You are on page 1of 4

NHỮNG LƯU Ý CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI LỰA CHỌN SỬ

DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍNH DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. Những lưu ý cho các doanh nghiệp khi lựa chọn sử dụng phương thức thanh toán tính
dụng chứng từ đối với Người bán/ Người xuất khẩu
- Trước khi ký hợp đồng, người bán cần nắm rõ được năng lực và tình hình kinh doanh
của người mua:
+ Người bán cần thiết phải tìm hiểu về lịch sử giao dịch của người mua, tránh gặp phải
các người mua có các hình thức gian lận, lừa đảo để chiếm đoạt hàng hóa mà không chấp
nhận thanh toán cho người bán
- Người bán - người hưởng phải hiểu biết về uy tín của ngân hàng mở L/C là điều cần
thiết:
+ Rủi ro mà người bán có thể gặp phải khi người mua mở tài khoản tại ngân hàng phát
hành L/C nhưng lại không đảm bảo được các khả năng thanh toán, có tín nhiệm kém, hay
là chưa có mã Swift Code.
+ Bên bán có thể yêu cầu bên mua mở L/C tại các ngân hàng uy tín, trong một số trường
hợp có thể chỉ định ngân hàng phát hành L/C là một đại lý của ngân hàng phát hành tại
nước xuất khẩu hoặc ngược lại có quan hệ bảo đảm.
- Đối với các L/C xác nhận, doanh nghiệp cần trao đổi trước với NHNT để xem xét thiện
chí của Ngân hàng xác nhận về việc chấp nhận xác nhận L/C ( L/C xác nhận là thư tín
dụng có trong giao dịch quốc tế và được bảo đảm bởi một ngân hàng thứ hai, ngoài ngân
hàng gốc phát hành L/C. Ngân hàng này có thể xác nhận đồng ý thanh toán hay chấp
nhận hối phiếu đối với tín dụng ngay cả khi bên phát hành từ chối.)
- Người bán cần xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chắc chắn rằng các điều kiện
của L/C hoàn toàn có thể thực hiện được bởi người bán, có thể yêu cầu người mở sửa đổi
nếu thấy rằng L/C sẽ có những điều kiện khó hoặc không thể thực hiện được:
+ Việc người bán đã không thực hiện kiểm tra một cách kỹ càng các điều kiện và điều
khoản của L/C, không kiểm tra một cách cẩn thận các yêu cầu khó thực hiện của L/C. Vì
vậy, người bán sẽ có thể phải chịu các chi phí có thể rất là lớn và tốn rất nhiều thời gian,
công sức để thực hiện các yêu cầu của L/C.
+ Khi người nhập khẩu có thái độ không thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng
thì có thể dựa vào sai sót dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian
để chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, thậm chí từ chối thanh toán tiền hàng.
- Thực hiện lập các chứng từ được quy định trong L/C một cách chính xác:
+ Tránh bỏ sót hoặc sai các chứng từ có trong quy định của L/C dẫn đến việc không được
chấp nhận thanh toán do không đủ hoặc sai chứng từ.
+ Có nhiều trường hợp hàng đã giao theo đúng hợp đồng nhưng do chứng từ xuất trình
không hợp lệ nên bị từ chối thanh toán, dù cho những bất hợp lệ đó không ảnh hưởng đến
hàng hoá và việc nhận hàng.Dẫn đến việc hàng hoá để lưu kho, bãi tại cảng đến với chi
phí lớn. Để giảm thiểu tổn thất phải chịu, doanh nghiệp đành chấp nhận ký thoả thuận
giảm giá hoặc bán hàng với giá rẻ.
- Cần quan tâm đến những hạn chế ngoại hối của nước người mua và đồng thời cần chú ý
đến rủi ro hối đoái vì điều đó có thể ảnh huởng đến việc thanh toán tiền hàng và lợi ích
của người bán:
+ Đối với hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải gặp rủi ro khi vào
thời điểm nhận tiền thanh toán từ phía người mua, giá trị đồng Việt Nam tăng lên so với
giá trị đồng đô la Mỹ hoặc các ngoại tệ khác.
+ Doanh nghiệp cần phải nhận diện nguy cơ và có chiến lược quản lý rủi ro tỷ giá hối
đoái nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ biến động tỷ giá hối đoái là việc làm
cực kỳ cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay xuất hiện một số
công cụ tài chính nhằm hạn chế rủi ro hối đoái như SWAP, hợp đồng kỳ hạn, Option
