứng từ, tiết kiệm thời gian. Giả sử như DN chuẩn bị chứng
từ bảo hiểm trước mà lại chưa có hóa đơn thương mại. Thì lúc này dù có chứng từ bảo hiểm rồi
DN vẫn phải đợi có hóa đơn thương mại mới thực hiện được bước tiếp theo

- Kiểm soát được số lượng chứng từ cần lập, tránh bỏ sót không lập chứng từ

- Tránh tình trạng khi cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ cần lập trước đó DN lại chưa
lập

Vậy từ trình tự thời gian lập bộ chứng từ, DN có thể bám sát vào để thành lập bộ chứng từ 1 cách
khoa học , hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.Tuy nhiên , vẫn tùy vào từng loại mặt hàng mà
cần 1 số chứng từ bổ sung khác nên DN cần hiểu luật để bổ sung kịp thời. DN cần chia các
khoảng thời gian lập chứng từ sao cho hợp lí nhất để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho
DN. Thường xuyên kiểm tra số lượng chứng từ, nội dung chứng từ, đặc biệt là các chứng từ phụ,
tránh tình trạng bỏ sót, mất thêm chi phí chờ.

19) Những mặt hàng nào phải qua thủ tục giấy phép XK/NK trong ngoại thương ở
Việt Nam và tại sao? Hãy nêu một vài ví dụ về mặt hàng và cơ quan có thẩm quyền cấp
phép?

Mặt hàng phải qua thủ tục giấy phép nhật khẩu và ví dụ

I. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý của
Bộ Công Thương
1.Súng bắn dây.
2. Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
3. Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh
mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp
phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
4. Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:
a. Muối.
b. Thuốc lá nguyên liệu.
c. Trứng gia cầm.
d. Đường tinh luyện, đường thô.
5. Hóa chất
a. Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
b. Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số
100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát
triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

23
c. Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng
dẫn thi hành).
6. Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
7. Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên
ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.
II. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Giao Thông Vận Tải
1. Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
III. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
1. Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
2. Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt
Nam.
3. Thuốc bảo vệ thực vật
a. Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được
phép sử dụng tại Việt Nam.
b.Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử
dụng.
4. Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các
loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
5. Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh
mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu
vào Việt Nam.
6. Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích
hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương
trình, dự án đầu tư.
7. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu
sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
8. Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
9. Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
10. Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES
mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
11. Nguyên liệu sản xuất chế phẩm, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
a. Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường
trong nuôi trồng thủy sản.
b. Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong
Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
c. Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có

24
trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
12. a) Giống thủy sản.
a. Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
b. Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.
c. Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập
khẩu vào Việt Nam
13. Thủy sản sống.
a. Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.
b. Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm
thực phẩm tại Việt Nam.
IV. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Phế liệu.
V. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).
2. Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.
3. Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ
9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên.
4. Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in.
5. Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu.
VI. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.
2. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.
3. Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở
sòng bạc.
4. Đồ chơi trẻ em.
VII. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Y Tế
1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao
gồm cả thuốc thành phẩm ở dạng đơn chất và phối hợp)..
2. Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký.
3. Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.
4. Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam.
5. Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
6. Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký.
7. Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục

25
được nhập khẩu theo nhu cầu.
8. Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
9. Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được
cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
10. Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm
nghiệm.
VIII. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại.
2. Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định).
3. Giấy in tiền.
4. Mực in tiền.
5. Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các
loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý.
6. Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).
7. Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố).
IX. Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ Quốc phòng
1. Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng,
trừ dạng CKD).
2. Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại
thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô
đua (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).
3. Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân
dụng, trừ dạng CKD).
4. Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tầu bay
trong quĩ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ (Chỉ áp dụng với loại máy bay, trực
thăng không sử dụng trong hàng không dân dụng không có gắn trang thiết bị-vũ khí để
chiến đấu).
5. Vũ khí khác (ví dụ, súng và súng lục sử dụng lò xo, hơi hoặc khí ga, dùi cui), trừ các
loại thuộc nhóm 9307
6. – Loại khác (súng bắn sơn, súng bắn đạn sơn, súng bắn dây).
7. Chất màu dùng cho nghệ thuật hội họa, học đường hoặc sơn bảng hiệu, chất màu pha,
màu trang trí và các loại màu tương tự ở dạng viên, tuýp, hộp, lọ, khay hay các dạng hoặc
đóng gói tương tự.
8. – Loại khác (đạn sơn).
Mặt hàng phải qua thủ tục giấy phép xuất khẩu

26
- Súng bắn dây;

- Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị
chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế;

- Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi
trường trong nuôi trồng thủy sản;

- Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện;

- Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên
nhập khẩu vào Việt Nam;

- Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường;

- Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu
làm thực phẩm tại Việt Nam;

- Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có
trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện;

- Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam
hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

- Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại;

- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa
được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

- Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu,
kiểm nghiệm.

Vì sao:

- Quy định tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phải công bố Danh mục các
mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật,
an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất
lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm
bảo thực hiện theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Luật phòng, chống bệnh truyền
nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống
chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận
thương mại

27
20) Hãy nêu tên 1 số cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận chất lượng cho những
ngành hàng XK điển hình của Việt Nam? Tại sao phải có những chứng nhận này?
Một số cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng:

- Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – QUACERT: kiểm tra chất lượng gạo
- Sở y tế TP Hồ Chí Minh: kiểm tra chất lượng caffe
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn HCM: kiểm tra chất lượng điều
- Chi cục quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản hà nội: kiểm tra chất lượng cá basa
- Quatest 1: Kiểm tra chất lượng dầu thô
- Quatest 3: kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị

Lí do:

- Làm căn cứ để chứng minh sản phẩm đạt đúng thông số kĩ thuật như trong hợp đồng
- Là điều kiện cần để hàng hóa được xuất/ nhập khẩu qua cửa khẩu
- Là bằng chứng, chứng minh sản phẩm sạch, k gây hại cho cơ thể, k chứa mầm mống lây
bệnh…. Đặc biệt là đối với mặt hàng thực phẩm, thuốc…
- Đây cũng chính là phương pháp giúp DN tìm ra “lỗi” trong hàng hóa
- Cơ sở để nhà nước hoàn thiện thông tư về khấu hao tài sản cố định, đối với mặt hàng máy
móc , thiết bị
- Bảo vệ uy tín cho hàng hóa xuất khẩu của VN
- Hạn chế biến VN thành” bãi rác” của các nước phát triển

21) Trên Marine/Sea/Ocean Bill of Lading, cần đặc biệt lưu ý những nội dung? Hãy
phân tích.
Những điểm lưu ý:

- Shipper: Ghi tên người xuất khẩu hoặc bên thứ 3 [Ngân hàng vẫn chấp nhận dù L/C không quy
định].
- Consignee:
+ Vận đơn đích danh: ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhập khẩu
+ Vận đơn theo lệnh:
o Made out to order = Made out to order blank endorsed = Made out to order of shipper. [Người
giao hàng ký hậu và để trằng mặt sau của B/L]
o Made out to order … bank. [Người giao hàng không được ký hậu, Ngân hàng phát hành được
ký hậu vận đơn này].
- Port of delivery: cảng dỡ hàng [dùng khi là B/L port to port]
- Place of delivery: nơi dỡ hàng/giao hàng [dùng khi là B/L Combined]

- Tên công ty vận tải: cần để ý vận đơn này do hang tàu phát hành – Master Bill. Hay do đơn vị
giao nhận forwarder phát hành. Thông thường Master Bill được ưa chuộng hơn. Vì nếu xảy ra sự
cố liên quan đến vận tải thì có thể liên hệ trực tiếp với hãng tàu thay vì thông qua trung gian
Forwarder

- Người thụ hưởng: có 2 TH sau

28
Tên đối tác nhập khẩu: Khi đã thanh toán hết tiền hàng từ trước or giữa bên XK và NK có
mqh lâu năm, rất đáng tin cậy hay DNN là đại lí, công ty con của DNX

Tên NH nước nhập: kèm lệnh “ to order of X bank”. Đây là trường hợp phổ biến được áp
dụng trong thanh toán nhờ thu kèm chứng từ or thư tín dụng L/C. Các NH đặc biệt khuyến nghị
đề mục consignee nên làm theo lệnh của NH. Bởi có sự tiềm ẩn rủi ro khi đối tác nhập mất khả
năng thanh toán. DNN phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán để được NH nắm giữ bộ chứng từ ->
Kí hậu chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ

- Nơi nhận hàng không trùng với cảng bốc hàng

- Cảng dỡ hàng không trùng với nơi giao hàng

22) Bill of Lading phải đạt tiêu chuẩn nào thì mới có ý nghĩa thanh toán? Hãy phân
tích.
B/L là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê
cho chủ tàu ) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận
chuyển

- Thông thường hàng hóa trước khi được đưa ra cảng, tàu nước xuất còn phải qua khâu vận tải
trung gian thì chỉ nhận được RS Bill. RS Bill chưa thực sự có đủ tư cách sở hữu hàng hóa. Ngày
nay, do sự phát triển mạnh của giao dịch vận tải, các hang tàu quốc tế có 1 mạng lưới ở cả các
quốc gia thuộc tuyến họ không kinh doanh. Các đại lí này chính là Forwarder. Ở đây có 1 điểm
lưu ý là khi nhận được RS Bill, DNX cần nhận biết được bill này được phát hành bowirhangx tàu
hay forwarder. Kinh nghiệm cho thấy,nên là bill do chính hang tàu phát hành. Bởi hàng hóa đến
nước nhập, nếu bị chục chặc liên quan đến vận tải đường biển thì sẽ khiếu nại trực tiếp với hang
tàu.

- DNX đã làm xong thủ tục hải quan hàng xuất và các thủ tục khác, DNX sẽ cử người đại diện ở
cảng để chứng kiến việc đưa hàng hóa lên tàu. Hàng hóa được đưa lên tàu và không có hiện
tượng đổ vỡ, xộc xệch do lỗi của hang vận tải trong quá trình đưa hàng lên tàu thì vận đơn RS do
người đại diện cầm theo và trình cho hãng tàu phê chú là “ clean on board”

- DNX hoàn thiện bộ chứng từ và gửi sang nước nhập. DNX sẽ gửi bộ chứng từ kèm vận đơn
đường biển, có 2 đường:

+ Khi DNN thanh toán 100% tiền hàng hay có mqh lâu năm thì DNX sẽ gửi thẳng cho DNN

+ Khi thanh toán nhờ thu kèm chứng từ or thanh toán bằng thư tín dụng L/C thì sẽ gửi qua NH.
NH chấp nhận thanh toán khi vận đơn đường biển đạt 4 tiêu chí sau:

1. Phải là bản gốc( Original bill)


2. Hàng được đưa lên tàu gọn gàng ( Shipped/Loden on board)
3. Sạch sẽ ( Clean on board)

29
4. Không có dấu hiệu tẩy , xóa hay chỉnh sửa

DNN khi đã có chứng từ vận đơn đường biển sẽ thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập, khi đã
được thông quan thì người đại diện sẽ làm việc với hang tàu. Người đại diện trình vận đơn hoàn
hảo cho người chuyên chở để nhận hàng

23) Phân biệt Received for shipment B/L và Shipped on board B/L? Ý nghĩa ở góc độ
quản lý đối với các DN khi tham gia ngoại thương?
Phân biệt

- B/L đã xếp hàng (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự xếp trên tàu.
Nội dung này trên chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách: hoặc là một cụm từ in sẵn (pre-
printed wording) hoặc là một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu và có ghi ngày xếp hàng lên
tàu (an onboard notation indicating the date on which the goods have been shipped in board)

B/L thường thể hiện: Shipped on board, On board, Shipped

=> Có giá trị chứng cứ rất lớn, chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn
thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán, đặc biệt khi mua bán theo
điều kiện FOB, CIF, CFR ( incoterms 2010)

- B/L nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên
tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu. Có thể hàng hóa còn trong kho, bãi
cảng. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy B/L đã xếp hàng. Thường áp
dụng cho hình thức hàng container (FCL/FCL hoặc LCL/LCL B/L).

Thường được phát hành :

+ Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến or đã đến nhưng chưa đủ
điều kiện để xếp hàng

+ Việc bán hàng thông qua nhiều người trung gian: người giao nhận, người gom hàng

+ Giao hàng từ kho đến kho

Loại vận đơn này có thể bị NH từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép.
Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu or ghi thêm chữ “ đã xếp” để biến thành
vận đơn đã xếp hàng. Vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán được nếu hợp đồng mua bán
và L/C quy định rõ vấn đề này

Ý nghĩa:

Tùy vào từng loại hình vận đơn mà DN nên có các biện pháp quản lí đối với hàng hóa hợp lí.
Nếu chưa có vận đơn tức DN vẫn phải chịu các khoản rủi ro đối với hàng hóa.

30
- Đối với Shipped on board B/L: chỉ nhận được vận đơn khi hàng hóa đã thực sự đưa lên tàu.
Vậy trước khi hàng được đưa lên tàu DN cần giám sát chặt chẽ tránh để mất hay hư hỏng hàng
hóa. Khi nhận được vận đơn thì chi phí rủi ro sẽ được chuyển giao cho hãng tàu hay đơn vị bảo
hiểm, lúc này DN sẽ k cần quản lí đối với hàng hóa nữa

- Đối với Received for shipment B/L: được cấp trước khi hàng hóa được đưa lên tàu. Vậy lúc
này, chi phí rủi ro được chuyển giao sớm hơn hay DN sẽ” nhàn” hơn

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, DN nên lựa chọn các hãng tàu có kinh nghiệm lâu năm, để tránh
xảy ra sai sót, có thể gây tổn thất lớn cho DN hay mất uy tín đối với bên mua

24) Trình tự và các nội dung cần lưu ý khi mua bảo hiểm cho hàng hóa được chuyên
chở trong ngoại thương?
Là chứng từ bảo hiểm được lập trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm

Nội dung chủ yếu:

- Bên bảo hiểm – Bên được bảo hiểm


- Ngày và nơi lập bảo hiểm
- Số tiền được bảo hiểm
- Hàng hóa được bảo hiểm
- Tên thầu, chi tiết chuyến vận chuyển
- Điều kiện bảo hiểm
- Nơi trả tiền bồi thường
- Số bản gốc bảo hiểm đơn được lập
- Chữ kí của bên bảo hiểm hoặc đại lí

Lưu ý:

- Cần nghiên cứu kĩ các điều khoản A,B,C kèm với tỉ lệ thu phí bảo hiểm
- Theo Incorterm 2010. Khi mua theo giá CIF or CIP, DNN được yêu cầu tối đa số tiền bảo
hiểm là 110% giá trị hợp đồng mà DNX mua hộ bảo hiểm vận tải quốc tế
- Cần có điều khoản chuyển nhượng bảo hiểm: người mua bảo hiểm khác với người thụ hưởng
- Người mua bảo hiểm phải kí hậu để đảm bảo an toàn cho NH mở L/C
- Tất cả bản gốc bảo hiểm phải được xuất trình, bảo hiểm phải được kí
- Ngày hiệu lực của bảo hiểm: không được muộn hơn ngày giao hàng
- Condition A- All risks: bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất
trong bốc dỡ, chuyển tải; không bao gồm khuyết tật vốn có của hàng hóa, chiến tranh, đình
công….

31
25) Trên Certificate of Origin, cần đặc biệt lưu ý những nội dung? Hãy phân tích.
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng nhận mà cơ quan có thẩm quyền về xuất xứ hàng hóa xuất
khẩu. DNX phải đi xin C/O khi đã hoàn thành thủ tục thông quan kèm những giải trình về quy
trình SX, tỷ lệ nội địa hóa… để hoàn thiện bộ chứng từ cũng như hương các ưu đãi thương mại.

Lưu ý:

- Trước tiên phải xác định xem hàng hóa xuất đi đâu để lựa chọn mẫu C/O thích hợp
( D,E,AK,S…)

- Phải do tổ chức có thẩm quyền của nước sản xuất cung cấp

- DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có
dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ
ký của DN).

- Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp 1 loại mẫu C/O cho mỗi 1 lô hang xuất khẩu ( trừ mẫu
C/O của caffe)

26) Ý nghĩa của việc DNX đi xin Certificate of Origin? Tính liên hệ của loại chứng từ
này đối với các FTA (Free Trade Agreement) mà Việt Nam tham gia? Cho ví dụ cụ thể
Ý nghĩa:

- Phản ánh phẩm chất hàng hóa


- Bằng chứng để chứng minh xuất xứ hàng hóa
- Căn cứ để thông quan hàng hóa xuất khẩu
- Chứng từ thiết yếu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C
- Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất
khẩu

Liên hệ với FAT

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia.
Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng
như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do

Theo đó hàng hóa giữa các nước sẽ tự do trao đổi với nhau. Vậy nếu như hàng hóa có chứng
nhận xuất xứ sẽ giúp:

+ Tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại

+ Góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng VN

+ Dễ dàng hơn để xuất khẩu sang các nước có kí kết hiệp định

32
Ví dụ:

Sau khi chúng ta kí hiệp định với Thái Lan, hàng rào thuế quan được tháo gỡ, thuế NK của nhiều
mặt hàng giảm mạnh, thậm chí bằng 0. Do vậy các công ty Thái đã mua lại các siêu thị VN nhằm
đưa hàng thái vào. Vậy nếu như chúng ta có chứng nhận xuất xứ sẽ góp 1 phần nào đó để cạnh
tranh với các sản phẩm của Thái Lan

27) Hãy nêu tên 1 số cơ quan cấp Certificate of Origin tùy theo Form? Các Form này có
nội hàm thương mại là gì? Điều kiện để đi xin một số Form Certificate of Origin điển
hình? Yêu cầu đặt ra đối với quản lý ngoại thương của DNX?
Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ:

- Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận
công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các
khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại
C/O sau:
VCCI: cấp C/O form A, B…
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại
(trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).

Nội dung các form:

+ C/O form A hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP;

+ C/O form D : sang ASEAN theo hiệp định CEPT;

+ C/O form E : sang Trung Quốc và các nước ASEAN theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;

+ C/O form S: sang Lào theo hiệp định Việt Nam-Lào;

+ C/O form AK: sang Hàn Quốc và các nước ASEAN theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;

+ C/O form GSTP: sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho
Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;

+ C/O form B : sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;

33
+ C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất
cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);

+ C/O form Textile : cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-
EU;

+ C/O form Mexico: cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của
Mexico;

+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;

+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;

Điều kiện: tùy thuộc vào loại thị trương tiêu thụ mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp các loại
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư .
2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng
hóa ..
3. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định đến Việt Nam, theo quy định của
Bộ Công Thương.
4. Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa, có Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương.”
Yêu cầu đặt ra với DNX:

- Khai báo chính xác thị trường tiêu thụ để cơ quan có thẩm quyền cấp C/O phù hợp nhất. Nếu
có sự thay đổi địa điểm đến thì phải làm lại thủ tục xin cấp C/O
- Tìm hiểu xem cơ quan nào cấp loại C/O mà DN cần, để tránh đến sai cơ quan, tiết kiệm thời
gian và chi phí
- Xuất trình đúng C/O của lô hàng khi có yêu cầu của hải quan

28) Trình tự và điều kiện bắt buộc khi đi xin một số Form Certificate of Origin điển
hình căn cứ theo các FTA gồm những gì? Yêu cầu đặt ra đối với quản lý ngoại thương
của DNX?
Trình tự:

• Doanh nghiệp xuất khẩu lập hồ sơ xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi đến cơ quan có
thẩm quyền.
• Việc xác định mẫu C/O xin cấp tùy thuộc vào hàng hóa sẽ được xuất đi thị trường nào, yêu cầu
từ đối tác nhập khẩu tại thị trường đó.
• Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong các
trường hợp sau:

34
- Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ được cấp.
- Đề nghị bổ sung chứng từ (ghi rõ loại chứng từ còn thiếu).
- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra).
- Từ chối cấp C/O trong các trường hợp theo pháp luật quy định.
• Thời gian cấp C/O thông thường:
- Đối với hàng xuất bằng đường hàng không (AIR) là không quá 04 giờ.
- Thời gian cáp C/O thông thường đối với hàng xuất khẩu vận chuyển bằng phương tiện khác là
không quá 08 giờ.

Hồ sơ cần có:

1. Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ
sơ chi tiết theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ ;
b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan.
d) Bản sao hóa đơn thương mại
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân
không có vận tải đơn.
e) Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực ; hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên
liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra
2. Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, ngoài
các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại
cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng
từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:
a) Quy trình sản xuất ra hàng hóa;
b) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu
c) Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước
d) Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên
liệu, hàng hóa
đ) Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
e) Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Yêu cầu DNX:


1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;

35
2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;
3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi
cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên
quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;
5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị
nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);
6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu
hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;
7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ
Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập
kh

29) Thủ tục đăng ký và cách sử dụng Ecosys trong việc DNK khai báo lập chứng từ đối
với cơ quan quản lý Nhà nước?
Thủ tục đăng kí:

• Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử và tài khoản tham gia Hệ thống Ecosys

+ Chọn nút Đăng ký trên Trang chủ của eCoSys.


+ Điền đầy đủ thông tin và ấn nút gửi.
– Các mục * bắt buộc phải khai.
– Tên đăng nhập mặc định là Mã số thuế của DN (mật khẩu do DN tự đặt).

• Bước 2: đăng ký chữ ký số smartsign để thực hiện khai C/O điện tử.

• Bước 3: Khai C/Q theo Hướng dẫn kê khai tại hệ thống hệ thống chứng nhận xuất xứ
điện tử ECOSYS

Cách sử dụng:

1. Khai báo hồ sơ
- Doanh nghiệp chọn menu “ Khai báo C/O / Khai báo C/O” để khai báo hồ sơ C/O.
- Ở Tab C/O bạn cần nhập đầy đủ các thông tin theo form mẫu, lưu ý những ô có dấu là bắt
buộc phải nhập dữ liệu.
- Chọn Form C/O có sẵn trong hệ thống.
- Importing Country: Chọn nước nhập khẩu (chọn tên nước có sẵn trên hệ thống)
- Export DeclarationNumber và Export Declaration Attached: Nhập số hiệu tờ khai hải
quan và đính kèm (nếu có)
36
- Good consigned from: đây là phần dành cho thông tin Doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin DN
lấy từ hồ sơ doanh nghiệp.
• Exporter’sBusiness Name: Tên Doanh nghiệp xuất khẩu
• Address line 1: ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà xuất khẩu. Tối đa 70 ký tự.
• Address line 2: không bắt buộc, chỉ ghi khi Address line 1 quá 70 ký tự khi không thể
khai hết ở line 1. Thường thì khai Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố vào Address line 2.
- Good consigned to:
• Consignee’s name: Tên đơn vị nhập khẩu hàng hóa
• Address line 1: ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà nhập khẩu. Tối đa 70 ký tự.
• Address line 2: không bắt buộc, chỉ ghi khi Address line 1 quá 70 ký tự khi không thể
khai hết ở line 1. Thường thì khai Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố vào Addressline 2.
• Country: nước nhập khẩu
- Transport Type: Hình thức vận chuyển (chọn các hình thức có sẵn trong hệ thống)
- Port of Loading: chọn các cảng trong nước (nước xuất khẩu) có sẵn trong hệ thống, có thể
nhập các cảnh đi trong trường hợp hệ thống ko có sẵn.
- Port of Discharge: chọn các cảng rỡ hàng(nước nhập khẩu) có sẵn trong hệ thống, chọn others
nếu chưa rõ là cảng nào.
- Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached: Tên tàu và Bill vận
chuyển(nếu có)
- Departure date: Ngày tàu chạy
- Phần hàng hóa:
- Chọn Add/UpdateItems để khai báo phần hàng hóa.

• Exporting/Importing HS Code: chọn Mã HS xuất khẩu/nhập khẩu (chọn mã HS có sẵn


trên hệ thống).
• Goods description: mô tả hàng hóa chi tiết.
• Origin Criterion: Tiêu chí xuất xứ (chọn các tiêu chí có sẵn trên hệ thống)
• Quantity/ Unit: số lượng hàng hóa. Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống.
• Gross Weight/ Unit: trọng lượng hàng hóa. Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống.
• Invoice Number/ Date: Số và ngày hóa đơn
• Mark and Number on package: ghi ký hiệu trên thùng(Không rõ ghi No Mark)
• Package Quantity: số thùng (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
• FOB value: ghi rõ giá trị, mặc định là USD. Có thể chọn ngoại tệ khác.
• Tích chọn hoặc không tích ShowFOB Value on C/O để thông báo cho chuyên viên
phòng là có muốn hiển thị trị giá FOB trên C/O giấy hay ko.
- Chọn Save item sau khi khai báo để khai báo 1 dòng hàng, nếu có nhiều dòng hàng hóa thì
khai tiếp rồi lại ấn add item.
- Có thể ấn sửa hoặc xóa để sửa/ xóa dòng hàng hóa đã khai.
- Khai báo Third Country Invoicing/Exhibition/ Back to back C/O
• Third Country Invocing: Khai báo chi tiết CompanyName, Address, Country của bên
hóa đơn thứ 3.

37
• Tương tự với Exhibition C/O và Back to back C/O..
2. Ký và Gửi duyệt hồ sơ
- Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho hồ sơ khai báo C/O bạn click chọn nút
để gửi hồ sơ tới Phòng xuất nhập khẩu.
- Ký và Gửi duyệt hồ sơ C/O xong, hồ sơ C/O của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang
trạng thái GĐDN đã duyệt.
- Trong trường hợp chưa muốn gửi thì ấn lưu để Lưu tạm, trong trường hợp này thì
phòng XNK sẽ không nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.
- Kiểm tra số C/O đã được cấp trên hệ thống:
- Sau khi có số C/O Doanh nghiệp kết xuất in đơn xin C/O đã được cấp số và nộp cùng
bộ hồ sơ theo yêu cầu Cơ quan quản lý cấp C/O
Chương 4

30) Những điểm cần lưu ý trong Lệnh chuyển tiền (Remittance order), Lệnh nhờ thu
(Collection order)?
Những lưu ý trong lệnh chuyển tiền:

Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân
hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng), ở một địa
điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu

- Chuyển tiền bằng thư: Tốc độ của phương pháp này rất chậm. Nên nếu DNN lựa chọn
phương thức này có thể sẽ làm mất uy tín đối với DNX
- Chuyển tiền bằng điện:Tốc độ của phương thức này nhanh , nhưng lại có chi phí cao. Nếu
khoản chi phí này do DNN tự trả thì sẽ khó khăn nếu lựa chọn phương pháp này
 Nhận thấy việc DNX nhận được tiền nhanh hay chậm là phụ thuộc hoàn toàn vào
ý chí của DNN, vậy sẽ không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Nên chỉ
nên sử dụng trong NK, không nên dung trong XK. Hoặc chỉ dung khi đối tác đáng
tin cậy, có mqh lâu năm, công ty con, công ty liên doanh.