Quyền chọn mua ngoại tệ… nhưng số lượng các doanh nghiệp sử dụng những công cụ
này còn rất khiêm tốn và khá dè dặt.
2. Những lưu ý cho các doanh nghiệp khi lựa chọn sử dụng phương thức thanh toán tính
dụng chứng từ đối với người Nhập khẩu/Người mở L/C.
- Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận một cách cụ thể với người bán về các
khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.
+ Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp, do việc ký hợp đồng được thực hiện qua các
giao dịch thương mại điện tử, để tận dụng thời gian tối đa nên đã sơ suất trong nhiều điều
khoản của hợp đồng, trong đó có cả điều khoản về điều kiện giao hàng, thậm chí còn quy
định không phù hợp theo tập quán quốc tế.
+ Đã có một doanh nghiệp có kinh nghiệm NK rất nhiều hàng hoá bằng đường biển. Khi
chuyển sang hình thức mua hàng giao bằng đường hàng không, do thói quen nên đã chấp
nhận quy định điều kiện giao hàng CFR Noi Bai Airport, Incoterms 2000. Trong quy
định của Incoterms 2000, CFR chỉ áp dụng cho hình thức giao hàng bằng đường biển.
Khi được ngân hàng tư vấn, doanh nghiệp lại khăng khăng là đã trót lỡ ký như vậy, nếu
thực hiện việc sửa lại người bán không giao hàng nữa thì sẽ mất đi cơ hội kinh doanh.
Đến khi có tranh chấp xảy ra, xét theo Incoterms thì CFR lại không điều chỉnh việc giao
hàng bằng đường hàng không. Đến lúc đó, doanh nghiệp nhận ra thì đã muộn.
- Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt
đối vì phía ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa:
+ Khi các chứng từ được xác nhận là phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì
người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.
+ Các bên lừa đảo thường làm giả các hoá đơn thương mại, vận đơn cùng các chứng từ
khác để lấy tiền mà trên thực tế không thực sự xuất hàng.
- Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp và đúng với hợp đồng:
+ Nhiều doanh nghiệp khi mở L/C nhập khẩu, do không tạo được thế chủ động trong đàm
phán cũng như không lường trước được những rủi ro có thể phát sinh liên quan đến việc
mô tả hàng hoá, nhiều doanh nghiệp trong đơn xin mở L/C chỉ quy định về hàng hoá rất
sơ sài, và trong đó cũng không hề ghi chú thêm về xuất xứ, nhà sản xuất,…
+ Kết quả là khi người bán xuất trình chứng từ, tất cả các chứng từ đều ghi đầy đủ giống
như quy định trong thư tín dụng. Bộ chứng từ hoàn hảo được chấp nhận và người mua
buộc phải thanh toán trong khi hàng chưa về đến cảng Việt Nam. Sau đó một thời gian,
khi nhận hàng, người nhập khẩu mới phát hiện ra hàng hoá được giao là một loại hàng
hoá chất lượng khác, giấy chứng nhận xuất xứ cũng của một nước khác cấp. Lúc này tiền
đã thanh toán đầy đủ theo thư tín dụng trả ngay rồi và doanh nghiệp chỉ còn cách đi kiện
theo hợp đồng.
- Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào trong L/C
các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp:
+ Để tạo thiện chí giữa hai bên mua và bán, người nhập khẩu không nên đưa vào L/C các
nội dung khó hoặc không thực hiện được từ phía người xuất khẩu nhằm mục đích gian
lận dựa vào những lỗi chứng từ mà không chấp nhận thanh toán.
- Trong quá trình giao dịch nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, cần phải liên hệ ngay với NHNT
để thực hiện phối hợp xử lý.
- Cũng giống như người bán, người mua cũng cần xem xét, đánh giá để tránh rủi ro do
biến động tỷ giá ngoại tệ:
+ Đối với hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rủi ro khi tại thời
điểm phải chuyển trả tiền thanh toán, khi giá trị VND giảm đi so với ngoại tệ. Khi đó, các
doanh nghiệp sẽ phải bỏ một lượng tiền lớn hơn để mua ngoại tệ thanh toán, đặc biệt
trong trường hợp thực hiện các dự án với thời gian kéo dài.

NGUỒN THAM KHẢO


TVXNK-LV0023
(https://thuvienxuatnhapkhau.com/wpcontent/uploads/2021/08/TVXNKLV0023pdf)

You might also like