Những lưu ý trong lệnh nhờ thu:

Là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc
cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở
người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có)

- Nhờ thu phiếu trơn


+ Trong TH hàng hóa đến trước chứng từ thanh toán: Người bán gửi chỉ gửi hối phiếu cho
NH, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua -> không có sự ràng buộc trả tiền và nhận
hàng với người mua. Lúc này người mua có thể nhận hàng và trì hoãn việc thanh toán or
không thanh toán. Vậy DNX cần đặc biệt lưu ý, chỉ nên áp dụng phương pháp này cho đối
tác đáng tin cậy, công ty con, liên doanh

38
+ Trong TH chứng từ tài chính đến trước hàng hóa thì người mua sẽ phải trả tiền mà chưa
biết tình trạng của hàng hóa. Lúc này, bất lợi sẽ nghiêng về phía DNN
- Nhờ thu kèm chứng từ:
+ DNN khi có thông báo từ NH, phải thanh toán đầy đủ mới nhận được bộ chứng từ để được
nhận hàng. Lúc này, người mua còn chưa biết hàng hóa như thế nào -> rơi vào thế bị động
+ DNX gặp rủi ro vì được thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người mua. Nếu
trong TH giá cả bị biến động theo xu thế bất lợi, DNN có thể từ chối nhận hàng và thanh
toán
 Vì vậy các DN lựa chọn phương pháp này thì nên hợp tác với DN có quan hệ lâu
năm, tin tưởng lẫn nhau…

31) Trình bày phương thức thanh toán Nhờ thu kèm chứng từ? Nội dung của hối
phiếu gồm những gì? Cho ví dụ cụ thể
Nhờ thu kèm chứng từ:

- Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không
những căn cứ vào hối phiếu của mình lập ra mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm với điều
kiện là người mua trả tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ
chứng từ cho người mua để đi nhận hàng
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền có 2 loại: Nhờ thu trả tiền đối chứng từ (DP) và nhờ thu chấp
nhận đối chứng từ (DA)
- Trình tự nghiệp vụ thanh toán:

+ B1: DNX và DNN tiến hành lập hội đồng mua bán ngoại thương. Sau đó, DNX tiến
hành giao hàng hóa và cung cấp dicj vụ cho DNN

+ B2: DNX lập hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng hóa, chỉ thị nhờ thu gửi NH phục vụ mình
nhờ thu hộ tiền

+ B3: NH chuyển chứng từ, hối phiếu, chỉ thị nhờ thu cho NH đại lí của mình ở nước NK
nhờ thu hộ tiền

+ B4: NH đại lí xuất trình hối phiếu, chứng từ, chỉ thị nhờ thu và đòi tiền DNN

+ B5:DNN nhận được thông báo của NH đại lí, tiến hành thanh toán để nhận bộ chứng từ ,
hối phiếu. Lúc này, DNN sẽ cầm ra cảng để nhận hàng hóa

+ B6: Nếu DNN đồng ý thanh toán thì NH đại lí sẽ thông báo cho NH chuyển chứng từ

+ B7: NH chuyển chứng từ sẽ thanh toán cho người bán

+ B8: hai NH tiến hành thanh toán bù trừ cho nhau

Ưu điểm: Đơn giản, phí nhờ thu thấp, quyền lợi của người bán đã được đảm bảo hơn

39
Nhược điểm:

+ DNN, khi chưa nhận được hàng hóa, chưa biết được tình trạng của hàng hóa đã phải
thanh toán

+ DNX gặp rủi ro vì được thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của DNN. Nếu trong
TH giá cả thị trường biến động theo xu thế bất lợi, DNN có thể từ chối nhận hàng mà NH không
có trách nhiệm gì trong việc bồi hòa or bắt người mua bồi hòa

Phạm vi áp dụng: áp dụng trong TH 2 bên là đối tác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên or dung
để thanh toán các loại cước vận chuyển, bảo hiểm, bưu điện…

Nội dung của hối phiếu gồm:

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người
khác

(1). Tiêu đề hối phiếu:


(2). Số tiền và loại tiền:
(3). Người trả tiền hối phiếu:
(4). Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng:
+ Trả tiền ngay
+ Trả tiền sau
(5). Địa điểm trả tiền của hối phiếu:
(6). Người được hưởng lợi hối phiếu:
(7). Nơi và ngày lập hối phiếu:
(8). Người ký phát hối phiếu:

32) Trình bày phương thức thanh toán L/C? Cho ví dụ cụ thể thông báo SWIFT trong
thanh toán L/C
Phương thức thanh toán L/C:

LC: (Letter of credit – Thư tín dụng) Là một bức thư do Ngân hàng viết ra theo yêu cầu của
người nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời gian
nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá
thư đó.
Đối với LC có hai phương thức thanh toán: ký quỹ 100% trị giá LC (trị giá lô hàng nhập) và ký
quỹ nhỏ hơn 100% trị giá LC.

Quy trình thanh toán L/C thông thường gồm các bước sau:

1. Hai bên ký kết hợp đồng thương mại.

2. Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán.

40
3. Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua và chuyển L/C sang ngân hàng
thông báo để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở.

4. Ngân hàng thông báo L/C thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người bán. 5. Người bán xem
xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng.

6. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng thông báo để
được thanh toán.

7. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.

8. Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì tiến
hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối
thanh toán và trả lại bộ chứng từ.

9. Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán.

10. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua.

11. Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C.

12.Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.

Ví dụ: khách hàng đến muốn chuyển tiền, sau khi yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ
chứng minh quan hệ thân nhân và các giấy tờ khác kèm theo thì chuyên viên sẽ đưa khách hàng
Form yêu cầu chuyển tiền cho khách hàng điền vào,sau đó thì sẽ soạn 1 điện MT103, in ra, đem
bản in cùng bộ hồ sơ khách hàng nộp chuyển cho trưởng phòng, trình lãnh đạo xét duyệt rồi đẩy
điện về phòng Swift phòng Swift sẽ đẩy tiếp điện đi, trong thời gian ngắn (xử lí trong ngày-->thể
hiện nó rất nhanh chóng) sẽ nhận lại được 1 điện ACK (nghĩa là điện đã được xác thực-
Authenticaled) hoặc điên NAK (chưa được xác thực) phải thực hiện lại ,chữ ACK sẽ được viết
bên góc phải trên cùng , sau đó sẽ được kí bởi chuyên viên, kiểm soát và lãnh đạo. như vậy là đã
xong việc thông báo chuyển tiền sang ngân hàng bên kia,người hưởng lợi sẽ ra ngân hàng và
xuất trình giấy tờ cần thiết để nhận tiền,
phí làm điện thường vào khoảng 5USD với chuyển tiền và 10-20USD với Lc.
ví dụ chuyển tiền đi (Outgoing Swift MT103) sẽ có các trường (Field) sẵn để chuyên viên lập
điện điền thông tin, có những trường bắt buôc (Mandatory) có những trường lựa chọn, tùy ý
(Optional) nghĩa là có hay không có đều được. các trường sẽ gồm Mã Ref của ngân hàng, tên địa
chỉ số tài khoản của khách hàng, số tiền loại ngoại tệ, TK người hưởng lợi (Swift code), thông tin
chuyển tiền, phí loại nào (bên nào chịu phí)... Nói chung sẽ thể hiện hết nội dung chuyển tiền
trên điện 103

41
33) Tại sao có thể kết hợp nhiều phương thức thanh toán cho 1 hợp đồng thương
mại? Lấy ví dụ và phân tích.
Trên thị trường thế giới hiện nay người ta thường áp dụng một số phương thức thanh toán sau
đây.
- Thanh toán tiền mặt / chuyển tiền:
- Thanh toán nhờ thu

- Thanh toán tín dụng chứng từ

- Phương pháp ghi sổ

Trong thương mại quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, xuất phát từ
nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và từ nhu cầu của người mua là nhập hàng đúng
số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã quy định trong hợp động.

Vì sao lại áp dụng được nhiều phương thức thanh toán trong 1 loại hợp đồng:

- Mỗi phương pháp có một cách thức thu tiền và tính toán khác nhau

34) Trình tự logic và vai trò các ngân hàng bên nước xuất và bên nước nhập tham gia
trong thanh toán L/C: Applicant Bank, Opening/Issuing Bank, Advising Bank,
Confirming Bank, Nominated Bank, Paying Bank, Negotiating Bank?
Applicant Bank: ứng cử viên NH

NH bên nước nhập:

Opening/Isuing Bank: NH mở/ phát hành L/C

NH bên nước xuất:

Advising Bank: NH thông báo L/C

Confirming Bank: NH xác nhận L/C

Nominated Bank: NH được chỉ định

Paying Bank: NH trả tiền

Negotiating Bank: NH thương lượng chiết khấu

Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấptín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân
hàng thường được hai bên nhập khẩuvà xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và dược quy định trong
hợp đồng thươngmại. Nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn.

42
Ngân hàng thông báo thư tín dụng ( The advising bank): là ngân hàng phụcvụ người
xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở
nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại ly của ngân hàng phát
hành thư tín dụng

Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận tráchnhiệm của
mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu
trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng
xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báothư tín dụng hay là môt ngân hàng khác do người
xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính
quốc tế.

Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư
tíndụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉđịnh thay
mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.

Ngân hàng thương lượng ( The negotiating bank ): là Ngân hàng đứng
r a thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C.Trường hợp L/C
qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũngcó thể là ngân hàng thương
lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng nhất
định

Ngân hàng chuyển nhượng (The transferring bank), Ngân hàng chỉ định (The nominated
bank), Ngân hàng hoàn trả (The reimbursing bank), Ngân hàng đòi tiền (The
claiming bank), Ngân hàng chấp nhận (The accepting bank), Ngân hàng chuyển
chứng từ (The remitting bank). Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng

35) Thuật ngữ “Available with…. Bank” trên Letter of Credit có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng như thế nào trong thanh toán L/C? Hãy phân tích các trường hợp có thể và rút
ra ý nghĩa cho phía các DN tham gia thanh toán L/C.

- Available With...By... là một ngân hàng cụ thể nào đó (XYZ) không phải là advising bank hoặc
ghi ANYBANK BY NEGOTIATION thì Beneficiary sẽ có hai lựa chọn:

1. Hoặc là phải xuất trình cả L/C và các chứng từ gốc qua XYZ và các thanh toán sẽ diễn ra
giữa Issuing bank (hay Confirming bank) với XYZ.

2. Hoặc là tùy ý chọn một ngân hàng thanh toán (Negotiating bank) nào đó mà họ có tài
khoản và ngân hàng đó có dịch vụ thanh toán quốc tế thuận tiện cho họ, không nhất thiết
phải là thông qua Advising bank, mặc dù để thuận tiện ít khi người ta đổi sang ngân hàng
khác
- Mục quy định việc thanh toán L/C sẽ có hiệu lực tại nơi đâu để nhà xuất khẩu sẽ
nhận được tiền… bởi điều khoản nào, cách thức nào…:

43
“ 41D:AVAILABLE WITH………BY…….
ANY BANK
BY NEGOTIATION ”
Đối với L/C này nhà xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán tại bất kỳ ngân hàng nào thông
qua thương lượng giữa các bên.
Trong mục này, nếu bạn đang trong tư thế người xuất khẩu thì hãy đọc kỹ để hiểu rõ
cách thức mà mình sẽ được thanh toán từ nhà nhập khẩu thông qua L/C. trường
hợp này L/C sẽ có các cách ghi như sau:
Cách thức trả tiền tại ngân hàng xác định:
AVAILABLE BY payment at advising bank’s counter
AVAILABLE BY payment at your counter
AVAILABLE BY payment at the issuing bank’s counter
AVAILABLE WITH ( name of bank) BY payment
Cách thức trả tiền thông qua ngân hàng thương lượng:
AVAILABLE any bank in bebeficiary’s country by negotiation
AVAILABLE WITH advising bank BY negotiation

36) Thuật ngữ “negotiation L/C” và “payment L/C” trong thanh toán L/C của ngân
hàng khác nhau ở điểm nào?
Negotiation L/C: là việc NH được chỉ định mua các hối phiếu or các chứng từ bằng cách trả tiền
trước or đồng ý trả tiền trước cho người hưởng lợi vào ngày or trước ngày làm việc của NH mà
vào ngày đó,số tiền hoàn trả đến hạn phải trả cho NH được chỉ định

Payment L/C: là người mua ký quỹ một số tiền ở ngân hàng bên mua để NH bên mua đảm bảo
cho việc thanh toán, khi bên bán giao hàng đúng các điều khoản trọng L/C qui định thì ngân
hàng sẽ thanh toán tiền cho bên mua.

Giống nhau

Payment L/C và Negotiation L/C đều là L/C trả ngay.

Khác nhau:

- Payment L/C không yêu cầu người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả ngay kèm theo chứng
từ khi thanh toán. Negotiation L/C: người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối phiếu và chứng từ
tại bất kỳ Ngân hàng nào để chiết khấu

- Payment L/C quy định việc trả tiền được thực hiện tại quầy của Ngân hàng phát hành hoặc tại
một Ngân hàng được chỉ định bằng cách trả ngay (available with Issuing Bank/XYZ
Bank/Confirming Bank by sight payment). Negotiation L/C quy định việc chiết khấu được thực
hiện tại một Ngân hàng được chỉ định đích danh (ví dụ tại XYZ Bank) hoặc tại Ngân hàng xác
nhận

- Ngân hàng phát hành Payment L/C không uỷ quyền về việc chiết khấu. Negotiation L/C:
Ngân hàng được chỉ định gửi hối phiếu và chứng từ đến Ngân hàng phát hành hoặc đến Ngân

44
hàng xác nhận (tuỳ theo quy định của L/C) để được Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác
nhận hoàn trả tiền.

Như vậy, về lý thuyết, với Payment L/C, người hưởng lợi không có cơ hội nhận được tiền trước
bằng cách chiết khấu chứng từ L/C tại Ngân hàng của mình như Negotiation L/C mà thông
thường phải đợi cho đến khi Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng được chỉ định nhận được
chứng từ phù hợp và trả tiền.

37) Khi đọc Letter of Credit bằng giao diện thông báo trường dữ liệu điện tử Swift
của ngân hàng tham gia thanh toán tín dụng chứng từ, những trường dữ liệu nào cần
đặc biệt lưu ý? Hãy phân tích và nêu ý nghĩa đối với quản lý ngoại thương của DN. Cho
ví dụ cụ thể
SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng
tham gia là một cổ đông của SWIFT.

Lưu ý:

- SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc
trao đổi thông tin. Lưu ý chỉ có là thành viên thì mới trao đổi dễ àng được
- Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Có nghĩa như 1 tài khoản vậy,
để giúp phân biệt giữa các thành viên, cũng như phục vụ cho quá trình trao đổi thuận lợi
- Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là
các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận
biết và tự động xử lý giao dịch
- SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng
và tổ chức tài chính.
- Mỗi ngân hàng tham gia vào SWIFT đều được xác định bởi một địa chỉ BIC (Bank Identifier
Code – BIC) cụ thể. Thông qua địa chỉ này, các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT
và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp. Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các
ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh
- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của
bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế
giới.
- Đây là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính
nên tính bảo mật cao và an toàn.

Ý nghĩa đối với DN:

- Đây là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính
nên tính bảo mật cao và an toàn.
- Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.

45
- Chi phí cho một điện giao dịch thấp so với Thư tín và Telex vốn là phương tiện truyền thông
truyền thống.
- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của
bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế
giới.

Bài học quản lí:


- Hệ thống thông minh giúp DN xử lí nhanh các giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ
đó, việc quản lí của DN đối với các giao dịch không cần kiểm tra quá nghiêm ngặt
- SWIFT sử dụng giao diện chung cho tất cả các thành viên trên nhiều quốc gia. Vậy DN cần
tiến hành bồi dưỡng kiến thức chung, luật quốc tế… mới có thể dễ dàng trao đổi với các NH
khác
- Do SWIFT phụ thuộc vào internet, vậy DN cần trang bị các kĩ năng về máy tính, ngôn ngữ
tin học…

Chương 5

38) Trình bày nghiệp vụ (kèm chứng từ) DNX giao hàng hóa cho đơn vị vận tải ở
nước xuất? Cho ví dụ một lô hàng
Nghiệp vụ DNX giao hàng cho đơn vị vận tải:

1. Tại cảng biển

a. Chuẩn bị hàng hóa và nắm tình hình tàu

- Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hóa, xem người mua đã trả tiền hay mở
L/C chưa

- Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan

- Nắm tình hình tàu or tiến hành lưu cước, đăng kí chuyển tàu

- Lập danh sách gửi hãng tàu or yêu cầu cấp lệnh giao container rỗng

- Khai và nộp tờ khai hải quan cùng với các giấy tờ khác như: hợp đồng mua bán, hóa đơn
thương mại, giấy phép kinh doanh, bản kê khai chi tiết, giấy phép nhập khẩu

b. Làm thủ tục kiểm nghiệm, kiểm hóa, giám định , tính thuế

- Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích
hợp

- Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Theo luật hải quan hiện nay, phần lớn hàng hóa XNK được
miễn kiểm tra hải quan đặc biệt với những chủ hàng có quá trình chấp hành tốt luật hải quan

46
- Tính thuế, ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục hải quan

c. Giao hàng hóa xuất khẩu cho tàu

- Chủ hàng or người ủy thác điền và ký giấy lưu cước rồi đưa cho đại diện hãng tàu or đại lý tàu
biển cùng bản danh mục hàng

- Hãng tàu cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng mượn và giao phiếu đóng gói và niêm phong

- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào container, lập phiếu đóng
gói

39) Nghiệp vụ đi nhận hàng nhập khẩu nói chung của DN gồm những nội dung, quy
trình như thế nào? Cho ví dụ một lô hàng
Nội dung:

- Các hoạt động tư vấn về đóng gói, tuyến đường, bảo hiểm, thủ tục hải quan, chứng từ vận tải,
những quy định của L/C.
- Các hoạt động tở chức chuyên chở lô hàng xuất nhập khẩu và quá cảnh, dịch vụ gom hàng,
vận tải hàng nặng và hàng đặc biệt, hàng công trình.Đối với hàng nhập khẩu, người giao
nhận sẽ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển, tháo dỡ hàng thu gom và khai báo hải quan.
Đối với hàng xuất khẩu, người giao nhận sẽ nhận hàng, đóng gói và kẻ ký mã hiệu,
lưu cước với người chuyên chở, cấp chứng từ vận tải, giám sát giao hàng, thông báo giao
hàng cho khách hàng, khai báo hải quan. Đối với hàng quá cảnh, người giao nhận phải lấy
mẫu, đóng gói hàng lại, lưu kho hải quan và vận chuyển tiếp hàng đi.

Quy trình:

1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):


2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):.
3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng,
gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:
5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:

40) Việc quản lý giao hàng hóa cho đơn vị vận tải của DNX cần phải lưu ý ở những
khâu, những điểm nào? Những căn cứ nào để ràng buộc trách nhiệm các bên về chất
lượng và số lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng?
Những điểm lưu ý:

47
1.Hàng hoá phải được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy định. Người vận chuyển có
quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hoá không bảo đảm các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết.
2. Phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần
thiết đối với hàng hoá dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hoá nguy hiểm khác hoặc loại hàng hoá
cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng.
Phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không
hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.
3. Phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng
khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hoá không chính xác hoặc không đúng sự
thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là người gửi hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.
Căn cứ: Các chỉ tiêu sau sẽ được quy định cụ thể trong: Hợp đồng thương mại, Chứng nhận số
lượng, chất lượng, tờ khai hải quan, phiếu đóng gói hàng hóa, giấy cấp phép xuất khẩu….

- Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc
trưng của chúng. Muốn xác định được chất lượng hàng hoá thì tuỳ theo từng loại hàng hoá cụ
thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu về hoá học hoặc các đặc tính khác
của hàng hoá đó. Nếu các bên thoả thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của
một quốc gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải cụ
thể
- Số lượng: Điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần
làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng. Đối với hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định số lượng và đơn vị đo
lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự khác biệt. Đối với những hàng hoá có số
lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hoá có thể tự thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời
tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lượng cho phù hợp.
- Thời hạn giao hàng: Điều kiện tiền đề cho việc bắt đầu giao hàng và tuân thủ thời hạn giao
hàng đã thoả thuận là khi khách hàng đã thực hiện mọi nghĩa vụ hợp tác, đặc biệt là chuyển
giao kịp thời toàn bộ nguyên vật liệu, tài liệu phê duyệt, kiểm tra, thông quan và tuân thủ các
điều khoản thanh toán đã thoả thuận, đặc biệt là khi có thỏa thuận các khoản đặt cọc hoặc mở
thư tín dụng

41) Việc quản lý nhận hàng hóa từ đơn vị vận tải của DNN cần phải lưu ý ở những
khâu, những điểm nào? Những căn cứ nào để ràng buộc trách nhiệm các bên về chất
lượng và số lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng?
Những lưu ý:

- Việc giao nhận hàng hoá Xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp
đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng
hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ
1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp

48
với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên
quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng
muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên
quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng phương
thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ
hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian
nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan…
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.

Căn cứ: Các chỉ tiêu sau sẽ được quy định cụ thể trong: Hợp đồng thương mại, Chứng nhận số
lượng, chất lượng, tờ khai hải quan, phiếu đóng gói hàng hóa, giấy cấp phép xuất khẩu….

- Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc
trưng của chúng. Muốn xác định được chất lượng hàng hoá thì tuỳ theo từng loại hàng hoá cụ
thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu về hoá học hoặc các đặc tính khác
của hàng hoá đó. Nếu các bên thoả thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của
một quốc gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải cụ
thể
- Số lượng: Điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần
làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng. Đối với hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định số lượng và đơn vị đo
lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự khác biệt. Đối với những hàng hoá có số
lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hoá có thể tự thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời
tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lượng cho phù hợp.
- Thời hạn giao hàng: Điều kiện tiền đề cho việc bắt đầu giao hàng và tuân thủ thời hạn giao
hàng đã thoả thuận là khi khách hàng đã thực hiện mọi nghĩa vụ hợp tác, đặc biệt là chuyển
giao kịp thời toàn bộ nguyên vật liệu, tài liệu phê duyệt, kiểm tra, thông quan và tuân thủ các
điều khoản thanh toán đã thoả thuận, đặc biệt là khi có thỏa thuận các khoản đặt cọc hoặc mở
thư tín dụng

49
42) FCL và LCL trong Consolidation trong ngoại thương là gì? CFS ở cảng là gì? Yêu
cầu đặt ra đối với quản lý giao nhận lẻ hàng hóa của của DN?

Đối với hàng Sea: có 2 loại là FCL (hàng nguyên container) và hàng LCL (hàng lẻ – tính theo
khối - cbm)

- FCL (Full Container Loading): gồm có các loại container như 20’/ 40’/ 40HC/ 45’/ 20RF/
40RF/ 20OT (Open Top)/ 40OT/ 20GOH (Garment On Hanging)/ 40GOH.

FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm
đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất
đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để
gửi hàng.

Hàng được đóng trong nguyên container 20’DC/ 40’DC hay 40’HQ. Có thể của 1 hay
nhiều chủ hàng đóng cho 1 người nhận hàng. Đôi khi gửi cho nhiều hơn 1 người nhận nhưng
do 1 người đại diện đứng ra làm thủ tục nhận hàng.

- LCL (Less Container Loading): được tính theo khối (cbm). Hiện tại chúng ta có Service đi các
tuyến: EU, Asia, … qua các Co-loader Vinatrans, Everich, Sotrans, ANC (An Nhơn Fwd),…
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở
hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào - ra container. Khi gửi
hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương
pháp hàng lẻ.

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp
những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào
container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container
từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người
nhận hàng lẻ.

- CFS: Trong hàng lẻ( LCL) Forwarder thu phí CFS là chữ viết tắt container freightstation free .
có nghĩa là mỗi khi có hàng lẻ xuất/nhập thì các consol/ forwarder phải dỡ hàng hóa từ container
đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS để bù đắp vào chi phí dữ hàng, chi phí kho bãi.

Yêu cầu đặt ra đối với quản lý giao nhận lẻ hàng hóa của của DN

50
Trách nhiệm của người gửi hàng.

- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng
tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi
phí này.

- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và
quy chế thủ tục hải quan.

- Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.

Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ

- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận
hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.

- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)

43) Địa điểm giao bằng phương thức chở hàng container thường ở những đâu? Vấn
đề quản lý của DNX và DNN dựa trên các biên bản chứng thực giữa các bên có liên
quan về các chứng nhận số lượng và chất lượng hàng hóa (khi liên quan đến địa điểm
đóng container)?
Địa điểm giao bằng phương thức chở hàng container thường là :

• Cầu tàu : là nơi container đỗ để xếp dỡ container.

• Thềm, bến tàu : là khu vực phía trên cầu tàu, nằm giữa cầu tàu và bãi chờ, là nơi lắp đặt cần
cẩu.

• Bãi chờ : là nơi để container chuẩn bị xếp hoặc vừa dỡ từ tàu xuống.

• Bãi container : là nơi chứa, giao nhận, vận chuyển container, bao gồm cả thềm, bến và bãi chờ.

• Trạm giao nhận, đóng gói hàng lẻ : là nơi xếp dỡ, giao nhận, đóng gói hàng lẻ vận chuyển bằng
container

• Trạm giao nhận container rỗng : là nơi giao nhận các container rỗng

• Cảng thông quan nội địa : là khu vực có thể ở trong nội địa, được dùng làm nơi chưa, xếp dỡ,
giao nhận hàng hóa, container, làm thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu.

51
Vấn đề quản lý của DNX và DNN dựa trên các biên bản chứng thực giữa các bên có liên quan về
các chứng nhận số lượng và chất lượng hàng hóa (khi liên quan đến địa điểm đóng container)
Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container giữa chủ hàng và người chuyên
chở cũng đồng thời giữa DNX và DNN có những điểm khác với giao nhận hàng hóa thông
thường về địa điểm giao hàng, về việc phân chia chi phí và rủi ro, về trách nhiệm của các bên.
Các biên bản chứng thực giữa các bên sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp giao nhận các lô
hàng. Phương pháp nhận nguyên – giao nguyên Phương pháp nhận lẻ – giao lẻ KN Người
chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận hàng ở nơi
đến Người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng ở nơi đi và giao lẻ cho người nhận hàng ở nơi
đến Trạng thái hàng khi giao Nguyên container Lô hàng lẻ Địa điểm giao hàng Bãi container
Trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ Chi phí đóng hàng và rỡ hàng ra Chủ hàng ( người gửi hoặc
người nhận) chịu Người chuyên chở chịu Chứng từ liên quan Vận đơn Vận đơn gom hàng, vận
đơn chủ

44) Sau khi được thông quan hàng xuất, việc bốc hàng ở cảng đi lên tàu có những nội
dung gì đáng lưu ý?
- Mỗi khi xếp xuống tàu, thì thuyền trưởng và Cảng đều phải cử người cùng kiểm hàng suốt
trong thời gian xếp. Nếu thuyền trưởng không cử người kiểm hàng, Cảng lập biên bản và yêu cầu
Hải quan chứng nhận. Trong trường hợp này, Cảng sẽ kết toán theo tờ kiểm hàng của mình,
thuyền trưởng không được khiếu nại.

- Khi nhận hàng xuất khẩu, thuyền trưởng phải cử người xem xét tình trạng hàng hóa, và nếu
thấy có những bao kiện bị hư hỏng, thì phải báo ngay cho Cảng biết. Kể từ khi đại diện của tàu
ký nhận vào giấy xếp hàng, thì Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã giao cho tàu.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nguyên tắc là Cảng nhận nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó mà
không cân. Trọng lượng hàng nhận là trọng lượng ghi ở vận đơn. Đối với hàng rời không đóng
bao bì thì tùy theo yêu cầu của chủ hàng, có thể cân khi giao nhận hoặc căn cứ váo mớn nước
của tàu để xác định trong lượng. Nếu chủ hàng yêu cầu cân, thì chủ hàng phải chịu phí tổn.
- Trong những trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữ thuyền trưởng và Cảng về tình trạng hầm
tàu, về hàng hóa hư hỏng, mất mát, thì một trong hai bên có thể nhờ giám định xét nghiệm. Giám
định phí do bên đã có những nhận định trái với kết luận của giám định chịu.
- Đối với hàng hóa chuyên chở trong nước, khi tàu đến Cảng, chủ hàng phải làm xong thủ tục
giao, nhận hàng thẳng với người xa trưởng hoặc thuyền trưởng, chậm nhất là trong 2 tiếng đồng
hồ để công việc xếp, dỡ của Cảng được xúc tiến ngay. Quá thời gian này, sau khi thỏa thuận với
thuyền trưởng, Cảng xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng đưa vào kho, rồi báo cho chủ hàng đến nhận.
Chủ hàng phải chịu mọi phí tổn về bảo quản hàng hóa.

45) Ở cảng đến, việc dỡ hàng xuống tàu có những nội dung gì đáng lưu ý?
- Mỗi khi dỡ ra khỏi tàu, thì thuyền trưởng và Cảng đều phải cử người cùng kiểm hàng suốt
trong thời gian dỡ. Nếu thuyền trưởng không cử người kiểm hàng, Cảng lập biên bản và yêu cầu

52
Hải quan chứng nhận. Trong trường hợp này, Cảng sẽ kết toán theo tờ kiểm hàng của mình,
thuyền trưởng không được khiếu nại.
- Thuyền trưởng phải cử người cùng với nhân viên của Cảng xem xét tình hình hầm tàu và hàng
hóa. Nếu thấy hầm tàu có hiện tượng ẩm ướt, hàng hóa bị hư hỏng hay có dấu vết bị mất mát thì
phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu đại diện của tàu không chịu ký vào biên bản, thì điều
độ viên mời giám định đến xét nghiệm, rồi mới tiến hành dỡ hàng.
- Đối với những bao, kiện hàng bị hư hỏng hay có dấu vết bị mất mát phát hiện trong khi dỡ
hàng, thì chỉ cho bốc ra khỏi tàu sau khi có sự chứng nhận của thuyền trưởng và được cơ quan
Hải quan đồng ý. Các bao kiện này bốc ra khỏi tàu không được chuyển thẳng vào kho, bãi của
Cảng, phải đem tập trung ở cầu tàu để lập biên bản sau mỗi ca bốc dỡ. Biên bản này phải do
thuyền trưởng và người phụ trách kho hàng cùng ký.
- Nguyên tắc là Cảng nhận nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó mà không cân. Trọng lượng
hàng giao là trọng lượng ghi ở vận đơn. Đối với hàng rời không đóng bao bì thì tùy theo yêu cầu
của chủ hàng, có thể cân khi giao nhận hoặc căn cứ váo mớn nước của tàu để xác định trong
lượng. Nếu chủ hàng yêu cầu cân, thì chủ hàng phải chịu phí tổn.
- Dỡ xong mỗi chuyến hàng nhập khẩu, Cảng và tàu kết toán với nhau.
- Trong những trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữ thuyền trưởng và Cảng về tình trạng hầm
tàu, về hàng hóa hư hỏng, mất mát, thì một trong hai bên có thể nhờ giám định xét nghiệm. Giám
định phí do bên đã có những nhận định trái với kết luận của giám định chịu.
- Đối với hàng hóa chuyên chở trong nước, khi tàu đến Cảng, chủ hàng phải làm xong thủ tục
giao, nhận hàng thẳng với người xa trưởng hoặc thuyền trưởng, chậm nhất là trong 2 tiếng đồng
hồ để công việc xếp, dỡ của Cảng được xúc tiến ngay. Quá thời gian này, sau khi thỏa thuận với
thuyền trưởng, Cảng xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng đưa vào kho, rồi báo cho chủ hàng đến nhận.
Chủ hàng phải chịu mọi phí tổn về bảo quản hàng hóa.

46) Đối với việc lưu kho bãi hàng hóa chờ xuất(vừa nhập) tại cảng đi(đến), vai trò
của quản lý của các cảng lúc này sẽ ảnh hưởng tới việc quy trình của nghiệp vụ
giao(nhận) hàng xuất(nhập) của doanh nghiệp xuất(nhập) ở những nội dung công
việc nào?
- Cảng nhận để ở kho, bãi tất cả những hàng hóa qua Cảng, trừ những loại hàng sau đây:

1.Hàng quý giá


2.Hàng thuộc loại nguy hiểm
3. Động vật sống
4. Hàng mau hư, để ươn thối
Hàng hóa thuộc loại 2 trên đây nếu là hàng xuất thì phải chuyển thẳng xuống tàu ngay khi hàng
đưa đến Cảng; nếu là hàng nhập thì đưa thẳng về kho của chủ hàng ngay khi dỡ ở tàu ra.
Đối với hàng hóa thuộc loại 3 và 4, chủ hàng được phép để ở kho, bãi của Cảng trong một thời
gian ngắn, không quá 24 tiếng đồng hồ, để tập trung đưa xuống tàu hay chuyển ra khỏi Cảng

53
- Hành lý xuất nhập khẩu không mang theo người mà giao cho tàu chuyên chở như hàng hóa thì
được gửi kho như các loại hàng hóa khác.
- Hàng hóa nặng, cồng kềnh thuộc loại có thể để ở ngoài trời mà không bị hư hỏng thì không
được gửi trong kho mà phải để ở bãi hay sân kho.
- Thời gian tối đa để hàng ở kho, bãi của Cảng kể từ khi hàng vào kho hoặc vào bãi quy định như
sau:
- Hàng xuất khẩu: 20 ngày.
- Hàng nhập khẩu loại thông thường 15 ngày
- Hàng nhập khẩu quá khổ hay quá nặng, vận chuyển khó khăn: 30 ngày.
Nếu quá thời hạn trên mà chủ hàng không lấy hàng ra khỏi bãi của Cảng thì phải chịu trả tiền
phạt luỹ tiến như đã quy định trong điều lệ Cảng phí.
- Nếu hết hạn gửi kho, bãi ghi trong hợp đồng, mà chủ hàng không lấy hàng ra .Sau khi đã nhận
được giấy báo của Cảng, nếu chủ hàng vẫn không đến lĩnh hàng thì cảng có quyền di chuyển
hàng hóa trong phạm vi Cảng. Nếu 45 ngày sau khi Cảng đã gửi giấy báo cho chủ hàng biết hàng
gửi Cảng đã hết hạn mà chủ hàng vẫn không lấy hàng ra và không có đề nghị gì với Cảng thì
Cảng coi là hàng bỏ và lập biên bản giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Cảng có trách nhiệm bảo quản tốt tất cả những hàng hóa để ở kho, bãi của Cảng. Nếu hàng hóa
bị hư hỏng, mất mát do Cảng bảo quản không chu đáo, thì Cảng có trách nhiệm bồi thường cho
chủ hàng.
Trong khi hàng để ở kho, bãi, nếu phát hiện ra hàng hóa hư hỏng hay có triệu chứng sắp bị hư
hỏng, Cảng phải báo ngay cho chủ hàng đến giải quyết. 7 ngày sau ngày báo, nếu chủ hàng
không đến giải quyết, thì Cảng cho thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế
thiệt hại.
Cảng cùng với cơ quan Hải quan có quyền mở các bao, kiện hàng bị hư hỏng để tu sửa, và khi đã
tu sửa xong, Cảng đóng lại các bao, kiện, đóng dấu và niêm phong. Chủ có hàng phải chịu mọi
phí tổn về việc tu sửa hàng và bảo quản những hàng hóa cần phải đề phòng hư hỏng trong thời
gian hàng để ở kho, bãi của Cảng. Các phí tổn này do Cảng kê khai và có cơ quan Hải quan
chứng nhận.

47) Các chứng từ hãng tàu làm việc với hải quan cảng gồm những gì? Yêu cầu đặt ra
đối với DNX và DNN?
Các chứng từ hãng tàu làm việc với hải quan cảng gồm:

- Chỉ thị xếp hàng( shipping note)


- Biên lai thuyền phó( Male ‘s receipt)
- Vận đơn đường biển ( Ocean Bill of Lading)
- Bản lược khai hàng hóa ( Cargo Manifest)
- Phiếu kiểm đếm ( Dock sheet & Tally sheet)
- Sơ đồ xếp hàng ( Ship’s slowage plan)

54
Yêu cầu đặt ra với DNX, DNN:

- DNN,DNX hỗ trợ đơn vị vận tải hoàn thiện bộ chứng từ sớm để được thông quan
- Cung cấp các thông tin chính xác để đơn vị vận tải tiến hành xuất các chứng từ liên quan một
cách chính xác nhất
- Thực hiện theo các yêu cầu của đơn vị vận tải nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện bộ chứng từ
- Kiểm tra và bổ sung các loại chứng từ thường xuyên, kịp thời nếu phát hiện sai sót hay thiếu
sót
- Quản lí chặt chẽ bộ chứng từ tránh để rơi vào tình trạng mất hàng, lạc mất hàng

Chương 6

48) Trình bày nghiệp vụ (kèm chứng từ) DNX giao hàng hóa cho đơn vị vận tải ở
nước xuất và làm thủ tục hải quan điện tử xuất? Cho ví dụ về một lô hàng
Đối với hàng hóa xuất khẩu phải lưu kho bãi:

Giao hàng xuất khẩu cho tàu:


+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp
hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần).
+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao
lên tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm
đếm cảng phải ghi số lượng hàng giao vào final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và
ghi vào Tally Sheet.
+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phả lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Rêcipt) để lập
vận đơn. sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ
lập bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Đây
cũng là cơ sở để lập B/L.

Đối với hàng hóa không lưu kho, bãi tại cảng:
Đây là các hàng hoá xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình
để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã
đăng ký với cảng và ký hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba (cảng,
tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ
ký xác nhận của ba bên.

Đối với hàng hóa đóng trong container:

Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL):


- Chủ hàng hoặc người dược chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng
tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với danh mục hàng xuất khẩu.
- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao
Packing List và Seal;
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa chỉ đóng hàng của mình - Chủ hàng mời đại diện hải quan,

55
kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng container. sau khi đóng
xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List
và Cargo List, nếu cần;
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan cảng, trước khi
hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tiếng hành
xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;
- Sau khi nhận hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.

Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL):


- Chủ hàng gửi Booking Note cho hàng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những
thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả
thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng;
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc
đại lý tại CFS hoặc ICD.
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào
container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì
container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn,
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến; Tập hợp bộ chứng từ để
thanh toán.

Thủ tục hải quan điện tử hàng xuất( câu 50)

49) Trình bày nghiệp vụ (kèm chứng từ) DNN làm thủ tục hải quan điện tử nhập khẩu
thông thường và đi nhận hàng nhập ở cảng? Cho ví dụ về một lô hàng
Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng:

Cảng giao hàng cho chủ hàng:


- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ
quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại
vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;
- Chủ hàng mạng biên lại lại nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng
quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O;
- Chủ hàng mạng 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này
giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng;
- Chủ hàng làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan chủ
hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.

Đối với hàng không lưu kho bãi tại cảng:


- Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như phân
56
bón, xi măng, clinker, than, quặng, thực phẩm, ... thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác
có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ
hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao hàng (D/O). sau khi đối chiếu với bản lược khai hàng
hoá Manifiest, cảng sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng
trình cán bộ giao nhận hàng.
Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số
lượng hàng hoá đã giao nhận bằng phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Đối với tàu vẫn phải
lập Tally Sheet và ROROC

Đối với hàng hóa nhập bằng container

1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL):


- Khi nhận được thông báo hàng đến (Noitice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá chính chủ hàng có thể đưa
cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn
nếu không sẽ bị phạt;
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng
D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng đển xác nhận D/O;
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

2. Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL):


Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom
hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên

Thủ tục hải quan hàng nhập( câu 51)

50) Trình tự Thủ tục hải quan hàng xuất gồm những nội dung gì? Những điểm nào
cần lưu ý? Cho ví dụ về một lô hàng

1. Khai thông tin xuất khẩu (EDA)

- Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng ký tờ
khai xuất khẩu, gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ
tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào, tự động tính toán các chỉ tiêu
liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ
khai - EDC.

2. Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)

- Người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính toán, gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

57
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không
chính xác thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB để sửa các thông tin cần thiết

3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

- Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp
không đủ điều kiện đăng ký tờ khai . Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được
đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan:

4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): nếu số
tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ “Quyết định thông
quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo
lỗi.

+ Trường hợp khai báo nộp thuế : Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí thì
hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

4.2 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:

a. Cơ quan hải quan

a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:

a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để:

- Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá
(đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ);

- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (nếu quy trình
nghiệp vụ quy định).

a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEE để:

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.

58
a.4 Sử dụng nghiệp vụ EDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội
dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.

b. Người khai hải quan:

- Nhận phản hồi

- Nộp hồ sơ giấy; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

c. Hệ thống:

(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã
phân loại kiểm tra)o:p>

(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa

(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự động thực hiện các
công việc sau( tương tự đối với tờ khai luồng xanh)

5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:

- Được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá, người khai hải
quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong trường hợp khai
sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi (EDA01) trong trường
hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.

- Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS,
hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ khai tại màn hình EDE,
người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi,
bổ sung.o:p>

- Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi, bổ sung
trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường
hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.

- Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể
được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh);

- Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình
khai thông tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn
nghiệp vụ EDA01) không nhập được tại EDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối
tượng sửa đổi.

59
6. Những điểm cần lưu ý:

(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng,
người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô
hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.

(2) Trị giá tính thuế:

Hệ thống sẽ tự động phân bổ các chi phí vận chuyển, bảo hiểm… để quy ra trị giá tính thuế xuất
khẩu cho từng mặt hàng,

(3) Tỷ giá tính thuế:

Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin xuất khẩu EDA, hệ thống sẽ áp dụng
tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế:

(4) Thuế suất:

- Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin xuất khẩu EDA, hệ thống sẽ lấy
thuế suất tại ngày dự kiến khai báo EDC để tự động điền vào ô thuế suất.

(5) Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống xuất ra chữ “M”
bên cạnh ô thuế suất.

(6) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế:

- Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ vào Bảng mã
miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã dùng
trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.

- Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo
xuất khẩu (EDA).

(7) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:

- Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế giá
trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy định, hướng dẫn
liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng.

60
- Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo
xuất khẩu (EDA).

(8) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ, hệ thống tự động từ chối cấp số tờ
khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng xuất
khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế hoặc thuế suất bằng 0, hệ thống vẫn chấp nhận
đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.

(9) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng:

- Nếu đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai thì số vận đơn hoặc số Hóa đơn đã đăng
ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn
hình nhập liệu.

- Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong
chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.

(10) Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau hệ
thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với từng thời hạn nộp thuế.
Trường hợp người khai làm thủ tục xuất khẩu nhiều mặt hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn
nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời
hạn nộp thuế

(11) Về đồng tiền nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu: Hệ thống thiết kế theo hướng đáp ứng các
quy định về đồng tiền nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu.

(12) Đối với những mặt hàng phải nộp phí xuất khẩu, hệ thống sẽ tự động tính toán số tiền phí
và xuất ra chứng từ ghi lệ phí phải nộp cho người khai hải quan.

51) Trình tự Thủ tục hải quan hàng nhập gồm những nội dung gì? Những điểm nào
cần lưu ý? Cho ví dụ về một lô hàng

1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA):

- Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ
khai nhập khẩu, gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ
tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào, tự động tính toán các chỉ tiêu
liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ
khai - IDC.

2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):

61
- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi. Nếu khẳng định các
thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không
chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu
(IDA)

3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp
không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được
đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân
luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ:

4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh:

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho
người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ
thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn
mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai
“chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền
hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay: Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế
phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã
nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng
hóa”.

4.2 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ
online từ VNACCS sang Vcis.

a. Cơ quan hải quan

a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS:

a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để

- Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá

62
- Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ a.3 a.3 Sử dụng
nghiệp vụ CEA để:

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng;

- Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.

a.4 Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội
dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.

b. Người khai hải quan:

- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực
tế hàng hoá;

- Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm
thực tế hàng hoá;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

c. Hệ thống:

(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan”

(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng
đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.

(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện
các công việc sau:

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho
người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

· Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ
thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn
mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai
“chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc
bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

· Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ
thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực

63
hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì
hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:

(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến
trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan
sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ
thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị
thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung
từ lần thứ 2 trở đi.

(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS,
hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình
IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa
đổi, bổ sung.

(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong
thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp
không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.

(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể
được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).

(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình
khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn
nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối
tượng sửa đổi.

6. Những điểm cần lưu ý:

(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng,
người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô
hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.

(2) Trị giá tính thuế:

- Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào tờ khai nhập
khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết quả vào tờ khai nhập khẩu, việc
tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.

- Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch,
người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của

64
từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số phân bổ các khoản điều chỉnh, hệ thống sẽ tự động
phân bổ các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.

- Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao
dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc phân bổ các khoản điều
chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối
với các trường hợp này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng
hàng tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng dòng hàng.

(3) Tỷ giá tính thuế:

Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng
tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế:

(4) Thuế suất:

- Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ lấy
thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế suất.

(5) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế:

- Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ vào Bảng mã
miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã dùng
trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.

- Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo
nhập khẩu (IDA).

(6) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:

- Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế giá
trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan

- Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo
nhập khẩu (IDA).

(7) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có nợ quá hạn quá 90 ngày
hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…)

Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận
khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng chống

65
thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì hệ
thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.

(8) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo số vận đơn/hóa
đơn)

Số vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số vận đơn/số
hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.

Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong chứng
từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.

(9) Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau

Người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế

52) Trị giá hải quan là gì? Có những cách nào xác định trị giá hải quan? Cho ví dụ cụ
thể cho mặt hàng nhất định
Trị giá hải quan (tức là trị giá chịu thuế nhập khẩu) cơ bản được dựa trên trị giá giao dịch mà
người mua đã thực trả hoặc sẽ phải trả cho người bán.

Hàng xuất

Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm
quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)

Phương pháp xác định:


a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua bán
hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu;
b) Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo quy định tại điểm a khoản này, trị giá
hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá tại thời
điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá, sau khi
quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai
trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng
hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất.

Hàng nhập
Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên

66
Các cách xác định trị giá hải quan: được áp dụng tuần tự các phương pháp

a) Phương pháp trị giá giao dịch;


b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá
khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau
Ví dụ:
a) Một lô hàng nhập khẩu có tổng trị giá hóa đơn thương mại là 500$, chi phí vận chuyển và bảo
hiểm được bên bán chi hộ là 30$, chi phí thuê mô giới theo yêu cầu của người mua 45$
Vậy trị giá giao dịch = 500+30+45= 575$
b) Lô hàng A do không xác định được theo phương pháp trị giá giao dịch. Có 1 lô hàng giống hệt
trị giá 600$ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật. Vậy lô hàng A lúc này có trị giá hải
quan= 600$
c) Lô hàng B do không xác định được theo phương pháp trị giá giao dịch và pp trị giá giao dịch
của hàng hóa giống hệt. Có 1 lô hàng tương tự trị giá 600$ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo
pháp luật. Vậy lô hàng A lúc này có trị giá hải quan= 600$
d) : Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá hải quan theo
phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2014. Một lô hàng trong đó có
mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong
nước theo các mức
Đơn giá Số lượng/lần bán Thời gian bán Số lũy kế giá và thời điểm
khác nhau như sau:
50 chiếc 28/3/2014
900 đồng/chiếc 30 chiếc 15/1/2014 100 chiếc
Trong ví dụ trên,
20 chiếc 3/3/2014 đơn giá bán được
200 chiếc 20/1/2014 lựa chọn để khấu
800 đồng/chiếc 450 chiếc trừ là 800
250 chiếc 12/2/2014 đồng/chiếc, tương
Tổng cộng: 550 chiếc ứng với số lượng
bán ra lớn nhất
(450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn
đơn giá bán, đó là:
- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc) trong số hàng hóa nhập khẩu được bán ra ngay sau khi
nhập khẩu.
- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu

67
đ) Có lô hàng không xác định được giá trị hải quan theo các pp trên. Biết lô hàng có z= 900$ chi
phí bảo hiển, vận chuyển liên quan đến việc vận tải hàng nhập khẩu là 55$. Vậy trị giá hải quan=
900+55= 9555$
e) Được tính dựa trên áp dụng tuần tự các pp trên để suy ra trị giá hải quan

53) Nội dung khai trị giá hải quan hàng xuất/nhập gồm những gì? Hãy phân tích
những nội dung này? Cho ví dụ cụ thể một lô hàng
- Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm
quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định theo các phương pháp theo quy định

PHẦN KHAI BÁO CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

Trang số … /…tổng số trang

Tiêu thức 1

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

Tiêu thức 2

Tiêu thức 3

Tiêu thức 4

Tiêu thức 5

TRỊ GIÁ HÓA ĐƠN VÀ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH

Tiêu thức 6

68
Tiêu thức 7

I. TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

Tiêu thức 8a

Tiêu thức 8b

Tiêu thức 8c

II. CÁC KHOẢN PHẢI CỘNG

Tiêu thức 9

III. CÁC KHOẢN ĐƯỢC TRỪ

Tiêu thức 10

Tiêu thức 11a

Tiêu thức 11b

Tiêu thức 12

Tiêu thức 13

Tiêu thức 14

69
Tiêu thức 15

PHẦN DÀNH CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN

Tiêu đề của tờ khai trị giá hải quan

Tiêu thức 16

Tiêu thức 17

54) Mã hàng, thuế suất tương ứng của hàng hóa trong biểu thuế XNK được ban hành theo
hàng năm có ý nghĩa gì đối với DNX và DNN trong quản lý ngoại thương? Cho ví dụ một
số mặt hàng cụ thể
I.Mã hàng (HS)
HS Code là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chi tiết hơn HS Code hay Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại
hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa
hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System)
Khi bạn có nhu cầu nhập khẩu hoặc xuất khẩu một mặt hàng, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để xác
định mã HS cho hàng hóa một cách chính xác để dự tính trước được mức thuế sẽ phải nộp?
Nếu trong quá trình khai báo Hải quan, bạn xác định mã HS sai thì sẽ phải tiến hành nhiều biện
pháp phức tạp để khắc phục như: sửa tờ khai, nộp bổ sung hồ sơ hoặc xin hoàn thuế, quá trình
thông quan sẽ rất chậm trễ.Vì vậy, bạn nên thật cẩn thận trong việc tra cứu mã HS, cố gắng áp
mã HS cho đúng, để không mất nhiều thời gian cho việc thông quan.
Nói cách đơn giản hơn, HS Code là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất
khẩu hoặc nhập khẩu. Nghĩa là, khi xác định được mã này, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp
đối với lô hàng của mình.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để xác định hay tra cứu mã HS Code một cách chính xác?
Ai cũng biết nếu áp nhầm mã này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy “đau khổ” như: truyền sửa tờ
khai, nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế (đều mệt), chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông quan
chậm trễ…

70
Vì vậy, tốt nhất là nên cẩn trọng từ đầu bạn nhé. Cố gắng áp mã cho đúng, để còn có cơ hội mà
“yêu nghề”, không sẽ dễ nản chí đó.
• Kinh nghiệm tra cứu HS:
Để tra cứu dễ dàng bạn nên dùng kết hợp cả Biểu thuế dạng file mềm (excel hoặc word), và Biểu
thuế dạng sách in.
Trước hết, bạn mở file biểu thuế (dùng lệnh Find – Ctrl +F) để tìm tên hàng xem có thấy tên
hàng của bạn không. Nếu có, thì bạn quả là may mắn, việc tra cứu hoàn tất.
Chẳng hạn khi tìm mã HS cho máy in, bạn gõ cụm từ “máy in” bạn sẽ tìm thấy một dòng hàng
máy ảnh và tra cứu được thuế suất cho máy ảnh.
Cũng bằng cách tra cứu này, bạn có thể tìm kiếm trên các website tra cứu mã HS trực tuyến như:
hssearch.net,www.customs.gov.vn
II.Thuế suất
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ
%) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất có các loại: Thuế suất
lũy tiến, Thuế suất tỉ lệ thuận,
Thuế suất cố định tuyệt đối, Thuế suất luỹ thoái. Thuế suất luỹ tiến là việc đánh Thuế suất cao
hơn khi có thu nhập tăng hoặc giá trị tài sản chịu thuế tăng. Thuế suất tỉ lệ thuận là việc đánh
thuế với TS như nhau trên tất cả các khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất
cố định tuyệt đối là Thuế suất quy định bằng số tiền tuyệt đối cho một hoạt động có thu nhập
hoặc một đối tượng chịu thuế. Thuế suất luỹ thoái là việc đánh thuế với Thuế suất giảm khi có
thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế tăng.
Thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định đối với từng loại hàng hóa, được xác định
trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Luật thuế xuất nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu tùy theo yêu cầu điều tiết của nhà nước trong từng thời kỳ. Hàng hóa nào cần khuyến khích
xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế suất thấp. Hàng hóa nào không khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu
thì thuế suất cao. Hiện nay để khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, biểu thuế xuất khẩu
phần lớn có thuế suất 0%. Riêng biểu thuế nhập khẩu còn phân biệt xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm ba nhóm: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi,
thuế suất ưu đãi đặc biệt.
a. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá
được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
Lưu ý:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các
nước trên thế giới.
- Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh loại thuế khác nhau là thuế xuất khẩu
và thuế nhập khẩu.
- Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong
nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất
khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này.
- Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban
hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh của Ủy
71
ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, nhập khẩu
trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi
bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
b. Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
* Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam.Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua
biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu
ý:
- Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam: thì không là
đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu.
* Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới
Nam:
- Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm dịch
chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi, tặng cho…Khái niệm
đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới
quốc gia trong công pháp quốc tế. Nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống
hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung Quốc. Biên giới trong pháp luật
thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam
với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế.
- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm
hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác
động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.
* Thứ ba: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành
trong giá cả hàng hoá. (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào
hàng hoá, dịch vụ.)
* Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá qua biên giới.
c. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Ngoài những vai trò cơ bản đã được trình bày ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có
những vai trò cơ bản sau đây:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác
động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
72
2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào
thị trường trong nước.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị
định 87). Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu
pháp lý sau:
a. Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng)
gồm :
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá
qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại khoản
2 Nghị định 87.
b. Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn
tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa
nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước
Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân,
mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ
nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập
khẩu, điều 2 Nghị định 87): Các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, chuyển khẩu hoặc
mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.
5. Căn cứ tính thuế: Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng hoá đó, có hai trường
hợp:
5.1. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: Công thức tính thuế nhập khẩu:
Số tiền Thuế Phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính Thuế x Thuế suất
a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai
hải quan.
b) Giá tính thuế từng: được xác định theo các phương pháp xác định trị giá hải quan (còn gọi là
trị giá tính thuế) được quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007.
c) Thuế suất: áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một mức thuế
suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Đối với thuế nhập khẩu: Bởi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt nam có nguồn gốc từ
nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ song phương hay đa
73
phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về cơ bản có ba loại thuế
suất thuế nhập khẩu:
+ Thứ nhất: Thuế suất ưu đãi, áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt
Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận Tối huệ quốc (MFN)
trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Bảng thuế suất ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành trên cơ
sở khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hànhvà áp dụng thống nhất trong cả nước
không phụ thuộc vào cửa khẩu nơi nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam đã đối xử tối huệ quốc với
hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam trong quan hệ mua bán
ngoại thương.
+ Thứ hai: Thuế suất ưu đãi đặc biệt, áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về
thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc
để tạo điều kiện tư do cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp đặc biệt khác.
+ Thứ ba: Thuế suất thông thường, sẽ áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ còn lại chưa có thỏa thuận hợp
tác thương mại quốc tế. Đây không phải là sự trả đũa hay trừng phạt mà đây là sự đối xử bình
đẳng, công bằng trong quan hệ quốc tế (nghĩa là không ưu đãi gì cả). Hiện nay Việt Nam chỉ áp
dụng mức thuế suất này cho một vài quốc gia. Mức thuế suất này bằng 150% thuế suất ưu đãi.
5.2. Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Trong một số trường hợp đặc biệt, không thể
áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều
lý do như hàng hóa dùng rồi, phế liệu, đồ cũ… thì pháp luật quy định áp dụng mức thuế tuyệt
đối, công thức tính như sau:

Số tiền Thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Mức thuế tuyệt đối

Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế gồm mô tả hàng hóa và mã hàng (08 chữ
số), mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Trường hợp
mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ
tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng
với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó.

Ý nghĩa:

- Thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ
và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách.
- Thuế quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một
số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia
- Thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền
kinh tế thế giới.

74
Ví dụ: Thuế VAT đều bằng 10%

Dầu gội đầu: 330510

Thuốc đánh răng: 33061

Chỉ nha khoa: 33062000

Bột màu vẽ: 32131000

Kali clorua: 31042000 VAT: 5%

55) Vị trí và ý nghĩa của việc ứng dụng Hải quan điện tử VNACCS trong toàn bộ quy
trình làm thủ tục hải quan hàng xuất là gì? Những nội dung trên tờ khai Hải quan
điện tử hàng xuất đặc biệt cần phải lưu ý là gì? Hãy phân tích.
56) Vị trí và ý nghĩa của việc ứng dụng Hải quan điện tử VNACCS trong toàn bộ quy trình
làm thủ tục hải quan hàng nhập là gì? Những nội dung trên tờ khai Hải quan điện tử hàng
nhập đặc biệt cần phải lưu ý là gì? Hãy phân tích.

Câu 55/ 56

Vị trí và ý nghĩa của VNACCS:

Quy trình thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp đơn giản hóa và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu.

Giúp tiết kiệm chi phí cho DN trong quá trình làm thủ tục hải quan

Giúp DN phát hiện ra sai sót khi khai hải quan

Lưu ý:

Trước khi khai tờ khai Hải quan điện tử, công ty cần đăng ký tham gia hải quan điện tử, và mua
phần mềm hải quan điện tử.

Sau khi đã đăng ký account với cơ quan hải quan, có máy tính và phần mềm cài đặt sẵn sàng,
bạn thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Khai và truyền tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và
khuôn dạng chuẩn, và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan. Lưu ý cần truyền đúng tới Chi cục
hải quan quản lý cảng hoặc kho CFS nơi giữ hàng của công ty.

Bước 2: Sau khi truyền số liệu, sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan. Trường hợp
hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính, chẳng hạn như: “sai ngày
hóa đơn”. Cần chỉnh sửa cho chính xác rồi truyền lại.

75
Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả
phân luồng. Lúc này, sẽ thực hiện một trong các lựa chọn sau:

• Luồng xanh: Hàng của sẽ được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế. Sau
khi lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 3.
• Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan
thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra.
Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu
cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.
• Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.

Bước 3: in tờ khai trên hệ thống của công ty để đi lấy hàng.

Tới đầu năm 2014, do việc triển khai thủ tục hải quan điện tử chưa đầy đủ và đồng bộ, do đó trên
thực tế bước này có khác đi. Bạn vẫn phải in tờ khai, kể cả trường hợp luồng Xanh, tới chi cục
hải quan trình bộ hồ sơ giấy để thông quan tại Chi cục hải quan trước khi xuống cảng làm thủ tục
lấy hàng.

57) Thủ tục xin hoàn thuế, ưu đãi thuế đối với một số loại hình giao dịch ngoại
thương ở Việt Nam?
Đối với hàng hóa đã nộp thuế XK,NK nhưng thực tế XK or NK ít hơn:

1. Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hóa đã nộp thuế XK,NK nhưng thực tế
XK or NK ít hơn: 1 bản chính, trong đó nêu rõ

- Số tờ khai hàng hóa XK,NK đã nộp đề nghị hoàn thuế; số tờ khai bổ sung sau
thông quan( nếu có) or số quyết định ấn định thuế ( nếu có)

- Số tiền thuế XK,NK đã nộp; số tiền thuế XK,NK yêu cầu hoàn

- Số chứng từ thanh toán trong TH đã thực hiện thanh toán qua NH

- Thông tin về hàng hóa đã XK theo quy định

2. TH khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 1 bản chính tờ khai hải quan
hàng hóa XK,NK đã được thông quan theo quy định

Đối với hàng hóa XK, NK đã nộp thuế XK,NK nhưng không XK,NK

1. Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hóa đã nộp thuế XK,NK nhưng thực tế
khôngXK or NK: 1 bản chính, trong đó nêu rõ

- Số tờ khai hàng hóa XK,NK đề nghị hoàn thuế

76
- Số tiền thuế XK,NK đã nộp; số tiền thuế XK,NK yêu cầu hoàn

- Số chứng từ thanh toán trong TH đã thực hiện thanh toán qua NH

- Thông tin về hàng hóa đã không XK, không NK theo quy định

2. TH khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 1 bản chính tờ khai hải quan
hàng hóa XK,NK đã được thông quan theo quy định

Đối với hàng hóa NK để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lí tại VN; hàng
hóa NK để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế
qua cảng VN và các phương tiện của VN trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của
chính phủ:

1. Đối với các TH chung

Công văn yêu cầu hoàn thuế NK: 1 bản chính, trong đó nêu rõ

- Số tờ khai hàng hóa NK đề nghị hoàn thuế; tên hàng; STT dòng hàng, số lượng hàng hóa trên
tờ khai hải quan, số tờ khai hàng hóa XK, số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa NK đề
nghị hoàn thuế
- Số tiền thuế NK đã nộp, số tiền thuế NK yêu cầu hoàn
- Số chứng từ thanh toán đối với TH đã thực hiện thanh toán qua NH
- Thông tin về hàng hóa đã XK theo quy định

Hóa đơn giá trị gia tăng: 1 bản chụp

TH khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 1 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa
XK,NK đã được thông quan theo quy định

2. Đối với hàng hóa NK là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế

- Các loại chứng từ gồm trên mục 1 trừ hóa đơn giá trị gia tăng

- Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của hải quan cửa khẩu sân bay:
nộp 1 bản chụp

3. Đối với hàng hóa NK qua DN đầu mối được phép bán cho DN cung ứng tàu biển để bán cho
các tàu biển nước ngoài đã nộp thuế NK thì sau khi bán hàng cho tàu biển nước ngoài được
hoàn thuế NK

- Các loại chứng từ theo mục 1

77
- Xác nhận của DN cung ứng tàu biển về số lượng, giá trị hàng hóa mua của DN đầu mối NK đã
thực hiện cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu
biển nước ngoài: 1 bản chính. DN cung ứng chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình

Và còn 1 số TH khác….

58) Trên tờ khai hải quan điện tử hàng xuất, những nội dung sau có nghĩa gì, hãy tra
cứu trên trang web của Hải quan Việt Nam và cho ví dụ một lô hàng cụ thể
- Mã phân loại kiểm tra: Kết quả phân luồng của DN, tùy vào luồng được phân mà hàng
hóa của DN sẽ được thông quan hay chờ kiểm tra, lúc này DN sẽ tiến hành chuẩn bị các
chứng từ cần thiết tùy thuộc vào kết quả phân luồng. Ví dụ: 3 C
- Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận: Dựa trên mã cơ quan hải quan hệ thống sẽ xuất ra tên
cơ quan hải quan tương ứng. Giúp kiểm tra xem hàng hóa đã đến đúng cảng chưa. Là cơ
sở để tìm đến cơ quan hải quan khi có phát sinh rủi ro. Ví dụ: CDINHVUHP
- Mã số bộ phận xử lý tờ khai: Cung cấp bộ phận mà DN tiến hành xuất trình tờ khai .
Ví dụ: 00
- Địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng: Là cơ sở để DN, đơn vị vận tải giao và nhận
hàng tại nước nhập/ xuất
Ví dụ: Địa điểm lưu kho: 03EES01 CANG DINH VU
Địa điểm xếp hàng: KRPUS PUSAN
- Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả
thuận trong hợp đồng thương mại. Phục vụ cho cơ quan hải quan so sánh với chứng từ
khác xem đã khớp chưa, để giao hàng cho bên nhập khẩu. Ví dụ :TTR
- Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt
Nam áp dụng để tính thuế bằng đồng Việt Nam. Làm cơ sở để tính toán số thuế phải nộp
là bao nhiêu VND. Ví dụ: USD – 22.400 VND

- Mã xác định thời hạn nộp thuế: Giúp xác định thời hạn nộp thuế

“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng.

“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung.
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh.
“D”: trong trường hợp nộp thuế ngay.
Ví dụ: D

- Phân loại nộp thuế: A: Không thực hiện chuyển khoản

B: Tài khoản của đại lý hải quan


C: Tài khoản của người xuất nhập khẩu

78
 Giúp sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thành những nhóm khác
nhau theo những tiêu thức nhất định.

Ví dụ: A

- Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (khởi hành): Khi hết thời gian bảo thuế thì
DN sẽ phải tiến hành nộp thuế, đây là cơ sở cho cả DN và cơ quan thuế thực hiện nghĩa
vụ và trách nhiệm đóng thuế của mình
Ví dụ: 0
- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ
tục hải quan xuất khẩu. Đây chính là 1 phương thức khác để kiểm tra xem hàng hóa có
đến đúng cảng theo hợp đồng hay không
Ví dụ: CDINHVUHP
- Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Biểu thuế xuất khẩu,
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Giúp DN, cơ quan thuế kiểm tra
xem mức thuế xuất đã được áp dụng đúng cho hàng hóa chưa. Ví dụ: B414
- Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng, làm cơ sở để DN tính số thuế
phải nộp. Ví dụ: 12,345,678
- Đơn giá tính thuế: căn cứ quan trọng để xác định số thuế phải nộp. Ví dụ:
Ví dụ: 12, 345,678
- Thuế suất: ở ô này mức thuế suất và tổng thuế phải nộp được tính ra, giúp cho DN hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, làm căn cứ cho cơ quan thuế tính thuế
Ví dụ: Tùy vào loại thuế, mặt hàng mà có những loại thuế xuất khác nhau
Thuế XK: 2%

59) Trên tờ khai hải quan điện tử hàng nhập, những nội dung sau có nghĩa gì, hãy tra
cứu trên trang web của Hải quan Việt Nam và cho ví dụ một lô hàng cụ thể
- Mã phân loại kiểm tra: Kết quả phân luồng của DN, tùy vào luồng được phân mà hàng
hóa của DN sẽ được thông quan hay chờ kiểm tra, lúc này DN sẽ tiến hành chuẩn bị các
chứng từ cần thiết tùy thuộc vào kết quả phân luồng. Ví dụ: 3 C
- Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận: Dựa trên mã cơ quan hải quan hệ thống sẽ xuất ra tên
cơ quan hải quan tương ứng. Giúp kiểm tra xem hàng hóa đã đến đúng cảng chưa. Là cơ
sở để tìm đến cơ quan hải quan khi có phát sinh rủi ro. Ví dụ: CDINHVUHP
- Mã số bộ phận xử lý tờ khai: là bộ phận mà DN tiến hành xuất trình tờ khai -> DN đến
đúng bộ phận để làm thủ tục NK. Ví dụ: 00
- Địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng: Là cơ sở để DN, đơn vị vận tải giao và nhận
hàng tại nước nhập/ xuất
Ví dụ: Địa điểm lưu kho: 03EES01 CANG DINH VU
Địa điểm xếp hàng: KRPUS PUSAN
- Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả
thuận trong hợp đồng thương mại. Phục vụ cho cơ quan hải quan so sánh với chứng từ
khác xem đã khớp chưa, để giao hàng cho bên nhập khẩu. Ví dụ :TTR

79
- Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt
Nam áp dụng để tính thuế bằng đồng Việt Nam. Làm cơ sở để tính toán số thuế phải nộp
là bao nhiêu VND. Ví dụ: USD – 22.400 VND

- Mã xác định thời hạn nộp thuế: Giúp xác định thời hạn nộp thuế

“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng.

“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung.
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh.
“D”: trong trường hợp nộp thuế ngay.
Ví dụ: D

- Phân loại nộp thuế: A: Không thực hiện chuyển khoản

B: Tài khoản của đại lý hải quan


C: Tài khoản của người xuất nhập khẩu
 Giúp sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thành những nhóm khác
nhau theo những tiêu thức nhất định.

Ví dụ: A

- Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (khởi hành): Khi hết thời gian bảo thuế thì
DN sẽ phải tiến hành nộp thuế, đây là cơ sở cho cả DN và cơ quan thuế thực hiện nghĩa
vụ và trách nhiệm đóng thuế của mình
Ví dụ: 0
- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ
tục hải quan nhập khẩu. Đây chính là 1 phương thức khác để kiểm tra xem hàng hóa có
đến đúng cảng theo hợp đồng hay không
Ví dụ: CDINHVUHP
- Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Biểu thuế xuất khẩu,
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Giúp DN, cơ quan thuế kiểm tra
xem mức thuế xuất đã được áp dụng đúng cho hàng hóa chưa. Ví dụ: B414
- Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng, làm cơ sở để DN tính số thuế
phải nộp. Ví dụ: 12,345,678
- Đơn giá tính thuế: căn cứ quan trọng để xác định số thuế phải nộp. Ví dụ:
Ví dụ: 12, 345,678
- Thuế suất: ở ô này mức thuế suất và tổng thuế phải nộp được tính ra, giúp cho DN hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, làm căn cứ cho cơ quan thuế tính thuế
Ví dụ: Tùy vào loại thuế, mặt hàng mà có những loại thuế xuất khác nhau
Thuế NK: 20%
Thuế GTGT: 10%

80
60) Gian lận thủ tục Hải quan gồm những nội dung gì? Hãy cho ví dụ
Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải
quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp
cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi
phạm pháp luật này

Nội dung:( ví dụ)

1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan

2- Khai báo sao

3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa

4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế )

5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công

6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất

7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu ( qua thỏa thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng
dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt nói chung)

8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở nước hàng đi qua )

9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa

10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế (Lợi
dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định )

11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã

13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách

14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm chứng từ giả về hàng
đã xuất khẩu)

15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng trái phép

16- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thời gian ngắn, để nợ thuế,
khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành

81
lập Công ty mới ngay sau đó với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứng
phượng hoàng")

Khác

61) Việc quản lý nhân lực trong hoạt động ngoại thương đứng ở góc độ DNX, DNN đặt
ra những vấn đề gì cần phải đặc biệt chú trọng?

- Ứng phó với sức ép kinh tế

Khi nền kinh tế Mỹ xuống dốc trong tình trạng suy thoái, nặng và kéo dài vào năm 2008, gần
như tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng theo. Sự khác biệt giữa quản lý
hiệu quả và yếu kém có thể được hiểu là sự khác nhau giữa tồn tại và thất bại. Trong giai đoạn
thuận lợi, việc làm tốt cách thức tưởng thưởng, gia tăng sự hài lòng và giữ chân nhân viên đã
khó. Nay, trong thời điểm khó khăn, ngoài những vấn đề trên thì sự căng thẳng, ra quyết định
đối với nhân viên và khả năng đương đầu với những thách thức cần được chú trọng.

- Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa nền kinh tế đồng nghĩa việc quản lý không còn bị giới hạn bởi ranh giới các quốc
gia. Các nhà quản lý buộc phải có khả năng làm việc trong các môi trường kinh doanh khác nhau
với những con người thuộc các nền văn hóa khác nhau.
Toàn cầu hóa nền kinh tế, người lao động càng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn công
việc nên sự trung thành của nhân viên với tổ chức ngày càng giảm sút. Một bài toán quan trọng
là các nhà quản lý cần phải đưa ra nhiều biện pháp thích hợp để khuyến khích người lao động,
tạo sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức.

- Đa dạng hóa lực lượng lao động

Một trong những thách thức quan trọng có tính phổ biến nhất mà các tổ chức hiện đang phải đối
mặt đó là phải quản lý những người lao động có các đặc điểm khác nhau về văn hóa, giới tính, độ
tuổi… trong một tổ chức. Đó chính là đang dạng hóa lực lượng lao động.
Điều này có nghĩa các nhà quản trị cần phải chuyển triết lý của họ từ chỗ đối xử với mọi người
như nhau sang nhìn nhận lại những khác biệt và phản ứng trước những khác biệt đó để bảo đảm
giữ được người lao động và tăng năng suất nhưng đồng thời lại không có sự phân biệt đối xử.
Điều này đòi hỏi những thay đổi lớn trong công tác quản lý vừa để đảm bảo phù hợp với những
đòi hỏi chung của xã hội vừa để đảm bảo tối ưu hoá việc sử dụng nguồn nhân lực của tổ chức.

- Sự phát triển những cách sắp xếp công việc mới, linh hoạt hơn:

Các chương trình thời gian làm việc cho nhân viên được thiết lập, giúp cân bằng giữa công việc
và việc cá nhân cho nhân viên

82
Thách thức đối với các nhà quản lý là rất khó quản lý đội ngũ nhân viên này, bởi rất khó theo
dõi, sắp xếp, bố trí công việc đặc biệt những công việc có liên quan với nhau, sẽ dễ dẫn đến tình
trạng trì trệ công việc.

- Cuộc cách mạng về chất lượng

Một doanh nghiệp hoạt động tốt không phải chỉ có việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ tốt với giá
cả thấp hơn đối thủ cùng ngành là đủ. Nhà quản lý luôn làm mọi cách để cho tổ chức phát triển.
Và để phát triển thì tất cả các khâu, các hoạt động của tổ chức phải tốt, hoàn hảo.
Đòi hỏi nâng cao năng suất và chất lượng
Đòi hỏi nâng cao kỹ năng người lao động
Khuyến khích đổi mới và thay đổi
Cải thiện dịch vụ khách hàng
- Sự xuất hiện những hình thức tổ chức mới
- Thuê ngoài: thuê mướn các công ty bên ngoài thực hiện những công việc kinh doanh không
quan trọng (nhiệm vụ ngoại vi).
- Lực lượng lao động thời vụ: tức là việc thuê mướn các nhân viên làm việc cho tổ chức trong
các giai đoạn nhất định khi có nhu cầu. Bao gồm những người lao động tự do, nhà thầu phụ,
những người lao động chuyên nghiệp độc lập…Và lực lượng lao động này ngày càng tăng.
- Tập đoàn “ảo”: là một hình thức linh động, thành lập một tổ chức tạm thời, được hình thành từ
một nhóm các công ty vì một cơ hội.
Thách thức đối với nhà quản lý là không thể quản lý được đội ngũ lao động này, đơn giản họ
không thuộc nhân viên chịu sự quản lý của mình.
- Các bộ luật, mức thuế suất liên tục thay đổi:
Nhà quản lí cần phải liên tục update tránh để xảy ra tình trạng không hiểu luật, làm sai,
đem lại thiệt hại cho tổ chức
- Giao dịch quốc tế
Từ quá trình mua hàng đến thanh toán đều liên quan đến nghiệp vụ quốc tế. Vì vậy nhà
quản lí không những phải hiểu rõ luật VN mà còn cần nắm rõ các quy chuẩn luật quốc tế
- Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác, phương thức và ngân hàng thanh toán, các
hãng forwarder, đơn vị vận tải, người ủy thác…

62) Trình tự áp dụng hệ thống luật quốc tế và quốc gia trong ngoại thương? Hãy phân
tích tại sao.
Xét trong quan hệ thương mại quốc tế: để đảm bảo lợi ích của nhau, đảm bảo quá trình phát triển
có hiệu quả của hợp tác kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia được điều
chỉnh thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Chẳng hạn điều chỉnh liên
quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nông nghiệp trong đó quy định khối lượng hàng hóa
cung cấp trên thị trường thì các bên có thể kí kết các hiệp định hàng hóa. Mục đích chung của
các hiệp định hàng hóa là ổn định giá cả của thị trường thế giới bằng biện pháp cân bằng giữa
cung và cầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường thế giới… Chính vì vậy, trong một số hiệp
định loại này đã ấn định việc thành lập quỹ dự phòng một số sản phẩm như thiếc, cao su. Nhờ có

83
quỹ dự phòng này có thể ngăn chặn được sự thay đổi đột ngột của giá cả hàng hóa và khả năng
xuất hiện khủng hoảng trong sản xuất cũng như trong buôn bán loại hàng hóa này…

Khi các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc
chọn luật của một bên hoặc bên thứ ba để điều chỉnh hợp đồng; Khi điều khoản về luật áp dụng
cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan,
luật quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng; Khi có quy định của pháp luật quốc gia.

Về nguyên tắc, luật quốc tế không có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia, để áp dụng các quy phạm
của luật quốc tế, các quốc gia phải trải qua một giai đoạn chuyển hóa luật quốc tế vào luật quốc
gia( nội hóa)

Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật quốc tế và luật trong nước khi giải quyết một
lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật trong nước, khi đó các quốc gia sẽ phải áp dụng các
quy định ghi nhận trong điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế. Các quốc gia không được viện
dẫn pháp luật quốc gia, kể cả hiến pháp để từ chối thực hiện các cam kết quốc tế

63) Khi xảy ra sự kiện rủi ro gây thiệt hại hàng hóa được chuyên chở trong bảo hiểm
hàng hóa ngoại thương thì các bên có liên quan phải có những động thái nào?
Bên được bảo hiểm

Khi phương tiện chuyên chở bị tai nạn và đe doạ đến sự an toàn cho hàng hoá của người được
bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan chức năng nơi
gần nhất như cơ quan hàng hải, cơ quan bảo hiểm ... để các cơ quan này có biện pháp phối hợp
theo dõi, phòng bị cho tàu và hàng hoá. Nếu được thông tin hay phát hiện thấy thực tế hàng hoá
bị tổn thất thì người được bảo hiểm cần làm ngay các công việc sau:

-Thông báo cho người bảo hiểm biết và nếu thấy tình hình hàng hoá tổn thất hoặc nghi ngờ có
tổn thất thì cần làm giấy yêu cầu đề nghị người giám định ngay. Việc giám định hàng hoá được
bảo hiểm bị tổn thất phải do người bảo hiểm tiến hành theo đơn đề nghị của người được bảo
hiểm. Nếu vụ tổn thất không được giám định viên của người bảo hiểm giám định thì sẽ không
được chấp nhận bồi thường. - Thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất

+ Bảo lưu quyền khiếu nại cho người bảo hiểm tức là đơn khiếu nại ngay bên gây ra tổn thất
hàng hoá và gọi là khiếu nại người thứ ba, người đứng ngoài hợp đồng bảo hiểm. Ở đây cần lưu
ý nếu người thứ ba là chủ tàu, người chuyên chở hoặc chủ kho hàng đều có quy định riêng về
thời gian cho phép khiếu nại theo luật trong nước, luật quốc tế hay các văn bản dưới luật. Việc
bảo vệ tài sản trước những tình huống có nguy cơ thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo
hiểm đều đòi hỏi sự nỗ lực của cả hai bên và khi đó chưa cần xét đến biện pháp giải quyết bồi
thường của người bảo hiểm. Xuất phát từ những đặc điểm này, người bảo hiểm có quy định việc
người bảo hiểm tham gia vào các biện pháp cứu hộ và bảo vệ hàng hoá đều không thể coi là dấu
hiệu của sự khước từ hay chấp nhận việc từ bỏ hàng hoá.

84
Bên bảo hiểm:

Sau khi nhận được thông báo của bên được bảo hiểm, bên bảo hiểm sẽ tiến hành cử giám sát viên
để tiến hành giám định tổn thất

Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của người bảo hiểm hoặc của các
công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của
tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn
thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do
người được bảo hiểm yêu cầu... Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định.
Chứng thư giám định gồm hai loại: Biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi
cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày. Người được bảo hiểm có thể tham gia ý kiến với
giám định viên để thông nhất về tỷ lệ tổn thất hàng hoá. Trong trường hợp đôi bên không nhất trí
được thì có mời một bên trung gian làm giám định viên độc lập. Biên bản giám định là chứng thư
quan trọng trong việc đòi bồi thường, vì vậy khi hàng đến cảng đến có tổn thất phải yêu cầu giám
định ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ
quan được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm uỷ quyền.

Sau khi đã giám định xong thì bên bảo hiểm tiến hành lập thủ tục bồi thường cho bên được bảo
hiểm. Các công ty bảo hiểm tính toán và bồi thường tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc theo hợp
đồng đã quy định, quy chuẩn pháp luật.

85

You might also like